Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

thực trạng mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.13 KB, 14 trang )

1


Mục lục
Mở đầu

3

I. Khái niệm

3

1. Dư luận xã hội là gi?

3

2. Truyền thơng đại chúng là gì?

4

II. Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và truyền thông đại chúng

4

1. Truyền thông đại chúng tạo ra dư luận xã hội

4

1.1 Các mơ hình ảnh hưởng

4



1.2 Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng tới dư luận xã hội

5

2. Dư luận xã hội là nguồn cung cấp dữ liệu cho truyền thông đại chúng 6
2.1 Dư luận xã hội, nguồn sự kiện của truyền thông

6

2.2 Ý nghĩa của các cuộc điều tra dư luận xã hội đối với truyền
thông đại chúng

6

III. Thực trạng mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã
hội ở nước ta hiện nay

7

1.1 Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến dư luận xã hội

7

1.2 Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến truyền thơng đại chúng

9

IV. Giải pháp phát huy vai trị của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay


10

1. Vai trị của báo chí đối với việc phát huy sức mạnh của dư luận xã
hội

10

2. Sử dụng các kết quả nghiên cứu dư luận xã hội trong lãnh đạo và
quản lý xã hội

10

3. Tạo lập bầu khơng khí tâm lý – xã hội lành mạnh

11

Kết luận

12

Chú thích

13

Tài liệu tham khảo

14

2



Mở đầu:
Mối quan hệ giữa dư luận xã hội (DLXH) và truyền thơng đại chúng
(TTĐC) là mối quan hệ có tính hai mặt. Thơng thường, chúng ta hay nói
đến tác động của TTĐC đến DLXH, coi DLXH như là sản phẩm của
TTĐC. Tuy vậy, DLXH còn là nguồn cung cấp sự kiện cho hoạt động của
TTĐC, là nguồn nguyên liệu phong phú của TTĐC. DLXH chính là hơi thở
của cuộc sống mà các phương tiện TTĐC không thể bỏ qua. Tóm lại,
TTĐC tạo ra DLXH nhưng DLXH là nguồn cung cấp sự kiện cho truyền
thông. Để hiểu rõ mối quan hệ giữa chúng, trước hết ta cần làm rõ các khái
niệm DLXH và TTĐC.
I. Khái niệm
1. Dư luận xã hội là gi?
Cuộc tranh luận xung quanh khái niệm “dư luận xã hội” đã xuất hiện
và kéo dài từ hơn hai trăm năm nay. Thuật ngữ này được nhà văn, nhà hoạt
động nhà nước người Anh J. Solsbery sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ 12 [1].
Tuy nhiên, Jean-Jacques Pousseau, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháo mới
được coi là người đầu tiên sử dụng nó vào năm 1744 theo nghĩa hiện đại.
Sự tranh luận về khái niệm này diễn ra khá sôi nổi vào thời kỳ mà các cuộc
cách mạng tư sản đang diễn ra, khi những quan điểm và hành động của con
người ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình các cuộc cách mạng tư sản và trở
thành nhân tố góp phần quyết định đến thắng lợi của giai cấp tư sản trẻ tuổi
đối với giai cấp phong kiến. Theo Rútxô, một đại biểu của các nhà Khai
sáng Pháp, cho rằng dư luận xã hội là sự đánh giá của xã hội về hoạt động
của nghị viện hoặc của chính phủ. Trong tiếng Việt, DLXH cịn được gọi
theo những cách khác nhau bằng những thuật ngữ tương đương là công
luận, dư luận công chúng, ý kiến công luận, ý kiến quần chúng. Thuật ngữ
này xuất hiện rộng rãi trên một số ngành khoa học như chính trị học, triết
học, xã hội học, tâm lý học xã hội…nhưng cho đến nay, vẫn “khơng có một
3



