Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Tìm hiểu hệ thống tổ chức sản xuất tại trang trại tổng hợp xã tam tiến huyện yên thế tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.02 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
---------------------

HÀ NGỌC ANH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU HỆ THỐNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI TRANG TRẠI
TỔNG HỢP – XÃ TAM TIẾN – HUYỆN YÊN THẾ - TỈNH BẮC GIANG

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 – 2017


Thái Nguyên – 2017


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
---------------------

HÀ NGỌC ANH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU HỆ THỐNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI TRANG TRẠI
TỔNG HỢP – XÃ TAM TIẾN – HUYỆN YÊN THẾ - TỈNH BẮC GIANG

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa


: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Đinh Ngọc Lan
Cán bộ cơ sở

: Phan Thị Hạnh

Thái Nguyên – 2017


iii

i
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực tập tốt nghiệp, em đã bước đầu được tiếp cận với kiến
thức thực tế, đây là tiền đề giúp em nâng cao kiến thức và trải nghiệm so với
những gì em đã tiếp thu được ở trường nhằm đáp ứng nhu cầu lao động hiện
nay và hồn thành khóa học của mình.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường. Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế
& PTNT, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo PGS - TS. Đinh Ngọc Lan, em
đã thực hiện đề tài: “ Tìm hiểu hệ thống tổ chức sản xuất tại trang trại tổng hợp
– xã Tam Tiến – huyện Yên Thế - Tỉnh Bắc Giang”
Sau một thời gian tìm hiểu tại địa phương, đến nay đề tài đã được hoàn
thiện. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo PGS – TS Đinh

Ngọc Lan, người đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và hoàn
thiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy
cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, và cô Phan Thị Hạnh chủ
trang trại đã giúp đỡ em hồn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân em đã cố gắng khắc phục
mọi khó khăn để hồn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn
chế về kiến thức nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy
kính mong các thầy cơ và giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện
để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên


iv

Hà Ngọc Anh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Nguồn cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y dùng
trong trang trại.............................................................................................. 40
Bảng 3.2: Chi phí xây dựng chuồng trại ban đầu của trang trại.................... 45
Bảng 3.3: Chi phí đầu tư nguyên vật liệu, trang thiết bị cho chăn nuôi của
trang trại ....................................................................................................... 47
Bảng 3.4: Tình hình sử dụng nguồn vốn ban đầu của trang trại. .................. 48
Bảng 3.5: Tổng chi phí hằng năm của trang trại .......................................... 49
Bảng 3.6: Doanh thu của trang trại năm 2016.............................................. 50
Bảng 3.7: Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh tế năm 2016 ........................... 52

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức sản xuất của trang trại .............................. 35

Hình 3.2: Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm của trang trại .................................. 36
Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải biogas .......................................... 42


v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

: Biến đổi khí hậu

CN

: Cơng nghệ

ĐVT

: Đơn vị tính

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

KTTT

: Kinh tế trang trại

NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn


UBND

: Uỷ ban nhân dân

KH

: Khoa học

NQ

: Nghị quyết

KTTTH

: Kinh tế trang trại tổng hợp

TW

: Trung ương

VSMT

: Vệ sinh môi trường


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ...................................................... v
PHẦN I: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập .................................................. 1
1.2. Yêu cầu .................................................................................................. 3
1.2.1 Về chuyên môn:..................................................................................... 3
1.2.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm: ......................................................... 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ....................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập ................................................................................. 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện ......................................................................... 3
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập ................................................................ 6
1.4.1. Thời gian .............................................................................................. 6
1.4.2. Địa điểm thực tập ................................................................................. 6
PHẦN II: TỔNG QUAN .............................................................................. 7
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài. ........................................................................... 7
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 7
2.1.2 Các văn bản pháp lý về trang trại ......................................................... 13
2.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 17
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới.............................. 17
2.2.2. Tình hình phát triển trang trại tổng hợp trong nước ........................... 18
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các trang trại khác. ........................................ 22
PHẦN III: KẾT QUẢ THỰC TẬP ........................................................... 26
3.1 Khái quát về trang trại ........................................................................... 26


vii

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và quá trình hình thành và phát triển
của trang trại. ............................................................................................... 26

