Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

TRUYỀN THÔNG đại CHÚNG và dư LUẬN xã hội về HOẠT ĐỘNG QUỐC hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 256 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VŨ TUẤN HÀ

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
VỀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VŨ TUẤN HÀ

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
VỀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI

Ngành


: Báo chí học

Mã số

: 93 20 101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Anh

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án

Vũ Tuấn Hà


LỜI CÁM ƠN
Luận án này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy PGS.TS
Hồng Anh và các thầy cơ khoa Phát thanh – Truyền hình, khoa Quan hệ
cơng chúng và Quảng cáo Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhân đây em
xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Hoàng Anh, người đã trực tiếp
hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình làm luận án. Em cũng xin bày tỏ
sự biết ơn đến các thầy cơ khoa Phát thanh – Truyền hình, khoa Quan hệ công
chúng và Quảng cáo đã tạo điều kiện về mọi mặt từ học thuật đến quỹ thời

gian và động viên tinh thần để em có thể hồn thành luận án này.
Tôi cũng xin trân trọng cám ơn các nhà báo chuyên trách Quốc hội, các
Đại biểu Quốc hội, cùng các đồng chí cán bộ lãnh đạo và nguyên lãnh đạo
Quốc hội đã trực tiếp giúp đỡ và cung cấp thông tin quan trọng liên quan đến
chủ đề nghiên cứu của luận án này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên để tơi hồn thành luận án này.
Tác giả luận án

Vũ Tuấn Hà


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BMNN:
DLXH

Bộ máy Nhà nước
Dư luận xã hội

ĐHQG:

Đại học Quốc Gia

GSXH:

Giám sát xã hội

NNPQXHCN:


Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa

NCS

Nghiên cứu sinh

PBXH:

Phản biện xã hội

TBT:

Tổng biên tập

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

KTNN:

Kinh tế nhà nước

N :

Tổng mẫu

XHCNVN:

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam


VBPL:

Văn bản pháp luật

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

KTTT:

Kinh tế thị trường

ĐHKHXH&NV: Đại học khoa học xã hội và nhân văn
KHXH&NV:

Khoa học xã hội và nhân văn

PVS:

Phỏng vấn sâu

NLĐ:

Người lao động

ĐB

Đại biểu

NXB:


Nhà xuất bản

TT :

Truyền thông

TTĐC

Truyền thông đại chúng

YTPL:

Ý thức pháp luật


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Đặc trưng của mẫu khảo sát 1 ........................................................... 9
Bảng 1.2. Đặc trưng của mẫu khảo sát 2 ........................................................ 10
Bảng 3.1 Số lượng thông điệp đã đăng tải trên các phương tiện truyền thông
về hoạt động của Quốc hội ................................................................... 76
Bảng 3.2 Số bài đăng về Quốc hội từ tháng 9 đến tháng 12 trên báo Nhân Dân
(phụ lục) ................................................................................................ 77
Bảng 3.3 Số bài đăng về Quốc hội của Báo Tuổi trẻ (phụ lục) ...................... 78
Bảng 3.4 Những thông tin đăng tải trước trong và sau Kỳ họp X Quốc hội
khóa 13 (phụ lục) .................................................................................. 79
Bảng 3.5 Các bài báo loại tin, cụm tin, phóng sự, bình luận, phỏng vấn được
đăng tải trước trong và sau Kỳ họp 3 Quốc hội Khóa 14 một tháng
(phụ lục) ................................................................................................ 80
Bảng 3.6 Thời gian đăng tải thông điệp trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa

13 (phụ lục) ........................................................................................... 81
Bảng 3.8: Mức độ và đánh giá về các cách định hướng dư luận về hoạt động
Quốc hội (%) (phụ lục) ........................................................................ 83
Bảng 3.9: Cách thức nhà báo phản ánh (thể hiện) dư luận về hoạt động của
Quốc hội (%). (phụ lục) ....................................................................... 85
Bảng 3.10 Đánh giá mức ý nghĩa của các thông điệp đã đăng tải trên TTĐC
về 4 loại hoạt động căn bản của Quốc hội (phụ lục) ........................... 87
Bảng 3.11 Ý nghĩa công bố họp báo về nội dung của phiên họp Quốc hội (phụ
lục) ........................................................................................................ 88
Bảng 3.12 Đánh giá mức ý nghĩa của việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc
hội (phụ lục).......................................................................................... 89
Bảng 3.13 Đánh giá mức độ cần thiết của truyền thông định hướng các hoạt
động lập pháp của Quốc hội (%) (phụ lục) ......................................... 93


