Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

tai lieu huong dan to chuc dai hoi DOAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.22 KB, 70 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH


<b>TỈNH ĐỒN QUẢNG TRỊ</b>



<b>TÀI LIỆU TẬP HUẤN</b>



<b>HƯƠ</b>

<b>́</b>

<b>NG</b>

<b>DÂ</b>

<b>̃</b>

<b>N</b>

<b>TƠ</b>

<b>̉ </b>

<b>CHƯ</b>

<b>́</b>

<b>C</b>



<b>ĐA</b>

<b>̣</b>

<b>I</b>

<b>HƠ</b>

<b>̣</b>

<b>I</b>

<b>ĐỒN</b>

<b>CÁC</b>

<b>CÂ</b>

<b>́</b>

<b>P</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHẦN I</b>



<b>VĂN BẢN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU </b>


<b>NHIỆM KỲ 2012 -2017</b>



1. Kế hoạch Đại hội Đoàn của Trung ương
2. Kế hoạch Đại hội Đoàn của BCH Tỉnh đoàn


3. Hướng dẫn Đại hội Đoàn nhiệm kỳ 2012 -2017 của Trung ương
Đoàn


4. Quy chế cán bộ Đoàn


5. Chỉ thị số 06- CT/TW ngày 01/9/2011của BCH Trung ương Đảng


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH


<b>BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG</b>


***


Số: <b>298</b> KH/TWĐTN



<i> Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2011</i>


<b>KẾ HOẠCH</b>


<b>Tổ chức Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội</b>
<b>Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đồn TNCS Hồ Chí Minh</b>


Căn cứ Chương trình cơng tác tồn khóa của Ban Chấp hành Trung ương Đồn TNCS
Hồ Chí Minh, Đại hội Đồn tồn quốc lần thứ X sẽ tổ chức vào cuối tháng 12/2012. Đại hội
Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012 – 2017) là đợt sinh
hoạt chính trị sâu rộng của Đồn và tuổi trẻ Việt Nam; Đại hội đánh giá việc thực hiện nghị
quyết Đại hội Đoàn các cấp trong nhiệm kỳ qua, xây dựng phương hướng nhiệm vụ với những
mục tiêu, giải pháp mới để tổ chức, động viên tuổi trẻ xung kích, tình nguyện thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị và đất nước trong thời kỳ mới. Đại hội tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương thức hoạt động, mơ hình tổ chức của Đoàn, để tổ chức
Đoàn xứng đáng là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên; là lực lượng xung kích thực
hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và sự nghiệp đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn
minh.


Ban Chấp hành Trung ương Đoàn ban hành Kế hoạch tổ chức Đại hội Đoàn các cấp,
tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đồn TNCS Hồ Chí Minh như sau:


<b>I. U CẦU</b>


1. Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X của Đồn TNCS Hồ
Chí Minh phải quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI và sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng.



2. Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh phải trên tinh thần dân chủ, đổi mới, sáng tạo, phát huy được trí tuệ và trách nhiệm
của cán bộ, đoàn viên thanh niên trong xây dựng văn kiện Đại hội, làm cho nghị quyết Đại hội
là kết tinh trí tuệ, khẳng định tinh thần xung kích, sáng tạo, sức sống của Đoàn và tuổi trẻ Việt
Nam.


3. Ban Chấp hành Đoàn các cấp do Đại hội bầu ra phải bao gồm những cán bộ, đồn
viên thanh niên có trình độ, năng lực, tâm huyết, bảo đảm các tiêu chuẩn quy định trong <i>“Quy</i>
<i>chế cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” </i>doBan Bí thư Trung ương Đảng ban hành
theo Quyết định số 289-QĐ/TW, ngày 08 tháng 02 năm 2010 <i>(dưới đây gọi tắt là Quy chế cán</i>
<i>bộ Đồn)</i>, đồng thời có số lượng, cơ cấu phù hợp đảm bảo lãnh đạo, chỉ đạo thắng lợi nhiệm
vụ cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ mới.


4. Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đồn TNCS
Hồ Chí Minh phải là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng với các phong trào thi đua sôi nổi, khơng
khí vui tươi, phấn khởi trong đồn viên thanh niên trước, trong và sau Đại hội; đảm bảo Đại
hội ở mỗi cấp được tổ chức thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.


<b>II. NỘI DUNG ĐẠI HỘI</b>


<i><b>Đại hội Đoàn các cấp thực hiện 4 nội dung sau: </b></i>


1. Tổng kết việc thực hiện nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ qua và xác định phương hướng,
mục tiêu, nhiệm vụ cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ mới.


2. Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần
thứ X và dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên trực tiếp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>điểm bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội).</i>



4. Bầu đồn đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên.


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đồn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện nội
dung 1, 2, 3 và nội dung bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đồn, thơng qua Điều lệ Đồn sửa đổi.


<b>III. XÂY DỰNG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐỒN CÁC CẤP</b>
<b>1. Xây dựng dự thảo văn kiện</b>


<i><b>a. Yêu cầu chung</b></i>


- Báo cáo tổng kết phải ngắn gọn, có tính khái quát, tập trung vào các vấn đề cốt lõi của
phong trào thanh niên và công tác tổ chức xây dựng Đoàn. Đánh giá đúng những mặt mạnh,
kết quả đạt được; thẳng thắn chỉ rõ những yếu kém, hạn chế; phân tích những nguyên nhân chủ
quan, khách quan, rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai và
tổ chức thực hiện các mặt công tác của Đoàn.


- Tập trung đầu tư xây dựng phương hướng nhiệm kỳ mới với hệ thống mục tiêu, chỉ
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thiết thực, phù hợp nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, nhu
cầu, nguyện vọng của thanh niên, có tính khả thi cao.


- Văn kiện Đại hội Đoàn các cấp phải bám sát định hướng chung của Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn.


<i><b>b. Về tổng kết cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi</b></i>
<i><b>nhiệm kỳ qua</b></i>


Đánh giá đúng thực trạng tình hình cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi,
kiểm điểm kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, nghị quyết Đại hội
Đoàn cấp trên và nghị quyết Đại hội của cấp mình; đánh giá sâu kết quả thực hiện 2 phong
trào <i>“5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”</i> và <i>“4 đồng hành với thanh niên lập</i>


<i>thân, lập nghiệp” </i>và các chương trình, đề án do Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX và Đại hội
các cấp quyết định.


<i><b>c. Về phương hướng trong nhiệm kỳ mới</b></i>


- Phương hướng nhiệm kỳ mới của Đại hội Đoàn các cấp phải đảm bảo quán triệt sâu sắc
nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, định hướng của
Đoàn cấp trên và của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (để đảm bảo tính thống nhất trong các
phong trào, chương trình hành động của tuổi trẻ cả nước); các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phải
trên cơ sở phân tích tồn diện đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị; đồng thời bám sát nhu
cầu, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên, thanh thiếu nhi.


- Xác định rõ nội dung và biện pháp chính để thực hiện các mặt cơng tác chủ yếu của
Đồn như: Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng; các phong trào hành động cách mạng; cơng
tác xây dựng Đồn và mở rộng mặt trận đồn kết, tập hợp thanh niên; cơng tác thiếu nhi... Chú
trọng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng, củng cố tổ
chức cơ sở Đoàn, nâng cao chất lượng đồn viên; phát huy vai trị xung kích, sáng tạo, tình
nguyện của đồn viên, thanh niên trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.


<i><b>d. Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành</b></i>


Trên tinh thần tự phê bình, phê bình nghiêm túc, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ,
trách nhiệm tập thể của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các Ủy viên Ban Chấp hành; chỉ ra
những mặt được và những hạn chế yếu kém, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để xây
dựng và phân cơng nhiệm vụ Ban Chấp hành khóa mới hoạt động hiệu quả, hoàn thành tốt
nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp đề ra.


<i><b>đ. Chuẩn bị dự thảo nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp</b></i>


Trên cơ sở các văn kiện của Đại hội, Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội xây dựng dự


thảo nghị quyết Đại hội gồm những nội dung cơ bản, quan trọng để Đại hội thảo luận, quyết
định.


<b>2. Về thảo luận, góp ý các văn kiện Đại hội</b>


<i><b>- Đối với văn kiện cấp tổ chức Đại hội: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

kiến rộng rãi trong cán bộ, đoàn viên thanh niên, các đồng chí cựu cán bộ đồn, các nhà khoa
học, các ban, ngành, đoàn thể về văn kiện của Đại hội.


<i><b>- Đối với văn kiện cấp trên: </b></i>


Các cấp bộ Đoàn tổ chức cho đoàn viên thanh niên nghiên cứu và góp ý vào văn kiện
Đại hội Đoàn cấp trên trước khi tổ chức Đại hội và tổng hợp báo cáo tại Đại hội của cấp mình.


Việc thảo luận, lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn kiện của Đoàn cấp trên phải
được tiến hành nghiêm túc, trên tinh thần thẳng thắn và trách nhiệm, nội dung phải cụ thể;
đồng thời qua thảo luận các cấp bộ Đoàn lĩnh hội tư tưởng chỉ đạo của Đồn cấp trên để cụ
thể hóa vào văn kiện và nghị quyết Đại hội của cấp mình.


<b>IV. CƠNG TÁC CHUẨN BỊ NHÂN SỰ BAN CHẤP HÀNH </b>


Chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành khoá mới là nội dung quan trọng, quá trình chuẩn bị
nhân sự phải thực hiện dân chủ, công khai, đúng quy chế, quy định, trên cơ sở quy hoạch cán
bộ đã được phê duyệt; lựa chọn giới thiệu các đồng chí có đức, có tài, bảo đảm các tiêu chuẩn
theo quy định; chú trọng cán bộ nữ, dân tộc, đồn viên thanh niên có thành tích đặc biệt xuất
sắc, tiêu biểu trong các tầng lớp thanh niên ở địa phương, đơn vị<i>.</i>


Các vấn đề liên quan đến Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (tiêu chuẩn, số lượng, cơ
cấu, độ tuổi bình qn...) sẽ có đề án riêng.



<b>1. Tiêu chuẩn Uỷ viên Ban Chấp hành</b>


Nhân sự Ban Chấp hành các cấp phải bảo đảm các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn chức
danh trong Quy chế cán bộ Đoàn, đặc biệt nhấn mạnh những điểm sau:


- Có đạo đức và năng lực thực tiễn, kinh nghiệm trong công tác, có khả năng hồn thành
tốt nhiệm vụ do Ban Chấp hành phân cơng; am hiểu và gắn bó với thanh niên, có khả năng đối
thoại và định hướng cho thanh niên.


- Có khả năng cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, nghị quyết của Đại hội Đoàn toàn quốc,
nghị quyết Đại hội cấp trên và cấp mình, gắn với thực tiễn cơng tác Đồn và tình hình thanh
niên ở địa phương, đơn vị.


- Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân và dám chịu trách nhiệm.
- Có kiến thức tổng hợp trên nhiều lĩnh vực, có năng lực công tác xã hội và khả năng
vận động thanh thiếu nhi, am hiểu về tình hình địa phương, đơn vị.


- Có uy tín và khả năng quy tụ, biết vận động, huy động các nguồn lực của địa phương,
đơn vị và xã hội phục vụ cho các hoạt động của tổ chức Đoàn.


Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung, các cấp bộ Đồn cần cụ thể hóa để phù hợp với yêu
cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị mình.


<b>2. Độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành Đoàn các cấp</b>


+ <i>Cấp cơ sở:</i> Bình quân dưới 28 tuổi.
+ <i>Cấp huyện:</i> Bình quân dưới 29 tuổi.
+ <i>Cấp tỉnh:</i> Bình quân dưới 31 tuổi.



Đối với Đồn cơ sở vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và trong các cơ quan, doanh
nghiệp độ tuổi bình qn của Ban Chấp hành có thể cao hơn 02 tuổi.


Độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành trong lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân và
Công an nhân dân), giao Ban Bí thư Trung ương Đồn phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân
đội nhân dân Việt Nam và Tổng cục Xây dựng Lực lượng Bộ Công an quy định và hướng dẫn
cụ thể riêng.


<b>3. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành</b>
<b>* Chi đoàn và chi đoàn cơ sở: </b>


- Có dưới 9 đồn viên: Đại hội bầu Bí thư; nếu cần thiết thì có thể bầu thêm 01 Phó Bí thư.
- Có từ 9 đồn viên trở lên: Ban Chấp hành có từ 3 đến 5 Uỷ viên, trong đó có Bí thư và
Phó Bí thư.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>* Đoàn cấp huyện:</b> Ban Chấp hành Đồn cấp huyện có từ 15 đến 33 Uỷ viên; Ban
Thường vụ có từ 5 đến 11 Uỷ viên. Trong Ban Thường vụ có Bí thư và từ 1 đến 2 Phó Bí thư.


<b>* Đồn cấp tỉnh:</b> Ban Chấp hành Đồn cấp tỉnh có từ 21 đến 45 Uỷ viên; Ban Thường
vụ có từ 7 đến 15 Uỷ viên và tối đa khơng q 3 Phó Bí thư.


- Tỉnh đồn Thanh Hố, Tỉnh đồn Nghệ An được phép bầu tối đa là 55 Uỷ viên Ban
Chấp hành, 17 Uỷ viên Ban Thường vụ và tối đa không quá 4 Phó Bí thư.


- Thành đồn Hà Nội, Thành đồn thành phố Hồ Chí Minh được phép bầu tối đa là 61
Uỷ viên Ban Chấp hành, 19 Uỷ viên Ban Thường vụ và tối đa khơng q 4 Phó Bí thư.


- Khi chuẩn bị danh sách bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ khóa mới, Ban Chấp
hành đương nhiệm phải chuẩn bị có số dư so với số lượng cần bầu ít nhất 15%. Bầu chức danh
Phó Bí thư ở các cấp nên có số dư.



<b>*</b> Căn cứ vào số lượng Đoàn viên, số lượng chi đoàn (đối với Đoàn cơ sở) và cấp bộ
Đoàn trực thuộc, Ban Chấp hành Đoàn các cấp xây dựng đề án Ban Chấp hành với số lượng
phù hợp, bảo đảm hoạt động hiệu quả, tránh cơ cấu hình thức, nhiều về số lượng nhưng chất
lượng không cao, hoạt động không hiệu quả.


<b>4. Cơ cấu Ban Chấp hành Đoàn các cấp:</b>


Ban Chấp hành Đoàn các cấp phải bảo đảm hợp lý giữa các cơ cấu:
- Cơ cấu hợp lý giữa các độ tuổi.


- Ủy viên Ban Chấp hành được tái cử và Ủy viên Ban Chấp hành mới.
- Ủy viên Ban Chấp hành là Cán bộ chủ chốt, chuyên trách và kiêm nhiệm.


- Ủy viên Ban Chấp hành là cán bộ, đoàn viên thuộc các đối tượng, lĩnh vực (cán bộ,
đồn viên là cơng nhân, viên chức; cán bộ, đồn viên trong Trường học; cán bộ, đoàn viên
trong lực lượng vũ trang; cán bộ, đồn viên ở khu vực nơng thơn; cán bộ, đồn viên tiêu biểu,
xuất sắc; nhà khoa học trẻ, doanh nhân trẻ, vận động viên trẻ, trí thức trẻ tiêu biểu …).


- Tỷ lệ trong Ban Chấp hành bảo đảm:


+ Tỷ lệ Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ là nữ: Đối với các Tỉnh,
Thành đồn ít nhất 25%; đối với Đồn trực thuộc Trung ương, tỷ lệ nữ không thấp hơn nhiệm kỳ
trước. Trong Ban Thường vụ Đoàn từ cấp huyện trở xuống, tỷ lệ nữ tham gia Ban Thường vụ
không dưới 15%; phấn đấu trong thường trực các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc có cán bộ nữ.


+ Tỷ lệ Ủy viên Ban Chấp hành là người dân tộc thiểu số: Bằng và phấn đấu cao hơn
nhiệm kỳ cũ <i>(đối với các địa phương có đơng thanh niên dân tộc)</i>.


Các Tỉnh, Thành đoàn, Đoàn trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tế hướng dẫn


cụ thể tỷ lệ nữ, dân tộc… đối với cấp huyện và chỉ đạo cấp huyện hướng dẫn đối với cấp xã theo
nguyên tắc bằng và phấn đấu cao hơn nhiệm kỳ cũ.


Nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban kiểm tra, Chủ nhiệm,
Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đoàn các cấp phải được cấp ủy cùng cấp và Đoàn cấp trên trực
tiếp phê duyệt (trong trường hợp chưa có cấp ủy thì có ý kiến của lãnh đạo đơn vị).


<b>5. Bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội</b>


Thực hiện bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội ở một số đơn vị theo tỷ lệ sau:
+ Cấp tỉnh: Từ 15% ÷ 20%.


+ Cấp huyện: Từ 15% ÷ 20%.
+ Cấp cơ sở: Từ 25% ÷ 30%<i>. </i>


Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp lựa chọn, chỉ đạo các đơn vị bầu trực tiếp Bí thư
tại Đại hội. Bầu trực tiếp Bí thư các Tỉnh, Thành đồn và Đồn trực thuộc tại Đại hội do Ban
Bí thư Trung ương Đoàn lựa chọn, chỉ đạo trên cơ sở thống nhất với Ban Thường vụ các Tỉnh,
Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương.


<b>6. Số lượng đại biểu Đại hội Đoàn các cấp</b>


Số lượng đại biểu Đại hội Đoàn các cấp do Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội
quyết định, trong giới hạn sau:


<i><b>- Cấp cơ sở:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

+ Đồn cơ sở có dưới 120 đoàn viên tổ chức Đại hội đoàn viên (đối với các đơn vị đồn
viên khơng tập trung, cơng tác, sinh hoạt ở nhiều địa bàn khác nhau, có thể tổ chức đại hội đại
biểu, do Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định).



+ Đồn cơ sở có từ 120 đoàn viên trở lên tổ chức Đại hội đại biểu, số lượng đại biểu triệu
tập ít nhất 60 đại biểu; khuyến khích Đồn cơ sở tổ chức Đại hội đoàn viên.


<b>- </b><i><b>Cấp huyện:</b></i> Từ 120 đến 200 đại biểu.


<b>- </b><i><b>Cấp tỉnh</b></i><b>:</b> Từ 200 đến 300 đại biểu. Riêng các đơn vị: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Ban Thanh niên Cơng an và Ban Thanh niên Quân đội từ 300 đến
450 đại biểu.


<b>V. THỜI GIAN TỞ CHỨC ĐẠI HỘI ĐỒN VÀ ĐẠI HỘI ĐIỂM CÁC CẤP</b>
<b>1. Thời gian tổ chức Đại hội Đoàn các cấp:</b>


- <i>Đại hội cấp cơ sở:</i> Khơng q 01 ngày, hồn thành chậm nhất trong tháng 5 năm
2012.


- <i>Đại hội cấp huyện</i>: Không quá 02 ngày, hoàn thành chậm nhất trong tháng 8 năm 2012.
- <i>Đại hội cấp tỉnh</i>: Khơng q 03 ngày, hồn thành chậm nhất giữa tháng 10 năm 2012.
- <i>Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh </i>tiến hành vào
tháng 12 năm 2012.


Các đơn vị chưa đến thời gian Đại hội được rút ngắn nhiệm kỳ; các đơn vị đã hết nhiệm
kỳ được kéo dài nhiệm kỳ Đại hội, thống nhất Đại hội 4 cấp trong năm 2012.


* Đoàn trong các trường học có nhiệm kỳ theo năm học tổ chức Đại hội trong học kỳ I năm
học 2011 - 2012; Đoàn Đại học quốc gia, đại học khu vực và các trường đại học, cao đẳng, tùy
tình hình cụ thể, có thể đại hội muộn hơn nhưng phải hồn thành trước ngày 15/9/2012.


<b>2. Thời gian tổ chức Đại hội điểm ở các cấp: </b>



- Đại hội điểm cấp cơ sở từ 01/01/2012 đến 15/02/2012.
- Đại hội điểm cấp huyện: Hoàn thành trong tháng 4/2012.
- Đại hội điểm cấp tỉnh: Hoàn thành trong tháng 8/2012.


Ban Thường vụ các Tỉnh, Thành đoàn và Đoàn trực thuộc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo
Đại hội điểm đối với các cấp bộ Đoàn trực thuộc.


Giao Ban Bí thư Trung ương Đồn xây dựng kế hoạch, lựa chọn các đơn vị và chỉ đạo
tổ chức Đại hội điểm cấp cơ sở, cấp huyện và cấp tỉnh.


<b>VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>
<b>1. Đối với cấp Trung ương:</b>


Ban Chấp hành Trung ương Đồn giao Ban Bí thư Trung ương Đoàn chỉ đạo và tổ chức
thực hiện các nội dung công việc sau:


- Tham mưu Chỉ thị của Đảng về Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2012 - 2017.


- Xây dựng Đề án tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đồn TNCS Hồ Chí
Minh, nhiệm kỳ 2012 - 2017.


- Thành lập Ban Tổ chức và các tiểu ban của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đồn TNCS Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2012 - 2017.


- Xây dựng các Dự thảo văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đồn khố IX trình
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X; Dự thảo báo cáo sửa đổi Điều lệ Đoàn và Điều lệ Đoàn sửa
đổi để lấy ý kiến tại Đại hội Đoàn các cấp và lấy ý kiến rộng rãi trong đoàn viên thanh niên,
hồn thiện trình Ban Chấp hành để Ban Chấp hành trình Đại hội.



- Ban hành Hướng dẫn tổ chức Đại hội Đoàn các cấp.
- Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này.


<b>2. Đối với các cấp bộ Đoàn từ cơ sở đến cấp tỉnh:</b>


- Ban Thường vụ Đoàn các cấp xây dựng đề án tổ chức Đại hội Đoàn và thành lập các
tiểu ban: nội dung, nhân sự, tuyên truyền, hậu cần …, giúp Ban Chấp hành chuẩn bị Đại hội
cấp mình <i>(Đồn cơ sở quy mơ đồn viên nhỏ có thể thành lập các bộ phận hoặc tổ giúp việc)</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

đề án nhân sự với cấp uỷ Đảng cùng cấp và Ban Thường vụ Đoàn cấp trên. Khi được cấp uỷ
Đảng cùng cấp và Ban Thường vụ Đoàn cấp trên đồng ý thì mới tiến hành Đại hội.


- Cấp bộ Đoàn từ cấp huyện trở lên phải chọn một số cơ sở cấp dưới để chỉ đạo điểm rút
kinh nghiệm. Đối với tổ chức Đồn cơ sở cịn yếu kém, cần tập trung củng cố, kiện toàn trước
khi tiến hành Đại hội.


Căn cứ vào kế hoạch này, các Tỉnh, Thành đoàn và Đoàn trực thuộc báo cáo, xin ý kiến
chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, xây dựng kế hoạch, đề án và chỉ đạo việc tổ chức Đại hội Đoàn các
cấp thuộc địa phương, đơn vị.


<b>Nơi nhận:</b>


<i>- Thường trực BBT TW Đảng (để b/c);</i>
<i>- Đ/c Tô Huy Rứa, UV BCT, Bí thư TWĐ,</i>
<i>Trưởng ban Tổ chức TW (để b/c);</i>


<i>- Đ/c Hà Thị Khiết, Bí thư TWĐ, Trưởng</i>
<i>ban Dân vận TW (để b/c);</i>


<i>- Đ/c Nguyễn Ngọc Lâm, Phó Trưởng Ban</i>


<i>Tổ chức TW (để b/c);</i>


<i>- Ban TCTW, Ban DVTW, Ủy ban KTTW, VP</i>
<i>TW Đảng (để b/c);</i>


<i>- Các đ/c Uỷ viên BCH TW Đoàn;</i>


<i>- BTV các Tỉnh, Thành đoàn, Đoàn trực</i>
<i>thuộc;</i>


<i>- Các Ban, đơn vị thuộc TW Đồn;</i>
<i>- Lưu VP, BTC.</i>


<b>TM. BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐỒN</b>
<b>BÍ THƯ THỨ NHẤT</b>


(Đã ký)


<b>Võ Văn Thưởng</b>


ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH


<b> BCH TỈNH QUẢNG TRỊ </b><i>Quảng Trị,ngày 12 tháng 8 năm 2011</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Số: 114 KH/TĐ


<b>KẾ HOẠCH</b>


<b>Tổ chức Đại hội Đoàn các cấp, </b>
<b>tiến tới Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XI, </b>



<b>nhiệm kỳ 2012 - 2017</b>


Thực hiện Kế hoạch số 298 KH/TWĐTN ngày 14/7/2011 của Ban Chấp hành Trung
ương Đoàn về việc “Tổ chức Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ
X Đồn TNCS Hồ Chí Minh”;


Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Trị xây dựng Kế hoạch tổ chức Đại hội Đoàn các
cấp tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XI nhiệm kỳ 2012 - 2017 Đồn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh
Quảng Trị với các nội dung sau:


<b>I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU</b>


- Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XI phải đảm bảo sự lãnh đạo
của Đảng, phải quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; Nghị quyết Đại hội Đồn các cấp, phát
huy được trí tuệ và trách nhiệm của cán bộ, đồn viên trong cơng tác chuẩn bị và tổ chức Đại
hội, đảm bảo Đại hội mỗi cấp được tổ chức một cách thiết thực, trang trọng, dân chủ, sáng tạo,
hiệu quả và tiết kiệm


- Đại hội đại biểu Đồn TNCS Hồ Chí Minh các cấp và Đại hội Đồn TNCS Hồ Chí
Minh tồn tỉnh lần thứ XI là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong các cấp bộ Đồn nhằm tổng
kết, đánh giá cơng tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ qua, xây dựng mục
tiêu, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cơng tác Đồn và phong
trào TTN trong nhiệm kỳ mới. Đồng thời là đợt thi đua cao điểm của tuổi trẻ toàn tỉnh, thông
qua phong trào thi đua được tổ chức sôi nổi trước, trong và sau Đại hội.


- Việc bầu Ban Chấp hành Đoàn các cấp do Đại hội bầu phải bao gồm cán bộ, đồn
viên có phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực, tâm huyết và hoạt động thực tiễn, đảm bảo tiêu
chuẩn quy định trong <i>“Quy chế cán bộ Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh” </i>do Ban Bí


thư Trung ương Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 289-QĐ/TW ngày 08 tháng 02 năm
2010, đồng thời có số lượng, cơ cấu phù hợp đảm bảo lãnh đạo, chỉ đạo thắng lợi nhiệm vụ
cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ mới.


<b>II. NỘI DUNG CỦA ĐẠI HỘI</b>


Đại hội Đoàn các cấp thực hiện 04 nội dung như sau:


- Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ qua và quyết định phương
hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác Đoàn và phong trào TTN trong nhiệm kỳ
mới .


- Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện của Đại hội Đoàn toàn quốc lần
thứ X; Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XI và dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên trực tiếp.


- Bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới


- Bầu đoàn đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên.


<b>III. XÂY DỰNG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP</b>:


<b>1.Việc xây dựng các văn kiện:</b>


<b>a. Về tổng kết cơng tác Đồn và phong trào TTN nhiệm kỳ qua</b>


- Đánh giá đúng thực trạng tình hình cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi,
kiểm điểm kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ X và Nghị quyết Đại
hội Đồn của cấp mình.


- Đánh giá sâu kết quả thực hiện 2 phong trào “<i>5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội</i>


<i>và bảo vệ Tổ quốc” </i>và <i>“4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”</i> và các chương
trình, đề án do Đại hội Đoàn toàn tỉnh và Đại hội các cấp quyết định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

niên; tổ chức và hoạt động của Đồn, chú ý đánh giá những mặt cơng tác đã làm được và chưa
làm được, phân tích nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.


<b>b.Về phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới </b>


- Phương hướng, nhiệm vụ chương trình cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi
nhiệm kỳ mới cần bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Đại hội Đảng bộ các cấp, tình hình
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng - an ninh, tình hình thanh niên và cơng tác thanh
niên của địa phương, đơn vị. Xác định những nội dung, giải pháp thúc đẩy cơng tác Đồn và
phong trào TTN, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn, đặc biệt đối với
cơ sở Đoàn.


- Xác định rõ nội dung và biện pháp chính để thực hiện các mặt cơng tác chủ yếu của
Đồn như: Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng; các phong trào hành động Cách mạng, công
tác xây dựng và mở rộng mặt trận đồn kết tập hợp thanh niên; cơng tác thiếu nhi, trong đó chú
trọng xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, nhiệm vụ, giải pháp phải phù hợp với đặc điểm
tình hình của địa phương, đơn vị; đồng thời phải bám sát nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của đồn viên, thanh thiếu nhi


<b>c. Báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành</b>


Trên tinh thần phê và tự phê bình nghiêm túc, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ,
trách nhiệm tập thể của Ban chấp hành, Ban Thường vụ và các Ủy viên Ban chấp hành; chỉ ra
những mặt được và những hạn chế yếu kém, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để xây
dựng và phân cơng nhiệm vụ Ban Chấp hành khóa mới hoạt động hiệu quả, hoàn thành tốt
nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp đề ra.



<b>d. Chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của Đại hội Đoàn các cấp</b>


Trên cơ sở các văn kiện của Đại hội, Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội xây dựng dự
thảo Nghị quyết Đại hội gồm những nội dung cơ bản, quan trọng để Đại hội thảo luận, quyết
định.


<b>2. Thảo luận, góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội</b>


- Việc thảo luận các dự thảo văn kiện phải được tiến hành dưới nhiều hình thức để thu
hút sự tham gia rộng rãi của đoàn viên, của các đối tượng thanh niên... Tranh thủ sự tham gia
đóng góp ý kiến của cấp ủy, chính quyền nhân dân, mặt trận, các đồn thể và các tầng lớp nhân
dân, các đồng chí cựu cán bộ Đoàn, các chuyên gia trên các lĩnh vực.


- Phần thảo luận dự thảo văn kiện tại các Đại hội cần tập trung đi thẳng vào những vấn
đề thực tiễn cơng tác Đồn và phong trào TTN; u cầu nhiệm vụ của cấp ủy, tình hình kinh tế
xã hội của địa phương, đơn vị đang đặt ra, khuyến khích, trao đổi tranh luận, mở các diễn đàn
thanh niên thảo luận với các chủ đề cụ thể.


