Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất cà tím tại trang trại số 22 moshav hatzeva vùng arava israel thuộc trung tâm liên kết và phát triển quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.57 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

TỊNG VĂN TÂM
Tên đề tài:
TÌM HIỂU CƠNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÀ TÍM
TRANG TRẠI ƠNG OREN HANAN TẠI MOSHAV HATZEVA,
VÙNG ARAVA, ISRAEL GIAI ĐOẠN 2016 - 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Phát triển nơng thơn
: Kinh tế và Phát triển nông thôn
: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

TỊNG VĂN TÂM
Tên đề tài:
TÌM HIỂU CƠNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÀ TÍM
TRANG TRẠI ƠNG OREN HANAN TẠI MOSHAV HATZEVA,


VÙNG ARAVA, ISRAEL GIAI ĐOẠN 2016 - 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hƣớng đề tài
: Hƣớng ứng dụng
Chuyên ngành
: Phát triển nông thôn
Lớp
: Phát triển nông thôn N02
Khoa
: Kinh tế và Phát triển nơng thơn
Khóa học
: 2013 - 2017
Giảng viên hƣớng dân : TS. Đỗ Xuân Luận

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hồn
tồn trung thực, chưa cơng bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tơi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, năm 2017
Xác nhận của GVHD


Ngƣời viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học

TS. Đỗ Xuân Luận

TÒNG VĂN TÂM

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học làm đề tài tốt
nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên. Công việc
này giúp sinh viên được áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường
vào thực tế, bổ sung củng cố kiến thức của bản thân, tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm quý báu phục vụ cho công việc chuyên môn sau này.
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn " Tìm Hiểu Cơng
Tác Tổ Chức Sản Xuất Cà Tím Tại Trang Trại Số 22, Moshav Hatzeva Vùng
Arava,Israel Thuộc Trung Tâm Liên Kết Đào Tạo Phát Triển Nông Nghiệp
Quốc Tế AICAT " tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan,
các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả
các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
nghiên cứu luận văn này Trong suốt q trình thực tập tơi đã nhận được sự

giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô, các chú những người công nhân nơi tôi
thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế và PTNT, đặc biệt là sự giúp đỡ
tận tình của thầy giáo TS Đỗ Xuân Luận,với sự giúp đỡ của chủ trang trại ơng
Oren Hanan, cùng tồn thể các thầy cơ đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy
trong suốt quá trình thực tập cũng như quá trình báo cáo đề tài tốt nghiệp.
Do trình độ bản thân cịn hạn chế và thời gian có hạn, đề tài mang tính
mới, nên đề tài vẫn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi rất mong
nhận được sự đóng góp của các thầy cơ giáo và các bạn để đề tài được hồn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 07 năm 2017


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ...................................................... vii
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 4
1.2.1. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 4
1.2.2. Về chuyên môn nghiệp vụ ...................................................................... 4
1.2.3. Về thái độ và ý thức ................................................................................ 5
1.2.4. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc ........................................................ 5

1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 5
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 5
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 6
1.3.2.1. Tiếp cận có sự tham gia ....................................................................... 6
1.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................... 6
1.3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 7
1.3.2.4. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất ...................................................... 7
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 9
Phần 2: TỔNG QUAN .................................................................................. 10
2.1. Về cơ sở lý luận........................................................................................ 10
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ............................... 10
2.1.1.1. Các khái niệm về sản xuất.................................................................. 10
2.1.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ........................................................... 12


iv

2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .......................... 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 13
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 13
2.2.1.1. Tình hình sản xuất cây cà tím trên thế giới ........................................ 13
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thế giới .......................................... 15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 17
2.2.2.1. Tình hình sản xuất cây cà tím ở Việt Nam ........................................ 17
2.2.2.2. Một số mơ hình trồng cà tím ở Việt Nam .......................................... 22
Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP .................................................................. 24
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu................... 24
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của trang trại ........................................................ 24
3.1.1.2. Đặc điển địa hình, khí hậu ................................................................. 25

3.1.1.3. Tài nguyên đất .................................................................................... 26
3.1.1.4. Giao thông .......................................................................................... 26
3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của trang trại.......................................... 26
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............ 27
3.1.3.1. Thuận lợi ............................................................................................ 27
3.1.3.2. Khó khăn ............................................................................................ 28
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 28
3.2.1. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại trang trại .................. 28
3.2.1.1. Nội dung thứ nhất: Tìm hiểu thơng tin sơ lược về tình hình sản xuất
chung của trang trại ......................................................................................... 28
3.2.1.2. Nội dung thứ hai: Kỹ thuật trồng và chăm sóc. ................................. 31
3.2.1.3. Nội dung thứ ba: Cắt tỉa cành ............................................................ 32
3.2.1.4. Nội dung thứ tư: Làm sạch cỏ cho gốc cà tím ................................... 33
3.2.1.5. Nội dung thứ năm: Thu hoạch ........................................................... 33