Bảng 3.14: Mức độ cần thiết của truyền thông đối với các giai đoạn của hoạt
động giám sát tối cao của Quốc hội . (%) (phụ lục) ............................. 96
Bảng 3.15: Định hướng dư luận về việc Ra quyết định về các vấn đề quan
trọng của Đất nước (%) (phụ lục) ......................................................... 99
Bảng 3.16. Đánh giá của nhà báo về việc Đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri (phụ
lục)....................................................................................................... 101
Bảng 4.1 Mức độ quan tâm của người dân về các phiên họp của Quốc hội. 106
Bảng 4.2 Người dân Hà Nội đọc báo (phụ lục) ............................................ 107
Bảng 4.3. Người dân Hà Nội xem truyền hình (phụ lục)............................ 109
Bảng 4.4. Tương quan địa bàn về mức độ xem kênh VTV1 (phụ lục) ........ 109
Bảng 4.5. Mức độ người dân Hà Nội nghe đài % (phụ lục) ......................... 110
Bảng 4.6 Tương quan nghề nghiệp với mức độ nghe Đài Tiếng nói Việt Nam
(phụ lục) .............................................................................................. 111
Bảng 4.7 Ý kiến của người dân về định hướng dư luận xã hội về các vấn đề
của Quốc hội trong các tờ báo (%) (phụ lục) ..................................... 111

Bảng 4.8 Ý kiến của người dân về thể hiện dư luận xã hội về các vấn đề của
Quốc hội trong các tờ báo (phụ lục) .................................................. 112
Bảng 4.9 Tương quan nghề nghiệp và mức độ quan tâm của người dân về việc
công khai thông tin (phụ lục).............................................................. 113
Bảng 4.10 Mức độ quan tâm hoạt động lập pháp của Quốc hội (phụ lục) ... 115
Bảng 4.11 Mức độ quan tâm của người dân về hoạt động lập pháp ............. 116
của Quốc hội theo tương quan nghề nghiệp (phụ lục) .................................. 116
Bảng 4.12 Ý kiến của người dân về việc chỉnh sửa các luật đã được ban hành
(phụ lục) .............................................................................................. 121
Bảng 4.13 Ý kiến của người dân đối với việc chỉnh sửa các luật đã được ... 121
ban hành theo tương quan nghề nghiệp (phụ lục) ......................................... 121
Bảng 4.14 Ý kiến của người dân về q trình thơng qua các luật (phụ lục) 123


Bảng 4.15 Ý kiến của người dân về quá trình thông qua các luật theo tương
quan nghề nghiệp (phụ lục) ................................................................ 123
Bảng 4.16 Ý kiến của người dân về quá trình tổ chức thực hiện các luật đã
được thơng qua (phụ lục) .................................................................... 124
Bảng 4.17 Tương quan nghề nghiệp về ý kiến của người dân về quá trình tổ
chức thực hiện các luật đã được thông qua (phụ lục) ......................... 124
Bảng 4.18 Ý kiến của người dân về việc giám sát hoạt động của Quốc hội
(phụ lục) .............................................................................................. 126
Bảng 4.19 Tương quan nghề nghiệp về ý kiến người dân về việc giám sát hoạt
động của Quốc hội (phụ lục) .............................................................. 126
Bảng 4.20 Ý kiến của người dân về vai trò của các hoạt động của Quốc hội
(phụ lục) .............................................................................................. 127
Bảng 4.21 Ý kiến của người dân về những vấn đề cần đạt được trong các
phiên họp chất vấn của Quốc hội (phụ lục) ........................................ 128
Bảng 4.22 Ý kiến của người dân về các tin tức trên PTTTĐC về các phiên
họp của Quốc hội theo nhóm tuổi (phụ lục) ....................................... 129

Bảng 4.23 Tin tức trên PTTĐC để cử tri giám sát các hoạt động của Quốc hội
(phụ lục) .............................................................................................. 130
Bảng 4.24 Ý kiến của người dân về hoạt động giám sát của Quốc hội (phụ
lục) ...................................................................................................... 131
Bảng 4.25 Tin tức trên PTTTĐC giúp người dân biết thái độ của đại biểu
Quốc hội đối với các vấn đề cử tri quan tâm (phụ lục) ...................... 132
Bảng 4.26 Ý kiến của người dân về hoạt động quyết định các vấn đề quan
trọng của Quốc hội (phụ lục) .............................................................. 134
Bảng 4.27 Đánh giá của người dân về vai trò của Quốc hội trong việc ....... 134
quyết định các hoạt động quan trọng của Đất nước (phụ lục) ...................... 134
Bảng 4.28 Tương quan nghề nghiệp với đánh giá của người dân về vai trò của
Quốc hội trong việc quyết định các hoạt động quan trọng của Đất nước
(phụ lục) .............................................................................................. 135


Bảng 4.29 Ý kiến của người dân về hoạt động Quốc hội với cử tri (phụ lục) ... 136
Bảng 4.30 Mức độ quan tâm tới tin tức về việc cử tri tiếp xúc với đại biểu Quốc
hội sau các kỳ họp diễn ra theo tương quan nhóm tuổi (phụ lục) ........... 137
Bảng 4.31 Tương quan nghề nghiệp với ý kiến của người dân về việc cử tri
tiếp xúc với đại biểu Quốc hội sau các kỳ họp (phụ lục) ................... 137
Bảng 5.1 Biện pháp tăng cường hiệu quả các kênh truyền thông đại chúng về
hoạt động của Quốc hội (%) ............................................................... 142
Bảng 5.3 Đánh giá của người dân về việc cung cấp thông tin tạo nên dư luận
xã hội về kỳ họp X, Quốc hội Khóa 13 so với Khóa trước (phụ lục) 144
Bảng 5.4 Tương quan giữa địa bàn và đánh giá của người trả lời về việc cung
cấp thông tin tạo nên dư luận xã hội của kỳ họp X Khóa 13 so với các
kỳ họp trước (%) (phụ lục) ................................................................. 144
Bảng 5.6 Các đề xuất tăng cường hiệu quả tiếp xúc thông điệp của công
chúng (%) (phụ lục) ............................................................................ 150