định nghĩa được chấp nhận chung” [2]. Do đó, hiểu một cách chung nhất,
DLXH là ý kiến còn lại sau q trình thảo luận trao đổi trong xã hội. Nói
cách khác, nó là kết quả của q trình thảo luận xã hội. Nếu dựa vào các
cách phân loại chủ thể và khách thể của DLXH, ta có thể hiểu DLXH là
những thái độ, những cảm xúc, hay các ý tưởng của một bộ phận lớn người
dân về những vấn đề công chúng quan tâm. Dưới sự lý giải của nhà truyền
thơng, “DLXH được cho là hiệu quả tức thì của truyền thơng đại chúng.
DLXH tích cực là một điều kiện dẫn đến ổn định chính trị xã hội. Từ
DLXH sẽ dần dẫn đến các hành vi xã hội rộng lớn, tạo sức ép thúc đẩy, tạo
ra những khuôn khổ bắt buộc đối với việc nhận thức và giải quyết các vấn
đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội[3]. Truyền thơng đại chúng (mass
media) là kênh có vai trị quan trọng trong việc thảo luận xã hội vì nó có
khả năng tập hợp, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
2. Truyền thơng đại chúng là gì?
Truyền thơng là hoạt động truyền phát và trao đổi thông tin giữa
người với người nhằm đạt được sự hiểu biết và tạo ra sự giao tiếp, liên kết
xã hội[4]. Truyền thông đại chúng được hiểu là một q trình truyền đạt
thơng tin đến các nhóm cộng đồng đơng đảo trong xã hội thơng qua các
phương tiện truyền thông đại chúng. Các phương tiện truyền thơng đại
chúng bao gồm báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, sách, phim, video,
internet.
II. Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và truyền thông đại chúng:
1. Truyền thông đại chúng tạo ra dư luận xã hội:
1.1 Các mô hình ảnh hưởng:
Hiện nay có ba mơ hình ảnh hưởng. Thứ nhất là mơ hình ảnh hưởng
mạnh (tiêu biểu là “Lý thuyết những viên đạn thần kỳ”), phổ biến vào
những năm 20 đến 40 của thế kỷ trước. Theo đó, công chúng của TTĐC chỉ
4



như những tấm bia thụ động, không thể chống lại được sức mạnh của
truyền thơng, hồn tồn chấp nhận những điều phương tiện TTĐC chúng
đưa ra. Năm 1960, Klapper đưa ra kết luận về “mơ hình ảnh hưởng tối
thiểu”. Ơng cho rằng có rất ít bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ rằng TTĐC
có thể thay đổi niềm tin, thái độ và hành vi. Gần đây, các nhà nghiên cứu đề
xuất “mơ hình ảnh hưởng mạnh trong những điều kiện giới hạn”. Theo mơ
hình này, TTĐC chỉ có tác động mạnh đến những nhóm người nhất định,
trong những hồn cảnh cụ thể.
1.2 Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng tới dư luận xã hội:
TTĐC có một vai trị quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Nó
đã tăng cường và phát triển dân chủ hóa các mặt của đời sống xã hội; tổ
chức và động viên nhân dân tham gia vào các hoạt động quản lý xã hội,
thông tin cho nhân dân về tình trạng của DLXH trên các vấn đề đang tạo
nên mối quan tâm chung của tồn thể xã hội, nhất là các vấn đề có tính cấp
bách; tác động lên các thiết chế xã hội và đề xuất các phương án hoạt động;
hình thành DLXH về một vấn đề nào đó nhằm thúc đẩy hoặc hạn chế sự
phát triển của thực tế đó; xây dựng lòng tin, thế giới quan và ý thức quần
chúng; điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, làm tăng cường
tính tích cực chính trị - xã hội của quần chúng. Như vậy, bằng việc chọn
lọc, nhấn mạnh, giải thích các sự kiện đặc biệt, cung cấp thơng tin tới đối
tượng tiếp nhận qua các kênh, khuyến khích dư luận đóng góp ý kiến, tiếng
nói của cá nhân mình về các vấn đề đưa ra, TTĐC đã tác động vào DLXH
bằng hai con đường: tình cảm và lý trí.
Việc truyền tải thơng tin trên các phương tiện TTĐC địi hỏi lương
tâm của những người phát ngơn. Họ có quyền tự do báo chí song khơng vì
thế mà cố ý gieo rắc những thông tin sai lệch làm tổn hại đến danh dự và
nhân phẩn của cá nhân, kích động, gây thù hằn giữa các nước, dân tộc, tôn
giáo, xâm phạm đời tư cá nhân…Việc một tờ báo Đan Mạch Jyllands5



