Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu Sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường (phần 8) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.4 KB, 10 trang )

Bảng : Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Đơn vị tính: 1.000.000đ
Giá dự
kiến
Chi
phí

CP biến
đổi
Q hoà
vốn
Q đạt lợi
nhuận mục
tiêu
Doanh
thu
Tổng chi
phí
Lợi nhuận
mục tiêu
0,018 300 0,01 37.500 62.500 1125 925 200
0,020 300 0,01 30.000 50.000 1000 800 200
0,022 300 0,01 25.000 41.666 916,6 716,66 200
Sơ đồ : Đồ thị hoà vốn (Đơn vị: 1000 sản phẩm)
0
Nhìn vào bảng số và đồ thị, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, để có
200 triệu đồng lợi nhuận, có thể bán sản phẩm với các mức giá khác nhau.
Bán sản phẩm với giá nào còn tuỳ thuộc vào việc tiên lượng số lượng sản
phẩm có thể được tiêu thụ trên thị trường.
Tóm lại, phương pháp hoà vốn được sử dụng rất có hiệu quả khi
doanh nghiệp dự đoán chính xác khối lượng tiêu thụ. Ngoài ra nó còn cho


phép người làm giá có thể xem xét tới các mức giá khác nhau và ước tính
được những ảnh hưởng có thể có của chúng đến khối lượng tiêu thụ và lợi
nhuận. Đặc biệt, dựa vào phương pháp này người sản xuất còn có thể dự báo
Tổng chi phí TC
Lợi nhuận mục tiêu
TR
2
(P=0,02)
Chi phí cố định
30 50 Sản lượng
Q
1000
800
600
300
Doanh thu (R)
& chi phí (TC)
}
Tổng doanh thu TR
được khoảng thời gian để có thể đạt được "điểm hoà vốn" và sau đó kinh
doanh có lãi. Song phương pháp này vẫn được coi là có xu hướng xem nhẹ
ảnh hưởng của giá sản phẩm cạnh tranh và tương đối mạo hiểm vì chưa tính
đến độ co giãn của cầu đối với giá.
Định giá theo giá trị cảm nhận
Với phương pháp này, các doanh nghiệp định giá bán của mình căn cứ
vào cảm nhận của người mua về giá trị chứ không phải chi phí mà họ bỏ ra
để sản xuất sản phẩm.
Khi định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng, người làm giá phải
xây dựng được những biến tạo nên giá trị cảm nhận trong suy nghĩ của
người mua; giá bán dự k iến được ấn định theo giá trị cảm nhận này.

Để xác định giá “theo giá trị cảm nhận được”, người làm giá phải tiến
hành các công việc sau đây:
- Xây dựng khái niệm sản phẩm cho thị trường mục tiêu với chất
lượng và giá cả dự kiến (định vị sản phẩm) cụ thể;
- Dự kiến khối lượng bán mong muốn theo mức giá dự kiến;
- Dự kiến công suất cần thiết của nhà máy, vốn đầu tư và xác định chi
phí sản xuất sản phẩm;
- Xác định lợi nhuận theo mức chi phí và giá dự kiến;
Khi đã khẳng định rằng mức giá dự kiến đem lại cho doanh nghiệp lợi
nhuận mục tiêu, người chào hàng sẽ thuyết phục khách hàng chấp nhận mức
giá đó bằng cách chứng minh với khách hàng rằng lợi ích mà khách hàng
nhận được từ việc tiêu dùng sản phẩm là thoả đáng.
Vấn đề quan trọng nhất của phương pháp “đặt giá theo giá trị cảm
nhận” của khách hàng là doanh nghiệp phải xác định chính xác nhận thức
của thị trường về giá trị của hàng hoá. Các doanh nghiệp cần tránh khuynh
hướng hoặc thổi phồng giá trị của sản phẩm dẫn đến định giá quá cao hoặc
quá khắt khe trong đánh giá dẫn đến định giá thấp so với mức giá đáng ra họ
có thể tính.
Để áp dụng được phương pháp này công việc đầu tiên mà những
ngươì làm giá của doanh nghiệp phải làm là nghiên cứu thật kỹ thị trường
mục tiêu để đo lường được nhận thức của thị trường về giá trị sản phẩm.
Định giá theo mức giá hiện hành hay định giá cạnh tranh
Khi xác định giá theo mức giá hiện hành, các doanh nghiệp sẽ lấy giá
của đối thủ cạnh tranh làm cơ sở. Họ ít quan tâm đến chi phí sản xuất sản
phẩm và cầu thị trường. Giá bán sản phẩm của doanh nghiệp có thể định cao
hơn, thấp hơn, hoặc ngang bằng với giá của đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là
những nguyên tắc có tính chỉ dẫn về cách đặt giá này:
* Đặt giá ngang bằng với giá sản phẩm cạnh tranh
Trường hợp này xảy ra khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong
ngành thuộc hình thái thị trường độc quyền nhóm (ví dụ: các vật liệu cơ bản)

