Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại số 14, Moshav Tsofar vùng Arava Israel (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THU TRANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA TRANG TRẠI SỐ 14, MOSHAV TSOFAR, VÙNG ARAVA, ISRAEL

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017

THÁI NGUYÊN - 2018




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGUYỄN THU TRANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA TRANG TRẠI SỐ 14, MOSHAV TSOFAR, VÙNG ARAVA,
ISRAEL

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT


Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Đỗ Thị Hà Phương

Cán bộ cơ sở hướng dẫn

: Mr. Oren Bar Lavan

Thái Nguyên - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ 1 học vị nào.
Em xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc đồng thời em xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài
này tại Moshav tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của Moshav nơi thực
hiện đề tài.

Sinh viên

Nguyễn Thu Trang



ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện, mỗi sinh viên đang ngồi trên
ghế nhà trường ngoài những kiến thức lý thuyết đã được học thì thực hành
thực tập là khâu vô cùng quan trọng. Việc trang bị kiến thức thực tế cho sinh
viên là rất cần thiết, qua đó giúp sinh viên có điều kiện kiểm tra, kiểm
nghiệm, áp dụng những kiến thức đó một cách có khoa học, linh hoạt vào
thực tế sản xuất, giúp sinh viên có được thời gian nhất định để học hỏi, bổ
sung hoàn chỉnh những kiến thức đã tiếp thu ở trường. Thực hiện phương
châm “học đi đôi với hành - lý luận gắn với thực tiễn”, được sự nhất trí của
ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn, dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của Ths. Đỗ Thị Hà Phương, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu
cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại số 14,
Moshav Tsofar, vùng Arava, Israel”. Để hoàn thành đề tài này, không thể
thiếu sự hỗ trợ của các thầy cô, các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Em xin bày tỏ
lòng biết ơn đến:
Xin cảm ơn Ban Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
Chính phủ Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và AICAT (ARAVA, Trung tâm Đào
tạo Nông nghiệp Quốc tế). Đặc biệt, em xin cảm ơn rất nhiều đến giáo viên tại
trung tâm AICAT và Bà HANNI (Giám đốc AICAT), cung cấp kiến thức và
hỗ trợ nghiên cứu cho dự án.
Và cảm ơn rất nhiều tới ông chủ của trang trại số 14 - ông TAL
KEIDAN với tất cả trái tim và có sẵn để giúp chúng tôi mà một phần của lĩnh
vực là để làm đề tài, hỗ trợ cho nhu cầu của chúng tôi.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo ThS. ĐỖ THỊ HÀ
PHƯƠNG đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành tốt bài
khóa luận tốt nghiệp. Một lần nữa em xin kính chúc toàn thể thầy cô mạnh
khỏe, hạnh phúc, chúc các bạn sinh viên thành công trong tương lai!

Israel, ngày 20 tháng 7 năm 2017
Tác giả đề tài

Nguyễn Thu Trang


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.2.1. Về chuyên môn ............................................................................... 2
1.2.2. Về thái độ ........................................................................................ 3
1.2.3. Về kỹ năng sống và kỹ năng làm việc ............................................ 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ...................................................... 4
1.3.1. Nội dung thực tập ............................................................................ 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện ................................................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập .............................................................. 5
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 6
2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 6
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ......................... 6
2.1.2. Hiệu quả kinh tế .............................................................................. 9
2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 12

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới ........................... 12
2.2.2. Tình hình sản xuất hoa tại Israel ................................................... 18
PHẦN 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ................................................................ 21
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của cơ sở thực tập ....................... 21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của Moshav Tsofar ......................................... 21
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Moshav Tsofar ............................. 22


iv

3.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của Moshav
Tsofar ....................................................................................................... 24
3.1.4. Khái quát cơ bản về trang trại 14 .................................................. 25
3.1.5. Những thành tựu đã đạt được của trang trại ................................. 26
3.1.6. Những thuận lợi và khó khăn của trang trại số 14, Moshav Tsofar,
Israel......................................................................................................... 27
3.2. Kết quả thực tập ................................................................................... 27
3.2.1. Mô tả, tóm tắt những công việc đã làm tại trang trại .................... 28
3.2.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất của loài hoa Scabiosa ....................... 30
3.2.3. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và khả năng áp dụng tại
Việt Nam ................................................................................................. 35
PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 38
4.1. Kết luận ................................................................................................ 38
4.2. Kiến nghị .............................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 40