Posten đăng tải bức tranh biếm họa của nhà tiên tri Mohamed vào ngày 3010-2005 là hành động đăng tin thiếu trách nhiệm vì nó đã làm bùng phát làn
sóng phản đối trong thế giới Hồi giáo, khiến quan hệ giữa phương Tây với
thế giới Hồi giáo bị ảnh hưởng nghiêm trọng, biểu tình và bạo lực chết
người cũng xảy ra khắp nơi. Những người chống đối bức tranh này cho
rằng nó đã sỉ nhục và lăng mạ đạo Hồi. Tòa đại sứ của Đan Mạch tại một số
nước đã bị phóng hỏa và hàng chục người đã bị thiệt mạng trong các cuộc
biểu tình. Đặc biệt, rất nhiều người khi đó đã địi tìm giết người họa sỹ vẽ
bức tranh này.
2. Dư luận xã hội là nguồn cung cấp dữ liệu cho truyền thông:
2.1 Dư luận xã hội, nguồn sự kiện của truyền thông:
DLXH là nguồn tạo ra nội dung của TTĐC. TTĐC phản ánh về sự kiện,
một vấn đề, biến nó từ cái ít được biết đến thành vấn đề mang tính xã hội.
Khi DLXH hình thành thái độ của mình với một vấn đề xã hội đó, nó lại trở
thành một “sự kiện” mà từ đó các phương tiện truyền thơng có thể xây dựng
nội dung. Việc phản ánh DLXH về vấn đề mà các phương tiện TTĐC đã
đăng tải là hành động tiếp nối như một kỹ thuật truyền thông để “giữ” cho
chủ thể không bị cạn nguồn thông tin.
2.2 Ý nghĩa của các cuộc điều tra dư luận xã hội đối với truyền thông đại
chúng:
Thực hiện các cuộc trưng cầu dư luận là cách các hãng thơng tấn lớn
như BBC, CNN… hay dùng để tìm hiểu DLXH. Điều quan trọng nhất
quyết định tính chân thực của cơng việc này chính là cách chọn mẫu mà các
cuộc nghiên cứu đã sử dụng. Trong cuộc điều tra khoa học, người tổ chức
sẽ xác định, tìm kiếm người khảo sát và thẩm định độ tin cậy của các thơng
tin thu được. Vì thế, những kết quả này có thể dùng để suy ra cho một tổng
thể rộng hơn số lượng mẫu đã điều tra. Người làm TTĐC luôn phải tỉnh táo
6



phân biệt các cuộc điều tra khoa học với các cuộc thăm dò ý kiến phi khoa
học. Các cuộc trưng cầu dư luận giả hiệu, phi khoa học khá phổ biến và cho
dù đôi khi chúng khá thú vị, nhưng chúng khơng bao giờ cung cấp thơng tin
cho những phóng sự nghiêm túc[5] vì chúng chỉ phản ánh ý kiến của bản
thân nhóm người tham gia trả lời.
III. Thực trạng mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
ở nước ta hiện nay:
1.1Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến dư luận xã hội:
Các phương tiện TTĐC hướng sự chú ý của DLXH đến một số vấn đề
được coi là cốt yếu. Việc xác định tầm quan trọng của những vấn đề này
dựa vào chủ định của các hãng truyền thơng nhưng cũng có thể do địi hỏi
của chính DLXH. Truyền thơng có thể giúp hình thành một ý, quan điểm
mới, củng cố những quan điểm đang định hình và thay đổi những quan
điểm đã định hình, phá vỡ những thành kiến. Tuy nhiên, phá vỡ những
khuôn mẫu tư duy và định kiến của DLXH không bao giờ là cơng việc đơn
giản. Để có được những sự thay đổi này, hoạt động truyền thông cần được
tiến hành trong bối cảnh có những thay đổi về chuẩn mực xã hội liên quan.
Ngày 15-1-2008, Chương trình Thời sự 19h của VTV1 - Đài Truyền
hình Việt Nam đưa tin nạn bạo hành trẻ em tại lớp trông trẻ tư thục tại số
1/2 P.Quyết Thắng, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Người được gọi là "bảo mẫu"
hành hạ, đánh chửi, nhiếc mắng vô cùng thậm tệ những đứa trẻ mới chỉ
mười mấy tháng tuổi. Mặc dù sự việc nghiêm trọng trên đã xảy ra trong một
thời gian dài, những hành động dã man trên của bà Hoa đã bị người dân
sống quanh đây phát hiện nhưng các cơ quan chức năng từ phường đến
phịng giáo dục thành phố vẫn khơng vào cuộc ngay. Phóng sự này đã gây
xơn xao, khiến hàng triệu bậc cha mẹ, khán giả truyền hình đã vơ cùng căm
phẫn trước hành động đánh đập trẻ em nhẫn tâm của Bà Hoa. Đến 3h chiều
7



