Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tieng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.54 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>A. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>
<b>1. Lý do chọn đề tài</b>


Quá trình hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức cơ bản về
Tiếng Anh là quá trình thành lập các kỹ năng: Nghe – nói - đọc - viết, trên cơ
sở các hoạt động giao tiếp có mục đích. Các hoạt động kỹ năng này được rèn
luyện ngay từ đầu chương trình, đầu cấp lớp 6 để làm cơ sở nền tảng cho
những năm về sau.


Thực trạng việc dạy ngoại ngữ ở trường Trung học cơ sở đặc biệt đối với
học sinh lớp 6, bộ môn Tiếng anh hồn tồn mới lạ, điều kiện mơi trường giao
tiếp còn hạn chế. Hơn nữa nhiều năm trước đây việc dạy ngoại ngữ thường là
dạy “chay”, thiết bị dạy thiếu nhiều, ngoài sách giáo khoa và một số bộ tranh
gây tình huống giao tiếp. Giáo viên và học sinh khơng có thiết bị phương tiện
nào khác, vì vậy trong việc dạy giáo viên chưa thể hiện được vai trò tổ chức
hướng dẫn của người thầy và vai trò chủ động tích cực của học sinh khơng
được đề cao, coi trọng, dẫn đến đôi khi giáo viên làm việc quá nhiều, giảng
giải lien mien, thậm chí làm thay cả hoạt động học sinh, cịn học sinh thì tiếp
thu bài một cách thụ động, ỷ lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

từng chủ điểm của các bài học, tổ chức các hoạt động xen kẻ tiết học cho phù
hợp hơn, giúp các em chủ động tiếp thu bài. Một lý do nữa cũng không kém
phần quan trọng là: thông qua các hoạt động giáo viên có thể quan sát các
phản ứng, tính cách ưu điểm của nhiều học sinh trong lớp để kịp thời phát huy
giáo dục, uốn nắn đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài “Thiết kế các hoạt động trò
chơi trong tiết dạy Tiếng anh lớp 6”.


<b>2. Nội dung và phạm vi của vấn đề</b>


Chương trình Tiếng anh lớp 6 cải cách hiện nay đượcbiên soạn theo quan
điểm chủ điểm làm cơ sở xây dựng nội dung, việc lựa chọn ngữ liệu các hoạt


động được chi phối bởi nội dung, chủ điểm và được xuất hiện tự nhiên theo
chủ đề tình huống. Mỗi đơn vị bài học có thể bắt đầu bằng một bài nghe hiểu,
đọc hiểu hay một hình thức nào đó, tuy nhiên tiến trình chung cho mỗi tiết
dạy thường theo trình tự sau:


1. Khởi động/kiểm tra (Warmer – checkup)
2. Giới thiệu chủ đề - ngữ liệu (Presentation)
3. Luyện tập (Practice)


4. Tóm tắt trọng tâm của bài (Summary)
5. Dặn dị về nhà (Home work)


Sau đây tơi xin trình bày một số kế hoạch hoạt động giúp học sinh tiếp
thu bài học Tiếng anh một cách chủ động và hiệu quả hơn thong qua các tiến
trình chung cho mỗi tiết dạy.


<b>3. Tài liệu tham khảo</b>


Những hoạt động trò chơi được trình bày trong đề tài này được chọn lọc
dựa trên đề tài sang kiến kinh nghiệm của bản thân tôi đã đạt được ở những
năm học trước cùng với q trình giảng dạy, tích luỹ trong các đợt tập huấn
thay sách giáo khoa ở các lớp 6,7,8,9 tại trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai
cũng như việc học hỏi trao đổi ở các bạn đồng nghiệp và việc nghiên cứu ở
các tài liệu tham khảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

2. Sách hướng dẫn dạy Tiếng anh lớp 6 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Sách đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ sở của
phó giáo sư Trần Kiều (Viện khoa học Giáo dục 1999).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>



<b>1. Một số hoạt động được thiết kế cho bước “Warmer - checkup”</b>
Trước kia tiến trình đầu tiên cho mỗi tiết học thơng thường giáo viên chỉ
dừng ở mức độ chào, hỏi và kiểm tra bài cũ (greeting and rool call). Tuy
nhiên để tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái và hưng phấn với tiết học
phần “Warmer” có tác dụng rất lớn đối với các em, nó khơng những tạo ra
hưng phấn cho học sinh bắt đầu tiết học mới mà còn là một trong những hoạt
động kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới.


