Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Bệnh lao 1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.18 KB, 7 trang )

Bệnh Lao - Phần I
Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuận
Vài tuần qua (thời gian viết bài), dư luận thế giới xôn xao về một anh luật sư trẻ tuổi
mang chứng bệnh lao nguy hiểm vì do một loại vi trùng lao chống lại tất cả các thuốc
chữa hiện có. Anh làm xôn xao dư luận vì tuy mang chứng bệnh hiểm nghèo như vậy,
anh vẫn cãi lời bác sĩ đi du lịch lung tung qua nhiều nước và mới cưới vợ. Anh cho biết
có lẽ anh đã lây bệnh lao này từ chuyến viếng thăm Việt Nam năm 2006. Có thể lắm, vì
bệnh lao ở Việt Nam là một bệnh rất thông thường và đa số người mắc bệnh thuộc thành
phần nghèo khổ và lao lực quá mức, lại không có điều kiện chữa chạy tới nơi tới chốn
khiến vi trùng dễ chống lại thuốc trụ sinh. Không chỉ ở Việt Nam, bệnh lao hoành hành
khắp thế giới và mỗi năm giết hại gần 2 triệu người. 1/3 dân số thế giới bị nhiễm lao và
cứ mỗi giây là có một người mới mắc bệnh.
Triệu chứng
Chúng ta có thể nhiễm vi trùng lao trong người nhưng nhờ hệ miễn nhiễm, chúng ta
không bị bệnh. Cần phân biệt 2 dạng nhiễm trùng lao:
-Nhiễm lao: Còn gọi là bệnh lao ngầm (latent) không gây ra triệu chứng gì cả và cũng
không gây lây nhiễm.
-Bệnh lao thực sự: Nạn nhân có những triệu chứng bệnh thực sự và có thể lây cho người
khác. Tuy nhiên, dù có bệnh, nhiều người vẫn không có triệu chứng nhiều năm khiến gây
ra nhiều tổn hại cho cơ thể và lây cho người khác.
Hệ miễn nhiễm của chúng ta bắt đầu tấn công con vi trùng lao khoảng 2 tới 8 tuần sau khi
ta bị nhiễm vi trùng lao. Đôi khi vi trùng bị giết chết hết và nạn nhân khỏi bệnh hoàn
toàn. Trong những trường hợp khác, vi trùng vẫn tồn tại trong cơ thể dưới dạng thụ động
và không gây ra triệu chứng nào cả. Trong những trường hợp khác nữa, nạn nhân có thể
mắc bệnh thực sự ngay lần đầu nhiễm vi trùng lao.
Những triệu chứng của bệnh lao thực sự (active) gồm có:
-Ho kéo dài hơn 3 tuần lễ, có thể ra đờm có mầu hoặc có máu.
-Xuống cân không do ăn kiêng
-Mệt mỏi thường xuyên
-Sốt nhẹ thường xuyên
-Ra mồ hôi ban đêm