v

3.2.1.6. Nội dung thứ 6: Dọn rác cho vườn cà. ............................................... 34
3.2.1.7. Nội dung thứ bảy: Làm đất tạo luống. ............................................... 34
3.2.1.8. Tìm hiểu cơng tác tổ chức sản xuất cà tím của trang trại .................. 35
3.2.1.9. Thảo luận, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của
trang trại .......................................................................................................... 41
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................ 43
3.2.2.1. Tìm hiểu điều kiện từ nhiên ............................................................... 43
3.2.2.2. Tham gia các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại.43
3.2.2.3. Tìm hiểu cơng tác tổ chức sản xuất tại trang trại ............................... 43
3.2.3. Những yếu tố làm nên thành công của trang trại .................................. 44
3.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 47
3.2.4. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 51

3.2.4.1. Giải pháp nâng cao HQKT sản xuất cây cà tím tại trang trại ............ 51
3.2.4.2. Các giải pháp về phía Nhà nước ........................................................ 52
Phần 4: KẾT LUẬN ...................................................................................... 54
4.1. Kết luận .................................................................................................... 54
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 55
4.2.1. Đối với người trồng ............................................................................... 55
4.2.2. Đối với các cơ quan có thẩm quyền ...................................................... 56
4.2.3. Đối với thương lái, công ty thu mua và tiêu thụ ................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57
I. Tài liệu Tiếng Việt ....................................................................................... 57
II. Tài liệu từ Internet ...................................................................................... 57


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cà tím trên thế giới từ năm 2012-2016 ............ 15
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cà ở Việt Nam từ năm 2012 - 2016 ................. 19
Bảng 3.1. Công việc cụ thể của các chức vụ trong trang trại ......................... 30
Bảng 3.2. Cơ sở vật chất của trang trại ........................................................... 31
Bảng 3.3. Chi phí đầu tư trang thiết bị đầu tư trồng cà tím của trang trại ...... 35
Bảng 3.4. Thời gian sử dụng trung bình cho các loại trang thiết bị................ 37
Bảng 3.5. Chi phí ban đầu của trang trại trong trồng cà ................................. 37
Bảng 3.6. Chi phí hàng năm cho trồng ........................................................... 38
Bảng 3.7. Doanh thu của trang trại năm 2016 ................................................ 39
Bảng 3.8. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .................................................. 39


vii


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Tên đầy đủ

Từ viết tắt

1

CT

Cà Tím

2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3

GAP

Good Agricultural Practice

4

GO


Giá trị sản xuất

5

GTSX

Giá trị sản xuất

6

HQKT

Hiệu quả kinh tế

7

IC

Chi phí trung gian

8

NN - PTNT

Nông nghiệp - Phát triển nông thôn

9

NQ - CP


Nghi quyết - Chính phủ

10

UBND

Ủy ban nhân dân

11

TT - BNNPTNT

Thơng tư - Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

TTLT/BNN-

Thông tư liên tịch/Bộ nơng nghiệp - Tổng cục

TCTK

thống kê

VA

Gí trị gia tăng

12
13



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
- Cây cà tím (Solanum melongena L.) có nguồn gốc ở Ấn Độ và được
trồng ở Trung Quốc từ rất sớm, khoảng 500 năm trước cơng ngun. Sau đó
được người Ả rập và Ba Tư đưa đến châu Phi vào thời trung đại và tìm thấy
nó ở Italia vào thế kỉ XIV. Mặc dù cà tím được sử dụng ở nhiều nước một
cách dễ dàng, nhưng ở châu Âu người ta đã không ăn quả này, và được gọi là
cà dại (Eggplant, 2008) [39]. Bởi vì nó thuộc họ cà, là những cây có chứa
chất độ có thể gây nguy hiểm cho con người khi ăn.
- Vào những năm 1600 quả cà lần đầu tiên đã được vua Louis thứ XVI
giới thiệu vào thực đơn, nhưng thật khơng may mắn nó đã khơng được chấp
nhận một cách thích thú và bị gọi là loại quả to như quả lê nhưng chất lượng
thì tồi. Và người ta cũng nghĩ rằng ăn cà sẽ bị sốt thương hàn, động kinh
thậm chí bị điên. Do đó, hơn một thế kỉ sau đó cây cà chỉ được trồng làm cảnh
ở châu Âu do màu sắc hoa và quả rất đẹp. Ở Mỹ cũng vậy, cho đến tận cuối
những năm 1800, đầu 1900 khi người Trung Quốc và Ấn Độ đến nhập cư và
sử dụng nó như là một loại rau, từ đó mới bắt đầu được chấp nhận tại Bắc
Mỹ. Cho đến nay cà đã được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới.
Hàng loạt các tên gọi trong tiếng Ả Rập và các ngơn ngữ Bắc Phi cho
cà tím, các tên gọi Hy Lạp và La Mã cổ đã chỉ ra rằng nó được những người
Ả Rập đưa tới khu vực địa Trung Hải vào đầu thời Trung cổ. Tên khoa học
melongena có nguồn gốc từ một tên gọi trong tiếng Ả Rập vào thế kỷ 16 cho
một giống cà tím. Cà tím được gọi là "eggplant" tại Hoa Kỳ, Australia và
Canad. Tên gọi này có từ một thực tế là quả của một số giống ban đầu có màu
trắng và trơng giống như quả trứng gà. Do quan hệ họ hàng gần của nó với cà
độc dược, nên đã có thời người ta tin rằng nó là một loại cây có độc tính. cà
tím là một lồi cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, quả là loại quả mọng