Mỗi hoạt động giáo viên đưa ra phải có sự lựa chọn sao cho phù hợp với
chủ đề, nội dung giữa bài cũ và bài mới. Nói chung có rất nhiều hoạt động
cho mỗi bài học sau đây tơi xin trình bày một số hoạt động mà tôi thường áp
dụng:


<b>1.1 Hangman</b>


Cách tiến hành: Chọn một từ cho học sinh biết, từ đó nói về… có bao
nhiêu “letter” bằng cách viết (-) thay cho một “Letter”


Ví dụ: Food:………


Ss – “a” giáo viên ghi ra ngồi (khơng có)
Ss – “d” giáo viên ghi ra ngồi (khơng có)


Cho đến khi kết thúc, giáo viên dùng từ đã tìm được để giới thiệu bài
mới (Ví dụ: Hơm nay chúng ta tìm hiểu thêm một số từ để nói về các món ăn)
hoặc dùng từ đã tìm được để ôn lại hoặc kiểm tra từ cũ đã học (brainstorm
around a word).


<b>1.2 Brainstorm around aword</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Sau đó giáo viên cùng học sinh ghi nhận xét đội nào ghi được nhiều từ
hơn, chính xác hơn (thắng điểm)


Ví dụ: Unit 10: Leson 5: C1 – C2


Sau khi thực hiện hoạt động “hangman” yêu cầu học sinh tìm ra
các từ có liên quan với “food”.


Noodles Fish


Vegetables Rice


Từ từ “Vegetables” tôi dẫn dắt và giới thiệu bài mới cho các em (Hơm
nay các em tìm hiểu thêm một số món ăn thuộc về rau quả mà các em thường
sử dụng hằng ngày).


Hoạt động trên có thể thực hiện theo cặp, nhóm, cả lớp và có thể áp dụng
cho các đơn vị bài học sau:


Unit 1: Lesson 5: Revision. ; Unit 6: Lesson 3: B2 – B2.
Unit 2: Lesson 5: C2 – C3. ; Unit 9: Lesson 4: B1.


Unit 3: Lesson 5: C1 – C2. , Unit 10: Lesson 5: C1 – C5.
Unit 4: Lesson 1: A1 – A2. ; Unit 12: Lesson 1: A1 – A3.
Unit 5: Lesson 1: A1. ; Unit 12: Lesson 6: C5 – C6.
Unit 5: Lesson 6: C2 – C3. ; Unit 13: Lesson 3: B1


Qua việc áp dụng hai hoạt động trên tôi đã được hiệu quả sau, học sinh
tham gia sôi nổi, hào hứng đồng thời tạo cho học sinh ôn lại từ mới đã học ở


bài trước. Bằng cách đưa vào từ ngữ cảnh để nhớ lâu hơn, ôn lại cách đánh
vần chữ cái dẫn dắt vào bài mới nhịp nhàng, logic, hơn nữa ít tốn thời gian
cho sự chuẩn bị bài của giáo viên cũng như thiết bị dạy học, đồng thời phát
huy tinh thần tập thể ở học sinh, tuy nhiên còn một số hạn chế là vẫn cịn có
một số học sinh lười nhác ỷ lại các bạn khá hơn trong nhóm của mình, việc
kiểm tra, ghi điểm, uốn nắn những học sinh yếu, lưòi chưa được chặt chẽ lắm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Hướng khắc phục: Giáo viên không nên thực hiện hoạt động “hangman”
một cách riêng biệt mà nên kết hợp với các hoạt động khác như: brainstorm,
around a word, organizing words. Thỉnh thoảng giáo viên nên đưa ra hoạt
động bằng cách (viết vào giấy nháp) giáo viên đi vòng quanh giám sát, kiểm
tra và có một số nhận xét, tuyên dương, phê bình ghi điểm, ở một số cá nhân
trước khi học sinh thực hiện hoạt động (Pubbic check).


<b>1.3 Cross word puzzles (hidden word) </b>


Giáo viên chuẩn bị flip chart trình bày (flip chart) lên bảng. Gợi ý từ thứ
mấy gồm mấy chữ cái nói về (có thể giải thích bằng Tiếng việt) học sinh đón
ra giáo viên ghi lên bảng lần lượt cho đến hết, sau đó cho các em phát hiện ra
từ “ẩn”.