3.1.2 Những thành tựu đã đạt được của trang trại ........................................ 31
3.1.3 Thuận lợi và khó khăn liên quan đến quá trình sản xuất tại trang trại
tổng hợp Phan Thị Hạnh............................................................................... 33
3.2 Kết quả thực tập ..................................................................................... 34
3.2.1 Nội dung thực tập ................................................................................ 34
3.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế................................................... 55
3.2.3 Đề xuất một số giải pháp .................................................................... 55
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 61
4.1 Kết luận .................................................................................................. 61
4.2 Kiến nghi ................................................................................................ 62
4.2.1 Đối với trang trại ................................................................................. 62
4.2.2 Đối với chính quyền địa phương.......................................................... 62
4.2.3. Đối với nhà nước ................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 64


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Trong số những thành tích đạt được của cơng cuộc đổi mới nền kinh tế
đất nước, trong thời gian qua có thể nói nơng nghiệp là một ngành đã có
những bước đột phá ngoạn mục. Thu nhập của nơng dân không ngừng tăng
lên, bộ mặt nông thôn được cải thiện đáng kể. Sản xuất nông nghiệp đã đảm
bảo an toàn lương thực cho đời sống xã hội.
Thế nhưng, sự phát triển ấy so với yêu cầu phát triển kinh tế chung trong
thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay thì vẫn cịn q thấp và nhỏ bé. Cho
đến bây giờ, nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền sản xuất kém hiệu quả và

thiếu tính hợp lý. Cần phải hình thành và phát triển những hình thức sản xuất
phù hợp hơn, mà trong đó, kinh tế trang trại là một mơ hình tốt có thể áp dụng
để đáp ứng yêu cầu này.Đã manh nha từ rất lâu, nhưng chỉ trong khoảng chục
năm trở lại đây, vai trò của kinh tế trang trại mới thực sự được công nhận và
được quan tâm chú ý, đặc biệt là sau khi Nghị quyết số 03/2000/NQ- CP của
Chính phủ ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại ra đời thì kinh tế trang trại mới
thực sự được một sự trợ giúp của Nhà nước về cơ chế, chính sách như là hỗ
trợ cho các doanh nghiệp thông thường của nền kinh tế thị trường. Sự tăng
nhanh về số lượng, gia tăng về giá trị sản lượng đã chứng tỏ đây là một mơ
hình tổ chức sản xuất nơng nghiệp phù hợp với đặc thù kinh tế nông nghiệp,
nông thôn nước ta,giúp nông dân làm giàu, tăng thu nhập cho bản thân họ và
cho xã hội. Khơng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại với
quy mô đất đai lớn như ở vùng đồng bằng Sơng Hồng hay vùng đồng bằng
phía nam, nhưng tỉnh Băc Giang là nơi có nhiều điều kiện ưu đãi về điều kiện


2

tự nhiên, điều kiện khí hậu…đặc biệt là vùng có truyền thống sản xuất nơng
nghiệp lâu đời, trình độ thâm canh của người dân tương đối cao.
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến trong
nơng nghiệp, có hiệu quả cao và được hình thành từ lâu ở nhiều quốc gia trên
Thế giới, cũng như ở Việt Nam. Để đáp ứng mục đích này, chủ trang trại cần
phải sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó cơ bản nhất là: đất đai, vốn
đầu tư, lao động, thông tin thị trường…Kinh tế trang trại đã tạo ra cho xã hội
phần lớn sản phẩm hàng hóa về nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực,
thực phẩm cho con người.
Ở Việt Nam, tuy KTTT được hình thành chưa lâu, số lượng cịn ít nhưng
đã thể hiện tính hơn hẳn so với kinh tế hộ nông dân - nhất là mức độ tích tụ
các nguồn lực, trình độ sản xuất hàng hóa, nhiều giải pháp về quản trị quá trình