2

nhiều cùi thịt. Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm, chứa nhiều chất dinh dưỡng
như nó chứa một hàm lượng xơ cao và các khoáng chất như Vitamin C,
Vitamin K, Thiamin, Niacin, Vitamin B6, axit Pantothenic, Magnesium,
Phosphorus và đồng, Folate, kali và mangan. trong thành phần của cà tím có
92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Các khoáng chất (tính theo
mg/100g) gồm: kali 220 mg, phốt pho 15 mg, magiê 12 mg, calcium 10 mg,
lưu huỳnh 15 mg, clor 15 mg, sắt 0,5 mg, mangan 0,2 mg, kẽm 0,2 mg, đồng
0,1 mg, iod 0,002 mg. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy. Vì
lượng chất nhầy này mà cà tím cịn có tác dụng hỗ trợ rất điều trị bệnh dạ dày.
Chính vì vậy mà người Hàn Quốc thường dùng cà tím phơi khơ làm thuốc
giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày còn người Nigeria thường dùng cà tím để
chữa đau bụng do tiêu hóa.
- Trong cà tím cịn chứa nightshade soda, một chất có tác dụng chống
ung thư theo các chuyên gia Nhật Bản thì trong nước ép cà tím có nhiều hoạt
chất có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày.
- Thực phẩm này là rất thấp trong Chất béo bão hòa, cholesterol và
natri tốt cho tim mạch, nhưng lại chứa nhiều đường cao calo. Quả tươi có mùi
vị hơi khơng hấp dẫn, nhưng khi chế biến rồi thì nó trở thành dễ chịu hơn và
có kết cấu rắn chắc, giàu hương vị. Việc ngâm qua nước pha muối và sau đó
rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng
của nó. Nó đặc biệt hữu ích trong nấu ăn, nhờ đó nó có khả năng hấp thụ
nhiều dầu ăn mỡ hơn, tạo điều kiện để chế biến được các loại thức ăn giàu
dinh dưỡng hơn. Cùi thịt của quả cà tím trơn mượt, các hạt mềm và (giống
như hạt cà chua) có thể ăn được cùng với các phần còn lại của quả. Vỏ quả
cũng có thể ăn được, mặc dù nhiều người thích gọt bỏ nó đi. Ở Việt Nam, cà
tím thường được nấu cùng tía tơ và có trong các món ăn như: cà bung, cà tím

xào cần tỏi, cà tím om tơm thịt, cà tím nhồi thịt om cà chua, cà tím tẩm bột
rán, cà tím làm dưa muối xổi...