-Ớn lạnh thường xuyên
-Không ăn ngon miệng
-Đau ngực mỗi lần thở hay ho
Thường thì vi trùng lao tấn công phổi. Nhưng người ta cũng có thể bị bệnh lao ở bất cứ
đâu trong cơ thể như khớp xương, xương, đường tiểu, hệ thần kinh, bắp thịt, tủy xương
và hệ bạch huyết.
Khi bệnh lao tấn công một chỗ khác hơn phổi thì triệu chứng có thể thay đổi tùy chỗ. Thí
dụ lao xương sống sẽ gây ra đau lưng, lao thận có thể gây ra đi tiểu ra máu. Bệnh lao
cũng có thể tấn công toàn cơ thể, nhiều chỗ cùng lúc.
Nguyên nhân bệnh lao
Bệnh lao gây ra do con vi trùng tên Mycobaterium tuberculosis. Vi trùng này lây lan
bằng những giọt nhỏ li ti bắn ra không khí khi người bệnh lao thực sự (chưa được chữa
trị) ho, nói chuyện, cười, hát hay hắt xì.
Bệnh lao có thể lây nhiễm nhưng cũng không dễ gì mắc bệnh. Cần phải tiếp xúc thân cận
với người bệnh một thời gian dài mới bị lây. Do đó, ta dễ bị lây từ người nhà hay người
làm việc cùng chỗ hơn là từ kẻ lạ trên xe buýt hay nhà hàng. Một người bị bệnh lao thông
thường (không kháng thuốc) sau khi đã được chữa trị đúng mức 2 tuần sẽ không còn lây
cho người khác. Rất hiếm mới có trường hợp người mẹ mang thai bị lao và truyền vi
trùng này cho đứa bé trong bụng.
Khác nhau giữa bị nhiễm lao và bệnh lao thực sự (active)
- Nhiễm lao nhưng không bệnh - Khoảng 2 tới 8 tuần sau khi phổi bị nhiễm vi trùng lao,
hệ miễn nhiễm của bệnh nhân sẽ bắt đầu hoạt động. Loại bạch huyết cầu đặc biệt có khả
năng nuốt vi trùng hay vật làm hại khác (macrophages) sẽ “bao vây” con vi trùng lao và
tạo thành một “bức tường” quanh nó trong phổi. Vi trùng lao này có thể bị “nhốt” trong
bức tường này nhiều năm, chúng vẫn còn sống nhưng ở dưới dạng “ngủ”. Đây là trường
hợp nạn nhân bị nhiễm lao và khi thử lao sẽ có phản ứng dương tính. Tuy vậy, nạn nhân
không có triệu chứng gì cả, không bệnh và không lây cho người khác.
- Bệnh lao thực sự - Đôi khi, hệ miễn nhiễm bị thất bại trong việc chống vi trùng lao.
Chúng sẽ làm các bạch huyết cầu nói trên chụm lại thành 1 khối gọi là granuloma trong
đó các vi trùng lao sống và sinh sôi nẩy nở. Các khối này lớn dần,trờ thành một cục hạch

mà nhân chính giữa là một đám chất nhầy. Lâu dần, những cục hạch này có thể vỡ ra và
chất nhầy trong có chứa vi trùng lao chảy vào cuống phổi tạo thành những lỗ hổng
(cavities) trong phổi. Lúc này, bệnh nhân đang mắc bệnh lao thực sự (active). Những lỗ
hổng này được tiếp xúc với dưỡng khí rất nhiều nên trở thành môi trường lý tưởng cho vi
trùng sống mạnh và gia tăng số lượng. Vi trùng sẽ lan tới toàn phổi và những bộ phận
khác của cơ thể.
Bệnh lao thực sự rất nguy hiểm và có thể lây lan - Bệnh nhân bệnh lao thực sự thường là
thấy không khỏe và có những triệu chứng kể trên. Tuy nhiên, người ta có thể vẫn đang
mang bệnh lao thực sự mà không có triệu chứng gì cả và vì vậy có thể lây bệnh cho
người khác khi họ ho, hắt xì hay nói chuyện. Nếu không được chữa, đa số các bệnh nhân
có bệnh lao thực sự sẽ chết. Những người sống sót có thể vẫn phải bị những triệu chứng
kinh niên như đau ngực, ho ra máu hoặc hệ miễn nhiễm làm việc trở lại và bệnh lao lùi
bước.
Đôi khi người ta có thể bị bệnh lao thực sự rất nhiều năm sau khi bị nhiễm lao. Bệnh lao
thực sự sẽ xẩy ra khi hệ miễn nhiễm của người bệnh không còn đủ sức giữ những con vi
trùng lao trong dạng “ngủ” nữa và chúng tràn ra ngoài bức tường giữ chúng. Bệnh sẽ xẩy
ra khi người bệnh ở vào một trong những trường hợp sau: tuổi già, nghiện rượu hay ma
túy, thiếu dinh dưỡng, đang trị liệu hóa học, uống những thuốc như steroid lâu năm, bị
những bệnh như HIV/AIDS. 1 trong 10 người nhiễm lao sẽ trở thành bệnh lao thực sự
một lúc nào đó trong đời họ. Năm đầu tiên là năm dễ bị bệnh nhất. Nhưng bệnh có thể
không xuất hiện cho đến vài chục năm sau.