kinh doanh,... Nhà nước cũng đã ban hành một số chính sách để khuyến khích
phát triển kinh tế trang trại. Nhưng KTTT ở Việt Nam phát triển còn chậm, năng
xuất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh chưa cao, đặc biệt là kinh tế trang trại tổng
hợp (KTTTH) còn yếu và ít. Do đó việc tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những giải
pháp để phát triển KTTTTH ở nước ta là yêu cầu cấp bách.
Xã Tam Tiến Huyện Yên Thế của tỉnh Bắc Giang trong những năm qua
sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng nhưng
để ngành nông nghiệp của huyện đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời
kỳ mới thì phải hợp lý hố, hiệu quả hố sản xuất nơng nghiệp nhằm khai thác
một cách triệt để tiềm năng về đất đai cũng như khả năng lao động của con
người vùng miền núi này và mơ hình kinh tế trang trại là phù hợp hơn cả. Để
thấy rõ những ưu việt của kinh tế trang trại cũng như những mặt hạn chế
cần khắc phục tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu hệ thống tổ chức
sản xuất tại trang trại tổng hợp -Xã Tam Tiến- Huyện Yên Thế- Tỉnh
Bắc Giang”


3

1.2. Yêu cầu
1.2.1 Về chuyên môn
- Đánh giá được thực trạng công tác tổ chức quản lý tại trang trại tổng
hợp Phan Thị Hạnh xã Tam Tiến huyện Yên Thế tỉnh Bắc giang
- Phân tích được hệ thống sản xuất , tìm ra được những khó khăn,
trở ngại và những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế
trang trại tổng hợp.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý
trang trại, góp phần phát triển trang trại tổng hợp
1.2.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm
- Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của trang trại trong thời

gian thực tập về thời gian, trang phục, giao tiếp...
- Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và các hoạt động xã hội
do trang trại cũng như UBND xã Tam Tiến tổ chức.
- Hồn thành tốt các cơng việc được giao tại trang trại.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại xã Tam Tiến.
- Tìm hiểu quá trình hình thành hệ thống tổ chức sản xuất tại trang trại
- Tham gia vào quá trình chăm sóc, chăn ni tại trang trại
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong q trình tổ chức sản xuất.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất của trang trại
- Khảo sát tình hình sản xuất tại trang trại
- Xây dựng được giải pháp để tăng hiệu quả quản lý tổ chức kinh tế tại
trang trại.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp


4

Số liệu thứ cấp là những số liệu đã qua xử lý, từ sách, báo, trang web
và những báo cáo đã nghiên cứu trước đây có liên quan đến rủi ro trong
chăn ni gà ở trang trại. Bên cạnh đó thu thập thông tin chung, cơ bản về
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương thông qua tài liệu của
phòng thống kê các phòng ban, các báo cáo sản xuất, các niêm giám thống kê
của địa phương.
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ trang trại ,để thu thập số liệu sơ
cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Sử dụng Phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ trang trại bằng bộ câu

hỏi đã soạn sẵn : Điều tra chúng tơi có đủ thơng tin về trang trại như nguyên
nhân tạo lập trang trại, kết quả sản xuất. Điều tra được xây dựng cho từng trang
trại và đã được chuẩn bị từ trước. Những thông tin về tình hình cơ bản của trang
trại như: họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ văn hố, khoa học kỹ thuật, loại
hình trang trại, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất. Những
thơng tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại như: tình
hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị. Các yếu tố sản
xuất như: vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường, cách thức tổ chức sản
xuất, cách thức quản lý
- Sử dụng Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc chủ trang trại và những
người lao động làm thuê tại trang trại: Những thông tin về ý kiến, nguyện
vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của chủ trang trại. các chính sách của
Đảng và Nhà nước về kinh tế trang trại, sự giúp đỡ của chính quyền địa
phương, của nhân dân với vấn đề kinh tế trang trại.
- Phương pháp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất:
- Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của trang trại như: dọn dẹp,
vệ sinh chuồng ni, chăm sóc vật ni, kiểm cám, kiểm thuốc từ đó đánh giá
được những thuận lợi, khó khăn mà trang trại gặp phải trong q trình phịng
dịch cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.