MỤC LỤC
Mở đầu ............................................................................................................. 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .......................................................................................... 13
1.1.Những cơng trình nghiên cứu về truyền thơng đại chúng .............. 13
1.2.Những cơng trình nghiên cứu về dư luận xã hội ............................ 23
1.3.Những cơng trình nghiên cứu về Quốc hội Việt Nam .................... 39
1.4.Giá trị, hạn chế của các cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án
và những vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ ............................................. 47
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ NGHIÊN CỨU
TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG
QUỐC HỘI ..................................................................................................... 52
1.1.Một số khái niệm cơng cụ ............................................................... 52
1.2. Các mơ hình và lí thuyết truyền thơng........................................... 58
1.3 .Một số tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu dư luận xã hội về hoạt
động Quốc hội ....................................................................................... 66
1.4. Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt
động Quốc hội ....................................................................................... 69
1.5. Quan điểm của Đảng ta về báo chí ................................................ 70
Chương 2: TRUYỀN THƠNG ĐẠI CHÚNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
QUỐC HỘI .................................................................................................... 74
2.1.Thực trạng truyền thông đại chúng đối với hoạt động Quốc hội ......... 74
2.2.Truyền thông đại chúng đối với hoạt động lập pháp của Quốc hội 90
2.3.Truyền thông đại chúng đối với hoạt động giám sát của Quốc hội ..... 94
2.4.Truyền thông đại chúng đối với hoạt động quyết định các vấn đề
quan trọng của Quốc hội ....................................................................... 98
2.5.Truyền thông đại chúng đối với hoạt động tiếp xúc cử tri ........... 100



Chương 3: DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI . 106
3.1.Thực trạng dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội............................ 106
3.2.Thực trạng DLXH về hoạt động lập pháp của Quốc hội .................. 114
3.3.Thực trạng dư luận xã hội về hoạt động giám sát của Quốc hội ......... 125
3.4.Dư luận xã hội về chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của
Đất nước .............................................................................................. 132
3.5.Dư luận xã hội về mối liên hệ giữa quốc hội với cử tri ................ 135
Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI
VỀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI................................................................ 141
4.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các kênh truyền thông ................ 141
4.2. Tăng cường tính cơng khai, tính phản hồi trong thảo luận các dự án
luật và hiệu quả tiếp xúc thông điệp của công chúng ......................... 147
4.3. Xây dựng chiến lược truyền thông của Quốc hội ........................ 151
4.4. Đổi mới công tác tổ chức, nâng cao kỹ năng truyền thông của
Quốc hội ............................................................................................. 162
4.5. Nâng cao hiệu quả pháp lý về quyền báo chí tiếp cận thơng tin . 172
KẾT LUẬN .................................................................................................. 179
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 185
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................... 199
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 202


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đại diện
cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Trong những năm gần đây, hoạt

động của Quốc hội ngày càng giành được sự quan tâm to lớn của đông đảo
nhân dân cả nước. Sự quan tâm đó được thể hiện qua sự chú ý của DLXH về
phiên họp báo của Quốc hội, về các phiên họp thường kỳ tại các kỳ họp Quốc
hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp, cũng như số lượng lớn các bài viết
trên báo in, báo mạng điện tử, hay chủ đề thời sự cập nhật được tương tác
giữa cử tri với các ĐB Quốc hội trước và sau các kỳ họp Quốc hội.
Sự bùng nổ nhanh chóng của số lượng các cơ quan báo chí theo dõi và
truyền thông về các hoạt động Quốc hội là cơ sở quan trọng để hình thành và
định hướng dư luận xã hội về các hoạt động Quốc hội. Năm 2003, trên cơ sở
phê duyệt của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An về tở trình số 236/CNVP
của Chủ nhiệm văn phịng Quốc hội, với số lượng các cơ quan báo chí được
phê duyệt ban đầu chỉ khoảng 20. Đến nay số lượng các cơ quan báo chí được
tham dự đưa tin về phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tăng lên
hơn 60. Sự nhận thức của Quốc hội về vai trò của TTĐC đối với các hoạt
động Quốc hội trong giai đoạn đa dạng thông tin và hội nhập toàn cầu đã giúp
Quốc hội từ các phiên chất vấn tại Ủy ban thường vụ Quốc hội và hoạt động
giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban Quốc hội, ngày càng được cơng
khai hóa tới đơng đảo công chúng thông qua các phương tiện TTĐC. Thông
tin về các Kỳ họp của Quốc hội được đăng tải trên các phương tiện TTĐC,
ngày càng phong phú về mặt thể loại báo chí, với nhiều bài viết bình luận
mang tính định hướng, gợi mở sâu sắc, mà các tác giả có thể là đại biểu Quốc
hội, các chuyên gia về chính sách, pháp luật. Những bài viết phóng sự đã gần
gũi hơn với người dân khi thể hiện được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân
dân, của các Hiệp hội do các phóng viên chuyên trách theo dõi mảng Quốc