16-1-2008, cơ quan điều tra sẽ có cuộc họp với Viện Kiểm sát Nhân dân
thành phố Biên Hòa để đưa ra hướng xử lý đối với bà Hoa. Ngày 17-12008, kẻ bạo hành trẻ em đã bị bắt giữ và lĩnh án 18 tháng tù. Ngay sau sự
kiện này, các bậc phụ huynh đã phải cân nhắc nhiều hơn đến việc gửi con ở
các cơ sơ trông trẻ tư nhân cùng với đó trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của
các cơ quan chức năng đối với nhiều địa điểm nhân trơng giữ trẻ đã được
quan tâm hơn.
Tình trạng tham nhũng – một trong những quốc nạn làm nhức nhối dư
luận xã hội – là giặc nội xâm phá hoại từ bên trong, là đồng minh của giặc
ngọai xâm có thể làm đổ vỡ sự nghiệp cách mạng [6]. Thực tế cho thấy, mỗi
ngày, trên các phương tiện truyền thông đại chúng hầu như đều xuất hiện
những bài viết, những chương trình nói về tham nhũng. Các phương tiện
truyền thơng đại chúng là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhân
dân là “tai mắt”, là nguồn cung cấp thông tin sống động về mọi mặt cho các
kênh thông tin này. Thơng tin báo chí là một trong năm nguồn để các cơ
quan hình sự khởi tố vụ án. Điều này cho thấy vai trò hết sức quan trọng
củacác phương tiện tuyền thông đại chúng trong việc tạo lập và thể hiện dư
luận xã hội. Không thể phủ nhận được hiện nay, các phương tiện truyền
thông đi đầu trong phát hiện, đưa lên mặt báo những họat động tham nhũng.
Một trong những ví dụ điển hình cho vai trị của các phương tiện truyền
thơng đại chúng đối với việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội trong
cuộc đấu tranh chống tham nhũng, có thể kể đến sự kiện “nước bẩn” ở
TP.HCM ở những ngày đầu tháng 9/2005 vừa qua. Bắt đầu là những thông
tin người dân phản ánh liên tục trên các trang mục “Chúng tơi có ý kiến”
của báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên… phản ánh tình trạng nước sinh họat của
người dân bị nhiễm bẩn, không thể sử dụng được. Từ những thông tin ban
đầu, nhà báo đã vào cuộc. Thông qua hàng lọat các bài điều tra, các chương
trình truyền hình tìm hiểu nguyên do nước bẩn để có những giải thích trước
8



công chúng…, vấn đề “tại sao nước bẩn” đã được đặt trên bàn dư luận. Sức
ép của dư luận sau các bài điều tra đã bắt buộc các cơ quan có thẩm quyền
phải xử lý việc thiếu trách nhiệm của Tổng cơng ty Cấp nước Sài Gịn
(Sawaco) cũng như của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM. Điều này cho
thấy, các phương tiện truyền thông đã tác động lên các thiết chế xã hội. Với
chức năng của mình, truyền thơng đại chúng đã góp phần lớn vào kiểm sóat
xã hội và đề xuất các phương án hành động thông qua dư luận.
1.2 Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến truyền thông đại chúng:
Thứ nhất, nhiều khi, sức mạnh của TTĐC khiến nó đi q xa so với
những suy tính ban đầu của các nhà truyền thông. Trong những trường hợp
đó, TTĐC phải chạy theo dư luận xã hội để khống chế nó. Những hậu quả
có thể là tiêu cực hoặc tích cực. Nó tiêu cực ở chỗ, lúc này DLXH có thể
phá hoại và làm tổn hại lớn cho cá nhân và xã hội. Thí dụ năm 2005, Đài
truyền hình Việt Nam (ĐTTVN) có đưa tin về một giáo viên ở Gia Lâm Hà
Nội bị công an bắt về hành vi lừa đảo để vay hàng trăm triệu đồng của một
chi nhánh ngân hàng Phương Nam. Thế nhưng sau khi đưa tin này rất nhiều
người đã vội vàng đến các chi nhánh của ngân hàng Phương Nam để rút
tiền, khiến cho ngân hàng đứng trước một hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Trước tình hình đó, ĐTHVN đã phải có những phóng sự tiếp theo để nói rõ,
nhờ đó đã tránh được những hậu quả khủng khiếp từ bản tin nọ.
Thứ hai, dưới sức ép của DLXH nhiều khi các phương tiện TTĐC
buộc phải thay đổi, điều chính hoặc đính chính những nội dung đã phát, đã
cơng bố. Trong số báo ra ngày 12/4, Moskovski Korrespondent đã khiến
báo giới cũng như dân chúng Nga phải sửng sốt về vị Tổng thống mà họ vơ
cùng ngưỡng mộ. Theo đó, vị Tổng thống sắp mãn nhiệm vào tháng 5 tới đã
bí mật ly dị vợ, bà Lyudmila vào tháng 2 vừa qua để "dọn đường" cho cuộc
hôn nhân mới với nữ VĐV xinh đẹp Alina Kabayeva(năm nay mới 24 tuổi),
người đã từng là vô địch Olympic Athens môn thể dục dụng cụ vào tháng 6
9