5

Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại
như: tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị. Những
thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của chủ trang
trại. Các yếu tố sản xuất như: vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường, các
chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế trang trại, sự giúp đỡ của chính
quyền địa phương, của nhân dân với vấn đề kinh tế trang trại.
- Phương pháp quan sát

Tiến hành trực tiếp khi vào điều tra trang trại, nhằm có cái nhìn tổng qt
về trang trại, đồng thời cũng là những tư liệu để đánh giá độ chính xác các
thơng tin mà chủ trang trại cung cấp.
- Phương pháp thảo luận:
Cùng với chủ trang trại, cán bộ kỹ thuật thảo luận về những vấn đề khó
khăn, tồn tại trang trại đang gặp phải như: vốn, lao động, thị trường, chính
sách của nhà nước từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ chức sản
xuất của trang trại trong những năm tới.
* Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại như: giá trị
sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là
+ Giá trị sản xuất (Gross Output): là giá trị bằng tiền của các sản phẩm
sản xuất ra ở trang trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán
ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản
lượng của từng loại sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm được xác định chi
tiết theo các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác; GTSX trên 1 ngày
công lao động; GTSX trên 1 đồng chi phí.
Cách tính: GO = ∑ Pi.Qi
Trong đó: GO : giá trị sản xuất
Pi : giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i
Qi : lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian (Intermediate Cost), là tồn bộ các khoản chi phí vật


6

chất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón chi phí dịch
vụ th ngồi.
Cách tính:


IC = ∑ Cij

Trong đó:

IC : là chi phí trung gian
Cij : là chi phí nguyên vật liệu thứ i cho sản phẩm thứ j

+ Giá trị gia tăng (Value Added): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
cho các ngành sản xuất kinh doanh.
Cách tính: VA = GO - IC
Trong đó: VA : giá trị gia tăng
GO : giá trị sản xuất
IC : chi phí trung gian
* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
+ Hiệu quả sử dụng lao động thể hiện qua giá trị gia tăng VA/lao động
+ Hiệu quả sử dụng vốn: VA/vốn
+Hiệu quả sử dụng đất: VA/diện tích
* Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng:
+ Cơng thức:
Mức trích khấu hao hàng năm

=

Nguyên giá tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao

1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian
Từ ngày 15 tháng 8 năm 2016 đến ngày 23 tháng 12 năm 2016.
1.4.2. Địa điểm thực tập

Tại xã Tam tiến , huyện Yên thế, Tỉnh Bắc Giang.


7

PHẦN II
TỔNG QUAN
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1.Khái niệm tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các cơng đoạn các khâu trong cả dây chuyền
nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra”.
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các cơng đoạn , các khâu nhằm tạo ra năng
suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động
tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một đơn vị
đầu ra tới mức thấp nhất, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp
dịch vụ.
2.1.1.2 Khái niệm về trang trại
Trang trại nói chung là cơ sở sản xuất nơng nghiệp, ở đây nói về trang trại
trong nền kinh tế thị trường thời kỳ cơng nghiệp hố, với các khái niệm cụ thể sau:
+ Trang trại là tổ chức sản xuất cơ sở của nền nơng nghiệp sản xuất
hàng hố trong thời kỳ cơng nghiệp hố.
- Trang trại là đơn vị sản xuất nông nghiệp độc lập tự chủ, là chủ thể
pháp lý có tính cách pháp nhân trong các quan hệ kinh tế xã hội.
- Trang trại có cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo sản xuất nông
nghiệp, có tổ chức lao động sản xuất kinh doanh, có quản lý kiểu doanh
nghiệp (hạch toán kinh tế).
- Trang trại là tổ chức sản xuất nơng nghiệp có vị trí trung tâm thu hút
các hoạt động kinh tế của các tổ chức sản xuất tư liệu sản xuất, các hoạt động
dịch vụ và các tổ chức chế biến tiêu thụ nơng sản.

+ Trang trại là loại hình sản xuất đa dạng và linh hoạt về tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.