3

- Tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, cà tím có thể trồng trực tiếp
trong vườn. Tại các khu vực ơn đới, việc trồng cây cà tím giống ra vườn chỉ
thích hợp khi đã hết sương muối. Việc gieo hạt thường bắt đầu khoảng 8-10
tuần trước khi hết sương muối.
- Nhiều loại sâu bệnh phá hoại các loài thực vật họ Cà khác như cà
chua, khoai tây, ớt v.v cũng gây ra phiền tối cho cà tím. Vì lý do này, khơng
nên trồng cà tím tại các khu ruộng trước đó đã trồng các lồi cây kia. Người ta
cũng khuyến cáo nên canh tác trở lại cà tím trên cùng một thửa ruộng chỉ sau
khoảng 4 năm để có thể có mùa màng với thu hoạch tốt. Các loài sâu hại phổ
biến tại Bắc Mỹ là: bọ cánh cứng phá khoai tây, bọ chét, các loài rệp và ve
bét. Nhiều loại sâu bệnh này có thể được kiểm sốt bằng cách sử
dụng Bacillus thurengensis (Bt), một lồi vi khuẩn tấn công các phần mềm
trên cơ thể của ấu trùng. Sâu trưởng thành có thể kiểm sốt bằng cách bẫy bắt.
Các lồi bọ chét là rất khó kiểm sốt. Vệ sinh tốt khi quay vòng canh tác là
cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát bệnh nấm đối với cà tím, trong đó
nguy hiểm nhất là các lồi Verticillium.
- Qua quá trình thực tập sinh tại Israel khoảng cách gieo trồng là
khoảng 45-60 cm (18-24 inch) giữa các cây, phụ thuộc vào giống và từ 6090 cm (24-36 inch) giữa các luống, phụ thuộc vào các loại công cụ gieo trồng
được sử dụng. Thiết kế nhà kính chiều rộng 6,5m,chiều cao 3m đối với nhà
kính nhỏ, rộng 8,5m,cao 3,5m đối với nhà kính lớn Lớp phủ bổi là cần thiết
để giữ ẩm và chống cỏ dại cũng như nấm. Quả thường được thu hoạch trước
khi đài hoa chuyển thành dạng nửa gỗ hóa.
- Để thấy rõ được giá trị và hiệu quả kinh tế của việc trồng cà tím mang
lại và tìm hiểu việc tổ chức sản xuất như thế nào cho hiệu quả, em đã được

thực tập và tiến hành: “Tìm hiểu cơng tác tổ chức sản xuất Cà Tím tại
Trang trại số 22, Moshav Hatzeva vùng Arava, Israel thuộc trung tâm liên
kết và Phát Triển Quốc Tế”.


4

1.2. Mục tiêu đề tài
- Tìm hiểu cơng tác tổ chức sản xuất cà tím tại trang trại nghiên cứu, từ
đó suy ra bài học kinh nghiệm trong việc trồng và hiệu quả cây cà tím.
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu cơng tác tổ chức của trang trại, phân tích cách thức sản xuất,
thị trường, hiệu quả kinh tế của trang trại qua đó nắm rõ cách thức tổ chức,
sản xuất của trang trại.
- Định hướng đưa ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển hiệu quả sản
xuất, tăng giá trị kinh tế từ sản xuất cà tím mang lại.
1.2.2. Về chuyên môn nghiệp vụ
- Tạo cơ hội cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế, gắn kết nhứng lý
thuyết đã học trong nhà trường với môi trường hoạt động sản xuất tại cơ sở,
ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
- Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc tổ
chức sản xuất cà tím
- Nắm được các hoạt động sản xuất của trang trại và vai trò của chủ
trang trại trong công tác tổ chức và hoạt động kinh doanh.
- Đề xuất một số biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong
trang trại, góp phần phát triển kinh tế cho trang trại trồng cà tím nói riêng và
tất cả các trang trại nói chung.
- Tạo cơ hội cho sinh viên tham gia các hoạt động tổ chức sản suất tại
trang trại, đồng thời tăng khả năng giao tiếp, học hỏi và làm việc tại một môi
trường mới.

- Thông qua đợt thực tập này giúp sinh viên nâng cao kỹ năng sử dụng
máy tính, kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin, kỹ năng thuyết trình… là
những kỹ năng rất quang trọng cho sinh viên, đặc biệt là đối với những sinh
viên năm cuối.


5

1.2.3. Về thái độ và ý thức
- Ham học hỏi, biết nắng nghe, ghi chép đầy đủ, hoàn thành tốt công
việc chủ trang trại giao.
- Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng
sử hiệu quả trong cơng việc.
- Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc được giao, làm đến
nơi đến chốn, chính xác kịp thời do đơn vị thực tập phân cơng.
- Quan sát và tìm hiểu những hoạt động ảnh hưởng đến trang trại.Lắng
nghe những ý kiến của chủ trang trại.
1.2.4. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
- Tuân thủ giờ giấc hoạt động của trang trại.
- Làm việc nghiêm túc, làm việc theo kế hoạch đã được quy
định,đúng giờ giấc.
- Không tự ý nghỉ, không tự động rời bỏ vị trí thực tập.
- Giao tiếp ứng sử trung thực, lịch sự nhã nhặn, luôn giữ thái độ khiêm
nhường và cầu thị.
- Biết đóng góp ý kiến của riêng mình trong trường hợp cần thiết.
- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị thực tập.
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của trang trại trồng cà tím tại “Trang trại
số 22, Moshav Hatzeva vùng Arava, Israel thuộc trung tâm liên kết và Phát

Triển Quốc Tế”.
- Tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại.
- Tình hiểu công tác tổ chức sản xuất tại Chi nhánh nghiên cứu và phát
triển động thực vật bản địa.
- Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và
giải pháp phát triển trang trại trồng cà tím.


