Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giải pháp giáo dục học sinh phòng, tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của trường THCS quảng hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.61 KB, 16 trang )

1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài.
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là một trong những nước
dễ bị chịu ảnh hưởng bởi thiên tai nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Do đặc điểm địa hình,Việt Nam rất dễ chịu tác động bởi bão, lụt, hạn hán, nước
biển xâm lấn, lở đất, cháy rừng và đơi khi cả động đất trung bình hàng năm.
Thiên tai đã tàn phá rất nhiều cơng trình, gây ra thiệt hại về tính mạng, tài sản
của cộng đồng và xã hội. Mức độ thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả về
qui mơ cũng như chu kì lặp lại kèm theo những đột biến khó lường.
Khơng thể tránh được thiên tai nhưng chúng ta có thể hạn chế tối đa
những thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt đối với đối tượng trẻ em và ngành
giáo dục. Vì vậy “Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng,
chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành giáo dục giai đoạn 2011- 2020” đã được
ban hành để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đưa kiến thức phòng, chống và
giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào nhà trường. Đồng thời, tầm quan trọng của thông
tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cũng
đã được nêu rõ trong “Luật phòng, chống thiên tai” ban hành vào tháng 6 năm
2013.
Nhiều trường học và tổ chức đã và đang thực hiện các hoạt động đa dạng
để nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó với thiên tai. Học sinh được dạy về
rủi ro thiên tai ở trên lớp, được học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai thông qua các
hoạt động ngồi trời, được tham gia các sự kiện để có cơ hội tìm hiểu những
kiến thức mới, thực hành và rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Vì vậy, trường
học an tồn trước thiên tai và biến đổi khí hậu là mơi trường có đủ điều kiện để
đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, các cán bộ nhân viên trong trường và
cơ sở vật chất phục vụ dạy học trong mọi điều kiện của thiên tai và tác động của
biến đổi khí hậu.
Là một xã ven biển, Quảng Hùng- TP Sầm Sơn hàng năm cũng phải đứng
trước nguy cơ tác động bởi nhiều loại hình thiên tai. Đặc biệt những loại hình
thiên tai có thể tác động đến đời sống con người bất cứ lúc nào như bão, dơng
sét, hạn hán, gió nồm, sương muối....Trong đó trường THCS Quảng Hùng với


tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh khoảng gần bốn trăm người cũng
luôn phải đối mặt với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu. Do đó, việc
trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản để các em có thể phòng,
chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu để tự bảo vệ
được bản thân là việc làm rất cần thiết.
Trước tình hình thực tế về điều kiện tự nhiên của địa phương và nhà
trường cùng với trách nhiệm của nhà giáo dục trước sự an tồn của học sinh đã
thơi thúc tơi nghiên cứu, tìm hiểu và triển khai đề tài “Giải pháp giáo dục học
sinh phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu
của trường THCS Quảng Hùng”.


2
Đây là vấn đề mới nhưng mang tính thiết thực nhằm trang bị kiến thức, kỹ
năng cơ bản để học sinh tự biết bảo vệ bản thân trước thiên tai và biến đổi khí
hậu. Là một cộng tác viên nhiều năm của Tổ chức Tầm nhìn thế giới thực hiện
dự án CANTREN tại Thanh Hố, bản thân tơi mong muốn đem kiến thức và
kinh nghiệm của bản thân để giúp học sinh có được những kiến thức, kỹ năng cơ
bản nhằm thích ứng và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
1.2.Mục đích của đề tài.
Nghiên cứu và ứng dụng đề tài này trong tình hình thực tiễn của học sinh
trường THCS Quảng Hùng, bản thân tôi hướng tới mục đích:
- Tuyên truyền về tác hại của thiên tai để nâng cao nhận thức của học sinh
trong việc phòng tránh.
- Giúp học sinh nắm được những khái niệm cơ bản về thiên tai và biến đổi
khí hậu.
- Nhận biết, hiểu rõ về các loại hình thiên tai thường xảy ra ở địa phương.
- Thực hành các kỹ năng cơ bản về phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên
tai, thích ứng với biến đổi khí hậu để bảo vệ bản thân trước thiên tai và biến đổi
khí hậu. Đồng thời hỗ trợ người thân và cộng đồng khi thiên tai xảy ra.

1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những giải pháp hướng dẫn học
sinh cách phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí
hậu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Tiến hành nghiên cứu đề tài này đối với học sinh khối lớp 6 tôi áp dụng
các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thơng tin
- Phương pháp thống kê xử lí số liệu
- Phương pháp điều tra.
- Thực hành.
- Áp dụng thực tiễn

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Tầm quan trọng của công tác giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng cho
học sinh về thiên tai đã được khẳng định bởi Cơ quan chiến lược quốc tế về
giảm nhẹ thiên tai của Liên Hiệp Quốc (UNISDR). Năm học 2006-2007,
UNISDR đã chọn chủ đề “Giảm nhẹ thiên tai bắt đầu từ trường học” với
mong muốn: Thúc đẩy việc đưa nội dung giáo dục thiên tai vào chương trình
häc và cải thiện sự an tồn của trường học thơng qua việc khuyến khích áp
dụng các tiêu chuẩn xây dựng để có được những ngơi trường đứng vững trong
những hiểm hoạ thiên nhiên. Ưu tiên số 3 của Khung hành động Hyogo 20052015 cũng nhấn mạnh: “Sử dụng kiến thức, sáng kiến và giáo dục để xây dựng
một văn hóa an tồn và khả năng ứng phó, phục hồi và thích nghi tại tất cả các


