LUẬN VĂN THẠC SỸ
ĐỀ TÀI: “
Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng
lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng
đồng xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh
Hòa Bình”
Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng
lực thích ứng với biến đổi khí hậu của
cộng đồng xã Tây Phong huyện Cao
Phong tỉnh Hòa Bình
Trần Hữu Hào
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
Người hướng dẫn: TS. Võ Thanh Sơn
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Tổng quan về tính dễ bị tổn thương và năng
lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu tính dễ bị
tổn thương và năng lực thích ứng của cộng đồng với biến
đổi khí hậu tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh
Hòa Bình. Phân tích điều kiện tự nhiên; hiện trạng sử
dụng đất qua một số thời điểm và tình hình kinh tế, xã
hội tại xã Tây Phong. Đề xuất giải pháp thích ứng với
biến đổi khí hậu của cộng đồng nhằm nâng cao sinh kế.
Keywords: Biến đổi khí hậu; Ô nhiễm môi trường; Cao
Phong
Content
Mở đầu
Theo các nhà khoa học, khí hậu toàn cầu trong những năm gần
đây đang biến đổi rất mạnh mẽ: nó tác động tới nhiều lĩnh vực như
kinh tế, xã hội, giáo dục, nông nghiệp, đa dạng sinh học, môi
trường, sức khỏe con người với quy mô trên toàn cầu; là một
trong những thách thức đối với sự sinh tồn của loài người trên toàn
thế giới trong thế kỷ 21.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng hậu quả của biến đổi
khí hậu đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ
hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các
mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước (Bộ
tài nguyên và môi trường, 2009). Nước ta có phần lớn dân số sinh
sống ở vùng nông thôn, vùng miền núi, ven biển và nguồn sinh kế
của họ đặc biệt là hộ nghèo chủ yếu từ nông nghiệp, ngư nghiệp,
lâm nghiệp phụ thuộc nhiều vào khí hậu và điều kiện tự nhiên.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đặt ra cho họ những thách thức lớn hơn
trong việc xóa đói giảm nghèo và duy trì sinh kế bền vững. Chính
vì vậy đây là nơi dễ bị tổn thương nhất do tác đổng bởi biến đổi
khí hậu.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên toàn cầu và ở Việt Nam,
vùng núi Tây Bắc trong đó có xã Tây Phong, huyện Cao
Phong, tỉnh Hòa Bình là một trong những nơi bị ảnh hưởng do
tác động BĐKH (Bộ tài nguyên và môi trường, 2009). Tây
Phong là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, có những đặc điểm đại diện
cho vùng núi tỉnh Hòa Bình nói riêng, vùng núi Tây Bắc nói
chung. Biến đổi khí hậu ở đây biểu hiện rõ rệt nhất là các hiện
tượng khí hậu cực đoan như hạn hán kéo dài, mưa lũ bất
thường, rét đậm rét hại các hiện tượng này xuất hiện thất thường
khó dự đoán. Những kiểu thời tiết cực đoan này tác động tới đời
sống người dân đặc biệt là hộ nghèo sống trong cộng đồng làm
cho họ dễ bị tổn thương hơn, cuộc sống của họ trở nên bất ổn,
nguồn sinh kế của họ bị đe dọa. Cụ thể diện tích lúa giảm do
hạn hán, năng suất cây trồng giảm hoặc mất trắng, gia súc chết
do rét, dịch bệnh tăng, chi phí đầu tư sản xuất lớn, lợi nhuận thu
lại ít. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào liên quan tới tính dễ bị
tổn thương, năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực
này
Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu tính dễ
bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của
cộng đồng xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình”
Mục tiêu của luận văn
- Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng của
cộng đồng với biến đổi khí tại xã Tây Phong huyện Cao Phong
tỉnh Hòa Bình
- Bước đầu đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của
cộng đồng nhằm nâng cao sinh kế
Đối tƣợng nghiên cứu
Cộng đồng địa phương của xã Tây Phong huyện Cao Phong
tỉnh Hòa Bình và sinh kế của họ bị tác động bởi các hiện tượng
khí hậu cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Tây Phong huyện Cao
Phong tỉnh Hòa Bình vì xã Tây Phong có điều kiện tự nhiên, khí
hậu đại diện cho vùng núi Tây Bắc, thường xuyên xuất hiện các
hiện tượng khí hậu cực đoan như mưa lũ, hạn hán, rét đậm, rét
hại, là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao so với các xã trong vùng và là nơi
thuận tiện cho quá trình nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 1985 đến nay
vì đây là giai đoạn gắn với thời kỳ cải cách và đổi mới nền kinh
tế
- Về nội dung nghiên cứu: BĐKH thể hiện bằng thay đổi nhiệt
độ, lượng mưa và hiện tượng thời tiết cực đoan tăng về tần suất
và cường độ, và mức độ khó dự báo, nhưng trong khuôn khổ
nghiên cứu này chỉ tập trung một số khía cạnh của các hiện tượng
khí hậu cực đoan, đặc biệt là hạn hán, mưa lũ, rét đậm rét hại và
tác động của chúng lên sản xuất nông nghiệp, sinh kế của những
người nghèo.
Kết cấu chính của luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan về tính dễ bị tổn thương và năng lực thích
ứng với biến đổi khí hậu.
Chƣơng 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƢƠNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU
1.1. Một số khái niệm
Biến đổi khí hậu
Là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời
gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu
có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động
bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành
phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2008)
Theo Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên), 2008, các biểu hiện của
biến đổi khí hậu là
- Nhiệt độ trung bình năm tăng; sự biến đổi và độ khác thường
của thời tiết và khí hậu tăng;
- Nước biển dâng do băng tan từ các cực Trái đất và các đỉnh núi
cao;
- Các hiện tượng cực đoan của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại,
bão, lũ lụt,hạn hán, v.v…) xảy ra với tần suất cao hơn, cường độ
và độ khác thường lớn hơn.
Khí hậu cực đoan
Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (The Intergoverment
Panel on Climate Change – IPCC), 2007 định nghĩa “hiện tượng
thời tiết cực đoan” và “hiện tượng khí hậu cực đoan” như sau:
Hiện tượng thời tiết cực đoan: là hiện tượng hiếm ở một nơi
cụ thể khi xem xét phân bố thống kê của nó. Hiếm có thể hiểu là
các hiện tượng thời tiết cực đoan thông thường được có tần suất
xuất hiện của nó nhỏ hơn 10%. Theo định nghĩa này, những đặc
trưng của thời tiết cực đoan có thể thay đổi tùy từng khu vực mà
đặc trưng cho khu vực đó, nó phụ thuộc vào các yếu tố địa lý tự
nhiên, bức xạ, địa hình…
Hiện tượng khí hậu cực đoan: là trung bình của số các hiện
tượng thời tiết cực đoan trên một khoảng thời gian nhất định, trung
bình tự nó đã là cực đoan. Hiện tượng khí hậu cực đoan có thể xác
định từ các yếu tố khí hậu. Nói cách khác, hiện tượng khí hậu cực
đoan phần lớn không được quan trắc trực tiếp mà người ta căn cứ
vào số liệu quan trắc các yếu tố khí hậu để xác định hoặc quy định
một hiện tượng nào đó có xuất hiện hay không.
