Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Sach GV let go 1a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.17 KB, 109 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Introduction</b>


<b>DESCRIPTION OF THE COURSE:</b>
<b>PHILOSOPHY AND PRINCIPLES</b>
<b>(Miêu tả khoá học: Quan điểm và phương</b>
<b>pháp)</b>


<i>Let's Go, tái bản lần thứ hai là một chương</i>
trình học gồm bảy trình độ dành cho trẻ em
học tiếng Anh lần đầu. Chủ đề và tình huống
trong cuốn sách này rất quen thuộc với trẻ
em ở khắp mọi nơi.


<i>Let's Go nhấn mạnh vào khả năng giao tiếp</i>
theo một hệ thống ngữ pháp có kiểm soát
cẩn thận. Bắt đầu bằng bài học thứ nhất, học
sinh tham gia vào một loạt các hoạt động,
chú trọng vào rèn luyện giao tiếp hai chiều,
với những bài tập khó dần lên. Học sinh
luôn luôn được tiếp xúc với từ mới, cấu trúc
câu mới, nhằm tạo ra một vốn ngôn ngữ đủ
để giao tiếp ở từng trình độ.


Những điều mà trẻ em đã quen thuộc được
sử dụng và sắp xếp trong suốt khoá học dưới
dạng hội thoại, bài hát và bài luyện kỹ năng.
Điều này tạo điều kiện cho học sinh nhanh
chóng xây dựng khả năng nói tiếng Anh
trong những tình huống mà học sinh dễ liên
tưởng.


Những bài tập và hoạt động trong từng bài


học được thiết kế theo quan điểm lấy học
sinh làm trung tâm. Học sinh được khuyến
khích giao tiếp với nhau, đầu tiên là hoạt
động nhóm; sau đó khi đã xây dựng đủ tự tin
và làm quen với ngôn ngữ mới, học sinh sẽ
tiến hành hoạt động theo đôi. Luyện đơi
được coi là kỹ thuật chủ chốt, vì ở đây tình
huống giao tiếp rất gần với cuộc sống thực
bên ngoài lớp học.


Bài học trong Let's Go là sự kết hợp chặt
chẽ các kỹ thuật ưu việt của các phương
pháp khác nhau, những phương pháp qua
thực tế đã chứng tỏ hữu hiệu đối với học
sinh nhỏ. Những phương pháp này bao gồm:
 Phương pháp MAT (Model, Action,
Talk: Làm mẫu, Nói và Làm) của Risuko
Nakata: Phương pháp này nhấn mạnh
vào việc sử dụng hành động và làm mẫu,
luyện kỹ năng, giúp cho học sinh xây
dựng được kỹ năng sử dụng tiếng Anh


một cách tối đa với một lượng thời gian
tối thiểu. (Ngay ở trình độ bắt đầu).
 Phương pháp TPR (Total Physical


Response: Phản ứng tự nhiên) của James
Asher, là một phương pháp dựa trên quan
điểm cho rằng sự liên kết giữa hành động
tự nhiên với yếu tố ngôn ngữ sẽ giúp học


sinh lưu giữ sự kiện được lâu.


 Phương pháp FA (Functional Approach:
Chức năng), một phương pháp nhấn
mạnh khả năng sử dụng ngơn ngữ trong
tình huống thích hợp.


 Phương pháp CA (Communicative
Approach: Giao tiếp), một phương pháp
dựa trên quan điểm cho rằng ngôn ngữ sử
dụng trong lớp học phải được sử dụng để
trao đổi ý tưởng và tình cảm có ý nghĩa
với học sinh.


 Phương pháp Audio-Lingual Approach
(Nghe nói) là phương pháp nhấn mạnh
vào khả năng phát âm và cú pháp của
ngôn ngữ; và


 Phương pháp Grammartical / Structural
Approach (Ngữ pháp / Cấu trúc), phương
pháp nhấn mạnh vào sự tiếp thu một hệ
thống ngữ pháp.


<b>DESCRIPTION OF THE LEVELS</b>
<b>(Miêu tả các trình độ)</b>


<b>Starter Level (Trình độ bắt đầu)</b>


<i>Let’s Go Starter dành cho học sinh chưa bao</i>


giờ học tiếng Anh một cách chính thức.
Trình độ này dành cho tuổi chưa biết đọc,
học sinh ở tuổi mẫu giáo nhỏ và mẫu giáo
lớn được học vần chữ cái thông qua một kỹ
thuật duy nhất là nhóm các chữ cái lại theo
tiêu chí phát âm. Học sinh cũng được học
một số âm cơ bản và một vài mẫu câu đơn
giản (kể cả những câu hỏi-trả lời rất cơ bản)
thông qua tranh truyện màu, bài hát và vần
thơ vui nhộn.


<b>Level 1 (Trình độ 1)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Giống như Let’s Go Starter, Level 1 dành
cho tuổi chưa biết đọc (pre-readers). Trong
sách có in một số bài khóa nhằm mục đích
giúp học sinh làm quen với dạng chữ viết
của tiếng Anh. Nhiệm vụ học đọc ở giai
đoạn này là học cách đọc chữ cái đứng ở vị
trí đầu từ (hoặc, đối với những học sinh đã
học qua trình độ ban đầu: Starter, thì dùng
để ơn lại), và bắt đầu học nhận diện từ thơng
qua hình ảnh (sight words). Những yếu tố hỗ
trợ cho hai yêu cầu này được biên soạn lồng
vào sách giáo viên.