v

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Các quốc gia xuất khẩu hoa cắt cành lớn nhất thế giới 2005 so với
năm 2015 ......................................................................................... 17
Hình 3.1. Vị trí của moshav Tsofar ................................................................. 21
Hình 3.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức trang trại số 14 ............................................ 26
Hình 3.3. Sản lượng của loài hoa Scabiosa trong năm 2016- 2017 ................ 30
Hình 3.4. Cơ cấu xuất khẩu của từng loại hoa scabiosa ................................. 34


vi

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

GIẢI NGHĨA

AHDB:

Agriculture & Horticulture Development Board

HQKT:

Hiệu quả kinh tế

EU:

Liên minh Châu Âu

USD:


Đô la

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

ĐVT:

Đơn vị tính

VNĐ:

Việt nam đồng


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Sản lượng của loài hoa Scabiosa trong năm 2016- 2017 ............... 30
Bảng 3.2. Sản lượng hoa qua từng tuần ......................................................... 31
Bảng 3.3. Chi phí sản xuất cho 1 năm trồng hoa scabiosa ............................. 32
Bảng 3.4 Doanh thu......................................................................................... 33
Bảng 3.5 Cơ cấu xuất khẩu của từng loại Scabiosa ........................................ 33
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của loài hoa Scabiosa của trang trại 14 năm 2016
- 2017 .............................................................................................. 34


1

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm ở khu vực Trung Đông với diện tích 22.000 km2 Israel có một
ngành nông nghiệp phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện địa lý không
thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về
nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hơn một nửa
diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn
không thích hợp cho nông nghiệp. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ
chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95%
nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các
loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường.
Israel là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất
khẩu trái cây, rau, củ, quả. Bên cạnh đó sản xuất hoa ở Israel cũng phát triển
không kém. Dù là đất nước nhỏ bé nhưng Israel lại dẫn đầu thế giới về xuất
khẩu hoa vào thị trường châu Âu. Loại hoa phổ biến nhất là Chamelaucium,
tiếp đến là hoa hồng với diện tích trồng là 214 hecta. Tất cả các sản phẩm hoa
cắt cành ở Israel đều được trồng ngoài trời hoặc dưới nhiều cấu trúc
polythene, rất ít xảy ra dưới kính do nhiệt độ vào mùa hè có thể vượt quá 50
độ C. Vụ mùa hoa cắt cành được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Anh, Hà Lan.
Moshav Tsofar là một moshav thuộc vùng Arava, Israel. Mô hình phát triển
kinh tế tại đây chủ yếu là dạng hợp tác xã đã được phát triển từ rất lâu đời. Mô
hình này chú trọng lao động theo hình thức cộng đồng, vì vậy mỗi người nông dân
sẽ sản xuất lương thực và thực phẩm trên ruộng của mình theo hình thức lao động
cá nhân. Từ đó mỗi người nông dân đã dần có những trang trại của riêng mình và
có những kỹ năng quản lý nông nghiệp, một kế hoạch canh tác phù hợp để có thể


2

phát triển trang trại, nâng cao năng suất sản phẩm, cải thiện được thu nhập của

mỗi gia đình.
Ngoài ra, ngành công nghiệp sản xuất hoa ngày càng phát triển và mở
rộng. Trang trại 14, moshav Tzofar là một trong những vùng có diện tích
trồng hoa lớn nằm trong vùng Arava, Israel. Đặc biệt vùng Arava là vùng tận
cùng của Israel có khí hậu khắc nghiệt hơn các vùng khác, hoa ở đây chưa
được phong phú về chủng loại chủ yếu vẫn là Chachelium. Trong khi đó thị
trường hoa cắt cành ở phương Tây là thị trường có tiềm năng, có nhu cầu lớn
và phong phú.
Việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức sản xuất trang trại trang trại trồng trọt tại
trang trại số giúp chúng em nắm bắt được rõ hơn về cách thức tổ chức, thấy rõ
được tính ưu việt và khả năng phát triển của hình thức tổ chức sản xuất trang
trại cũng như mặt hạn chế cần khắc phục. Bên cạnh đó, vì là năm đầu tiên
trang trại đưa giống hoa Scabiosa vào sản xuất nên chưa có một đề tài nghiên
cứu nào so sánh và đánh giá hiệu quả sản xuất của giống hoa này để xác định
giống nào cho năng suất và mang lại giá trị kinh tế cao, tăng thêm thu nhập
cho người nông dân.
Xuất phát từ những lý do, em tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu cơ
cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh cuả trang trại số 14, Moshav
Tsofar, vùng Arava, Israel”.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về chuyên môn
- Sinh viên có cái nhìn tổng thể hơn về thực trạng phát triển loại hình tổ
chức sản xuất trang trại tại Moshav Tsofar.
- Tìm hiểu quá trình hình thành và tổ chức của trang trại số 14, Moshav
Tsofar.