Ví dụ: Unit 7: A1 – A2.


O N E


Giáo viên gợi ý:


Từ thứ nhất có 6 chữ cái nói về một thành viên trong gia đình (St phát
hiện “father”.



F


O
S


H
F


F A T H E R


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Hoạt động này có thể áp dụng cho hầu hết các đơn vị bài học
Unit 3: Lesson 3: B1 – B2.


Unit 4: Lesson 1: A1 – A2.
Unit 4: Lesson 6: C1 – C1.
Unit 7: Lesson 1: A1 – A2.
Unit 10: Lesson 5: C1 – C5.


Tác dụng và hạn chế cũng gần như các hoạt động “hangman” , “Word
square”.


<b>1.4 Bingo</b>


Hoạt động này nhằm kiểm tra từ mới và kỹ năng nghe ở học sinh, để
thực hiện hoạt động này giáo viên nêu yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị một
mảnh giấy rồi tự viết vào đó 3 (4) hàng, mỗi hàng từ 3 đến 4 từ bất kì trong
bài học vừa qua (tuỳ quy định của giáo viên). Giáo viên đọc các từ trên bảng
lên, học sinh dò vào bảng của mình để đánh dấu từ có trong bảng mà các em
vừa nghe, em nào đánh đủ 3 (4) từ theo hàng ngang thì hơ “bingo” và được
thắng trong trị chơi.



Ví dụ: Unit 1: Lesson 4;


Đây là một bảng của một học sinh thắng điểm. Giáo viên yêu cầu
học sinh tự ghi 3 hàng, mỗi hàng 3 từ bất kì từ one đến twenty.


One x Eleven x Nine x
Sixteen Two x Ten x
Fourteen Twenty Oh x


* Giáo viên đọc: Ten, seven, one, three, eight, two, eighteen, nine,
five, oh, seventeen, eleven (bingo).


* Học sinh dò và đánh dấu (x):


Hoạt động này áp dụng cho rất nhiều bài học, nhất là những bài mà tiết
trước có nhiều từ vựng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

và kiểm tra được nhiều học sinh trong cùng một lúc. Sự chuẩn bị của giáo
viên cũng như của học sinh đơn giản, dễ làm.


Tuy nhiên thời gian thực hiện hoạt động không cố định, việc rèn luyện
kỹ năng nói năng hay thực hành mẫu câu hạn chế.


Vậy sau khi học sinh thắng trò chơi, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đó
dùng từ vừa thắng để nói, viết một câu với cấu trúc vừa học trong tiết qua,
hơn nữa giáo viên cần phải khéo léo khi đưa ra yêu cầu và khi gọi từ sao cho
phù hợp với tình hình thực tế và thời gian dự trù của giáo viên.


<b>2. Về việc giới thiệu ngữ liệu mới</b>



Đối với bước này giáo viên không nên giới thiệu một cách riêng biệt mà
giáo viên nên phối hợp các hoạt động sao cho có sự logic chặt chẽ giữa bước
1 và bước 2 theo chủ đề của bài học. Phần giới thiệu bài mới đơi khi khơng có
ranh giới cụ thể, nó có thể tiến hành phối hợp với việc kiểm tra bài cũ như
phần (warmer - checkup) đã trình bày hoặc cũng có thể tiến hành với việc giới
thiệu ngữ liệu mới thông qua một số câu hỏi dẫn dắt đơn giản hay qua hình
ảnh.


<b>2.1 Sử dụng một số câu hỏi dẫn dắt (lead in)</b>


Từ một số câu hỏi giao tiếp đơn giản mà các em đã học, giáo viên tạo
cho các em hiểu được ngữ cảnh mới qua một số tình huống.


Ví dụ: Unit 10: Lesson 2: A3 - A4 - A5.


(Biểu đạt những thức ăn, thức uống mình thích)
Sau khi các em học xong mẫu lời nói về cảm giác, trạng thái.
- Giáo viên hỏi: “How do you feel”


- Học sinh trả lời: “I’m hungry”


- Giáo viên nói: “Iam not hungry: I’m thirsty”
Some orange juice
Some water


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

viên, tạo điều kiện cho học sinh sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên đồng
thời ôn lại những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới.


Tuy nhiên tiết học không sinh động bằng việc sử dụng tranh ảnh.