- Hình thức thảo luận yêu cầu đa dạng, phong phú, sáng tạo, khoa học, nghiêm túc,
trách nhiệm, nội dung phân công thảo luận phải cụ thể.


<b>IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ NHÂN SỰ BAN CHẤP HÀNH:</b>
<b>1. Tiêu chuẩn Ủy viên Ban chấp hành</b>:


Nhân sự Ban Chấp hành các cấp phải bảo đảm các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn
chức danh quy định theo Quy chế cán bộ Đoàn, đặc biệt cần nhấn mạnh những điểm sau:


- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức và năng lực thực tiễn, kinh nghiệm trong
cơng tác, có khả năng hồn thành tốt nhiệm vụ do Ban Chấp hành phân công; am hiểu và gắn


bó với thanh niên.


- Có lối sống lành mạnh, trung thực, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, có phong
cách và phương pháp cơng tác tốt.


- Có trình độ học vấn, có kiến thức xã hội, có khả năng tham gia xây dựng và tổ chức
thực hiện các chủ trương cơng tác của Đồn; tiếp thu và cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, của
Đồn cấp trên và cấp mình, gắn với thực tiễn cơng tác Đồn và tình hình của địa phương, đơn
vị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

năng vận động TTN, được cán bộ đoàn viên, thanh niên trong địa phương, đơn vị tín nhiệm.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, ở mỗi cấp bộ Đoàn cần cụ thể hóa để phù hợp với yêu
cầu nhiệm vụ ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị mình.


<b>2. Độ tuổi bình qn của Ban Chấp hành Đồn các cấp</b>:
+ Cấp cơ sở: Bình quân dưới 28 tuổi


+ Cấp huyện: Bình quân dưới 29 tuổi
+ Cấp tỉnh: Bình quân dưới 31 tuổi


* Đối với Đồn cơ sở vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và trong các cơ quan
doanh nghiệp độ tuổi bình qn của Ban Chấp hành có thể cao hơn 02 tuổi.


* Độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành trong lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân
và Cơng an nhân dân) do Ban Bí thư Trung ương Đồn, Tổng cụ Chính trị Qn đội nhân dân
Việt Nam, Tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ Công an quy định cụ thể.


<b>3. Số lượng: </b>


Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội cấp đó quyết định theo quy định


của Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn cụ
thể như sau:


<b>* Chi đoàn và chi đồn cơ sở</b>:


- Có dưới 9 đồn viên: Đại hội bầu Bí thư; nếu cần thiết thì có thể bầu thêm 01 Phó Bí
thư.


- Có từ 9 đồn viên trở lên: Ban Chấp hành có từ 3 đến 5 Ủy viên, trong đó có Bí thư
và Phó Bí thư.


<b>* Đồn cơ sở</b> : Ban Chấp hành có từ 5 đến 15 ủy viên. Nếu Ban Chấp hành có dưới 9
Ủy viên thì có Bí thư và 01 Phó Bí thư; có từ 9 ủy viên trở lên thì bầu Ban Thường vụ gồm Bí
thư, Phó Bí thư và các Ủy viên Ban Thường vụ.


<b>* Đoàn cấp huyện</b>: Ban Chấp hành Đồn cấp huyện có từ 15 đến 33 ủy viên; Ban
Thường vụ có từ 5 đến 11 ủy viên. Trong Ban Thường vụ có Bí thư và từ 1 đến 2 Phó Bí thư.


<b>* Đồn cấp tỉnh:</b> Ban Chấp hành Đồn cấp tỉnh có từ 21 đến 45 ủy viên; Ban Thường
vụ có từ 7 đến 15 ủy viên và tối đa khơng q 3 Phó Bí thư.


- Khi chuẩn bị danh sách bầu cử Ban Chấp hành , Ban Thường vụ khóa mới từ cấp cơ
sở trở lên phải có số dư so với số lượng cần bầu ít nhất 15%. Bầu chức danh Phó Bí thư ở các
cấp nên có số dư.


- Việc xây dựng Ban Chấp hành Đoàn các cấp phải đảm bảo số lượng theo quy định;
cơ cấu phù hợp, bảo đảm hiệu quả, chất lượng, phấn đấu trẻ hóa, có tính kế thừa, phát triển và
ổn định


<b>4. Cơ cấu Ban Chấp hành Đoàn các cấp</b>



Ban Chấp hành Đoàn các cấp phải bảo đảm hợp lý giữa các cơ cấu:
- Cơ cấu hợp lý giữa các độ tuổi.


- Ủy viên Ban Chấp hành được tái cử và Ủy viên Ban Chấp hành mới.
- Ủy viên Ban Chấp hành là cán bộ chủ chốt, chuyên trách và kiêm nhiệm.


- Ủy viên Ban Chấp hành là cán bộ, đoàn viên thuộc các đối tượng, lĩnh vực (cán bộ,
đồn viên là cơng nhân, viên chức; cán bộ đoàn viên trong trường học; cán bộ trong đoàn viên
trong lực lượng vũ trang; cán bộ đoàn viên ở khu vực nơng thơn; cán bộ đồn viên tiêu biểu,
xuất sắc; nhà khoa hoạc trẻ, doanh nhân trẻ, vận động viên trẻ, tri thức trẻ tiêu biểu ...).


- Tỷ lệ trong Ban Chấp hành đảm bảo :


+ Tỷ lệ Ủy viên Ban Chấp hành là nữ: Đối với các huyện, thị, thành Đồn ít nhất 25%;
đối với Đồn trực thuộc tỷ lệ nữ không thấp hơn nhiệm kỳ trước. Trong Ban Thường vụ Đoàn
cấp huyện và cấp cơ sở, tỷ lệ nữ tham gia Ban Thường vụ ít nhất 20%; phấn đấu trong thường
trực các huyện, thị, thành Đoàn và Đồn trực thuộc có cán bộ nữ.


+ Tỷ lệ ủy viên Ban Chấp hành là người dân tộc thiểu số: Bằng và phấn đấu cao hơn
nhiệm kỳ trước (đối với các địa phương có đơng thanh niên dân tộc).


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

nhiệm Ủy ban kiểm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đoàn các cấp phải được cấp ủy cùng
cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp phê duyệt (trong trường hợp chưa có cấp ủy thì có ý kiến của
lãnh đạo đơn vị).


<b>5. Bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội</b>


Thực hiện bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội, chọn đơn vị đại hội điểm, bầu Bí thư trực
tiếp theo tỷ lệ sau:



+ Cấp huyện: 15 ÷ 20%
+ Cấp cơ sở: 25 ÷ 30%


Ban Thường vụ Đồn cấp trên trực tiếp lựa chọn, chỉ đạo các đơn vị bầu trực tiếp Bí
thư tại Đại hội. Bầu trực tiếp Bí thư các huyện, thị, thành Đồn và Đồn trực thuộc tại Đại hội
do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn lựa chọn, quyết định trên cơ sở thống nhất với Ban Thường vụ
các huyện, thị, thành ủy và Đảng ủy trực thuộc.


<b>6. Số lượng đại biểu Đại hội Đoàn các cấp</b>


Số lượng Đại biểu Đại hội Đoàn các cấp do Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội quyết
định trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế, khả năng tổ chức và ngân sách cho phép của cấp
mình. Cụ thể:


<b>- Cấp cơ sở:</b>


+ Chi đoàn cơ sở: Tổ chức Đại hội Đoàn viên


+ Đoàn cơ sở dưới 120 đồn viên thì tiến hành Đại hội đồn viên (đối với các đơn vị
đồn viên khơng tập trung, cơng tác, sinh hoạt ở nhiều địa bàn khác nhau, có thể tổ chức đại
hội đại biểu, do Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định).


+ Nơi có từ 120 đồn viên trở lên thì tổ chức đại hội đại biểu, số lượng đại biểu triệu
tập ít nhất 60 đại biểu; khuyến khích Đồn cơ sở tổ chức Đại hội đoàn viên.


<b>- Cấp huyện và tương đương</b>: Từ 120 - 200 đại biểu
- <b>Cấp tỉnh</b>: Từ 200 - 300 đại biểu


<b>V. THỜI GIAN TỞ CHỨC ĐẠI HỘI ĐỒN VÀ ĐẠI HỘI ĐIỂM CÁC CẤP:</b>


<b>1. Thời gian tổ chức Đại hội Đoàn các cấp:</b>


<b>- Đại hội cấp cơ sở:</b> Không quá 01 ngày bắt đầu từ tháng 01/2011 và hoàn thành chậm
nhất vào tháng 4 năm 2012


<b>- Đại hội cấp huyện:</b> Không quá 02 ngày bắt đầu từ tháng 05/2011 và hoàn thành
chậm nhất vào tháng 8 năm 2012.


- <b>Đại hội cấp tỉnh:</b> Không quá 3 ngày và tổ chức vào tháng 10/2012.


* Các đơn vị chưa đến thời gian Đại hội được rút ngắn nhiệm kỳ; các đơn vị đã hết
nhiệm kỳ được kéo dài nhiệm kỳ Đại hội, thống nhất Đại hội cấp cơ sở đến cấp tỉnh trong năm
2012.


* Đoàn trong các trường trung học phổ thơng, Đồn Trung tâm giáo dục thường
xun, Đồn trường dạy nghề (có nhiệm kỳ theo năm học) tổ chức Đại hội trong học kỳ I năm
học 2011-2012; Đồn trường Cao đẳng,Trung cấp tùy tình hình cụ thể, có thể đại hội muộn
hơn nhưng phải hồn thành trước tháng 5 năm 2012.


<b>2. Thời gian tổ chức Đại hội điểm ở các cấp:</b>


- Đại hội điểm cấp cơ sở từ 02/01/2012 đến 30/01/2012. Ban Thường vụ các huyện,
thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo Đại hội điểm đối với các cấp
bộ Đoàn trực thuộc.


- Đại hội điểm cấp huyện hoàn thành trong tháng 4/2012. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn
sẽ chọn một số đơn vị tổ chức Đại hội điểm. (Có thơng báo sau)


<b>VI. TỞ CHỨC THỰC HIỆN</b>:



<b>1. Đối với cấp tỉnh</b> :


- Tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành văn bản chỉ đạo Đại hội Đoàn.
- Xây dựng Đề án tổ chức Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2012 – 2017,
Đề án nhân sự trình Đồn cấp trên và cấp ủy cho ý kiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

XI.


- Xây dựng các dự thảo văn kiện của Ban Chấp hành tỉnh Đồn khóa X trình Đại hội
Đoàn toàn tỉnh lần thứ XI để lấy ý kiến tại Đại hội Đoàn các cấp và lấy ý kiến rộng rãi trong
đoàn viên thanh niên.


- Ban hành Hướng dẫn tổ chức Đại hội Đoàn các cấp.


- Xây dựng kế hoạch lựa chọn đơn vị Đại hội điểm và bầu Bí thư trực tiếp tại Đại hội.


<b>2. Đối với cấp huyện và cấp cơ sở:</b>


- Ban Thường vụ Đoàn các cấp xây dựng Đề án tổ chức Đại hội Đoàn và thành lập các
tiểu ban: nội dung, nhân sự, tuyên truyền, hậu cần ... giúp Ban Chấp hành chuẩn bị Đại hội cấp
mình (Đồn cơ sở quy mơ đồn viên nhỏ có thể thành lập các bộ phận hoặc tổ giúp việc).


- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo Đại hội cấp mình.


- Xây dựng Đề án tổ chức Đại hội, văn kiện, Đề án nhân sự đảm bảo nội dung yêu cầu
đồng thời trực tiếp báo cáo với cấp ủy Đảng cùng cấp và Ban Thường vụ Đoàn cấp trên. Khi
được cấp ủy Đảng cùng cấp và Ban Thường vụ Đồn cấp trên đồng ý thì mới tiến hành Đại
hội.


- Các huyện, thị , thành Đoàn và Đoàn trực thuộc cần chọn một số cơ sở để chỉ đạo


điểm rút kinh nghiệm. Đối với tổ chức Đoàn cơ sở cịn yếu kém, cần tập trung củng cố, kiện
tồn trước khi tiến hành Đại hội.


Ban Thường vụ các huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc chủ động báo cáo, xin
ý kiến chỉ đạo của cấp ủy Đảng, xây dựng kế hoạch, đề án và chỉ đạo tổ chức Đại hội các cấp
thuộc địa phương, đơn vị.


Giao cho Ban Tổ chức - Kiểm tra Tỉnh đồn có trách nhiệm giúp Ban Thường vụ Tỉnh
đoàn theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này.


<i><b>Nơi nhận: </b></i> <b>TM.BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ĐỒN</b>


- BBT TW Đồn <b>BÍ THƯ </b>


- Ban Tổ chức TW Đoàn (để báo cáo)
- Văn phịng TW Đồn


- BTV Tỉnh ủy


- UBND tỉnh, HĐND tỉnh


- BTC Tỉnh ủy, Ban DV Tỉnh ủy, VP Tỉnh ủy (Đã ký)
- BTV các huyện, thị, thành ủy; Đảng ủy trực thuộc


- BTV các huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc


- Ủy viên BTV Tỉnh đoàn <b>Lê Minh Tuấn</b>


- Các ban, bộ phận cơ quan Tỉnh đồn
- Lưu Vp, TCKT



ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH


<b> BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG</b>


* * *


Số: <b>65</b> HD/TWĐTN


<i> Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2011</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Tổ chức Đại hội Đoàn các cấp tiến tới </b>


<b>Đại hội đại biểu Đồn TNCS Hồ Chí Minh tồn quốc lần thứ X </b>
<b>(nhiệm kỳ 2012 – 2017)</b>


Căn cứ Điều lệ Đoàn, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Kế hoạch số
298 KH/TWĐTN ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn về tổ chức
Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đồn TNCS Hồ Chí Minh tồn quốc lần thứ X,
nhiệm kỳ 2012 – 2017 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 298 KH/TWĐTN)<i>,</i> Ban Bí thư Trung
ương Đoàn hướng dẫn tổ chức Đại hội Đoàn các cấp cụ thể như sau:


<b>I. TÊN GỌI CỦA ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP</b>


1. Những đơn vị tổ chức Đại hội đại biểu, thống nhất tên gọi là: Đại hội đại biểu Đồn
TNCS Hồ Chí Minh…<i>(ghi tên địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức Đại hội), </i>lần thứ<i>(nếu có),</i>


nhiệm kỳ…<i>, </i>địa danhvàthời giantổ chức Đại hội.


2. Đồn cơ sở tổ chức Đại hội đoàn viên, thống nhất gọi tên là: Đại hội Đồn TNCS


Hồ Chí Minh…<i>(ghi tên địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức Đại hội), </i>lần thứ <i>(nếu có),</i>nhiệm
kỳ…, địa danh vàthời giantổ chức Đại hội.


3. Đối với chi đoàn cơ sở, thống nhất tên gọi là: Đại hội chi đoàn…<i>(ghi tên địa phương,</i>
<i>cơ quan, đơn vị tổ chức Đại hội), </i>lần thứ <i>(nếu có),</i>nhiệm kỳ…<i>, </i>địa danh và thời giantổ chức
Đại hội.


Những đơn vị có nhiệm kỳ 5 năm 2 lần, thống nhất nhiệm kỳ là 2012 – 2014 (nhiệm kỳ sau là
2014 – 2017); những đơn vị có nhiệm kỳ 5 năm 1 lần, thống nhất nhiệm kỳ là 2012 – 2017.


<b>II. TRÁCH NHIỆM CỦA BAN CHẤP HÀNH CẤP TRIỆU TẬP ĐẠI HỘI</b>


Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội có các nhiệm vụ sau:


1. Xây dựng Đề án Đại hội; Đề án nhân sự Ban Chấp hành và các chức danh; Đề án Ủy
ban Kiểm tra và nhân sự Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (nếu có); Đề án Đồn
đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên và các danh sách trích ngang nhân sự kèm theo.


2. Xây dựng Báo cáo tổng kết việc thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ qua, mục tiêu,
phương hướng nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ mới và các báo cáo phụ lục có liên quan; Báo
cáo kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành và dự thảo nghị quyết Đại hội.


3. Phân bổ đại biểu cho các đơn vị trực thuộc và chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo
đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định.


4. Tiếp nhận hồ sơ ứng cử vào Ban Chấp hành, Bí thư (đối với những đơn vị bầu Bí thư
trực tiếp tại Đại hội) của đồn viên khơng là đại biểu Đại hội.


5. Chuẩn bị và cung cấp báo cáo, tài liệu liên quan về tình hình đại biểu, kết quả bầu
cử đại biểu Đại hội cho Đoàn Chủ tịch và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu.



6. Chuẩn bị tài liệu và các văn bản liên quan đến nội dung phiên họp thứ nhất của
Ban Chấp hành và Ủy ban Kiểm tra khóa mới.


7. Xây dựng nội dung, chương trình Đại hội và chuẩn bị đầy đủ tài liệu, các điều
kiện về cơ sở vật chất, kinh phí… phục vụ Đại hội.


<b>III. XÂY DỰNG VÀ THẢO LUẬN DỰ THẢO CÁC VĂN KIỆN </b>
<b>1. Xây dựng dự thảo các văn kiện</b>


<i><b>1.1. Yêu cầu chung</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

triển khai và tổ chức thực hiện các mặt cơng tác của Đồn.


- Tập trung đầu tư xây dựng phương hướng nhiệm kỳ mới với hệ thống mục tiêu, chỉ
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thiết thực, phù hợp nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, nhu
cầu, nguyện vọng của thanh niên, có tính khả thi cao.


- Văn kiện Đại hội Đoàn các cấp cần quán triệt quan điểm chỉ đạo, định hướng chung của
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và Đoàn cấp trên trực tiếp.


<i><b>1.2. Báo cáo tổng kết cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua và</b></i>
<i><b>phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới</b></i>


- Đánh giá đúng thực trạng tình hình cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi ,
kiểm điểm kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, nghị quyết Đại
hội Đoàn cấp trên và nghị quyết Đại hội của cấp mình; đánh giá sâu kết quả thực hiện 2
phong trào <i>“5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”</i> và <i>“4 đồng hành với thanh</i>
<i>niên lập thân, lập nghiệp” </i>và các chương trình, đề án do Đại hội Đồn tồn quốc lần thứ IX và
Đại hội Đoàn các cấp quyết định.



- Phương hướng nhiệm kỳ mới của Đại hội Đoàn các cấp phải đảm bảo quán triệt sâu sắc
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, định hướng
của Đoàn cấp trên và của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (để đảm bảo tính thống nhất trong
các phong trào, chương trình hành động của tuổi trẻ cả nước); các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
phải trên cơ sở phân tích tồn diện đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị; đồng thời bám sát
nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên, thanh thiếu nhi.


- Xác định rõ nội dung và biện pháp chính để thực hiện các mặt cơng tác chủ yếu của
Đồn như: Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng; các phong trào hành động cách mạng; cơng
tác xây dựng Đồn và mở rộng mặt trận đồn kết, tập hợp thanh niên; cơng tác thiếu nhi... Chú
trọng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng, củng cố tổ
chức cơ sở Đoàn, nâng cao chất lượng đoàn viên; phát huy vai trị xung kích, sáng tạo, tình
nguyện của đồn viên, thanh niên trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.


<i><b>1.3. Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành</b></i>


Trên tinh thần tự phê bình, phê bình nghiêm túc, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ,
trách nhiệm tập thể của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các Ủy viên Ban Chấp hành; chỉ ra
những mặt được và những hạn chế yếu kém, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để xây
dựng và phân cơng nhiệm vụ Ban Chấp hành khóa mới hoạt động hiệu quả, hoàn thành tốt
nhiệm vụ.


<i><b>1.4. Dự thảo nghị quyết Đại hội</b></i>


Trên cơ sở các văn kiện của Đại hội, Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội xây dựng dự
thảo nghị quyết Đại hội. Nội dung nghị quyết cần ngắn gọn, súc tích, đảm bảo được tinh thần
chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp, của Đoàn cấp trên trực tiếp và của Đại hội, cụ thể:


- Đánh giá khái quát những kết quả trọng tâm; mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng, cơ bản đã


đạt được trong nhiệm kỳ qua.


- Thống nhất những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản; phương hướng, mục tiêu, chỉ
tiêu, chương trình, dự án chủ yếu thực hiện trong nhiệm kỳ tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>2. Thảo luận, góp ý các văn kiện Đại hội</b>


Văn kiện Đại hội Đoàn các cấp bao gồm:Báo cáo tổng kết cơng tác Đồn và phong trào
thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua và phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới; Báo cáo kiểm
điểm của Ban Chấp hành; dự thảo và báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý vào các văn kiện của Đại hội
Đồn cấp trên; nghị quyết Đại hội.


- Việc thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự thảo văn kiện của Đại hội cấp mình và dự thảo
văn kiện của Đại hội cấp trên tổ chức trước và trong Đại hội. Thảo luận các văn kiện của Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đoàn thực hiện theo hướng dẫn riêng của Ban Bí thư Trung
ương Đồn.


- Phát huy dân chủ trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên và đại biểu Đại hội; thảo luận
thẳng thắn, nghiêm túc, đi vào những vấn đề trọng tâm, trình bày ngắn gọn (tránh tham luận
dài dịng, chung chung, liệt kê thành tích).


<b>IV. CƠNG TÁC CHUẨN BỊ NHÂN SỰ VÀ QUY TRÌNH BẦU CỬ BAN CHẤP</b>
<b>HÀNH, BÍ THƯ KHĨA MỚI</b>


<b>1. Tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành các cấp</b>


Nhân sự Ban Chấp hành các cấp phải bảo đảm các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn chức
danh theo quy định của Quy chế cán bộ Đoàn, đặc biệt nhấn mạnh những điểm sau:


- Có đạo đức và năng lực thực tiễn, kinh nghiệm trong công tác, có khả năng hồn thành


tốt nhiệm vụ do Ban Chấp hành phân cơng; am hiểu và gắn bó với thanh niên, có khả năng đối
thoại và định hướng cho thanh niên.


- Có khả năng cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, nghị quyết của Đại hội Đoàn toàn quốc,
nghị quyết Đại hội cấp trên và cấp mình, gắn với thực tiễn cơng tác Đồn và tình hình thanh
niên ở địa phương, đơn vị.


- Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân và dám chịu trách nhiệm.
- Có kiến thức tổng hợp trên nhiều lĩnh vực, có năng lực công tác xã hội và khả năng
vận động thanh thiếu nhi, am hiểu về tình hình địa phương, đơn vị.


- Có uy tín và khả năng quy tụ, biết vận động, huy động các nguồn lực của địa phương,
đơn vị và xã hội phục vụ cho các hoạt động của tổ chức Đoàn.


Đối với nhân sự dự kiến bầu giữ các chức danh trong Ban Chấp hành, thực hiện theo tiêu
chuẩn cụ thể đối với từng chức danh theo Quy chế cán bộ Đoàn.


Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung, các cấp bộ Đoàn cần cụ thể hóa để phù hợp với yêu
cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị mình.


<b>2. Phương pháp, quy trình chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành</b>


- Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội đánh giá kết quả hoạt động của Ban Chấp hành
nhiệm kỳ vừa qua, từ đó rút ra những kinh nghiệm, những cơ sở để cụ thể hoá tiêu chuẩn, số
lượng, cơ cấu của Ban Chấp hành khoá mới (Đề án xây dựng Ban Chấp hành khóa mới).


- Hướng dẫn để Đồn cấp dưới thảo luận và giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành
khóa mới cấp mình. Văn bản giới thiệu của Đồn cấp dưới phải có ý kiến của cấp uỷ Đảng cùng
cấp.



- Tổng hợp danh sách nhân sự giới thiệu tham gia Ban Chấp hành khóa mới (kể cả nhân sự
do cấp triệu tập Đại hội dự kiến, nhân sự ứng cử và nhân sự do Đoàn cấp dưới giới thiệu), lập hồ
sơ và tiến hành xác minh đối với những trường hợp cần thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Đại hội giới thiệu hoặc cung cấp khi Đại hội yêu cầu.


Đối với các trường hợp tự ứng cử, hồ sơ ứng cử phải gửi cho Ban Chấp hành cấp triệu
tập Đại hội chậm nhất 15 ngày trước ngày khai mạc Đại hội; trường hợp đề cử nhân sự không
phải là đại biểu Đại hội, người đề cử phải gửi hồ sơ nhân sự đó cho Đồn Chủ tịch để Đồn
Chủ tịch báo cáo trước Đại hội.


* Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành các cấp thực hiện theo quy định tại Điểm c, Khoản
2, Mục II, Phần thứ Hai, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn và Kế hoạch số 298 KH/TWĐTN.


<b>3. Quy trình bầu cử Ban Chấp hành khóa mới</b>


- Đồn Chủ tịch Đại hội trình bày Đề án xây dựng Ban Chấp hành khóa mới. Đại hội
thảo luận Đề án (có thể thảo luận theo tổ hoặc theo đồn đại biểu về yêu cầu, tiêu chuẩn, số
lượng, cơ cấu Ban Chấp hành) và biểu quyết số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới.


- Đại hội tiến hành ứng cử, đề cử nhân sự bầu vào Ban Chấp hành khố mới (có thể tiến
hành ứng cử, đề cử tại tổ thảo luận).


- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách nhân sự ứng cử, đề cử và nhân sự xin rút; xem xét,
kết luận cuối cùng về việc cho rút tên khỏi danh sách bầu cử (trường hợp Đồn Chủ tịch cịn
nhiều ý kiến chưa thống nhất, có thể xin ý kiến của Đại hội để tham khảo); lập danh sách bầu
cử, lấy biểu quyết của Đại hội thông qua danh sách bầu cử; chuẩn bị phiếu bầu cử.


- Bầu Ban Kiểm phiếu. Ban Kiểm phiếu hướng dẫn thể lệ, nguyên tắc bầu cử, điều kiện
trúng cử; hướng dẫn cách bỏ phiếu; kiểm tra, niêm phong thùng phiếu; phát phiếu trực tiếp cho


đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu).


- Đại hội tiến hành bầu cử; Ban Kiểm phiếu kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo
Đại hội.


- Ban Kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu; lập biên bản kiểm phiếu, báo cáo Đồn Chủ
tịch; cơng bố kết quả bầu cử.


<b>4. Đại hội trực tiếp bầu Bí thư </b>


- Ban Thường vụ Đồn cấp trên trực tiếp lựa chọn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện
Đại hội trực tiếp bầu Bí thư, trên cơ sở thống nhất với cấp ủy cấp đó. Các đơn vị được chọn chỉ
đạo thực hiện Đại hội trực tiếp bầu Bí thư nên là những đơn vị có phong trào tốt, đoàn kết, thống
nhất, nguồn nhân sự đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định. Tỉ lệ các đơn vị thực hiện Đại hội
bầu trực tiếp Bí thư bảo đảm theo quy định tại mục 5, phần IV, Kế hoạch số 298 KH/TWĐTN,
cụ thể:


+ Cấp tỉnh và cấp huyện: từ 15% ÷ 20%.
+ Cấp cơ sở: từ 25% ÷ 30%<i>. </i>


- Ban Bí thư Trung ương Đồn sẽ chọn một số đơn vị cấp tỉnh để chỉ đạo bầu trực tiếp
Bí thư tại Đại hội; danh sách cụ thể sẽ thông báo sau.


- Khi tiến hành công tác bầu cử, Đại hội bầu Ban Chấp hành trước, sau đó bầu Bí thư
trong số Ủy viên Ban chấp hành (chi đồn, chi đồn cơ sở có thể bầu Bí thư trước, sau đó bầu số
Ủy viên Ban Chấp hành cịn lại).


- Nếu Đại hội bầu chức danh Bí thư lần thứ nhất khơng có đồng chí nào trúng cử thì Đại
hội tiến hành bầu lần thứ hai. Nếu bầu lần thứ hai vẫn khơng có đồng chí nào trúng cử thì
khơng tiến hành bầu tiếp nữa. Chức danh Bí thư giao lại cho Ban Chấp hành khóa mới bầu


theo quy định.


- Cách thức tiến hành bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội thực hiện như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

tịch Đại hội thông báo ý kiến chỉ đạo của Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy cùng cấp (trong
trường hợp chưa có cấp ủy thì có ý kiến của lãnh đạo đơn vị) về việc Đại hội bầu trực tiếp Bí thư
và tiêu chuẩn, yêu cầu, phương án nhân sự Bí thư khóa mới để Đại hội thảo luận trước khi tiến
hành ứng cử, đề cử.


+ Đại hội tiến hành thảo luận, ứng cử, đề cử nhân sự bầu chức danh Bí thư khóa mới
trong số các đồng chí vừa trúng cử vào Ban Chấp hành khố mới (có thể thảo luận, ứng cử, đề
cử tại các tổ hoặc đoàn đại biểu).


+ Đoàn Chủ tịch Đại hội tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử nhân sự Bí thư khóa mới,
quyết định cho rút hoặc khơng cho rút đối với các trường hợp xin rút tên khỏi danh sách bầu
cử. Lập danh sách ứng cử, đề cử nhân sự Bí thư khóa mới báo cáo Đại hội biểu quyết thơng
qua.


Danh sách bầu Bí thư có thể có số dư hoặc khơng có số dư. Trường hợp danh sách ứng
cử, đề cử có từ 3 người trở lên, Đồn Chủ tịch có thể xin ý kiến Đại hội lấy phiếu tín nhiệm và
chỉ đưa những người được trên một phần hai số đại biểu có mặt tín nhiệm, vào danh sách bầu Bí
thư khố mới.


+ Tiến hành cơng tác bầu cử.


<b>5. Về bầu có số dư và độ tuổi bình quân Ban Chấp hành</b>


<i><b>5.1. Về bầu có số dư</b></i>


Danh sách bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ở mỗi cấp phải nhiều hơn số lượng cần


bầu, cụ thể:


- Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội chuẩn bị danh sách nhân sự giới thiệu bầu vào
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ khóa mới có số lượng nhiều hơn so với số lượng cần bầu ít
nhất 15%. Nhân sự giới thiệu bầu phải đảm bảo tiêu chuẩn; nếu trúng cử Ban Chấp hành khóa
mới có thể phân cơng đảm nhận ngay nhiệm vụ trong Ban Chấp hành.


- Chốt danh sách bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ phải có số lượng nhiều hơn so
với số lượng cần bầu ít nhất 15%.