(<b>Chú ý</b>: Những từ đưa ra dạy trong giai
đoạn này đều là những từ thông dụng trong
tiếng Anh, kể cả danh từ (nouns), giới từ
(prepositions), quán từ (articles), và những


động từ xuất hiện với tần số cao như be và
<i>have).</i>


<b>Level 2 (Trình độ 2)</b>


Trình độ này dành cho học sinh đã học xong
trình độ 1 và đã làm quen với những dạng
câu hỏi-câu trả lời, các cấu trúc ngữ pháp, từ
vựng cơ bản. Các cấu trúc bao gồm những
dạng câu hỏi với đại từ nghi vấn Wh- và câu
hỏi Yes/No (tập trung vào đại từ ngơi thứ ba
số ít) và thì hiện tại tiếp diễn. Kỹ năng đọc
được giới thiệu theo phương pháp âm học;
học sinh học nhóm từ theo những văn cảnh
tương tự nhau và học từ cùng một gốc gác.
Học sinh cũng được dạy đọc to từ tiếng Anh,
chú ý âm cuối. Học sinh tiếp tục phát triển
kỹ năng nói và học cách sử dụng từ thông
qua các câu đơn giản. Ở trình độ này, ngữ
liệu mới là thì hiện tại tiếp diễn (present
continuous tense), động từ diễn đạt khả năng
có thể làm được việc gì (can), từ chỉ sự sở
hữu (have).


<b>Level 3 (Trình độ 3)</b>


Trình độ này chủ yếu mở rộng khả năng sử
dụng mẫu ngữ pháp đã học ở Trình độ 2.
Học sinh dần dần đọc được những cấu trúc
ngữ pháp cũng như những từ viết trên giấy


thông qua việc học đọc đoạn ngắn. Ở trình
độ này, ngữ liệu mới là dạng thức số nhiều
của ngơi thứ ba (they), thì q khứ đơn (the
simple past tense) (nhấn mạnh vào cách
dùng be và những dạng động từ bất quy tắc).
<b>Level 4 (Trình độ 4)</b>


Trình độ này mở rộng vốn từ vựng và ngữ
pháp, và giới thiệu cấu trúc câu mới. Ở trình
độ này, học sinh cũng học đọc những đoạn
dài hơn bao gồm những mẫu câu quen thuộc
và những từ có tần số xuất hiện cao. Ngữ
liệu mới là cách so sánh hơn (comparatives),
mẫu why-because, thì quá khứ tiếp diễn (the
past continuous tense), thì tương lai với
<i>going to, và dạng nguyên thể (infinitive</i>
forms).


<b>Level 5 (Trình độ 5)</b>


Trình độ này tiếp tục luyện lại những yếu tố
ngôn ngữ đã dạy ở các trình độ thấp hơn,
đồng thời giới thiệu cấu trúc mới. Đến đây,
hội thoại xuất hiện dưới dạng chữ viết thay
cho "bong bóng có lời" (speech bubbles).
Phần học đọc trong trình độ 5 bao gồm
những bài đọc dài ba hoặc bốn đoạn ngắn.
Những bài đọc này bao hàm tất cả những
mẫu ngữ pháp mà học sinh đã làm quen
trong các trình độ trước. Cấu trúc câu mới


trong trình độ này là thì tương lai với will,
sử dụng than trong so sánh hơn
(comparatives), so sánh nhất (superlatives),
thì tương lai với danh động từ (gerunds), và
thì hiện tại hồn thành (the present perfect
tense).


<b>Level 6 (Trình độ 6)</b>


Trình độ này củng cố cách sử dụng những
yếu tố ngơn ngữ đã dạy trong các trình độ
trước, đồng thời giới thiệu ngữ liệu mới.
Học sinh được tạo cơ hội dùng kỹ năng
ngơn ngữ của mình để nói về bản thân, về ý
kiến và tình cảm của mình. Cũng như ở trình
độ 5, bài đọc có từ ba đến bốn đoạn ngắn.
Ngữ liệu mới ở trình độ này là đại từ sở hữu
(possessive pronouns), mệnh đề quan hệ
(relative clauses: who), động từ trợ
(modals), câu điều kiện (conditional với
<i>would), lối nói gián tiếp (reported speech),</i>
và nhóm động từ (phrasal verbs).


<b>MAIN COMPONENTS (Những thành tố</b>
<b>chính)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

và Phiếu tranh (Picture Cards), và phiếu
cỡ quân bài của học sinh (playing
card-sized Student Cards). Ngồi ra cịn một
số tranh tường (Wall Charts) dùng cho


Trình độ 1 và 2.


<b>THE STUDENT BOOKS (Sách bài</b>
<b>học)</b>


Sách học sinh có ảnh màu đẹp để minh họa
cho bài học, thiết kế rõ ràng và hấp dẫn.
Sách có nhiều bài tập rèn luyện năng lực
hoạt động sáng tạo, sử dụng cùng một lúc
một loạt kỹ năng, đưa học sinh vào quy trình
học tập đa dạng. Mỗi quyển sách học sinh có
tám bài (units), có thể dùng cho từ năm đến
bảy tiết học 50 phút. Ngồi ra cịn có bốn
bài ơn tập.