3

- So sánh và đánh giá hiệu quả sản xuất của 7 loài hoa Scabiosa:

Blackberry, Candy, Mashmallow, Lavender, Raspberry, Cherry Vannila,
Vannila.
- Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu
khoa học cho mỗi sinh viên.
1.2.2. Về thái độ
- Ham học hỏi, biết lắng nghe, ghi chép đầy đủ, có tinh thần trách nhiệm
cao, hoàn thành tốt công việc chủ trang trại giao.
- Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của trang trại trong thời
gian thực tập về thời gian, giao tiếp….
- Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với bạn bè Việt nam và các bạn
đến từ quốc gia khác, lao động Thái Lan tại trang trại.
- Chủ động trong các công việc, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ mọi người
trong trang trại để hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó tự khẳng
định được năng lực của bản thân sinh viên.
1.2.3. Về kỹ năng sống và kỹ năng làm việc
* Kỹ năng sống
- Tạo cho sinh viên tác phong nhanh nhẹn, chịu được áp lực cao trong
mọi công việc, tự lập trong mọi hoàn cảnh.
- Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác, sống
hòa đồng thân thiện với người đến từ các quốc gia khác và người dân tại cơ sở
thực tập.
- Thích nghi với điều kiện về môi trường, văn hóa, con người tại cơ sở
thực tập.
* Kỹ năng làm việc
- Học được cách sắp xếp, bố trí công việc trong học tập, nghiên cứu, làm
việc một cách khoa học.


4


- Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và quản lý công việc cho lao động và
sinh viên.
- Làm việc nghiêm túc, theo kế hoạch đã định.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của cơ sở thực tập.
- Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của trang trại và cơ cấu tổ
chức sản xuất của trang trại, tham gia vào các công việc của trang trạng:Trồng
cây, làm cỏ, tỉa cây, giăng lưới, thu hoạch và phân loại đóng gói sản phẩm.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của loài hoa Scabiosa.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trang trại, tăng năng suất cây
trồng.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Phương pháp thu tập thông tin thứ cấp
Trong phạm vi đề tài của tôi, tôi đã thu thập các số liệu thứ cấp trên
sách, báo, tạp chí kinh tế và Internet....
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Tiếp cận có sự tham gia
+ Tiếp cận là sự đến gần để tiếp xúc và bằng những phương pháp nhất
định để tìm hiểu một đối tượng nghiên cứu.
+ Phương pháp tiếp cận đánh giá có sự tham gia: Đi thực tế, trực tiếp
tham gia vào các hoạt động của trang trại, quan sát đánh giá thực trạng và thu
thập những thông tin về tình hình sản xuất qua sản xuất ở vùng nghiên cứu.
Nhờ sự giúp đỡ của họ tham gia vào quá trình tìm hiểu để thu thập những
thông tin cần thiết và thấy được những thuận lợi và khó khăn mà trang trại
trồng trọt đang gặp phải.