Tính dễ bị tổn thương
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính dễ bị tổn
thương: “Khả năng (tính) dễ bị tổn thương do tác động của biến
đổi khí hậu là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh
tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng
thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu” (Bộ
Tài nguyên và Môi trường, 2008)
Thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự
nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay
đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động
và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ
hội do nó mang lại (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Đánh giá tính dễ bị tổn thương
Tính dễ bị tổn thương được nghiên cứu nhiều năm qua trong
đó ở lĩnh vực BĐKH: Theo nghiên cứu của IUCN đã nêu trong
báo cáo về “người bản địa và biến đổi khí hậu” (2008), tính dễ bị
tổn thương được phân làm 2 nhóm yếu tố: Xã hội (nghèo đói, bất
bình đẳng, mù chữ…. ); lý sinh (sức khỏe và dinh dưỡng). Theo
Cục biến đổi khí hậu và năng lượng Australia, 2011, tính dễ bị
tổn thương trước biến đổi khí hậu được phân thành 3 yếu tố là
sinh thái học, kinh tế và xã hội.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp khác nhau
để đánh giá tính dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Alex de
Sherbinin và cộng sự (2010) sử dụng phương pháp tiếp cận dựa
vào các kịch bản kết hợp với những phương pháp tiếp cận mới
đánh giá tính dễ bị tổn thương từ dưới lên để nghiên cứu đánh
giá tính dễ bị tổn thương tại 3 thành phố là Mumbai, Rio de
Janeiro và Thượng Hải. Nghiên cứu này đã đánh giá một số cản
trở về mặt chính trị để chuẩn bị tốt hơn trong việc phòng ngừa
thiên tai.
Thích ứng với biến đổi khí hậu
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận thích ứng với BĐKH như: Thích
ứng dựa trên hệ sinh thái, cộng đồng và quyền lợi….Tuy nhiên,
các nhà nghiên cứu về cộng đồng thường sử dụng cách tiếp cận
dựa trên cộng đồng để nghiên cứu khả năng thích ứng của cộng
đồng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu.
Cách tiếp cận thích ứng với BĐKH dựa trên cộng đồng là một
phương pháp luận để thu thập, tổ chức và phân tích thông tin về
khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng của cộng đồng, hộ
gia đình và cá nhân. Nó cung cấp những hướng dẫn và công cụ
cho nghiên cứu, phân tích và học hỏi có sự tham gia. Nó cũng tính
đến vai trò của các cơ quan và chính sách quốc gia và địa phương
trong thực hiện hoạt động thích ứng. (CARE International, 2010)
Ngoài ra, Hannah Reid và cộng sự (2009) cũng sử dụng phương
pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để nghiên cứu tính dễ bị tổn
thương và năng lực thích ứng với BĐKH. Phương pháp này tập
trung vào việc thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng
đồng giúp cộng đồng phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu trong việc tích hợp các kiến thức khoa học và
kiến thức cộng đồng để lập kế hoạch thích ứng.
Các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương và khả năng
thích ứng với BĐKH của hộ nghèo
Năm 2007, báo cáo về nghèo đói với BĐKH của
Oxfam Quốc tế đã có những cảnh báo về sự suy tàn sinh kế
của người nghèo; nêu rõ sự gia tăng các thảm họa khí hậu ảnh
hưởng tới nhiều người đặc biệt là hộ nghèo, người nghèo không
có sức mạnh để chống chịu lại các thảm họa.
Trong báo cáo “Thay đổi môi trường toàn cầu và An ninh
con người” (Siri E.H. Eriksen, 2007) đề cập tới mối quan hệ
giữa nghèo đói và thích ứng với biến đổi khí hậu, báo cáo cũng
xem xét tới thực trạng thể chế trong việc kếp hợp giải pháp
thích ứng với biến đối khí hậu của việc thực thi các chính sách
hỗ trợ phát triển hiện nay.
Nông nghiệp là đối tượng bị ảnh hưởng bởi các hiện
tượng khí hậu cực đoan do tác động của BĐKH.
Trong nghiên cứu của Helal Ahammad, 2007 đã đề cập tới “
các vấn đề và thách thức của nông nghiệp Australia trong việc
thích nghi với thay đổi thời tiết, đặc biệt là xem xét các ảnh
hưởng của thay đổi khí hậu có thể xảy ra đối với ngành sản xuất
nông nghiệp của Australia. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
những khu vực (phụ thuộc lớn vào ngành nông nghiệp) có thể
phải chịu những mất mát đáng kể do ảnh hưởng của việc thay
đổi khí hậu. Nghiên cứu này cũng phát hiện vai trò tiềm năng
của thích nghi trong việc làm giảm những chi phí do những ảnh
hưởng này.
Các nghiên cứu nêu trên đã phần nào khái quát tình hình
nghiên cứu trên thế giới về tính dễ bị tổn thương và năng lực
thích ứng với biến đổi khí hậu và nổi bật lên các vấn đề sau:
Tính dễ bị tổn thương bao gồm các yếu tố: Xã hội (nghèo đói,
bất bình đẳng, mù chữ…. ), lý sinh (sức khỏe và dinh dưỡng), sinh
thái học và kinh tế;
- Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp dựa vào cộng đồng,
dựa vào các kịch bản, phương pháp tiếp cận từ trên xuống để
nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với
BĐKH;
- Nông nghiệp và hộ nghèo bị ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổi khí
hậu;
- Lồng ghép thích ứng với BĐKH trong hoạch định chính sách và
lâp kế hoạch;
Thông qua các nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề thích ứng với biến
đổi khí hậu mà trực tiếp tác động là thời tiết cực đoan (hạn hán,
mưa lũ, rét đậm, rét hại ) tới đảm bảo sinh kế của hộ nghèo còn
được đề cập rất ít và nếu có chỉ là các khía cạnh riêng rẽ như cộng
đồng nghèo, nông nghiệp Với nghiên cứu tính dễ bị tổn thương
và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu tập trung vào các hiện
tƣợng thời tiết cực đoan và sinh kế dựa vào nông nghiệp của
các hộ nghèo miền núi sẽ bổ xung thêm các nghiên cứu nói trên.
1.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Trong bối cảnh BĐKH ngày càng mạnh mẽ như hiện nay,
Việt Nam đã và đang tích cực chống lại biến đổi khí hậu với các
hoạt động, dự án trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nông
nghiệp, giao thông, thủy lợi… với nhiều cơ quan chuyên môn
cũng như các tổ chức quốc tế nghiên cứu và triển khai trong
những năm qua.
Tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí
hậu
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (IMHEN)
(2011) đã nghiên cứu và xây dựng hướng dẫn “Đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng”
nhằm phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch hành động của
các Bộ, ngành địa phương với biến đổi khí hậu. Hướng dẫn sử
dụng cách tiếp cận như sau:
- Đánh giá tác động của BĐKH ở thời điểm hiện tại sau đó đánh
giá tác động trong tương lai dựa vào các kịch bản kết hợp với
điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường;
- Đánh giá tác của BĐKH theo ngành, theo vùng địa lý, theo ranh
giới hệ sinh thái…
Các nghiên cứu tác động của BĐKH tới sinh kế (nông nghiệp) của
hộ nghèo
Theo Bộ lao động thương binh và xã hội năm 2011, mức
nghèo được quy định như sau:
- Mức chuẩn nghèo (cập nhật CPI): so sánh thu nhập hộ gia đình
với mức 480 ngàn đồng khu vực nông thôn và 600 ngàn đồng khu
vực thành thị;
- Mức chuẩn cận nghèo (cập nhật CPI): so sanh thu nhập hộ gia
đình với mức 600 ngàn đồng khu vực nông thôn và 750 ngàn đồng
khu vực thành thị.