6

1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Tiếp cận có sự tham gia
- Phương pháp tiếp cận đánh giá có sự tham gia: Đi thực tế, quan sát
đánh giá thực trạng và thu thập những thơng tin về tình hình sản xuất qua
người sản xuất ở vùng nghiên cứu. Nhờ sự giúp đỡ của họ tham gia vào quá
trình tìm hiểu để thu thập những thông tin cần thiết.
1.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các
thơng tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo khuyến nơng hoặc các
tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ
chức, văn phòng.
- Trong phạm vi đề tài, em thu thập các số liệu đã được công bố liên
quan đến vấn đề nghiên cứu tại Trang trại số 22, Moshav Hatzeva vùng
Arava,Israel và trang trại của ông Oren Hanan.
+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Moshav Hatzeva-Israel.
+ Số liệu thống của moshav thu thập ở trên báo, trên internet liên quan
tới phát triển mơ hình Kinh Tế Trang Trại.
 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp PRA: PRA là một loạt các biện pháp tiếp cận và phương

pháp khuyến khích lơi cuốn người dân tham gia cùng chia sẻ thảo luận, phân
tích kiến thức của họ về đời sống, điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch
thảo luận cũng như thực hiện và giám sát, đánh giá. Đề tài này đã sử dụng các
công cụ PRA sau:
+ Phỏng vấn trực tiếp:Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với chủ trang
trại Oren Hanan và hộ gia đình để tìm hiểu về quá trình triển khai, thực hiện
mơ hình kinh tế trang trại nói chung, trạng trại cây ăn quả nói riêng. Tìm hiểu


7

những thuận lợi, khó khăn và xu hướng thực hiện trong tương lai. Tìm hiểu
vai trị của người dân trong thực hiện các công việc.
+ Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự
vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan
sát trực tiếp cũng là một phương cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời
của người dân địa phương. Trong quá trình nghiên cứu đề tài em sử dụng
phương pháp quan sát trực tiếp thực trạng công tác tổ chức của chủ trang trại..
1.3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Từ số liệu thu thập được trên địa bàn Moshav, tôi tiến hành tổng hợp
và phân tích.
- Xử lý thơng tin trên word.
- Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối
quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra
những kết luận, nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như thực tế
trong việc phát triển kinh tế trang trại.
- Phương pháp chuyên khảo: dùng để thu thập và lựa chọn các thông
tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài.
Thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng
vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả sản xuất của trang trại.

- Phương pháp hạch tốn chi phí sản xuất kinh doanh: phương pháp này
đòi hỏi người quản lý trang trại phải ghi chép tỷ mỷ, thường xuyên, liên tục
suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm biết được các yếu tố đầu vào,
đầu ra từ đó biết được thu nhập của trang trại trong một kỳ sản xuất kinh
doanh, thơng qua kết quả đó rút ra các kết luận nhằm định hướng cho kỳ tới.
1.3.2.4. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại như: giá
trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là


8

+ Giá trị sản xuất (Gross Output): là giá trị bằng tiền của các sản phẩm
sản xuất ra ở trang trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán
ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản
lượng của từng loại sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm được xác định chi
tiết theo các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác; GTSX trên 1 ngày
công lao động; GTSX trên 1 đồng chi phí.
Cách tính: GO = ∑ Pi.Qi
Trong đó: GO: giá trị sản xuất
Pi: giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i
Qi: lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian (Intermediate Cost), là tồn bộ các khoản chi phí
vật chất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón chi phí
dịch vụ th ngồi.
Cách tính: IC = ∑ Cij
Trong đó:

IC: là chi phí trung gian
Cij: là chi phí nguyên vật liệu thứ i cho sản phẩm thứ j


+ Giá trị gia tăng (Value Added): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
cho các ngành sản xuất kinh doanh.
Cách tính: VA = GO - IC
Trong đó: VA: giá trị gia tăng
GO: giá trị sản xuất
IC : chi phí trung gian
IC =
Trong đó: Ci khoản chi phí thứ i. Vậy IC là tồn bộ chi phí vật chất
thường xuyên và các dịch vụ được sử dụng trong tất cả quá trình sản xuất của
trang trại như các chi phí: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại chi
phí khác…
Hay VA=V+C+M


9

Trong đó:

V: là chi phí lao động sống.
C: là giá trị hoàn vốn cố định (hay trong kinh tế thường gọi đó là
khấu hao tài sản cố định)
M: là giá trị thặng dư.

Vậy VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó
phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của trang trại trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 03/08/2016 - 26/06/2017.
- Địa điểm: Trang trại ông Oren Hanan.Farm số 22 Moshav Hatzeva -Israel.