Cấp bộ Đồn cấp trên chỉ đạo thí điểm một số tổ chức Đồn trực thuộc bầu Phó bí thư
có số dư.


<i><b>5.2. Về độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành và tuổi theo chức danh</b></i>


- Độ tuổi bình quân Ban Chấp hành các cấp là tuổi bình qn của các đồng chí Ủy viên
Ban Chấp hành khóa mới.


- Việc xác định độ tuổi tham gia cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn và các chức danh
được tính theo năm, lấy thời điểm tính là năm 2012.


- Ban Chấp hành Đoàn các cấp chủ động báo cáo cấp uỷ, rà soát, bổ sung nguồn nhân
sự quy hoạch cho nhiệm kỳ mới, đảm bảo độ tuổi bình quân Ban Chấp hành theo quy định
tại Kế hoạch số 298 KH/TWĐTN, cụ thể:


+ <i>Cấp cơ sở:</i> bình quân dưới 28 tuổi.
+ <i>Cấp huyện:</i> bình quân dưới 29 tuổi.
+ <i>Cấp tỉnh:</i> bình qn dưới 31 tuổi.


Đối với Đồn cơ sở vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và trong các cơ quan,


doanh nghiệp, độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành có thể cao hơn 02 tuổi.


Độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành trong Quân đội nhân dân và Công an nhân
dân sẽ có hướng dẫn riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>BIỂU DỰ ĐẠI HỘI ĐỒN CẤP TRÊN</b>
<b>1. Cơng tác đại biểu Đại hội Đồn các cấp</b>


<i><b>1.1. Số lượng đại biểu</b></i>


Số lượng đại biểu dự đại hội Đoàn các cấp thực hiện theo quy định tại Mục 6, Phần
IV, Kế hoạch số 298 KH/TWĐTN, cụ thể như sau:


<i>- Cấp cơ sở:</i>


+ Chi đoàn cơ sở: Tổ chức Đại hội đoàn viên.


+ Đoàn cơ sở có dưới 120 đồn viên tổ chức Đại hội đồn viên (đối với các đơn vị đồn
viên khơng tập trung, công tác, sinh hoạt ở nhiều địa bàn khác nhau, có thể tổ chức Đại hội đại
biểu, do Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định).


+ Đoàn cơ sở có từ 120 đồn viên trở lên tổ chức Đại hội đại biểu, số lượng đại biểu triệu
tập ít nhất 60 đại biểu; khuyến khích Đồn cơ sở tổ chức Đại hội đoàn viên.


- <i>Cấp huyện:</i> Từ 120 đến 200 đại biểu.


- <i>Cấp tỉnh</i>: Từ 200 đến 300 đại biểu. Các đơn vị: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Thanh Hóa, Nghệ An, Ban Thanh niên Cơng an và Ban Thanh niên Quân đội từ 300 đến 450 đại
biểu.



<i><b>1.2. Thành phần đại biểu</b></i>


- Uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (kể cả
kỷ luật Đảng, chính quyền, đồn thể).


- Đại biểu do Đại hội cấp dưới bầu lên theo phân bổ của Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại
hội.


- Đại biểu chỉ định: Chỉ chỉ định những trường hợp cần thiết và phải bảo đảm tiêu chuẩn
đại biểu. Không chỉ định những người đã bầu cử ở cấp dưới nhưng không trúng cử làm đại biểu
của Đại hội. Số lượng đại biểu chỉ định không quá 5% số lượng đại biểu Đại hội.


- Khi đại biểu chính thức khơng tham dự Đại hội được hoặc đại biểu chính thức xin rút
khơng tham gia Đại hội Đoàn cấp trên (trừ ủy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội) thì
được cử đại biểu dự khuyết thay thế. Việc lấy đại biểu dự khuyết theo thứ tự số phiếu từ cao
xuống thấp. Nếu đại biểu dự khuyết có số phiếu bầu bằng nhau thì lấy đại biểu có tuổi Đồn
nhiều hơn (tuổi Đồn tính từ ngày ra nghị quyết chuẩn y kết nạp đoàn viên).Trường hợp đã thay
thế hết số đại biểu dự khuyết thì Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội xem xét, quyết định chỉ
định bổ sung theo đề nghị của Ban Thường vụ Đoàn cấp dưới (nếu thấy cần thiết).


<i><b>1.3. Cách phân bổ đại biểu do Đại hội Đoàn cấp dưới bầu lên</b></i>


Căn cứ số lượng đại biểu Đại hội, Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội phân bổ số đại
biểu để đơn vị đoàn cấp dưới bầu theo một trong hai cách sau:


<i>- Cách 1</i>:


+ Lấy tổng số đồn viên hiện có (của Đồn cấp triệu tập Đại hội) chia cho số lượng đại biểu
Đại hội phân bổ cho Đoàn cấp dưới, được tỷ lệ số lượng đoàn viên trên một đại biểu.



+ Căn cứ tỷ lệ số lượng đoàn viên trên một đại biểu, số lượng đồn viên hiện có của đơn vị
đồn cấp dưới để phân bổ số lượng đại biểu cụ thể cho đơn vị đó.


<i>- Cách 2:</i>


+ Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội căn cứ số lượng đồn viên và tính đặc thù của
các đơn vị Đoàn cấp dưới, dự kiến mặt bằng số lượng đại biểu của từng đơn vị.


+ Sau khi có mặt bằng số lượng đại biểu của các đơn vị trực thuộc, thì phân bổ số đại
biểu còn lại cho các đơn vị theo tỷ lệ số lượng đoàn viên trên một đại biểu (như cách 1).


<b>2. Bầu đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Đoàn cấp dưới; là những cán bộ, đoàn viên ưu tú, có uy tín với đồn viên, thanh niên, có khả
năng đóng góp ý kiến vào những quyết định của Đại hội.


- Trên cơ sở tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu được Ban Chấp hành
Đoàn cấp trên phân bổ, Ban Chấp hành xây dựng Đề án Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp
trên (có dự kiến nhân sự cụ thể) trình Đại hội xem xét, quyết định.


- Bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu Đoàn cấp trên phải bầu đại biểu dự khuyết. Số lượng
đại biểu dự khuyết do Đại hội quyết định. Bầu đại biểu chính thức trước, bầu đại biểu dự
khuyết sau. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã đủ số lượng mà vẫn cịn một số đồn viên
(đối với Đại hội đoàn viên) hoặc đại biểu (đối với Đại hội đại biểu) trong danh sách bầu cử có số
phiếu bầu nhiều hơn một phần hai so với số đồn viên hoặc đại biểu có mặt tại Đại hội, thì Đồn
Chủ tịch xin ý kiến Đại hội về việc lấy đại biểu dự khuyết trong số các đoàn viên hoặc đại biểu
đó theo thứ tự số phiếu bầu từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng đại biểu dự khuyết.
Trường hợp đã bầu đủ số lượng đại biểu chính thức mà trong danh sách bầu cử cịn lại chỉ có số
phiếu bầu bằng hoặc thấp hơn một phần hai, thì tổ chức bầu đại biểu dự khuyết trong số những
đồn viên hoặc đại biểu đó. Nếu còn thiếu đại biểu dự khuyết theo quyết định của Đại hội, có


bầu tiếp hay khơng do Đại hội quyết định.


<b>VI. CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP</b>


1. Chương trình Đại hội phải đảm bảo nội dung và trình tự diễn ra các nội dung hợp lý;
hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của Đại hội đúng nguyên tắc, thủ tục quy định.


2. Chương trình Đại hội của Đồn cấp cơ sở trở lên có thể kết cấu thành 2 phiên:


- Phiên thứ nhất, nên thực hiện các nội dung sau: Thơng qua chương trình làm việc của
Đại hội; thơng qua nội quy (quy chế) Đại hội; bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký Đại hội, Ban
Thẩm tra tư cách đại biểu; thảo luận, đóng góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp
trên; tiến hành một số công việc của phần bầu cử; hướng dẫn đại biểu những vấn đề cần
thiết…


- Phiên thứ hai, nên thực hiện các nội dung: Diễn văn khai mạc Đại hội; Báo cáo tổng
kết nhiệm kỳ qua và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cơng tác Đồn và phong trào thanh
thiếu nhi nhiệm kỳ mới; Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành; Báo cáo tổng hợp ý kiến
đóng góp vào văn kiện Đại hội Đồn cấp trên; Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu và biểu quyết
tư cách đại biểu; nghe phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo cấp ủy cùng cấp, Ban Thường vụ Đoàn
cấp trên; thảo luận dự thảo các văn kiện của Đại hội; bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới (bầu
Bí thư đối với những đơn vị bầu Bí thư trực tiếp tại Đại hội); bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội
Đồn cấp trên; thơng qua nghị quyết Đại hội...


3. Chương trình Đại hội phải được Đại hội biểu quyết thơng qua bằng hình thức giơ tay.
4. Các quyết định của Đại hội ở các phiên đều có giá trị như nhau.


<b>VII. CÁC CƠ QUAN PHỤ TRÁCH CÔNG VIỆC CỦA ĐẠI HỘI</b>
<b>1. Đoàn Chủ tịch Đại hội</b>



- Đoàn Chủ tịch Đại hội gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc
đoàn viên (đối với Đại hội đoàn viên), do Ban Chấp hành triệu tập Đại hội giới thiệu, Đại hội
biểu quyết về số lượng và danh sách Đoàn Chủ tịch. Đoàn Chủ tịch Đại hội điều hành công
việc của Đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Đối với
chi đồn cơ sở có số lượng đồn viên ít, có thể chỉ bầu 01 người làm Chủ tịch Đại hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i><b>1.1. Nhiệm vụ</b></i>


Đoàn Chủ tịch Đại hội điều hành mọi công việc của Đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, quyết định theo đa số (đối với những đơn vị chỉ có Chủ tịch thì xin ý kiến của Đại
hội). Đồn Chủ tịch Đại hộicó các nhiệm vụ sau:


- Điều hành cơng việc của Đại hội theo chương trình, nội quy (quy chế) đã được Đại hội
quyết định.


- Giới thiệu số lượng, danh sách Đoàn Thư ký; Ban Thẩm tra tư cách đại biểu (trừ
Đại hội đồn viên) để Đại hội biểu quyết thơng qua.


- Quyết định việc lưu hành các tài liệu của Đại hội.


- Hướng dẫn Đại hội thảo luận và thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành cấp triệu
tập Đại hội.


- Điều hành công tác bầu cử:


+ Hướng dẫn để Đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu Ban Chấp
hành khóa mới; yêu cầu, tiêu chuẩn Bí thư (nếu Đại hội trực tiếp bầu Bí thư); tiêu chuẩn, số
lượng, cơ cấu đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên.


+ Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử Ủy viên Ban Chấp hành, Bí thư (nếu Đại hội bầu trực


tiếp Bí thư) và đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.


+ Tổng hợp danh sách những người ứng cử, đề cử và những người xin rút; xem xét,
quyết định cho rút hoặc không cho rút tên đối với các trường hợp xin rút tên khỏi danh sách
bầu cử; trường hợp còn nhiều ý kiến chưa thống nhất thì đồn chủ tịch có thể xin ý kiến quyết
định của Đại hội; lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của Đại hội thông qua danh sách bầu
cử.


+ Giới thiệu số lượng, danh sách Ban Kiểm phiếu, Trưởng Ban Kiểm phiếu để Đại hội
biểu quyết. Lãnh đạo hoạt động của Ban Kiểm phiếu.


- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong Đại hội.
- Điều khiển thông qua nghị quyết Đại hội.


- Tổng kết, bế mạc Đại hội.


<i><b>1.2. Số lượng Đoàn Chủ tịch Đại hội ở các cấp</b></i>


- Cấp tỉnh: Từ 7 ÷ 13 đồng chí (khơng kể Chủ tịch danh dự).
- Cấp huyện: Từ 5 ÷ 9 đồng chí.


- Cấp cơ sở: Từ 3 ÷ 5 đồng chí <i>(đối với chi đồn cơ sở: Từ 1 ÷ 3 đồng chí).</i>


<i><b>1.3. Bầu Đồn Chủ tịch Đại hội</b></i>


- Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch là những đại
biểu chính thức của Đại hội để giới thiệu với Đại hội.


- Nếu đại biểu Đại hội không giới thiệu thêm nhân sự tham gia Đồn Chủ tịch, thì Đại
hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay một lần số lượng và danh sách Đoàn Chủ tịch.



- Nếu đại biểu Đại hội giới thiệu thêm nhân sự tham gia Đồn Chủ tịch, thì Đại hội biểu
quyết bằng hình thức giơ tay từng nhân sự để lấy những người có tín nhiệm cao hơn.


<b>2. Đồn Thư ký Đại hội</b>


Đồn Thư ký Đại hội gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc
đoàn viên (đối với Đại hội đoàn viên), do Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu để Đại hội biểu
quyết về số lượng, danh sách Đoàn Thư ký và Trưởng Đoàn thư ký. Đối với chi đồn cơ sở có
số lượng đồn viên ít, có thể chỉ bầu 01 người làm Thư ký Đại hội.


<i><b>2.1. Nhiệm vụ</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Quản lý và phát tài liệu, ấn phẩm của Đại hội theo sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch; tiếp
nhận hoa, điện mừng, đơn thư… Thu nhận, bảo quản và gửi đến Ban Chấp hành khóa mới đầy
đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của Đại hội.


<i><b>2.2. Số lượng Đoàn Thư ký Đại hội ở các cấp</b></i>


- Đại hội Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở: Từ 1 ÷ 3 đồng chí.


- Số lượng Đồn Thư ký ở Đại hội đại biểu từ cấp huyện trở lên từ 2 ÷ 5 đồng chí.


<i><b>2.3. Bầu Đoàn Thư ký Đại hội</b></i>


- Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu với Đại hội số lượng, danh sách dự kiến các thành viên
và Trưởng Đoàn Thư ký là những đại biểu chính thức của Đại hội.


- Quy trình bầu Đoàn Thư ký tiến hành như bầu Đoàn Chủ tịch Đại hội.



<b>3. Ban Thẩm tra tư cách đại biểu</b>


Ban Thẩm tra tư cách đại biểu gồm những đại biểu chính thức, do Đoàn Chủ tịch Đại hội
giới thiệu, Đại hội biểu quyết số lượng và danh sách Ban Thẩm tra tư cách đại biểu.


Đại hội đồn viên khơng bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu; Ban Chấp hành triệu tập
Đại hội cung cấp tài liệu và báo cáo các nội dung liên quan đến tư cách đại biểu để Đoàn Chủ
tịch báo cáo với Đại hội xem xét, thảo luận và biểu quyết thông qua.


<i><b>3.1. Nhiệm vụ</b></i>


- Xem xét báo cáo và các tài liệu liên quan do Ban Chấp hành triệu tập Đại hội cung cấp về
việc chấp hành nguyên tắc, thủ tục, tình hình và kết quả bầu cử đại biểu; những vấn đề có liên
quan đến tư cách đại biểu để xét tư cách đại biểu.


- Xem xét các đơn thư khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu; báo cáo với Đoàn Chủ tịch để
trình Đại hội xem xét, quyết định về những trường hợp không đủ tư cách đại biểu.


- Báo cáo với Đại hội kết quả thẩm tra tư cách đại biểu để Đại hội xem xét, biểu quyết công
nhận.


- Hướng dẫn đại biểu Đại hội thực hiện nghiêm túc nội quy của Đại hội.


<i><b>3.2. Số lượng Ban Thẩm tra tư cách đại biểu</b></i>


- Đại hội đại biểu Đoàn cơ sở từ 1 ÷ 3 đồng chí.


- Đại hội đại biểu từ Đồn cấp huyện trở lên từ 3 ÷ 7 đồng chí.


<i><b>3.3. Bầu Ban Thẩm tra tư cách đại biểu</b></i>



- Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu với đại hội số lượng, danh sách dự kiến các thành viên
và Trưởng Ban thẩm tra tư cách đại biểu là những đại biểu chính thức của Đại hội.


- Quy trình bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu tiến hành như bầu Đoàn Thư ký Đại hội.


<b>4. Ban Kiểm phiếu</b>


Ban Kiểm phiếu gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc đoàn viên
(đối với đại hội đoàn viên) khơng có trong danh sách bầu cử, do Đồn Chủ tịch giới thiệu, Đại hội
biểu quyết thông qua về số lượng và danh sách.


<i><b>4.1. Nhiệm vụ</b></i>


- Hướng dẫn nguyên tắc, thủ tục bầu cử, điều kiện trúng cử và cách thức bỏ phiếu.
- Kiểm tra, niêm phong thùng phiếu; phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn
đại biểu); kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo Đại hội; tiến hành kiểm phiếu bầu; xem
xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ.


- Xem xét và báo cáo Đoàn Chủ tịch quyết định những trường hợp vi phạm nguyên tắc
bầu cử hoặc có đơn thư khiếu nại về bầu cử trong Đại hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i><b>4.2. Số lượng Ban Kiểm phiếu</b></i>


- Đại hội Đồn cơ sở, chi đồn cơ sở từ 1 ÷ 5 đồng chí.
- Đại hội từ Đồn cấp huyện trở lên từ 5 ÷ 11 đồng chí.


<i><b>4.3. Bầu Ban Kiểm phiếu</b></i>


- Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu với đại hội số lượng, danh sách dự kiến các thành viên và


Trưởng Ban Kiểm phiếu là những đại biểu chính thức của Đại hội.


- Quy trình bầu Ban Kiểm phiếu tiến hành như bầu Đoàn Thư ký Đại hội.


<b>VIII. HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH LẦN THỨ NHẤT</b>


1. Đối với những đơn vị đã bầu được Bí thư khóa mới, đồng chí Bí thư là người triệu
tập và chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành để bầu các Ủy viên Ban Thường vụ cịn
lại; bầu các Phó bí thư; Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra.


2. Đối với những đơn vị chưa bầu được Bí thư khóa mới, thì đồng chí Bí thư hoặc Phó
bí thư khố cũ có trách nhiệm triệu tập phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành khoá mới và
chủ trì để bầu chủ toạ hội nghị. Trong trường hợp cần thiết, Đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp
thống nhất chỉ định một đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành khóa mới làm triệu tập viên để bầu
Chủ tọa hội nghị. Hội nghị Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó bí thư, Ủy ban
Kiểm tra và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra.


<b>IX. DUYỆT CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP</b>
<b>1. Thẩm quyền duyệt kế hoạch đại hội Đoàn các cấp</b>


Ban Thường vụ Đồn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm và thẩm quyền duyệt kế hoạch
Đại hội Đoàn các đơn vị trực thuộc. Ban Bí thư Trung ương Đồn duyệt kế hoạch Đại hội
Đoàn cấp tỉnh.


<b>2. Hồ sơ duyệt kế hoạch Đại hội Đoàn các cấp</b>


- Đề án tổ chức Đại hội.


- Dự thảo chương trình Đại hội.



- Dự thảo Báo cáo tổng kết cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua và
phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới.


- Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành khóa cũ.


- Đề án nhân sự Ban Chấp hành và Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đồn cấp trên <i>(Đề án</i>
<i>phải có danh sách trích ngang lý lịch dự kiến nhân sự bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí</i>
<i>thư và các Phó bí thư; dự kiến nhân sự Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên)</i>.


Hồ sơ duyệt kế hoạch Đại hội phải xin ý kiến của cấp ủy Đảng cùng cấp trước khi báo
cáo lên Đoàn cấp trên.


<b>X. CHUẨN Y KẾT QUẢ BẦU CỬ</b>


1. Sau Đại hội, Ban Chấp hành khố mới báo cáo Ban Thường vụ Đồn cấp trên trực
tiếp (Đồn cấp tỉnh báo cáo lên Ban Bí thư Trung ương Đoàn) biên bản Đại hội, biên bản bầu
cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó bí thư, Uỷ ban Kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó
Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra và danh sách trích ngang; sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C) của đồng
chí Bí thư và công văn đề nghị chuẩn y kết quả bầu cử.


2. Chậm nhất sau 15 ngày khi nhận được công văn đề nghị của Ban Chấp hành Đoàn
cấp dưới về chuẩn y kết quả bầu cử, Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định
công nhận Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra và các chức danh đã được bầu
của cấp bộ Đoàn cấp dưới theo quy định của Điều lệ Đoàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

công tác chuẩn bị, tiến hành Đại hội của cấp mình và các đơn vị trực thuộc (qua Ban Tổ chức
Trung ương Đoàn, số 62, Bà triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội; email: ). Giao Ban
Tổ chức Trung ương Đoàn chủ trì, phối hợp với các ban, đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra và
hướng dẫn cụ thể việc chuẩn bị và tiến hành đại hội Đoàn các cấp ; tổng hợp, báo cáo Ban Bí
thư Trung ương Đồn.



<b>Nơi nhận:</b>


- Ban TCTW, Ban DVTW,


Ủy ban KTTW, VP TW Đảng (để b/c);
- Đ/c Nguyễn Ngọc Lâm, Phó Trưởng
Ban Tổ chức TW (để b/c);


- Các đ/c Uỷ viên BCH TW Đoàn;
- BTV các Tỉnh, Thành đoàn,
Đoàn trực thuộc;


- Các Ban, đơn vị thuộc TW Đoàn;
- Lưu VP, BTC.


<b>TM. BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐỒN</b>


BÍ THƯ


(đã ký)


<b> Dương Văn An</b>


<b>Quy chế cán bộ Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh</b>
<b>QUYẾT ĐỊNH</b>


<b>Về việc ban hành Quy chế cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh</b>
<b>(Quyết định số 289-QĐ/TW ngày 8-2-2010 của Ban Bí thư)</b>



_____


- Căn cứ Điều lệ Đảng;


- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư
khố X;


- Xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương,


<b>BAN BÍ THƯ QUYẾT ĐỊNH</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

2- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc
Trung ương và đảng uỷ đơn vị sự nghiệp Trung ương có trách nhiệm thực hiện Quyết định
này.


3- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong q trình thực hiện, có vấn đề cần
bổ sung, sửa đổi, Ban Tổ chức Trung ương báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định.


<b>T/M BAN BÍ THƯ</b>


<i><b>(Đã ký)</b></i>


<b>Trương Tấn Sang </b>


<b>QUY CHẾ</b>


<b>Cán bộ Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh</b>


<b>(Kèm theo Quyết định số 289-QĐ/TW, ngày 8-2-2010 của Ban Bí thư)</b>
<b>____</b>



<b>Chương I</b>
<b>QUY ĐỊNH CHUNG</b>
<b>Điều 1. Đối tượng áp dụng</b>


Quy chế này áp dụng cho những đối tượng sau đây thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh (gọi tắt là cán bộ đồn):


1- Những người giữ chức danh bí thư chi đồn, phó bí thư, bí thư đồn cấp cơ sở trở
lên.


2- Những người làm việc trong các cơ quan chuyên trách của Đồn và trực tiếp làm
cơng tác đồn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi từ cấp huyện và tương đương trở lên.


3- Trợ lý thanh niên, cán bộ ban thanh niên trong Quân đội nhân dân; uỷ viên ban công
tác thanh niên các cấp trong Công an nhân dân.


Điều 2. Phạm vi điều chỉnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Chí Minh trong Quy chế này được áp dụng trong hệ thống Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc,
tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, doanh nghiệp.


<b>Điều 3. Giải thích từ ngữ</b>


Trong văn bản này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:


1 - "Cấp uỷ đảng" là chi uỷ, đảng uỷ, thường vụ cấp uỷ và gồm cả ban cán sự đảng,
đảng đồn.


2- “Tập thể lãnh đạo" là tập thể có thẩm quyền trong công tác cán bộ, gồm cấp uỷ đảng,


tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.


3- "Đoàn cấp tỉnh" gọi chung cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.


4- “Đoàn cấp huyện" gọi chung cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các
huyện (quận, thị xã, thành phố) ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.


5- "Đoàn cấp cơ sở" gọi chung cho đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở.


6- "Cán bộ đoàn chuyên trách" là những người được hưởng lương để chun làm cơng
tác đồn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi.


<b>Điều 4. Quan điểm, nguyên tắc</b>


1- Công tác cán bộ đồn là một bộ phận quan trọng trong cơng tác cán bộ của Đảng,
nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đoàn, đồng thời tạo nguồn bổ sung cán bộ cho hệ
thơng chính trị.


2- Cơng tác cán bộ đồn có tính đặc thù riêng, do vậy cán bộ đồn địi hỏi có độ tuổi sát
với độ tuổi thanh niên; thời gian giữ chức vụ ngắn; có sự thay đổi nhanh nhằm đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ.


3- Đảng thống nhất lãnh đạo cơng tác cán bộ đồn và quản lý đội ngũ cán bộ đồn, đi
đơi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống
chính trị đối với cơng tác cán bộ đồn.


4- Cấp uỷ đảng chịu trách nhiệm trực tiếp, tồn diện cơng tác cán bộ đồn và quản lý
cán bộ đoàn theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ; cùng với tập thể lãnh đạo chủ trì, phối
hợp với ban thường vụ đồn cấp trên trong việc bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển chức


danh bí thư, phó bí thư đồn cùng cấp.


<b>Chương II</b>


<b>NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CÁN BỘ ĐOÀN</b>
<b>Điều 5. Nghĩa vụ của cán bộ đoàn</b>


1- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và nhân dân Việt Nam; kiên định mục tiêu và lý tưởng của Đồn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh; xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


2- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ cơng dân; đường lối, chính sách của Đảng pháp luật
của Nhà nước và các quy định của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động; gương mẫu chấp hành
Điều lệ Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, sự phân cơng của tập thể lãnh đạo, ban
thường vụ đồn cùng cấp và sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đồn cấp trên.


3- Tận tuỵ với cơng tác đồn và phong trào thanh thiếu nhi; tôn trọng và liên hệ mật
thiết với đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và nhân dân. Nêu cao tinh thần trách
nhiệm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, thanh niên,
thiếu niên và nhi đồng.


4- Tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp
vụ, rèn luyện sức khoẻ và kỹ năng cơng tác đồn.


5- Cán bộ đồn ở mỗi cấp, mỗi địa phương, đơn vị phải là tấm gương cho đoàn viên và
thanh niên noi theo.


<b>Điều 6. Quyền của cán bộ đoàn</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

2- Được bố trí thời gian thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức và tham gia các


hoạt động của Đoàn.


3- Được ưu tiên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị chun mơn,
nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phịng, an ninh… để phục vụ cơng tác
đồn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi và các nhiệm vụ công tác khác.


4- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định chung của Đảng, Nhà nước và
theo Quy chế này.


5- Được bố trí cơng tác phù hợp khi q tuổi làm cán bộ đồn.


<b>Chương III</b>


<b>TIÊU CHUẨN CÁN BỘ ĐỒN</b>
<b>Điều 7. Tiêu chuẩn chung</b>


Tiêu chuẩn cán bộ đoàn được cụ thể hoá theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố VIII) là:


1- Có tinh thần yêu nước, trung thành với Tổ quốc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước.


2- Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, khơng
cơ hội; nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có khả năng tổ chức tập hợp, gắn bó mật thiết và được
sự tín nhiệm của đồn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và nhân dân.


3- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách
và pháp luật của Nhà nước; trình độ học vấn, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học phù hợp với u
cầu của vị trí cơng tác được giao; trưởng thành từ phong trào đoàn, hội, đội hoặc tham gia hoạt


động phong trào thanh thiếu nhi hoặc đã được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, kiến
thức công tác thanh vận.


4- Có sức khoẻ tốt; ngoại hình phù hợp với cơng tác thanh vận; tuổi cán bộ đồn được
quy định theo cương vị được giao và có thể hơn từ 1 đến 2 tuổi đê phù hợp với u cầu cơng
tác cụ thể.


<b>Điều 8. Tiêu chuẩn Bí thư Trung ương Đoàn và Uỷ viên Ban Thường vụ Trung</b>
<b>ương Đồn</b>


1- Bí thư Trung ương Đồn


a) Nắm vững và có khả năng vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cơng tác đồn; có kinh nghiệm thực
tiễn, năng lực đề xuất, tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước và của Đồn; có tư duy chiến lược về cơng tác đoàn và phong trào thanh thiếu
nhi; là cán bộ tiêu biểu trên các lĩnh vực cơng tác, có phong cách lãnh đạo, khả năng điều hành
tốt cơng việc.


b) Trình độ chun mơn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị cao cấp hoặc cử
nhân.


c) Giữ chức vụ lần đầu không quá 40 tuổi và giữ chức vụ không quá 42 tuổi.
d) Đã kinh qua thực tiễn công tác một trong các cương vị:


- Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Trung ương.
- Bí thư, phó bí thư đồn cấp tỉnh.


- Trưởng, phó các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Đồn.



Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn phải là tấm gương tiêu biểu trong
Đoàn và đối với thanh niên cả nước; độ tuổi do cấp quản lý quyết định theo yêu cầu công tác.


2- Uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn


a) Nắm vững và có khả năng vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cơng tác đồn; có kinh nghiệm thực
tiễn, năng lực đề xuất, tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước và của Đồn; có phong cách lãnh đạo, khả năng điều hành tốt công việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

nhân.


c) Giữ chức vụ lần đầu không quá 37 tuổi và giữ chức vụ không quá 42 tuổi.


<b>Điều 9. Tiêu chuẩn Bí thư, Phó Bí thư, Uỷ viên Ban Thường vụ Đồn cấp tỉnh</b>


1- Bí thư


a) Nắm vững và có khả năng vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cơng tác đồn; có kinh nghiệm thực
tiễn, năng lực đề xuất, tham gia xây dựng đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước và của đoàn tại địa phương; là cán bộ tiêu biểu trong lĩnh vực công tác của địa
phương, đơn vị, có phong cách lãnh đạo, khả năng điều hành tốt cơng việc.


b) Trình độ chun mơn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị cao cấp hoặc cử
nhân.


c) Giữ chức vụ lần đầu không quá 35 tuổi và giữ chức vụ không quá 40 tuổi.
d) Đã kinh qua thực tiễn công tác một trong các cương vị:



- Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Bí thư, phó bí thư đồn cấp huyện.


- Trưởng, phó các ban, đơn vị trực thuộc tỉnh, thành Đồn.


