Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bloomberg làm nóng thương vụ BusinessWeek ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.01 KB, 5 trang )

Bloomberg làm nóng thương vụ BusinessWeek

Nguồn: abviet.com
Vào phút chót, Bloomberg L.P. bất ngờ tuyên bố sẽ tham gia thương vụ mua lại
BusinessWeek đã khiến cuộc đua giành quyền sở hữu tạp chí này giữa hàng trăm
nhà đầu tư trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết.


Thất thu vì suy thoái
Chiến dịch rao bán BusinessWeek đã được ông Terry McGraw - Chủ tịch
kiêm Giám đốc điều hành công ty mẹ McGraw-Hill loan báo từ trung tuần
tháng 7.

Được thành lập từ năm 1929, BusinessWeek có đội ngũ biên tập viên đông
đảo vào khoảng 200 người và thu hút được 4,8 triệu độc giả/tuần tại hơn 140
quốc gia. Tuy nhiên, công việc kinh doanh của tạp chí đang gặp nhiều trục
trặc.

Trong sáu tháng đầu năm 2009, doanh thu quảng cáo của tạp chí sụt giảm
33% so với cùng kỳ năm 2008, từ 116 triệu đô-la xuống còn 77 triệu đô-la.
Nếu so với năm 2007 thì các hợp đồng quảng cáo mà tạp chí nhận được trong
năm 2008 cũng sụt giảm 16%.

Thậm chí ấn bản trực tuyến BusinessWeek.com cũng không giúp được gì
nhiều cho các ấn phẩm in. Dù sở hữu một đội ngũ biên tập viên khổng lồ,
BusinessWeek.com cũng không thể cạnh tranh được với đối thủ
TheStreet.com, và chỉ đạt doanh thu 300 triệu đô-la trong năm 2008.

Chắc chắn McGraw-Hill sẽ gặp không ít khó khăn để có thể “bẩy” tờ tạp chí
này lên một mức giá có hời so với giá hãng đã phải bỏ ra mua.


Chính cuộc suy thoái kinh tế và môi trường cạnh tranh trực tuyến khốc liệt
đã kìm kẹp sự gia tăng doanh số từ các hợp đồng quảng cáo không chỉ với
BusinessWeek mà còn với đối thủ khác. McGraw-Hill khẳng định đã cân
nhắc sự lựa chọn tốt nhất cho tạp chí này sau khi tiến hành rất nhiều nghiên
cứu và đánh giá chỉ số khả tín của tạp chí do Standard&Poor’s công bố.

Sự sụt giảm doanh số trong ngành công nghiệp truyền thông tại Mỹ khá phổ
biến. Tập đoàn thông tin và truyền thông sở hữu tạp chí Aviation Week và
nhà cung cấp thông tin năng lượng Platts, cũng sụt giảm doanh số tới 11,5%
xuống còn 236,2 triệu đô-la trong quý hai năm nay.

Gần 100 nhà đầu tư theo đuổi

Mặc dù làm ăn thua lỗ trong hơn 2 năm qua, song thương vụ rao bán
BusinessWeek vẫn thu hút được sự quan tâm từ nhiều nhà đầu tư. Theo ông
Terry McGraw, tính tới ngày 8/9 đã có 93 nhà đầu tư tiềm năng đặt vấn đề
mua lại BusinessWeek.

Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Bloomberg, ông McGraw cho biết
“Mọi người đều tham gia vào thương vụ này và chắc chắn sẽ có nhiều điều
thú vị”. Trong số những bên đầu tư đặt vấn đề mua lại Business Week có các
hãng cổ phần tư nhân như OpenGate, Plantium Equity, Warburg Pincus; các
quỹ đầu tư mạo hiểm và các khách hàng chiến lược.

Mới đây nhất, hãng truyền thông nổi tiếng Bloomberg PL cũng đã tham gia
vào thương vụ này. Đây được xem như sự kiện bất ngờ trong giới thạo tin vì
trước đây chính Bloomberg đã tuyên bố bỏ qua thương vụ làm ăn này.