Tổ chức Oxfam tại Việt Nam và Viện Sau đại học về nghiên
cứu môi trường, Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản đã tiến hành
nghiên cứu những lựa chọn để giải quyết rủi ro do hạn hán
ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này tập trung vào phân tích ảnh
hưởng của tần suất hạn hán tới sinh kế của cộng đồng tại các khu
vực thường xuyên bị hán hán của tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề cập tới cộng đồng cảm nhận
như thế nào với hạn hán và thay đổi khí hậu, chính quyền địa
phương và các tổ chức phi chính phủ làm sao để có thể đối phó
với thảm họa từ thiên nhiên, đặc biệt đối với hạn hán.(Oxfam
Việt Nam, 2010).
Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
Tổ chức CARE International nghiên cứu sự thích ứng với
BĐKH dựa vào cộng đồng trong đó đề cập tới tác động của
BĐKH tới an ninh lương thực và thu nhập của người dân, nước
sinh hoạt, sức khỏe và di dân. Nghiên cứu cho thấy người nghèo
và người dân vùng ven biển bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nghiên
cứu ở Thanh Hóa cho thấy rằng các hiện tượng thời tiết cực
đoan: hạn hán, ngập lụt, thay đổi mùa đã tác động tới sản xuất
nông nghiệp làm cho thiếu đói, gia cầm, khai thác thủy sản bị
ảnh hưởng (Morten Fauerby Thomsen, 2010, CARE
International).
Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông thôn (CSRD)
(Lâm Thị Thu Sửu và nnk, 2010) nghiên cứu thích ứng biến đổi
khí hậu dựa vào cộng đồng tại khu vực sông Hương, tỉnh Thừa
Thiên Huế tập trung vào:
- Tìm hiểu những biện pháp thích ứng mà người dân địa
phương và nhiều tổ chức đã thực hiện;
- Xác định các biện pháp thích ứng chính liên quan đến quản lý
nguồn nước;
- Lựa chọn những giải pháp thích ứng hiệu quả cụ thể để hỗ trợ
trực tiếp và làm đầu vào cho các kế hoạch địa phương.
Hiện nay, có khoảng 70 tổ chức tại Việt Nam tham gia nghiên
cứu và thực thiện liên quan tới “tính dễ bị tổn thương và năng
lực thích ứng với biến đổi khí hậu” tập chung vào các vấn đề
như: BĐKH và Nông nghiệp bền vững, Biển và Ven biển với
BĐKH, Sức khỏe cộng đồng và BĐKH, Tài nguyên môi trường
và BĐKH, Nghiên cứu và vận động chính sách với BĐKH. Tuy
nhiên nghiên cứu các hiện tượng thời tiết cực đoan và sinh kế
dựa vào nông nghiệp của các hộ nghèo khu vực miền núi được
đề cập rất ít chính vì vậy nghiên cứu sẽ bổ sung thêm các
nghiên cứu nói trên.
1.4. Các nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu.
Trong bối cảnh khí hậu ngày càng biến đổi như hiện nay, tỉnh Hòa
Bình nói chung và xã Tây Phong nói riêng khí hậu cũng ngày càng
biến đổi, theo số liệu quan trắc của Trung tâm quan trắc khí tượng
thủy văn Thành phố Hòa Bình nhiệt độ mùa hè tăng cao trung bình
từ 38-40
oC
có thời điểm lên tới 42
oC
, mùa đông thì giá rét kết hợp với
mưa phùn nhiệt độ ngoài trời lạnh tới 2-3
oC
, hạn hán kéo dài, mưa lũ
thất thường. Sự thay đổi này tác động rất lớn tới sinh kế của cộng
đồng đặc biệt là người nghèo. Theo một cán bộ thuộc Chi cục Bảo vệ
Môi trường Hòa Bình, tại tỉnh Hòa Bình vấn đề “biến đổi khí hậu”
được quan tâm và chú ý nhiều hơn trong mấy năm gần đây nhưng
hiện nay chưa có nghiên cứu hoặc kế hoạch cụ thể nào liên quan tới
“tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu các khía cạnh về biến đổi khí
hậu là hết sức cấp thiết và là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thích
ứng với biến đổi khí hậu giảm thiểu thiệt hại mà nó gây ra đảm bảo
sinh kế bền vững cho người dân đặc biệt là hộ nghèo.
CHƢƠNG 2: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP
LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành chủ yếu trong giai đoạn từ
tháng 04 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu tại xã Tây Phong huyện Cao Phong Tỉnh
Hòa Bình.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình có tọa độ
địa lý 20
0
40’55’’ vĩ độ bắc và 105
0
17’44’’ kinh độ đông, phía
Bắc giáp thị trấn Cao Phong và xã Bắc Phong, phía Đông giáp
xã Dũng Phong, phía Nam giáp xã Nam Phong, phía Tây giáp
huyện Tân Lạc. Từ năm 2003 kể về trước, xã Tây Phong thuộc
huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, nay thuộc huyện Cao Phong sau
khi huyện Kỳ Sơn được tách thành 2 huyện Cao Phong và Kỳ
Sơn.
Đặc điểm địa hình
Với diện tích tự nhiên là 2246 ha, Xã Tây Phong có đặc
điểm địa hình khá đặc trưng của vùng miền núi, phần lớn diện
tích là đồi thấp và núi đá vôi, diện tích đất nông nghiệp và đất ở
chiếm tỷ lệ ít khoảng 12 % tổng diện tích. Theo đặc điểm địa
hình xã chia làm 2 vùng khá rõ rệt: vùng giáp núi đá gồm các
xóm Chao, Khạ, Đồi, Nếp và Lãi.
Đặc điểm khí hậu
Xã Tây Phong nằm tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Bắc Bộ
và Tây Bắc Bộ chính vì vậy khí hậu của xã Tây Phong có đặc
điểm khí hậu của vùng tiếp giáp giữa hai vùng này, do đó khí hậu
vùng tương đối phức tạp. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng
23,8
0
C, nhưng mùa đông nhiệt độ xuống rất thấp có thể xuống
thấp tới 4
0
C (2009), vào mùa hè nhiệt độ cao tăng rất cao có thời
điểm lên tới 41,8
0
C (2010). Lượng mưa trung bình 25 năm trở lại
đây vào khoảng 1817,7 mm/năm, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng
10 hàng năm mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm (Trung
tâm khí tượng thủy văn thành phố Hòa Bình, 2011).
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất qua một số thời điểm
Hiện trạng mục đích sử dụng đất đã thay đổi từ năm 2000
trở lại đây, diện tích đất trồng lúa giảm một cách rõ rệt 157,332
ha (2004) chỉ còn 56,7 ha năm (2007). Ngược lại diện tích đất
trồng mía tăng rất mạnh từ 43,01 ha năm 2004 tăng lên 250,5 ha
năm 2007.