<b>2- Phó bí thư</b>


a) Nắm vững và có khả năng vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cơng tác đồn; có kinh nghiệm thực
tiễn, năng lực đề xuất, tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước và của đồn tại địa phương; có phong cách lãnh đạo tốt.


b) Trình độ chun mơn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.
c) Giữ chức vụ lần đầu không quá 33 tuổi và giữ chức vụ không quá 38 tuổi.


3- Uỷ viên ban thường vụ


Tiêu chuẩn cơ bản như phó bí thư nhưng giữ chức vụ lần đầu không quá 32 tuổi và giữ
chức vụ không quá 37 tuổi.


<b>Điều 10. Tiêu chuẩn cán bộ đồn cấp huyện</b>


1- Trình độ chun mơn từ đại học trở lên (vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo,
đối tưọng chính sách có thể từ cao đẳng trở lên). Bí thư, phó bí thư có trình độ lý luận chính trị
tương đương trung cấp trở lên.


2- Tham gia ban chấp hành lần đầu không quá 30 tuổi và giữ chức vụ không quá 35
tuổi.


3- Đã được rèn luyện trong phong trào thanh niên hoặc đã từng là cán bộ cấp xã bí thư,


phó bí thư đồn cơ sở.


<b>Điều 11. Tiêu chuẩn cán bộ đồn cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)</b>


1- Trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên, trình độ lý 1uận chính trị sơ cấp.
2- Giữ chức vụ khơng q 35 tuổi.


Đối với vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tượng chính sách, trình độ văn
hố nói chung từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý
luận chính trị sơ cấp. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi.


<b>Điều 12. Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong trường học</b>


1- Đối với học sinh, sinh viên: Học lực từ loại khá trở lên, đã được bồi dưỡng chương
trình lý luận chính trị tương đương sơ cấp (trừ học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở).


2- Đối với cán bộ, giáo viên: Trình độ chun mơn từ cao đẳng trở lên, trình độ lý luận
chính trị từ sơ cấp trở lên. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi.


3- Đối với cán bộ đồn tương đương cấp huyện: Trình độ chun mơn, lý luận chính trị
được áp dụng như Điều 10.


<b>Điều 13. Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong cơ quan, doanh nghiệp</b>


1- Đối với cơ quan: Trình độ chun mơn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị từ
sơ cấp trở lên. Giữ chức vụ không quá 35 tuổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

trị từ sơ cấp trở lên (riêng doanh nghiệp ngồi nhà nước có thể tốt nghiệp phổ thơng trung học
trở lên, đã được bơi dưỡng chương trình lý luận chính trị tương đương sơ cấp). Giữ chức vụ
khơng q 40 tuổi.



3- Đối với cán bộ đoàn tương đương cấp tỉnh, cấp huyện, trình độ chun mơn, lý luận
chính trị được áp dụng như Điều 9, Điều 10.


<b>Điều 14. Tiêu chuẩn cán bộ đồn trong Qn đội, Cơng an</b>


Ban Bí thư Trung ương Đồn chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân
dân Việt Nam, Tổng cục Xây dựng lực lượng - Bộ Công an xem xét quy định cụ thể về cơ cấu,
trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị và độ tuổi của cán bộ đồn, trong Qn đội,
Cơng an.


<b>Chương I V</b>


<b>CƠNG TÁC CÁN BỘ ĐOÀN</b>
<b>Điều 15. Tuyển dụng</b>


1- Việc tuyển dụng để làm việc tại cơ quan đoàn chuyên trách từ cấp huyện trở lên được
thực hiện theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển. Thực hiện thi tuyển đối với các chức danh
thuộc công chức nhà nước. Thực hiện việc xét tuyển đối với các đối tượng thuộc vùng đặc biệt
khó khăn, biên giới, hải đảo và đối tượng chính sách.


2- Người được tuyển dụng phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 7 của
Quy chế này, đồng thời đáp ứng yêu cầu sau đây:


- Là đoàn viên Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc đảng viên Đảng Cộng sản
Việt Nam.


- Đạt điểm theo quy định tuyển dụng, lấy từ trên xuống đến khi đủ chỉ tiêu.


3- Cấp uỷ đảng chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cùng cấp thống nhất nội dung,


phương pháp, lập hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển và giao ban thường vụ đoàn cùng cấp thực
hiện tuyển dụng cán bộ đồn.


Ban Bí thư Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo việc tuyển
dụng cán bộ đoàn tại cơ quan Trung ương Đoàn.


<b>Điều 16. Quy hoạch</b>


1- Cơng tác quy hoạch cán bộ đồn gắn với cơng tác quy hoạch cán bộ của cơ quan đơn
vị địa phương, doanh nghiệp và do cấp uỷ đảng các cấp chủ trì. Nội dung, quy trình thực hiện
cơng tác quy hoạch cán bộ đoàn được tiến hành theo quy định chung của Đảng, hằng năm rà
soát để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch: Cấp uỷ đảng, ban thường vụ đoàn các cấp có trách
nhiệm xây dựng, quản lý quy hoạch chức danh cán bộ đồn cấp mình.


- Cấp uỷ đảng và ban thường vụ đoàn cấp huyện phối hợp với cấp uỷ đảng cơ sở xây
dựng quy hoạch chức danh cán bộ đồn cơ sở.


Ban Bí thư Trung ương Đồn xây dựng, quản lý quy hoạch các chức danh trong Ban Bí
thư, Ban Thường vụ Trung ương Đồn.


2- Cấp uỷ đảng và tập thể lãnh đạo chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cấp trên
xem xét, phê duyệt quy hoạch cán bộ đồn cấp dưới. Ban Bí thư Trung ương Đảng xem xét,
phê duyệt quy hoạch cán bộ Ban Bí thư Trung ương Đồn.


<b>Điều 17. Đào tạo, bồi dưỡng</b>


1- Hằng năm, khi lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ của địa
phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cấp uỷ đảng, tập thể lãnh đạo có trách nhiệm giành tỉ
lệ phù hợp đối với cán bộ đoàn.



2- Ban thường vụ đoàn các cấp thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện cho cán bộ
đồn theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đồn; tích cực phát hiện, tạo nguồn từ cán bộ
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có trách nhiệm giới thiệu cán bộ đồn với cấp uỷ
đảng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Điều 18. Bố trí, sử dụng</b>


1- Trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất và năng lực cán bộ đồn, cấp uỷ đảng, tập thể
lãnh đạo bố trí, sử dụng phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường và chiều hướng phát triển
của cán bộ.


2- Việc bố trí, sử dụng cán bộ trong cơ quan chuyên trách của đồn ở cấp nào thì do ban
thường vụ đồn cấp đó chủ động phân cơng, đồng thời báo cáo cấp uỷ đảng cùng cấp; đối với
cán bộ chủ chốt, ban thường vụ đoàn báo cáo cấp uỷ đảng xem xét, quyết định.


3- Cấp uỷ đảng, tập thể lãnh đạo chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đồn cùng cấp để
xem xét, bố trí, sắp xếp cơng tác cho cán bộ đồn chun trách khi hết tuổi tham gia cơng tác
đồn hoặc đã hồn thành nhiệm vụ cơng tác đồn phù hợp với trình độ, năng lực và quy hoạch
cán bộ đã được phê duyệt.


<b>Điều 19. Nhận xét, đánh giá</b>


1- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung liên quan đến việc nhận xét đánh giá
cán bộ đoàn thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước được Trung ương Đồn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh cụ thể hoá bằng văn bản.


2- Việc nhận xét, đánh giá cán bộ đoàn được tiến hành định kỳ hằng năm; theo nhiệm
kỳ công tác; trước khi tiến hành công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; giới thiệu ứng cử.
3- Nội dung nhận xét, đánh giá gồm: Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao;
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; khả năng quy tụ và ảnh hưởng trong thanh thiếu nhi và


trong nhân dân; sức khoẻ, sở trường và triển vọng phát triển của cán bộ đồn... Phân loại, bình
chọn cán bộ đồn phải dựa trên cơ sở nhận xét, đánh giá, theo quy định của Ban Bí thư Trung
ương Đồn và được cấp uỷ đảng xác nhận.


4- Cấp uỷ đảng chỉ đạo việc nhận xét, đánh giá cán bộ đoàn để làm căn cứ bố trí, sử
dụng, luân chuyển, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử và thực hiện
chính sách cán bộ.


<b>Điều 20. Luân chuyển, điều động</b>


1- Việc luân chuyển thực hiện đối với cán bộ đoàn chuyên trách, giữ chức vụ từ uỷ viên
ban chấp hành đoàn cấp huyện trở lên trong quy hoạch nhằm đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có
hiệu quả đội ngũ cán bộ đồn. Khi có u cầu, nhiệm vụ, tổ chức đồn cấp trên thực hiện việc
tăng cường cán bộ xuống công tác ở tổ chức đoàn cấp dưới.


2- Luân chuyển, điều động phải gắn với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán
bộ. Thời gian luân chuyển mỗi lần từ 1 đến 3 năm, tuỳ đối tượng do Ban Bí thư Trung ương
Đoàn quy định.


3- Ban thường vụ đoàn các cấp chủ động báo cáo, đề xuất với cấp uỷ đảng trong việc
thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ đoàn theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.


<b>Điều 21: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử</b>


1- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ đoàn thực hiện theo các
quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Đoàn.


2- Việc xem xét, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ đoàn cơ sở do cấp uỷ đảng cấp cơ sở
chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cấp trên thực hiện.



<b>Điều 22. Khen thưởng, kỷ luật; kiểm tra, giám sát công tác cán bộ</b>


1- Cán bộ đồn có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ,
trong công tác xây dựng đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi được đoàn xem xét, khen
thưởng và đề nghị các cấp uỷ đảng, chính quyền khen thưởng.


2- Cán bộ đồn nếu mắc khuyết điểm thì tuỳ theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức
kỷ luật của Đồn, kỷ luật của Đảng, của chính quyền theo quy định.


3- Việc kiểm tra cơng tác cán bộ đồn do cấp uỷ đảng cấp trên chủ trì, phối hợp với ban
thường vụ đồn cấp trên thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Đoàn.


4- Các cấp bộ đoàn tham gia giám sát cán bộ đồn và cơng tác cán bộ đồn.


<b>Điều 23. Chế độ, chính sách</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

thành tốt nhiệm vụ, khi thi tuyển công chức được cộng điểm ưu tiên.


2- Độ tuổi đi học tại chức về lý luận chính trị đối với cán bộ đồn có thể ít hơn 5 tuổi so
với các đối tuợng khác.


3- Cán bộ đồn thực hiện việc ln chuyển cơng tác được hưởng chế độ trợ cấp và nhà
ở công vụ theo quy định chung; được bảo lưu phụ cấp trong thời gian luân chuyển.


4- Cán bộ đoàn là đảng viên nếu hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, có khả năng, triển vọng
phát triển, đã qua rèn luyện, thử thách trong thực tiễn cơng tác đồn, hội, đội, phong trào thanh
thiếu nhi, được xem xét giới thiệu để bầu vào cấp uỷ đảng. Bí thư, phó bí thư đồn từ cấp cơ sở
trở lên, đạt tiêu chuẩn cấp uỷ viên thì được cơ cấu để bầu vào cấp uỷ đảng cùng cấp.


<b>Chương V</b>



<b>TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>


<b>Điều 24. Trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các</b>
<b>đồn thể nhân dân và các cơ quan liên quan</b>


1- Các cấp uỷ đảng căn cứ vào nội dung Quy chế này chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ
chức thực hiện và cụ thể hố cho phù hợp với tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị mình;
định kỳ hằng năm làm việc với cấp bộ đồn về cơng tác cán bộ.


2- Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các cơ
quan liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi trong cơng tác tuyển dụng, đào tạo, bội
dưỡng, thực hiện chính sách, bố trí, sử dụng, luân chuyển, điều động và tiếp nhận cán bộ đoàn
đã hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc sau khi hết tuổi tham gia cơng tác đồn mà hoàn thành tốt
nhiệm vụ, do cấp uỷ đảng thống nhất với tổ chức đoàn giới thiệu.


3- Giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban
Bí thư Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan ban
hành các quy định về việc xét tuyển, điểm ưu tiên khi thi tuyển, số lượng cán bộ đồn chun
trách, phụ cấp cơng tác, kinh phí hoạt động của tổ chức đoàn các cấp.


<b>Điều 25. Trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện</b>


1- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp thường xuyên tham mưu cho cấp
uỷ đảng cùng cấp những vấn đề liên quan đến cán bộ và cơng tác cán bộ đồn; định kỳ báo cáo
đoàn cấp trên theo quy định.


2- Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, Ban Bí thư
Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn thực hiện và theo dõi, kiểm
tra việc tổ chức thực hiện Quy chế này.



<b>PHẦN II</b>



<b>HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH, </b>


<b>NGUYÊN TẮC, THỦ TỤC, </b>



<b>PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ĐẠI HỘI</b>



<b>I. VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒN CÁC CẤP</b>


<b>1. Chương trình Đại hội cấp cơ sở: </b>(<i>có thể tiến hành theo 1 trong 2 cách sau):</i>


A- Cách thứ nhất:


<i>a- Phần trù bị:</i>


- Ổn định tổ chức, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, hướng dẫn đại biểu những vấn đề
cần thiết trong đại hội, phổ biến nội quy, xác định thái độ và trách nhiệm của đại biểu trong
q trình đại hội.


- Bầu Đồn chủ tịch và ban thẩm tra tư cách Đại biểu (<i>trừ Đại hội đồn viên).</i>


- Thơng qua chương trình và thời gian làm việc của Đại hội


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

thực hiện chương trình của Đại hội
- Luyện tập nghi lễ.


<i>b- Phần chính thức:</i>


- Chào cờ, hát Quốc ca và bài ca chính thức của Đồn.


- Mời Đồn chủ tịch, Đồn thư ký lên vị trí làm việc
- Đọc lời khai mạc Đại hội


- Đoàn đại biểu thiếu nhi chào mừng (<i>nếu có)</i>


- Trình bày báo cáo của Ban chấp hành,đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động nhiệm
kỳ qua, chương trình cơng tác nhiệm kỳ tới và báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành.


- Trình bày dự thảo văn kiện đại hội Đoàn cấp trên.


- Ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo kết quả và biểu quyết cơng nhận tư cách đại
biểu <i>(trừ đại hội Đồn viên)</i>


- Đại hội thảo luận các dự thảo văn kiện


- Đại diện cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến
- Đáp từ


- Đồn chủ tịch tóm tắt ý kiến tham luận - Biểu quyết các chỉ tiêu trong dự thảo văn
kiện Đại hội.


+ Tổng hợp ý kiến đóng góp dự thảo văn kiện Đại hội Đồn cấp trên
- Bầu Ban chấp hành khố mới


+ Đồn chủ tịch công bố Ban chấp hành cũ hết nhiệm kỳ và tuyên bố Đại hội tiến hành
bầu Ban chấp hành của nhiệm kỳ mới.


+ Trình bày và biểu quyết thơng qua đề án nhân sự Ban chấp hành; Đại hội thảo luận và
ứng cử, đề cử người vào Ban chấp hành khóa mới.



+ Đồn chủ tịch trả lời, giải thích những ý kiến của Đại biểu, quyết định cho rút tên
hoặc không cho rút tên khỏi danh sách bầu cử và điều khiển đại hội biêủ quyết thông qua danh
sách bầu cử.


+ Bầu ban kiểm phiếu


+ Tiến hành bầu cử, công bố kết quả bầu cử, ban chấp hành mới ra mắt.


- Bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên (<i>cách thức bầu như bầu Ban chấp</i>
<i>hành)</i>


- Thông qua Nghị quyết Đại hội (<i>thư ký đại hội trình bày dự thảo nghị quyết, Đồn chủ</i>
<i>tịch điều hành thơng qua bằng biểu quyết 1 lần)</i>


- Tổng kết, bế mạc đại hội (<i>có chào cờ - hát Quốc ca)</i>


B- Cách thứ hai: <i>(khơng có phần trù bị trước)</i>


- Chào cờ, hát quốc ca và bài ca chính thức của Đồn
- Đọc lời khai mạc đại hội


- Bầu Đoàn chủ tịch, Đoàn chủ tịch giới thiệu thư ký với đại hội
- Bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu (<i>trừ đại hội Đồn viên)</i>


- Đồn chủ tịch cơng bố chương trình và thời gian làm việc
- Đồn đại biểu thiếu nhi chào mừng (<i>nếu có)</i>


- Trình bày báo cáo của Ban chấp hành,đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động nhiệm
kỳ qua, chương trình cơng tác nhiệm kỳ tới và báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành.



- Trình bày dự thảo văn kiện đại hội Đoàn cấp trên.


- Ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo kết quả và biểu quyết công nhận tư cách đại
biểu (<i>trừ đại hội Đoàn viên)</i>


- Đại hội thảo luận các dự thảo văn kiện


- Đại diện cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến
- Đáp từ


- Đoàn chủ tịch tóm tắt ý kiến tham luận - Biểu quyết các chỉ tiêu trong dự thảo văn
kiện Đại hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- Bầu Ban chấp hành khố mới


+ Đồn chủ tịch công bố Ban chấp hành cũ hết nhiệm kỳ và tuyên bố Đại hội tiến hành
bầu Ban chấp hành của nhiệm kỳ mới.


+ Trình bày và biểu quyết thơng qua đề án nhân sự Ban chấp hành; Đại hội thảo luận và
ứng cử, đề cử người vào Ban chấp hành khóa mới.


+ Đồn chủ tịch trả lời, giải thích những ý kiến của Đại biểu, quyết định cho rút tên
hoặc không cho rút tên khỏi danh sách bầu cử và điều khiển đại hội biêủ quyết thông qua danh
sách bầu cử.


+ Bầu ban kiểm phiếu


+Tiến hành bầu cử,công bố kết quả bầu cử, ban chấp hành mới ra mắt.


- Bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên (<i>cách thức bầu như bầu Ban chấp</i>


<i>hành)</i>


- Thông qua Nghị quyết Đại hội (<i>thư ký đại hội trình bày dự thảo nghị quyết, Đồn chủ</i>
<i>tịch điều hành thơng qua bằng biểu quyết 1 lần)</i>


- Tổng kết, bế mạc đại hội <i>(có chào cờ - hát Quốc ca)</i>


<b>2. Đại hội cấp huyện, cấp tỉnh:</b>


<i><b>2.1. Phiên trù bị:</b></i>


- Tuyên bố lsy do, giới thiệu đại biểu


- Hướng dẫn đại biểu những vấn đề cần thiết trong Đại hội, phổ biến nội quy, xác định thái
độ và trách nhiệm của đại biểu trong q trình Đại hội.


- Bầu Đồn Chủ tịch Đại hội.


- Đoàn Chủ tịch giới thiệu Đoàn Thư ký Đại hội.
- Bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu.


- Thông qua chương trình và thời gian làm việc của Đại hội.


- Nếu cần thiết, Phiên thứ nhất có thể tiến hành một số nội dung: trình bày báo cáo thẩm
tra tư cách đại biểu và biểu quyết tư cách đại biểu; thảo luận, đóng góp ý kiến vào các văn kiện
của Đại hội Đồn cấp trên và một số cơng việc của phần bầu cử.


<i><b>2.2. Phiên thứ hai:</b></i>


- Nghi lễ (Chào cờ, hát Quốc ca, Đoàn ca.)



- Đoàn Chủ tịch và Đồn Thư ký vào vị trí làm việc.
- Tun bố lý do, giới thiệu đại biểu và khai mạc Đại hội.


- Trình bày báo cáo tổng kết việc thực hiện nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ cũ và phương
hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ mới (có thể
trình bày báo cáo tóm tắt).


-Trình bày Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành nhiệm kỳ cũ.


- Ban Thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu (Đại hội biểu
quyết công nhận tư cách đại biểu).


- Thông qua Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia xây dựng văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên.
- Đại diện cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến.


- Phát biểu tham luận của các ngành phối hợp( nếu có)
- Thảo luận.


- Đồn Chủ tịch trình bày Đề án bầu Ban Chấp hành... và điều hành bầu Ban Chấp hành
(ứng cử, đề cử, chốt danh sách, bầu Ban kiểm phiếu, Ban kiểm phiếu điều hành và cơng bố kết
quả bầu cử).


- Bầu Bí thư <i>(Đối với những đơn vị bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội)</i>


- Bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đồn cấp trên.
- Chia tay BCH khố củ ( nếu có)


- Khen thưởng ( nếu có)



</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Chào cờ .


<i><b>* Lưu ý:</b></i>


<i>- Chương trình văn nghệ chào mừng bố trí phù hợp.</i>


<i>- Có thể bố trí chương trình chúc mừng của đoàn đại biểu thiếu nhi các đơn vị phối hợp</i>
<i>sau khi khai mạc Đại hội hoặc thời điểm phù hợp.</i>


<b>II. VỀ ĐẠI BIỂU ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP. </b>


<i><b>1</b>.<b>2. Cách phân bổ đại biểu đại hội Đoàn các cấp:</b></i>


<i><b>- Phân bổ theo cách 1:</b></i> Lấy tổng số đồn viên hiện có (của Đồn cấp triệu tập Đại hội)
chia cho số lượng đại biểu Đại hội phân bổ cho Đoàn cấp dưới, được tỷ lệ số lượng đoàn viên
trên một đại biểu. Căn cứ tỷ lệ số lượng đoàn viên trên một đại biểu, số lượng đoàn viên hiện
có của đơn vị đồn cấp dưới để phân bổ số lượng đại biểu cụ thể cho đơn vị đó.


* <b>Ví dụ:</b> Đồn xã có 11 chi đồn trực thuộc với 584 đoàn viên; số lượng ủy viên Ban Chấp
hành đương nhiệm là 13 đồng chí. Ban Chấp hành Đoàn xã quyết định số lượng đại biểu đại
hội là 90 đồng chí. Cách tính và phân bổ đại biểu như sau:


- Tổng số đại biểu: 90 đồng chí.
- Đại biểu đương nhiên: 13 đồng chí.


- Đại biểu chỉ định: 04 đồng chí (tối đa là 5 đồng chí: 90 x 5% = 5.5).


- Đại biểu do cấp dưới bầu cử lên: 73 đồng chí (90 - 13 - 4 = 73 đồng chí); cách phân bổ
như sau:



+ Tính số lượng đồn viên bình qn trên một đại biểu:
584 : 73 = 8 (8 đoàn viên/1 đại biểu).


+ Phân bổ đại biểu cho các đơn vị trực thuộc:


VD: Chi đoàn thơn A có 48 đồn viên được phân bổ 6 đại biểu (48 : 8 = 6 đại biểu); Chi
đoàn thơn B có 32 đồn viên được phân bổ 4 đại biểu (32 : 8 = 4 đại biểu)…


Các chi đồn có Ủy viên Ban Chấp hành Đồn xã thì đồng chí đó là đại biểu đương nhiên,
khơng phải bầu và được tính thêm vào số lượng đồn đại biểu của đơn vị đó. VD: Chi đồn
thơn A, đồng chí Bí thư là Ủy viên Ban Chấp hành Đồn xã, đồng chí đó là đại biểu đương
nhiên, như vậy đồn đại biểu chi đồn thơn A đi dự Đại hội Đồn xã là 7 đồng chí (6 + 1 = 7).


Đại biểu chỉ định ở đơn vị nào thì được tính thêm vào số lượng của đồn đại biểu ở đơn vị
đó. VD: Chi đồn thơn B đồng chí Bí thư khơng phải là Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn xã,
nhưng chi đoàn được chỉ định thêm 01 đại biểu, như vậy đồn đại biểu chi đồn thơn B đi dự
Đại hội Đồn xã là 5 đồng chí (4 + 1 = 5).


<i><b>- Phân bổ theo cách 2:</b></i> Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội căn cứ số lượng đồn viên và
tính đặc thù của các đơn vị Đoàn cấp dưới, dự kiến mặt bằng số lượng đại biểu của từng đơn
vị. Sau khi có mặt bằng số lượng đại biểu của các đơn vị trực thuộc, lấy tổng số đại biểu trừ đi
số đại biểu vừa phân bổ, số đại biểu còn lại phân bổ cho các đơn vị theo tỷ lệ số lượng đoàn
viên (như cách 1).


<b>* Ví dụ:</b>


- Tỉnh đồn A có 16 huyện, thị Đoàn và 4 Đoàn trực thuộc với tổng số đồn viên là 93.326
đồng chí. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm là 29 đồng chí. Ban Chấp hành Tỉnh
đoàn quyết định số lượng đại biểu dự Đại hội là 250 đồng chí. Cách tính và phân bổ đại biểu
như sau:



- Số lượng đại biểu đương nhiên (Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh đoàn đương nhiệm): 29
đồng chí.


- Số lượng đại biểu chỉ định là 9 đồng chí (tối đa là 250 x 5% = 12 đồng chí).


- Số lượng đại biểu do bầu cử từ cấp dưới lên là 212 đồng chí (250 - 38 = 212 đồng chí)
cách tính và phân bổ như sau:


<i>*Dự kiến mặt bằng số lượng đại biểu bình quân cho các đơn vị:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Tổng số đại biểu phân bổ theo bình quân cho các đơn vị là 88 đại biểu (80 + 8 = 88 đại
biểu).


<i>* Số lượng đại biểu còn lại để phân bổ cho các đơn vị là:</i>


212 - 88 = 124 đại biểu


<i>* Tỷ lệ số lượng đoàn viên trên 1 đại biểu là:</i>


<i>93.326 : 124 = 753 (Như vậy cứ 753 đoàn viên được phân bổ thêm 01 đại biểu).</i>


<i>* Căn cứ vào tỷ lệ trên và số lượng đồn viên hiện có của các đơn vị để phân bổ 124</i>
<i>đại biểu cịn lại.</i>


<b>Ví dụ:</b>


Huyện đồn A có 4518 đồn viên, được phân bổ thêm 06 đại biểu (4518 <b>: </b>753 = 6 đại
biểu); như vậy, số lượng đại biểu bầu của Huyện đồn A là 11 đồng chí (5 + 6 = 11 đồng chí).
Đồn khối các cơ quan tỉnh có 2259 đoàn viên, được phân bổ thêm 03 đại biểu (2259 <b>: </b>753 = 3


đại biểu); như vậy số lượng đại biểu bầu của Đoàn khối cơ quan tỉnh là 05 đồng chí (2 + 3 = 5
đại biểu)…


<b>III. BẦU BÍ THƯ TRỰC TIẾP TẠI ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP</b>


Trong quá trình tổng hợp và chốt danh sách ứng cử, đề cử vả chốt danh sách bầu Bí thư
khóa mới, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xử lý như sau:


1. Trường hợp danh sách ứng cử, đề cử nhân sự bầu chức danh Bí thư của Đại hội là 01
hoặc 02 đồng chí Đồn Chủ tịch Đại hội điều hành Đại hội chốt danh sách và tiến hành bầu Bí
thư


2. Trường hợp danh sách ứng cử, đề cử nhân sự bầu chức danh Bí thư có số dư quá lớn
(từ 03 người trở lên), Đoàn Chủ tịch Đại hội phải quán triệt, định hướng thêm cho Đại hội
(về điều kiện, tiêu chuẩn, cơ cấu…) và điều hành khéo léo để có nhân sự rút tên.


- Sau khi cho rút tên, nếu danh sách ứng cử, đề cử còn từ 02 người trở xuống, Đoàn
Chủ tịch Đại hội điều hành Đại hội chốt danh sách và tiến hành bầu Bí thư.


- Nếu khơng có người xin rút tên hoặc đã cho rút tên nhưng danh sách vẫn còn nhiều
(từ 03 người trở lên), Đoàn Chủ tịch Đại hội phải xin ý kiến Đại hội để lấy phiếu tín nhiệm
đối với các nhân sự trên; tổng hợp phiếu và báo cáo kết quả tín nhiệm trước Đại hội. Đại
hội chỉ giới thiệu vào danh sách bầu Bí thư đối với những người được đa số đại biểu dự
Đại hội (trên 50% tổng số đại biểu có mặt tại Đại hội) tín nhiệm.


<i><b>* Lưu ý: </b></i>


Nếu Đại hội bầu chức danh Bí thư lần thứ nhất khơng có đồng chí nào trúng cử thì cần
thảo luận kỹ trước khi bầu lần thứ hai. Nếu bầu lần thứ hai vẫn khơng có ai trúng cử thì giao
lại cho Ban Chấp hành khố mới bầu Bí thư.



<b>IV. CƠNG TÁC BẦU CỬ TRONG ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP </b>
<b>6. Điều kiện trúng cử và cách tính kết quả bầu cử:</b>


<i><b>6.1. Điều kiện trúng cử: </b></i>


“Khi bầu cử hoặc biểu quyết phải có trên một phần hai số người có mặt tán thành thì
người được bầu mới trúng cử và nghị quyết mới có giá trị. Trường hợp số người có số phiếu
trên một phần hai nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy những người có số phiếu cao hơn. Nếu
kết quả bầu cử có nhiều người có số phiếu trên một phần hai và bằng phiếu nhau nhưng nhiều
hơn số lượng cần bầu thì bầu lại trong số người bằng phiếu đó; người trúng cử là người có số
phiếu cao hơn, khơng cần phải trên một phần hai. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng
nhau, có bầu nữa hay khơng do đại hội hoặc hội nghị quyết định” (Khoản 2, điều 9, chương II,
Điều lệ Đồn).


<i><b>6.2. Cách tính kết quả bầu cử: </b></i>


Kết quả bầu cử được tính là số người tán thành (hoặc đồng ý) nếu biểu quyết bằng hình
thức giơ tay hoặc số phiếu bầu đồng ý trong tổng số phiếu bầu hợp lệ trên tổng số đại biểu có
mặt (hoặc số phiếu phát ra) tại Đại hội, hội nghị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

có mặt, số phiếu phát ra là 80, số phiếu thu vào là 80, số phiếu hợp lệ là 80,số phiếu không hợp
lệ là 0


Kết quả bầu cử được tính trong tổng số phiếu bầu hợp lệ (80 phiếu) trên tổng số phiếu phát
ra (80 phiếu); như vậy, người trúng cử phải có ít nhất 41 phiếu đồng ý <i>(quá nửa của 80 đại</i>
<i>biểu có mặt tại Đại hội và cũng là số phiếu phát ra)</i>.