2
hội thông tin kịp thời trước, trong và sau các kỳ họp Quốc hội. Việc quan tâm
theo dõi của người dân đến các hoạt động, các kỳ họp của Quốc hội ngày
càng phổ biến và sâu sắc như câu nói của một cử tri “Quốc hội họp bao nhiêu

ngày, cử tri chúng tôi họp bấy nhiêu ngày”. Đây là kết quả của việc mở rộng
các loại hình phương tiện truyền thơng đại chúng, cũng như cơ hội tác nghiệp
báo chí đối với hoạt động Quốc hội.
Chính trị học hiện đại đề cao việc nắm bắt, phân tích và nghiên cứu dư
luận xã hội, bởi sự tác động, ảnh hưởng ngược trở lại rất nhạy bén của dư luận
xã hội tới cấu trúc xã hội nói chung và các hoạt động của Quốc hội nói riêng.
Do dư luận xã hội khơng chỉ dừng lại ở những quan điểm đánh giá trước các
sự kiện, hiện tượng thời sự cấp bách, mà dư luận xã hội là cấu trúc tinh thần thực tế; với các chức năng khuyên bảo, giáo dục, kiểm soát xã hội của mình
để điều hịa lại các quan hệ xã hội. Dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội,
thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, tác động đến các hoạt động cơ
bản của Quốc hội như: hoạt động lập pháp, hoạt động giám sát và quyết định
các vấn đề quan trọng.
Từ phương diện nhận thức DLXH là một cấu trúc tinh thần - thực tế, thì
việc phân tích tác động ngược lại của DLXH tới hoạt động lập pháp của Quốc
hội là có ý nghĩa thực tiễn lớn trong thời điểm hiện nay. Do đặc tính cơ bản
của pháp luật là điều hòa các quan hệ xã hội theo định hướng của Nhà nước
và được chia sẻ bởi các mối quan hệ xã hội của dư luận xã hội. Hoạt động lập
pháp của Quốc hội những năm qua được coi là hoạt động sáng tạo trí tuệ tập
thể. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều dự thảo văn
bản pháp luật đã được phổ biến tới tồn dân, để nhân dân cùng thảo luận và
góp ý tới các văn bản pháp luật. Đến khi trình Quốc hội, các văn bản này lại
được các đại biểu Quốc hội thảo luận và biểu quyết. Khi nghiên cứu chức
năng đánh giá, khuyên bảo của dư luận xã hội, chúng ta cần đặc biệt chú trọng
đến vấn đề lợi ích, lợi ích chung và tính thẩm quyền của đối tượng nghiên cứu
mà khoa học pháp luật và xã hội học về dư luận xã hội đều rất coi trọng. Bên


3
cạnh phân tích số liệu định lượng để làm rõ quy mơ của sự đánh giá, cần phân
tích định tính, phỏng vấn các chuyên gia để thấy được chiều sâu và tính khách

quan của sự đánh giá dư luận xã hội.
DLXH còn ảnh hưởng tới cả hoạt động giám sát và quyết định các vấn
đề quan trọng của Quốc hội, bằng việc thông qua Ban Dân nguyện của Quốc
hội trong việc tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị gián tiếp của cử tri về các
vấn đề như sau: giáo dục, đào tạo, bảo hiểm y tế, đạo đức tư tưởng cán bộ, xử
lý các vụ việc liên quan đến hiệu quả đầu tư cơng kém, thất thốt tài sản công
trong xây dựng cơ bản…. DLXH cũng ảnh hưởng tới các đại biểu Quốc hội
trong dịp tiếp xúc trực tiếp giữa cử tri với các đại biểu Quốc hội trước và sau
các kỳ họp Quốc hội.
Mối quan hệ giữa TTĐC và DLXH là mối quan hệ biện chứng. Đó là
mối quan hệ của hai hoạt động không thể tách rời nhau mà tác động lẫn nhau,
cái này ảnh hưởng đến cái kia và ngược lại. Với truyền thông đại chúng,
thông tin từ hệ thống này được truyền tới số đông cơng chúng một cách nhanh
chóng (có khi đồng thời với sự kiện, hiện tượng), đều đặn và gián tiếp. Sự tác
động của các nhóm cơng chúng đến các phương tiện truyền thông đại chúng
hết sức khác nhau, do những khác biệt về địa vị xã hội, quyền lợi giai cấp, về
các nhân tố tâm lý và cả về cường độ, tần suất giao tiếp của các phương tiện
truyền thông đại chúng. Các phương tiện truyền thông luôn cố gắng đáp ứng
những nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng, cập nhật, cụ thể của công chúng,
nhưng ngược lại công chúng cũng đặt ra các yêu cầu đổi mới về nội dung và
hình thức đối với hoạt động của hệ thống này.
Hướng nghiên cứu các vấn đề xã hội chính trị dưới góc độ các khoa học
liên ngành đang phát huy tính khoa học và thuyết phục trong thế giới hiện đại
ngày nay. Việc đề tài chọn nội dung giải quyết có hướng nghiên cứu quan hệ
tay ba giữa truyền thơng đại chúng, DLXH, hoạt động Quốc hội được coi là
cố gắng của tác giả bước đầu trong vấn đề giải quyết một số vấn đề nghiên
cứu cơ bản của báo chí học, của xã hội học truyền thơng đại chúng và xã hội


