Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Một số mẹo nhỏ giúp học sinh tập trung hơn trong giờ làm bài tập đọc hiểu tiếng Anh lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.93 KB, 5 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:…………….
1. Tên sáng kiến:
Một số mẹo nhỏ giúp học sinh tập trung hơn trong giờ làm bài tập đọc
hiểu tiếng Anh lớp 12
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Chuyên môn bộ môn Tiếng Anh lớp 12
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1.

Tình trạng giải pháp đã biết

Đọc hiểu là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong việc học một ngôn ngữ
nói chung và tiếng Anh nói riêng. Đáng chú ý là kỹ năng này thường chiếm khoảng
30 - 40% điểm số bài thi trong kì thi trung học phổ thơng quốc gia trong những
năm gần đây. Do đó, ngồi việc trang bị kiến thức thì việc giúp học sinh rèn luyện
kỹ năng làm bài đọc hiểu tiếng Anh là một việc làm hết sức cần thiết đối với học
sinh lớp 12.
Tuy nhiên, với các giải pháp dạy đọc hiểu trước đây đối với học sinh trung
bình, yếu thì giờ học đọc hiểu là một cực hình và hầu như khơng muốn tập trung
làm bài vì em cho là bài đọc q sức hiểu biết của các em. Chính vì vậy dù giáo
viên có truyền đạt hết các thủ thuật, các kỹ năng cơ bản hoặc thậm chí các “chiêu”
đề làm bài đọc hiểu có hiệu quả thì các em dường như vẫn phớt lờ, khơng muốn
tiếp thu. Chính vì vậy kết quả bài tập đọc hiểu chưa được cải thiện.
Do đó, trước khi dạy cho các em các thủ thuật làm bài đọc hiểu thì tơi sử
dụng một vài mẹo nhỏ dưới đây để “lôi kéo” các em cuốn vào các hoạt động của
mình theo phương pháp ESA (engage – study – activate) để giúp cho giờ học có
hiệu quả hơn.
3.2.



Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

- Mục đích của giải pháp là giúp học sinh tập trung và làm bài tập đọc hiểu
với tinh thần tự nguyện.
- Nội dung giải pháp:
Tính mới của giải pháp:
Một là, học sinh thấy rõ được việc mình phải cố gắng đọc bài đọc hiểu nào
đó vì lý do gì, nhằm đạt được mục đích gì.
1


Hai là, để đạt được mục tiêu đề ra thì học sinh cố gắng xoay sở và có thể áp
dụng nhiều thủ thuật làm bài đọc hiểu mà không cần giáo viên phải nhồi nhét, áp
đặt như trước đây.
Các giải pháp thực hiện:
3.2.1. Khiêu gợi sự tò mò của học sinh
Với giải pháp này học sinh sẽ đọc bài với tâm thế là đọc để giải đáp thắc
mắc của cá nhân hoặc đọc để tìm chứng cớ chứng minh với các bạn trong lớp là ý
kiến của mình là đúng, là hợp lý. Vì đọc để thoả mãn nhu cầu của bản thân nên các
em sẽ đọc bài một cách tự nguyện hơn, tập trung hơn.
Để thực hiện được giải pháp này thì trước khi lên lớp, giáo viên phải đọc
thật kỹ nội dung bài đọc và tìm thủ thuật/hoạt động vào bài phù hợp sao cho khơi
gợi được tính tò mò của học sinh.
Một vài hoạt động cụ thể:
- Hoạt động 1: liên hệ bản thân
Việc bắt đầu một bài học bằng việc nói về bản thân mình giúp học sinh thấy
nội dung bài học thật gần gũi, dễ hiểu và đơi khi nhận thấy “chính mình” trong các
bài đọc đó. Cụ thể:
Unit 2 – Cultural Diversity: bài đọc có nội dung trình bày quan điểm khác