2.2.3. Tình hình kinh tế, xã hội
Xã Tây Phong có 10 xóm, 1167 hộ với 5018 nhân khẩu
(UBND xã Tây Phong, 2009), theo số liệu điều tra năm 2011 xã có
1206 hộ với 5204 nhân khẩu. Tổng diện tích đất tự nhiên 2246 ha,
đất nông nghiệp 252,3 ha, đất ở 161,35 ha, còn lại là đất lâm
nghiệp, núi đá chiếm khoảng 98% tổng diện tích. Thu nhập chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp chiếm 85%, tổng sản lượng lương
thực 1145 tấn/năm, cây trồng chủ yếu là mía và lúa, chăn nuôi chủ
yếu là chăn nuôi gia cầm và gia súc lớn, thu nhập bình quân đầu
người đạt 8,2 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo 19,9 % (UBND
xã Tây Phong, 2009).
2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp luận
Sau khi xem xét các phương pháp nghiên cứu tính dễ bị tổn
thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của các cơ
quan, tổ chức trong và ngoài nước. Chúng tôi thấy rằng phương
pháp “phân tích tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng
dựa vào cộng đồng” của Tổ chức CARE Intenational kết hợp với
khung sinh kế bền vững SLF là phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh nghiên cứu này.
Phƣơng pháp phân thích tính dễ bị tổn thƣơng và
năng lực thích ứng dựa vào cộng đồng (CVCA).
Khái niệm: CVCA là một phương pháp luận để thu thập, tổ
chức và phân tích thông tin về khả năng bị tổn thương và năng lực
thích ứng của cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân. Nó cung cấp
những hướng dẫn và công cụ cho nghiên cứu, phân tích và học hỏi
có sự tham gia. Nó cũng tính đến vai trò của các cơ quan và chính
sách quốc gia và địa phương trong thực hiện hoạt động thích ứng.
(CARE International, 2010).
CVCA tập trung vào mức độ cộng đồng nhưng kết hợp
phân tích những vấn đề ở cấp độ vùng và quốc gia trong một nỗ
lực để thúc đẩy một môi trường hỗ trợ cho sự thích ứng dựa vào
cộng đồng.
Khung sinh kế bền vững (SLF).
SLF là chữ viết tắt của Sustainable Livelihoods
Framework (Khung Sinh kế Bền vững) do Bộ Phát triển Hải
ngoại Anh Quốc – DFID (Department For International
Development, 2001) phát triển, đã nêu lên những yếu tố chính
ảnh hưởng đến sinh kế người dân.
DFID sử dụng định nghĩa sinh kế bền vững như sau:
“Một sinh kế thì bao gồm những năng lực, tài sản (bao
gồm cả tài sản vật chất và tài nguyên xã hội) và các hoạt động
cần thiết để làm phương tiện sinh sống. Một sinh kế là bền
vững khi có thể đối phó và phục hồi từ các stress, các cú sốc, và
duy trì được hoặc tăng cường được các khả năng và các tài sản
này cho cả hiện tại và tương lai, trong khi không gây ảnh hưởng
tiêu cực đến nguồn tài nguyên thiên nhiên”.
Hình 2.2: Khung sinh kế bền vững (SLF)
(Nguồn: DFID, 2001)
5 loại vốn trong khung sinh kế
Human capital (H): Nguồn vốn con
người
Natural capital (N): Nguồn vốn thiên
nhiên
Financial capital (F): Nguồn vốn tài
chánh
Social capital (P): Nguồn vốn xã hội
Physical capital (S): Nguồn vốn vật
chất
Khung SLF là một công cụ giúp hiểu về sinh kế, mục đích áp
dụng khung sinh kế bao gồm:
- Mục đích chung nhất của khung SLF là giảm nghèo;
- Hiểu rõ hơn về tất cả các khía cạnh của vấn đề nghèo;
S
H
N
F
P
Tiến trình thay
đổi cơ cấu
Cơ cấu
- Các cấp chính
quyền
- Đơn vị tư
nhân
Tiến trình
- Luật Pháp
- Chính sách
- Văn hóa
- Thể chế tổ
chức
Phạm vi có
thể bị tổn
thương
- Các cú sốc
- Các xu
hướng
- Thời vụ
Kết quả sinh
kế
- Tăng thu nhập
- Tăng sự ổn
định
- Giảm rủi ro
- Nâng cao an
toàn lương
thực
- Sử dụng bền
vững hơn các
nguồn lợi tự
nhiên
Chiến
lược
sinh kế
N
h
ằ
m
đ
ặ
t
đ
ư
ợ
c
S
H
N
F
P
ảnh
hưởn
g 2
chiều
Tài sản sinh kế
- Giúp định ra các ưu tiên hành động;
- Giúp tìm ra chiến lược sinh kế phù hợp;
- Sử dụng khung sinh kế bền vững trong quá trình đánh giá tính
dễ bị tổn thương.
Cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo cần kết hợp cả năm loại vốn để
cải thiện chất lượng cuộc sống. Chỉ một loại vốn không thì có thể
không đủ để tạo ra sinh kế bền vững nhưng không phải là phải cần
tất cả các loại vốn với mức độ như nhau.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp kế thừa tài liệu: Phương pháp kế thừa tài
liệu được sử dụng trong nghiên cứu nhằm thu thập các thông tin
từ các nguồn tài liệu sẵn có như: Sách, báo, luận văn trước, các
báo cáo…
Các loại số liệu cần thu thập
- Số liệu quan trắc: các chỉ số quan trắc cần thu thập để
phục vụ nghiên cứu trong luân văn được thể hiện trong bảng sau
Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập
Các chỉ số cần thu
thập
Mục đích
Nơi cung cấp
hông tin
Nhiệt độ trung bình
hàng năm từ 1985 đến
nay
Biết được diễn biến
nhiệt độ trung bình từ
1985 đến nay
Trung tâm quan
trắc TP Hòa
Bình
Lượng mưa trung
bình hàng năm từ
1985 đến nay
Biết được diễn biến
lượng mưa trung bình
từ 1985 đến nay
Trung tâm quan
trắc TP Hòa
Bình
Số ngày trong năm
<10
0
C, <15
0
C từ
1985 đến nay
Biết được diễn biến
số ngày rét đậm rét
hại từ 1985 đến nay
Trung tâm quan
trắc TP Hòa
Bình
Số tháng có lượng
mưa <150mm,
<500mm, 1000mm từ
Biết được diễn biến
các tháng có lượng
mưa ít (hạn hán)
trong năm từ 1985
Trung tâm quan
trắc TP Hòa
Bình
1985 đến nay
đến nay
- Các hiện tượng khí hậu cực đoan: Mưa lũ, hạn hán, rét đậm, rét hại,
nắng nóng
Để có được các thông tin về các loại khí hậu cực đoan, chúng
tôi thu thập số liệu từ 2 nguồn chính:
i) Nguồn thứ 1: Từ bác báo cáo phòng chống bão lũ hàng năm
của huyện Cao Phong và báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội hàng năm của xã Tây Phong 5 năm trở lại đây
ii) Nguồn thứ 2: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa tại cộng
đồng (biểu đồ lịch sử, bản đồ thiên tai)
- Số liệu về số hộ nghèo, thu nhập bình quân, các nguồn sinh kế
của cộng đồng và hộ nghèo. Chúng tôi thu thập từ các báo cáo
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm của xã
Tây Phong các năm 2008, 2009, 2010 và tổng hợp kết quả
phỏng vấn hộ dân.
Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc:
Mục đích sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc nhằm
thu thập thông tin mang tính đại diện, các thông tin chuyên sâu, các
kiến thức hay hiểu biến của cộng đồng hay hộ dân về BĐKH. Các
đối tượng cần phỏng vấn như sau:
Phỏng vấn hộ dân: Để có được thông tin về các nguồn sinh kế;
thu nhập; nhu cầu…của các hộ dân đặc biệt là nhận thức của họ về
BĐKH, chúng tôi sử dụng danh mục câu hỏi (phụ lục 3), cách thức
lựa chọn và phỏng vấn như sau:
Cách lựa chọn hộ: Lựa chọn 90 hộ nghèo tương đương với
30% số hộ nghèo toàn xã (theo tiêu chí hộ nghèo của Bộ thương
binh và xã hộ năm 2011) để đảm bảo tính đại diện số hộ nghèo
chia 3 vùng là: vùng núi cao, vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa
tương ứng 3 xóm (xã Tây Phong có 10 xóm) đại diện của 3 vùng,
các hộ nghèo trong xóm được lựa chọn theo phương pháp lựa
chọn ngẫu nhiên và ít nhất 30% số người tham gia trên 45 tuổi
Cách phỏng vấn: Các hộ được lựa chọn được mời tới địa điểm
nhất định (nhà văn hóa thôn, nhà hộ dân…) các hộ được phỏng
vấn theo danh mục câu hỏi đã chuẩn bị trước
Phỏng vấn chính quyền địa phƣơng: để thu thập thông tin
chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội, định hướng phát triển
cũng như các hiểu biến và kinh nghiệm trong việc tích ứng với các
hiện tượng khí hậu cực đoan….chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán
bộ địa phương, cách thức tiến hành như sau:
Thành phần tham gia phỏng vấn: Trưởng phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện (Phó ban phòng chống
bão lũ huyện), Chủ tịch UBND xã Tây Phong, 1 cán bộ phụ
trách địa chính xã, 1 cán bộ khuyến nông xã, Chủ tịch hội phụ
nữ xã, Chủ tịch hội nông dân xã và 10 trưởng xóm đại diện cho
10 xóm trong xã.
Cách thức phỏng vấn: i) Đối với Trưởng phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện (Phó ban phòng chống lũ
bão huyện), Chủ tịch UBND xã Tây Phong, chúng tôi tiến hành
phỏng vấn trực tiếp bằng các bảng hỏi (phụ lục 4). ii) Đối với
các thành viên còn lại được mời tới UBND xã Tây Phong để
phỏng vấn trực tiếp theo danh mục câu hỏi (phụ lục 5).
Phương pháp phân tích thông tin
Để tổng hợp và phân tích thông tin chúng tôi đã sử dụng các
pháp và công cụ theo bảng sau:
Bảng 2.2: Phƣơng pháp/các công cụ phân tích trong nghiên cứu
Phƣơng
pháp/công
cụ phân
tích thông
tin
Mục đích sử
dụng
Cách làm
Đối tƣợng
tham gia
Phương
pháp
thống kê
đơn giản,
số trung
bình
Để tổng hợp
số liệu như
nhiệt độ,
lượng mưa
trung bình, tỷ
lệ hộ nghèo,
thu nhập bình
quân/đầu
người/năm….
- Sau khi thu thập
số liệu sử dụng
bảng tính Excel và
đồ thị biểu diễn
- …
Cán bộ văn
thư xã Tây
Phong, cán bộ
trạm quan trắc
khí tượng
thành phố Hòa
Bình
Biểu đồ
lịch sử
Để thu thập
thời gian, tần
suất xuất hiện
của các hiện
tượng khí hậu
cực đoan và
tác động
- Tại xã: Biểu đồ
lịch sử được các
trưởng xóm điền
các thông tin vào
bảng theo hướng
dẫn
- Tại các xóm: Các
hộ dân được chia
làm 3 nhóm ngẫu
nhiên, các hộ thảo
luận và điền thông
tin vào bảng có sẵn
(sau khi có kết quả
tại xã biểu đồ lịch
sử được so sánh
với với biểu đồ
của các hộ dân nếu
có khác nhau cần
kiểm tra lại thông
tin)
Cán bộ phụ
nữ, hội nông
dân, cán bộ
địa chính, 10
trưởng xóm,
hộ dân
Lịch mùa
vụ
Để thu thập
thời gian gieo
trồng của lúa,
mía, cây vụ
đông
Làm như biểu đồ
lịch sử
Cán bộ phụ
nữ, hội nông
dân, cán bộ
địa chính, 10
trưởng xóm,
hộ dân
Bảng xếp
hạng, đánh
giá theo
ma trận
Đánh giá mức
độ ảnh hưởng
của các hiện
tượng cực
đoan tới sinh
kế của hộ
Làm như biểu đồ
lịch sử
Cán bộ phụ
nữ, hội nông
dân, cán bộ
địa chính, 10
trưởng xóm,
hộ dân
nghèo
Phân tích
SWOT
Phân tích điểm
mạnh, điểm
yếu của chính
quyền địa
phương, cộng
đồng, hộ
nghèo trong
việc thích với
các hiện tượng
khí hậu cực
đoan
Sử dụng câu hỏi
mở để phỏng vấn
các hộ và cán bộ
địa phương về
điểm mạnh, điểm
yếu trong kinh
nghiệm thích ứng
với các hiện tượng
khí hậu cực đoan
Cán bộ phụ
nữ, hội nông
dân, cán bộ
địa chính, 10
trưởng xóm,
hộ dân
Các khó khăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu
- Số liệu trong báo cáo của xã, huyện có chỗ chưa thống nhất, thiếu thông tin, đặc biệt là
các hiện tượng khí hậu cực đoan
- Nghiên cứu còn thiếu thời gian, nguồn lực…
- Tiếp cận nguồn thông tin còn hạn chế
2.3.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định đặc điểm khí hậu của trong vùng nghiên cứu, đặc biệt tập trung vào các hiện
tượng khí hậu cực đoan cũng như tác động của chúng;
- Phân tích đánh giá sinh kế của cộng đồng địa phương, đặc biệt liên quan đến sản xuất
nông nghiệp và chăn nuôi;
- Phân tích đánh giá tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan lên sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là thiệt hại lên cộng đồng địa phương và ảnh hưởng đến phát triển sinh
kế;
- Phân tích năng lực thích ứng của hộ nghèo tập trung vào năng lực tài chính và năng lực
trình độ dựa trên quan điểm phát triển sinh kế bền vững;
- Phân tích năng lực thích ứng của cộng đồng tập trung vào năng lực tài chính và cách
thức hỗ trợ hộ nghèo;
- Đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của hộ nghèo để nâng cao sinh kế dựa
vào cộng đồng.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm khí hậu và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan
3.1.1. Nhiệt độ, lượng mưa
Hiện nay, tại địa điểm nghiên cứu không có trạm quan trắc khí tượng do đó chúng tôi
xem xét sử dụng số liệu trạm khí tượng gần với điểm điểm nghiên cứu nhất và có đặc
điểm khí hậu tương đồng. trạm khí tượng thành phố Hòa Bình là phù hợp vì trạm khí
tượng này gần với địa điểm nghiên cứu nhất (khoảng 23 km về phía Tây Bắc), đặc biệt là
có sự tương đồng về đặc điểm khí hậu. Chính vì vậy chúng tôi quyết định sử dụng số liệu
quan trắc tại trạm quan trắc khí tượng thành phố Hòa Bình từ năm 1985 đến nay.