<b>2.2 Về việc sử dụng tranh ảnh</b>


Giáo viên có thể sử dụng một số tranh ảnh có sẳn trong sách, vẽ, phơ tơ
hoặc có thể sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau: báo chí, đồ chơi, lịch, vật
thật…


Ví dụ: Unit 4: C1 - C3.


Sau bước (warmer - checkup), giáo viên ôn lại cho học sinh một số từ về
hoạt động hàng ngày, giáo viên phô tô sẳn những tranh ảnh nói về hoạt động
hàng ngày khác nhau để giới thiệu chủ đề, đồng thời dạy từ mới và giới thiệu
cấu trúc mới cho các em.


Thông thường cấu trúc trong bài được xuất hiện theo chủ điểm, phần này
giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh khám pháthông tin mới qua thủ thuật
gợi mở của giáo viên thông qua tranh ảnh.


Ví dụ: Unit 4: A1 + A2.


Giáo viên muốn giới thiệu cho học sinh hiểu được mẫu câu mơ tả đặc
điểm của đồ vật nào đó, thơng qua 2 bức tranh của 2 ngôi trường giáo viên
tạo cho học sinh hiểu được ý nghĩa của 2 câu


His school / is / Small
Her school / is / big
Gợi mở và hình thành Form


Đối với những hình ảnh đơn giản thì giáo viên có thể phác họa trên bảng
như các đơn vị bài học sau:



Unit 7: Lesson 6: C3 - A4. (Mô tả nhà)
Unit 8: Lesson 1: A1. (Phương tiện đi lại)
Unit 9: Lesson 2: A3 – A5. (Dáng vóc người)


Với thủ thuật dùng tranh giáo viên có thể sử dụng rất thơng dụng đối


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

với nhiều đơn vị bài học, vì hầu như các bài học lớp 6 đều có tranh ảnh
để minh họa. tranh ảnh không những sử dụng cho phần giới thiệu bài mà còn
sử dụng trong suốt các bước còn lại của một tiết học. Có tranh ảnh sẽ gây tập
trung chú ý của học sinh cao làm cho tiết học thêm hấp dẫn sinh động, tuy
nhiên đó cịn có một số khó khăn, mất nhiều thời gian cũng như vật dụng cho
việc chuẩn bị tranh ảnh và khả năng hội hoạ của giáo viên hạn chế, vì vậy
giáo viên nên chọn vẽ, phơ tơ những tranh ảnh có tính sử dụng rộng rãi cho
nhiều tiết học cũng như nhiều hoạt động, giáo viên khai thác tính hiệu quả của
bức tranh ở mức tối đa song giáo viên không nên quá lạm dụng thời gian cho
các hoạt động ở bước “presentation”, vì ngữ vựng và ngữ pháp chỉ là cơng cụ
phục vụ giao tiếp trao đổi thông tin chứ không phải q trình của mục đích
hình thành kiến thức, ngơn ngữ sẽ được hình thành trong quá trình thực hành,
luyện tập có ý nghĩa.


Trước khi cho học sinh tham gia hoạt động luyện tập có nghĩa tơi thường
thực hiện một số hoạt động sau nhằm kiểm tra và khắc sâu ngữ vựng vừa mới
trình bày và thuận tiện cho bước thực hành tiếp theo “check vocabulary”.


<b>2.2.1 Matching</b>


Giáo viên viết từ mới tiếng Anh ở cột bên trái của bảng, bên phải viết từ
tiếng việt, hoặc dán tranh ở cột bên phải của bảng, yêu cầu học sinh nối giữa
tranh và từ hoặc từ tiếng việt với từ tiếng Anh.



Ví dụ:


<b>Từ</b> <b>Tranh</b>


1. I go to school Thức giấc


2. Brush my teeth Thay quần áo


3. Get dress Đánh răng


4. Have breakfast Đi học


5. Get up Ăn sáng


Hoặc giáo viên có thể đưa bức tranh trên, học sinh gọi lên từ đó bằng
tiếng Anh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>2.2.2 Rub out – remember</b>


Sau khi trình bày từ mới, giáo viên có để lại phần tiếng việt hay tranh
* Yêu cầu học sinh đóng sách, vở lại, lần lượt xoá từng từ (tiếng Anh).
* Mỗi lần xoá giáo viên chỉ vào phần tiếng việt hay tranh và hỏi “What’s
this in english”.