8

- Trang trại có các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất và phơng thức
quản lý khác nhau.
+ Trang trại gia đình là loại hình trang trại phổ biến nhất trong nông
nghiệp ở tất cả các nước, thường do các chủ gia đình làm chủ và quản lý sản
xuất kinh doanh của trang trại, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu và có thể
sử dụng lao động thuê ngoài, sở hữu một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất
(ruộng đất, công cụ sản xuất, vốn …) cũng có thể đi th ngồi một phần hoặc
tồn bộ tư liệu sản xuất trên.
+ Trang trại tư bản tư nhân là loại hình trang trai nơng nghiệp ít phổ
biến ở các nước, đến nay số lượng không nhiều thường là các trang trại tư bản
tư nhân, công ty cổ phần, sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng lao động
làm thuê kể cả lao động sản xuất và lao động quản lý.
Trang trại thường có các quy mơ khác nhau (nhỏ, vừa và lớn) song
song tồn tại lâu dài với sự thay đổi về cơ cấu tỷ lệ và quy mơ trung
bình…Trang trại thường có các cơ cấu sản xuất khác nhau với cơ cấu thu
nhập khác nhau, trong và ngồi nơng nghiệp, với phương thức quản lý kinh
doanh khác nhau (chun mơn hố, đa dạng hố sản phẩm) với trình độ năng
lực sản xuất khác nhau.
Tóm lại: Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng, lâm,
ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Sản xuất được tiến
hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối
lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động
tự chủ và luôn gắn với thị trờng [11 ].

2.1.1.3.. Một số khái niệm về kinh tế trang trại
Trong những năm gần đây ở nước ta có rất nhiều cơ quan nghiên cứu
như cơ quan quản lý Nhà nước và nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã quan


9

tâm nghiên cứu về kinh tế trang trại. Một trong những vấn đề được đề cập
nhiều là khái niệm kinh tế trang trại. Về thực chất trang trại và kinh tế trang
trại là hai khái niệm khác nhau, không đồng nhất với nhau, có rất nhiều quan
điểm khác nhau về kinh tế trang trại như :
Xuất phát từ quan điểm của LêNin “Ấp trại tuy vẫn là nhỏ nếu tính theo
diện tích, nhưng lại hố thành ấp trại lớn nếu xét về quy mơ sản xuất”. Ở đây
ta có thể hiểu khái niệm trang trại thể hiện quy mơ tính theo diện tích nhưng
cũng có thể đó là quy mơ sản xuất thể hiện bằng thu nhập [1].
Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang
trại của Chính phủ, “kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa
trong nơng nghiệp, nơng thơn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng
quy mơ và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông,
lâm, thủy sản”.[5]
Theo GS.TS Nguyễn Đình Hương: “ Trang trại là một loại hình tổ chức
sản xuất cơ sở trong nơng, lâm, thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất hàng
hố, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ
độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất
tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ ln gắn với thị trường” [2].
Cịn theo Th.s Nguyễn Phượng Vỹ ” Trang trại là một hình thức tổ chức
kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp, phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh
tế nơng hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hố” [2].
Theo Nghị Quyết TW số 06/NQ – TW ngày 10/11/1998, đã xác định:

“... trang trại gia đình thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hố với quy mơ
lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả” [4].


10

Cũng như khái niệm về trang trại, trong thời gian qua cũng có nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra khái niệm về kinh tế trang trại như:
Theo PGS.TS Lê Trọng: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ
sở, là doanh nghiệp tổ chức sản xuất trực tiếp ra nơng sản phẩm hàng hố dựa
trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, được chủ trang trại đầu tư
vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang thiết bị tư liệu
sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của thị trường, được nhà nước
bảo hộ theo luật định” [2].
Theo tác giả Trần Trác: “Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản
xuất và kinh doanh hàng hố nơng, lâm, thuỷ sản của một nơng hộ theo cơ
chế thị trường” [2].
Theo quan điểm của Nghị Quyết 03/2000 NQ – CP về việc “khuyến
khích phát triển kinh tế trang trại” cho rằng “Bản chất của kinh tế trang trại là
hình thức tổ chức sản xuất hàng hố trong nơng nghiệp nơng thơn chủ yếu
dựa vào kinh tế hộ gia đình” [5].Như vậy, nói kinh tế trang trại là nói mặt
kinh tế của trang trại. Bởi ngồi ra cịn có thể nhìn nhận trang trại từ mặt xã
hội và mơi trường. Điều này có nghĩa rằng khái niệm trang trại rộng hơn khái
niệm kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố sản xuất kinh
doanh và các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong q trình hoạt động của trang
trại. Cịn trang trại là nơi diễn ra các hoạt động và mối quan hệ đó, nhìn chung
trang trại gồm những đặc điểm cơ bản sau:
- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hoá. Đây là đặc điểm
cơ bản của trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường.