hoặc doanh nghiệp tham gia vào thị trường với năng lực cạnh tranh nhỏ bé
và được gọi là doanh nghiệp "theo sau" hoặc sản phẩm của doanh nghiệp về
cơ bản là tương tự sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
* Đặt giá cao hơn giá của sản phẩm cạnh tranh
Cách đặt giá này có thể áp dụng khi sản phẩm của doanh nghiệp có
những sự khác biệt với sản phẩm cạnh tranh và được khách hàng chấp nhận
(ví dụ: chất lượng cao hơn, mẫu mã và bao bì đẹp hơn ...) Tuy nhiên, khoảng
chênh lệch về giá không nên quá lớn để tránh ảnh hưởng tới những khách
hàng nhạy cảm về giá. Nhất là sự khác biệt về sản phẩm trong tâm trí khách
hàng không rõ ràng.
* Đặt giá thấp hơn giá của sản phẩm cạnh tranh
Trường hợp này được áp dụng cho những sản phẩm mà khách hàng
vốn nhạy cảm về giá. Tuy nhiên, chênh lệch giữa hai mức giá không nên quá
lớn để tránh khuynh hướng tạo ra sự cạnh tranh về giá mang tính chất quyết
liệt và tránh sự vi phạm luật pháp quy định cho giá cả (luật phá giá).
Phương pháp định giá theo giá hiện hành rất phổ biến nhất là trong
các trường hợp như chi phí khó xác định được hay phản ứng cạnh tranh
không chắc chắn. Các doanh nghiệp đều cho rằng phương pháp giá hiện
hành là một giải pháp tốt. Nó phản ánh sự sáng suốt của tập thể ngành về
vấn đề giá cả, đảm bảo đem lại lợi nhuận công bằng và sự hài hoà của
ngành.
Định giá đấu thầu
Định giá đấu thầu xảy ra trong những trường hợp các doanh nghiệp
đấu thầu công trình. Giá đấu thầu thuộc loại giá cạnh tranh.
Các doanh nghiệp tham gia đấu thầu định giá dựa trên cơ sở dự đoán
các đối thủ cạnh tranh sẽ định giá là bao nhiêu chứ không phải dựa trên chi
phí. Doanh nghiệp muốn dành hợp đồng và muốn thắng thầu thường phải
chấp nhận một mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh nếu họ cung
ứng những sản phẩm tương tự sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Còn nếu
chọn mức giá đấu thầu bằng mức giá của đối thủ, họ phải chứng minh được