10

Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Các khái niệm về sản xuất
- Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là sự nghiên cứu về quá trình sản xuất, hay là quá trình kinh tế
của việc chuyển đổi đầu vào thành đầu ra. Quá trình sản xuất sử dụng
các nguồn lực để tạo ra hàng hóa, dịch vụ phù hợp với mục đích sử dụng, tặng
quà hay là trao đổi trong nền kinh tế thị trường. Quá trình này có thể bao gồm
sản xuất, xây dựng, lưu trữ, vận chuyển và đóng gói. Một vài nhà kinh tế học
đưa ra một định nghĩa rộng hơn cho quá trình sản xuất, bao gồm thêm nhiều
hoạt động kinh tế khác chứ không chỉ mỗi việc tiêu dùng. Họ xem mỗi hoạt
động thương mại đều như là một dạng của quá trình sản xuất, chứ không chỉ
mỗi việc mua bán thông thường.
Sản xuất là một q trình và nó diễn ra qua không gian lẫn thời gian.
Bởi vậy sản xuất được đo bởi “tỷ lệ của sản lượng đầu ra trong một khoảng
thời gian”. Có ba khía cạnh của q trình sản xuất:
1. Số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra,
2. Loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra,
3 Sự phân bố về mặt không gian và thời gian của hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra.
Một quá trình sản xuất được định nghĩa là bất kỳ hoạt động nào làm
tăng sự tương tự giữa mô hình của nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, và số
lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước và sự phân bổ của những loại hàng
hóa, dịch vụ này trên thị trường.



11

Sản xuất là một quá trình là sự kết hợp của các loại nguyên liệu đầu vào
vật chất và phi vật chất (kế hoạch, bí quyết…) khác nhau để nhằm tạo ra thứ
gì đó cho tiêu dùng (sản phẩm). Đó là hoạt động tạo ra sản phẩm, hàng hóa
hay dịch vụ, có giá trị sử dụng và mang lại ích lợi cho người sử dụng.
Phúc lợi kinh tế được tạo ra trong q trình sản xuất, có nghĩa là mọi
hoạt động kinh tế đều nhắm đền việc thỏa mãn nhu cầu của con người dù theo
cách trực tiếp hay gián tiếp. Mức độ mà ở đó các nhu cầu được thỏa mãn
thường được chấp nhận như là thước đo của phúc lợi kinh tế. Trong q trình
sản xuất, có hai yếu tố giải thích cho sự gia tăng về phúc lợi kinh tế, đó là sự
cải thiện về tỷ lệ giá cả - chất lượng của hàng hóa và việc tăng thu nhập từ loại
hình sản xuất thị trường ngày phát triển hiệu quả. Các loại hình sản xuất quan
trọng bao gồm:Sản xuất thị trường,Sản xuất công cộng,Sản xuất hộ gia đình.
Để hiểu được nguồn gốc của phúc lợi kinh tế, chúng ta phải hiểu rõ
được ba quá trình sản xuất trên. Tất cả các quá trình sản xuất này đều tạo ra
hàng hóa có giá trị và mang lại phúc lợi cho người tiêu dùng.
Sự thỏa mãn nhu cầu được bắt nguồn từ việc sử dụng các loại hàng hóa
được sản xuất. Việc thỏa mãn nhu cầu sẽ tăng lên khi tỷ lệ giá cả - chất lượng
của hàng hóa được cải thiện và càng nhiều sư thỏa mãn đạt được với ít chi phí
hơn. Cải thiện tỷ lệ giá cả - chất lượng của hàng hóa đối với nhà sản xuất là
một cách quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất.
- Khái niệm tổ chức sản xuất:
+ Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn các khâu trong cả dây
chuyền nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra”.
+ Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu nhằm tạo ra
năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy
động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một

đơn vị đầu ra tới mức thấp nhất, rút gọn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc
cung cấp dịch vụ.