5


- Phương pháp điều tra trực tiếp từ chủ trang trại
+ Tìm hiểu thông tin về trang trại như nguyên nhân tạo lập trang trại, kết
quả sản xuất. Những thông tin cơ bản của chủ trang trại như: Họ tên, tuổi tác,
giới tính, kinh nghiệm làm việc, số lao động, diện tích đất đai.
+ Những thông tin về kết quả sản xuất loài hoa Scabiosa như: Các khoản
chi phí, khoản thu.
- Phương pháp quan sát: Tiến hành trực tiếp tham gia vào sản xuất tại trang
trại, nhằm có cái nhìn tổng quát về trang trại, đồng thời cũng là những tư liệu
để đánh giá độ chính xác các thông tin mà chủ trang trại cung cấp.
1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
* Phương pháp xử lý thông tin
Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, đồng thời được xử lý
tính toán kỹ càng. Việc xử lỹ thông tin là cơ sở cho việc phân tích.
* Phương pháp phân tích thông tin
Khi đủ số liệu, tiến hành kiểm tra, rà soát và chuẩn hóa lại thông tin, loại
bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra. Sử dụng phương pháp
phân tích dựa trên các con số tương đối và tuyệt đối để thấy được khả năng
sản xuất và hiệu quả sản xuất của 7 loại hoa. Dựa vào số liệu đó để đưa ra
định hướng và giải pháp nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người nông
dân trong vụ kế tiếp.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: 01/03/2016 – 21/06/2017
- Địa điểm: Tại trang trại số 14, Moshav Tsofar, Arava ở Israel.


6

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1 Khái niệm tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu trong cả dây
chuyền nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “ đầu vào” đến “đầu ra”.
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu nhằm tạo ra năng
suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động
tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một đơn vị
đầu ra tới mức thấp nhất, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp
dịch vụ.
2.1.1.2. Khái niệm trang trại
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp
(bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu
hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất được tiến hành với
quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ
chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để
sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hóa phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế
thị trường.
2.1.1.3 Khái niệm và đặc điểm kinh tế của sản xuất hoa Scabiosa
* Khái niệm về giống hoa Scabiosa ‘ Scoop series’
Theo bài viết của AHDB, Scabiosa 'Scoop series' là một bộ sưu tập các
hoa 'hình nệm có màu sắc rực rỡ, có sẵn trong một chục màu sắc khác
nhau. Hoa được sản xuất riêng lẻ thành cành dài trên tán lá của cây và được
thu hoạch mà không có tán lá hoặc chồi bên để sử dụng trong bó cụ thể hoặc
trong bó hoa hỗn hợp. Cây trồng được cắt và tạo ra khoảng 20-30 cành hoa


7

mỗi mùa, với khả năng rằng cây có thể trải qua được mùa đông và có thể tiếp

tục thu hoạch vào năm thứ hai [5].
Scarbiosa là một loại hoa có nhiều màu sắc như Blackberry, Candy,
Cherry

vanilla,

Lollipop,

Cotton

Candy,

Lavender,

Raspberry



Marshmallow.
Scarbiosa có một số điều kiện như:
• Màu sắc mới và rộng.
• Hoa lớn - đường kính khoảng 3.5cm.
• Chân hoa dài và chắc chắn khoảng 40-70cm.
• Sản lượng dồi dào.
• Thời hạn sử dụng tuyệt vời.
• Chất lượng tốt nhất thu được dưới nhiệt độ mát và vừa.

Blackberry

Raspberry


Candy

Cherry Vannila

Marshmallow

Lavender

Vannila

* Giá trị kinh tế của hoa Scabiosa
Người ta trồng hoa Scabiosa không chỉ để thưởng thức như một thú tiêu
khiển mà còn là do giá trị kinh tế của nó mang lại. Chúng chủ yếu được trồng
để làm nguồn hoa cắt cành và sử dụng cho xuất khẩu là chính. Đây là một thu
nhập rất lớn cho người nông dân.


8

* Giá trị thẩm mỹ của hoa
Loài hoa Scabiosa là một loài hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ, mùi thơm
dịu dàng, tinh tế nên nó được sử dụng phổ biến trong các dịp lễ, cưới hỏi hoặc
các sự kiện. Scabiosa là loài hoa mang tính thẩm mỹ cao nên rất được ưa
chuộng tại thị trường phương Tây, nhất là trong những dịp mùa đông.
* Hoa trong đời sống hằng ngày
Trong thời hiện đại, mọi người đã tìm cách để trồng trọt, mua, mặc,
hoặc chỉ quanh hoa và những cây trồng nở rộ, một phần vì mùi dễ chịu của
chúng. Trên khắp thế giới, các nhà bán hoa bán hoa cho nhiều sự kiện và hoạt
động, tích lũy trong cuộc sống:

Đối với những ngày kỷ niệm ngày chào đời hoặc Christenings Lilium
lai "Stargazer" rất thơm.
Đối với hoa cưới cho bữa tiệc cưới, và trang trí cho hội trường.
Dùng cho trang trí trong nhà.
Là một món quà lưu niệm cho các bữa tiệc du lịch bằng tàu hỏa, chào
đón các bữa tiệc gia đình, và những món quà "nghĩ về bạn".
Các nhà trồng hoa phụ thuộc vào toàn bộ mạng lưới người trồng thương
mại và các chủ hàng để hỗ trợ thương mại này. Để có được hoa ngoài mùa ở
nước họ, các nhà hàng hoa liên hệ với những người bán buôn có liên hệ trực
tiếp với người trồng ở các nước khác để cung cấp những bông hoa đó.
2.1.1.4. Khái niệm và các loại đánh giá
* Khái niệm đánh giá
- Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của trang
trại và những hỗ trợ từ bên ngoài và những gì thực sự đã đạt được.
- Đánh giá sử dụng các phương pháp nghiên cứu để điều tra một cách
có hệ thống các kết quả và hiệu quả vấn đề nghiên cứu của đề tài.


9

- Đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có chiến lược lấy mẫu
theo phương pháp thống kê.
- Đánh giá có thể tiến hành đo lường định kì theo từng giai đoạn thực
hiện một đề tài nghiên cứu.
- Đánh giá phải tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động
của đề tài nghiên cứu đó.
* Các tiêu chí đánh giá
- Đối với các tiêu chí mang tính định lượng:
Là các tiêu chí có thể đo đếm được cụ thể, các tiêu chí này thường sử
dụng để kiểm tra tiến độ công việc. Thông tin cần cho các chỉ tiêu này có thê

thực hiện được thông qua việc thu thập số liệu qua sổ sách kiểm tra hoặc
phỏng vấn,… Cũng có thể đo lường trực tiếp trên đồng ruộng, năng suất của
cây trồng…
- Đối với các chỉ tiêu định tính:
Là các chỉ tiêu không đo đếm được. Nhóm chỉ tiêu này thường phản
ánh chất lượng công việc dựa trên định tính nhiều hơn: cây sinh trưởng nhanh
hay chậm, hoa màu đẹp hay xấu,…Việc xác định chỉ tiêu này thường thông
qua phỏng vấn, quan sát và nhận định của người giám sát cũng như người
nông dân.
* Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá:
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả các hoạt động sản xuất nông nghiệp
theo mục tiêu đã đề ra: diện tích, năng suất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn,…
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế: tổng thu, tổng chi, thu – chi,
hiệu quả lao động, hiệu quả đồng vốn,…
2.1.2. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài


10

lực,vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định [1]. Từ khái niệm khái
quát này, có thế hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả
kinhtế như sau:
H = K/C
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào
đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí
toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn:
hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi
tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn
lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế
hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến
đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và
tốc độ biến động khác nhau của chúng.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có
thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
- Một số chỉ tiêu phân tích và cách tính hiệu quả.
+Tổng giá trị sản xuất (GO) được xác định là giá trị bằng tiền của toàn
bộ sản phẩm chè sản xuất ra(thường là một năm) trên một đơn vị diện tích.
GO : Tổng giá trị sản xuất
Qi : Khối lượng sản phẩm loại i
Pi : Đơn giá sản phẩm loại i
+Chi phí trung gian(IC) :Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường
xuyên và dịch vụ sản xuất.Trong quá trình sản xuất hoa chi phí trung gian bao


11

gồm các chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí như: giống, phân bón,
thuốc trừ sâu, làm đất…
+ Giá trị tăng (VA) là phần giá trị tăng thêm của quá trình sản suất kinh
doanh.VA được thể hiện bằng công thức :
VA = GO – IC
+ Thu nhập hỗn hợp (MI) là thu nhập thuần túy của người sản xuất ,
bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận mà họ có thể nhận được khi
sản xuất một đơn vị diện tích.Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau :
MI = VA – (A + T)