- Là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá
-

Các yếu tố vật chất của sản xuất, trước hết là ruộng đất và tiền vốn

trong trang trại được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu của sản
xuất hàng hoá.


11

- Trang trại tự chủ hoàn toàn trong sản xuất kinh doanh
- Chủ trang trại là người có trình độ, năng lực tổ chức quản lí, có kinh
nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất, kinh doanh.
2.1.1.4 Khái niệm về kinh tế trang trại tổng hợp
Kinh tế trang trại là một đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trực tiếp sản
xuất trồng trọt trên đồng ruộng và chăn ni trang chuồng trại với qui mơ lớn,
trình độ sản xuất và quản lý tiến bộ…Là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở
trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản với mục đích chính là sản xuất ra hàng
hố để cung ứng ra thị trờng. Là loại hình sản xuất hàng hoá với tỷ trọng hàng
hoá chiếm từ 70% đến 80% trở lên, đáp ứng phần lớn hàng hoá ra thị trường
khơng chỉ ở trong nước mà cịn xuất khẩu ra nước ngồi.
- Kinh tế trang trại với hình thức sản xuất nông nghiệp theo kiểu tập
chung, quy mô lớn và đã có từ lâu trên Thế giới và ở Việt nam. [11]
2.1.1.4. Vai trò của kinh tế trang trại
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng trong vấn đề nông
nghiệp thế giới,ngày nay trang trại gia đình là hình thức trang trại chủ yếu
trong nền nơng nghiệp các nước ở những nước đang phát triển, trang trại gia
đình có vai trị to lớn quyết định trong sản xuất nông nghệp ở đây đại bộ phận
nông sản phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất từ các trang trại gia đình.

Ở nước ta mặc dù trang trại chỉ phát triển trong những năm gần đây.
Song vai trị tích cực của kinh tế trang trại đã thể hiện khá rõ nét cả về mặt
kinh tế cũng như về mặt xã hội và môi trường.
Về mặt kinh tế: các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát
triển các loại cây trồng vật ni, có giá trị hàng hóa góp phần làm phân tán,
tạo nên những vùng chun mơn hóa cao mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy kinh tế công nghiệp đặc biệt công
nghiệp chế biến và chuyển dịch sản xuất ở nông thôn.Thực tế cho thấy việc


12

phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điểu kiện bao giờ cũng đi liền với
việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các loại nguồn lực
trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế nông hộ. Do vậy phát triển kinh tế
trang trại góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông
nghiệp và kinh tế nông thôn.
Về mặt xã hội: phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm
tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho
lao động. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giải quyết vấn đề lao động việc
làm, một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta hiện
nay. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại cịn góp phần thúc đẩy phát triển
kết cấu hạ tầng trong nông thơn và tạo tấm gương cho các hộ gia đình nông
dân về cách tổ chức và sản xuất lao động trong kinh doanh… do đó phát triển
kinh tế trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và
đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn nước ta.
Về mặt môi trường: do sản xuất kinh doanh tự chủ và lợi ích thiết thực và
lâu dài của mình mà các chủ trang trại ln có ý thức khai thác hợp lý và quan
tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh
thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng.

Các trang trại ở trung du miền núi đã góp phần quan trọng trong việc
trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc và sử dụng hiệu quả
tài nguyên đất đai những việc làm này góp phần tích cực cải tạo và bảo vệ
mơi trường sinh thái trên các vùng đất nước [10].
2.1.1.5 Đặc trưng của kinh tế trang trại
Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông lâm, thủy sản hàng hóa
với quy mơ lớn.