3
cấp”. Hiến chương trẻ em về giảm nhẹ nguy cơ rủi ro thiên tai đã coi trường học
phải được an tồn và việc học tập khơng bị gián đoạn là ưu tiên hàng đầu trong
danh sách năm điểm về các ưu tiên giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Thực hiện Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 31/10/2016 của Chính phủ phê
duyệt Thỏa thuận Paris thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến
đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với
biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Đảm bảo an
tồn cho hệ thống cơng trình thủy lợi, cơng trình phịng tránh thiên tai.Kế hoạch
quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương
và rủi ro trước những tác động của biến đổi khí hậu thơng qua việc tăng cường
khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế
và hệ sinh thái; thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ
thống chiến lược, quy hoạch.Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu
giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định 3 nhóm nhiệm vụ, giải
pháp cụ thể để giải quyết các mục tiêu nêu trên, bao gồm:
1- Nâng cao hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu thơng qua việc tăng
cường cơng tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và thúc đẩy việc lồng ghép
thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch.
2- Tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của
cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái thông qua việc đầu tư cho các
hành động thích ứng, khoa học và cơng nghệ, nâng cao nhận thức để sẵn sàng
điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu.
3- Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng ứng phó với
thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu.
Trong đó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng ứng
phó với thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu cần triển khai
đồng bộ các nhóm giải pháp liên quan đến tăng cường năng lực nhằm dự báo,
cảnh báo sớm thiên tai và các điều kiện khí hậu, thời tiết cực đoan; cải thiện hệ
thống quản lý rủi ro thiên tai nhằm giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương và tăng
mức độ sẵn sàng ứng phó với các hiện tượng khí hậu cực đoan; triển khai các
giải pháp thích ứng kịp thời và hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại do các tác
động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn liên quan đến biến đổi khí hậu trong tương
lai.

Nhiều chương trình, kế hoạch giáo dục phịng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên
tai và thích ứng với biến đổi khí hậu đã được nhà trường triển khai lồng ghép
trong các mơn học như Địa lí, Vật lí, Sinh học, Giáo dục cơng dân, HĐNGLL....
Song là một vấn đề có phạm vi rộng lớn, lại thêm việc hình thành kỹ năng để có
thể đối phó trong thực tiễn cuộc sống nên rất cần đến những hoạt động giáo dục
riêng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Đặc biệt Quảng Hùng là một xã ven biển, đời
sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, hàng năm phải đối mặt với nhiều
loại hình thiên tai phổ biến và có thể xảy ra bất cứ lúc nào gây hậu quả nghiêm
trọng. Trong đó đối tượng dễ bị tổn thương nhất là trẻ em.
Qua tìm hiểu thực tế địa phương và học sinh, tôi thấy trong nhiều năm gần
đây, trên địa bàn xã Quảng Hùng không xảy ra hiện tượng thiên tai nào gây hậu


4
quả nghiêm trọng, do vậy phần đông người dân, trong đó có học sinh mang tâm
lí chủ quan, ít đề phòng. Đồng thời, các em chưa hiểu đúng, hiểu đủ về thiên tai
và biến đổi khí hậu, nhất là chưa có kỹ năng cơ bản để sẵn sàng ứng phó trước
thiên tai. Điều đó sẽ làm cho các em dễ bị tổn thương trước những hiểm hoạ
thiên nhiên có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Vì vậy, sự an tồn của học sinh trước hiểm hoạ thiên nhiên là vấn đề quan
trọng. Việc tìm ra những giải pháp giúp các em biết tự phòng tránh để bảo vệ
bản thân trước những hiểm hoạ đó là vơ cùng cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Tại Việt Nam nhìn lại năm qua, có thể cảm nhận được sức tàn phá khủng
khiếp của thiên tai, sự khốc liệt, cực đoan, bất thường của thời tiết ngày càng
không theo quy luật. Theo thống kê của Tổng cục Phòng, chống thiên tai, năm
2020 thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng, miền cả nước, đã
xảy ra 16 loại hình thiên tai. Trong đó có 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận
dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố, trong đó chín đợt trên diện rộng tại
21 tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Trung Bộ; 118 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; nhất là

đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến 22-10 tại khu vực Trung Bộ. Tính đến ngày
2-12, thiên tai đã làm 288 người chết, 65 người mất tích và 876 người bị thương;
3.424 nhà sập, 333.050 nhà bị hư hại, tốc mái, di dời khẩn cấp; 509.793 lượt nhà
bị ngập. Ngồi ra, các loại hình thiên tai cũng làm thiệt hại 196.887 ha lúa và
hoa màu; 51.923 con gia súc và 4,11 triệu con gia cầm chết, cuốn trơi; hàng
nghìn ki-lơ-mét đê kè, kênh mương, bờ sơng, bờ biển, đường giao thơng bị sạt
lở, hư hỏng. Ước tính thiệt hại về kinh tế lên đến hơn 35.181 tỷ đồng.
Với địa phương xã Quảng Hùng, trước đây vẫn thường xảy ra một số
thiên tai, nhất là bão, cũng đã gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
Nhưng những năm năm gần đây lại khơng có hiện tượng thiên tai nghiêm trọng
nào xảy ra. Chính vì vậy, phần đơng người dân thường có tâm lí chủ quan, thiếu
đề phịng trước thiên tai. Thậm chí ít có sự tìm hiểu về thiên tai và cách phịng
tránh. Như vậy, kiến thức phòng, chống thiên tai của người dân, trong đó có học
sinh là rất hạn chế.
Để đánh giá đúng thực trạng của vấn đề, tôi đã sử dụng phiếu khảo sát học
sinh như sau:
Những thiên tai
xảy ra ở địa
phương
- Hạn hán

Em có sợ những
Hậu quả
Em sẽ làm gì
thiên tai này
không
Không sợ.
- Thiếu nước sinh - Tiết kiệm nước.
hoạt và sản xuất.


- Dông sét

- Em hơi sợ.

- Lũ ven biển.

- em sợ.

- Làm người bị - Ở trong nhà.
thương.
- Nhà cửa bị hư - Không ra biển.
hỏng.
- Ngập nhà cửa.


5
- Áp thấp nhiệt - Khơng sợ.
đới

- Mưa gió.

- Khơng tắm biển.

- Sương muối

Hơi lo lắng.

- Cản trở giao - Đi bộ đi học
thông.


- Rét đậm rét hại

Không sợ

- Rét, ốm đau.

- Bão

Sợ

- Đổ nhà cửa, cây - Ở nơi an tồn.
cối.

- Mặc ấm.