* Học sinh trả lời sau khi các từ tiếng Anh được xoá, giáo viên chỉ vào từ
tiếng việt hay tranh theo trật tự hay lộn xộn và yêu cầu học sinh đọc lại từ đó,
nếu có thời gian cho học sinh viết lại vài từ bằng tiếng Anh.


<b>2.2.3 What and where</b>



Gợi mở giúp học sinh đưa ra từ và viết lên bảng, viết lần lượt các từ
trong vòng tròn , yêu cầu học sinh đọc lại từ và lần lượt xố các từ nhưng
khơng xố vịng trịn, rồi giáo viên chỉ vào vịng trịn, khơng có từ u cầu
học sinh nhớ từ và gọi lại, tiếp tục như vậy cho đến khi các từ đã xố trong
vịng trịn đồng thời u cầu một vài em học sinh lên bảng và viết lại các từ đã
bị xố.


Ví dụ: Unit 7: Lesson 5: C1 – C3.


Qua việc thực hiện hoạt động “Rubout and remember” và “What and
where” giúp cho học sinh nhớ từ, thuộc từ ngay tại lớp, phát triển trí nhớ ở
các em rất cao, tuy nhiên 2 hoạt động này cũng khó đối với nhiều học sinh. Vì
vậy giáo viên cần lựa chọn hoạt động này đối với các đơn vị bài học có ít từ
mới.


<b>2.2.4 Slap the board</b>


Viết từ vựng lên bảng hay hình vẽ, mời 2 hoặc 3 học sinh lên bảng 1 lần
khoảng cách từ bảng đến 2 em gần nhau.



car


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Giáo viên hơ “đi học” các em đó chạy nhanh lên bảng “slap” vào ô “go
to school”, tương tự như vậy đối với các từ khác em nào “slap” nhiều từ nhất
là thắng.


Hoạt động này giúp học sinh nhận ra từ mới và hiểu nghĩa của từ, giúp
các em phản xạ nhanh nhẹn, các giác quan thêm nhạy bén.



<b>3. Luyện tập (practice)</b>


Việc thực hiện các hoạt động luyện tập là nhiệm vụ trung tâm của quá
trình dạy và học ngoại ngữ và là hoạt động chủ yếu để học sinh nắm được
kiến thức và rèn luyện kỹ năng hình thành kiến thức kỹ năng ở học sinh.


Vậy với hình thức luyện tập nào thì giáo viên ln là người đóng vai trị
chủ đạo, tạo cơ hội khuyến khích cho học sinh tích cực tham gia vào các hoạt
động luyện tập khác nhau thông qua các thủ thuật (sử dụng “flipchart” hay
“tranh ảnh, vật thật”).


<b>3.1 Một số hoạt động thông qua thủ thuật sử dụng “flipchart”</b>
<b>3.1.1 Finding friend</b>


Trò chơi này được thực hiện sau khi phần từ mới đã được dạy. giáo viên
trình bày bảng được kẻ lên bảng, yêu cầu học sinh đánh tích (<sub></sub>) vào ơ mà
chúng nghỉ là đi với nhau, nếu khơng chắc chắn thì bỏ trống hoặc đánh dấu
hỏi (?).


Ví dụ: Unit 9: Lesson 4: B1 – B2.


Eyes Hair Lips Teeth


Black <sub></sub> <sub></sub> ?


Brown <sub></sub> <sub></sub>


Grey <sub></sub>


White <sub></sub> <sub></sub>



Red <sub></sub> <sub></sub>


Blue <sub></sub>


Sau khi hoạt động được thực hiện, giáo viên sử dụng bảng đã được (<sub></sub>)
hướng dẫn học sinh luyện tập nói theo mẫu (pairwork).


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>3.1.2 Information (cards)</b>


Giả sử sĩ số học sinh 40 em giáo viên chuẩn bị 20 cards A và 20 cards B
phát cho mỗi cặp 2 “cards” (A và B),không cho học sinh (A) nhìn vào cards
của học sinh (B), mà bạn (A) phải đặt câu hỏi cho bạn (B) để bạn (B) trả lời
và (A) lấy thơng tin hồn thành vào “cards” của mình, tương tự như vậy đối
với bạn (B).


Ví dụ: Unit 11: Lesson 4: C1 – C4.