Nhiệt độ
Nghiên cứu về nhiệt độ, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu nhiệt độ trung bình hàng
năm từ 1985 đến nay của thành phố Hòa Bình để biết được diễn biến trong 25 năm qua,
kết quả thể hiện bảng phụ lục 1 và được biểu diễn dưới dạng đồ thị (hình 3.1)
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn
nhiệt độ trung bình hàng
năm
(Nguồn: Trung tâm khí tượng
thủy văn TP Hòa Bình)
Qua Hình 3.1, cho thấy nhiệt độ trung bình năm trong 25 năm qua có những biến động
tăng dần qua từng năm giao động từ 22,50C đến 24,50C. Phương trình biểu diễn nhiệt độ
trung bình hàng năm (từ 1985 đến nay) như sau
y = 0.0228x + 23.451 (R
2
= 0.1478)
Qua phương trình và đồ thị cho thấy, sự biến động của nhiệt độ trung bình năm tại
thành phố Hòa Bình phù hợp với xu thế biến động nhiệt độ trung bình năm của 90 năm
(1990 -2001) tại vùng Tây Bắc của Nguyễn Đức Ngữ (2008)
Tần suất xuất hiện nhiệt độ cao trên 39
0
C - 40
0
C là 12 lần/26 năm đặc biệt từ năm
2005 đến nay xuất hiện nhiều hơn. Nhiệt độ thấp nhất dưới 10
0
C hầu như năm nào cũng
xuất hiện 24lần/26 năm, nhiệt độ thấp này có ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng phát triển
của cây trồng vật nuôi.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), nhiệt độ có tác dụng đến tốc độ sinh trưởng của cây
lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20-30
0
C), nhiệt độ càng tăng
cây lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 40
0
C hoặc dưới 17
0
C, cây lúa tăng trưởng
chậm lại. Dưới 13
0
C cây lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài 1 tuần cây lúa sẽ chết. Đặt
biệt ở giai đoạn mạ, nhiệt độ thấp làm giảm hoặc ngưng hẳn sự nẩy mầm của hạt, làm mạ
chậm phát triển, cây mạ ốm yếu, bị lùn, lá bị mất màu.
Đối với mía, nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mía là 15-260C.
Giống mía nhiệt đới sinh trưởng chậm khi nhiệt độ dưới 210C và ngừng sinh trưởng khi
nhiệt độ 130C và dưới 50C thì cây sẽ chết, ở thời kì nảy mầm mía cần nhiệt độ trên 150C
tốt nhất là từ 260C - 330C. Mía nảy mầm kém ở nhiệt độ dưới 150C và trên 400C
Nhiệt độ thấp kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn tới gia súc bị chết rét, năm 2008 xã
Tây Phong chết 37 con trâu bò (UBND xã Tây Phong, 2008). Theo số liệu thống kê từ
năm 2000 đến nay cho thấy, số ngày có nhiệt độ thấp dưới 150C, đặc biệt nhiệt độ dưới
100C có diễn biến tăng dần, kết quả được thể hiện qua Hình 3.2 và Hình 3.3
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn số
ngày có nhiệt độ < 15
0
C
(Nguồn: Trung tâm khí tượng
thủy văn TP Hòa Bình)
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn số
ngày có nhiệt độ < 10
0
C
(Nguồn: Trung tâm khí tượng
thủy văn TP Hòa Bình)
Qua Hình 3.2 và Hình 3.3 thấy rằng, số ngày rét đậm rét hại có diễn biến tăng dần
với cường độ khắc nghiệt hơn, phương trình diễn số ngày có nhiệt độ <150C có dạng:
y = 0.8497x + 4.2273 (R2 = 0.3508)
y = 0.0228x + 23.451
R
2
= 0.1478
21.5
22.0
22.5
23.0
23.5
24.0
24.5
25.0
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Năm
Nhiệt độ (độ C)
Nhiệt độ TB năm Linear (Nhiệt độ TB năm)
y = 0.8497x + 4.2273
R
2
= 0.3508
0
5
10
15
20
25
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Năm
Số ngày
Số ngày có nhiệt độ <15 độ C Linear (Số ngày có nhiệt độ <15 độ C)
y = 0.4545x + 2.2121
R
2
= 0.1721
0
2
4
6
8
10
12
14
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Năm
Số ngày
Số ngày có nhiệt độ < 10 độ C Linear (Số ngày có nhiệt độ < 10 độ C)
Phương trình diễn biến số ngày có nhiệt độ <10 0C có dạng:
y = 0.4545x + 2.2121 (R2= 0.1721)
Từ những kết quả trên cho thấy, nhiệt độ thấp trong năm kéo dài (rét đậm, rét hại) ảnh
hưởng không nhỏ tới sinh trưởng phát triển cây trồng vật nuôi, chúng góp phần làm giảm
năng suất, chất lượng cây trồng, làm chết gia súc làm giảm thu nhập của cộng đồng đặc biệt
là hộ nghèo, làm cho họ khó khăn hơn, dễ bị tổn thương hơn (tài lực, vật lực). Kết quả quan
trắc này cũng phù hợp với thông tin thu được từ cộng đồng tham khảo (bảng 3.5)
Lượng mưa
Lượng mưa là yếu tố khí hậu quan trọng, nó phản ánh các hiện tượng khí hậu cực
đoan như hạn hán, mưa lũ trong năm. Kết quả lượng mưa từ năm 1985 đến nay được thể
hiện phụ lục 2 và diễn biến lượng mưa trung bình hàng năm được thể hiện qua đồ thị sau
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn
lƣợng mƣa trung bình hàng
năm
(Nguồn: Trung tâm khí tượng
thủy văn TP Hòa Bình)
Qua Hình 3.4 ta thấy, diễn biến lượng mưa từ 1985 đến nay có chiều hướng ổn định, có
dạng phương trình: Y = 2.881x + 1777.4 (R2 = 0.004). Diễn biến này phù hợp với xu thế
lượng mưa trung bình năm của 90 năm (1990 - 2001) tại vùng Tây Bắc của Nguyễn Đức
Ngữ (2008). Nhưng từ năm 2005 đến nay lượng mưa trung bình có diễn biến giảm so với
giai đoạn trước đó.
Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn số
tháng có lƣợng mƣa <150
mm
(Nguồn: Trung tâm khí tượng
thủy văn TP Hòa Bình)
Qua Hình 3.5 cho thấy, số tháng có lượng mưa thấp hơn 150 mm tăng rõ rệt qua các năm
diễn biến tăng dần các tháng được thể hiện qua phương trình:
y = 0.0274x + 2.3231 (R2 = 0.0508)
Qua kết quả này cho thấy rằng, tình hình hạn hán ở đây có chiều hướng tăng lên cả về
thời gian và cường độ, kết quả này cũng phù hợp với kết quả điều tra thực địa tại xã Tây
Phong nó làm thay đổi lịch thời vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, ảnh hưởng năng suất, chất
lượng, diện tích cây trồng như cây lúa, nó tác động mạnh mẽ tới nguồn sinh kế của cộng
đồng đặc biệt là hộ nghèo là hộ dễ bị tổn thương.