Qua thực tế tìm hiểu, điều tra và thu thập số liệu cụ thể cho thấy tại địa
phương Quảng Hùng vẫn thường xảy ra những thiên tai phổ biến như: hạn hán,
sương muối, giông sét, rét đậm rét hại, nước biển xâm lấn nhưng chưa gây hậu
quả nghiêm trọng về người và tài sản. Những thiên tai đó chủ yếu làm ảnh
hưởng đến sản xuất, sức khoẻ, sinh hoạt, học tập của người dân nơi đây. Đồng
thời, q trình điều tra, thu thập cịn cho thấy học sinh thiếu hiểu biết về các loại
hình thiên tai đó, nhất là các kỹ năng cơ bản để bảo vệ bản thân khi có thiên tai
xảy ra.
Trong q trình điều tra, thu thập thông tin, tôi gặp những thuận lợi và
khó khăn như sau:
- Thuận lợi: Đa số học sinh ngoan, có tinh thần hợp tác, các em có hứng
thú cao với các hoạt động, thực hiện nhanh theo hướng dẫn của cô. Hoạt động
này được nhà trường ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang
thiết bị cơ bản, được sự phối hợp và cộng tác tốt của các đồng nghiệp. Đặc biệt
đây là chủ đề đang phổ biến và là vấn đề xã hội nổi cộm hiện nay ở nước ta nói

chung và địa phương nói riêng.
-Khó khăn: Để thực hiện chủ đề này thì bản thân giáo viên hiện đang sử
dụng thời gian hoạt động ngoại khóa trong trường học nên gặp khó khăn khi
thiết kế hoạt động sao cho vừa đảm bảo mục tiêu năm học của hoạt động ngoại
khóa vừa cung cấp kiến thức, kỹ năng về chủ đề này cho học sinh. Đồng thời, do
tâm lí chủ quan trong việc phòng chống thiên tai nên lượng kiến thức về thiên tai
và Biến đổi khí hậu của học sinh tương đối hạn chế.
Từ thực trạng nêu trên, đặc biệt là trên cơ sở những khó khăn và thuận lợi,
nhất là từ thực tế của học sinh, bản thân giáo viên sẽ đưa ra những giải pháp cơ
bản, phù hợp để giáo dục học sinh kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai
và thích ứng với biến đổi khí hậu.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trên cơ sở thực tế tìm hiểu, điều tra, thu thập thông tin, sau thời gian
nghiên cứu, áp dụng thực tiễn tại trường, tôi đã rút ra những giải pháp cơ bản
nhằm giúp học sinh biết cách phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thich ứng
với Biến đổi khí hậu trong trường học như sau:
Giải pháp 1: Tuyên truyền cho học sinh về tác hại của thiên tai và biến
đổi khí hậu.


6
Như phần thực trạng đã nêu, do nhiều năm gần đây trên địa bàn xã Quảng
Hùng không xảy ra các thiên tai lớn gây hậu quả nghiêm trọng nên đa số người
dân và học sinh đều có tâm lí chủ quan trong phịng tránh. Chính vì vậy tơi thiết
nghĩ, muốn giáo dục các em cách phịng tránh thiên tai thì trước hết phải cho các
em thấy được hậu quả mà thiên tai gây ra. Có như vậy các em mới sợ và tìm
cách phịng tránh cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Về nội dung này, tôi đã
cung cấp cho các em những thông tin và số liệu cụ thể để các em thấy được sự
nguy hiểm mà thiên tai gây nên. Cụ thể các thơng tin đó như sau:
- Trên thế giới: Trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản ngày

11/3/2011 đã phá hủy cả thành phố Tohoku, sau đó phải mất nhiều năm với sự
nỗ lực cao nhất mới có thể dần dần phục hồi lại cuộc sống nơi đây. Siêu bão
Haiyan năm 2013 đã tàn phá một phần Đông Nam Á, Bão Mari năm 2017 khiến
35.000 người chết và 13,5 triệu người phải di cư, sơ tán.
- Ở nước ta, theo Tổng cục Thống kê, chỉ tính riêng trong tháng 4/2020,
thiên tai đã làm 03 người chết và 03 người bị thương; hơn 5,2 nghìn ngơi nhà bị
sập và hư hại; 29,5 nghìn ha lúa và 9,2 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; tổng giá trị
thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng là 1.577,4 tỷ đồng. Tính chung
bốn tháng đầu năm 2020, thiên tai làm 12 người chết, 21 người bị thương; 68,8
nghìn ha lúa và hơn 16,2 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 39 ngơi nhà bị sập đổ;
hơn 28,3 nghìn ngơi nhà bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại trong bốn tháng đầu
năm 2020, về tài sản ước tính hơn 2,5 nghìn tỷ đồng; con số này gấp 12 lần so
với cùng kỳ năm 2017, gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2018 và gấp 13 lần so với
cùng kỳ năm 2019.
Đặc biệt năm 2020 mưa lũ gây sạt lở nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung.
Đêm 10 rạng sáng 11/10, tại khu nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3 (xã
Phong Xuân, huyện Phong Điền, TT-Huế) xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng
khiến 17 công nhân thủy điện bị vùi lấp. Rạng sáng 13/10, khi đoàn cứu hộ đang
dừng nghỉ tại trạm kiểm lâm 67 (cách thủy điện Rào Trăng khoảng 10km) thì bất
ngờ gặp lũ ống, đất đá sạt lở khiến 13 người trong đoàn cứu hộ bị vùi lấp và hy
sinh.
- Ngay tại Thanh Hóa, năm 2019 những trận lũ quét kinh hoàng đã diễn ra
ở các huyện miền núi. Sáng 3/8 ở bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn trận
lũ quét đã khiến 15 người bị cuốn trơi, 10 người mất tích. Cả bản có 74 nóc nhà
thì hơn 20 căn bị xóa sổ, 10 nhà đổ sập, số còn lại cũng hư hỏng, xiêu vẹo.
- Trên địa bàn xã Quảng Hùng, các em thấy rằng tuy không xảy ra các
thiên tai nghiêm trọng, thế nhưng hiện tượng biến đối khí hậu cũng đã gây nên
những tổn thất về sản xuất kinh tế nông, ngư nghiệp. Hoa màu bị giảm sản
lượng đáng kể do diễn biến bất thường của thời tiết. Hoạt động đánh bắt thủy hải
sản cũng giảm hiệu quả. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế

của nhân dân địa phương.
Như vậy, sau khi được tuyên truyền về những tác hại mà thiên tai gây nên,
tôi tiến hành khảo sát nhanh học sinh bằng hình thức vấn đáp như sau:
- Các em thấy thiên tai có đáng sợ khơng?
- Hậu quả mà thiên tai gây ra có lớn khơng?
- Em sẽ làm gì khi có thiên tai xảy ra?....