4

học chính trị, trong bối cảnh Việt Nam chưa được nghiên cứu sâu về vấn đề
này. Thực tế cho thấy mọi hoạt động Quốc hội chỉ thông qua truyền thông đại
chúng mới có thể lan tỏa và định hướng được dư luận xã hội một cách nhanh
chóng và mạnh mẽ về các hoạt động của mình. Nhưng đồng thời dư luận xã
hội cũng thông qua truyền thông đại chúng để tác động lên đại biểu Quốc hội
và các hoạt động Quốc hội.
Với tất cả các lý do nêu trên thúc đẩy tác giả quyết định chọn đề tài
nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình là: Truyền thơng đại chúng và dư
luận xã hội về hoạt động Quốc hội
2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
2.1Ý nghĩa khoa học
Luận án là cơng trình khoa học nghiên cứu liên ngành có tính hệ thống,
quy mơ, tồn diện giữa chính trị học, báo chí học, xã hội học; cụ thể là về mối
quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động của Quốc
hội. Luận án có đóng góp, bổ sung một phần vào hệ thống lý luận báo chí Việt
Nam, do đó có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu và
giảng dạy ở cơ sở đào tạo truyền thông và DLXH.
Luận án cũng đưa ra gợi ý về bố cục và cơ sở chung cho các nhà khoa
học nghiên cứu về TTĐC và DLXH bằng phương pháp tiếp cận liên ngành.
2.2.Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ là cơ
sở để những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực chuyên trách về hoạt động
của Quốc hội tham khảo để hoạch định kế hoạch sản xuất và phát triển của cơ
quan báo chí truyền thơng khi đề cập đến các hoạt động của Quốc hội, mà còn
giúp mỗi nhà báo chuyên trách, mỗi người quản lý báo chí trong các chiến dịch
truyền thơng với các mục đích cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận,
khảo sát, đánh giá thực trạng và sự ảnh hưởng dư luận xã hội tới hoạt động



5
Quốc hội thông qua truyền thông đại chúng. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông đại chúng và dư
luận xã hội về hoạt động Quốc hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về truyền thông, dư luận xã hội,
hoạt động Quốc hội và mối quan hệ giữa chúng.
- Làm rõ sự ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với ĐB Quốc hội .
- Phân tích thực trạng của truyền thơng đại chúng và dư luận xã hội về
hoạt động Quốc hội.
-Làm rõ tác động qua lại giữa truyền thông đại chúng và DLXH đối với
hoạt động của Quốc hội.
-Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông đại
chúng về hoạt động Quốc hội trong thời gian tới.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi và giới hạn lĩnh vực nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu đề tài: Truyền thông đại chúng và dư luận xã
hội về hoạt động Quốc hội.
- Khách thể nghiên cứu: Bao gồm công chúng (cử tri thủ đô Hà Nội), các
nhà báo, các vị cựu đại biểu Quốc hội, nguyên lãnh đạo cao cấp của Quốc hội.
- Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Thủ đô Hà Nội.
Thời gian: Kỳ họp Quốc hội năm 2016 -2017.
- Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu
Do một số hạn chế về điều kiện vật chất, khả năng nghiên cứu, luận án
chỉ tập trung vào một số vấn đề chính sau:
- Trong các hoạt động Quốc hội, thì kỳ họp Quốc hội là một hình thức
hoạt động cơ bản của Quốc hội. Chính trong kỳ họp Quốc hội này, quyền lực
Quốc hội mới được thể hiện rõ nét và đầy đủ nhất. Bởi các hình thức hoạt

động khác như các Ủy ban, Hội đồng Dân tộc, các đoàn đại biểu, các tổ đại
biểu chỉ là hình thức trợ giúp cho Quốc hội trên kỳ họp Quốc hội thực hiện
được chính xác nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Vì vậy luận án tập trung