Bệnh Lao - Phần II

Tại sao bệnh lao đang xẩy ra nhiều hơn ở Mỹ?
Tại nước Mỹ, con số người bị lao giảm dần từ những năm 1940 và 1950, phần lớn là nhờ
sự công hiệu của những thuốc trụ sinh chống lao và cũng nhờ hệ thống y tế công cộng
hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh này vẫn còn là một vấn nạn lớn. Hằng triệu người Mỹ bị
nhiễm lao mà không có triệu chứng gì cả, một số những người này sẽ trở thành có bệnh
lao thực sự. Trên thế giới, vấn đề còn trầm trọng hơn nhiều. 1 phần 3 dân số địa cầu bị

nhiễm lao. Bệnh nhân mới nhiễm bệnh và những trường hợp tử vong đang tăng lên.
Những vùng nặng nhất là Phi Châu vùng sub Sahara và vùng Đông nam Á.
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng nguyên nhân chính vẫn là sự lan rộng của bệnh HIV.
Hai con vi trùng HIV và lao có liên hệ mật thiết, con này hỗ trợ cho con kia. Khi cơ thể bị
nhiễm HIV, hệ miễn nhiễm bị ảnh hưởng trầm trọng khiến cơ thể không thể chống chọi
được vi trùng lao. Vì vậy bệnh nhân HIV dễ đi từ nhiễm lao đến mắc bệnh lao thực sự,
nhiều hơn những người không bị HIV rất nhiều lần. Bệnh lao là bệnh gây ra cái chết
nhiều nhất cho những bệnh nhân AIDS, không những vì họ dễ bị mắc lao thực sự hơn mà
còn vì bệnh lao làm vi trùng HIV nẩy nở nhanh chóng hơn. Một trong những triệu chứng
khiến người ta nghĩ tới bệnh HIV là người bệnh bị mắc lao bất thình lình, và thường bị
lao ở một chỗ khác, không phải ở phổi như thông thường.
Những yếu tố khác:
- Điều kiện sinh sống đông đúc: Nhà tù, nơi trú ẩn của người không nhà, nhà dưỡng lão....
- Số người nhập cư từ những nước ngoài Mỹ gia tăng nhiều: hơn phân nửa số case bị lao
ở Mỹ hiện nay là ở người nhập cư.
- Tình trạng nghèo, thiếu săn sóc y tế khiến việc chữa bệnh không đầy đủ.
- Vi trùng lao gia tăng mức chống thuốc khiến phải dùng thuốc mới và kéo dài thời gian
chữa trị, lại dễ lây lan.
Ai dễ mắc bệnh lao?
Những người sau đây có cơ hội nhiễm trùng cao:
- Người có hệ miễn nhiễm kém: bệnh nhân HIV/AIDS, tiểu đường, bệnh phổi silicosis,
bệnh nhân đang dùng thuốc steroids hay thuốc chữa thấp khớp, hóa học trị liệu...
- Thân cận với người mắc bệnh trong thời gian dài
- Người từ những nước có mức nhiễm lao cao như châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh,
Xô Viết.
- Tuổi già
- Nghiện rượu hay ma túy
- Suy dinh dưỡng
- Thiếu săn sóc y tế
- Sống hay làm việc ở những nơi đông người và không thoáng khí như nhà tù, viện dưỡng