Một nét đặc trưng của Let’s Go là nó sử
dụng hình thức câu hỏi-trả lời để rèn luyện
cấu trúc câu và từ mới. Hình thức này xây
dựng cho học sinh khả năng đặt câu hỏi
thích hợp để lấy thơng tin mình cần đến và
hướng dẫn cách trả lời những câu hỏi này.
Học sinh không chỉ dừng ở chỗ chỉ vào
tranh rồi nói từ hoặc nhóm từ tương ứng với
tranh, mà cịn đối thoại với nhau, sử dụng
sách như một tài liệu tham khảo. Điều này
làm cho quy trình đào tạo trở nên có ý nghĩa
đối với học sinh.


<b>THE WORKBOOKS (Sách Bài tập)</b>
Sách bài tập cung cấp cho học sinh những


bài luyện đọc và viết nhằm củng cố ngữ liệu
đã học trong sách học sinh. Bài tập thiết kế
cho chương trình tự học ở nhà (home study),
nhưng cũng vẫn có thể dùng trên lớp. Ở cuối
mỗi sách bài tập đều có trang phụ dùng cho
học sinh việc luyện viết. Các trang về những
hoạt động phụ trợ ở cuối sách giúp rèn luyện
thêm kỹ năng viết.


<b>THE TEACHER'S BOOKS (Sách giáo</b>
<b>viên)</b>


Sách giáo viên thực chất là những giáo án
biên soạn sẵn và dễ áp dụng. Mỗi bài đều có
bảng mẫu câu và từ mới phải dạy, cùng
những ngữ liệu cần dùng cho bài đó (ví dụ
ngữ liệu đã học cần ơn lại). Giáo án hướng
dẫn cách giới thiệu, luyện tập và củng cố
ngữ liệu mới (presentation, practice and
reinforce the language). Nhiều hoạt động


dành cho luyện cả lớp, luyện nhóm, hoặc
luyện đơi. Bài nào cũng có gợi ý cho giáo
viên: dạy phát âm (pronunciation tips), ngữ
pháp (grammar tips), văn hoá (cultural tips),
và hướng dẫn cách áp dụng giáo án cho các
loại lớp với sĩ số khác nhau. Văn bản ghi âm
(audio tapescript) (tức là bản ghi những ngữ
liệu và các đoạn hội thoại đã được ghi âm
bằng CD) có đầy đủ trong sách giáo viên.


Cuối mỗi phần đều có hướng dẫn cách hoàn
thiện những trang bài tập của Sách Bài tập,
cùng với đáp án. Khi cần thiết, có hướng
dẫn tham khảo Let’s Chant, Let’s Sing (Đọc
<i>theo nhịp và hát), Let’s Go Picture</i>
<i>Dictionary (Từ điển tranh của Let’s Go),</i>
<i>Let’s Go Grammar and Listening Activities</i>
<i>Book (Sách Ngữ Pháp và Các Hoạt động</i>
<i>nghe của Let’s Go) (chỉ có ở trình độ 1-3),</i>
<i>Let’s Go Reader (Sách tập đọc Let’s Go).</i>
Phần hướng dẫn về Let’s Chant, Let’s Sing
nói rõ những bài đọc và bài hát nào trong
cuốn sách này thích hợp với bài đang học,
để giáo viên chọn lựa làm bài tập bổ trợ.
Phần hướng dẫn cách sử dụng Let’s Go
<i>Picture Dictionary hướng dẫn chi tiết cách</i>
dùng tranh trong từ điển để hỗ trợ cho bài
học trong sách học sinh. Phần hướng dẫn chi
tiết về Let’s Go Readers, xin xem “Using
the Readers” (trang 12).


Giáo viên có thể sao chụp những trang bài
tập (worksheet) ở cuối sách giáo viên phát
cho học sinh, hỗ trợ bài giảng. Trong những
tờ bài tập đó đã có hướng dẫn chi tiết. Giáo
viên cũng có thể sao chụp những bài kiểm
tra giữa kỳ và cuối kỳ (midterm and final
tests) ở cuối cuốn sách này, có cả đáp án và
văn bản bài kiểm tra nghe (có thể dùng để
đọc cho học sinh nghe thay băng). Chỉ dẫn


về cấu trúc (structure key) (hoặc chương
trình học: syllabus), danh sách từ vựng
(word list), và liệt kê Phiếu Giáo viên và
Phiếu Học sinh (Teacher and Student Cards)
cũng có đầy đủ trong Sách Giáo viên.


<b>CASSETTES/COMPACT</b> <b>DISC</b>


<b>(Băng/Đĩa CD ghi âm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

vần chữ cái, âm, bài hát nguyên bản của
Carolyn Graham, bài kiểm tra nghe hiểu ở
cuối mỗi bài, và những hoạt động nghe
trong các bài ôn tập.


<b>PICTURE CARDS (Phiếu tranh)</b>


Mỗi trình độ có kèm theo một bộ tranh 7x10
inches cho Giáo viên và 3x5 inches cho học
sinh. Trình độ 1 có 75 Phiếu tranh Giáo viên
(150 bức tranh, tính hai mặt), và 100 Phiếu
tranh Học sinh. Sách Giáo viên cịn có một
số gợi ý sử dụng phiếu để tiến hành trò chơi
(games) và luyện kỹ năng (drills).