6
phân tích vào các hoạt động trong kỳ họp Quốc hội, diễn ra năm 2 lần, với
thời gian họp của mỗi kỳ họp khoảng 25-30 ngày họp.
- Căn cứ theo ba chức năng chính của Quốc hội là lập pháp, giám sát,
quyết định các vấn đề quan trọng [11, tr. 37], luận án khu trú vào bốn nhóm
hoạt động chính: lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, tiếp
xúc cử tri. Trong đó khảo sát ba giai đoạn chính yếu đối với các hoạt động lập
pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng là: dự thảo, thảo luận và
thông qua văn bản pháp luật. Với hoạt động tiếp xúc cử tri chú ý đến hai giai
đoạn trước và sau kỳ họp Quốc hội.
- Truyền thông đại chúng trong luận án được giới hạn là báo chí với 4
loại hình phương tiện chính: báo truyền hình, báo phát thanh, báo in, báo
mạng điện tử.
- Truyền thông đại chúng về các hoạt động Quốc hội: lập pháp, giám
sát, quyết định các vấn đề quan trọng, tiếp xúc cử tri. Thời gian khảo sát chia
thành hai đợt. Đợt 1 khảo sát trên đối tượng công chúng; đợt hai khảo sát trên
đối tượng là các nhà báo.
- Luận án chỉ nghiên cứu thực trạng truyền thông đại chúng và dư luận
xã hội về các hoạt động Quốc hội sau: lập pháp, giám sát, quyết định các vấn
đề quan trọng, tiếp xúc cử tri.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Truyền thông đại chúng đã cung cấp đầy đủ thông tin nhằm định
hướng dư luận xã hội về các hoạt động của Quốc hội như lập pháp, giám sát,
quyết định các vấn đề quan trọng, tiếp xúc cử tri như thế nào?

2. Dư luận xã hội đánh giá như thế nào về các hoạt động: lập pháp,
giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, tiếp xúc cử tri của Quốc hội?
3. Những vấn đề gì đặt ra đối với truyền thơng đại chúng và dư luận xã
hội về hoạt động Quốc hội và những giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quả
hoạt động của Quốc hội?


7
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
1. Các thông điệp trên 4 loại hình báo chí/ phương tiện truyền thơng đại
chúng (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử) có vai trị quan
trọng trong định hướng dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội (lập pháp, giám
sát, giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước, tiếp xúc cử tri của đại biểu
Quốc hội).
2. Dư luận xã hội về hoạt động của Quốc hội được hình thành, biến đổi
thông qua tác động của truyền thông đại chúng và ảnh hưởng lại tới hoạt động
Quốc hội thông qua truyền thơng đại chúng.
3. Thực tiễn địi hỏi phải nâng cao hơn nữa về mặt hiệu quả của truyền
thông đại chúng về hoạt động của Quốc hội trong mối quan hệ mật thiết với
định hướng dư luận xã hội.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu định tính
- Luận án đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu có sẵn bao gồm
sách, báo, các luận án tiến sỹ, các tạp chí khoa học.
- Luận án đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung (content
analysis) để phân tích các số báo Nhân dân, Báo Tuổi trẻ, Báo Đại biểu nhân
dân trong vòng 3 tháng trước, trong và sau kỳ họp 2 Quốc hội Khóa 13 (năm
2016).
- Luận án đã phỏng vấn sâu 6 chuyên gia nguyên là đại biểu và cán bộ
cao cấp của Quốc hội. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phỏng vấn

sâu các trường hợp sau: các chuyên gia nghiên cứu về lập pháp, các đại biểu
Quốc hội chuyên trách, Phó Ban Dân nguyện của Quốc hội, Phó Đồn đại
biểu Quốc hội. Ngồi ra, luận án phỏng vấn sâu 6 lãnh đạo các cơ quan báo
chí như Đài Truyền hình Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam, các trưởng
ban biên tập thời sự của các báo: Hà Nội mới, An ninh thủ đô, các trưởng ban
báo mạng điện tử: Vietnamnet, Dân trí.


8
6.2. Các phương pháp định lượng
- Chọn mẫu nghiên cứu thứ nhất
Thực hiện nghiên cứu định lượng tại Hà Nội với dung lượng mẫu
là 668.
Trong đó dung lượng mẫu là 445 dành để điều tra dư luận xã hội về
hoạt động của Quốc hội.
Trong điều kiện và khả năng về nguồn lực cũng như thời gian nghiên
cứu, tác giả chọn mẫu tại 3 khu vực đại diện nội và ngoại thành Hà Nội là:
quận Hoàn Kiếm, quận Cầu Giấy, huyện Sóc Sơn.
Dân số mỗi khu vực theo niên gián, thống kê Hà Nội 2014 như sau:
Hoàn Kiếm: 157700 người, Cầu Giấy: 256300 người, Sóc Sơn 323100 người.
Như vậy tổng dân số của 3 khu vực điều tra là: 737100 người.
Tác giả sử dụng cơng thức tính mẫu nghiên cứu như sau:
n=

N t2 x pq

Nε2 + t2 x pq

Trong luận án, tác giả chọn mẫu với các yêu cầu sau:
Yêu cầu độ tin cậy là 95,0% (hệ số tin cậy t = 95%) [Tra trong bảng giá

trị của hệ số tin cậy t được tính sẵn theo hàm φ(t) của Lia pu nốp thì giá trị
t=1,96
Phạm vi sai số chọn mẫu không vượt 5% (ε = 0,05)
Với giả định tỷ lệ người dân quan tâm dến phương tiện truyền thông
đại chúng về dư luận của Quốc hội là 50% và không quan tâm là 50%. Do
p+q=1, do đó, tích p.q sẽ lớn nhất khi p=q=0,5 =>p.q=0,25
Thay vào công thức trên để xác định cỡ mẫu điều tra (n)
N =

N t2 x pq
Nε2 + t2 x pq

=

737100 x 1,962 x 0,25
737100 x 0,052 + 1,962 x 0,25

= 384 người

Như vậy, luận án sẽ lấy cỡ mẫu tối thiểu cần có là 384 người để khảo
sát cho toàn bộ 3 khu vực lựa chọn. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tổ
chức khảo sát với dung lượng mẫu là 445 để có thể thu thập được thơng tin
chính xác.