lão
- Du lịch quốc tế
Khi nào nên đi khám bệnh?
- Nên đi khám bệnh ngay khi bạn có những triệu chứng như sốt nhiều ngày, xuống cân
không có nguyên do rõ rệt, ra mồ hôi ban đêm. Những triệu chứng này có thể là của bệnh
lao nhưng cũng có thể do các bệnh khác. Bác sĩ cần làm thử nghiệm để định bệnh.
Ngay cả khi bạn không có triệu chứng, nếu bạn ở vào trong những trường hợp sau, bạn
cũng nên đi thử phản ứng lao (TB skin test):
- Mắc bệnh HIV
- Thân cận hằng ngày với người đang bị lao thực sự (active TB)
- Làm việc chỗ đông người và không thoáng khí
Phản ứng da của bệnh Lao
Phản ứng Mantoux được coi là chính xác nhất để thử xem một người có bị nhiễm lao
chưa. Bác sĩ sẽ chích vào da bạn 0.1 cc thuốc PPD tuberculin tức chất lấy từ vi trùng lao.
Sau 48 tới 72 giờ, kết quả được đọc. Bênh nhân có phản ứng dương khi vết chích bị sưng
đỏ lên, tức có phản ứng với chất tuberculin do trước đó bệnh nhân đã từng có nhiễm lao.
Tuy nhiên, thử nghiệm này cũng không phải là hoàn hảo vì có thể bị dương hay âm “giả”.
Dương “giả” là khi bệnh nhân bị nhiễm những vi trùng mycobacteria khác hơn là TB
hoặc đã được chích ngừa lao BCG, một loại chủng ngừa thường được dùng ở những nước
có chỉ số nhiễm lao cao (như Việt Nam) nhưng không được dùng ở Mỹ.
Nếu bạn có phản ứng dương tính, bạn sẽ được cho đi chụp hình phổi. Hình quang tuyến
phổi có thể cho thấy những chấm trắng là nơi các vi trùng lao được quây lại trong “bức
tường”. Nó cũng có thể cho thấy những cục đặc hay rỗng trong phổi do lao active gây ra.
Nếu hình phổi cho thấy có những vết kể trên, bạn sẽ được cho đi cấy vi trùng lao từ chất
đờm lấy trong bao tử của bạn. Sau khi cấy ra vi trùng lao, vi trùng này sẽ được thử
nghiệm xem hợp với thuốc nào và chống thuốc nào để có thể chữa trị hữu hiệu.
Nếu bạn có phản ứng âm tính, tức vết chích hoàn toàn không sưng đỏ, có nghĩa bạn chưa
từng bị nhiễm lao. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh nhân đang bị lao thực sự nhưng
lại có phản ứng da âm tính. Lý do gồm có:
- vừa mới nhiễm lao nên cơ thể chưa có phản ứng. Phải chờ 8 đến 10 tuần. Có thể cần

phải thử lại.
- hệ miễn nhiễm bị yếu không phản ứng lại được, thí dụ như bệnh nhân HIV.
- vừa chủng ngừa bằng loại thuốc có siêu vi còn sống.
- bệnh lao quá nặng khiến cơ thể không còn sức kháng cự.
- thử không đúng cách, chích tuberculin quá sâu dưới da thay vì trong làn da.
Bệnh lao ở trẻ em
Khó định bệnh lao ở trẻ em hơn là ở người lớn. Lý do: Trẻ em nhiều khi không có triệu
chứng bệnh lao dù đang bị lao nặng. Chúng lại hay nuốt đờm khiến việc thử nghiệm đờm
khó khăn. Chúng cũng có thể không phản ứng lại thử nghiệm da Mantoux. Trường hợp
này nên thử nghiệm nơi người lớn thân cận với em để tìm bệnh thì có thể định bệnh nơi
trẻ em.
Bệnh lao ở bệnh nhân AIDS
Cũng khó định bệnh lao ở nạn nhân bệnh AIDS vì những triệu chứng của 2 bệnh rất
giống nhau. Bệnh nhân AIDS cũng có thể không phản ứng lại thử nghiệm da, quang
tuyến X hay cấy vi trùng từ đờm.
Biến chứng của bệnh lao
Bệnh lao phổi gây ra những thương tích vĩnh viễn nếu không được định bệnh và chữa trị
sớm. Bệnh cũng có thể lan tới những cơ quan khác của cơ thể khiến nguy hiểm đến tính
mạng nếu chữa trị không đầy đủ. Thí dụ như lao xương gây ra đau đớn, nhọt trong xương
và khớp bị hủy hại.
Hai hình thức lao nguy hiểm nhất là lao màng óc và lao toàn diện (miliary), hai hình thức
này dễ xẩy ra ở trẻ em.
Bệnh lao tái phát là biến chứng nguy hiểm nhất vì vi trùng có thể kháng thuốc khiến chữa
trị khó khăn.

Bệnh Lao - Phần III

Chữa trị
Cho đến giữa thế kỷ thứ 20, bệnh nhân lao thường được cho ở cách ly trong những bệnh
viện riêng, nhiều khi hằng mấy năm trời. Nơi đây có chỗ thoáng khí, lạnh, thức ăn đầy