12

Hiệu quả sản xuất là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng
các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm
đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.[17]
2.1.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế (HQKT) được bắt nguồn từ sự thoả mãn ngày càng
tăng các nhu cầu vật chất và tinh thần của tất cả các thành viên trong xã hội
cũng như khả năng khách quan của sự lựa chọn trên cơ sở trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất và sự giới hạn của nguồn lực. Quá trình tái sản xuất
vật chất, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra là kết quả của sự phối hợp
các yếu tố đầu vào theo công nghệ, kỹ thuật sản xuất nhất định [5].
- Các nhà kinh tế học đã chứng minh rằng nền kinh tế chịu sự chi phối
bởi quy luật khan hiếm nguồn lực, trong điều kiện nhu cầu của tồn xã hội về
hàng hố và dịch vụ ngày càng tăng lên. Vì vậy, bắt buộc xã hội phải lựa
chọn, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải lựa chọn, sao cho sử dụng một
nguồn lực nhất định, phải tạo ra được khối lượng hàng hoá và dịch vụ cao tối
đa nhất. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của xã hội và từng cơ sở
sản xuất, kinh doanh.
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh sử dụng nguồn nhân lực,
vật lực để đạt được hiệu quả cao nhất hay nói cách khác hiệu quả kinh tế là
một phạm trù phản ánh chất lượng của một hoạt động kinh tế. Nâng cao chất
lượng một hoạt động kinh tế là tăng cường lợi dụng các nguồn lực có sẵn 5
trong một hoạt động kinh tế. Đây đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã
hội, do nhu cầu vật chất ngày càng cao.
- Khái niệm HQKT mang tính chất tương đối về khơng gian và thời

gian, phụ thuộc vào trình độ phát triển về kinh tế, xã hội, đặc điểm lịch sử và
truyền thống cũng như những điều kiện tự hiên của mỗi quốc gia, mỗi địa
phương và vùng lãnh thổ ảnh hưởng bởi sự phát triển của khoa học và công


13

nghệ, sự phát triển và biến động của nền kinh tế trong nước và quốc tế, sự
thay đổi về nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.
- HQKT không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất mà phải đáp
ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho toàn xã hội.
- Cơ sở cho sự phát triển xã hội là tăng lên không ngừng của lực lượng
vật chất. Phát triển kinh tế có hiệu quả tăng khả năng tích luỹ và tiêu dùng,
tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ văn hố, khoa học, chăm sóc sức
khoẻ, bảo vệ mơi trường sinh thái, an ninh quốc phịng… giải quyết tốt những
vấn đề xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực phát triển lâu dài
nền kinh tế quốc dân.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
 Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 11 năm 2013 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn: Hướng dẫn tiêu chí xác định vùng
sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an tồn thực phẩm.
 Thơng tư số 05/2014/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 2 năm 2014 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia lĩnh vực trồng trọt.
 Nghị định số 210/2013/N -CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của
Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn.
 Quyết định số 34/2016/Q -UBND ngày 9 tháng 12 năm 2016 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về Quyết định ban hành quy định chính sách
hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình sản xuất cây cà tím trên thế giới
Tổng xuất khẩu cà tím


14

- Theo FAO trong năm 2010, sản xuất cà tím có tính tập trung cao độ,
với 93% sản phẩm đến từ 7 quốc gia. Trung Quốc là nước sản xuất lớn nhất
(58% tổng sản lượng thế giới) và Ấn Độ đứng thứ 2 với 25%; tiếp đến là Ai
Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản là một trong mười quốc gia sản xuất cà tím lớn
nhất thế giới. Mỹ là nước có diện tích trồng cà tím đứng thứ 20 trên thế giới.
Với hơn 4.000.000 vùng trồng(1.600.000) được giành cho việc trồng trọt cà
tím trên thế giới.
- Tổng sản lượng tươi (bao gồm cả chùm) thế giới năm 2013 đạt 41,840
triệu tấn, giảm so với của năm 2012 do thời tiết xấu làm giảm sản lượng ở
Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Sản Quốc 58,55; Ấn Độ 25,24; Ai Cập 2,94; Thổ
Nhĩ Kỳ 2,03; Nhật Bản 0,79.
- Ở Trung Quốc, được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây,
Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan... Trung Quốc là
nước đứng đầu thế giới về sản xuất.
Lượng của các nước đạt (đơn vị: ngàn tấn): Trung
Theo báo cáo năm 2008, Trung Quốc đã sản xuất được 17.532.681 tấn
vào năm 2006. Trong một thời gian, Trung Quốc đang tìm kiếm cách thức
mới để tăng năng suất, và năm 1987, Trung Quốc đã thành lập cơ sở sản xuất
rau giống đầu tiên ở Bắc Kinh, gọi là " ". Cà tím đã được sản xuất theo cách
thức như cà chua, dưa leo, tiêu và dưa, nhưng phụ thuộc vào sự quay vịng
của cây trồng để có năng suất cao hơn.

- Tại Thái Lan được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần
miền Bắc và miền Đông. Năm 1987, Thái Lan trồng 1.500 ha cho sản
lượng 76.275 tấn với giá trị 28 triệu đôla Mỹ (Trần Thế Tục, 1995). Đến
năm 2007, theo Somsri, diện tích ở Thái Lan khoảng 34.354 ha và sản
lượng khoảng 197.716 tấn, Năm 2009, Thái Lan trồng 14.136 ha và đạt sản
lượng 19.326 tấn.