<b>WALL CHARTS (Tranh tường)</b>


Tổng cộng có 32 tranh chép lại, phóng to
những trang cần thiết chọn lọc từ hai Sách
Học sinh, Trình độ 1 và 2. Tranh tường có


thể sử dụng để giới thiệu ngữ liệu
(presentation), luyện kỹ năng (practice), và
củng cố (reinforcement) vốn ngữ liệu đã giới
thiệu trong Sách Học sinh. Tranh tường này
có cả trang mở đầu của những bài:


<i>Let’s Talk </i>– Hội thoại mở đầu (opening
dialogues)


<i>Let’s Sing</i> – Bài hát (song lyrics)


<i>Let’s Learn </i>– Giới thiệu ngữ liệu mới (new
language presentation)


<i>Let’s Learn Some More</i> – Ngữ liệu bổ sung
(additional new language)


<b>TESTING (Kiểm tra)</b>


Những bài kiểm tra trong <i>Let’s Go</i> tạo điều
kiện cho giáo viên theo dõi được tiến bộ của
học sinh theo chu kỳ nhất định. Công cụ
kiểm tra bao gồm: bài kiểm tra nghe hiểu có
trong các bài học (unit) của Sách Học sinh,
một bài ôn tập sau hai bài (units) của Sách
Học sinh, một bài kiểm tra giữa kỳ, một bài
kiểm tra kết thúc trình độ đặt ở cuối Sách
Giáo viên.


<b>SUPPLEMENTAL COMPONENTS</b>


<b>(Những thành tố hỗ trợ)</b>


Người thầy được hỗ trợ một cách đa dạng.
Các thành tố hỗ trợ đều bám sát ngữ liệu đã
dạy trong Sách Học sinh. Những thành tố hỗ
trợ này giới thiệu những xu hướng giảng dạy
khác nhau, bổ trợ các ngữ liệu trong sách và
thay đổi tiến độ học tập của học sinh.


<b>READERS (Sách đọc)</b>


Mỗi sách đọc của hệ Let’s Go <i>(Let’s Go</i>
<i>Reader) bao gồm hai câu chuyện, thể hiện</i>
theo các nhân vật trong Sách Học sinh, dưới
dạng truyện vui. Ngôn ngữ viết truyện được
khống chế cẩn thận để khớp với vốn từ vựng
và mẫu câu đang dạy trong Sách Học sinh.
Chuyện thứ nhất dùng sau khi học sinh đã
học được 4 units đầu tiên (units 1-4); chuyện
thứ hai dùng sau khi đã hoàn thành units
5-8. Những từ mới đều được lọc ra giải thích
trong bảng từ bằng tranh (picture glossary) ở
cuối mỗi trang. Cuối mỗi câu chuyện là bài
tập đọc hiểu (reading comprehension
exercises).


Sách đọc củng cố ngữ liệu đã học trong
Sách Học sinh, tạo cho học sinh thêm cơ hội
học từ mới trong văn cảnh của một câu
chuyện, hơn nữa lại rất vui! Xin xem phần


“Using the Readers” (trang 12); đây là phần
hướng dẫn cách phối hợp các câu chuyện
vào bài học như thế nào.


<b>PICTURE DICTIONARY (Từ điển</b>
<b>tranh)</b>


Từ điển tranh có minh họa bằng hình ảnh
đẹp. Nó bao gồm tất cả những từ đã dạy
trong sê-ri Let’s Go. Ngồi ra cịn có một số
từ liên quan. Nhiều bài học trong Sách Học
sinh có một tờ gắn thêm (ties-in) lấy trong từ
điển. Trong Sách Giáo viên có hướng dẫn
đầy đủ khi nào thì dùng trang gắn thêm ấy,
và sử dụng như thế nào. Từ điển tranh cịn
có bộ băng ghi âm ghi toàn bộ số từ vựng
trong từ điển.


<b>LET'S CHANT, LET'S SING (Đọc theo</b>
<b>nhịp và hát)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

bài đọc theo nhịp có hướng dẫn một số hoạt
động mở rộng. Sách có kèm theo băng hoặc
đĩa CD.


<b>GRAMMAR AND LISTENING</b>
<b>ACTIVITY BOOKS (Sách Ngữ Pháp và</b>
<b>Hoạt động nghe hiểu)</b>


Sách cho những hoạt động này tương ứng


với Let’s Go Trình độ 1-3. Những hoạt động
đọc và viết ở đây thách thức hơn nhiều so
với các cuốn Workbook thông thường, đồng
thời nó cũng có thêm cả một số hoạt động
nghe hiểu. Trong cuốn này có cả phần
hướng dẫn giáo viên, văn bản ghi âm
(tapescripts) và băng ghi âm.


<b>CD-ROM (Đĩa tiếng)</b>


<i>CD-ROM của Let’s Go là chương trình</i>
luyện hội thoại, các hoạt động ngôn ngữ,
luyện âm, bài hát và trò chơi trên cơ sở ngữ
liệu trong Sách Học sinh. CD-ROM thiết kế
song ngữ: Tây Ban Nha-Anh, Pháp-Anh,
Hàn Quốc-Anh, Nhật-Anh, Bồ Đào
Nha-Anh, Thái-Nha-Anh, và cũng có cả CD-ROM đơn
ngữ Anh.


<b>ORGANIZATION OF A UNIT</b>
<b>(Cấu tạo một bài học)</b>


Mỗi trong tám units trong Sách Học sinh
Trình độ 2 đều thiết kế chú trọng vào một
chủ đề cơ bản. Mỗi bài học được chia thành
sáu phần, mỗi phần có một tiêu đề riêng.
Tuy nhiên để giúp giáo viên và học sinh dễ
tìm những phần tương ứng trong hai sách,
Sách Học sinh và Sách Bài tập, các tiêu đề
của các phần trong hai quyển sách này giống


nhau.