<b>Pupil A</b> <b>Pupil B</b>


Nam…. Thanh 15 Nan.11 Thanh…


Vi…. Hồng 10 Vi 14 Hồng…


Hoa……Vân 12 Hoa 8 Vân…


Loan…. Huy 9 Loan 19 Huy…


Minh… Lê 20 Minh 17 Lê….



PA: How old is Nam? PB: Nam is eleven and
How old is Thanh?
PA: Thanh is fifteen


And how old is Vi? PB: She is fourteen


PA: ……….. How old is…?


Sau khi cho các em khoảng cách thời gian luyện, giáo viên kiểm tra bằng
cách đặt câu hỏi cho tất cả các ô, học sinh trả lời đồng thanh.


<b>3.1.3 Nonghts and crosses (Giúp học sinh nắm từ, câu vừa học)</b>
- Giáo viên kẻ 9 ô.


- Học sinh thực hành theo cặp.
- Học sinh 1 chọn “o”.


- Học sinh 2 chọn “x”.


Học sinh 1 chọn ô số … rồi đặt câu hỏi (hay trả lời câu hỏi) với từ trong
ô đã chọn, nếu đúng đánh “x” hay “o” thẳng hàng ngang chéo dọc là thắng
(hình thức như chơi trị carô)


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

* There isn’t/ aren’t any….
* There is/ are some…


Any noodles
1
Some meat
2


Any tea
3
Some
Vegetables
4
Some
Rice
5
Any
Apples
6
Any
Oranges
7
Some
Bananas
8
Any
Milk
9
(Đặt câu với từ trong ô)


P1: Chọn ô số 2 - There is some meat đánh “o”
P2: Chọn ô số 3 - There is n’t any tea


Hoặc - Is there any tea? Đánh dấu “x”


Cho đến khi em nào 3 dấu thẳng hàng ngang, chéo, dọc là thẳng giáo
viên “check”, có thể chia 2 nhóm và thực hiện như trên và có thể thực hiện
cho các đơn vị bài học sau:



Unit 1: Lesson 5: Revision. ; Unit 6: Lesson 6: C1 – C2.
Unit 2: Lesson 2: B1 – B2. ; Unit 8: Lesson 1: A1.


Unit 2: Lesson 4: B5 – B6. ; Unit 12: Lesson 1: A1 – A2.
Unit 5: Lesson 2: B3 – B4.


<b>3.1.4 Find somebody who (Tìm người có cùng thơng tin) </b>


Giáo viên phô tô và cắt phát cho mỗi học sinh 1 “card” với: tên/ tuổi/ nơi
ở/ quốc tịch/ phương tiện đi lại… tuỳ theo nội dung trong bài.


Mục đích luyện nói, tìm ra người cùng thơng tin với mình.
Ví dụ: Unit 2: Lesson 2: B1 – B2.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Pleiku
5


Nha Trang
6


Hùng Vương
7


Nha Trang
8


Giáo viên phát mỗi học sinh một địa chỉ, học sinh đó sẽ hỏi với tất cả các
bạn trong nhóm, để tìm xem ai cùng địa chỉ với mình (8 em một nhóm tất cả
đều đứng).



St1: Nói với St2: I live on Hung Vuong street
Where do you live?


St2: I live on Le Loi street
Where do you live?


Tương tự như vậy cho đến khi các em tìm ra được người cùng thơng tin
với mình, thì cặp đó được ngồi xuống (số 1 gặp được số 7 là ngồi)


Hoạt động có thể áp dụng cho nhiều đơn vị bài học.
<b>3.1.5 Chain games</b>


Luyện tập cấu trúc đã học với các ngôi khác nhau, học sinh làm việc theo
nhóm 4 em với nhau.


Học sinh đầu tiên bắt đầu 1 câu.


Học sinh thứ 2 lập lại câu thứ nhất, đổi ngơi và thêm vào câu của mình.
Ví dụ: Unit 10: C1 – C5.


- Giáo viên hỏi Vi: Do you like carrols? Vi trả lời.


- Giáo viên hỏi Nam: Does Vi like carrols? Nam nhìn vào bảng
lúc trước đã hoàn thành và trả lời: No, she doesn’t (like carrols).


Ví dụ: Unit 8: Lesson 5: C1 – C3.
- Nga : I go to school by bike


- Tân: She goes to school by bike. I go to school by bus.