13

Mức độ tập trung hóa và chun mơn hóa các điều kiện và yếu tố đặc biệt cao
hơn hẳn so với sản xuất nông hộ, thể hiện quy mô sản xuất như: đất đai, đầu
con gia súc, lao động giá trị nơng lâm thủy sản hàng hóa.
Chủ trang trại có kiến thức kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất , biết
áp dụng khoa học kỹ thuật, tiếp cận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất,
sử dụng lao động gia đình và th lao động bên ngồi sản xuất hiệu quả cao,
có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ [10].
2.1.1.6 Các tiêu chí để phân biệt trang trại
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011
của Bộ NN - PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế
trang trại thì:
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
* Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp:
a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL.
- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
* Đối với cơ sở chăn ni:

Giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên;
* Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp
Diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình qn đạt
500 triệu đồng/năm trở lên.
2.1.2 Các văn bản pháp lý về trang trại
- Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về Kinh tế trang trại.
- Các văn bản liên quan đên sử dụng đất đai của hộ dân
- Nghị quyết 03 ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại.


14

- Thơng tư số 423/2000/QĐNHNN ngày 22/9/2000 về chính sách tín
dụng với kinh tế trang trại.
- Thơng tư 23/2000/TTBNĐXH hướng dẫn áp dụng một số chế độ
đối với người lao động làm việc trong trang trại.
- Thông tư 69/2000/TTNB-BNN-TCTK và Thơng tư số 62/TT-NBNTCTK ngày 20/5/2003 hướng dẫn tiêu chí kinh tế trang trại.
* Chính sách về thuế
Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển
kinh tế trang trại, nhất là ở những vùng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi, đầm
phá ven biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại với thời gian tối đa
theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP, ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ
về việc Quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa
đổi) số 03/1998/QH10.
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì hộ gia đình và
cá nhân nơng dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao thuộc đối tượng nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp. Giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ
sửa đổi, bổ sung Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 1998 của
Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo
hướng quy định đối tượng nộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại đã sản

xuất kinh doanh ổn định, có giá trị hàng hóa và lãi lớn, giảm thấp nhất mức
thuế suất, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, được nhân dân
đồng tình và có khả năng thực hiện.
Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật
về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản
xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa
có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp.


15

* Chính sách đầu tư tín dụng
Căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên
các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, Nhà
nước có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông,
thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để khuyến khích các
hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực thuộc
đối tượng quy định tại Điều 8 mục I Chương II của Nghị định số
43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ được vay vốn từ
Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước và việc vay vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước thực hiện theo các quy định của Nghị định này.
Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh được vay vốn tín dụng thương
mại của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Việc vay vốn được thực hiện
theo quy định tại Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 3 năm 1999
của Thủ tướng Chính phủ về "Một số chính sách tín dụng ngân hàng phát
triển nơng nghiệp và nơng thơn", chủ trang trại được dùng tài sản hình thành
từ vốn vay để bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định số 178/1999/NĐCP, ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các
tổ chức tín dụng.
*Chính sách lao động

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông
thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất
nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao động
không hạn chế về số lượng; trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người
lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang bị
đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho người lao động và có trách


16

nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm
việc theo hợp đồng lao động.
Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang
trại được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xố đói
giảm nghèo để tạo việc làm cho lao động tại chỗ, thu hút lao động ở các vùng
đông dân cư đến phát triển sản xuất.
Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm
trong trang trại bằng nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.
* Chính sách về thị trường
Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tốt việc cung cấp
thông tin thị trường, khuyến cáo khoa học kỹ thuật, giúp trang trại định hướng
sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ
sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh, hướng dẫn việc
ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nơng sản. Khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiêu
thụ nơng sản hàng hố của trang trại và nơng dân trên địa bàn.
Nhà nước khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao

dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các chủ
trang trại được tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ
triển lãm trong và ngoài nuớc.
Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông
sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước
với hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân.