tới. “Chẳng có một tý sự thật nào trong bài báo đó”, Putin nói về thơng tin
trên tờ Moskovsky Korrespondent. "Tôi thường phản ứng tiêu cực trước
những kẻ hay chõ mũi và có những suy diễn hoang tưởng về cuộc sống của
người khác", ơng chủ Kremlin cho biết. Văn phịng của cơ Kabayeva cho
biết cơ khơng có bình luận gì trước tin đồn này. Một phát ngôn viên của
Kabayeva trước đó cho hay thơng tin của báo chí về chuyện yêu đương với
tổng thống là "rác rưởi". Trong số báo ra hơm nay, 18/4, tại trang 2,
Moskovski Korrespondent đã chính thức nói lời xin lỗi về bài báo gây dư
luận ra ngày 12/4: "Trong số báo ra ngày 12/4 có đăng tin Tổng thống Putin
sắp kết hôn cùng nữ VĐV Alina Kabayeva, nhưng đây là thơng tin khơng
có cơ sở". "Chúng tơi rất lấy làm tiếc vì bài báo đã gây nên những hiểu lầm,
ảnh hưởng không tốt tới các bên liên quan. Chúng tôi thành thật xin lỗi về
việc này".
IV. Giải pháp phát huy vai trò của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay:
Để nâng cao tiếng nói của DLXH ở nước ta hiện nay, nhất là nhằm phát huy
tinh thần làm chủ của nhân dân, ta có một số giải pháp:
1. Vai trị của báo chí đối với việc phát huy sức mạnh của dư luận xã hội
Muốn dân biết thì phải cung cấp thơng tin cho dân, thông tin phải
trugn thực, kịp thời, phải thực hiện cơng khai, có cơng khai mới có dân chủ.
Cơng khai là một yêu cầu tất yếu, một biểu hiện quan trọng của nền dân chủ
XHCN. Mọi công việc của đất nước liên quan đến lợi ích của nhân dân, mà
việc cơng khai khơng phương hại gì đến lợi ích quốc gia, thì dân phải được
biết. Người dân có quyền được cung cấp thơng tin, để họ đánh giá tình hình
và biểu thị thái độ của họ trong quá trình hình thành và thể hiện DLXH.
Việc cung cấp thơng tin cho dân biết là để thực hiện tính cơng khai “nói rõ
sự thật”. Chỉ bằng cách đó, thì sự đánh giá xã hội cảu DLXH mới phản ánh
đúng tình trạng xã hội về những vấn đề đang tạo nên mối quan tâm chung.
10



