Tổ chức công tác khuyến nông Nhóm 10 – Lớp K53 PTNT
I. MỞ ĐẦU
Ngày 02 tháng 3 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/NĐ-CP về công tác
khuyến nông (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp). Hệ thống khuyến nông-khuyến ngư
Việt nam chính thức hình thành.Ở Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Khuyến nông-
Khuyến lâm vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước vừa làm nhiệm vụ khuyến nông về
lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Ở Bộ Thuỷ sản, hoạt động khuyến ngư được giao
cho Vụ Quản lý Nghề cá. Việc một đơn vị đồng thời làm nhiệm vụ quản lý nhà
nước và dịch vụ công tỏ ra nhiều bất cập, cả hai nhiệm vụ đều không đáp ứng được
nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao, phức tạp của tình hình sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp. Chính vì vậy, ngày 18 tháng 7 năm 2003 Chính phủ ban hành Nghị định
86/NĐ-CP, cho phép tách Cục Khuyến nông-Khuyến lâm thành hai đơn vị trực
thuộc Bộ Nông nghiêp & PTNT là Cục Nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông
Quốc gia. Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ký Quyết định thành lập Trung tâm Khuyến ngư
Trung ương trên cơ sở bộ phận khuyến ngư thuộc Vụ Quản lý Nghề cá (ngày 07
tháng 7 năm 2000). Tiếp theo, ngày 02 tháng 5 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ký
Nghị định số 43/2003/NĐ-CP, thành lập Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia.
Ngày 03 tháng 01 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2008/NĐ-CP về
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp
& PTNT, sau khi sát nhập Bộ Nông nghiêp & PTNT và Bộ Thủy sản. Tại Nghị định
này, Chính phủ cho phép thành lập Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia.
Ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ký Quyết định số
236/QĐ-BNN-TCCB, thành lập Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia
trên cơ sở hợp nhất hai trung tâm: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm
Khuyến ngư Quốc gia.
Để hiểu rõ hơn về hệ thống tổ chức Khuyến nông Việt Nam, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu hệ thống tổ chức Trung tâm Khuyến nông Quốc gia”.
1
Tổ chức công tác khuyến nông Nhóm 10 – Lớp K53 PTNT
II. NỘI DUNG
2.1 Sơ đồ tổ chức
.
2.2 Tổ chức bộ máy
* Lãnh đạo:
- Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc và các Phó Giám đốc do Bộ trưởng bổ nhiệm.
- Giám đốc Trung tâm điều hành hoạt động của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước
Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Trung tâm.
2
Tổ chức công tác khuyến nông Nhóm 10 – Lớp K53 PTNT
- Phó Giám đốc Trung tâm giúp việc Giám đốc Trung tâm, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
* Cơ cấu tổ chức của Trung tâm:
- Phòng Kế hoạch tổng hợp;
- Phòng Tài chính;
- Phòng Thông tin và tuyên truyền;
- Phòng Đào tạo và huấn luyện;
- Phòng Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật;
- Bộ phận thường trực tại Nam bộ, trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Bộ phận thường trực tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trụ sở đặt tại thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc.
* Các đơn vị trực thuộc Trung tâm:
- Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp Nam bộ (được thành
lập trên cơ sở Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ thủy sản Đồng bằng
sông Cửu Long);
- Các đơn vị khác được thành lập và hoạt động trên cơ sở đề án do Trung tâm xây
dựng và trình Bộ phê duyệt;
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia quy định nhiệm vụ, bố trí biên chế phù
hợp với chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành; xây dựng trình Bộ phê
duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Quy chế
quản lý và điều hành Quỹ hoạt động khuyến nông theo quy định của pháp luật
2.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
2.3.1 Vị trí, chức năng
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng phục vụ quản lý nhà nước của Bộ và
triển khai các hoạt động khuyến nông về các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp,
diêm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn và
các dịch vụ nông nghiệp nông thôn trên phạm vi cả nước thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (sau đây được gọi là Trung tâm) có tư cách pháp
nhân, có kinh phí hoạt động, có con dấu và tài khoản riêng; hoạt động theo cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật.