nhau về tình yêu và hôn nhân của thanh niên người Mỹ và Châu Á, giáo viên vào
bài bằng cách cho học sinh xem hai bức ảnh. Thứ nhất là hình ảnh của một người
nam/nữ với diện mạo bên ngoài thật xinh đẹp nhưng tính cách thì cịn một vài điểm
chưa tốt như gia trưởng, lười biếng… (nam); khơng biết nấu ăn, nói nhiều, hay
ghen…(nữ). Thứ hai là hình ảnh của một người người nam/nữ với hình thức bên
ngồi khơng mấy nổi bật nhưng tình tình hiền lành, dễ chịu, vị tha, tốt bụng… Sau
đó, học sinh được đặt trong tình huống là phải chọn một trong hai là bạn đồng hành
suốt đời của mình thì các em sẽ chọn ai. Mỗi học sinh sẽ có lý lẽ riêng cho sự lựa
chọn của mình và giáo viên dựa vào đó mà khéo léo đưa các em đi vào bài đọc. Lúc
này thì học sinh đọc bài với mục đích rõ ràng là đi tìm xem có ai đồng quan điểm
với mình khơng.
- Hoạt động 2: vẽ tranh
Hoạt động này vừa kích thích sự tò mò vừa phát huy khả năng sáng tạo của
học sinh. Cụ thể:
Unit 8 – Life In The Future: bài đọc nói về đời sống trong tương lai của
hành tinh chúng ta theo hai trường phái bi quan và lạc quan. Đối với bài này thì học
sinh phải thực hiện yêu cầu ở nhà trước đó một tuần. Các em vẽ tranh theo chủ đề
“Theo em, tương lai cuộc sống trên hành tinh của chúng ta sẽ như thế nào?” Khơng
phải học sinh nào cũng biết vẽ hoặc thích vẽ nhưng giáo viên khuyến khích học
sinh mạnh dạn thể hiện suy nghĩ của mình qua tranh vẽ và có thể treo giải bằng
2


phần quà nhỏ hoặc điểm cộng cho vài bức tranh ấn tượng nhất chứ không phải đẹp
nhất. Và học sinh sẽ không biết bức tranh nào được chọn cho tới khi đọc xong bài
đọc. Như vậy học sinh sẽ hào hứng đọc bài để xem bức tranh của mình có liên quan
gì đến bài đọc khơng.
- Hoạt động 3: giải quyết tình huống
Hoạt động này khơng chỉ kích thích sự tị mị mà cịn giúp học sinh có thêm
cơ hội trao đổi với bạn bè về kỹ năng sống của bản thân. Cụ thể:

Unit 6 – Future Jobs: nội dung bài đọc nói về việc chuẩn bị và tham dự một
buổi phỏng vấn khi đi xin việc. Trước khi vào bài, học sinh được yêu cầu giải quyết
một số tình huống sau:
1/ Sáng nay em có một buổi phỏng vấn xin việc nhưng xe em bị hư trên
đường đi. Vậy em xử lý như thế nào?
2/ Vì đêm qua thức khuya để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn sáng nay nên
trong lúc phỏng vấn em có vẻ mệt mỏi và làm cho người phỏng vấn hiểu lầm là em
không hứng thú với công việc đang phỏng vấn. Em sẽ xử lý thế nào?
Học sinh có cơ hội thảo luận trong nhóm sau đó trình bày trước lớp. Trên
cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên sẽ hướng các em đọc bài để biết cách đề
phịng những tình huống không mong đợi xảy ra khi đi phỏng vấn.
- Hoạt động 4: so sánh
Dựa trên kiến thức nền của học sinh giáo viên có thể yêu cầu các em đọc
bài để tìm thơng tin so sánh với những gì em biết. Cụ thể:
Unit 12 – Water sports: nội dung bài đọc nói về mơn bóng nước – một mơn
thể thao gần giống với mơn bóng đá. Giáo viên có thể hỏi những câu hỏi về mơn
bóng đá. Ví dụ:
1/ mơn bóng đá được chơi ở đâu?
2/ có mấy người chơi trong một đội bóng?
3/ luật chơi?
4/ cách di chuyển bóng?...
Sau khi học sinh trả lời các câu hỏi trên thì giáo viên giới thiệu có một mơn
bóng được chơi gần giống như mơn bóng đá, em hãy đọc bài đọc và tìm những
điểm giống và khác nhau của hai mơn bóng này.
3.2.2. Khuyến khích bằng điểm số
Đây là giải pháp không mới nhưng áp dụng đúng lúc sẽ khiến các em hào
hứng, tham gia các hoạt động học tập tích cực hơn rất nhiều.