2. Sử dụng các kết quả nghiên cứu dư luận xã hội trong lãnh đạo và quản lý
xã hội
DLXH là một hiện tượng tinh thần xã hội có thể “đo đac” được bằng
các phương pháp khoa học. Do có thể “đo đạc” được, dư luận xã hội là các
thông tin khơng chỉ rõ ràng dưới góc độ định tính mà cịn rõ ràng dưới góc
độ định lượng. Nhờ có các thơng tin tồn diện như vậy, chúng ta mới có thể
đánh giá đúng thực trạng, tư tưởng cảu xã hội. Nhân dân có ủng hộ các chủ
trương, quyết sách của Đảng và Nhà nước hay không? Bao nhiêu % ugnr
hộ, bao nhiêu % bi quan…, đều có thể “đo đạc” được bằng các cuộc thăm
dò dư luận xã hội. Nhờ kết quả của các cuộc điều tra DLXH nhằm đánh giá
tình hình tâm trạng, tư tưởng sẽ bớt đi tính mơ hồ của các nhận định chung
chung. Các dữ liệu của các cuộc điều tra DLXH là các cơ sở khách quan
giúp viết báo cáo đưa ra những nhận định khách quan sâu sắc về tình hình
tâm trạng, tư tưởng trong xã hội
3. Tạo lập bầu khơng khí tâm lý – xã hội lành mạnh
Bầu khơng khí tâm lý xã hội được hình thành từ mối quan hệ giữa
người với người, vì vậy nó có ảnh huongr trực tiếp tới tính tích cực hoạt
động của họ. Trong bầu khơng khí tâm lý xã hội thuận lợi, như mọi người
đều sống hòa thuận, thân ái, thẳng thắn, trung thực… sẽ tạo ra tâm trạng
phấn khởi, vui vẻ; tính tích cực hoạt động của con người sẽ luôn được khơi
dậy, được nuôi dưỡng và phát huy. Ngược lại, sống trong bầu không khí
tâm lý xã hội nặng nề, sầu não, tính tích cực hoạt động cảu con người sẽ bị
dồn nén, tạo ra những cảm xúc, tâm trạng tiêu cực như buồn chán, thù hận,
thậm chí mất niềm tin. Để tạo lập bầu khơng khí tâm lý xã hội lành mạnh
làm tiền đề, điều kiện cho dư luận xã hội phát huy vai trị tích cực, ta cần
thực hiện các giải pháp sau. Một là, cần lựa chọn người lãnh đạo tập thể có
những phẩm chất và năng lực cần thiết, có uy tín cao, có phong cách làm
việc phù hợp. Hai là, giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa các cá nhân

11


trong tập thể với nhau. Ba là, tăng cường các biện pháp giáo dục, xây dựng
tập thể lành mạnh.
Kết luận:
Truyền thơng đại chúng và dư luận xã hội có mối quan hệ qua lại với
nhau. Chưa bao giờ dư luận xã hội ở nước ta lại chủ động tích cực tham gia
vào quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa như ngày nay. Bằng nhiều hình
thức phong phú, quần chúng nhân dân đã công khai bày tỏ quan điểm, thái
độ và chính kiến của mình đối với các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong đời
sống hàng ngày. Trong quá trình ấy, nhiều sáng kiến được đưa ra, nhiều giải
pháp, kiến nghị đề xuất với cơ quan lãnh đạo các cấp góp phần tháo gỡ
những khó khăn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Thời gian qua,
DLXH hình thành trong các tầng lớp nhân dân đã sớm lên tiếng kêu gọi mọi
người hãy kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, chống sử dụng các
ấn phẩm văn hóa độc hại. Đặc biệt, trước thái độ chính trực của quần chúng
nhân dân, nhiều cán bộ thối hóa, biến chất trong các cơ quan Đảng và Nhà
nước, trong các tổ chức kinh tế đã khơng thốt khỏi sự trừng trị của pháp
luật. Tất cả những kết quả có được ở trên có phần đóng góp rất lớn của
truyền thơng đại chúng

12


Chú thích
[1]

N. Mansurov. Bài giới thiệu. Trong bản tiếng dịch Nga của cuốn “Dư


luận Xã hội – Sự mở ra của vịng xốy im lặng”, Noelle-Neumman, NXB
Progress-Academia, Mátxcơva, 1996, tr.7
[2]

Trong mục nghiên cứu dư luận xã hội, chuẩn bị cho cuốn từ điển bách

khoa quốc tế về các ngành khoa học xã hội (International Encyclopedia of
the Social Sciences), 1968
[3]

Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta

hiện nay, Trần Ngọc Tăng, NXB Chính trị quốc gia, 2001
[4]

Thuật ngữ báo chí truyền thơng, Phạm Thành Hưng, NXB Đại học Quốc

gia
[5]

Theo Sheldon R. Gawiser và G. Evans Witt, Hội đồng Quốc gia về Điều

tra Dư luận Xã hội Hoa Kỳ
[6]

Lời phát biểu của thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – thứ trưởng Bộ Quốc

Phòng khi trả lời báo “Pháp Luật Việt Nam” ngày 12-7-2005 trong bài
“Nhận diện tình trạng tham nhũng”


13


Tài liệu tham khảo:
1. Xã hội học về Dư luận xã hội – Nguyễn Quý Thanh – NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội
2. Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới – PTS. Lương Khắc Hiếu
(chủ biên) – NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội 1999

14



×