15

- Ở Ấn Độ, và chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số vùng.
chùm là loại quả được dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước, Những vùng
khô hạn như Punjab là nơi lý tưởng với chùm. có thể chọn được lượng mưa
lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan. Năm 2005, Ấn Độ sản xuất được
142.000 tấn. Năm 2009, sản lượng quả đạt 183.922 tấn, xếp thứ 2 về sản xuất
quả ở các nước châu Á.
- Theo số liệu thống kê của FAO trong các năm gần đây, tình hình sản
xuất cà tím trên thế giới được tổng hợp trong Bảng 2.1
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cà tím trên thế giới từ năm 2012-2016
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(ha)

(tấn/ha)


(tấn)

2010

1.721.968

25,6173

44.112.147

2011

1.760.671

25,6557

45.171.222

2012

1.813.547

26,0644

47.269.020

2013

1.863.981


26,2846

48.993.974

2014

1.870.128

26,8308

50.193.117

(Nguồn: FAOSTAT/Statistics (2016)
Qua bảng 2.1: ta thấy, trên thế giới trong những năm gần đây diện tích
trồng cà tím có tăng lên, năm 2010 là 1.721.968 ha đến năm 2014 là
1.870.128 ha. Trung bình mỗi năm tăng 29.632 ha, điều này cho thấy diện
tích trồng cà tím trên thế giới có sự phát triển. Cùng với đó sản lượng cà tím
cũng tăng lên qua các năm, năm 2010 là 44.112.147 tấn đến năm 2014 là
50.193.117 tấn. Năm 2010 năng suất là 25,6173 tấn/ha đến năm 2014 đạt
26,8308 tấn/ha. Điều đó thể hiện sự quan tâm áp dụng tiến bộ KHKT vào sản
xuất của nhà vườn.
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thế giới
- Tổng mức tiêu thụ cà trên thế giới năm 2013 đạt 4,22 triệu tấn, giảm
7% so với năm 2012 là 4,56 triệu tấn, do thời tiết diễn biến phức tạp ảnh


16

hưởng đến sản lượng. Các nước tiêu thụ lớn trên thế giới: Mỹ, Trung Quốc,

Nhật Bản, Mêhicô, Nga, Achentina,…
- Tổng lượng tươi đem chế biến trên thế giới năm 2013 là 974 ngàn tấn,
giảm 1 triệu tấn so với năm 2012. Trong đó, Mỹ 507 ngàn tấn, Nam Phi 186
ngàn tấn, Mêhicô 82ngàn tấn.
- Về tiêu thụ: Nhật Bản là thị trường lớn cho việc tiêu thụ. Trong năm
2009 bang Florida của Mỹ đã xuất sang Nhật Bản 4.755.972 thùng
(80.851tấn) tươi, năm 2008: 6 - 7 triệu thùng(102-119 nghìn tấn), năm 2007:
8 triệu thùng (136 nghìn tấn). Nam Phi cũng xuất sang Nhật khoảng 6 triệu
thùng (96.721tấn) trong năm 2008, tăng gần 1,55 triệu thùng so với năm [15].
- Tại các thị trường châu Âu, ngoại trừ mặt hàng thanh long có số
lượng xuất khẩu lớn, các mặt hàng quả khác, như:, xồi, chơm chơm… hay
các loại rau khác của Việt Nam có khối lượng khá khiêm tốn. Mặt hàng rau đã
được xuất khẩu trở lại bình thường vào thị trường châu Âu, tuy nhiên với khối
lượng không nhiều [15].
- Tại Nga, Năm 2009, Nga nhập 60 ngàn tấn, tăng so với 32 ngàn tấn
năm 2007. Các nước cung cấp chủ yếu cho Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen, Nam
Phi và Achentina.
- Thị trường xuất khẩu cà tím ngày càng mở rộng không chỉ trong nước
mà mở rộng ra nước ngoài. Hiện nay, một số tỉnh thành đã xuất khẩu sang
nhiều nước như: Đức, Canada, Hà Lan, Cộng hòa Séc, Nga, Hồng Kơng,
Trung Quốc. Từ đầu năm 2014, có thêm nhiều doanh nhân đến từ Pháp, Nhật
tìm hiểu và đặt hàng với số lượng lớn. Đối với các tỉnh phía Bắc, cà tím chủ
yếu được tiêu thụ trong nước. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp không đủ
sản lượng lớn, ổn định để xuất khẩu. Vì vậy, các tỉnh 13 đã có chủ trương mở
rộng diện tích cà tím theo hướng liên kết thông qua các tổ hợp tác để doanh
nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nhà vườn. Ngoài ra, nhà vườn tham gia vào tổ


×