3.1.2. Các hiện tượng khí hậu cực đoan
Thông qua khảo sát tại cộng đồng kết hợp với thu thập số liệu từ các báo cáo phát triển
kinh tế xã hội của xã Tây Phong và báo cáo phòng chống bão lũ của huyện Cao Phong (từ
năm 2004 đến nay) thấy rằng, các hiện tượng khí hậu cực đoan do tác động của biến đổi
khí hậu ở đây chủ yếu là các hiện tượng mưa lũ, hạn hán, rét đậm rét hại và mưa đá. Các
hiện tượng này có những biến đổi bất thường có nhiều thay đổi, chúng tác động không nhỏ
tới sinh kế của người dân đặc biệt là hộ nghèo. Hạn hán là hiện tượng khí hậu cực đoan gây
y = 2.881x + 1777.4
R
2
= 0.004
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
1985
1987
1989
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2003
2005
2007
2009
2011
Năm
Lượng mưa (mm)
T. lượng mưa TB năm Linear (T. lượng mưa TB năm)
y = 0.0274x + 2.3231
R
2
= 0.0508
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
1985
1987
1989
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2003
2005
2007
2009
Năm
Số tháng
Số tháng có lượng mưa <150 mm Linear (Số tháng có lượng mưa <150 mm)
hại lớn nhất với tần suất tăng hơn so với 5 năm trước 2-4 lần/năm tiếp đó là mưa lũ với 1- 3
lần/năm. Bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia và sử dụng công cụ
biểu đồ lịch sử kết hợp với phỏng vấn bán cấu trúc, chúng tôi đã tìm hiểu về các hiện tượng
khí hậu cực đoan trong thời gian là 25 năm qua và các tác động của chúng tới cộng đồng
đặc biệt là hộ nghèo
Qua kết quả nghiên cứu tại cộng đồng kết hợp với kết quả phân tích số liệu quan trắc
cho thấy các hiện tượng khí hậu cực đoan ở đây chủ yếu là hạn hán, rét đậm rét hại và mưa
lũ, chúng xuất hiện nhiều hơn, khắc nghiệt hơn ảnh hưởng tới cộng đồng đặc biệt là hộ
nghèo như: năng suất cây trồng giảm, gia súc chết rét dẫn tới số tháng thiếu ăn tăng lên.
3.2. Các nguồn sinh kế của cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo
Thông qua phỏng vấn tại cộng đồng (90 hộ nghèo, 10 cán bộ thôn, 5 cán xã, 1 cán
bộ huyện) và khảo sát thực địa chúng tôi thấy rằng nguồn sinh kế của cộng đồng nói chung
và hộ nghèo nói riêng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt là chính.
Bảng 3.1: Nguồn sinh kế
Nguồn sinh kế
Đơn vị
tính
Trung bình
toàn xã
Hộ
nghèo
Tổng thu nhập
bình quân trên
đầu ngƣời
Đồng/ngư
ời/năm
9.000.000
2.000.00
0 -
2.500.00
0
Trồng trọt
%
75
85
o Lúa
%
15
25
o Ngô
%
5
10
o Mía
%
53
50
o Khác
%
2
0
Chăn nuôi
%
20
10
o Chăn nuôi
lợn
%
13
7
o Chăn nuôi
gia cầm
%
5
3
o Chăn nuôi
gia súc
%
2
0
Lâm nghiệp
%
4
0
Dịch vụ thƣơng
mại
%
Khác
%
1
5
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)
Qua bảng bảng 3.4 cho thấy, nguồn sinh kế của cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo
chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp chiếm 95%, trong đó trồng trọt chiếm 75-85%, chăn
nuôi chiếm 10-20%. Hộ nghèo có thu nhập thấp hơn với thu nhập chung toàn xã chỉ đạt
2.000.000 – 2.500.000 đồng/người/năm, qua điều tra cho thấy hộ nghèo cũng có nguồn
lực hạn chế như: thiếu đất canh tác, thiếu sức kéo, thiếu phương tiện đi lại, tiếp cận thông
tin kém
3.3. Tác động của các hiện tƣợng khí hậu cực đoan tới sinh kế của hộ nghèo
Qua phỏng vấn trực tiếp kết hợp với thảo luận nhóm các hộ nghèo về mức độ và
tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ
nghèo, kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp đánh giá mức độ và tác động của các hiện tƣợng khí hậu cực đoan tới
nông nghiệp của hộ nghèo
Đối
tƣợng
bị tác
động
Các hiện tƣợng khí hậu cực đoan
Hạn hán
Mƣa lũ
Rét đậm, rét
hại
Mức
độ tác
động
Các
tác động
Mức
độ
tác
động
Các
tác động
Mức
độ tác
động
Các
tác
động
Lúa
Mức
độ cao
Giảm diện tích
lúa
- Giảm năng
suất
- Sâu bệnh
tăng
Mức độ
cao
- Mất
trắng
- Giảm
năng suất
Mức
độ
trung
bình
Tăng
chi
phí
Ngô
Mức
độ
trung
bình
Giảm năng
suất
Mức độ
thấp
Mức
độ thấp
Mía
Mức
độ
trung
bình
Làm chết mía
ở giai đoạn
trồng
Mức độ
cao
Mất
trắng
Giảm
năng suất
Mức
độ
trung
bình
Tăng
chi
phí
CN
lợn
Mức
độ thấp
Mức độ
thấp
Mức
độ
trung
bình
CN
gia
cầm
Mức
độ thấp
Mức độ
thấp
Mức
độ
trung
bình
CN
gia
súc
Mức
độ thấp
Mức độ
thấp
Mức
độ cao
Làm
chết
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)
Thông qua các cuộc họp với các hộ nghèo, chúng tôi đã tiến hành xây dựng và
thống nhất người dân trên địa bàn nghiên cứu các tiêu chí đánh giá tác động của các hiện
tượng khí hậu cực đoan với 100% số người đồng ý cụ thể như sau: Mức độ tác động cao
là mức làm mất trắng 1000 m
2
/năm/hộ trở lên, giảm diện tích, giảm năng suất từ 30% trở
lên đối với cây trồng, làm chết 2 con trâu trở lên/năm/hộ đối với vật nuôi. Mức độ tác
động trung bình là mức làm mất trắng từ 200-1000 m
2
/năm/hộ, giảm diện tích, giảm năng
suất từ 20-30% đối với cây trồng, làm chết 1 con trâu/năm/hộ đối với vật nuôi. Mức độ
tác động thấp là mức làm mất trắng dưới 200 m
2
/năm/hộ, giảm diện tích, giảm năng suất
dưới 10% đối với cây trồng. Qua bảng trên ta thấy rằng, hạn hán và mưa lũ là hai hiện
tượng khí hậu cực đoan tác động lớn nhất tới sinh kế của hộ nghèo. Hạn hán tác động tới
trồng lúa ở mức độ cao làm giảm năng suất, giảm diện tích, góp phần gia tăng sâu bệnh.
Đối với ngô và mía, hạn hán tác động ở mức trung bình làm giảm năng suất đối với ngô,
làm chết mía ở giai đoạn trồng. Đối với chăn nuôi, tác động là không đáng kể. Mưa lũ
cũng tác động rất lớn tới cây trồng đặc biệt là lúa và mía, chúng làm mất trắng, giảm
năng suất, giảm giá trị. Đối với chăn nuôi, mưa lũ chỉ có tác động rất nhỏ. Bên cạnh hạn
hán và mưa lũ, rét đậm rét hại cũng tác động rất lớn tới sản xuất nông nghiệp của hộ dân
trong đó chăn nuôi làm chết rất nhiều gia súc lớn, trồng lúa và trồng mía bị tác động ở
mức trung bình cụ thể làm tăng chi phí đầu vào sản suất như gieo mạ nhiều lần, trồng lại
mía…
Không những gây thiệt hại trực tiếp tới nguồn thu nhập của bà con, các hiện tượng khí
hậu cực đoan còn tác động tới tập quán canh tác, thay đổi lịch thời vụ ảnh hưởng không
nhỏ tới năng suất, chất lượng cây trồng. Qua điều tra cho thấy trong những năm trở lại
đây lịch thời vụ bị dịch chuyển do các hiện tượng khí hậu đặc biệt là hạn hán từ 1 – 1,5
tháng. Sự dịch chuyển này là rất bất lợi cho cây trồng đặc biệt là trồng lúa, nó làm giảm
năng suất, gia tăng sâu bệnh…Điều đặc biệt hơn nữa là bà con bị mất một vụ đông do
không thể cấy sớm hơn dự kiến, như vậy thu nhập của bà con giảm xuống rõ rệt (ước tính
khoảng 20% thu nhập so với trước đó).