sản phẩm mà họ cung ứng tốt hơn hẳn sản phẩm của đối thủ.
Ngày 18 tháng 1 năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định
06/QĐ-BTC về việc ban hành qui chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ.
Đây là một cố gắng lớn của ngành giá nhằm qui chuẩn hoá các phương pháp
tính giá tài sản, hàng hoá và dịch vụ
7. Quyết định mức giá cơ bản
Các phương pháp định giá nêu trên đã tạo ra các phương án khác nhau
về mức giá cơ bản. Để thực thi, doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một
mức giá cụ thể tương đối hợp lý. Để có một mức giá cụ thể, những người có
vai trò quyết định giá còn phải xem xét thêm những yếu tố khác nữa bao
gồm:
+ Những yếu tố tâm lý của người mua khi cảm nhận giá (Xem phần
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá).
+ Tính đến ảnh hưởng của các biến số khác trong marketing-mix như:
danh tiếng của doanh nghiệp và nhãn hiệu; mục tiêu của quảng cáo, việc áp
dụng các chương trình khuyến mại...
+ Phản ứng của các lực lượng trung gian và những lực lượng khác có
liên quan: thái độ của các đại lý, những người bán buôn, bán lẻ, phản ứng
của các đối thủ cạnh tranh, những đạo luật liên quan đến giá... để đảm bảo
chắc chắn rằng chính sách giá của doanh nghiệp là hợp pháp.
VẤN ĐỀ THỨ 5: CƠ CHẾ QUẢN LÝ GIÁ Ở NƯỚC TA.
Ở nước ta, việc chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là con đường tất yếu, đã được
khẳng định trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đó là sự chuyển đổi mang tính đặc thù về cơ chế kinh tế theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, từ năm 1989 nền kinh tế nước ta
chuyển sang nền kinh tế thị trường. Từ đó đến nay, vấn đề hoàn thiện và đổi
mới hệ thống chính sách và cơ chế quản lý nền kinh tế nước ta, trong đó có
vấn đề chính sách và cơ chế quản lý giá, luôn xuất hiện như là những thách
thức đối với Đảng và Nhà nước ta. Để giải bài toán khó khăn này, một mặt,

chúng ta phải rút những kinh nghiệm thành công và không thành công từ
trong chính thực tiễn của nước ta; mặt khác, chúng ta không thể không tìm
hiểu kinh nghiệm của nước ngoài, như đã trình bày ở trên. Trên lĩnh vực đổi
mới và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý giá ở nước ta, để đề ra được
những quan tâm xác đáng, việc vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài cần
chú ý tới những đặc điểm mang tính xuất phát của quá trình xây dựng và
phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta là:
Thứ nhất; chúng ta bước vào nền kinh tế thị trường từ một trình độ
thấp kém so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, lại trải qua gần
40 năm của hệ thống kinh tế tập trung quan liêu và bao cấp. Sự thấp kém ở
đây không chỉ ở cơ sở vật chất - kỹ thuật, ở trình độ phát triển của nền kinh
tế và mức thu nhập, mà cả ở năng lực quản lý nền kinh tế và kinh doanh, ở
tri thức và vốn hiểu biết về kinh tế thị trường...
Vì vậy, chúng ta gần như phải xây dựng từ đầu những yếu tố và tiền
đề của kinh tế thị trường. Mọi giải pháp về quản lý giá ở một nước bước vào
kinh tế thị trường như vậy không thể là sự dập khuôn các nước có nền kinh
tế thị trường phát triển. Mọi giải pháp kinh tế mới đều phải dứt khoát, kiên
quyết, nhưng phải cơ bước đi thích hợp, không thể đem kinh nghiệm quản lý
giá của một nước có tiềm lực tài chính mạnh áp dụng cho việc quản lý giá cả
ở nước ta.
Thứ hai; nước ta bước vào nền kinh tế thị trường với một sự thiếu và
yếu kém quá mức về hệ thống luật và ý thức chấp hành pháp luật. Muốn
đảm bảo cho kinh tế thị trường phát triển lành mạnh, tất yếu phải ban hành
một hệ thống luật làm cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động kinh tế và sự can
thiệp của Nhà nước vào đời sống kinh tế. Từ năm 1989 đến nay, các cơ quan
lập pháp đã ban hành nhiều bộ luật, song cho đến thời điểm này vẫn chưa
đầy đủ, và đặc biệt là việc thi hành và chấp hành luật pháp còn hết sức tuỳ
tiện và yếu kém.
Thứ ba; nền kinh tế thị trường ở nước ta ra đời và phát triển trong điều
kiện hệ thống DNNN còn khá cồng kềnh và yếu kém. Mặc dù đã có những

văn bản nhằm đảm bảo sự độc lập, tự chủ của các doanh nghiệp này trong
kinh doanh theo cơ chế thị trường, song trên thực tế, dư âm của thời bao cấp,
sự thiếu rõ ràng trong mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng,
không những đã làm cho nhiều doanh nghiệp chưa phát huy được vai trò

×