7
Qua việc trả lời nhanh, tôi nhận thấy các em đã bắt đầu nhận thức đúng
đắn về tác hại của thiên tai, các em thấy sợ thiên tai và đã hướng đến cách để
phòng tránh cho bản thân và gia đình.
Giải pháp 2: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về thiên
tai và Biến đổi khí hậu. (Hoạt động này thực hiện thơng qua hình thức học sinh
viết bài trả lời câu hỏi rồi nộp về cho giáo viên, sau đó giáo viên tổ chức cho các
em trao đổi, bổ sung, điều chỉnh trong những giờ ngoại khóa).
Để các em có thể thực hành tốt các kỹ năng, trước hết các em phải được
trang bị những kiến thức cơ bản làm nền tảng. Chỉ khi nào học sinh hiểu rõ, hiểu
đúng và hiểu đầy đủ về lý thuyết thì việc vận dụng thực tế mới đúng và hiệu
quả. Do vậy việc đầu tiên tôi giúp các em có được những kiến thức cơ bản về
chủ đề đang giáo dục. Cụ thể cần giúp các em hiểu được những khái niệm cơ
bản đó qua các chủ đề sau:
Chủ đề 1: Thời tiết, khí hậu, Thiên tai và Biến đổi khí hậu.
- Thời tiết là trạng thái của bầu khí quyển tại một địa điểm trong một thời
gian nhất định. Thời tiết bao gồm các yếu tố: nhiệt độ khơng khí, áp suất khí
quyển, gió, độ ẩm khơng khí và các hiện tượng khác như mưa, dông, lốc.... Thời
tiết ln thay đổi.
- Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một khơng gian nhất
định. Khí hậu mang tính ổn định tương đối.
- Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người,

tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm:
bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa
lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập
mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và
các loại thiên tai khác.
- Biến đổi khí hậu là những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thí
trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, có thể là ấm hơn hoặc
lạnh hơn, do các yếu tố tự nhiên hoặc do các hoạt động của con người trong việc
sử dụng đất và làm thay đổi thành phần của bầu khí quyển.
- Một số biểu hiện của Biến đổi khí hậu ở nước ta: nhiệt độ trung bình
tăng lên, Mực nước biển dâng, Thiên tai và các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực
đoan.
- Thích ứng với Biến đổi khí hậu bao gồm tất cả những hoạt động của con
người để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu của con người trước tác
động của Biến đổi khí hậu, và khai thác những mặt thuận lợi của nó.
- Giảm nhẹ Biến đổi khí hậu là ngăn chặn sự nóng lên tồn cầu thơng qua
việc giảm cường độ hoặc mức độ phát thải khí nhà kính
Chủ đề 2: tác động của biến đổi khí hậu.
- Tác động đến mực nước biển
- Tác động đến sức khoẻ con người.
- Tác động đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học.
- Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- Tác động đến tài nguyên nước.
- Tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực.


8
Chủ đề 3: Các hiện tượng thiên tai thường xảy ra ở địa phương.
Cho học sinh nhận diện các hiện tượng thiên tai thường xảy ra hàng năm
ở địa phương như áp thấp nhiệt đới, hạn hán, sương muối, rét đậm rét hại, nước

biển dâng. Việc tìm hiểu các hiện tượng thiên tai này giúp các em tìm hiểu và
vận dụng thực hành các kỹ năng phòng tránh cụ thể.
Như vậy, việc làm cần thiết ban đầu để giáo dục học sinh phòng tránh và
giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu chính là việc trang bị
cho các em những hiểu biết cơ bản, điều đó làm nền tảng để các em tự tin tìm
hiểu tiếp chủ đề mà giáo viên nêu ra.
Giải pháp 3: Tham mưu với lãnh đạo xây dựng mơ hình trường học an
toàn trước thiên tai.
Trường học an toàn trước thiên tai và biến đổi khí hậu là mơi trường giáo
dục có đủ điều kiện để đảm bảo an tồn cho học sinh, giáo viên, các cán bộ nhân
viên trong trường và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học trong mọi điều kiện của
thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy tơi đã tham mưu với Ban giám
hiệu để cùng kết hợp thực hiện giải pháp này đạt hiệu quả.
Để xây dựng trường học an toàn cần đáp ứng được ba nội dung: Cơ sở vật
chất giúp trường học an toàn trước thiên tai, Quản lý trường học an tồn, Giáo
dục phịng chống và giảm nhẹ thiên tai. Nội dung một và hai chủ yếu do nhà
trường chỉ đạo và triển khai. Về cơ bản đáp ứng tốt cho hoạt động phòng chống
thiên tai. Nhà trường có vị trí an tồn, thiết kế và thi cơng theo qui chuẩn an tồn
quốc gia, có khả năng chống chịu trong điều kiện thiên tai, duy trì hiệu quả dạy
và học. Khuôn viên nhà trường thiết kế theo khơng gian mở; có hệ thống nước
sạch đảm bảo vệ sinh. Trường học có các thiết bị và phương tiện giúp ứng phó
với nhiều loại thiên tai. Nhà trường đã thành lập Ban quản lý trường học an tồn,
trong đó có cán bộ nhà trường, phụ huynh học sinh và các ban ngành đồn thể
trên địa phương.
Bản thân tơi tập trung vào nội dung thứ ba đó là giáo dục học sinh những
việc làm cụ thể, thực tiễn tại trường nhằm góp phần phịng chống và giảm nhẹ
rủi ro thiên tai. Do khơng có nhiều thời gian cho hoạt động này nên tôi thường
kết hợp trong các hoạt động ngoại khóa như buổi sinh hoạt dưới cờ, hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục an tồn
giao thơng. Sau các buổi tun truyền, phổ biến đó tơi kiểm tra trực tiếp trong