Trong đó :
A là phần khấu hao tài sản cố định và cho phí phân bổ
T là thuế sản xuất.
+ Thu nhập hỗn hợp/ngày công lao động
Chỉ tiêu này cho biết giá trị thu nhập của một ngày công lao động được
hoạch toán trong trồng hoa của trang trại.
+ Thu nhập hỗn hợp/chi phí vật chất
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu nhập của một đồng vốn đầu tư cho
sản xuất hoa.
+Lợi nhuận : Pr = GO – TC
Trong đó : GO là giá trị sản xuất, TC là tổng chi phí
- Các tiêu chí thể hiện hiệu quả để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất
nông nghiệp người ta dùng nhiều phương pháp và chỉ tiêu khác nhau, trong
phương pháp thường dùng là:
Hiệu quả theo chi phí trung gian
+ Giá trị sản xuất trên một đòng chi phí GO/IC
+ Giá trị gia tăng trên một đòng chi phí VA/IC
+ Thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí MI/IC


12

-Một số công thức tính HQKT
+ Công thức 1 : HQKT được xác định bằng tỉ số giữa giá trị kết quả thu
được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = kết quả thu được / chi phí sản xuất
Hay H = Q/C
Trong đó H là hiệu quả kinh tế ,Q là kết quả thu được, C là chi phí
sản xuất
+ Công thức 2 : HQKT được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết quả

thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = kết quả thu được – chi phí sản xuất
Hay H = Q/C.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới
2.2.1.1. Thị trường EU
Hiện nay, Eu là thị trường tiêu thụ trên 50% lượng hoa của thế giới.
Nhiều quốc gia thuộc Eu có mức tiêu thụ hoa cắt cành bình quân đầu người
tương đối cao. Theo thống kê, Đức là nước có mức tiêu thụ hoa lớn nhất Eu,
kế đến là Anh, Pháp, Mỹ.
Cho đến nay Hà Lan vẫn là nước sản xuất hoa chính của Eu, kế đến là
Italia. Trồng hoa tại các quốc gia khác tại vùng tây bắc Eu như Pháp, Anh,
Đức và Phần Lan đang giảm. Số lượng hộ nông dân trồng hoa ở Hà Lan,
Italia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bỉ và Đan Mạch cũng giảm mạnh. Tuy
nhiên, sản lượng trung bình/công ty lại tăng góp phần làm tổng sản lượng hoa
vẫn giữ được ở mức ổn định [8].
Ngoài ra, sản lượng hoa cắt cành tại Ireland và các quốc gia Đông Âu
khác như Ba Lan, Hungari cũng đang trên đà phục hồi và thậm chí còn tăng.
Xét toàn diện thì tổng sản lượng hoa của Eu dự báo sẽ vẫn ổn định trong


13

những năm tới. Tuy nhiên Eu vẫn phải nhập hoa tươi từ các khu vực khác nữa
như: Kenya, Colombia, Ecuador, Israel….
Theo cơ quan thống kê của EU (EUROSTAT), nhập khẩu hoa và cây
trồng tăng nhẹ trong những năm gần đây và giá trị. Cắt hoa chủ yếu chịu trách
nhiệm cho việc tăng nhập khẩu hoa và cây trồng vào EU. So với năm trước,
nhập khẩu hoa cắt cành sang EU trong nửa đầu năm 2015 tăng 8% về giá trị,
và 15% so với năm 2013. Tất cả các phân đoạn khác của ngành công nghiệp

thực vật đều không có ý nghĩa hoặc đang giảm. Vào năm 2014, EU đã nhập
khẩu tổng cộng 414.580 tấn với trị giá 1,59 tỷ Euro. Trong một so sánh 10
năm, rõ ràng là nhập khẩu khối lượng đang giảm với giá trị nhập khẩu ngày
càng tăng. Điều này có nghĩa là các sản phẩm có giá trị ngày càng cao đang
được buôn bán.
Những thay đổi trong quá khứ của các quốc gia liên lạc châu Âu đang
được tiếp tục: Kenya đang củng cố vị thế của mình; vào năm 2014, 28%
lượng hàng nhập khẩu của EU chỉ đến từ Kenya. Kenya đang định vị chính nó
như một nhà cung cấp các sản phẩm chất lượng. Ethiopia cũng đang tăng
cường vai trò của một nước xuất khẩu sang EU, trong khi nhập khẩu từ Israel,
Hoa Kỳ và Costa Rica có xu hướng giảm.
Tương tự như nhập khẩu, xuất khẩu hoa và cây cảnh từ EU có xu hướng
tăng trong 10 năm qua, mặc dù xuất khẩu của EU đã giảm nhẹ trong năm
2014 và 2015. Năm 2014, lượng giảm nhẹ 0,8% so với năm 2013 , và giá trị
giảm 2,9%. Với cây trồng trong chậu trồng đặc biệt, trong nửa đầu năm 2015,
doanh thu giảm 4,5% về giá trị. Trong năm 2014, 682.000 t hoa và cây cảnh
được xuất khẩu với tổng giá trị 1,91 tỷ euro. So sánh giá trị tiền tệ giữa hàng
xuất khẩu và nhập khẩu của EU cho thấy rõ ràng sự khác biệt của các lĩnh vực
xuất nhập khẩu thực vật của EU. Thông qua việc xuất khẩu cây trồng trong
chậu, cây bụi và bóng đèn…, thặng dư thương mại tổng thể lên tới 32,6 triệu