<i><b>Ví dụ 2:</b></i> Tại Đại hội Đoàn cơ sở xã B, khi bầu cử Ban Chấp hành khóa mới có 90 đại biểu
có mặt, số phiếu phát ra là 90, số phiếu thu vào là 88, số phiếu hợp lệ là 86,số phiếu không hợp


lệ là 2.


Như vậy, kết quả bầu cử được tính trong tổng số phiếu bầu hợp lệ (86 phiếu) trên tổng số
phiếu phát ra (90 phiếu); người trúng cử phải có ít nhất 46 phiếu đồng ý <i>(quá nửa của 90 đại</i>
<i>biểu có mặt tại Đại hội và cũng là số phiếu phát ra)</i>.


<b>MẪU MAKET PHƠNG CHÍNH TRANG TRÍ</b>
<b>ĐẠI HỘI ĐỒN CÁC CẤP</b>


MỘT SỐ TÌNH HUỐNG



THƯỜNG GẶP Ở ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP


VÀ CÁCH XỬ LÝ



<i>PHẦN I: </i>


<b>VỀ TRIỆU TẬP ĐẠI BIỂU ĐẠI HỘI</b>


<b>1. Hỏi:</b> Đại hội Đoàn cơ sở triệu tập 90 đại biểu. Đến giờ khai mạc chỉ có 55 đồng chí có
mặt. Trong trường hợp này có tiến hành khai mạc Đại hội được không?


- <b>Trả lời</b>: Mục 1, điều 9, Chương II, Điều lệ Đoàn quy định: “Đại hội, hội nghị đại biểu và
các hội nghị của Đoàn chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu được triệu tập thay
mặt cho ít nhất hai phần ba số đơn vị trực thuộc tham dự”; vì vậy, trong trường hợp này Đại
hội chưa thể khai mạc được vì 55 đồng chí có mặt chưa đảm bảo ngun tắc “có ít nhất hai
phần ba số đại biểu được triệu tập” có mặt tại Đại hội (phải có ít nhất 60 đại biểu có mặt).
Trong trường hợp nếu có 60 đại biểu có mặt (thỏa mãn 1 điều kiện) đến dự, nhưng nếu chưa
đại diện “cho ít nhất hai phần ba số đơn vị trực thuộc” thì Đại hội cũng không thể tiến hành
được.



<b>2. Hỏi:</b> Tại Đại hội Huyện đồn A có nhiều ý kiến trong Đại hội thắc mắc về trường hợp
một đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Huyện đồn đã chuyển khỏi cơng tác Đồn nhưng vẫn là
đại biểu Đại hội. Giải thích vấn đề này thế nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Ban Chấp hành Huyện đồn thì đồng chí đó vẫn là đại biểu đương nhiên của Đại hội.


<b>3. Hỏi:</b> Việc xem xét tư cách đại biểu ở Đại hội Đoàn các cấp được tiến hành như thế nào?
Ai có quyền bác tư cách đại biểu Đại hội?


- <b>Trả lời</b>: Mục 5, điều 7, Chương II, Điều lệ Đoàn quy định: “Đại biểu dự đại hội phải
được đại hội biểu quyết công nhận về tư cách đại biểu. Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội
không được bác bỏ tư cách đại biểu do cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu bị kỷ luật từ cảnh
cáo trở lên mà chưa được quyết định công nhận tiến bộ”.


Như vậy, Đại hội phải biểu quyết công nhận tư cách đại biểu của tất cả các đại biểu dự Đại
hội, kể cả đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội. Việc bác tư cách đại biểu
của Đại hội do Ban Thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo và Đại hội quyết định.


<i>PHẦN II:</i>


<b>VỀ BẦU CỬ VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG TÁC</b>
<b>BẦU CỬ TRONG ĐẠI HỘI</b>


<b>1. Hỏi: </b>Nguyễn Thị H là sinh viên của một trường đại học ở Hà Nội, đang sinh hoạt
Đồn tại Trường; bên cạnh đó, H cũng tham gia tích cực trong các hoạt động Đồn tại
nơi cư trú. Tại Đại hội Đồn phường, đồng chí H được tín nhiệm đề cử bầu vào Ban
Chấp hành Đoàn phường; khi chốt danh sách bầu cử, Đoàn Chủ tịch Đại hội đã báo cáo
với Đại hội đồng chí H đang là đoàn viên sinh hoạt tại trường, nên khơng thể tham gia
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đồn phường và Đại hội đã thống nhất không đưa H
vào danh sách bầu cử.



Đại hội Đoàn phường làm như vậy có đúng khơng? Tại sao khơng cho đồng chí H
tham gia Ban Chấp hành Đoàn phường khi H vẫn tham gia đầy đủ, tích cực và có nhiều
đóng góp trong các hoạt động ở địa phương, được rất nhiều đồn viên thanh niên tín
nhiệm?


<b>- Trả lời:</b> Khoản 5, mục VI, phần thứ nhất, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đồn quy
định: “Đồn viên có nhiệm vụ tham gia các hoạt động Đoàn ở địa bàn dân cư hoặc nơi
cư trú. Khi tham gia sinh hoạt, hoạt động đoàn tại nơi cư trú, đồn viên được tham dự và
đóng góp ý kiến tại đại hội, hội nghị của chi đoàn. Trường hợp cần thiết về cơng tác cán
bộ, nếu có tín nhiệm để bầu vào cơ quan lãnh đạo thì phải chuyển hồ sơ đồn viên về
nơi đó trước khi được bầu”.


Như vậy, nếu như trước Đại hội đồng chí H chưa chuyển sinh hoạt và hồ sơ về Đoàn
phường thì Đại hội Đồn phường quyết định như vậy là đúng.


<b>2.</b> <b>Hỏi:</b> Phiếu bầu trong bầu cử của Đoàn được quy định như thế nào? Thế nào là phiếu
không hợp lệ?


<b>- Trả lời:</b> Phiếu bầu trong bầu cử của Đoàn thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Mục I,
Phần thứ hai, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn, cụ thể như sau:


- Là phiếu do Đại hội hoặc hội nghị phát hành, được in hoặc viết tay sẵn danh sách bầu cử do
đại hội hoặc hội nghị đã thông qua theo vần chữ cái A, B, C... Nếu số lượng người trong danh sách
bầu cử bằng với số lượng người được bầu thì phải sử dụng phiếu bầu có cột “đồng ý” và “không
đồng ý”.


- Nếu trong danh sách bầu cử có nhiều người trùng cả họ và tên thì được phép chú thích chức
danh hoặc tên cơ quan công tác, đơn vị học tập hoặc cư trú của những người đó tại thời điểm tiến
hành bầu cử.



- Phiếu bầu phải đóng dấu của Ban Chấp hành triệu tập Đại hội ở góc trái, phía trên của
phiếu bầu; chi đồn đóng dấu của Ban Chấp hành Đồn cơ sở.


* Phiếu bầu không hợp lệ là:


- Phiếu không do Đại hội hoặc hội nghị phát hành.


- Phiếu bầu thừa so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định.
- Phiếu không bầu ai (trừ trường hợp danh sách bầu có 1 người).


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- Phiếu bầu thiếu so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định vẫn là phiếu hợp lệ.
- Đối với phiếu bầu trịn, là phiếu khơng đánh dấu vào ơ nào trong hai ô “đồng ý”, “không
đồng ý” hoặc đánh dấu vào cả hai ơ đó.


<b>3. Hỏi:</b> Đại hội huyện Đoàn đến phần bầu cử đã quyết định số lượng Ban Chấp hành
mới là 19 đồng chí. Sau khi đã tiến hành ứng cử, đề cử thì danh sách lên tới 32 đồng chí.
Xử lý tình huống này ra sao?


<b>- Trả lời:</b> Đoàn Chủ tịch cần làm rõ tiêu chuẩn, cơ cấu và số lượng Ban Chấp hành khóa
mới; lãnh đạo Đại hội phân tích khả năng phát huy tác dụng của các Ủy viên Ban Chấp hành
khóa mới trong từng lĩnh vực, đối tượng và các Đoàn cơ sở trực thuộc, báo cáo quy trình chuẩn
bị nhân sự và danh sách đề cử vào Ban Chấp hành khóa mới do Ban Chấp hành đương nhiệm
giới thiệu… từ đó đề nghị Đại hội tiến hành rút tên (có thể rút tại Đại hội hoặc trong các tổ
thảo luận hay đoàn đại biểu). Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những đồng chí xin rút tên,
hội ý, thống nhất cho rút hay không cho rút đối với các trường hợp xin rút khỏi danh sách bầu
cử Ban Chấp hành khóa mới.


Sau khi cho rút tên, nếu danh sách bầu cử cịn ít, bảo đảm tỉ lệ số dư theo quy định thì
Đồn Chủ tịch tiến hành xin ý kiến đại hội chốt danh sách và tiến hành quy trình bầu Ban


Chấp hành khóa mới.


<b>4. Hỏi:</b> Tại đại hội Đoàn cơ sở, khi bầu Ban Chấp hành khóa mới, do điều hành khơng tốt
nên xảy ra tình trạng số phiếu thu vào nhiều hơn số phiếu phát ra. Đồn Chủ tịch đó đề nghị cử
một đại biểu rút một số phiếu bất kỳ bằng số phiếu thừa rồi hủy ngay trước Đại hội. Sau đó
Ban kiểm phiếu kiểm số phiếu cịn lại và cơng bố kết quả bầu cử. Cách làm đó đúng hay sai?


<b>- Trả lời</b>: Cách làm trên của Đoàn Chủ tịch và Ban kiểm phiếu là sai, vi phạm nguyên tắc
bầu cử của Đoàn. Trong trường hợp này Ban kiểm phiếu phải báo cáo và Đại hội phải quyết
định hủy toàn bộ số phiếu hiện có trong hịm phiếu để tiến hành bầu lại.


<b>Lưu ý:</b> Ban kiểm phiếu cần nắm chắc số đại biểu có mặt để phát phiếu, tránh trường
hợp có những đại biểu có 2 phiếu trong đó dùng 1 phiếu bầu giúp cho đại biểu vắng mặt
hoặc phát phiếu cho đoàn viên (hoặc thanh niên) là khách mời đến tham dự Đại hội...


<b>5. Hỏi:</b> Trong phần bầu cử Ban Chấp hành khóa mới của Huyện đồn H, Đại hội có 120 đại
biểu biểu quyết thống nhất số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành khố mới là 19 đồng chí. Khi tiến
hành bầu cử, kết quả phiếu bầu như sau:


1. Có 100 phiếu bầu 19 đồng chí trong danh sách bầu cử.
2. Có 1 phiếu bầu 20 đồng chí.


3. Có 1 phiếu ký tên người bầu.


4. Có 14 phiếu bầu 17 đồng chí trong danh sách bầu cử.
5. Có 2 phiếu xố tồn bộ tên in trong phiếu bầu.


6. Có 1 phiếu gạch giữa 2 dịng khơng rõ bầu ai.
7. Có 1 phiếu bầu thêm tên trong phiếu bầu.



Vậy những trường hợp nào là phiếu hợp lệ và không hợp lệ?


<b>- Trả lời:</b> Theo khoản 4, mục I, Phần thứ hai của Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn quy
định: “Phiếu bầu không hợp lệ là: Phiếu không do Đại hội hoặc hội nghị phát hành; Phiếu bầu
thừa so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định; Phiếu không bầu ai (trừ trường hợp
danh sách bầu có 1 người); Phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử được đại hội, hội
nghị thơng qua; Phiếu có ký hiệu riêng và Phiếu bầu thiếu so với số lượng đã được đại hội, hội
nghị quyết định vẫn là phiếu hợp lệ”. Như vậy, theo quy định Phiếu hợp lệ là trường hợp 1 và 4;
những trường hợp còn lại là phiếu khơng hợp lệ.


<b>6. Hỏi: </b>Bầu Bí thư trực tiếp tại Đại hội thực hiện như thế nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Như vậy, việc bầu Bí thư trực tiếp tại Đại hội ở các cấp cụ thể như sau:


<b>- Đối với Chi đồn, chi đồn cơ sở:</b> Có thể bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội theo một trong
hai cách sau:


+ Cách 1: Bầu Bí thư trước, sau đó bầu số Ủy viên Ban Chấp hành cịn lại và Bí thư đương
nhiên là Ủy viên Ban Chấp hành.


+ Cách 2: Đại hội bầu Ban Chấp hành trước, sau đó bầu Bí thư trong số Ủy viên Ban chấp
hành.


<b>- Từ Đoàn cơ sở trở lên:</b> Đại hội bầu Ban Chấp hành trước, sau đó bầu Bí thư trong số Ủy
viên Ban Chấp hành.


<b>Lưu ý:</b>


- Nếu Đại hội bầu chức danh Bí thư lần thứ nhất khơng có đồng chí nào trúng cử thì Đại
hội tiến hành bầu lần thứ hai. Nếu bầu lần thứ hai vẫn khơng có đồng chí nào trúng cử thì


khơng tiến hành bầu tiếp nữa. Chức danh Bí thư giao lại cho Ban Chấp hành khóa mới bầu
theo quy định.


- Danh sách bầu Bí thư có thể có số dư hoặc khơng có số dư. Trường hợp danh sách ứng
cử, đề cử có từ 3 người trở lên, Đồn Chủ tịch có thể xin ý kiến Đại hội lấy phiếu tín nhiệm và
chỉ đưa những người được trên một phần hai số đại biểu có mặt tín nhiệm, vào danh sách bầu
Bí thư khố mới.


<b>7. Hỏi:</b> Đại hội Đoàn cơ sở xã C được bầu 7 đại biểu đi dự Đại hội huyện đoàn và Đại hội
đã quyết định số lượng đại biểu dự khuyết là 02 đồng chí; danh sách bầu cử được chốt là 12
đồng chí. Kết quả bầu cử có 3 đồng chí được 69% phiếu đồng ý; 2 đồng chí được 61% phiếu
đồng ý; 2 đồng chí được 57% phiếu đồng ý, 2 đồng chí được 51% phiếu đồng ý và 03 đồng chí
được dưới 50% phiếu đồng ý. Có ý kiến đề nghị Đồn Chủ tịch lấy ln 02 đồng chí có số
phiếu đồng ý trên 50% làm đại biểu dự khuyết luôn không phải bầu nữa. Xử lý ý kiến này thế
nào?


<b>- Trả lời:</b> Theo kết quả bầu cử, 07 đồng chí có số phiếu trên 57% (3 đồng chí được 69%
phiếu đồng ý; 2 đồng chí được 61% phiếu đồng ý và 2 đồng chí được 57% phiếu đồng ý) trúng
cử làm đại biểu đi dự Đại hội Đồn cấp trên. Hai đồng chí được 51% phiếu đồng ý, tuy q
bán nhưng khơng trúng cử đại biểu chính thức.


Đồn Chủ tịch đại hội có thể xin ý kiến Đại hội để lấy 2 đồng chí được 51% phiếu đồng ý
làm đại biểu dự khuyết, không phải bầu đại biểu dự khuyết nữa.


<b>MỘT SỐ MẪU VĂN BẢN</b>



<b>SỬ DỤNG TRONG ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP</b>



<b>MẪU 1:</b>



<b>ĐỀ ÁN XÂY DỰNG BAN CHẤP HÀNH ĐỒN</b>
<b>KHĨA MỚI</b>


ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH ...
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ...
NHIỆM KỲ ...


***


<i> …, ngày … tháng … năm 20…</i>


<b>ĐỀ ÁN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Ban Chấp hành ….. là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội của ……. Để đáp
ứng u cầu của cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi, việc xây dựng Ban Chấp hành
… phải đảm bảo tính khoa học, dân chủ, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện đúng quy
định của Điều lệ Đồn.


Ban Chấp hành... khố... xây dựng Đề án Ban Chấp hành khố... trình Đại hội đại biểu Đồn
TNCS Hồ Chí Minh….., như sau:


<b>I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN BAN CHẤP HÀNH KHĨA…</b>


1. Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI; “Quy chế cán bộ Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh” do Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành theo Quyết định số
289-QĐ/TW, ngày 08 tháng 02 năm 2010 (dưới đây gọi tắt là Quy chế cán bộ Đoàn) và Chỉ thị số
06-CT/TW, ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về lãnh đạo đại hội
đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tồn quốc lần
thứ X (nhiệm kỳ 2012 - 2017)”.



2. Căn cứ Kế hoạch số 298 KH/TWĐTN, ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn về tổ chức Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
X của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hướng dẫn số 65 HD/TWĐTN, ngày 10 tháng 10 năm
2011 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về “Tổ chức Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012 - 2017)”.


3. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Đồn TNCS Hồ Chí Minh, u cầu đổi mới và nâng
cao chất lượng tổ chức và hoạt động, các chương trình cơng tác của Đồn và phong trào thanh
thiếu nhi trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế
quốc tế.


4. Xuất phát từ những kinh nghiệm thực tiễn của việc xây dựng và kết quả hoạt động của
Ban Chấp hành … khóa… cũng như Ban Chấp hành các khố trước đây.


<i><b>* Đối với các đơn vị Đoàn ở cơ sở, ở huyện, những “căn cứ” cần cụ thể hơn, gắn với</b></i>
<i><b>tính chất nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.</b></i>


<b>II. YÊU CẦU LỰA CHỌN XÂY DỰNG BAN CHẤP HÀNH</b>


1. Xây dựng tập thể Ban Chấp hành … có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất tốt,
trình độ, năng lực và uy tín, đồn kết, thống nhất ý chí và hành động, tiêu biểu cho ý chí, nguyện
vọng của thanh niên, lãnh đạo cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ và chương trình cơng tác của Đồn...


2. Ban Chấp hành Đoàn các cấp phải bảo đảm hợp lý giữa các cơ cấu:
- Cơ cấu hợp lý giữa các độ tuổi.


- Ủy viên Ban Chấp hành được tái cử và Ủy viên Ban Chấp hành mới.
- Ủy viên Ban Chấp hành là cán bộ chủ chốt, chuyên trách và kiêm nhiệm.
- Ủy viên Ban Chấp hành là cán bộ, đoàn viên thuộc các đối tượng, lĩnh vực.



Với yêu cầu coi trọng tiêu chuẩn, Ban Chấp hành … bao gồm các đồng chí có đủ tiêu
chuẩn và điều kiện tham gia, đồng thời cơ cấu hợp lý, thiết thực tránh cơ cấu hình thức, đảm
bảo tỷ lệ cán bộ nữ, dân tộc thiểu số theo quy định.


3. Bảo đảm yêu cầu kế thừa và phát triển, đồng thời bảo đảm sự ổn định đội ngũ cán bộ
chủ chốt trong nhiệm kỳ tới. Trong Ban Chấp hành … cần có tỷ lệ hợp lý giữa ba độ tuổi:


- Đa số Ủy viên dưới … tuổi.
- Một số Ủy viên từ … đến … tuổi.


- Một số ít Ủy viên trên …. tuổi (Lãnh đạo chủ chốt, lực lượng vũ trang và tái cử).


Coi trọng số Uỷ viên trẻ có đủ tiêu chuẩn, có khả năng đáp ứng cơng việc của Ban Chấp
hành; bảo đảm tuổi bình qn của Ban Chấp hành khố … là dưới … tuổi.


<b>III. TIÊU CHUẨN UỶ VIÊN BAN CHẤP HÀNH</b>


1. Tiêu chuẩn chung:


Nhân sự Ban Chấp hành các cấp phải bảo đảm các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn chức danh
trong Quy chế cán bộ Đoàn, đặc biệt nhấn mạnh những điểm sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

tốt nhiệm vụ do Ban Chấp hành phân công; am hiểu và gắn bó với thanh niên, có khả năng đối
thoại và định hướng cho thanh niên.


- Có khả năng cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, nghị quyết Đại hội Đồn cấp trên và cấp
mình, gắn với thực tiễn cơng tác Đồn và tình hình thanh niên ở địa phương, đơn vị.


- Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân và dám chịu trách nhiệm.



- Có kiến thức tổng hợp trên nhiều lĩnh vực, có năng lực công tác xã hội và khả năng vận
động thanh thiếu nhi, am hiểu về tình hình địa phương, đơn vị.


- Có uy tín và khả năng quy tụ, biết vận động, huy động các nguồn lực của địa phương,
đơn vị và xã hội phục vụ cho các hoạt động của tổ chức Đoàn.


2. Tiêu chuẩn cụ thể:


(Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung, các cấp bộ Đồn cần cụ thể hóa để phù hợp với u cầu
nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị mình)


- ……
- ……
- ……


<b>IV. SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU BAN CHẤP HÀNH</b>


1. Số lượng Ban Chấp hành: Ban Chấp hành khóa … gồm … đồng chí.
2. Cơ cấu Ban Chấp hành:


Dự kiến cơ cấu và số lượng cụ thể của cán bộ chủ chốt, cán bộ Đoàn ở cơ quan chuyên
trách, cán bộ Đoàn ở cấp dưới, các đoàn viên thanh niên tiêu biểu, … đảm bảo cơ cấu và số
lượng hợp lý để Ban Chấp hành hoạt động có hiệu quả.


<b>V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>


Ban Chấp hành … giao ……….…. … tiến hành triển khai Đề án theo hướng dẫn của Ban
Thường vụ …, lập danh sách dự kiến nhân sự Ban Chấp hành … để Ban Thường vụ … báo
cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ (cấp ủy)… , Ban Thường vụ Đoàn (cấp trên)…


trước khi đưa ra Hội nghị Ban Chấp hành … lần thứ … quyết định trình Đại hội lần thứ …


<b> BAN CHẤP HÀNH ………. </b>


<b>MẪU 3:</b>


<b>BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM CỦA BAN CHẤP HÀNH</b>


ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ…
NHIỆM KỲ...


***


<i> …,</i>
<i>………….ngày … tháng … năm 20…</i>


<b>BÁO CÁO</b>


<b>Kiểm điểm của Ban Chấp hành Đồn TNCS Hồ Chí Minh ...</b>
<b>Nhiệm kỳ ...</b>


<b>I. Tình hình Ban Chấp hành nhiệm kỳ vừa qua. </b>


1. Số lượng, cơ cấu Uỷ viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư được
bầu.


2. Tình hình biến động và cơng tác kiện tồn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó
Bí thư trong nhiệm kỳ.



<b>II. Lề lối làm việc, phương pháp chỉ đạo của Ban Chấp hành.</b>


1. Lề lối làm việc:
- …


- …


2. Về phương pháp chỉ đạo:
- …


- …


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

1. Đặc điểm, tình hình nhiệm kỳ vừa qua:
a. Thuận lợi.


b. Khó khăn.


2. Kết quả hoạt động của Ban Chấp hành nhiệm kỳ vừa qua:
2.1. Hoạt động của Ban Chấp hành:


- …
- …


2.2. Hoạt động của Ban Thường vụ:
- …


- …


2.3. Hoạt động của Bí thư, Phó Bí thư:
- Về cơng tác chỉ đạo:



+ …
+ …


- Về điều hành:
+ …


+ …


3. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành:
- …


- …


4. Những khuyết điểm, yếu kém:
- …


- …


5. Một số bài học kinh nghiệm:
- …


- …


<b>BAN CHẤP HÀNH……….</b>


<b>MẪU 5:</b>


<b>NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI</b>



ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ…
NHIỆM KỲ...


***


<i> </i>
<i>……….ngày … tháng … năm 20…</i>


<b>NGHỊ QUYẾT </b>


<b>Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhiệm kỳ ...</b>


Hơm nay, ngày ... tháng … năm 20…. Đại hội Đồn TNCS Hồ Chí Minh….. làm việc
trong thời gian ... ngày.


Sau khi nghe báo cáo tổng kết đánh giá tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm
kỳ qua và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ ... ; các tham luận của ... đồng chí và nghe ý
kiến chỉ đạo của đại diện …. và Đoàn cấp trên.


Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh... nhiệm kỳ ...


<b>QUYẾT NGHỊ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

- ……
-…….
-…….


2. Thơng qua dự báo tình hình cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ tới;
mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ chủ yếu; các chỉ tiêu chủ yếu phấn đấu đạt được; những nhiệm


vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ mới…. (nêu những nội dung trọng tâm):


- ……
-…….


3. Thông qua Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành nhiệm kỳ vừa qua.


4. Thông qua báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý vào văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên và
những nội dung đề nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đồn TNCS Hồ Chí Minh.


5. Thơng qua kết quả bầu Ban Chấp hành, Bí thư (nếu bầu Bí thư trực tiếp tại Đại hội)
khố mới và đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.


Giao cho Ban Chấp hành khóa mới căn cứ Nghị quyết Đại hội, xây dựng các chương trình,
kế hoạch và tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội.


<b> ĐẠI HỘI ……….</b>


<b>MẪU 6</b>


ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ…
NHIỆM KỲ...


***


<i> …, ngày … tháng … năm 20…</i>


<b>BIÊN BẢN</b>



<b>Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh</b>
<b>Nhiệm kỳ</b>...


Đại hội Đồn TNCS Hồ Chí Minh ... nhiệm kỳ... đã họp từ ngày...
đến ngày... tháng.... năm ....


Đại hội có mặt ... đại biểu <i>(đồn viê</i>n) trên tổng số.... đại biểu (đoàn viên) được triệu
tập.


Khách mời gồm có... đồng chí: Họ và tên, chức vụ từng người.


Đại hội bầu: Đồn chủ tịch gồm các đồng chí..., Đồn thư ký gồm các đồng chí...
Đại hội đã bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu gồm các đồng chí... do đ/c... làm
trưởng ban.


Đại hội đã biểu quyết công nhận.... đồng chí đủ tư cách đại biểu, trong đó có... đồng chí
là uỷ viên BCH đương nhiệm và... đồng chí do các chi đồn bầu lên, có.... đại biểu bị bác bỏ tư
cách, vì .... (nếu có), có.... đại biểu vắng mặt.


I/ Đại hội đã nghe báo cáo tổng kết nhiệm kỳ qua và phương hướng công tác nhiệm kỳ
tới do đồng chí.... trình bày trước Đại hội.


- Về tổng kết nhiệm kỳ vừa qua, có... đồng chí phát biểu ý kiến, với các nội dung như
sau (tóm tắt từng loại ý kiến)


- Về phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới, có... đồng chí phát biểu ý kiến, với các nội
dung như sau: (tóm tắt từng loại ý kiến)


- Đại hội đã biểu quyết các vấn đề sau: (Từng vấn đề ghi rõ số phiếu hoặc tỷ lệ số phiếu
biểu quyết tán thành tại Đại hội)...



</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Đại hội quyết định số lượng BCH khoá …… nhiệm kỳ ……… là... đồng chí.


- Danh sách ứng cử, đề cử được Đại hội thơng qua gồm.... đồng chí: (họ và tên xếp theo
thứ tự chữ cái A, B, C)


- Đại hội biểu quyết danh sách Ban kiểm phiếu do Đoàn chủ tịch đề nghị gồm:
+ Đ/c:………Trưởng ban


+ Đ/c:………Ủy viên
+ Đ/c:………Ủy viên
+ Đ/c:………Ủy viên


- Tình hình bầu cử: Số phiếu phát ra... số phiếu thu vào....; số phiếu hợp lệ....; số phiếu
không hợp lệ.... (lý do).


- Kết quả bầu cử do Ban kiểm phiếu công bố (họ và tên, xếp theo thứ tự số phiếu bầu từ
cao đến thấp)


- Căn cứ quy định của Điều lệ Đồn, những đồng chí sau đây trúng cử vào BCH khoá
mới (họ và tên, thứ tự số phiếu bầu)


III/ Đại hội đã thông qua Nghị quyết Đại hội với đại biểu (hoặc đoàn viên) tán thành
và... đại biểu (hoặc đồn viên) khơng tán thành (có văn bản kèm theo).


Đại hội bế mạc hồi.... giờ, ngày.... tháng.... năm...
T/M ĐOÀN CHỦ TỊCH


(Ký tên) T/M ĐOÀN THƯ KÝ (Ký tên)



<b>MẪU 7:</b>


ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ…
NHIỆM KỲ...


***


<i> …, ngày … tháng … năm 20…</i>


<b>BÁO CÁO</b>


<b>Kết quả thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ...</b>
<b>Nhiệm kỳ...</b>


Hơm nay, vào hồi... giờ.... ngày.... tháng.... năm.... Ban thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội
Đồn TNCS Hồ Chí Minh .... nhiệm kỳ.... gồm các đồng chí:


1- Nguyễn Văn A: Trưởng ban
2- Nguyễn Văn B: Uỷ viên


Đã tiến hành làm việc và báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu dự Đại hội Đoàn...
nhiệm kỳ .... như sau:


- Tổng số đại biểu được triệu tập:...
- Số đại biểu có mặt:...


<b>I/ Thành phần đại biểu:</b>


- Tổng số đại biểu đương nhiên....



- Tổng số Đại biểu do Đại hội cấp dưới bầu....
- Tổng số đại biểu được chỉ định....


<b>II/ Phân tích chất lượng đại biểu:</b>


- Tổng số đại biểu là cán bộ Đoàn....
- Số đại biểu là Đảng viên Đảng CSVN:
- Về giới tính: nam.... nữ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<i>+ Độ tuổi bình quân</i>
<i>+ Cao nhất</i>


<i>+ Thấp nhất</i>


- Về cơ cấu khu vực
- Về trình độ Chun mơn


- Về trình độ chính trị


Đến thời điểm này 100% đại biểu chính thức của Đại hội Đoàn... nhiệm kỳ.... đều đủ tư
cách dự Đại hội. Nếu có vấn đề gì phát sinh về tư cách dại biểu của Đại hội chúng tôi xin tiếp
tục báo cáo./.


T/M BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU


<b> Trưởng ban</b>


<b> </b>



ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH


<b>BCH ...</b>




<i> ..., ngày ... tháng ...năm 20…</i>


<b>BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU</b>


Bầu Ban chấp hành Đồn...


1- Đại hội..., khố ... nhiệm kỳ... đã tiến hành bầu BCH khoá
mới theo quy định của Điều lệ Đoàn.


2- Đại hội đã biểu quyết số lượng BCH nhiệm kỳ... là... đồng chí.


3- Sau khi thảo luận, đại hội đã biểu quyết danh sách bầu cử gồm... đồng chí có tên sau
đây <i>(xếp theo thứ tự A, B, C):</i>


1- Đ/c...
2- Đ/c...
3- Đ/c ...
...