các hoạt động thường ngày của các em. Từ đó nhận xét, nhắc nhở, khích lệ học
sinh tiếp tục phát huy hiệu quả. Cụ thể các hoạt động cần hướng dẫn học sinh
thực hiện đó là:
- Vệ sinh mơi trường: Đây là hoạt động quan trọng và diễn ra hàng ngày
của các em. Trước mỗi buổi học, các em đều dọn vệ sinh sân trường, vệ sinh lớp
học. Đảm bảo cảnh quan môi trường trường học, lớp học được sạch đẹp, an
toàn. Hướng dẫn, yêu cầu các em bỏ rác đúng nơi qui định; không xả rác bừa bãi
trong lớp học, trên sân trường.
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Giáo dục các em tiết kiệm nước sạch
như tận dụng nước rửa để tưới cây, sử dụng vừa đủ, không lãng phí. Tiết kiệm
điện bằng cách tắt các bóng đèn và quạt khi ra khỏi lớp, chỉ sử dụng khi cần
thiết. Nhắc nhở những hành vi gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên.


9
- Chăm sóc cây xanh: Hoạt động này tơi kết hợp cùng với Tổng phụ trách,
phân cơng các cơng trình em chăm, các bồn hoa cây cảnh theo từng đơn vị lớp.
Hướng dẫn các em chăm sóc như tưới nước, nhổ cỏ, cắt tỉa cành...Hàng tuần có
nhận xét, đánh giá, xếp loại từng lớp. Có tuyên dương, khen thưởng những cá
nhân, tập thể có hoạt động tích cực, hiệu quả nhất bằng các phần thưởng nho
nhỏ như quyển sách, cái bút....Điều này vừa động viên vừa khích lệ các em làm
tốt hơn cơng việc của mình, tăng hiệu quả tun truyền, giáo dục trong toàn
trường. Đồng thời cũng nhắc nhở những hành vi sai trái hủy hoại môi trường
như xả rác bừa bãi, vặt lá bẻ cành, dẫm đạp lên cây xanh...
- Hướng dẫn các em tích hợp, lồng ghép trong các môn học. Cụ thể cho
hoạt động này, tôi đã chủ động kết hợp cùng các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên
bộ mơn hướng dẫn các em biết tích hợp, lồng ghép nội dung phòng tránh thiên
tai trong các mơn học như: Địa lí, Sinh học, Giáo dục cơng dân, Mĩ thuật, Âm
nhạc... Sau đó tơi trao đổi với các giáo viên để đánh giá kết quả tiếp thu của học
sinh qua các bài kiểm tra, bài thi hoặc qua hoạt động vấn đáp. Thực tế cho thấy

các em đã biết tích hợp, lồng ghép trong các mơn học khác nhau. Như vậy học
sinh đã dần dần nâng cao nhận thức về thiên tai và cách phòng tránh thiên tai.
Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh thực hành những kỹ năng cơ bản để
phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Từ nền tảng ban đầu như đã nêu trên là trang bị cho học sinh kiến thức cơ
bản về thiên tai và biến đổi khí hậu, giáo viên trang bị cho các em những kỹ
năng thiết yếu để giúp bản thân tự phòng tránh trước các hiện tượng thiên tai
thường gặp ở địa phương. Để thực hiện điều này hiệu quả mà vẫn thu hút sự
tham gia tích cực của học sinh, tôi đã tổ chức các buổi hội thảo theo chủ đề vào
các giờ ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trước hết tổ chức thực hành
cho ban cán sự lớp. Sau đó các em này sẽ truyền đạt về các tổ nhóm thực hành.
Để thực hiện nội dung giáo dục này, tôi đã giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
chuẩn bị và thực hành một nội dung về mỗi loại thiên tai như bão, hạn hán, dông
sét.....Cụ thể các nhóm có thể thực hành được các nội dung như sau:
Bão: để giúp học sinh phòng tránh bão, tổ chức cho các em thực hành
những việc làm cần thiết trước – trong và sau bão.
- Trước bão: theo dõi dự báo thời tiết hàng ngày để nắm bắt tình hình diễn
biến của bão. Giúp cha mẹ chằng chóng nhà cửa để chống chịu được gió to.
Chuẩn bị các vật dụng tư trang cần thiết khi bão đến như: đèn pin, thuốc men,
nước sạch, bao bì nilon để gói sách vở, các giấy tờ cần thiết, thực phẩm khô, các
số điện thoại liên lạc cần thiết, dự kiến nơi sơ tán nếu cần....
- Khi bão về: các em hãy ở lại trong những ngôi nhà kiên cố, không đi ra
ngồi, nhanh chónh tìm nơi trú ẩn an tồn, tránh xa các gốc cây, cột điện. Nghe
hướng dẫn của người lớn, giúp trông nom các em nhỏ. Lắng nghe các thơng báo
trên loa phát thanh của thơn xóm.
- Khi bão tan: Giúp đỡ cha mẹ và hàng xóm dọn dẹp về sinh, sửa chữa,
khắc phục các hư hỏng trong nhà. đặc biệt tránh xa các ổ điện, dây điện, cột điện
bị đổ. Nhắc bố mẹ kiểm tra lại nguồn điện trong nhà để đảm bảo an tồn cho gia
đình. ăn chín uống sơi, ngủ màn để tránh dịch bệnh.