Như đã phân tích ở trên kết hợp với kết quả thu được từ bảng 3.8 và 3.9 cho thấy, các
hiện tượng thời tiết cực đoan đặc biệt là hạn hán ảnh hưởng rất rõ rệt tới sinh kế của cộng
đồng đặc biệt là hộ nghèo: năng suất lúa giảm 10-30% so với trước khi xuất hiện, năng
suất ngô giảm từ 45 tạ/ha đầu năm 2009 xuống còn 35 tạ/ha 6 tháng cuối năm 2009
(UBND xã Tây Phong, 2009). Bên cạnh đó lịch thời vụ bị thay đổi, cây trồng không được
gieo trồng đúng thời vụ đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sâu bệnh gây hại ngày càng
nhiều (dịch Rầy gây hại lúa, 2010, bệnh vàng lùn sọc đen hại lúa 2009, 2010). Đặc biệt
nghiêm trọng hơn là diện tích lúa chuyển đổi sang trồng mía là rất lớn: năm 2004 là 157,3
ha đến năm 2009 chỉ còn 56,5 ha (UBND xã Tây Phong, 2009).
Qua hình trên ta thấy, diện tích lúa giảm là do 2 nguyên nhân chính: i) hạn hán kéo
dài không có nước để trồng lúa trên các diện tích ruộng bậc thang vốn dĩ mất nước rất
nhanh, ii) mía trong mấy năm gần đây được giá so với các cây trồng khác mặc dù đầu tư
lớn nhưng người dân vẫn chọn cây mía làm cây để sản xuất.
Như chúng ta cũng biết, lúa là cây trồng cung cấp lương thực cho người dân đặc biệt là
hộ nghèo mặc dù trồng lúa không mang lại kinh tế cao nhưng nó lại có ý nghĩa rất lớn về
mặt an toàn lương thực, an sinh xã hội. Qua phỏng vấn các hộ dân thấy rằng, 100% các
hộ đều trả lời nếu có đủ nước sẽ tiếp tục trồng lúa để đảm bảo lương thực. Mía là cây
trồng mang lại lợi nhuận cao hơn một số cây trồng khác khi thị trường ổn định bán được
giá cao, nhưng nếu rớt giá thì nông dân gặp rất nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, đầu tư cho mía
là gánh nặng đối với các hộ nghèo (gấp 6-7 lần so với trồng lúa) và đây cũng là nguy cơ
tiềm ẩn gây ra những tổn thương khi mất mùa hay rớt giá. Mía là cây trồng gây hại cho
đất: cứ 2 năm trồng mía thì phải cho đất nghỉ một năm (phỏng vấn hộ dân), cây mía cũng
là cây trồng yêu cầu đầu tư phân bón hóa học cao, cần sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực
vật, nếu không có biện pháp canh tác hợp lý sẽ gây tác động nguy hại tới môi trường đặc
biệt là môi trường đất.
Dầu tư cho sản xuất mía gấp 6-7 lần trồng lúa nhưng lợi nhuận thu được trên cùng một
đơn vị diện tích cùng một thời gian chỉ gấp 2 lần trồng lúa. Điều này minh chứng rằng
diện tích lúa giảm không chỉ bởi trồng mía thu được nhiều lợi nhuận.
Như vậy, hạn hán là nguyên nhân lớn dẫn tới diện thích lúa giảm, ảnh hưởng tới an
ninh lương thực và an sinh xã hội. Điều này phù hợp với kết quả điều tra: hộ nghèo là đối
tượng chịu tác động lớn nhất bởi những hiện tượng khí hậu cực đoan và được thể hệ qua
bảng sau:
Bảng 3.3: Bảng xếp hạng loại hộ bị ảnh hƣởng bởi các hiện tƣợng khí hậu cực đoan
Loại hộ
Khá
Trung bình
Nghèo
Xếp hạng
3
2
1
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa xã Tây Phong, 2011)
Qua bảng trên cho thấy, hộ nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các hiện tượng khí hậu cực
đoan tương ứng với số 1, các hộ trung bình bị ảnh hưởng ít hơn tương ứng với số 2, các hộ khá
bị ảnh hưởng ít nhất tương ứng với số 3.
Bằng phương pháp vẽ bản đồ và phương pháp cho điểm đánh giá mức độ tổn thương
do tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu thấy
rằng, các xóm có tỷ lệ hộ nghèo cao cũng là những nơi bị ảnh hưởng lớn do các hiện
tượng khí hậu cực đoan, duy chỉ có 2 xóm Chao và xóm Khạ có tỷ lệ hộ nghèo cao mà
không bị ảnh hưởng nhiều do các hiện tượng khí hậu cực đoan. Qua khảo sát thực tế thấy
rằng, 2 xóm này có địa hình cao, giáp với núi đá nên diện tích trồng trọt ít và gần nguồn
nước hơn, ít bị ảnh hưởng bởi hạn hán và mưa lũ.
3.4. Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu
3.4.1 Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương
Hiện nay, tỉnh Hòa Bình nói chung, huyện Cao Phong nói riêng chưa có bộ phận phụ
trách việc phòng chống hay thích ứng với BĐKH mà các hoạt động dựa vào ban phòng
chống lũ bão ở các cấp từ tỉnh tới xã.
Năng lực nhân lực:
Cấp huyện: Chủ tịch UBND huyện là Trưởng ban phòng chống bão lũ huyện, Phó ban
là các phó chủ tịch UBND huyện và Trưởng phòng NN&PTNT là phó ban trường trực,
Ủy viên là trưởng các phòng ban ngành trong toàn huyện, chủ tịch UBND các xã, thị
trấn.
Cấp xã: Trưởng ban là Chủ tịch UBND xã, Ủy viên gồm xã đội trưởng, công an xã,
đoàn thanh niên, trưởng xóm các thôn, đại diện phụ nữ xã
Cấp thôn: Trưởng ban là Trưởng thôn, Ủy viên gồm công an viên thôn, chi hội trưởng hội
nông dân, đoàn thanh niên, đại diện hội phụ nữ, đại diện hội cựu chiến binh thôn.
Năng lực tài chính:
Cấp huyện: Theo cán bộ NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết, huyện được hỗ trợ
90 triệu đồng/năm từ vốn ngân sách nhà nước phục vụ cho công tác phòng chống bão lũ
để mua các dụng cụ như: quốc, xẻng, bao tải, đèn pin, quần áo bảo hộ lao động, công trực
phòng chống lũ bão…
Cấp xã, thôn: Hiện nay, ở cấp xã chưa có kinh phí phân bổ phục phục vụ cho công tác
phòng chống bão lũ.
Năng lực chuyên môn