14

euro (tính đến năm 2014). Thặng dư thương mại tích cực đã tồn tại từ năm
2002. Tuy nhiên, cán cân thương mại của EU đối với hoa cắt cành và cắt lá
cắt giảm nhiều năm (2014: trừ 500 triệu Euro). Tầm quan trọng của các thị
trường mục tiêu khác nhau cho xuất khẩu của EU vào năm 2015 tương tự như
quá khứ: Trong năm 2014, Nga (21,3%) và Thụy Sĩ (20,7%) có nhu cầu lớn
nhất về hoa và cây cảnh từ EU, tiếp theo là Hoa Kỳ (10,2%), Na Uy (8,8%)

và Trung Quốc (4,8%) [3].
Sự thay đổi trong chiến lược sản xuất để tăng lượng xuất khẩu vào Eu
của Kenya và Ethiopia là vấn đề khó khăn mà nông dân sản xuất hoa tại Israel
phải đối mặt.
Hiện nay, khoảng 50% đến 60% người tiêu dùng mua hoa chủ yếu phục
vụ nhu cầu quà tặng, 15% mua hoa để phục vụ các đám tang và khoảng 20%
nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho từng quốc
gia riêng lẻ là rất khác nhau. Nhìn chung, mức tiêu thụ hoa nhằm mục đích
tiêu dùng cá nhân ở những nước có thu nhập cao thuộc Eu thường cao hơn so
với các nước khác có thu nhập thấp hơn. Trong những kỳ nghỉ, lễ lớn là
những khoảng thời gian mà nhu cầu về trang trí, quà tặng tăng cao nên đã góp
phần quan trọng trong việc thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hoa cắt và sản phẩm
trang trí. Vào những ngày đặc biệt như giáng sinh, ngày Valentine, ngày của
Mẹ, ngày của Thư ký( Secretary’s Day), doanh số kinh doanh hoa thường
tăng mạnh. Bên cạnh những ngày nghỉ lễ nổi tiếng, hầu hết các quốc gia còn
có những ngày lễ kỷ niệm riêng của mình [8].
2.2.1.2. Thị trường Châu Mỹ
Ecuador là nhà xuất khẩu hoa cắt cành lớn thứ 3 thế giới, trong đó 73%
là hoa hồng. Đây là một ngành công nghiệp có 103.000 người và tạo ra 837
triệu đô la kinh doanh vào năm 2013.


15

Ecuador là một trong những nước xuất khẩu hoa hồng lớn nhất trong
khu vực và trên thế giới. Trong vòng chưa đầy 20 năm, với đà phát triển mạnh
mẽ, ngành công nghiệp trồng hoa Ecuador đã đóng góp tới 5% kim ngạch
xuất khẩu, và trở thành một trong những khu vực kinh tế năng động nhất, tạo
việc làm cho hàng nghìn người trong bối cảnh lúc đó Ecuador đang có tỷ lệ
thất nghiệp tới 10%. Về địa lý, Ecuador nằm giữa dường xích đạo phân chia

Bắc bán cầu với Nam bán cầu, quanh năm tràn nắng ấm, rất thuận lợi cho việc
trồng hoa.