9
Bảng 1.1 Đặc trưng của mẫu khảo sát 1
Đặc trưng mẫu
Địa bàn
Hồn Kiếm

Cầu Giấy
Sóc Sơn
Giới tính
Nam
Nữ
Độ tuổi
18-30
31-45
46-60
61-70
Trình độ học vấn
Tiểu học
THCS
THphương tiện
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Sau đại học
Nghề nghiệp (N)
Công nhân
Nông dân
Người bn bán/kinh doanh
Sinh viên
Cán bộ hành chính, sự nghiệp
Người đã nghỉ hưu
Người trong lực lượng vũ trang
Người lao động tự do

Số lượng
Tỷ lệ (%)

445
100,0%
120
27,0
205
46,1
120
27,0
445
100,0 %
226
50,8
219
49,2
445
100,0 %
151
33,9
129
29,0
72
16,2
93
20,9
445
100,0%
8
1,8
48
10,8

112
25,2
26
5,8
25
5,6
187
42,0
39
8,8
445
100.0%
57
12,8
20
4,5
71
16,0
50
11,2
66
14,8
96
21,6
30
6,7
55
12,4
(Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án)



10
Chọn mẫu nghiên cứu thứ hai theo nguyên tắc mẫu tổng thể. Danh sách
gồm tất cả các nhà báo chuyên trách hoạt động Quốc hội đang hoạt động trên
các phương tiện báo viết, báo hình, báo nói và báo mạng ở các cơ quan TTĐC
cấp trung ương. Số lượng những người tham gia trả lời bảng hỏi là 233 người
chuyên trách về hoạt động Quốc hội. Trong đó có 180 phóng viên chuyên
trách về hoạt động của Quốc hội; 53 biên tập viên chuyên trách về hoạt động
của Quốc hội công tác tại Nam bộ: Đài VOV Cần Thơ, Báo pháp luật TP. Hồ
Chí Minh.
Bảng 1.2. Đặc trưng của mẫu khảo sát 2
Đặc trưng mẫu

Số lượng

Thâm niên nghề nghiệp

233

1-3 năm

32

13.7

Trên 3 đến 5 năm

49

21.0


Trên 5 đến 10 năm

66

28.3

Trên 10 năm

86

36.9

Giới tính

233

Nam

113

48,5

Nữ

120

51,5

Độ tuổi


233

18-34

104

44,6

35-55

129

55,4

Trình độ học vấn

233

Đại học

184

79,0

Trên đại học

59

21,0


Nghề nghiệp

233

Phóng viên

124

53,2

Biên tập viên

109

46,8

Cấp bậc quản lí

233

Khơng có

149

63,9

Cấp phịng, Ban

84


36,1

Tỷ lệ (%)


11
- Khách thể khảo sát: 11 tờ báo gồm : Nhân dân; Lao động; Tiền
phong; Phụ nữ Việt Nam; Đại đồn kết; Thanh niên; Phụ nữ thủ đơ; Hà Nội
mới; Tuổi trẻ thủ đô; Tuổi trẻ TP.HCM; Người đại biểu Nhân dân; 10 kênh
truyền hình gồm: VTV1; VTV2; VTV3; VTV6; HTV1 ; HTV2; ANTV;
TTXVN; Truyền hình Nhân dân; Truyền hình Quốc hội; 2 đài phát thanh gồm
: Đài tiếng nói Việt Nam; Đài phát thanh Hà Nội.
- Kiểm định độ tin cậy của bảng hỏi
Để đảm bảo độ tin cậy của bảng hỏi, các câu hỏi được cấu trúc và có nội
dung phù hợp với mục đích của người nghiên cứu, kết quả của các biến không
gây ra hiện tượng cộng tuyến lẫn nhau, nghiên cứu sinh đã thực hiện thủ tục
kiểm định độ tin cậy của bảng hỏi. Trong đó hệ số Cronback’s Alpha phải đảm
bảo 0,65 < = α < = 0,95 mới được sử dụng.
Các tương quan được sử dụng trong luận án này đều đảm bảo độ tin
cậy P < 0,05 trong phép kiểm định Khi bình phương (Chi- Square Test), tức là
giữa các biến số có tương quan, có ý nghĩa thống kê.
7. Khung phân tích
Luận án sử dụng khung phân tích dưới đây để phân tích mối quan
hệ giữa các nhân tố Hoạt động Quốc hội , truyền thông đại chúng và dư
luận xã hội.