10
Với việc giáo dục những kiến thức trên về loại hình thiên tai bão sẽ giúp
học sinh có kiến thức vững chắc để ứng phó trước cơn bão, hạn chế những thiệt
hại do bão gây nên.
Hạn hán: vẫn thực hành những việc làm cần thiết trước – trong và sau
hạn hán.
Trước mùa hạn hán: Kiểm tra các đường ống nước, đường nước xem có
bị rị rỉ khơng. Dự trữ nước trong các vật dụng như xô chậu, lu, vại.Tận dụng
nước trong sinh hoạt để tưới cây, không xả rác gây ô nhiễm nguồn nước. Cùng
gia đình dự trữ hạt giống và thức ăn cho gia đình cũng như cho vật ni, vì trong
hạn hán, cây cối hoa màu phát triển rất khó khăn.
Trong thời gian hạn hán: nên theo dõi thường xuyên tin dự báo thời tiết
để có các lừi khuyên và các việc nên làm trong thời kì hạn hán. Giúp đỡ bố mẹ
đi lấy nước ở những nguồn nước gần nhà nhất.
Sau hạn hán: giúp bố mẹ kiểm tra các đường ống nước, vòi nước. Đồn
thời sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch của gia đình.
Lũ: thực hiện các kỹ năng sau đây:
Trước mùa lũ: Cùng gia đình luôn theo dõi các thông tin trên loa phát
thanh, đài truyền hình để biết về thơng tin lũ lụt. Giúp cha mẹ dự trữ thức ăn,
nước uống; chuẩn bị áo phao, thuyền; chằng chống nhà cửa để chống chịu được
tốt hơn. Dùng túi nilon để cất sách vở và giấy tờ quan trọng khác.
Khi lũ về: các em phải nghe theo lời người lớn, di chuyển đến nơi cao, an
toàn và không được tự ý bỏ đi chơi. Tuyệt đối tránh các bờ sông, bờ suối; không
chơi đùa, đi lại, bơi lội ở những nơi ngập lụt, vì có thể bị lũ cuốn rất nguy hiểm.
Mặc áo phao nếu các em có. Nếu khơng có áo phao các em có thể sử dụng các
đồ vật nổi như săm xe, can nhựa rỗng, các chai nhựa rỗng buộc vào nhau hoặc
thân cây chuối để di chuyển trong vùn ngập lụt. Không được lội xuống nước nếu
nhìn thấy dây điện hoặc cột điện bị đổ xuống nước để đề phòng điện giật, Không
ăn các thức ăn ôi thiu hoặc bị ngâm trong nước lụt vì có thể bị nhiễm bệnh.

Khi lũ rút: Các em cần đợi cha mẹ kiểm tra xem nhà mình có chỗ nào bị
hư hỏng có thể gây nguy hiểm, nhất là kiểm tra các ổ /nguồn điện trong nhà. Sau
đó hãy cùng gia đình tích cực làm vệ sinh khơi thông cống rãnh. Đặc biệt luôn
nhớ phải ăn chín, uống sơi, nằm màn để phịng dịch bệnh.
Dơng sét: khi dông đến các em cần ở trong nhà, không được đi ra ngồi.
Nhanh chóng rút dây cắm của các thiết bị điện như tivi, máy tính, tháo đường
dẫn Angten, cáp ra khỏi tivi. Hãy ngồi yên trên ghế hoặc giường gỗ, hai chân
không được chạm đất, đồng thời không được sử dụng điện thoại lúc này. Nếu
đang ở ngoài đường, không được đứng gần cây cao, cột điện, đồng thời không
đứng giữa các vật dụng bằng kim loại. Khi có cảm giác dựng tóc gáy, người tê tê
như có dòng điện chạy qua, nghĩa là sét sắp đánh, em hãy ngỗi xổm xuống trên
các đầu ngón chân, hai tay che tai, đầu cúi thấp giữa hai chân. Nếu các em đang
ở trên thuyền hoặc đang bơi hãy vào bờ ngay lập tức vì nước mưa là nguồn dẫn
điện. Tránh đường đi của lốc và tìm nơi trú ẩn an tồn nếu có thể làm được. Nếu
khơng tránh kịp hãy nhảy vào một đường hào gần đó hoặc nằm bám sát mặt đất.
Nếu đang ở trong nhà, khi có lốc xảy ra, các em nên trú ẩn dưới gầm cầu thang,
gầm bàn hoặc gầm giường. Cần tránh xa các cửa sổ và các đồ thủy tinh.


11
Như vậy sau khi các nhóm thực hành thành thạo các kỹ năng phịng tránh
một số loại hình thiên tai thường gặp, các em sẽ tổ chức truyền đạt, phổ biến lại
cho lớp mình vào thời gian hoạt động mười lăm phút đầu giờ. Hoạt động này có
sự kiểm tra, theo dõi và đnhá giá của đội cờ đỏ.
Giải pháp 5: Tổ chức tuyên truyền về biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ
rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu thơng qua hoạt động sân
khấu.
Sau khi học sinh đã được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản về các hiện
tượng thiên tai cũng như các kỹ năng phòng tránh, giáo viên tổ chức cho các em
hoạt động tun truyền thơng qua hình thức sân khấu. Các hoạt động có thể tiến

hành như diễn kịch, hùng biện, triển lãm tranh ảnh và khẩu hiệu, xây dựng hoạt
cảnh ca nhạc.... Tuy nhiên vì thời gian khơng nhiều nên chủ yếu các em xây
dựng tiểu cảnh, thể hiện trong các giờ ngoại khóa hay sinh hoạt dưới cờ.
Để thực hiện giải pháp này, tơi đã trình lên Ban giám hiệu kế hoạch xin hỗ
trợ kinh phí để hoạt động. Vì hoạt động này ngồi việc tập luyện, các em phải
chuẩn bị trang phục, hoạt cảnh để có thể tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người xem
nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục. Cụ thể bảng xin kinh phí cho
một hoạt động diễn kịch trong năm học 2020 – 2021 như sau:
Thời gian
20/11/2020

Nội dung
Tiểu phẩm :
Bữa cơm chiều

Nội dung kinh phí
- Trang phục,
- Dụng cụ
- Phần thưởng

Dự trù
450.000

Thực tế tại trường, tôi đã cho các em sắm vai và thể hiện các tiểu phẩm
theo từng chủ đề, ứng với các loai hình thiên tai thường xảy ra ở địa phương.
Hoạt động này thật sự đã thu hút các em tham gia với tinh thần hứng khởi và tập
trung cao độ. Các em được tham gia xây dựng kịch bản, được thể hiện khả năng
diễn xuất. Đặc biệt sự thể hiện rất nhập vai của các em đã đem lại hiệu quả cao
trong mục đích tun truyền đến đơng đảo học sinh trong trường, thậm chí lan
tỏa tới các phụ huynh và người dân địa phương.