4- Đại hội đã bầu Ban kiểm phiếu gồm... đồng chí:
- Đ/c... làm trưởng ban
- Đ/c...làm uỷ viên
- Đ/c ... làm ủy viên
- Đ/c ... làm ủy viên


- Đ/c ... làm ủy viên
5- Số phiếu phát ra... phiếu


- Số phiếu thu về...phiếu


- Số phiếu hợp lệ... phiếu. Trong đó:
+ Số phiếu bầu đủ số lượng... phiếu
+ Số phiếu bầu thiếu 1 là... phiếu
+ Số phiếu bầu thiếu 2 là... phiếu
+ Số phiếu bầu thiếu 3 là...phiếu
- Số phiếu khơng hợp lệ...phiếu. Trong đó:


+ Ngồi danh sách...phiếu
+ Thừa số lượng... phiếu
+ Lý do khác...phiếu


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<i>thấp).</i>


<b>STT</b> <b>Họ và tên</b> <b>Số phiếu </b> <b>Tỷ lệ</b>


1.


7- Căn cứ Điều lệ Đồn, các đồng chí có tên sau đây đã trúng cử vào Ban chấp hành
Đoàn... <i>(Xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp):</i>


<b>STT</b> <b>Họ và tên</b> <b>Số phiếu</b> <b>tỷ lệ</b>


1


8- Biên bản này được lập thành 2 bản (<i>1 bản lưu văn phịng Đồn, 1 bản lưu hồ sơ</i>),


thông qua Đại hội vào hồi.... giờ.... ngày.... tháng... năm...


<b>T/M ĐOÀN CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI DẤU CỦA BCH ĐOÀN T/M BAN KIỂM PHIẾU ĐH</b>


<i> </i> <i> Trưởng ban</i>


<b>PHẦN V</b>



<b>NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý</b>


<b>TRONG QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO </b>


<b>VÀ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP</b>



* Ban tổ chức Đại hội cần có sự chuẩn bị và sắp xếp chương trình và thời gian cho các
nội dung cuả Đại hội một cách khoa học; vừa đảm bảo khơng khí trang nghiêm, vừa vui tươi
trẻ trung, đoàn kết, vừa hợp lý về thời gian và đạt hiệu quả cao, tạo nên sự hấp dẫn đối với tuổi
trẻ, cụ thể như:


- Phần khai mạc giới thiệu đại biểu cần có sự chuẩn bị và thống nhất trước khi giới
thiệu. Trong quá trình giới thiệu đại biểu nên giới thiệu đủ các thành phần đại biểu đến dự Đại
hội một cách trang trọng. Không nên giới thiệu thiếu, không nên giới thiệu quá dài hoặc để vỗ
tay quá nhiều. Đặc biệt tránh việc quên hoặc nhầm lẫn họ, tên, chức vụ người được giới thiệu
trước Đại hội. Cũng không nên đọc tên những người có mời nhưng khơng đến dự Đại hội. Kết
thúc phần giới thiệu đại biểu cần có 1 tràng pháo tay dài để chúc mừng và cảm ơn sự có mặt,
sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo, của các vị đại biểu, các ban ngành đoàn thể, các vị
khách quý đến dự với đại hội và động viên tuổi trẻ địa phương, đơn vị.


- Không nên để chương trình Đại hội quá nặng nề, trang nghiêm. Nhưng cũng khơng
nên q thiên về khơng khí vui vẻ hay tổ chức các hoạt động bề nổi như vui chơi, VHVN, mà
dành quá ít thời gian cho các nội dung cơ bản của Đại hội.



- Trong quá trình tổ chức Đại hội nên bố trí đan xen giữa các nội dung của Đại hội các
chương trình văn hố văn nghệ để tạo bầu khơng khí nhẹ nhành, thoải mái, hấp dẫn đối với
ĐVTN.


- Khơng nên để xảy ra tình trạng Đại hội chỉ chú trọng đến phần bầu cử Ban chấp hành,
coi phần bầu cử Ban chấp hành là quan trọng nhất mà coi nhẹ những nhiệm vụ quan trọng
khác của Đại hội như thảo luận báo cáo, tổng kết, bàn phương hướng nhiệm vụ trong thời gian
tới, quyết định những vấn đề quan trọng,...


- Để tiết kiệm thời gian, có thể tranh thủ phần thời gian sau bầu cử <i>(lúc ban kiểm phiếu</i>
<i>làm việc)</i> để tiến hành các nội dung khác như: thảo luận thêm văn kiện...


* Tuỳ điều kiện của từng địa phương cần có cơ cấu số lượng tham gia Đoàn chủ tịch
Đại hội một cách hợp lý, khơng nên q đơng hoặc hình thức. Các thành viên trong Đồn chủ
tịch phải được phân cơng nhiệm vụ cụ thể và phải nắm chắc về quyền hạn và trách nhiệm của
Đồn chủ tịch trong q trình điều hành Đại hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

để tình trạng lúng túng khi điều hành Đại hội hoặc trong quá trình điều hành có đồng chí q
nhiều việc, có đồng chí lại khơng có việc gì.


- Các thành viên Đồn chủ tịch không nên đi lại, ra vào hội trường <i>(khi không cần thiết)</i>


hoặc tự động bỏ vị trí làm mất sự nghiêm túc của Đại hội.


* Đoàn thư ký Đại hội cần nắm rõ nhiệm vụ của mình trong đại hội. Tránh sự nhầm lẫn
đáng tiếc giữa biên bản đại hội và nghị quyết Đại hội.


* Sau khi đại biểu cấp trên phát biểu với Đại hội, người thay mặt Đoàn chủ tịch đáp từ,
khơng nên tóm tắt ý kiến phát biểu của cấp trên mà chỉ phát biểu tiếp thu ý kiên chỉ đạo một
cách ngắn gọn hợp lỳ, đảm bảo sự trân trọng và nghiêm túc.



* Trong phần thảo luận của Đại hội tại hội trường nếu có một số đại biểu phát biểu
khơng đăng ký trước, có ý chỉ trích các tập thể, cá nhân thiếu tinh thần xây dựng, gây dư luận
không tốt hoặc bác bỏ nhiều vấn đề mà khơng có cơ sở khoa học, làm mất nhiều thời gian của
Đại hội, khi đó Đồn chủ tịch nên bình tĩnh gợi ý, nhắc nhở các đại biểu đó nên tập trung vào
những vấn đề chính với tinh thần xây dựng, đồn kết, trí tuệ và trách nhiệm cao; các đại biểu
cần đăng ký nội dung phát biểu trước với Đoàn chủ tịch đại hội và Đoàn chủ tịch có thể nhắc
mọi nội quy của Đại hội.


* Khi đại hội kết thúc phần thảo luận tại hội trường, Đồn chủ tịch tóm tắt ý kiến phát
biểu, nên phân ra các loại ý kiến khác nhau, xin ý kiến đại hội và chốt các vấn đề khi có sự
thống nhất cao <i>(khơng nên giải thích theo từng ý kiến riêng biệt).</i>


* Khi tóm tắt ý kiến thảo luận để chốt các vấn đề tại Đại hội, nếu có nhiều ý kiến trái
ngược nhau cần lấy biểu quyết thông qua thì Đồn chủ tịch phải điều hành một cách nghiêm
túc, phải làm rõ những nội dung cần biểu quyết để đại biểu nắm được chính xác mình đang
tham gia biểu quyết vấn đề gì, đồng thời phải lấy biểu quyết một cách dân chủ, cơng khai và
giao cho Đồn thư ký đếm số người đồng ý và số người không đồng ý đối với từng nội dung
cụ thể để tính tỷ lệ % thật chính xác làm căn cứ để Đại hội quyết định thơng qua hoặc Đồn
chủ tịch nên tóm tát các ý kiến khác nhau và cho biểu quyết bằng phiếu lấy ý kiến; giao cho
Đoàn thư ký tổng hợp phiếu và công bố vào thời gian thích hợp trong Đại hội.


* Khi chỉ đạo bầu cử: Sau phần ứng cử và đề cử, trong từng trường hợp có đồng chí
trong danh sách được đề cử xin rút tên khỏi danh sách bầu cử thì Đồn chủ tịch có quyền cho
đại biểu rút tên (<i>hay khơng)</i> khỏi danh sách đề cử.


<i>Lưu ý:</i> Đoàn chủ tịch Đại hội cần hội ý thống nhất quyết định vấn đề này và thơng báo
với Đại hội, tránh tình trạng người thay mặt Đoàn chủ tịch đang điều hành phần bẩu cử khơng
hội ý Đồn chủ tịch mà lại xin ý kiến Đại hội, làm phát sinh tình huống mới khó xử lý, có thể
lại gây ra những tình huống phức tạp tại Đại hội.



* Đồn chủ tịch Đại hội khơng nên công bố quá sớm danh sách dự kiến bầu Ban chấp
hành mới do Ban chấp hành cũ chuẩn bị khi chưa cần thiết vì như vậy dễ tạo nên khơng khí
căng thẳng trong Đại hội và dễ bị coi là mất dân chủ.


Khi tiến hành thảo luận về nhân sự Ban chấp hành mới, nếu có nhiều ý kiến phát biểu
băn khoăn về tuổi của một số đồng chí (<i>Bí thư, Phó bí thư, Uỷ viên thường vụ khố cũ dự kiến</i>
<i>tham gia Ban chấp hành khoá mới</i>) quá cao so với độ tuổi bình quân trong Ban chấp hành thì
Đồn chủ tịch nên hội ý với các trưởng đồn <i>(hoặc tổ trưởng)</i> nhấn mạnh các yêu cầu cần xây
dựng Ban chấp hành theo đề án mà Đại hội đã thơng qua, trong đó có u cầu là: Đảm bảo tính
kế thừa trong Ban chấp hành, Ban thường vụ, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổil vừa có
những cán bộ lớn tuổi hơn, vững vàng, có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng xử lý các tình huống
vừa có các cán bộ trẻ đang phá triển để đào tạo, bồi dưỡng, sẵn sàng thay thế khi luân chuyển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

triệt và phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng, kiên quyết bác bỏ tư cách đại biểu đối với
những đại biểu vi phạm nghiêm trọng nộ quy của Đại hơị như: Gây rối, chia rẽ mất đồn kết
trong nội bộ, trong Đại hội. Thảo luận kỹ đề án xây dựng Ban chấp hành, quán triệt tư tưởng
và tiếp tục tiến hành bầu cử theo đúng nguyên tắc, điều lệ Đoàn


* Ban kiểm phiếu cần hướng dẫn rõ nguyên tắc thủ tục bầu cử và cách tiến hành bầu cử,
đồng thời thường xuyên nhắc nhở những điều mà đại biểu dễ bị nhầm lẫn như: Những quy
định về phiếu bầu, phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ, điều kiện trúng Ban chấp hành...


* Khi bầu xong Ban chấp hành mới thì đồng chí Bí thư hoặc Phó bí thư Đồn khố cũ
với tư cách là triệu tập viên có trách nhiệm triệu tập phiên họp lần thứ nhất Ban chấp hành
khoá mới để bầu Chủ tịch hội nghị <i>(bằng biểu quyết; chủ tịch hội nghị có thể từ 1 đến 3 đồng</i>
<i>chí);</i> sau đó chủ tịch hội nghị sẽ điều hành các phần tiếp theo để bầu các chức danh Bí thư, Phó
bí thư, Uỷ viên thường vụ, ủy viên kiểm tra... khố mới.


<i>Lưu ý: Đồng chí Bí thư hoặc Phó bí thư Đồn khóa cũ khơng được tự ý chủ trì phần</i>


<i>bầu Bí thư và Phó bí thư hoặc các chức danh của khoá mới.</i>


* Đại hội Đồn các cấp khơng nên giới thiệu và bầu các đồng chí cán bộ Đồn đã
chuyển khỏi cơng tác Đồn vào danh sách Đoàn đại biểu đi dự Đại hội cấp trên mà nên giới
thiệu những đồng chí đang tham gia cơng tác Đồn đi dự để tiếp thu trực tiếp tinh thần và Nghị
quyết của Đại hội về triển khai thực hiện ở địa phương đơn vị mình.


Khơng nên vận dụng việc bầu cử đại biểu đi dự Đại hội cấp trên nhằm giải quyết chính
sách đối với cán bộ Đồn cũ. Mà có thể vận dụng bằng cách mời đồng chí đó đến dự Đại hội
theo đối tượng khách mời của Đại hội./.


<b>PHẦN V</b>


<b>THỰC HÀNH ĐẠI HỘI</b>


<b>Điều hành chương trình Đại hội </b>


<b>ĐẠI HỘI ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH ………. </b>
<b>LẦN THỨ ………. NHIỆM KỲ 2007-2012</b>


<b>PHIÊN NỘI BỘ</b>
<b>(Ngày ………..)</b>


<b>1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC, THÔNG QUA NỘI QUY, QUY CHẾ ĐẠI HỘI.</b> <i><b>(Đ/C</b></i>
<i><b>………)</b></i>


<i><b>Kính thưa các vị đại biểu khách q!</b></i>
<i><b>Thưa tồn thể Đại hội!</b></i>


Thay mặt Ban tổ chức Đại hội, tôi xin thông qua nội quy, quy chế Đại hội.



<b>Nội quy Đại hội.</b>


<i><b>Kính thưa Đại hội!</b></i>


Để đảm bảo thực hiện tốt những nhiệm vụ và chương trình làm việc của Đại hội, Ban tổ chức
Đại hội đề nghị các đại biểu thực hiện tốt một số quy định sau đây.


<b>I – Thời gian làm việc:</b>


<i><b>1. Đại hội làm việc trong ….. ngày.Từ ngày………..</b></i>
<i><b>2. Đại biểu làm việc theo thời gian quy định như sau:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

- Buổi chiều: Từ 13h00’ đến 16h30’.


<i><b>3. Khi làm việc tại hội trường</b></i> (<i>kể cả họp ở tổ</i>): đại biểu phải có mặt trước 10 phút, ngồi đúng
khu vực quy định, không hút thuốc, khơng đi lại lộn xộn, khơng nói chuyện riêng, khơng giải quyết
việc riêng trong thời gian Đại hội. Đại biểu nào có máy điện thoại di động phải tắt máy trong giờ
làm việc. Mặc đúng trang phục quy định của Ban tổ chức đại hội.


<b>II – Sinh hoạt, đi lại trong thời gian Đại hội:</b>


<i><b>1. Về sinh hoạt:</b></i> Ban tổ chức đại hội tổ chức sinh hoạt ăn tập trung cho đại biểu đại hội
vào trưa ngày … ….., địa điểm ăn tại ………….. (<i>Chế độ ăn theo quy định</i>).


Đại biểu tự quản lý tư trang cá nhân, tránh nhầm lẫn, thất lạc đồng thời phải có trách
nhiệm trong việc giữ gìn an ninh trật tự chung; tài sản, phương tiện, xe đạp, xe máy phải để
đúng nơi quy định.


<i><b>2. Về đi lại:</b></i>Các đoàn đại biểu tự lo phương tiện đi, về cho đại biểu từ các đơn vị đến nơi


tổ chức Đại hội.


<b>III- Trang phục của đại biểu:</b>


Đại biểu về dự Đại hội khi đến hội trường, thảo luận ở tổ, họp đoàn đại biểu đều phải
đeo phù hiệu Đại hội <i>(trừ giờ nghỉ)</i>. Nếu mất phù hiệu phải báo cáo ngay với Ban tổ chức Đại
hội.


Trang phục của đại biểu phải gọn gàng, lịch sự theo quy định cụ thể như sau:


<i><b>1. Phiên họp nội bộ:</b></i>


Đại biểu nam: áo xanh Đoàn


Đại biểu nữ: Mặc áo xanh Đồn <i>(hoặc áo dài)</i>.


<i><b>2. Phiên Đại hội cơng khai:</b></i>


- Đại biểu nam: áo xanh Đoàn thắt calavát.
- Đại biểu nữ: Mặc áo dài truyền thống.


<i>(Nếu trời lạnh khoác thêm áo comple).</i>


- Đại biểu lực lượng vũ trang, tôn giáo mặc trang phục của tổ chức mình.


<b>IV- Y tế - Bảo vệ sức khỏe:</b>


Các đại biểu chú ý giữ gìn sức khỏe, vệ sinh chung nơi sinh hoạt và làm việc. Khi bị ốm
đột xuất phải báo cáo cho bộ phận y tế Đại hội chăm sóc, điều trị. Ban tổ chức Đại hội bố trí
bộ phận y tế phục vụ đại hội.



<b>V – Một số điểm cần chú ý:</b>


Trong q trình Đại hội các đồng chí trưởng đồn có trách nhiệm lĩnh hội ý kiến của
Đoàn chủ tịch, Ban tổ chức Đại hội để truyền đạt đầy đủ và kịp thời cho các đại biểu của mình,
đồng thời tổng hợp các ý kiến đề xuất và mọi hoạt động của các đại biểu báo cáo Đoàn chủ
tịch, Ban tổ chức Đại hội kịp thời giải quyết.


<b>Quy chế Đại hội: </b>


Căn cứ Điều lệ Đồn TNCS Hồ Chí Minh; Ban chấp hành …… đồn khóa …….. xây
dựng quy chế làm việc của Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ………. nhiệm kỳ 2007
- 2012 như sau:


<b>I. ĐỒN CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI</b>:


<b>Điều 1</b>: Số lượng và đại biểu tham gia Đoàn chủ tịch do Đại hội bầu bằng hình thức biểu
quyết.


Đồn chủ tịch làm việc theo ngun tắc tập trung dân chủ và quyết định theo đa số.


<b>Điều 2</b>: Nhiệm vụ của Đoàn chủ tịch.


1- Điều khiển Đại hội theo chương trình đã được Đại hội quyết định.


2- Hướng dẫn Đại hội thảo luận, phê chuẩn các báo cáo của Ban chấp hành, quyết định
phương hướng, nhiệm vụ cơng tác Đồn, phong trào TTN nhiệm kỳ 2007 – 2012 và những vấn
đề có liên quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

4- Lãnh đạo việc bầu cử Đại hội; đề nghị Đại hội số lượng cần bầu; báo cáo danh sách


ứng cử và đề cử; công bố danh sách bầu cử; quyết định cho rút tên hay không cho rút tên khỏi
danh sách bầu cử và tổ chức bầu cử theo đúng quy định Điều lệ Đồn.


5- Tổng kết Đại hội.


<b>II. ĐỒN THƯ KÝ</b>:


<b>Điều 3</b>: Đoàn thư ký do Đoàn chủ tịch lựa chọn, chỉ định và báo cáo Đại hội.


<b>Điều 4</b>: Nhiệm vụ Đoàn thư ký:


1- Ghi biên bản Đại hội, tổng hợp ý kiến phát biểu và kết quả biểu quyết.
2- Soạn thảo dự thảo nghị quyết Đại hội.


3- Tiếp nhận và đọc thư, điện chào mừng Đại hội khi được sự đồng ý của Đoàn chủ tịch.
4- Tổ chức in và phát hành các tài liệu của Đại hội theo sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch.
5- Thu thập, bảo quản và nộp đầy đủ mọi hồ sơ, tài liệu của Đại hội bàn giao cho Đồn chủ
tịch và BCH khóa ……. khi Đại hội kết thúc.


<b>III. BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU</b>:


<b>Điều 5</b>: Số lượng và đại biểu tham gia Ban thẩm tra tư cách đại biểu do Đại hội bầu bằng
hình thức biểu quyết.


<b>Điều 6</b>: Nhiệm vụ Ban thẩm tra tư cách đại biểu:


1- Căn cứ vào Nghị quyết của BCH ……….. về việc phân bổ đại biểu cho các đơn vị, để
kiểm tra thủ tục và nguyên tắc bầu cử, xét tư cách đại biểu do Đại hội Đoàn cấp dưới bầu lên.


2- Tổng hợp báo cáo với Đại hội về tình hình đại biểu.



3- Giải quyết đơn, thư tố cáo, khiếu nại về tư cách đại biểu. Đối với đơn thư khiếu nại, tố
cáo về tư cách đại biểu thì BCH Huyện đồn khóa XII và Ban thẩm tra tư cách đại biểu của
Đại hội chỉ xem xét, giải quyết các đơn thư nhận được (<i>tính theo dấu bưu điện</i>) trước khi đại
hội diễn ra 10 ngày (<i>trừ trường hợp đặc biệt</i>); những trường hợp khác thì sau khi Đại hội kết
thúc Uỷ ban kiểm tra cùng BTV ……. đồn khóa ……….. tiếp tục xem xét, giải quyết.


4- Trong quá trình Đại hội, Ban thẩm tra tư cách đại biểu có trách nhiệm theo dõi hoạt
động của Đại hội, đại biểu nào gây khó khăn cho Đại hội thì có thể nhắc nhở, phê bình hoặc đề
nghị Đại hội bác bỏ tư cách đại biểu của người vi phạm, người bị bác bỏ tư cách đại biểu thì
khơng được tiếp tục dự Đại hội.


<b>IV. ĐẠI BIỂU ĐẠI HỘI</b>.


<b>Điều 7</b>: Đại biểu dự Đại hội là những người tiêu biểu được đồn viên tín nhiệm bầu, thay
mặt để thảo luận và quyết định những vấn đề của Đại hội. Vì vậy, mỗi đại biểu phải đề cao
tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia thảo luận, sáng suốt quyết định các nội dung của Đại
hội, góp phần cho Đại hội thành cơng. Đồng thời đại biểu cịn có trách nhiệm tiếp thu đầy đủ
nội dung của Đại hội về báo cáo lại với cấp bộ Đồn, với ĐVTN ở địa phương, đơn vị mình.


Những đại biểu là trưởng đồn có trách nhiệm lãnh đạo đồn đại biểu của đơn vị mình làm
trịn trách nhiệm của mỗi đại biểu và của đoàn đại biểu.


<b>Điều 8</b>: Đại biểu Đại hội có nhiệm vụ tơn trọng và chấp hành đúng nội quy, quy chế làm
việc của Đại hội.


<b>V. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN VÀ PHÁT BIỂU TRONG ĐẠI HỘI.</b>
<b>Điều 9</b>: Phát biểu ý kiến tại hội trường.


1- Đại biểu cần phát biểu ý kiến phải gửi đăng ký tới Đồn thư ký, Đồn thư ký trình Đồn


chủ tịch, Đồn chủ tịch căn cứ vào chương trình, nội dung và thời gian để bố trí cho đại biểu
trình bày ý kiến của mình.


2- Đại biểu khi phát biểu phải thực hiện đúng quy định của Đoàn chủ tịch về nội dung
tham luận và thời gian tham luận (<i>mỗi bài tham luận không quá 10 phút</i>).


3- Các văn bản tham luận của đại biểu đã đăng ký mà không trực tiếp tham luận tại hội
trường phải gửi cho Đoàn thư ký tổng hợp, ý kiến đó có giá trị như bài phát biểu trực tiếp tại
hội trường.


<b>Điều 10</b>: Chế độ thông tin và bảo vệ thông tin Đại hội:


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

việc của Đại hội khi chưa được sự đồng ý của Đoàn chủ tịch.


2- Đại biểu phải thực hiện nghiêm túc chế độ sử dụng và quản lý tài liệu của Đại hội;
khơng được lưu trữ trong đồn, trong Đại hội các tài liệu khi không được sự đồng ý của Đoàn
chủ tịch.


<b>VI. VIỆC BẦU CỬ TRONG ĐẠI HỘI:</b>
<b>Điều 11</b>: Quyền ứng cử:


Đại biểu dự Đại hội và đoàn viên khơng phải là đại biểu Đại hội đều có quyền ứng cử để
Đại hội xem xét bầu vào BCH …….. khóa …………; Đại biểu của Đại hội có quyền ứng cử
vào danh sách bầu cử Đại biểu dự Đại hội Đồn TNCS Hồ Chí Minh ……… lần thứ ……….
Những đại biểu Đại hội hoặc những đoàn viên ứng cử BCH …….. đồn khóa ……… phải có
đơn xin ứng cử và sơ yếu lí lịch, có xác nhận của tổ chức Đoàn trực tiếp quản lý và cấp ủy
cùng cấp. Nếu là đồn viên <i>(khơng là đại biểu chính thức)</i> phải đăng ký với tiểu ban nhân sự
Đại hội hoặc BTV …………. đồn khóa …….. trước khi đại hội diễn ra 15 ngày.


<b>Điều 12</b>: Quyền đề cử:



Đại biểu chính thức của Đại hội có quyền đề cử những người mà mình tín nhiệm để bầu
vào BCH ……….. đồn khóa ……….. và đề cử đại biểu chính thức của đại hội vào danh sách
bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn toàn ……….. lần thứ ……...


Riêng việc đề cử người bầu vào BCH …….. đồn khóa …….., người giới thiệu phải cung
cấp hồ sơ nêu rõ những ưu, khuyết điểm của người được giới thiệu, có xác nhận của cấp bộ
Đoàn trực tiếp quản lý, của cấp ủy cùng cấp <i>(nếu là đảng viên)</i> và phải được người mình đề cử
nhất trí.


<b>Điều 13:</b> Trách nhiệm của Ban kiểm phiếu:


1. Ban kiểm phiếu do đại hội bầu bằng hình thức biểu quyết. Bao gồm các đồng chí
khơng có tên trong danh sách bầu cử.


2. Ban kiểm phiếu có trách nhiệm hướng dẫn đại biểu về nguyên tắc, thủ tục và cách tiến
hành bầu cử.


3. Phát phiếu, kiểm phiếu, lập biên bản bầu cử và công bố kết quả bầu cử, niêm phong
phiếu bầu bàn giao cho Đoàn chủ tịch Đại hội.


<b>VII. TỞ CHỨC THỰC HIỆN:</b>


<b>Điều 14:</b> Các đồng chí trưởng đồn có trách nhiệm tổ chức quán triệt và học tập quy chế
cho đồn đại biểu của đơn vị mình trước khi Đại hội.


Trên đây là quy chế làm việc của Đại hội đã được hội nghị BCH ……….. đồn khóa
……… thông qua. Tất cả các đại biểu phải nghiêm chỉnh thực hiện theo quy chế, nếu đại biểu
nào vi phạm, tùy theo mức độ Đại hội sẽ có hình thức xử lý về tư cách đại biểu.



<i><b>Kính thưa tồn thể Đại hội!</b></i>


Thay mặt Ban tổ chức Đại hội tôi vừa thông qua Nội quy, Quy chế Đại hội đại biểu Đồn
TNCS Hồ Chí Minh ………….. lần thứ ………….. nhiệm kỳ 2007-2012.


<i><b>Xin ý kiến Đại hội!</b></i>


Nếu Đại hội khơng có ý kiến nào khác xin Đại hội cho biểu quyết<i>.(B. quyết)</i>


<i><b>Xin cảm ơn Đại hội!</b></i>


<b>2. BẦU ĐOÀN CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI:</b><i><b>(Đ/c……. .)</b></i>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu!</b></i>
<i><b>Thưa Đại hội!</b></i>


<b>Để điều hành chương trình Đại hội, Đại hội sẽ tiến hành bầu Đoàn Chủ tịch.</b>


<i>* Về số lượng Đoàn chủ tịch: </i>


Ban tổ chức Đại hội dự kiến số lượng trình Đại hội là <b>………</b> đồng chí.
Xin ý kiến Đại hội!


Nếu Đại hội nhất số lượng Đoàn chủ tịch là <b>………..</b> đồng chí xin Đại hội cho biểu quyết.


<i>(Biểu quyết)</i>. Xin cám ơn!


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Có đại biểu nào có ý kiến khác?


Như vậy Đại hội đã nhất trí số lượng đoàn chủ tịch là <b>………. </b>đ/c.


Xin cảm ơn Đại hội!


<i>* Về nhân sự cụ thể:</i>


Ban tổ chức Đại hội dự kiến danh sách Đồn chủ tịch trình Đại hội như sau:
1. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..


2. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
3. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
4. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
5. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
………..
Xin ý kiến Đại hội!


Nếu đại hội nhất trí Đồn chủ tịch là <b>……</b> đồng chí có tên trên, xin Đại hội cho biểu quyết
một lần toàn bộ danh sách<i>.(Biểu quyết)</i>. Xin cám ơn!


Có đại biểu nào khơng nhất trí?
Có đại biểu nào có ý kiến khác?


Như vậy Đại hội đã nhất trí bầu Đồn chủ tịch Đại hội gồm <b> ……… </b>đồng chí:
1. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..


2. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
3. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
4. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
5. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
………..
Xin cảm ơn Đại hội!



<b>3. BẦU BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU!</b><i><b> (Đ/c………….. )</b></i>


<i><b>Kính thưa đại hội!</b></i>


Để thực hiện đúng nguyên tắc Điều lệ Đoàn. Đề nghị Đại hội bầu Ban thẩm tra tư cách đại
biểu.


<i>* Về số lượng Ban thẩm tra tư cách đại biểu:</i>


Ban tổ chức Đại hội dự kiến số lượng trình Đại hội là<b> ……….. </b>đ/c.
Xin ý kiến Đại hội!


Nếu Đại hội nhất trí số lượng ban Thẩm tra tư cách đại biểu là<b> ……… </b>đ/c xin Đại hội cho
biểu quyết<i>.(Biểu quyết)</i>. Xin cám ơn!


Có đại biểu nào khơng nhất trí?
Có đại biểu nào có ý kiến khác?


Như vậy Đại hội đã nhất trí số lượng Ban thẩm tra tư cách đại biểu là <b> 05 </b>đ/c
Xin cảm ơn Đại hội!


<i>* Về nhân sự cụ thể:</i>


Ban tổ chức Đại hội dự kiến Ban thẩm tra tư cách đại biểu trình Đại hội như sau.
1. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..


2. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
3. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
4. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
5. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..


………..
Xin ý kiến Đại hội!


Nếu Đại hội nhất trí Ban thẩm tra tư cách đại biểu gồm…….. đ/c có tên trên, xin Đại hội
cho biểu quyết! <i>(Biểu quyết).</i> Xin cảm ơn!