Những phần trong Sách Học sinh Trình độ 2
là:


<b>Let’s Talk</b>


Ngữ liệu mang tính chức năng được đưa vào
trong hội thoại có liên quan đến chủ đề của
bài. Những đoạn hội thoại ngắn này thường
dùng những từ vựng sẽ được lặp đi lặp lại
(recycle) trong các phần khác của bài.
<b>Let’s Sing</b>


Ngôn ngữ chức năng đã giới thiệu trong
phần Let’s Talk nay được sử dụng lại trong
bài hát.


<b>Let's Learn</b>


Phần này giới thiệu ngữ liệu mới: từ vựng và
mẫu câu. Mẫu câu được giới thiệu thông qua
những đoạn hội thoại ngắn, và sát với thực
tiễn cuộc sống. Những mẫu câu giới thiệu
trong bài hội thoại được đưa vào luyện qua
các hoạt động theo nhóm và theo đơi


<b>Let's Learn Some More</b>


Phần này dựa trên những mẫu ngữ pháp đã


giới thiệu trong phần Let’s Learn để giới
thiệu mở rộng một số điểm ngữ pháp có liên
quan. Một đoạn hội thoại được sử dụng để
minh họa ngữ liệu, sau đó là những bài tập
luyện theo nhóm và theo đôi.


<b>Let’s Read</b>


Phần này giới thiệu học sinh kỹ năng đọc
với phương pháp âm học. Học sinh được
dạy các nhóm từ (hoặc “các cụm từ gia
đình”) được sắp xếp theo vần tận cùng, và
các em học các xác định và phát âm những
từ này theo các vần tận cùng. (Ba nhóm từ
gia đình được trình bày trong mỗi bài). Sau
khi học những từ mới này, học sinh đọc các
câu kết hợp các từ ở những nhóm khác nhau.
Những câu này cịn bao gồm những cấu trúc
ngữ pháp khác nhau (ví dụ như giới từ, câu
hỏi) trong phần Let’s Learn và Let’s Learn
Some More. Những minh họa đẹp mắt và
vui nhộn mang đến những hỗ trợ về hình
ảnh cho tất cả các từ nhằm giúp học sinh
trong việc đọc. Học sinh còn có các bài
luyện tập thêm kỹ năng đọc thơng qua trị
chơi và các hoạt động khác mô tả trong
quyển sách này.


<b>Let’s Listen </b>



Phần này ôn lại ngữ liệu đã học trong unit
thông qua một loạt các hoạt động nghe hiểu,
và các hoạt động đối ứng (interactive
activities). Có thể dùng bài này như một bài
kiểm tra nghe hiểu, hoặc như một hoạt động
ôn tập trên lớp (in-class review activity).
<b>Let's Review </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

thêm kiến thức nền (knowledge base), rồi từ
đó tiến vào ngữ liệu mới, cao hơn.


<b>LESSON PLANNING (Giáo án)</b>


Giáo án biên soạn cho từng bài dạy. Khi
biên soạn, cần xác định ngay từ đầu mục
đích (goals) và mục tiêu (objectives) cụ thể.
Lựa chọn cẩn thận loại hình hoạt động và
bài tập luyện ngữ liệu sao cho chúng đáp
ứng được mục đích đã đề ra. Một kinh
nghiệm là người thầy cần soạn số lượng bài
tập và hoạt động nhiều hơn số lượng cần đến
trên lớp, vì trong thực tế giảng dạy, một bài
tập khơng thể thích hợp với mọi nhóm học
sinh; hay nói cách khác là mỗi học sinh có
một cách học, cách tiếp thu riêng, vì thế cần
nhiều loại bài tập và hoạt động khác nhau
phòng khi cần đến.


Giáo án cho giáo viên bao gồm tất cả những
phương thức cần đến để dạy các ngữ liệu


giới thiệu trong Sách Học sinh một cách triệt
để, có tổ chức và gây hứng thú. Giáo án có
sẵn này hy vọng sẽ giúp được giáo viên một
cách tối đa, đỡ cho họ thời gian phải soạn
thêm.


<b>USING THE TEACHER’S BOOK (Sử</b>
<b>dụng Sách Giáo viên)</b>


<b>Warm Up and Review (Khởi động và Ôn</b>
<b>tập)</b>


Mỗi buổi học nên bắt đầu bằng một hoạt
động ôn tập lại ngữ liệu đã học. Điều này
giúp cho học sinh nhớ lại được ngữ liệu đã
học và bắt đầu buổi học một cách tích cực vì
học sinh cảm thấy mình bắt đầu tiến vào cái
mới trên cơ sở nắm vững cái cũ.


Phần Warm up and Review trong Sách Giáo
viên có đưa ra những loại hình hoạt động đa
dạng, kể cả bài hát, trò chơi và bài luyện kỹ
năng (drills).


<b>Presentation (Giới thiệu ngữ liệu)</b>


Khi soạn giáo án, điều quan trọng là phải bắt
đầu từ hoạt động “trước khi dạy”
(pre-teaching) đối với từ mới và cấu trúc câu mới
trước khi cho học sinh mở sách. Như vậy


khi mở sách, tức là bước vào giai đoạn dạy
(teaching) học sinh thấy mình đã quen
thuộc, đã gặp gỡ ngữ liệu ấy rồi, chỉ có khác
là bây giờ nhìn thấy nó ở dạng viết mà thơi.


Về mặt tâm lý nó khơng gây ‘sốc’ hoặc ‘ngỡ
ngàng’ cho học sinh.