3



Ngồi các bài đọc trong chương trình thì cịn có các tiết bài tập rèn luyện
thêm kỹ năng đọc hiểu. Thường thì giáo viên cho các em làm thêm các bài đọc
trước khi các em làm các bài kiểm tra thường xun hoặc định kì. Do đó, giáo viên
thường khuyến khích các em làm bài tập và viết ra giấy nộp cho giáo viên để được
cộng từ 0,25 đến 1,0 điểm vào các bài kiểm tra. Các em có thể làm bài cá nhân
hoặc thảo luận theo cặp, nhóm tuỳ ý. Trong lúc làm bài các em có thể tranh thủ sự
giúp đỡ của tất cả các bạn trong lớp, của giáo viên và cũng như thoải mái sử dụng
từ điển in hoặc điện tử. Chính nhờ sự thoải mái và sự giúp đỡ từ nhiều phía, các em
cảm thấy tự tin hơn để làm bài với mục tiêu là giành được điểm cộng càng cao càng
tốt. Vì vậy hầu hết các em đều tích cực tham gia hoạt động học tập mà giáo viên
không cần phải nhắc nhở hay “la hét” như các tiết khác.
3. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Trong năm học này tôi được phân công giảng dạy môn Tiếng Anh 3 lớp 12
cơ bản với trình độ tương đương nhau và hầu hết đều đạt điểm số trung bình bộ
mơn ở năm học trước.
Ngồi ra giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả học sinh khối 12 trong
trường cũng như nhân rộng ra để áp dụng thực hiện ở một số trường phổ thơng
trong huyện có trình độ học sinh tương đương.
3. 4. Hiệu quả thu được và dự kiến thu được sau khi áp dụng giải pháp
Thống kê điểm kiểm tra định kì học kì một:
Lớp

Lần 1

Lần 2

<5.0

> 5.0


<5.0

> 5.0

12C1 (34hs)

25
73.53%

9
26.47%

22
64.71%

12
35.29%

12C2 (34hs)

25
73.53%

9
26.47%

20
58.82%


14
41.18%

12C3 (34hs)

29
85.29%

5
14.71%

14
41.18%

20
58.82%

Nhìn vào bảng thống kê thì chất lượng có tăng nhưng khơng đáng kể vì thật
ra điểm đọc hiểu chỉ chiếm 25% trong các bài kiểm tra định kì. Tuy nhiên cũng
phản ánh được phần nào sự nỗ lực của học sinh.
Vì mục đích của giải pháp là giúp học sinh tập trung hơn trong giờ học đọc
hiểu và đọc bài một cách tự nguyện nên giáo viên theo dõi thái độ học tập của học
sinh thông qua nhật kí dạy học. Thơng qua nhật kí, giải pháp mang lại một số hiệu
quả tích cực như sau:
4


Thứ nhất, hơn 80% (so với đầu năm khoảng 50%) học sinh các lớp sẵn
sàng tham gia các hoạt động học tập trong các giờ học đọc hiểu.
Thứ hai, hơn 50% (so với đầu năm khoảng 20%) học sinh mỗi lớp tích cực

làm bài tập đọc hiểu.
Thứ ba, hầu như khơng cịn học sinh ngủ gật trong giờ đọc hiểu (so với đầu
năm thường có 2-3 học sinh/lớp).
Như vậy có thể thấy rõ nhờ các giải pháp nêu trên mà thái độ học tập của
học sinh có thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực. Một khi các em sẵn sàng đón nhận
các hoạt động học tập, sẵn sàng hợp tác thì giáo viên dễ dàng “tung chiêu” để tổ
chức các hoạt động học tập tích cực, cũng như áp dụng các thủ thuật, các phương
pháp dạy học tích cực mà khơng sợ phải làm việc một mình.
3.5. Tài liệu kèm theo: 05 bản mô tả sáng kiến
Bến Tre, ngày 15 tháng 3 năm 2019

5



×