Một trong những công ty trồng hoa hàng đầu của Ecuador,

Rosadex, mỗi năm xuất khẩu 15 triệu cành hoa hồng thuộc hơn 20 loài, trong
đó 60% vào thị trường Mỹ, phần còn lại được xuất khẩu sang Liên minh Châu
Âu( EU) và Nga [8].
Hiện Ecuador có 14.000ha đất trồng hoa hồng trên cả nước, chủ yếu ở
vùng núi. Các hộ gia đình trồng hoa có thu nhập khoảng 4000
USD/người/năm trong khi mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước chỉ
đạt 1000 USD. Hoa hồng chính là loại cây xóa đói giảm nghèo ở Ecuador và
những ngày nghỉ lễ tết chính là dịp tăng thu nhập của người trồng hoa. Theo
truyền thống, Hoa Kỳ là thị trường hoa lớn nhất của Ecuador, chiếm 88%
lượng xuất khẩu vào năm 1990. Ngày nay, con số này đã giảm xuống 41% và
xuất khẩu của Nga đã tăng lên 23%. Trong khi các siêu thị Hoa Kỳ và khách
hàng của họ thích hoa ngắn hơn, người tiêu dùng Nga lại thích loại hoa hồng
có độ dài vào khoảng 90cm và 100cm, có thể có giá cao hơn đáng kể.
Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây tại Liên bang Nga, được thúc đẩy
bởi sự sụt giảm giá dầu và các biện pháp trừng phạt đối với Ukraine, đã có
một tác động đáng kể đến ngành công nghiệp hoa hồng của Ecuador. Trong
nửa sau của năm 2014, xuất khẩu sang Liên bang Nga đã giảm 30% về giá trị
và 26% về khối lượng.


16

2.2.1.3. Thị trường Hà Lan
Hà Lan từ lâu đã là trung tâm sản xuất hoa cắt cành trong thị trường hoa
châu Âu. Nước này cũng tổ chức thị trường hoa lớn nhất trên thế giới, đó là

cuộc đấu giá tại Aalsmeer. Ngành công nghiệp cắt hoa đã phát triển và lớn lên
ở Hà Lan từ năm 1970. Đầu năm 1995, người trồng ở Hà Lan đã sản xuất
được hơn 8 tỷ hoa nở hoa hàng năm, từ đó đem lại doanh thu tương đương
khoảng 3,2 tỷ đô la Mỹ. Mặc dù Hà Lan tiếp tục là nước xuất khẩu hoa cắt
cành lớn nhất trên thị trường thế giới, hiện nay nước này đang có 52% thị
phần toàn cầu đối với hoa cắt cành, hiện nay nước này đang phải đối mặt với
sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất hoa cắt cành rẻ hơn và trên một
quy mô lớn hơn bao giờ hết.
Với thiệt hại trong kinh doanh Nga và thiệt hại trong xuất khẩu sang
Đức, bạn phải tự hỏi nơi Hà Lan bán hàng hoá của mình. Theo số liệu của
EUROSTAT, xuất khẩu của Hà Lan tăng cho đến năm 2014. Nhưng trong
nửa đầu năm 2015, họ đã giảm so với năm tài chính 2014 và 2013.
Vào mùa hè năm 2015, Hiệp hội Bán sỉ trong Sản xuất Hoa (VGB Verenigung van Groothandelaren ở Blomenwerkeriju) đã báo cáo rằng xuất
khẩu của Hà Lan sang Anh (cộng với 18%) cũng như Pháp, Ý, Bỉ và Tây Ban
Nha tăng và gần như bù đắp cho sự suy giảm xuất khẩu của Đức và Nga.
Theo các chuyên gia, tăng trưởng xuất khẩu đáng kể có nghĩa là các thị
trường mục tiêu của Anh và Pháp hiện chịu trách nhiệm cho 60% xuất khẩu
từ Hà Lan.
Ngoài ra, sự đóng góp của Hà Lan vào xuất khẩu hoa cắt cành toàn cầu
tiếp tục giảm kể từ lần đầu tiên chúng ta công bố Bản đồ Hoa Thế giới năm
2005. Hiện tại, tỷ trọng của Hà Lan là 43% . Do diện tích trồng hoa cắt cành
chỉ có 4380 ha (cả ở vùng phủ và ngoài đồng), Hà Lan vẫn là một điểm giao
lưu quan trọng trong thương mại trồng hoa quốc tế.


×