Phần Presentation hướng dẫn cách giới thiệu
ngữ liệu mới thông qua cách sử dụng Phiếu
Giáo viên (Teacher’s Cards). Tuy nhiên
người thầy cũng có thể sử dụng đồ vật thật
(realia), đồ dùng trong lớp và đồ dùng học
tập, cử chỉ (gestures), và các tư liệu minh
họa (illustrations) để phục vụ cho bước giới
thiệu ngữ liệu mới. Các thủ pháp được miêu
tả chi tiết tới mức ngay cả giáo viên mới
bước vào nghề cũng có thể thực hiện được
mà khơng gặp khó khăn gì.


<b>Open Your Books (Mở sách)</b>


Phần này hướng dẫn giáo viên phải làm gì
một khi đã bảo học sinh mở sách: khi nào
dùng băng ghi âm/CD, giới thiệu cấu trúc
ngữ pháp và dạng rút gọn của từ như thế
nào, làm thế nào để luyện ngữ liệu một cách
đa dạng giúp cho học sinh biến ngữ liệu đó
thành ngữ liệu của mình.



<b>Extension (Mở rộng)</b>


Sau mỗi giờ học cần có động tác ôn tập để
hệ thống lại những ngữ liệu vừa dạy trong
buổi học. Bước Mở rộng (Extension) tạo cho
học sinh cơ hội biến ngữ liệu vừa học thành
của mình.


Phần Extension hướng dẫn sử dụng những
hoạt động giống như trò chơi (game-like
activities) để tạo cơ hội dùng lặp đi lặp lại
ngữ liệu đã học trong bài một cách sáng tạo
thiết thực hơn. Đây là cách kết thúc bài học
một cách tích cực vì học sinh ra về với cảm
giác đã hoàn thành bài học, nhưng vẫn muốn
học thêm nữa. Các hoạt động mở rộng cũng
giúp học sinh một cơ hội củng cố ngữ liệu
đã học trong nhiều bài trước đó, đồng thời
học thêm được cách sử dụng từ và cấu trúc
câu trong những tình huống tự nhiên.


<b>Workbook (Sách Bài tập)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>TIME GUIDELINES (Hướng dẫn sử</b>
<b>dụng thời gian)</b>


Phần lớn giờ trên lớp dùng vào việc giới
thiệu ngữ liệu (Presentation) và phần Mở
rộng (Extension). Thời gian dành cho phần
Mở sách có thể ít hơn các phần khác một


chút, vì<i> Let’s Go</i> tập trung vào xây dựng
năng lực giao tiếp (communicative
competence). Thời gian cần dùng để hồn
thành một buổi học (lesson) có thể như sau:


Review: 5 phút
Presentation: 20 phút
Open Your Books: 10 phút
Extension 15 phút
Tổng thời gian 50 phút
Độ dài của các buổi học có thể khác nhau,
tuỳ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Nhưng
nhìn chung thời lượng phân bố cho một buổi
học, hoặc 30 phút, hoặc 45 phút, hoặc 60
phút có thể như sau:


30 phút 45 phút 60phút
Review: 4 5 7
Presentation: 10 15 20
Open Your Books: 8 10 15
Extension: 8 15 18


Các buổi học 90 và 120 phút có thể áp dụng
bảng phân bố thời lượng của các buổi 45 và
60 phút. Sau đó lặp lại tiến trình này cho
phần bài học kế tiếp.


<b>PACING (Tiến độ)</b>


Tốc độ dạy trong một lớp học ngôn ngữ phải


tạo ra được sự sơi nổi. Để duy trì được sự
thích thú của học sinh nhỏ thì cứ năm bảy
phút lại phải thay đổi hoạt động một lần, nếu
không học sinh sẽ thấy uể oải ngay. Một
kinh nghiệm là nên dừng một hoạt động khi
học sinh còn đang thích, hơn là chờ đến khi
trẻ đã bắt đầu chán nản rồi mới dừng lại. Sau
này, vào một lúc nào đó thích hợp, giáo viên
có thể luyện lại những hoạt động mà học
sinh thích. Đối với các bài tập luyện kỹ năng
cũng vậy, cần phải tiến hành với tốc độ
thách thức, để có thể xây dựng khả năng nói
có nhịp điệu và ngữ điệu tiếng Anh tự nhiên.


<b>TEACHING TECHNIQUES AND</b>
<b>PROCEDURES (Kỹ thuật và thủ pháp</b>
<b>giảng dạy)</b>


<b>PRONUNCIATION (Phát âm)</b>


Nếu muốn người khác hiểu mình nói gì
trong khi giao tiếp, học sinh cần phải phát
âm từ và câu một cách rõ ràng. Tuy nhiên,
không nên gọi một số học sinh, từng người
một đứng dậy đọc (phát âm) một từ hoặc
một nhóm từ nhiều lần trước lớp. Nếu một
học sinh gặp khó khăn khi phát âm một yếu
tố nào đó thì khơng nên bắt học sinh đó
đứng dậy đọc đi đọc lại nhiều lần, mà nên
yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh mẫu đó vài


lần. Sau đó, học sinh sẽ tiếp tục luyện theo
đôi, và khi ấy, giáo viên có thể tiếp tục giúp
đỡ những học sinh vẫn cịn gặp khó khăn.
Xin lưu ý một điều quan trọng là ngay cả
học sinh nhỏ người bản xứ cũng gặp khó
khăn khi phát âm một số âm tiếng Anh như


<i>r, l, sh,</i> và <i>th</i>. Phải đến khi trưởng thành thì
chúng mới phát âm được hồn thiện, vì thế,
giáo viên cần kiên trì và dành thời gian cho
học sinh luyện tập phát âm.