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<i><b>Sau đây xin kính mời Đồn chủ tịch hội ý, Ban thẩm tra tư cách Đại biểu bắt đầu làm</b></i>
<i><b>việc.</b></i>


<b>4. GIỚI THIỆU ĐOÀN THƯ KÝ:</b><i><b> (Đ/c ………..)</b></i>


<i><b>Kính thưa Đại hội!</b></i>


Để ghi biên bản Đại hội, tổng hợp các ý kiến phát biểu và các biểu quyết, soạn thảo NQ
Đại hội, nhận và đọc thư, điện chào mừng Đại hội, trình bày dự thảo Nghị quyết Đại hội. Đoàn
chủ tịch đã quyết định Đoàn thư ký Đại hội là <b>…..</b> đồng chí có tên sau:


1. Đồng chí: <b>………..</b>


2. Đồng chí: <b>………..</b>


Đồn chủ tịch xin báo cáo với Đại hội!


<b>5. THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC CỦA ĐẠI HỘI: </b><i><b>(Đ/c …………)</b></i>


<i><b>Kính thưa các vị đại biểu khách quý!</b></i>
<i><b>Thưa toàn thể Đại hội!</b></i>


Sau đây, thay mặt đồn chủ tịch Đại hội tơi xin thơng qua chương trình làm việc của Đại
hội:



Đại hội Đại biểu Đồn TNCS Hồ Chí Minh ……. lần thứ …….., nhiệm kỳ 2007-2012 diễn
ra trong thời gian …….. ngày:


<b>Phiên nội bộ: 1 ngày. Ngày ………….</b>
<b>Buổi sáng:</b>


<b>Thời gian</b> <b>Nội dung</b> <b>Ngườithực</b>


<b>hiện</b>


<b>Ghi</b>
<b>chú</b>


7h00 –


7h30 - Đón tiếp đại biểu – Phát tài liệu BTC
7h30 –


8h00 - Viếng đài tưởng niệm liệt sỹ ……Đ/c


<b>Phiên trù bị</b>


8h00 –
8h30


- Thông qua nội quy, quy chế đại hội, bầu
đoàn chủ tịch, ban thẩm tra tư cách đại biểu; đồn
chủ tịch hội ý phân cơng nhiệm vụ, giới thiệu thư
ký.



- Thơng qua chương trình làm việc của đại
hội


Đ/c
……..


<b>Phiên nội bộ</b>


8h30 –


8h40 lên làm việc- Chào cờ, mời Đoàn chủ tịch, Đoàn thư ký …….Đ/c
8h40 –


8h50 - Khai mạc Đại hội phiên nội bộ ……Đ/c


8h50 –
9h50


- Trình bày Báo cáo tóm tắt của BCH Tỉnh
đồn khố XIV, báo cáo tóm tắt của BCH …….
khố ……. và báo cáo kiểm điểm của BCH …….
đồn …. khóa ……, nhiệm kỳ ……


Đ/c
…..


9h50 –


10h10 - Tham luận tại hội trường Đ/c…



10h10 –


11h00 - Chia tổ thảo luận <i>(04 tổ)</i>


Đoàn
chủ tịch và


BTV
………


đoàn


<b>Buổi chiều:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>thực</b>


<b>hiện</b> <b>chú</b>


13h30 –


13h45 - Văn nghệ
13h45 –


14h00 - Tiếp tục tham luận
14h00 –


14h10


- Trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến vào dự


thảo báo cáo của BCH ……. đồn khóa ……. tại
đại hội khóa ……..


14h10 –


14h20 - Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu TTBan
14h20 –


14h40


- Báo cáo đề án xây dựng BCH ……. đồn
khóa ………., biểu quyết đề án, thống nhất danh
sách đề cử, ứng cử BCH, bầu ban kiểm phiếu.


Đ/c
…..
14h40 –


15h20 - Bầu BCH …….đồn khóa ……... bầu cửBan


15h20
-15h40


- Cơng bố quyết định phân bổ đại biểu dự Đại
hội Đoàn cấp trên.


- Thông qua tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng và
thống nhất nguồn nhân sự bầu đại biểu dự Đại hội
Đoàn cấp trên.



Đ/c ….


15h40 –


16h20 - Bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên bầu cửBan
16h20 –


16h30 công khai- Thống nhất một số nội dung cho phiên ĐH …..Đ/c
16h30 - BCH khóa ……. họp phiên thứ nhất <sub>………</sub>Đ/c


<b>Phiên công khai: Ngày ………</b>


<b>Thời gian</b> <b>Nội dung</b> <b>Ngườithực</b>


<b>hiện</b>


<b>Ghi</b>
<b>chú</b>


7h00 –
7h30


- Đón tiếp đại biểu, ổn định tổ chức Ban tổ
chức
7h30 –


8h00 - Văn nghệ chào mừng …….Đ/
8h00 –


8h05



- Chào cờ (<i>Quốc ca, Đoàn ca</i>)


- Mời đoàn Chủ tịch, đoàn Thư ký lên làm
việc


Đ/c
…….
8h00 –


8h15 - Khai mạc đại hội ………Đ/c
8h15 –


8h25 - Đoàn thiếu nhi chào mừng đại hội


Đ/c
Triệu, Đ/c
Hịa


8h25 –


8h35 - Các đồn tặng hoa chúc mừng ……. Đ/c
8h35 –


9h25 - Báo cáo của BCH Huyện đồn khóa XII …….Đ/c
9h25 –


9h40 - Giải lao …….Đ/c
9h40 –



</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

10h00 –


10h10 - Trao kỷ niệm chương ( nếu có) ……Đ/c
10h10 –


10h25 - Lãnh đạo tỉnh phát biểu ……..Đ/c
10h25 –


10h40 - Lãnh đạo huyện phát biểu Đ/c ….
11h00 –


11h10


- Báo cáo kết quả bầu cử BCH khóa XIII, kết
quả kỳ họp thứ nhất BCH và kết quả bầu đoàn đại
biểu đi dự Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XV


Đ/c…
…..


10h40-10h50 - Biểu quyết các chỉ tiêu …….Đ/c
11h10 –


11h15 - Thông qua dự thảo Nghị quyết


Thư ký
ĐH, đoàn
chủ tịch
11h15 –



11h25 - Bế mạc đại hội …….Đ/c
11h25 - Chào cờ Đ/c…


…..


<b>6. CHÀO CỜ, MỜI ĐOÀN CHỦ TỊCH, ĐOÀN THƯ KÝ LÊN LÀM VIỆC,</b>


<i><b>(Đ/c…….. )</b></i>


Đã đến giờ làm việc, xin kính mời các đồng chí Đại biểu khách quý cùng toàn thể Đại hội
đứng dậy làm lễ chào cờ!


<b>Nghiêm! Chào cờ …….chào!</b>


<i>(Quốc ca, Đoàn ca)</i>
<i>(Sau khi chào cờ xong)</i>


Xin kính mời các vị đại biểu khách q cùng tồn thể Đại hội an toạ.
Xin kính mời đồn chủ tịch, đồn thư ký lên vị trí làm việc.


<i><b>Đoàn chủ tịch:</b></i>


1. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
2. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
3. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
4. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
5. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..


<i><b>Đồn thư ký:</b></i>



1. Đồng chí: <b>………..</b>


2. Đồng chí: <b>………..</b>


<i><b>Xin kính mời các đồng chí!</b></i>


<b>7. KHAI MẠC ĐẠI HỘI:</b><i><b> (Đ/C ………) </b></i>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu khách q!</b></i>
<i><b>Thưa Đại hội!</b></i>


Hịa trong khơng khí tưng bừng phấn khởi của tuổi trẻ cả nước đang ra sức thi đua lập
nhiều thành tích chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đồn TNCS Hồ Chí Minh
(26/3/1931-26/3/2012), tuổi trẻ huyện nhà đã tổ chức nhiều phong trào hiệu quả cùng với Đảng
bộ và nhân dân toàn huyện quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI, Đại hội Đảng toàn tỉnh lần thứ XV, NQ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ ………..


Thực hiện Điều lệ Đồn TNCS Hồ Chí Minh, sự chỉ đạo của BTV …… ., được sự nhất trí
của thường trực ……. - HĐND- UBND ……. BCH …… Đoàn ……..long trọng tổ chức Đại
hội đại biểu lần thứ …… nhiệm kỳ 2007 – 2012.


Về dự Đại hội


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Đ/c………
………


Đ/c………
………



Đ/c………
………


Cùng các đồng chí trong BTV ……. đoàn, lãnh đạo, cán bộ ……… đoàn ….. đã về dự và
chỉ đạo Đại hội.


<i><b>Đề nghị Đại hội nhiệt liệt chào mừng!</b></i>


Đại hội cịn có mặt đơng đủ…………đại biểu là những cán bộ, đoàn viên ưu tú đại diện
cho thế hệ trẻ tồn …, các đồng chí phóng viên đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thái
BìQuảng Trị, đài phát thanh …….đã về dự và đưa tin Đại hội.


<i><b>Đề nghị Đại hội nhiệt liệt chào mừng!</b></i>


Sự có mặt của các vị Đại biểu khách quý thể hiện sự quan tâm sâu sắc, là niềm cổ vũ,
động viên lớn lao đối với cơng tác đồn và phong trào TTN …… nhà. Thay mặt Đoàn chủ
tịch và Đại hội xin chân thành cảm ơn và kính chúc các vị đại biểu khách quý cùng toàn thể
Đại hội mạnh khỏe hạnh phúc.


<i><b>Chúc Đại hội thành công tốt đẹp!</b></i>


<i><b> </b></i>8-<b> Giới thiệu đọc tóm tắt BC của BCH ……đồn khố ……., báo cáo của BCH …..</b>
<b>đoàn …….., bc kiểm điểm của BCH …….đồn khố ……</b>


- Giới thiệu đọc BC tóm tắt của BCH ……….. đồn khố ……….
- Giới thiệu đọc BC tóm tắt của BCH ………… đồn khố ………..


<i><b>Kính thưa Đại hội!</b></i>


Làm tiếp chương trình của Đại hội, tơi xin trân trong giới thiệu và kính mời Đ/c <b>……..</b>



thay mặt đồn chủ tịch Đại hội lên trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động cơng tác Đồn
và phong trào TTN nhiệm kỳ ……, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ ……...


<i><b>Xin trân trọng kính mời đồng chí!</b></i>


<b>9- GIỚI THIỆU ĐỌC BC KIỂM ĐIỂM CỦA BCH HUYỆN ĐOÀN :</b><i><b>(Đ/c…… .)</b></i>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu!</b></i>
<i><b>Thưa Đại hội!</b></i>


Tiếp theo chương trình làm việc, tơi xin trân trọng giới thiệu và kính mời Đ/c <b>……….</b> thay
mặt Đồn Chủ tịch Đại hội lên trình bày Báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành …… đồn
khố …….. nhiệm kỳ 2012 -2017


<i><b>Xin trân trọng kính mời đồng chí!</b></i>


<b>- BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM CỦA BCH </b><i><b>(Đ/c……) </b>(Văn bản riêng)</i>


<b>10- THAM LUẬN TẠI HỘI TRƯỜNG: (Đ/c……..)</b>


<i><b>Kính thưa các đại biểu!</b></i>
<i><b>Thưa Đại hội!</b></i>


Đại hội chúng ta vừa đựợc nghe đồng chí ………, đồng chí ………… thay mặt cho đồn
chủ tịch Đại hội trình bày báo cáo tổng kết cơng tác Đồn và phong trào TTN …….. nhiệm kỳ
……, phương hướng nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ 2007 – 2012, báo cáo kiểm điểm của BCH
…….. đoàn khố ……. nhiệm kỳ ………...


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<i><b>Kính thưa đại hội!</b></i>



Đoàn chủ tịch Đại hội đã nhận được 1 số ý kiến của các đoàn đăng ký tham luận. Sau đây
tơi xin trân trọng giới thiệu đồng chí……….


Thay mặt đồn đại biểu ………lên tham luận trước Đại hội:


<i><b>Xin kính mời đồng chí!</b></i>


<i><b> - Sau ý kiến tham luận : xin cảm ơn ý kiến tham luận của đồng chí !</b></i>


Tiếp theo chương trình tơi xin trân trọng giới thiệu đồng chí………….……thay mặt đồn
đại biểu ………..lên tham luận trước Đại hội.


<b>12- CHIA TỔ THẢO LUẬN: (Đ/c………… )</b>


<b>13- MỜI ĐẠI HỘI NGHỈ TRƯA:</b><i><b> ( Đ/c Trung)</b></i>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu!</b></i>
<i><b>Thưa đại hội!</b></i>


Đại hội đã hồn thành chương trình làm việc buổi sáng, sau đây xin kính mời các vị đại
biểu khách q cùng tồn thể các đồng chí Đại biểu Đại hội xuống nhà ăn tại dự sinh hoạt
trưa. Sau khi sinh hoạt trưa đề nghị các đồng chí trưởng các đoàn đại biểu tập trung về hội
trường để BTC thống nhất một số nội dung cho phiên họp buổi chiều Xin lưu ý với các đồng
chí Đại biểu của các đồn: buổi chiều hơm nay đúng 13h các đồng chí có mặt tại hội trường để
đại hội tiến hành vào làm việc theo đúng chương trình quy định.:


<i><b>Sau đây xin kính mời Đại hội nghỉ trưa</b></i>


<b>Buổi chiều ngày ………..</b>


<b>13- VĂN NGHỆ: 15 PHÚT </b>


<b>14- TIẾP TỤC THAM LUẬN: (Đ/c ……….)</b>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu khách quý!</b></i>
<i><b>Thưa đại hội!</b></i>


<b>……….</b>
<b>……….</b>
<b>Kết thúc tham luận :</b>


<i><b>Kính thưa đồn chủ tịch!</b></i>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu khách q!</b></i>
<i><b>Thưa đại hội!</b></i>


Vì điều kiện thời gian khơng cho phép, chương trình tham luận xin tạm dừng tại đây. Đại
hội sẽ tiếp tục tham luận tại phiên họp công khai.


<i><b> Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn các đồng chí!</b></i>


<b>15- THƠNG QUA BC TỞNG HỢP Ý KIẾN VÀO DỰ THẢO VĂN KIỆN ĐH ĐỒN</b>


<b>CẤP TRÊN: </b><i><b>(Đ/C ………..)</b></i>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu khách q!</b></i>
<i><b>Thưa tồn thể Đại hội!</b></i>


Tiếp theo chương trình làm việc, tơi xin trân trọng giới thiệu và kính mời Đ/c <b>………..</b>



thay mặt đồn chủ tịch Đại hội lên trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến vào dự thảo văn kiện ĐH
Đoàn cấp trên lần thứ …… nhiệm kỳ 2007-2012.


<i><b>Xin kính mời đồng chí!</b></i>


<b>- THƠNG QUA BC TỞNG HỢP Ý KIẾN VÀO DỰ THẢO VĂN KIỆN ĐH ĐOÀN</b>


<b>TOÀN TỈNH: </b><i><b>(Đ/c………) </b>(Văn bản riêng)</i>


<b>17- Giới thiệu thông qua Báo cáo kết quả TTTC Đại biểu </b><i><b>(Đ/c ………..)</b></i>
<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu!</b></i>


<i><b>Thưa Đại hội!</b></i>


Tiếp theo chương trình làm việc, tơi xin trân trọng giới thiệu và kính mời Đ/c <b>…………</b>


thay mặt Ban thẩm tra tư cách Đại biểu lên trình bày Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách Đại biểu
Đại hội Đồn TNCS Hồ Chí Minh …….. lần thứ ……nhiệm kỳ 2007-2012.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>- THÔNG QUA BÁO CÁO KẾT QUẢ TTTC ĐẠI BIỂU </b><i><b>(Đ/c…………) </b></i>
<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu !</b></i>


<i><b>Thưa Đại hội!</b></i>


Thay mặt Ban thẩm tra tư cách Đại biểu tôi xin báo cáo kết quả thẩm tra tư cách Đại biểu
dự Đại hội Đồn TNCS Hồ Chí Minh ……… lần thứ ……. nhiệm kỳ 2007-2012.( Theo mẫu)


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu!</b></i>
<i><b>Thưa Đại hội!</b></i>



Thay mặt Ban thẩm tra tư cách Đại biểu tôi vừa Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu
dự Đại hội Đồn TNCS Hồ Chí Minh ……….. lần thứ …….. nhiệm kỳ ……... Trước khi
ngừng lời xin kính chúc các vị Đại biểu khách q cùng tồn thể các đồng chí đại biểu đại hội
mạnh khoẻ, hạnh phúc.


<i><b>Chúc Đại hội thành công tốt đẹp!</b></i>


<b>19- Biểu quyết thông qua Báo cáo kết quả TTTC Đại biểu </b><i><b>(Đ/c …………)</b></i>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu!</b></i>
<i><b>Thưa Đại hội!</b></i>


Đại hội vừa nghe Ban thẩm tra tư cách đại biểu thông qua báo cáo kết quả thẩm tra tư cách
đại biểu dự Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ……. lần thứ ……. nhiệm kỳ ………….


<i><b>Xin ý kiến biểu quyết của Đại hội về tư cách Đại biểu đại hội. </b></i>


Nếu đại hội nhất trí xin cho biểu quyết! <i> biểu quyết)</i>


Có ý kiến nào khác?


Khơng có. Như vậy tất cả cấ đại biểu của Đại hội đều đủ tư cách .


<i><b>Xin cảm ơn Đại hội!</b></i>


<b>20- GIỚI THIỆU LÀM CÔNG TÁC BẦU CỬ </b><i><b>(Đ/……… )</b></i>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu!</b></i>
<i><b>Thưa Đại hội!</b></i>



Đại hội Đồn TNCS Hồ Chí Minh ….. lần thứ …. nhiệm kỳ …… đã bầu ra BCH ……
gồm <b>…..</b> đồng chí. Đến nay, BCH …… khố ……nhiệm kỳ ……..đã hoàn thành nhiệm vụ và
hết nhiệm kỳ. Sau đây, Đại hội sẽ tiến hành bầu cử, bầu ra BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
…… khố ….. nhiệm kỳ ……… để tiếp tục lãnh đạo cơng tác Đồn và phong trào TTN tồn
……….


Làm theo chương trình tơi xin trân trọng giới thiệu đồng chí …………. thay mặt Đồn chủ
tịch lên báo cáo với Đại hội về Đề án nhân sự BCH ……….đồn nhiệm kỳ ………. Xin mời
đồng chí.


<b>- PHẦN BẦU CỬ: </b><i><b>(Đ/c……..)</b></i>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu!</b></i>
<i><b>Kính thưa Đại hội!</b></i>


Thay mặt Đồn chủ tịch Đại hội, tơi xin trình bày đề án nhân sự BCH khoá mới. ( Theo
mẫu)


<i><b> Xin ý kiến đại hội!</b></i>


Nếu đại hội nhất trí với đề án xây dựng BCH Huyện ….. khoá …….. nhiệm kỳ ………
mà BCH ……. đồn khố …… nhiệm kỳ …… trình trước Đại hội xin cho biểu quyết:


* Về tiêu chuẩn Uỷ viên Ban chấp hành Huyện đoàn nhiệm kỳ 2007 2012. Xin ý kiến Đại
hội:


- Đại biểu nào nhất trí với tiêu chuẩn Uỷ viên BCH …….. đồn khố mới như dự thảo
trong Đề án xin biểu quyết giơ tay. (Xin cảm ơn Đại hội)


- Đại biểu nào khơng nhất trí xin biểu quyết giơ tay. (Khơng có đại biểu nào biểu quyết.


Xin cảm ơn Đại hội)


- Có Đại biểu nào có ý kiến khác khơng? (Khơng có đại biểu nào có ý kiến khác)


Như vậy, Đại hội đã thống nhất cao tiêu chuẩn uỷ viên BCH …….. đồn khố ……. nhiệm
kỳ ………..2 như trong dự thảo đề án đã trình bày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

- Đại biểu nào nhất trí với số lượng Uỷ viên BCH …….. đồn khố …….. nhiệm kỳ ……
là …….. đồng chí xin cho biểu quyết giơ tay. (Xin cảm ơn Đại hội)


- Đại biểu nào khơng nhất trí với số lượng Uỷ viên BCH ….. đồn khố …….. nhiệm kỳ
……. là ……. đồng chí xin cho biểu quyết giơ tay. (Khơng có đại biểu nào biểu quyết. Xin
cảm ơn Đại hội)


- Có đại biểu nào có ý kiến khác khơng? (Khơng có đại biểu nào có ý kiến khác)


Như vậy, đại hội đã nhất trí số lượng Uỷ viên BCH ……… đồn …….. khố ……. nhiệm
kỳ …….. là …….. đồng chí


*Về cơ cấu Ban chấp hành, xin ý kiến Đại hội:


- Đại biểu nào nhất trí với cơ cấu BCH ……..đoàn nhiệm kỳ …….. được dự kiến trong Đề
án xây dựng BCH đã trình bày trước Đại hội thì cho biểu quyết giơ tay. (Xin cảm ơn Đại hội).


- Đại biểu nào khơng nhất trí với cơ cấu BCH ……..đoàn nhiệm kỳ …….. được dự kiến
trong Đề án xây dựng BCH đã trình bày trước Đại hội thì cho biểu quyết giơ tay. (khơng có đại
biểu nào biểu quyết. Xin cảm ơn Đại hội).


- Có đại biểu nào có ý kiến khác khơng? (Khơng có đại biểu nào có ý kiến khác)



Như vậy, 100% đại biểu có mặt tại đại hội nhất trí cơ cấu BCH ……….. đoàn nhiệm kỳ
2007 – 2012 (Đề nghị Đại hội cho một tràng pháo tay)


<i><b>Xin cảm ơn đại hội!</b></i>


Sau đây tôi xin báo cáo với Đại hội quy trình giới thiệu nhân sự tham gia BCH …. đồn
…. khố …. nhiệm kỳ ……….


- Ngày ………., BCH …….. đồn khóa …….. họp thơng qua đề án BCH …… đồn khóa
….. nhiệm kỳ ……...


- Ngày …………..: Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu nhân sự gồm các đồng
chí ủy viên BCH ……. đồn, Bí thư và Phó bí thư Đồn … và trực thuộc lấy phiếu tín nhiệm
những đồng chí trong BCH đương nhiệm và giới thiệu nguồn nhân sự tham gia BCH khóa
………..


- Từ ngày ………. đến ngày ………., BCH Đoàn ……… và trực thuộc tổ chức họp lấy
phiếu tín nhiệm các đồng chí trong BCH đương nhiệm và giới thiệu nhân sự tham gia BCH
khóa ………...


- Từ ngày …….., BTV ………. đoàn – Tiểu ban nhân sự tập hợp danh sách từ cơ sở để
tham mưu cho BTV, BCH.


- Ngày ……….., BTV Huyện đoàn báo cáo kế hoạch tổ chức đại hội, các bước quy trình
nhân sự với Ban Tổ chức ……….. ủy.


- Ngày ………., BTV ………. đoàn thảo luận, thống nhất nội dung về công tác nhân sự
BCH, BTV, chức danh Bí thư, phó Bí thư chuẩn bị trình hội nghị BCH.


- Ngày …………, BCH ……..đồn khóa ……… họp thảo luận, biểu quyết về Đề án


BCH khóa mới; bỏ phiếu lần đầu bằng phiếu kín nhân sự BCH, BTV, chức danh Bí thư, phó
Bí thư ……… đồn khóa ………..


- Từ ngày ………..: BTV …….. đồn – Tiểu ban nhân sự tập hợp kết quả hội nghị lần đầu
BCH, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của thường trực ……… ủy, BTV ……. đoàn về nhân sự.


- Ngày …………, tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt cơ sở tiếp tục tín nhiệm, giới thiệu
nhân sự Ban chấp hành ……… đồn khóa ……..I.


- Từ ngày ……… đến ngày …….., chỉ đạo Ban chấp hành ……. <i>(Những đơn vị có đại</i>
<i>biểu được giới thiệu ứng cử BCH ……… đồn khóa ……..)</i> tổ chức Hội nghị giới thiệu nhân sự
ứng cử BCH ……. đoàn khoa ………….


- Ngày ………… duyệt nhân sự BCH khóa ……… và các nội dung đại hội với BTV
……… đoàn và Thường trực ……….. ủy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<i><b>Sau đây Đại hội sẽ tiến hành thảo luận và ứng cử, đề cử BCH khóa mới.</b></i>


Trong quy trình giới thiệu nhân sự BCH ……….. đồn ……. khố ….. nhiệm kỳ ………
đã được thảo luận sôi nổi qua các bước ở các ……..đồn và BCH ……. đồn khố ……..
nhiệm kỳ …….. với tinh thần dân chủ, đoàn kết, trí tuệ.


Đồn chủ tịch xin trình với Đại hội danh sách đề cử Ban chấp hành …….. đồn khóa
………do Ban chấp hành ……… đồn khóa ……..giới thiệu để Đại hội thảo luận quyết định.


<i><b>(Có DS riêng)</b></i>


<i><b>Kính thưa đại hội!</b></i>


Thay mặt Đồn chủ tịch tơi vừa trình trước đại hội danh sách đề cử BCH ……. đồn


………. khố …….. nhiệm kỳ ………..


<i><b>Xin ý kiến đại hội!</b></i>


- Có đại biểu nào tự ứng cử không ?


<i><b> Không có, như vậy không có Đ/C nào tự ứng cử!</b></i>


- Có đại biểu nào giới thiệu thêm hoặc bớt, hoặc có ý kiến khác khơng?


<i><b> Khơng có!</b></i>


- Có đại biểu nào khơng nhất trí?


<i><b> Khơng có!</b></i>


- Có đại biểu nào có ý kiến khác?


<i><b> Khơng có!</b></i>


- Nếu Đại hội nhất trí tồn bộ danh sách đề cử BCH …….đồn khố …….. nhiệm kỳ
……. mà Đồn chủ tịch vừa trình trước Đại hội. Xin đại hội cho ý kiến biểu quyết 1 lần tồn
bộ danh sách đề cử BCH khóa mới.<i>(Biểu quyết)</i>


- Như vậy 100% đại biểu Đại hội đã biểu quyết và thông qua danh sách bầu cử gồm


<b>…………. </b>đ/c <i>(đọc lại danh sách)</i>


<i><b>Xin cảm ơn Đại hội!</b></i>



<b>* Bầu ban bầu cử. </b>


<i><b>Kính thưa Đồn chủ tịch!</b></i>


<i><b>Kính thưa các vị đại biểu khách quý!</b></i>
<i><b>Thưa đại hội!</b></i>


Để giúp Đại hội bầu Ban chấp hành ……….. đồn ………. khóa …….. theo đúng ngun
tắc và Điều lệ Đồn TNCS Hồ Chí Minh. Đề nghị Đại hội bầu ra Ban kiểm phiếu để điều hành
cơng tác bầu cử.


<i>* Về số lượng:</i>


Ban kiểm phiếu, Đồn chủ tịch dự kiến trình Đại hội số lượng Ban kiểm phiếu là<b> ……….</b>


đồng chí.


Xin ý kiến Đại hội!


Nếu Đại hội nhất trí số lượng Ban kiểm phiếu là <b>…… </b>đồng chí. Xin Đại hội cho biểu
quyết! <i>(Đại hội biểu quyết).</i>


Có đại biểu nào khơng nhất trí? (khơng có)
Có đại biểu nào có ý kiến khác? (khơng có)


Như vậy Đại hội đã nhất trí số lượng Ban kiểm phiếu là <b> ………..</b>đồng chí.
Xin cảm ơn Đại hội!


<i>* Về nhân sự Ban kiểm phiếu:</i>



Đoàn chủ tịch dự kiến trình Đại hội danh sách Ban kiểm phiếu gồm các đồng chí có tên
sau:


1- Đồng chí: <b>………..</b> Trưởng ban..
2. Đồng chí: <b>………</b> Thư ký.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

Đồng chí ……….. ủy viên
Xin ý kiến Đại hội !


Nếu đại hội nhất trí Ban kiểm phiếu Đại hội gồm<b> ……</b>đồng chí có tên trên xin Đại hội cho
biểu quyết 1 lần tồn bộ danh sách Ban kiểm phiếu.<i>(B.quyết)</i>


- Có đại biểu nào khơng nhất trí ? (khơng có)
- Có đại biểu nào có ý kiến nào khác? (khơng có)


Như vậy đại biểu Đại hội nhất trí danh sách Ban kiểm phiếu gồm<b> ….. </b>đồng chí. <i>(đọc lại</i>
<i>danh sách Ban kiểm phiếu).</i>


Xin cảm ơn Đại hội!


Xin mời Ban kiểm phiếu lên làm việc!


<b>- ĐIỀU HÀNH CỦA BAN KIỂM PHIẾU </b><i><b>(BAN KIỂM PHIẾU)</b></i>


<i><b>Kính thưa Đồn chủ tịch!</b></i>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu khách quý!</b></i>
<i><b>Thưa đại hội!</b></i>


Được Đại hội tín nhiệm bầu <b>…….. </b>chúng tôi vào Ban kiểm phiếu, chúng tôi xin hứa sẽ


hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đại hội giao phó. Sau đây tơi xin thơng qua thể lệ, nguyên tắc bầu
cử và điều kiện trúng cử.


<i>* Về nguyên tắc bầu cử:</i> Theo Điều lệ Đồn TNCS Hồ Chí Minh quy định: Việc bầu cử
các UV BCH Đoàn được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín.


<i>* Về phiếu bầu:</i> Là phiếu in sẵn danh sách bầu cử đã được Đại hội thơng qua có dấu của
BCH ………. đoàn, xếp theo thứ tự vần chữ cái A, B, C.


- Phiếu bầu không hợp lệ:


+ Là phiếu bầu thừa so với số lượng đã được Đại hội quyết định.


+ Phiếu xóa giữa 2 dịng chữ ghi họ tên người trong phiếu không rõ bầu ai.
+ Phiếu viết tên người ngồi danh sách bầu cử đã được đại hội thơng qua.


+ Phiếu có ký hiệu riêng, phiếu ký tên người bầu, phiếu khơng có dấu của BCH ………..
đồn.


<i>* Về điều kiện trúng cử:</i> Người được bầu trúng cử khi có quá nửa (1/2) số phiếu bầu đồng
ý <i>(số phiếu bầu là số phiếu thu về kể cả hợp lệ và không hợp lệ).</i>


- Nếu số người được quá nửa (1/2) số phiếu bầu nhiều hơn số lượng được bầu, thì chỉ lấy
đủ số lượng và lấy từ người có số phiếu cao trở xuống.