Không rõ nguyên nhân cụ thể đã đưa Bloomberg PL quay lại quan tâm tới
BusinessWeek. Trưởng phòng nội dung của Bloomberg, ông Norman

Pearlstine không nhận bất cứ cuộc phỏng vấn nào; trong khi phát ngôn viên
của Bloomberg, McGraw-Hill và cả BusinessWeek cũng từ chối bình luận về
thông tin này.

Tới thời điểm hiện tại, bao gồm cả Bloomberg, có ít nhất 10 nhà đầu tư đã
tham gia buổi thuyết trình cung cấp thông tin về hoạt động của tạp chí. Trong
số này có các tên tuổi lớn như Bruce Wasserstein, ZelnickMedia hay
Morningstar.

Một nhân viên tham gia vào chiến dịch còn cho biết một nhà đầu tư không có
trụ trở tại Mỹ cũng đã tham gia vào buổi thuyết trình này, dù tên tuổi của
nhà đầu tư này không được tiết lộ.

Trong khi Wassertein, OpenGate và ZelnickMedia vẫn thể hiện quyết tâm
theo đuổi BusinessWeek thì không có thông tin chắc chắn về bước đi tiếp theo
của các nhà đầu tư khác sau khi họ tham gia vào buổi thuyết trình.

Hai mô hình cho chủ mới

Dù ai trở thành người chiến thắng trong thương vụ mua bán này thì câu hỏi
đặt ra với họ chính là cách thức duy trì tên tuổi và doanh thu của tờ tạp chí.

Có hai mô hình được đề xuất cho chủ nhân tương lai của BusinessWeek. Mô
hình thứ nhất là giữ cho ấn bản trực tuyến vẫn tiếp tục hoạt động; tuy nhiên,
bên cạnh doanh thu từ các hợp đồng quảng cáo, tờ báo cần bắt người đọc trả
tiền cho các bài tranh luận xung quanh những vấn đề kinh tế then chốt thay
vì truy cập miễn phí như hiện nay.

Theo nghiên cứu, mọi doanh nghiệp đều sẵn sàng trả tiền cho những thông
tin và các bài phân tích tài chính, kinh tế và các vấn đề then chốt. Trong khi

đó, những tranh luận về các sáng kiến, phương cách quản lý, công nghệ xanh,
chính sách của chính phủ hay các vấn đề tài chính chỉ diễn ra tại một số ít
mạng truyền thông xã hội toàn cầu.

Nếu có các cuộc tranh luận sôi nổi về những vấn đề này trên ấn phẩm điện tử
BusinessWeek.com, việc trả tiền để có thể vào đọc và tham gia các cuộc tranh
luận đó, kèm theo các bảng quảng cáo trong các bài tranh luận đó, có thể sẽ
là nền tảng mới duy trì và phát triển tên tuổi cho BusinessWeek.

Mô hình thứ hai đó là tăng giá ấn phẩm in của tạp chí. Đây là kinh nghiệm
được rút ra từ cách làm của The Economist và Harvard Business Review. Cả
hai tạp chí này đều bắt độc giả phải trả phí tương đối cao cho các bài bình
luận chuyên sâu về phương cách quản lý, tầm nhìn kinh tế toàn cầu hay kiến
thức và các sáng kiến mới.

Mặc dù cả hai tạp chí trên đều duy trì các ấn phẩm điện tử song cách làm của
họ cũng thu hút được lượng độc giả lớn là các nhà lãnh đạo cấp cao, những
người thường có ít thời gian dành cho việc đọc báo điện tử.

Bên cạnh hai mô hình được đề xuất này, chủ nhân mới của BusinessWeek có
thể đưa ra các mô hình khác có tính hiệu quả để duy trì hoạt động của tạp
chí.

Khi ra đời vào năm 1929, giữa thời kỳ Đại suy thoái và khủng hoảng tài chính
toàn cầu, BusinessWeek đã cung cấp cho độc giả những bài phân tích sắc nét
về tình hình kinh tế thế giới.

Hơn 80 năm sau, điều này đang lặp lại với tờ tạp chí khi cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi hoàn toàn.


×