Trụ sở của Trung tâm đặt tại thành phố Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng
Anh: National Agriculture Extension Center; tên viết tắt: NAEC
2.3.2 Nhiệm vụ
3
Tổ chức công tác khuyến nông Nhóm 10 – Lớp K53 PTNT
- Tham gia xây dựng chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm
và hàng năm, các chương trình, dự án, các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến
nông.
- Triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án khuyến nông sau khi được Bộ
phê duyệt.
- Xây dựng và trình Bộ kế hoạch phân bố kinh phí hàng năm về các chương trình,
dự án khuyến nông và tổ chức việc thực hiện sau khi Bộ phê duyệt;
- Ký các hợp đồng khuyến nông với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo
quy định của pháp luật;
- Trực tiếp triển khai một số chương trình khuyến nông trọng điểm theo sự phê
duyệt của Bộ.
- Hướng dẫn về nội dung, phương pháp hoạt động khuyến nông cho các cơ quan,
đơn vị tham gia hoạt động khuyến nông; phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan
thuộc Bộ và các địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá các chương trình, dự án
khuyến nông.
- Chủ trì xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn khuyến nông; tổ chức tập huấn
kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, cộng tác viên khuyến nông các cấp và nông dân.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng tổ chức tuyên truyền chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các thông tin khoa học công nghệ, thị
trường; mô hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, mô hình hợp tác xã, mô hình
nông thôn mới.
- Tổ chức và tham gia tổ chức các hội thi, hội thảo, hội chợ, triển lãm, diễn đàn,
tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
- Tư vấn và cung ứng dịch vụ nông nghiệp nông thôn theo chức năng nhiệm vụ
được giao phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Quản lý và sử dụng Quỹ hoạt động khuyến nông theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác quốc tế về khuyến nông theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án về khuyến nông.
- Thực hiện cải cách hành chính và đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa
công sở, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác khuyến nông.
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính, vật tư, kinh phí, lao động và các
nguồn lực khác được giao theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
2.4 Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng
4
Tổ chức công tác khuyến nông Nhóm 10 – Lớp K53 PTNT
2.4.1 Chức năng:
Phục vụ quản lý nhà nước của Bộ và triển khai các hoạt động khuyến nông về các
lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện
nông nghiệp, ngành nghề nông thôn và các dịch vụ nông nghiệp nông thôn trên
phạm vi cả nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Tham mưu cho Giám đốc trong công việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung
của Trung tâm; giúp Giám đốc tổ chức việc điều hoà, phối hợp hoạt động của các
đơn vị trực thuộc Trung tâm; xây dựng, quản lý và thực hiện đúng Quy chế làm
việc, chương trình và kế hoạch công tác của Trung tâm; quản lý tài chính, tài sản và
giúp Giám đốc quản lý trực tiếp một số mặt công tác khác.
2.4.2 Nhiệm vụ:
* Nhiệm vụ chung:
Từng Phòng có nhiệm vụ giúp Ban Giám đốc xây dựng chương trình, kế hoạch
công tác hàng tháng, quý, năm và dài hạn; chủ động tổ chức thực hiện; định kỳ
tháng, quý, 6 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch công tác
về lĩnh vực Phòng mình phụ trách, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban
Giám đốc Trung tâm giao.
Trưởng Phòng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Viên chức thuộc Phòng mình
phụ trách và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Trung tâm tổ chức thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ được giao.
* Nhiệm vụ cụ thể: Ngoài nhiệm vụ chung, từng Phòng tham mưu cho Ban Giám
đốc Trung tâm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phòng Khuyến nông Chăn nuôi:
+ Khảo nghiệm, đánh giá những kết quả ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ chăn
nuôi, khẳng định và công bố có phù hợp hay không;
+ Tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ chăn nuôi; tổng hợp phổ biến thông tin khoa học công nghệ chuyên ngành
chăn nuôi - thú y;
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh
tế kỹ thuật về chăn nuôi và chuyên môn nghiệp vụ thuộc chuyên ngành;
+ Trực tiếp triển khai một số chương trình khuyến nông trọng điểm theo sự phê
duyệt của Bộ;
+ Tham gia quản lý đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về chăn nuôi, tham
gia các chương trình, dự án về chăn nuôi do Bộ quản lý;
+ Thực hiện các công việc khác khi Giám đốc giao.
- Phòng Khuyến nông Trồng trọt:
5