- Hương: She goes to school by bike. Hegoes to school by bus.
I walk to school


- Vân:………


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Trên đây tơi xin trình bày một số hoạt động mà tôi thường áp dụng trong
phần luyện tập.


Qua việc thực hiện các hình thức hoạt động trên trong quá trình giảng
dạy tơi thấy có những thuận lợi và hiệu quả sau:


Việc chuẩn bị vật dụng, thiết bị của giáo viên cho tiết dạy đơn giản, dễ
làm, bên cạnh đó chúng cịn là cách thức hữu hiệu để luyện tập ngôn ngữ, cấu
trúc ngữ pháp cho học sinh thay vì luyện tập một cách máy móc, buồn tẻ hơn
nữa học sinh có cơ sở luyện tập ngôn ngữ một cách chủ động hào hứng và đây
cũng là cơ hội cho các em rèn luyện phát triển các kỹ năng, phát huy tính sáng
tạo của mình và lĩnh hội được tri thức bằng chính hoạt động của mình, tuy
nhiên cũng có một số hoạt động khó khăn việc tiếp thu kiến thức ở các học
sinh khơng đồng đều, vì vậy việc thực hiện của giáo viên có một số học sinh
nhìn vào “card” của bạn để hồn thành vào “card” của mình, chứ không luyện
tập theo yêu cầu của giáo viên. Một số điều cần chú ý khi các em có “card”
hay “list ” thì các em ít tập trung vào hướng dẫn của giáo viên mà các em chỉ
tập trung vào những “card” của mình để thực hiện hoạt động, vì vậy giáo viên
cần hướng dẫn, làm mẫu một cách rõ ràng trước khi cho các em nhận “card”
và yêu cầu các em luyện tập, bên cạnh đó thời gian luyện tập của các em
khơng hồn thành đúng theo dự trù. Vậy giáo viên cũng không nên chờ cho
đến khi tất cả học sinh kết thúc hoạt động, mà giáo viên phải quy định thời
gian cho hoạt động được kết thúc.



<b>3.2 Về việc sử dụng tranh ảnh</b>


Tranh ảnh, vật dụng được sử dụng rộng rãi đối với các bài học rèn luyện:
nghe, nói tạo cho tiết học sinh động tập trung sự chý ý cho học sinh cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Học sinh luyện cấu trúc qua tranh đơn giản, giáo viên chuẩn bị một số
tranh ảnh đơn giản (thông thường là những tranh ảnh đã dùng ở phần dạy từ)
lần lượt đưa tranh gợi mở cho học sinh luyện tập.


Ví dụ: Unit 8: Lesson 1: A1.


- Giáo viên trình bày tranh lên bảng


Giáo viên hướng dẫn nhìn vào tranh yêu cấu học sinh luyện nói theo
tranh, theo mẫu.


T làm bức tranh 1 : I am waiting for a bus.
Tương tự các em luyện nói. (pair work)


Sau đó vận dụng vào mẫu để nói về chính mình.
<b>3.2.2 Guess pictures</b>


Giáo viên chuẩn bị một số tranh ảnh đơn giản không cho học sinh biết
thơng tin trong bức tranh. Hoặc giáo viên trình bày 2 - 3 bức tranh lên trên
bảng giúp 1 học sinh quan sát và đưa ra một vài ý tưởng về các bức tranh đó
rồi đốn bằng cách đặt câu hỏi.


Ví dụ: Unit 7: Lesson 5: C1-C3


(T) trình bày 3 bức tranh và hỏi: Which is Lan’s house?


St: Is there a flower garden?


T: Yes, there is


St: Is it in front of the house?
T: No, it isn’t.


Tương tự như vậy cho đến khi đoán được tranh (hoạt động theo
nhóm hay cá nhân).


<b>3.2.3 Mapped dialogue (Học sinh luyện tập đối thoại qua tranh ảnh)</b>


Đợi xe
xe buýt


Lái
xe hơi


Cỡi
xe máy
Cỡi


xe đạp


Đi bộ <sub>Chơi điện</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Giáo viên chuẩn bị một số tranh đơn giản, gợi ý để học sinh đưa ra câu
hỏi và câu trả lời cho cả lớp lập lại đồng thanh bài đối thoại. Sau đó học sinh
làm việc theo cặp (theo tranh).