đủ, và bệnh nhân bị bắt buộc phải nghỉ ngơi. Tất cả những phương cách này được tin là
sẽ làm phổi lành bệnh mau chóng. Ở cách ly như vậy còn có lợi là ngăn ngừa được sự lây
lan của bệnh.
Tuy nhiên, ngày nay, thuốc men là phương cách chữa bệnh chính. Bệnh nhân được cho
uống trụ sinh chống lao từ 6 tới 12 tháng, tùy theo tuổi, sức khỏe tổng quát, kết quả của
các thử nghiệm vi trùng và tùy theo nạn nhân bị nhiễm lao hay bệnh lao thực sự.
Chữa nhiễm lao:
Nếu bạn chỉ bị nhiễm lao mà không có bệnh lao thực sự, có thể bạn sẽ được cho uống
thuốc “ngừa” để giết hết những vi trùng lao dưới dạng “ngủ” và sau này có thể biến thành
bệnh thực sự. Bạn phải uống thuốc izoniazide mỗi ngày trong từ 6 tới 9 tháng. Thuốc này
có thể gây ra nguy hiểm cho gan, bạn cần được thử nghiệm thường xuyên để phát giác
sớm biến chứng về gan. Nên tránh thuốc Tylenol và rượu là những thứ hại cho gan.
Chữa bệnh lao thực sự:
Nếu bạn được định bệnh là mắc lao thực sự, bạn sẽ được cho uống 4 thứ thuốc:
isoniazide, rifampin, ethambutol và pyrazinamide. Sau đó bác sĩ có thể đổi thuốc tùy theo
kết quả thử nghiệm vi trùng của bạn nhưng bạn vẫn phải tiếp tục uống nhiều thứ thuốc
một lúc. Sau một vài tháng, có thể ngưng một hay hai thứ thuốc tùy theo tiến triển của
bệnh. Các thuốc này có thể được tổng hợp thành 1 viên thuốc. Đôi khi bạn có thể phải
nằm bệnh viện 2 tuần cho đến khi chắc chắn là bạn không còn khả năng lây nhiễm cho
người khác.
Cần phải được chữa đầy đủ
Vi trùng lao mọc rất chậm, do đó sự chữa trị bệnh lao thực sự phải kéo dài từ 6 tới 12
tháng. Sau vài tuần, bạn không còn khả năng lây nhiễm và sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy
nhiên, bạn cần phải uống đầy đủ thuốc đúng như lời dặn của bác sĩ và phải uống hết
thuốc. Ngưng thuốc sớm hoặc bữa uống bữa không sẽ làm vi trùng kháng thuốc, rất khó
chữa. Những vi trùng kháng thuốc này có thể gây ra tử vong, nhất là cho những người đã
sẵn có hệ miễn nhiễm kém.
Đôi khi, để chắc chắn là bệnh nhân uống đủ thuốc, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp DOTS
(directly observed therapy short course) tức người y tá sẽ đến tận nhà cho bạn uống thuốc
mỗi ngày.

Những tác dụng phụ của thuốc lao
Những thuốc trụ sinh kháng lao cũng ít khi gây tác dụng phụ nhưng nếu có thì những tác
dụng này lại vô cùng nghiêm trọng. Tất cả các thuốc chống lao đều độc cho gan.
Rifampin có thể gây ra triệu chứng giống bệnh cúm nặng như sốt, ớn lạnh, đau nhức bắp
thịt, buồn nôn, ói mửa. Gọi bác sĩ của bạn ngay nếu bạn có những triệu chứng sau:
-Buồn nôn, ói mửa
-Không muốn ăn
-Da vàng
-Sốt kéo dài quá 3 ngày mà không có nguyên nhân rõ rệt như cảm hay cúm
-Đau trong bụng
-Nhìn không rõ hoặc không thấy rõ mầu
Chữa bệnh lao kháng thuốc
Vi trùng lao chống nhiều thuốc (Multi Resistant TB - MDRTB) là loại không thể chữa
được bằng 2 thứ trụ sinh giết vi trùng lao mạnh nhất là isoniazide và rifampin. Sở dĩ có
loại vi trùng lao này là do bệnh nhân không uống đầy đủ thuốc trong khoảng thời gian ấn
định hoặc đã được chữa bằng thuốc không thích hợp. Vi trùng không bị giết chết nên có
thì giờ thay đổi DNA để có thể kháng lại những thuốc thông dụng được dùng đầu tiên.
Anh luật sư nói trên đã nhiễm phải loại vi trùng kháng thuốc này.
Vẫn có thể chữa được bệnh lao MDR nhưng phải dùng loại thuốc hạng nhì với độ độc
cao hơn nhiều và phải chữa trong 2 năm. Ngay cả khi chữa thành công, bệnh nhân phải

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×