Trong sách bài học Let's Go, những bài
luyện âm khơng đóng vai trò quan trọng
lắm. Ý đồ của tác giả bộ sách này là trẻ em
bắt đầu học tiếng không cần phải quan tâm
quá mức đến luyện trọng âm và cách phát
âm thật chính xác từng từ, từng nhóm từ
một. Quan tâm quá mức đến điều này có thể
dẫn đến sự thất vọng, sự thiếu lòng tin và
thiếu hứng thú của trẻ học ngôn ngữ. Điều
quan trọng nhất ở giai đoạn đầu là phát triển
khả năng giao tiếp dễ dàng bằng ngôn ngữ
mới, và không tạo tâm lý lo lắng phát âm
sai. Điều này ảnh hưởng nhiều đến động cơ
học tập của học sinh, một yếu tố tác động cơ
bản đến quy trình học ngơn ngữ: khơng có
động cơ, trẻ sẽ khơng học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

trong việc nhận diện và xử lý những khó


khăn về phát âm của học sinh.


<i>Let’s Go nhấn mạnh ngôn ngữ nói thơng qua</i>
cách dùng các dạng rút gọn. Ở trình độ 1,
động từ đặt ở trong khung là dạng rút gọn,
ngồi ra cịn thêm một số ví dụ minh họa ở
ngồi khung. Ở trình độ 2-6, các dạng rút
gọn được đưa vào trong khung ngữ pháp
(trừ những yếu tố ngữ pháp như thì quá khứ
thì lại dùng như trong trình độ thấp hơn).
Học sinh được tạo điều kiện luyện cả dạng
đầy đủ lẫn dạng rút gọn của từ, như vậy tăng
cường được khả năng nói trơi chảy và nói tự
nhiên của học sinh.


<b>GROUPING THE STUDENTS FOR</b>
<b>LANGUAGE PRACTICE (Luyện tập</b>
<b>theo nhóm)</b>


Đa dạng hố loại hình luyện tập là một
phương thức gây hứng thú cho học sinh. Sau
khi đưa ra mẫu mới, cả lớp đọc đồng thanh.
Nếu ngữ liệu khó quá, hoặc cần phải giới
thiệu hai, ba yếu tố cùng một lúc thì dùng
một bài luyện riêng (drill). Luyện liên tục để
giữ được sự tập trung của học sinh. Muốn
như vậy, sau khi cả lớp đọc đồng thanh mẫu
câu mới, cần phải xếp học sinh theo từng
nhóm để luyện lại, mỗi nhóm đọc một phần
của bài luyện hoặc một vai của bài hội thoại.


Phương thức luyện hai nhóm một tạo cho
học sinh một tâm lý đang giao tiếp thực, và
như vậy dễ dàng ghi nhớ mẫu câu mới.
Giáo viên có thể xếp học sinh theo từng
nhóm nhỏ (small group), thậm chí theo đơi
(pair), vì mục đích của nó là luyện tiếp tục
theo phương thức một đổi một (one-to-one
exchange). Luyện đơi hoặc theo nhóm nhỏ
(practicing in pairs or small groups) là
phương pháp lý tưởng, giúp cho học sinh
học tập lẫn nhau, vì đó là cơ hội để chia sẻ
thơng tin, và hỏi những điều mình chưa rõ.
<i>Let’s go sử dụng trò chơi, phỏng vấn, các</i>
câu hỏi về tranh và hội thoại. Đó là những
loại hình dễ tiếp cận trong luyện đôi và
luyện nhóm nhỏ. Đồng thời, giáo viên cũng
dễ dàng kiểm soát học sinh bằng cách đi đi
lại lại quanh lớp, lắng nghe và trợ giúp khi
cần thiết. Chỉ sau khi đã luyện đồng thanh cả
lớp, và luyện theo đơi hoặc nhóm nhỏ, giáo
viên mới nên gọi từng học sinh đứng lên nói
trước lớp. (Sau này có thể dùng biện pháp
kiểm tra dưới dạng trị chơi hoặc đóng vai


giao tiếp, thay cho việc gọi học sinh đứng
lên nói trước lớp.)


<b>TEAM TEACHING (Đồng giảng)</b>


Đồng giảng (tức là một nhóm giáo viên cùng


lên lớp một lúc) là một kỹ thuật rất hữu
dụng. Hai giáo viên có thể làm sống lại một
đoạn hội thoại như trong thực tế giao tiếp.
Ngoài ra, bài luyện cũng có thể do hai giáo
viên tiến hành. Hai giáo viên có thể dẫn dắt
hai nửa lớp để tiến hành một trị chơi hoặc
một bài luyện. Hai giáo viên có thể giúp đỡ
nhiều học sinh hơn trong những giờ luyện
đôi và luyện nhóm.


<b>MODELING (Làm mẫu)</b>


Làm mẫu một cách rõ ràng và đầy đủ là một
yếu tố quan trọng giúp học sinh hiểu được
mình phải làm gì trong một số hoạt động
trên lớp. Bài luyện càng phức tạp bao nhiêu,
việc làm mẫu càng phải cẩn thận, chu đáo và
rõ ràng bấy nhiêu, trước khi đưa học sinh
vào luyện. Làm mẫu tốt sẽ tiết kiệm được
thời gian khi học sinh luyện và nắm bắt ngữ
liệu, vì tránh được cho học sinh rơi vào tình
trạng lúng túng khơng hiểu rõ mình phải làm
gì, dẫn đến chỗ vừa luyện vừa dị dẫm tìm
hiểu. Cuối cùng, điều quan trọng nhất là làm
mẫu giúp người thầy dùng toàn tiếng Anh để
giảng giải một cấu trúc, một hoạt động, và
chỉ dẫn cách luyện tập cho học sinh.