Chẳng hạn bài hùng biện của em Lương Thùy Dung lớp 6b về chủ đề lũ
lụt ở miền Trung trong năm nay đã để lại ấn tượng sâu sắc trong thầy cô giáo và
các bạn. Hoặc tiểu phẩm Bữa cơm chiều của 6B về chủ đề bão đã gây xúc động
và tác động tới ý thức phòng, tránh bão của tất cả người xem.
Các hình thức nghệ thuật này kích thích sự sáng tạo và dễ dàng ứng dụng
trong các hoạt động của nhà trường. Thơng qua các hình thức nghệ thuật, những
kiến thức khó được truyền tải một cách sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ đối với các
em. Các hoạt động nghệ thuật, kết hợp với trị chơi và bài hát có thể lồng ghép
vào các tiết học, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ, các sự kiện, những
ngày lễ lớn của trường.
Một số hình thức nghệ thuật có thể lịng ghép giáo dục giảm nhẹ rủi ro
thiên tai mà bản thân tôi đã sử dụng bao gồm:
- Viết truyện, làm báo tường.


12
Trong hoạt động viết văn hay làm báo tường, học sinh thường được gợi ý
(hay yêu cầu) sáng tác những baì văn, thơ hay kể lại những câu chuyện theo một
chủ đề có sẵn. Đây là dịp để các em thu thập thông tin liên quan đến chủ đề
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và viết thành bài báo, truyện kể. Các sản phẩm có thể
được biên tập và trang trí thành một tờ báo tường, sổ tay hay một dạng tư liệu
khác có thể sử dụng trong truyền thơng về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Ở hoạt
động này, các em cịn có thể phát huy nhiều kỹ năng khác như vẽ tranh, chụp
ảnh để trình bày tờ báo thêm hấp dẫn.
Với tập hợp các bài viết, câu chuyện tốt, giáo viên nên gợi ý hoặc giúp
các em trình bày lên báo tường hoặc sổ tay, từ đó trưng bày hay chia sẻ trong
tồn trường và tại thơn xóm mình. Đơn giản hơn, các bài viết có thể được đọc
trên loa phát thanh của trường trong giờ ra chơi.
- Sáng tác tranh ảnh.
Tranh ảnh là hình thức nghệ thuật đơn giản, quen thuộc với các em học

sinh, dễ dàng lồng ghép chủ đề Giảm nhẹ rủi ro thiên tai cũng như trong môn
học Mỹ thuật. Các em học sinh được yêu cầu vẽ tranh theo chủ đề, có thể là một
tranh đơn lẻ hoặc một chuỗi các tranh tạo nên một câu chuyện hsy truyền tải một
thông điệp.
Bên cạnh đó, tranh ảnh cũng có thể là tư liệu để các em kể chuyện. Hoạt
động này giúp các em kết nối lại các dữ kiện và hình ảnh quen thuộc mà các em
đã được học về thiên tai và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, giúp các em hiểu kỹ và nhớ
lâu hơn.
Những tranh vẽ đẹp hay câu chuyện hay có thể tiếp tục được chí sẻ trong
tồn trường và tại thơn xóm thơng qua triển lãm, các sự kiện hay bản tin phát
nhanh. Thực tế khi tôi triển khai tại lớp thì các em đã vẽ nhiều bức tranh về các
khía cạnh khác nhau của thiên tai. Có em đã vẽ cảnh cháy rừng – một thảm họa
đã xảy ra ở miền Trung nước ta, một số em khác vẽ cảnh ngập lụt với những con
người trèo trên mái nhà kêu gọi giúp đỡ hay một cảnh sơ cứu mà các em đã
được học.
- Photovoice và videovoice
Photovoice hay tiếng nói qua ảnh là hình thức sử dụng ảnh để nói lên
những điều mình muốn. Khi thực hiện photovoice các em được hướng dẫn chụp
ảnh từ đó tự kể lại câu chuyện hay nên lên thơng điệp của mình. Tương tự,
videovoice hay tiếng nói qua phim cũng là hình thức tăng cường sự tham gia của
học sinh, trong đó các em được hướng dẫn để làm nên một bộ phim nhằm truyền
tải một thông điệp hay chia sẻ câu chuyện của mình.
Những hoạt động này là cơ hội để các em kết nối giữa lý thuyết với các
vấn đề thực tế về giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại nơi các em sống. Các phương pháp
này đặc biệt chú trọng tới tiếng nói, sự tham gia của học sinh, tạo điều kiện cho
các em nói lên ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình.
- Sân khấu tương tác.
San khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật
tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó phần mở đầu vở kịch chỉ đưa ra
tình huống, phần cịn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình

diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán


13
giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả. Mục đích của
hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để đưa ra quan điểm, suy
nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong Giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Thông qua hoạt động này, sự tham gia của học dinh được tăng cường và thúc
đẩy, đạt hiệu quả cao trong việc chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã trực tiếp áp dụng vào học sinh lớp
6B.Từ q trình thực hiện đề tài tơi đã thấy rõ được hiệu quả từ phía các em học
sinh. Trước hết, các em đã có một lượng kiến thức rất cơ bản về chủ đề Thiên tai
và Biến đổi khí hậu; đặc biệt các em đã thực hành tốt các kỹ năng phịng, tránh
thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Những sản phẩm thực hành mà các
em thực hiện được giới thiệu rộng rãi trong toàn trường, có tác dụng tun
truyền, phổ biến đến đơng đảo học sinh.
Tôi đã khảo sát học sinh như sau:
Thiên tai
Bão

Tác hại
- Gió lớn gây đổ cây cối, nhà
cửa; làm đứt đường dây điện
gây ra cháy hoặc tai nạn.
- Gây sạt lở, ngập lụt.
- Làm chết gia súc, gia cầm.
- Làm chết người hoặc bị
thương.
- Đắm tàu thuyền ngồi khơi.

Dơng sét - Làm con người bị thương
hoặc tử vong.
- Gây ra các đám cháy.
- Làm hư hỏng nhà của, cây
cối.
Hạn hán
- Thiếu nước cho sinh hoạt
và sản xuất.
- Gia tăng dich bệnh.
- Giảm sản lượng cây trồng,
vật nuôi.
Mưa đá
- Phá hoại mùa màng, cây
cối, nhà cửa.
- Làm cho người và các con
vật bị thương.
Lũ ven biển - Người có thể bị chết hoặc
bị thương.
- Nhà cửa, đồ đạc bị phá hủy.
- Giao thơng bị cản trở.
- Gia súc, gia cầm có thể chết
hoặc bị thương.