Ví dụ: Unit 10: C1-C5


A B Yes/ No/ Question
What? Fish Desired exchange


Vegetables Yes A. What is your favorite food?
Carrots No…(fomatoes) B. I like fish


A. Do you like vegetables?
B. Yes, I do


A. Do you like carrots?
B. No, I don’t


I like tomatoes


Việc sử dụng tranh trong tiết học sẽ tạo cho lớp có cảnh quan, khơng
gian rất sinh động, học sinh rất hứng thú, tập trung. Qua tranh các em nhớ các
ngữ liệu lâu hơn và cũng là có cơ hội để học sinh rèn luyện các kỹ năng, đặc
biệt là các kỹ năng nghe nói ở học sinh, hơn nữa việc sưu tầm chuẩn bị tranh
ảnh của giáo viên khơng khó, vì hầu hết các đơn vị bài học đều có tranh ảnh
minh hoạ. Tuy nhiên khơng phải bài học nào giáo viên cũng có thể phơ tơ, vẽ
tranh ảnh được vì khả năng hội hoạ của giáo viên cịn hạn chế, đơi khi một số
tranh ảnh trong sách nhỏ, đậm màu cho nên việc phô tơ tranh ảnh khơng dễ,
vì vậy giáo viên phải có sự lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và
phù hợp với nội dung bài học, mỗi bức tranh phải có tính sử dụng cao (nhiều
đơn vị bài học, nhiều hoạt động).


<b>C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ</b>



Ở độ tuổi học sinh Trung học cơ sở các em dễ cuốn hút vào các hình
thức hoạt động luyện tập, để phát triển các kỹ năng, nhằm phát huy toàn diện
các khả năng ở các em. Khai thác các trò chơi và các hoạt động là cách thức


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

hữu hiệu để luyện tập ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp. Mỗi bài học được thiết kế
nhiều trò chơi khác nhau, giáo viên là người quyết định nên lựa chọn cách
thức nào và thời lượng hoạt động bao lâu cho phù hợp.


<b>* Thuận lợi và khó khăn</b>
<b>Thuận lợi</b>


Qua những năm giảng dạy ở trường Trung học cơ sở, đặc biệt là vài năm
gần đây được sự đầu tư lớn của nhà nước, ngành về cơ sở vật chất, chuyên
môn, phương pháp… và sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, phụ
huynh học sinh. Cho nên việc đáp ứng cho nhu cầu dạy và học ngày càng khả
quan hơn.


Việc áp dụng phương pháp trên tạo cho học sinh có hứng thú tích cực
tham gia các hoạt động, tham gia các hoạt động, phát huy tính chủ động sáng
tạo của chính mình trong việc vận dụng kiến thức của mình vào mục đích
giao tiếp có ý nghĩa.


Hình thành ngơn ngữ cơ bản về Tiếng anh cho các em một cách có hiệu
quả. Các em làm quen nhiều hoạt động, thể loại bài tập và rèn luyện các kỹ
năng đặc biệt là kỹ năng nghe nói.


Điều quan trọng hơn hết là thấy được sự tiến bộ của học sinh, điều đó sẽ
thúc đẩy q trình dạy và học.


<b>Khó khăn</b>



Mơi trường ngoại ngữ còn hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu , để đảm
bảo cho yêu cầu thực hành ( nhóm, từng cặp) giáo viên mất nhiều thời gian
cho sự chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy.


<b>* Tóm lại</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Giáo viên cần cố gắng tạo mọi cơ hội để học sinh có thể sử dụng ngơn
ngữ một cách có ý nghĩa trong việc giao tiếp trên lớp học và giao tiếp giữa
thầy và trò, trò với trò là một nhân tố quan trọng nâng cao trình độ Tiếng anh
ở học sinh và cũng là sự mong mõi của tất cả giáo viên.


Giáo viên phải thật sự yêu nghề, quan tâm tìm hiểu tâm lý, nhu cầu của
từng đối tượng học sinh và khắc phục mọi khó khăn, tạo mọi điều kiện cho
phù hợp với hoàn cảnh vật chất của môi trường dạy và học.


Chắc chắn đề tài trên đây khơng tránh những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự góp ý tham gia của các cấp và các thầy cô, anh chị em đồng nghiệp.


Tôi xin chân thành cảm ơn!


<i>Chư Sê, ngày 14 tháng 02 năm 2009</i>
Người viết


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×