17

Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực
tiếp sản phẩm của mình và sản phẩm mua gom của trang trại khác, của các hộ
nông dân và nhập khẩu vật tư nông nghiệp.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới
Theo các nhà nghiên cứu, kinh tế trang trại được hình thành từ rất sớm,
từ khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong
kiến, từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở châu Âu, nghĩa
là kinh tế trang trại ra đời gắn liền với q trình cơng nghiệp hóa. Kinh tế trang
trại được xem là xuất hiện sớm nhất ở Pháp. Sau cuộc đại cách mạng tư sản Pháp
năm 1789, ở Pháp xuất hiện những chủ trại (ferrmier) trong nơng nghiệp.
Từ đó kinh tế trang trại phát triển và lan rộng khắp thế giới.
Có thể nói, đến nay trang trại trở thành mơ hình phổ biến nhất của nơng
nghiệp thế giới, nó chiếm tỷ trọng lớn tuyệt đối về đất đai canh tác và số
lượng nông sản làm ra. Ví dụ hiện nay ở Mỹ với 2,2 triệu trang trại đã sản
xuất ra hơn 50% sản lượng đậu tương và ngơ của tồn thế giới. ở
Malayxia các trang trại đã xuất ra 40 nước trên 6 triệu tấn [10].
Quá trình phát triển kinh tế trang trại gia đình có sự biến đổi về số
lượng cũng như quy mơ. Thực tiễn ở nhiều nước cho thấy trong thời kỳ đầu
CNH do lao động nơng nghiệp cịn đơng, khả năng phân cơng lao động xã hội

cịn hạn chế thì số lượng trang trại gia đình tăng lên. Đến thời kỳ cơng nghiệp
hố phát triển, khả năng thu hút lao động của cơng nghiệp, dịch vụ tăng lên
nhanh chóng thì số lượng trang trại nông nghiệp bắt đầu giảm đi. Cuối thế kỷ
XX số lượng ở các trang trại gia đình ở các nước đang phát triển ở châu Á
tăng 2,5% mỗi năm, trong khi đó ở các nước cơng nghiệp phát triển châu Âu
giảm 2,35% mỗi năm.
Ở hầu hết các nước, trang trại là hình thức sản xuất giữ vị trí xung kích


18

trong q trình cơng nghiệp hố nơng nghiệp nơng thơn và trở thành lực
lượng chủ lực khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao. Thực tiễn đã chứng
minh rằng kinh tế trang trại có vai trị quan trọng ở các nước đang phát triển
(Hàn Quốc, Đài Loan,…) và đang tiếp tục phát huy tác dụng ở những nước có
nền kinh tế phát triển cao (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản,….). Kinh tế trang trại gia
đình đã thể hiện rõ vai trị tích cực trong q trình phát triển nơng nghiệp thế
giới, thúc đẩy ngành sản xuất nông sản hàng hố và đưa nền nơng nghiệp tiến
lên hiện đại.[6]
Kinh tế trang trại phát triển mạnh ở thời kỳ các nước tiến hành cơng
nghiệp hố sau đó, khi cơng nghiệp phát triển thì số lượng trang trại có xu
hướng giảm dần và quy mơ trang trại có xu hướng tăng lên.
Ở những vùng đất mới như châu Mỹ, châu Úc thì quy mô trang trại là rất
lớn. Như ở Mỹ mỗi trang trại có diện tích bình qn từ 180-200 ha, ở Canađa
là 400 - 450 ha, ở Úc là 500 ha, thậm chí hàng nghìn ha… Họ gọi là trang trại
nhưng thực chất đó là những đồn điền được Nhà nước khuyến khích, bảo vệ
bằng hệ thống pháp luật hồn chỉnh.
Ở châu Á, chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm luôn là một cản trở
đối với phát triển kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường. Do vậy, kinh tế trang
trại cũng xuất hiện muộn hơn và quy mô nhỏ hơn ở châu Âu, châu Mỹ, nhiều

nghiên cứu cho thấy quy mô trang trại nhỏ ở châu Á chiếm từ 60-70% về số
lượng, canh tác 30% diện tích và sản xuất 35% tổng sản phẩm nơng nghiệp.
2.2.2. Tình hình phát triển trang trại tổng hợp trong nước
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng kinh tế trang trại của Việt Nam
chỉ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, có thể xem thực hiện chỉ thị
100 Ban bí thư TW khóa IV, NQ 10 của bộ chính trị về phát huy vai trị tự
chủ của kinh tế hộ nông dân và đặc biệt sau khi luật đất đai ra đời năm 1993
thì kinh tế trang trại thực sự đã có bước phát triển khá nhanh và đa dạng


×