<i><b>Kính thưa Đại hội!</b></i>


Trên đây thay mặt Ban kiểm phiếu tôi vừa thông qua nguyên tắc, thể lệ bầu cử, điều kiện
trúng cử.



<i><b>Có đại biểu nào chưa rõ, xin cho ý kiến!</b></i>


Như vậy là Đại hội đã rõ nguyên tắc, thể lệ bầu cử. Sau đây xin giới thiệu với Đại hội hòm
phiếu.


Xin mời một Đại biểu lên kiểm tra hịm phiếu.


Hịm phiếu hiện nay khơng có gì, xin phép Đại hội chúng tơi niêm yết lại.


Nếu Đại hội khơng cịn ý kiến nào khác, đề nghị các đồng chí trong Ban kiểm phiếu phát
phiếu cho đại biểu <i>(lần lượt từ Đoàn chủ tịch, đoàn thư ký và các đại biểu Đại hội)</i>


<i>(Sau khi phát phiếu xong)</i>


- Xin hỏi có Đại biểu nào chưa nhận được phiếu bầu không?


- Như vậy các đại biểu Đại hội đã nhận đủ phiếu bầu.


<i>-</i> Xin mời các đại biểu tiến hành bầu cử. <i>(đợi các đại biểu bầu cử xong)</i>


- Xin mời Đoàn chủ tịch, đoàn thư ký lên bỏ phiếu


- Xin mời các đại biểu Đại hội tiến hành bỏ phiếu, xin đề nghị từng dãy ghế lần lượt lên
bỏ phiếu.


- Xin hỏi còn Đại biểu nào chưa bỏ phiếu không?


- Như vậy khơng có Đại biểu nào chưa bỏ phiếu, chúng tơi xin được mở hòm phiếu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<i><b>Thưa Đại hội:</b></i>



- Số phiếu phát ra là:………..
- Số phiếu thu về là:………


Xin phép Đại hội chúng tôi đi kiểm phiếu.


<b>* VĂN NGHỆ ĐAN XEN</b>


<b>23- GIỚI THIỆU BKP LÊN CÔNG BỐ KQ KIỂM PHIẾU </b><i><b>(Đ/……….)</b></i>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu!</b></i>
<i><b>Thưa đại hội!</b></i>


Làm tiếp chương trình Đại hội, sau đây tơi xin kính mời Đ/c<b> …………..</b>thay mặt Ban
kiểm phiếu lên cơng bố kết quả kiểm phiếu bầu BCH …… đoàn ………. khóa ….. nhiệm kỳ
………..


<i><b>Xin kính mời đồng chí!</b></i>


<b>- BKP LÊN CƠNG BĨ KQ KIỂM PHIẾU </b><i><b>(Đ</b>/<b>c…………</b>) </i>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu!</b></i>
<i><b>Thưa đại hội!</b></i>


Sau một thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Ban kiểm phiếu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Sau đây thay mặt Ban kiểm phiếu tôi xin trình bày Biên bản kiểm phiếu bầu Ban chấp hành
……….đồn ………. khố ……..nhiệm kỳ ………. (Theo mẫu biên bản kiểm phiếu)


<b>25- BIỂU QUYẾT BIÊN BẢN BẦU CỬ, GIỚI THIỆU LÊN LÀM CƠNG TÁC BẦU</b>



<b>ĐỒN ĐẠI BIỂU DỰ ĐH ĐỒN CẤP TRÊN </b><i><b>(Đ/………..)</b></i>


<i><b>Kính thưa Đồn chủ tịch!</b></i>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu khách q!</b></i>
<i><b>Thưa tồn thể Đại hội!</b></i>


Đại hội đã được nghe Ban kiểm phiếu thông qua Biên bản kiểm phiếu bầu BCH …….
đồn …….. khóa ………nhiệm kỳ ………….


<i><b>Xin ý kiến Đại hội!</b></i>


Nếu Đại hội nhất trí với Biên bản kiểm phiếu mà Ban kiểm phiếu vừa thông qua xin Đại
hội cho biểu quyết! <i>(Đại hội biểu quyết)</i>


<i><b>Xin cám ơn Đại hội!</b></i>
<i><b>Kính thưa Đồn chủ tịch!</b></i>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu khách q!</b></i>
<i><b>Thưa tồn thể Đại hội!</b></i>


Tiếp theo chương trình, tơi xin trân trọng giới thiệu và kính mời Đ/c <b>…………</b>thay mặt
Đồn chủ tịch Đại hội lên điều hành phần bầu cử Đoàn Đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu Đồn
TNCS Hồ Chí Minh ……….. lần thứ ……….. nhiệm kỳ ………..


<i><b>Xin kính mời đồng chí!</b></i>


<b>- CƠNG TÁC BẦU ĐỒN ĐẠI BIỂU </b><i><b>(Đ/……….)</b></i>


<i><b>Kính thưa đồn chủ tịch!</b></i>



<i><b> Kính thưa các vị đại biểu khách quý!</b></i>
<i><b> Thưa đại hội!</b></i>


Sau đây Đại hội tiến hành bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đồn TNCS Hồ Chí
Minh …….. lần thứ …….. nhiệm kỳ …………...


Thay mặt Đoàn chủ tịch Đại hội tôi xin thông qua Quyết định phân bổ đại biểu đi dự Đại
hội Đoàn ………….. lần thứ ……….. nhiệm kỳ …………


<i> (Thông qua quyết định)</i>


Căn cứ vào Quyết định phân bổ đại biểu, Đoàn chủ tịch đại hội dự kiến số lượng nhân sự
bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đồn cấp trên là …………. đồng chí, đại biểu đại hội sẽ tiến
hành bầu ra……….đại biểu chính thức. Sau khi đã lấy đủ số lượng Đại biểu chính thức,
đại biểu nào trúng cử <i>(có tỷ lệ phiếu quá bán - đạt 50% trở lên)</i> nhưng thấp phiếu hơn thì trúng
cử đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Nếu Đại hội nhất trí với dự kiến của Đoàn chủ tịch xin Đại hội cho biểu quyết.


<i>(Đại hội biểu quyết)</i>


- Có đồng chí nào khơng nhất trí ? (khơng có)
- Có đồng chí nào có ý kiến khác ? (khơng có)


Như vậy 100% đại biểu đã nhất trí với cách bầu cử mà Đồn chủ tịch nêu ra.


* Để giúp đại hội nghiên cứu bầu cử Đoàn Đại biểu của …….. đi dự Đại hội Đoàn ……..
lần thứ ………., đoàn chủ tịch xin dự kiến danh sách nhân sự trình Đại hội gồm...đồng
chí:.



1- Đ/c………
2- Đ/c ………..
3- Đ/c ………..
4- Đ/c………
5- Đ/c………


<i><b>Xin ý kiến đại hội.</b></i>


- Có đại biểu nào tự ứng cử?
- Có Đại biểu nào đề cử?


- Có đại biểu nào có ý kiến khác?


Nếu đại hội nhất trí danh sách đề cử đồn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên do Đoàn
chủ tịch dự kiến gồm ………đồng chí có tên trên.


<i><b>Xin cho ý kiến biểu quyết! </b>(Đại hội biểu quyết)</i>


- Có Đại biểu nào khơng nhất trí ?


Như vậy 100% đại biểu đều nhất trí với danh sách đề cử đồn đại biểu đi dự Đại hội đại
biểu Đồn TNCS Hồ Chí Minh ……… lần thứ …….. nhiệm kỳ ……….. gồm ………..đ/c


<i>(Đọc lại DS)</i>


<i><b>Xin cám ơn Đại hội!</b></i>
<i><b>Kính thưa Đại hội!</b></i>


Đại hội tiếp tục tín nhiệm Ban kiểm phiếu bầu Ban chấp hành để tiến hành kiểm phiếu bầu


Đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.


<i><b>Xin ý kiến Đại hội!</b></i>


Nếu Đại hội nhất trí với dự kiến của Đồn chủ tịch xin đại hội cho biểu quyết.


<i><b>Xin cảm ơn Đại hội</b></i>


<i><b>Sau đây, xin mời ban kiểm phiếu lên làm việc!</b></i>


<b>- ĐIỀU HÀNH BKP (</b><i><b>Đ/c………..)</b></i>


<i><b>Kính thưa Đồn chủ tịch!</b></i>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu khách quý!</b></i>
<i><b>Thưa đại hội!</b></i>


Rất vinh dự cho <b>……….. </b>chúng tơi lại được Đại hội tín nhiệm bầu vào Ban kiểm phiếu,
chúng tơi xin hứa sẽ hồn thành nhiệm vụ mà Đại hội giao phó. Sau đây tôi xin thông qua thể
lệ, nguyên tắc bầu cử và điều kiện trúng cử.


* Về nguyên tắc bầu cử: Theo Điều lệ Đồn TNCS Hồ Chí Minh quy định: Việc bầu cử
Đoàn Đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín.


* Về phiếu bầu: Là phiếu in sẵn danh sách bầu cử đã được Đại hội thơng qua có dấu của
BCH ……… đoàn, xếp theo thứ tự vần chữ cái A, B, C.


- Phiếu bầu không hợp lệ:


+ Là phiếu bầu thừa so với số lượng đã được Đại hội quyết định.



+ Phiếu xóa giữa 2 dịng chữ ghi họ tên người trong phiếu không rõ bầu ai.
+ Phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử đã được đại hội thơng qua.


+ Phiếu có ký hiệu riêng, phiếu ký tên người bầu, phiếu không có dấu của BCH
……… đoàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

- Nếu số người được quá nửa (1/2) số phiếu bầu nhiều hơn số lượng được bầu, thì chỉ lấy
đủ số lượng và lấy từ người có số phiếu cao trở xuống.


- Sau khi đã lấy đủ số lượng đại biểu chính thức dự Đại hội Đồn cấp trên, người nào cịn
lại có số phiếu được quá nửa (1/2) số phiếu bầu thì trúng cử đại biểu dự khuyết.


<i><b>Kính thưa Đại hội!</b></i>


Trên đây thay mặt Ban kiểm phiếu tôi vừa thông qua nguyên tắc, thể lệ bầu cử, điều kiện
trúng cử.


<i><b>Có đại biểu nào chưa rõ, xin cho ý kiến!</b></i>


Như vậy là Đại hội đã rõ nguyên tắc, thể lệ bầu cử. Sâu đây xin giới thiệu với Đại hội hòm
phiếu; Xin mời một Đại biểu lên kiểm tra hịm phiếu. Hịm phiếu hiện nay khơng có gì, xin
phép Đại hội chúng tơi niêm yết lại.


Nếu Đại hội khơng cịn ý kiến nào khác, đề nghị các đồng chí trong Ban kiểm phiếu phát
phiếu cho đại biểu <i>(lần lượt từ Đoàn chủ tịch, đoàn thư ký và các đại biểu Đại hội)</i>


<i>(Sau khi phát phiếu xong)</i> Xin hỏi có Đại biểu nào chưa nhận được phiếu bầu không?


- Như vậy 100% Đại biểu đã nhận đủ phiếu bầu.



- Xin mời Đoàn chủ tịch, đoàn thư ký và từng dãy ghế lần lượt lên bỏ phiếu.
- Xin hỏi cịn Đại biểu nào chưa bỏ phiếu khơng?


<i>-</i> Như vậy khơng có Đại biểu nào chưa bỏ phiếu, chúng tơi xin được mở hịm phiếu.


<i>(Sau khi mở hịm phiếu đếm phiếu tại chỗ)</i>


<i><b>Thưa Đại hội:</b></i>


- Số phiếu phát ra là:………..
- Số phiếu thu về là:………


<i><b>Xin phép Đại hội chúng tôi đi kiểm phiếu. </b></i>


<b>* VĂN NGHỆ ĐAN XEN</b>


<b>- GIỚI THIỆU BKP LÊN CƠNG BĨ KQ KIỂM PHIẾU </b><i><b>(Đ/……..)</b></i>


<i><b>Kính thưa Đồn chủ tịch!</b></i>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu khách quý!</b></i>
<i><b>Thưa đại hội!</b></i>


Làm tiếp chương trình Đại hội, sau đây tơi xin kính mời Đ/c<b> ………..</b>thay mặt Ban
kiểm phiếu lên cơng bố kết quả kiểm phiếu bầu Đồn đại biểu đi dự Đại hội Đồn TNCS Hồ
Chí Minh ……….. lần thứ ……… nhiệm kỳ …………..


<i><b>Xin kính mời đồng chí!</b></i>



<b>- BKP LÊN CƠNG BĨ KQ KIỂM PHIẾU </b><i><b>(Đ</b>/c<b>………….</b>) </i>


<i><b>Kính thưa Đồn chủ tịch!</b></i>


<i><b>Kính thưa các vị đại biểukhách q!</b></i>
<i><b>Thưa đại hội!</b></i>


Sau một thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Ban kiểm phiếu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Sau đây thay mặt Ban kiểm phiếu tơi xin trình bày Biên bản kiểm phiếu bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại
hội Đồn TNCS Hồ Chí Minh …….. lần thứ ……nhiệm kỳ ……….( mẫu kiểm phiếu)


<b>18- Thống nhất một số nội dung cho ĐH công khai: (Đ/c ………)</b><i> (VB riêng)</i>


<b>19- BCH họp phiên thứ nhất: (Đ/c ……..) </b><i>(VB riêng)</i>


<b>PHIÊN CÔNG KHAI </b>
<b>(Ngày ………)</b>
<b>1- Văn nghệ chào mừng : </b><i><b>(Đ/c ……….) </b>(VB riêng)</i>


<b>Đoàn Đại biểu khách quý đã về dự đại hội, đề nghị</b>
<b> đại hội nhiệt liệt chào mừng!</b>


<i>(Toàn thể đại hội đứng dậy vỗ tay – nhạc nền )</i>


Chương trình văn nghệ chào mừng Đại hội


<b>2. Chào cờ: </b><i>(Quốc ca, Đoàn ca). <b>(Đ/c …………)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Nghiêm! Chào cờ…….. chào!
- Quốc ca!



- Đồn ca!


Xin kính mời các đồng chí ngồi xuống!


Kính thưa các đồng chí đại biểu khách quý, thưa Đại hội. Trong phiên nội bộ, Đại hội
chúng ta đã bầu Đoàn chủ tịch gồm ……….. đồng chí.


Xin trân trọng giới thiệu:


1. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
2. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
3. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
4. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
5. Đ/c: <b>……….. </b>– ………..
Kính mời Đồn chủ tịch lên làm việc


Đại hội đã thống nhất giới thiệu 2 đồng chí trong đồn thư ký.
Đ/c: <b>……….</b>


Đ/c: <b>………...</b>.
Kính mời Đoàn thư ký lên làm việc


<i>(Đoàn Chủ tịch và thư ký lên vị trí)</i>


Tơi xin trân trọng giới thiệu và kính mời đồng chí đ/c ………..
Thay mặt Đoàn Chủ tịch lên khai mạc đại hội. Xin trân trọng kính mời đồng chí.


<i><b>(Đ/c …….. đọc xong diễn văn khai mạc )</b></i>



<b>4. Đoàn thiếu nhi chào mừng Đại hội. </b><i><b>(Đ/c ……….)</b></i>


Đại hội Đồn TNCS Hồ Chí Minh …… lần thứ ……nhiệm kỳ ……. rất vui mừng được
đón các em TNNĐ trường ………..… thay mặt cho ………. Đội viên thiếu
niên nhi đồng trong ……. đến chúc mừng Đại hội. Đề nghị Đại hội nhiệt liệt chào mừng!


<i>(Sau trống chào mừng và phát biểu của các em Đội viên xong).</i>


Thay mặt Đoàn chủ tịch và Đại hội chúc các em chăm ngoan, học giỏi, nói lời hay, làm
việc tốt phấn đấu trở thành đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.


Xin trân trọng kính mời đồng chí ……… thay mặt Đoàn chủ tịch và Đại hội tặng quà cho
các em.


<i>(Sau khi tặng quà xong và Đoàn thiếu nhi ra khỏi hội trường)</i>


<b>5. Giới thiệu tặng hoa: </b><i><b>(Đ/c ……….)</b></i>
<i><b>Kính thưa đồn chủ tịch !</b></i>


<i><b>Kính thưa các vị đại biểu khách quý!</b></i>
<i><b>Thưa Đại hội!</b></i>


Đại hội Đồn TNCS Hồ Chí Minh ………… lần thứ …….. nhiệm kỳ …….. rất vui mừng
và phấn khởi được đón các đồng chí lãnh đạo ……….các đồng chí lãnh đạo
……… đã về dự và động viên tuổi trẻ huyện nhà.


- Thay mặt Đoàn chủ tịch Đại hội, tơi xin trân trọng giới thiệu và kính mời đồng chí
………


lên tặng hoa chúc mừng Đại hội



Xin trân trọng kính mời đồng chí …………. Đồn chủ tịch và Đại hội nhận hoa chúc
mừng.


<i>(Tặng xong)</i>Xin cảm ơn đồng chí ………..………..!


Đại hội còn nhận được hoa và quà chúc mừng của ……….. trong ……..đến chúc mừng
Đại hội.


Thay mặt Đoàn chủ tịch và Đại hội, xin chân thành cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của các
đồng chí đã đến động viên và chúc mừng Đại hội.


Xin kính xin trân trọng cảm ơn.


<i>(Vỗ tay)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Kính thưa các vị đại biểu!
Thưa Đại hội!


Để đánh giá kết quả hoạt động công tác đoàn và phong trào TTN trong nhiệm kỳ qua, đề ra
phương hướng nhiệm vụ công tác trong nhiệm kỳ tới.


Tơi xin trân trọng giới thiệu và kính mời đồng chí ………… thay mặt Đồn chủ tịch lên
trình bày báo cáo chính trị của Đại hội.


Xin kính mời đồng chí!


<b>9. Điều hành tham luận: </b><i><b>(Đ/c …………..)</b></i>


<i><b>Kính thưa các vị đại biểu!</b></i>


<i><b>Thưa Đại hội!</b></i>


Tại phiên nội bộ, Đại hội chúng ta đã có các ý kiến tham luận của các đồn đại biểu đóng
góp vào báo cáo cơng tác Đồn và phong trào TTN ……. nhiệm kỳ ……., phương hướng
nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ ………..


Hôm nay, Đại hội chúng ta tiếp tục thảo luận đóng góp ý kiến.


Làm theo chương trình, tơi xin trân trọng giới thiệu: Đ/c………
……….……….
Lên phát biểu tham luận về………..


Xin kính mời đồng chí!


<i><b>(Sau ý kiến tham luận)</b></i>


Xin cảm ơn ý kiến tham luận của đồng chí !


Tiếp theo chương trình tơi xin trân trọng giới thiệu đồng chí………….….. lên tham luận
về vấn đề………


<i><b>(Sau ý kiến tham luận)</b></i>


Xin cảm ơn ý kiến tham luận của đồng chí!


<b>Kết thúc tham luận :</b>


<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu!</b></i>
<i><b>Thưa đại hội!</b></i>



Chương trình tham luận của Đại hội xin dừng tại đây. Đoàn chủ tịch Đại hội xin tiếp nhận
các ý kiến đóng góp bằng văn bản của các đại biểu gửi về đoàn thư ký để tổng hợp, tiếp thu bổ
sung vào báo cáo và phương hướng.


<b>*Đại hội giải lao</b>


Xin kính mời Đại hội giải lao 10 phút


<b>10. Trao huy chương vì thế hệ trẻ: </b><i><b>(Đ/c …………)</b></i>
<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu!</b></i>


<i><b>Thưa đại hội!</b></i>


Trong thời gian qua Đồn TNCS Hồ Chí Minh ……….. ln đón nhận được sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, các ban ngành đồn thể. Để
ghi nhận những đóng góp trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và xây dựng tổ chức Đoàn.


Sau đây tôi xin thông qua quyết định trao tặng kỷ niệm chương “<i>vì thế hệ trẻ</i>”.
<i>(Có văn bản riêng)</i>


Xin trân trọng giới thiệu và kính mời các đồng chí ……. – …………lên nhận kỷ niệm
chương vì thế hệ trẻ.


Xin trân trọng kính mời đồng chí: …………- Bí thư Tỉnh đồn ….. lên trao tặng kỷ niệm
chương


Xin trân trọng kính mời đồng chí!


<i>(Sau khi trao tặng kỷ niệm chương xong)</i>



<b>11. Giới thiệu lãnh đạo Đoàn cấp trên phát biểu:</b><i><b> (Đ/c ………..)</b></i>
<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu!</b></i>


<i><b>Thưa đại hội!</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Về dự và chỉ đạo Đại hội của chúng ta hôm nay xin trân trọng giới thiệu và kính mời đồng
chí ………. – ………. lên phát biểu ý kiến chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho tuổi trẻ …….. nhà.


Xin trân trọng kính mời đồng chí!


Thay mặt Đồn Chủ tịch và Đại hội xin trân trọng cảm ơn và tiếp thu ý kiến chỉ đạo của
đồng chí Bí thư Tỉnh đồn.


Kính chúc đồng chí và gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc!


<b>11. Giới thiệu lãnh đạo lên phát biểu:</b><i><b> (Đ/c …………)</b></i>
<i><b>Kính thưa các vị đại biểu!</b></i>


<i><b>Thưa Đại hội!</b></i>


Trong nhiệm kỳ qua, cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi …….. nhà ln được
đón nhận sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban thường vụ ……., Thường trực HĐND, UBND
…………


Tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mời đồng chí ……… – ………….. lên phát biểu giao
nhiệm vụ cho tuổi trẻ ………. nhà.


Xin trân trọng kính mời đồng chí!


<b>12. Phát biểu đáp từ:</b><i><b> (Đ/c …………..)</b></i>


<i><b>Kính thưa các vị đại biểu!</b></i>


<i><b>Thưa đại hội!</b></i>


Đại hội đại biểu Đồn TNCS Hồ Chí Minh …… ………. lần thứ ……. nhiệm kỳ ………,
trân trọng cảm ơn đồng chí ……… đến dự, ghi nhận, động viên chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho
Đại hội.


Thay mặt Đại hội và thế hệ trẻ huyện nhà, xin tiếp thu ý kiến chỉ đạo của các đồng chí.
Chúng tơi xin hứa ln đoàn kết, thống nhất hành động, học tập, lao động sáng tạo góp phần
cùng Đảng bộ và nhân dân trong ………. xây dựng ……… văn minh, giầu mạnh.


Kính chúc các đồng chí mạnh khoẻ, hạnh phúc! Xin trân trọng cảm ơn!


<b>13. Báo cáo kết quả bầu cử BCH, các chức danh, Đại biểu dự Đại hội cấp trên. </b><i><b>(Đ/c</b></i>
<i><b>……….)</b></i>


<i><b>Kính thưa các vị đại biểu!</b></i>
<i><b>Thưa Đại hội!</b></i>


Tại phiên nội bộ ngày …………. Đại hội đã bầu ra BCH Đoàn ………. khóa ……. gồm
….. đồng chí <i>.</i>


Sau đây tơi xin báo cáo danh sách Ban chấp hành Đồn ……… khố ……:


S


TT Họ và tên Chức vụ, đơn vị
1



2
3
4
5


Tại kỳ họp thứ nhất BCH Đồn huyện khóa XIII ngày 20/3/2007 đã bầu ra BTV, Bí thư,
Phó Bí thư huyện đồn và uỷ ban kiểm tra.


Tôi xin báo cáo kết quả bầu cử các chức danh Ban chấp hành Huyện đoàn Quỳnh Phụ tại
kỳ họp thứ nhất:


* Hội nghị bầu BTV gồm 07 đ/c :
S




TT Họ và tên Chức vụ, đơn vị
1


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

3

..


* Hội nghị BCH đã bầu đồng chí: …. …… giữ chức ……… và bầu đồng chí: …….. giữ
chức ………. đoàn.


Tại phiên họp nội bộ, Đại hội đã bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên gồm …...
đ/c.



* Trong đó đại biểu chính thức gồm …….. đ/c:
S




TT Họ và tên Chức vụ, đơn vị
1


2
3

.


* Đại biểu dự khuyết gồm ……đ/c:
S




TT Họ và tên Chức vụ, đơn vị
1


2


Đề nghị Đại hội nhiệt liệt chúc mừng!


Sau đây xin mời BCH Đồn TNCS Hồ Chí Minh …. khóa …….nhiệm kỳ ………. ra mắt
trước Đại hội và kính mời đ/c …….. phát biểu, hứa quyết tâm trước Đại hội.


Xin trân trọng kính mời đồng chí!



<b>15. Biểu quyết chỉ tiêu. </b><i><b>(Đ/c ……….)</b></i>
<i><b>Kính thưa các đại biểu!</b></i>


<i><b>Thưa đại hội!</b></i>


Trong thời gian thảo luận, Đại hội đã được nghe..… ..ý kiến tham luận của các đồn đại
biểu đóng góp, bổ sung vào báo cáo tổng kết nhiệm kỳ …… và phương hướng nhiệm kỳ tới.
Đại hội vinh dự được đồng chí ………. và đồng chí ………….. phát biểu giao nhiệm vụ cho
phong trào của tuổi trẻ ……….. nhà.


Sau đây, Đại hội biểu quyết các chỉ tiêu trong phương hướng cơng tác Đồn và phong trào
TTN nhiệm kỳ ………... Đại hội chúng ta biểu quyết 1 lần cho tất cả các chỉ tiêu. Xin ý kiến
Đại hội! Đại hội nhất trí cho biểu quyết! <i>(Biểu quyêt)</i>


Tôi xin thông qua các chỉ tiêu như sau:


<b>I- Về cơng tác tư tưởng văn hố:</b>


<b>II- Về cơng tác xây dựng tổ chức Đoàn, Hội và tham gia xây dựng Đảng, chính</b>
<b>quyền, các đồn thể nhân dân.</b>


<b>III- Về phong trào “5 xung kích, 4 đồng hành”</b>
<b>IV- Về cơng tác Đội, phong trào thiếu nhi:.</b>


<i><b>Kính thưa Đại hội!</b></i>


Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản trong phương hướng nhiệm kỳ …… thông qua trước Đại
hội!


Xin ý kiến đại hội !



- Đại biểu nào nhất trí cho biểu quyết. <i>(biểu quyết)</i>


- Đại biểu nào có ý kiến khác?


- Khơng có. Như vậy Đại hội đã nhất trí với các chỉ tiêu phương hướng cơng tác Đồn và
phong trào TTN nhiệm kỳ ………


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>16. Giới thiệu thư ký báo cáo dự thảo NQ Đại hội. </b><i><b>(Đ/c ………)</b></i>
<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu!</b></i>


<i><b>Thưa Đại hội!</b></i>


Tiếp theo chương trình, xin kính mời đồng chí:………..thay mặt Đồn thư ký lên
thơng qua dự thảo NQ Đại hội!


Xin kính mời đồng chí!


<b>17. Dự thảo NQ Đại hội. </b><i><b>(Đoàn thư ký) </b>(VB riêng)</i>


<b>18. Biểu quyết thơng qua NQ, bế mạc Đại hội. </b><i><b>(Đ/c ………..)</b></i>
<i><b>Kính thưa các đồng chí đại biểu!</b></i>


<i><b>Thưa Đại hội!</b></i>


Đại hội vừa nghe đồng chí:………..thay mặt Đồn thư ký thơng qua dự thảo
nghị quyết đại hội!


Xin Đại hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
- Đại biểu nào nhất trí cho biểu quyết?



- Đại biểu nào có ý kiến khác?


- Khơng có. Như vậy Đại hội đã biểu quyết thống nhất thông qua Nghị quyết của Đại hội.
Xin cảm ơn Đại hội!


Đề nghị Đại hội hãy thể hiện quyết tâm bằng một tràng pháo tay thật giòn giã.


<b>* Bế mạc Đại hội:</b><i>(VB riêng)</i>
<i>(Sau khi kết thúc diễn văn bế mạc)</i>


Xin kính mời các vị đại biểu khách q cùng tồn thể Đại hội đứng dậy làm lễ chào cờ.


<b>* Chào cờ bế mạc Đại hội:</b><i>(Chỉ hát Quốc ca)</i>


<b>PHẦN VI</b>


<b>NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN GIẢI QUYẾT SAU ĐẠI HỘI</b>


Bí thư hoặc phó bí thư đồn của khóa cũ triệu tập phiên họp thứ nhất của Ban chấp
hành khóa mới và chủ trì để bầu chủ tọa hội nghị. Sau đó chủ tọa hội nghị điều hành hội nghị
ban chấp hành khóa mới bầu ban thường vụ, các chức danh bí thư, phó bí thư . (Từ cấp huyện
trở lên có thêm phần bầu chức danh chủ nhiệm và các ủy viên ủy ban kiểm tra, phó chủ nhiệm
ủy ban kiểm tra do ủy ban kiểm tra họp bầu).


Hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo kết quả Đại hội lên đoàn cấp trên, bao gồm:
a-Biên bản Đại hội:


- Có chữ ký của thư ký đại hội và người thay mặt đồn chủ tịch.



- Có đóng dấu treo của Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội, hội nghị (từ đoàn cơ sở trở
lên).


b-Biên bản bầu cử các loại:


- Có chữ ký của trưởng ban kiểm phiếu và người thay mặt đồn chủ tịch.


- Có đóng dấu treo của Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội, hội nghị (từ đoàn cơ sở trở
lên).


c- Danh sách trích ngang Ban chấp hành mới có chữ ký của người thay mặt đồn chủ
tịch và đóng dấu treo (ghi theo thứ tự: Bí thư - Phó bí thư - Ủy viên thường vụ - Ủy viên Ban
chấp hành).


d- Danh sách chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, các ủy viên ủy ban kiểm tra (đối với cấp bộ
đoàn từ cấp huyện trở lên).


- Danh sách trích ngang đồn đại biểu đi dự Đại hội đồn cấp trên (nếu có).


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

mới của tổ chức đoàn cấp dưới mà chưa cần phải đầy đủ thủ tục. Trường hợp này, sau khi cơng
nhận xong, Ban Chấp hành mới có trách nhiệm hoàn chỉnh thủ tục như quy định.


3- Tổ chức báo cáo nhanh kết quả Đại hội, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể
thao chào mừng thành cơng của đại hội.


4- Xây dựng, thông qua ban hành quy chế hoạt động của ban chấp hành mới, phân công
nhiệm vụ các ủy viên ban chấp hành.


</div>

<!--links-->

×