12
8. Đóng góp mới của luận án

NCS đã làm rõ vai trị của các lý thuyết truyền thơng và dư luận xã hội
trong nghiên cứu hoạt động Quốc hội ở Việt Nam hiện nay.
Bằng số liệu điều tra xã hội học, NCS đã chỉ ra thực trạng của truyền
thông đại chúng và dư luận xã hội đối với hoạt động Quốc hội của kỳ họp
Quốc hội năm 2016.
NCS đã đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả TTĐC và
DLXH về hoạt động Quốc hội.
9. Bố cục của luận án
Ngồi phần: Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu, Kết luận, Danh
mục các cơng trình nghiên cứu của tác giả, Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương I Cơ sở lý luận về truyền thông đại chúng, dư luận xã hội, Quốc
hội Việt Nam
Chương II Truyền thông về hoạt động Quốc hội
Chương III Dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội
Chương IV Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông
đại chúng trong việc định hướng dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội Việt
Nam


13
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về truyền thơng đại chúng
1.1.1. Trên thế giới
Một điểm cần nhấn mạnh khi nghiên cứu về truyền thơng
(communication studies) đó là tính liên ngành (interdisciplinary).
Truyền thông đại chúng là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành
khoa học như báo chí học, xã hội học, tâm lý học, khoa học chính trị, nhân
học [131], … đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực hẹp

mang tính nghề nghiệp trong ngành truyền thơng như báo chí: quảng cáo,
quan hệ cơng chúng, phát thanh truyền hình, phim, xuất bản, diễn thuyết.
Theo tác giả Stanley J. Baran, Dennis K. Davis trong cơng trình Mass
Communication Theory – Foudation, Ferment and Future (2003), về lý thuyết
truyền thông, có thể tổng kết ba vấn đề chính như sau:
Thứ nhất, những loại hình truyền thơng mới đem đến tiềm năng cũng
như những mối đe dọa nào đối với các loại hình truyền thơng cũ nói riêng và
tồn bộ xã hội nói chung? Câu hỏi này đã bắt đầu đặt ra từ đầu thế kỷ 20, khi
phát thanh bắt đầu tham gia vào việc tuyên truyền cho Thế chiến thứ nhất.
Tiếp đó nó vẫn là câu hỏi nghiên cứu quan trọng khi truyền hình ra đời. Đến
thời điểm này, câu hỏi về ảnh hưởng của truyền hình đối với văn hóa vẫn là
vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Gần đây nhất, sự ra đời và
phát triểu của mạng internet lại khiến giới nghiên cứu truyền thông suy nghĩ
về tính tác động của nó tới mỗi cá nhân cũng như toàn nhân loại.
Thứ hai, đâu là cơ chế thích hợp để quản lý và điều tiết tốt nhất công
nghệ truyền thông sao cho phát huy tiềm năng và giảm thiểu những đe dọa
của nó?
Thứ ba, làm sao để truyền thông phục vụ cho một xã hội dân chủ và đa
dạng văn hóa?


14
Trong cơng trình Lịch sử nghiên cứu truyền thơng, (A history of
communication study), nhà nghiên cứu truyền thông người Mỹ Everett
M.Rogers – đã chỉ ra 3 học thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu truyền thơng
là thuyết tiến hóa, thuyết phân tâm học và học thuyết Marx. Tác giả cũng
nhấn mạnh: Nghiên cứu truyền thông trở thành một môn khoa học thực thụ
với những đóng góp của nhà nghiên cứu Wilbur Shcramn (Mỹ) vào thập kỷ
80 của thế kỷ trước.
Lịch sử nghiên cứu truyền thông thường được chia ra làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỷ 20 đến cuối thập kỷ 30 của thế kỷ
này): với quan điểm chủ đạo là truyền thơng có sức tác động thần kỳ trực tiếp
tới mọi cá nhân đơn lẻ với sự lên ngôi của thuyết “mũi kim tiêm”. Các nhà Xã
hội học ở thời kỳ này còn cho rằng những thơng điệp của các phương tiện
truyền thơng được “chích” vào cơng chúng như chích một mũi thuốc, đây
được gọi là mơ hình mũi kim tiêm trong truyền thơng đại chúng. Trường phái
phê phán Frankfurt (Frankfurt critical school) gồm nhiều học giả người Đức
vào thập kỷ 30, 40 của thế kỷ trước được coi là tiêu biểu cho giai đoạn này
khi họ đưa ra những cảnh báo khá bi quan về tác động tiêu cực của truyền
thông đại chúng đối với công dân Mỹ.
Giai đoạn thứ hai (từ thập kỷ 40 đến thập kỷ 60) của thế kỷ 20: với
quan niệm chủ đạo về sự hạn chế của tính hiệu quả truyền thơng (limited
effect paradigm), trong đó truyền thơng khơng cịn quyền lực vạn năng mà chỉ
có tác dụng củng cố thêm những xu hướng có sẵn. Nếu như giai đoạn trước
người ta nói đến truyền thơng đại chúng như một mũi kim “chích” vào cơng
chúng hay có tác động trực tiếp thì giai đoạn này nhà nghiên cứu đã bắt đầu
nói tới những tác động gián tiếp, thơng qua nhiều bước trung gian. Tiêu biểu
cho xu thế nghiên cứu truyền thông giai đoạn này, là chiến dịch nghiên cứu
khảo sát mức độ ảnh hưởng của chiến dịch bầu cử đối với quyết định bỏ phiếu
của công chúng do nhà nghiên cứu P.Lazarsfeld đứng đầu nhóm nghiên cứu.


×