Cách phòng tránh
- Theo dõi thời tiết.
- Chuẩn bị lương thực, thực
phẩm, thuốc men.
- Khi bão đến tìm nơi trú ẩn an
tồn.
- Sau bão: dọn vệ sinh, kiểm

tra đường điện...
- Nên ở trong nhà.
- Không đứng gần cột điện
hoặc cây cao.
- Nếu đang đi trên đường hãy
ngồi xổm kiểu con ếch.
- Tiết kiệm nước.
- Dự trữ nước sạch.
- Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
- Tìm nơi trú ẩn an toàn.
- Nếu đang trên đường đi hãy
lấy các đồ vật có thể để che
lên đầu.
- Neo đậu tàu thuyền chắc
chắn.
- Tìm nơi an tồn trú ẩn.
- Bảo vệ, che chắn cho gia
súc, gia cầm.


14
Từ kết quả khảo sát này cho thấy học sinh đã có kiến thức cơ bản về thiên
tai và cách phịng tránh thiên tai. Đồng thời các em đã có được những kỹ năng
để hạn chết thiệt hại do thiên tai gây nên. Đây là một kết quả đáng mừng cho
học sinh.
So sánh kết quả khảo sát trước và sau khi áp dụng đề tài này cho thấy:
- Trước khi áp dụng đề tài:
Biết về
Tổng số HS thiên tai
và BĐKH

33
5 em =
15%

Nắm vững kiến
thức

Hiểu sâu

Thành thạo
kỹ năng

3 em = 9,9%

1 em = 3%

1 em = 3%

Nắm vững kiến
thức

Hiểu sâu

Thành thạo
kỹ năng

25 em = 75%

15 em = 45%


15 em = 45%

- Sau khi áp dụng đề tài:
Hiểu về
Tổng số HS thiên tai
và BĐKH
33
28 = 85%

Như vậy, bằng việc áp dụng các giải pháp giáo dục phòng tránh và giảm
nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cho học sinh tại lớp 6B, tôi đã
nhận thấy kết quả rõ rệt trong nhận thức và kỹ năng thực hành của các em. Với
kết quả này cho thấy có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh toàn trường, nhằm
phổ biến, tuyên truyền và giáo dục các em kiến thức cơ bản để phòng tránh thiên
tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai mang lại.
3.Kết luận, kiến nghị.
3.1.Kết luận:
Không thể tránh được thiên tai nhưng chúng ta có thể hạn chế tối đa
những thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt với đối tượng trẻ em và ngành giáo
dục. Đề tài Giải pháp giáo dục học sinh phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên
tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong trường học được nghiên cứu và áp
dụng nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đưa kiến thức phòng, chống và
giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào trường học. Bởi vì tầm quan trọng của thơng tin,
truyền thơng và giáo dục về phịng, chống thiên tai cũng đã nêu rõ trong Luật
phòng, chống thiên tai ban hành tháng 6 năm 2013. Nhiều trường học và tổ chức
đã và đang thực hiện các hoạt động đa dạng để nâng cao nhận thức và kỹ năng
ứng phó với thiên tai. Học sinh được dạy về giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở trên lớp,
được học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai thơng qua các hoạt động ngồi trời, được
tham gia các sự kiện để có cơ hội tìm hiểu những kiến thức mới , thực hành và
rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Những đề tài, những chương trình hoạt động

hiệu quả rất cần được mở rộng trong toàn trường, toàn cấp giúp cho giáo viên và
học sinh có thể chủ động phịng ngừa và bảo vệ mình trước thiên tai.
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi rút được những bài học kinh nghiệm
như sau:


15
- Giáo viên phải nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập kiến thức, kỹ năng thiết
thực, cơ bản, có chọn lọc để cung cấp cho học sinh.
- Đa dạng các hình thức trang bị kiến thức cho học sinh. Tổ chức linh
hoạt, phong phú các biện pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tạo sức lôi
cuốn, hấp dẫn học sinh vào lĩnh lực này.
- Biết phối hợp cùng các đoàn thể trong trường và các thầy cô giáo bộ
môn khác để lồng ghép kiến thức về phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai
vào các môn học nhằm nâng cao hiệu quả.
- Có kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa vừa nghiêm túc vừa sơi nổi,
tạo một sân chơi bổ ích cho các em học sinh.
Nói tóm lại, chất lượng giáo dục học sinh phụ thuộc nhiều vào sự nhiệt
huyết của giáo viên. Vì vậy, mỗi người giáo viên chúng ta cần cố gắng hết mình
để giáo dục con em trở thành những người con có ích cho xã hội.
Trên đây là một số kinh nghiệm về việc giáo dục các biện pháp phòng,
tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trong trường
học. Do điều kiện thời gian có hạn nên đề tài sẽ không tránh khỏi những khiếm
khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp
3.2. Đề xuất kiến nghị.
Trong khi thực hiện giải pháp này tơi có gặp một số khó khăn cho giáo
viên cũng như học sinh. Vì vậy tơi có một số kiến nghị sau:
- Cần phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Ban giám
hiệu và cha mẹ học sinh để đa dạng các hình thức giáo dục kiến thức về phịng,
tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian các buổi hoạt động ngoại khóa
của học sinh một cách hợp lí để giáo viên có thể dễ dàng thực hiện các hoạt
động giáo dục, phổ biến, tuyên truyền kiến thức về chủ đề này, tránh tình trạng
bị động về thời gian.
- Giáo viên cần chuẩn bị nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục
cho học sinh có tính khơi gợi sự hứng thú để học sinh có thể nắm bắt hiệu quả,
hấp dẫn, lơi cuốn.
- Nên đưa nội dung này vào chương trình dạy học để tạo sự đồng bộ trong
việc thực hiện cũng như hình thành ở học sinh thói quen, ý thức chủ động trong
phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nhà trường tạo điều kiện về kinh phí để thực hiện các hoạt động được
thuận lợi và hiệu quả.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Sầm Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2021
Tơi xin cam đoan SKKN này hồn tồn
do tôi viết, không sao chép .
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Lê Thị Hà


16



×