<b>Modeling Sentence Patterns (Làm mẫu</b>
<b>mẫu câu)</b>



Có nhiều cách để giới thiệu mẫu câu hỏi-trả
lời mới. Hoặc là giáo viên cùng học sinh
làm mẫu, hoặc giáo viên cùng con rối
(puppets) làm mẫu. Khi làm mẫu chúng ta
sử dụng bất cứ công cụ nào có trong tay,
cộng với cử chỉ, động tác thích hợp.


Giáo viên: (đưa một quyển sách lên) What's
<i>this?</i>


Giáo viên/Học sinh: It's a book.


<b>Modeling Practice Activities (Hoạt động</b>
<b>luyện theo mẫu)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

một số học sinh đi quanh phịng, nhiều khi
phải dùng vai hích nhẹ ra hiệu cho học sinh
chuyển từ chỗ nọ sang chỗ kia. Làm như
vậy, học sinh có thể tiến hành được cả
những bài tập phức tạp.


<b>VOCABULARY (Từ vựng)</b>


Dùng học cụ hoặc Phiếu Giáo viên để giới
thiệu những từ quan trọng. Một cách làm
đơn giản nhất là giơ một đồ vật hoặc một
phiếu tranh và đọc to từ chỉ vật đó. Yêu cầu
học sinh đọc theo vài lần. Sau đó đưa từ đó
vào bài tập luyện kỹ năng, sử dụng ngữ liệu


quen thuộc.


Sách Giáo viên có miêu tả một số bài luyện
và hoạt động nhằm củng cố và phát triển
vốn từ vựng đã có.


Có hai loại từ vựng hoặc ngữ liệu mà tất cả
những người học ngôn ngữ đều cần phát
triển - đó là ngữ liệu thụ động (receptive
language) và ngữ liệu sản sinh (productive
language). Ngữ liệu thụ động là những yếu
tố ngơn ngữ người học có thể nhận biết khi
bắt gặp, nhưng không thể sản sinh ra được.
Ngữ liệu sản sinh là những yếu tố ngôn ngữ
người học tự mình có thể dùng để nói
và/hoặc viết. Khi người thầy nói với học
sinh bằng tiếng Anh, một điều không tránh
khỏi là người thầy có thể dùng một số yếu tố
ngơn ngữ học sinh chưa học đến. Đây không
phải là vấn đề cần quan tâm, vì đơi khi
người thầy cũng cần cố tình làm như vậy để
học sinh có cơ hội tiếp xúc thêm với ngữ
liệu mới. Học sinh sẽ dần dần quen với việc
nhận biết yếu tố mới bằng văn cảnh, nếu
những yếu tố mới ấy được lặp đi lặp lại
nhiều lần. Ví dụ, nếu người thầy viết số <i>1</i>


lên bảng và bảo học sinh mở sách, nhìn vào
trang 1, thì lúc đó ngơn ngữ thụ động của
học sinh phát triển, vì có thể học sinh chưa


học số 1 hoặc chưa học mệnh lệnh mà thầy
dùng, nhưng vẫn có thể hiểu được nghĩa câu
nói thơng qua động tác của thầy.


Để luyện sử dụng ngôn ngữ thụ động, học
sinh phải được luyện cách phản xạ tự nhiên
với từ mới. Ví dụ, đặt Phiếu Giáo viên có
hình quyển sách và chiếc bút chì vào rãnh
phấn trên bảng (chalk rail). Giáo viên nói


<i>book</i>, sau đó gọi một hoặc hai học sinh chỉ
vào phiếu có từ "<i>book</i>", hoặc đặt vài Phiếu
Giáo viên vào rãnh phấn trên bảng, gọi hai
học sinh lên bảng. Học sinh đua nhau chạy


nhanh đến chạm vào tranh có vẽ đồ vật đó.
Học sinh nào nhanh thì thắng cuộc.


Ngơn ngữ sản sinh đòi hỏi học sinh phải vừa
nhận diện đồ vật, vừa nói từ tương ứng (tên
đồ vật đó). Cũng dùng trị chơi như trên để
luyện, nhưng học sinh phải vừa chạy đến
chạm tay vào phiếu, vừa phải nói ra được từ
tương ứng.


Sau khi đã thực hiện việc làm mẫu như vậy,
tất cả các trò chơi học ngữ liệu thụ động và
sản sinh đều được luyện tiếp tục trong nhóm
ba hoặc bốn học sinh. Luyện theo nhóm nhỏ
là hình thức rất quan trọng đối với những


lớp có sĩ số cao. Khi học sinh học từ mới lần
đầu tiên, hãy phát cho mỗi nhóm một bộ
Phiếu Học sinh: giáo viên đọc to một từ.
Mỗi lần một học sinh chạm tay vào tranh
hình tương ứng với từ đó. Nếu học sinh nào
chỉ sai, các học sinh khác trong nhóm có thể
hỗ trợ.


<b>TOTAL PHYSICAL REPONSE : TPR</b>
<b>(Phương pháp phản xạ tự nhiên)</b>


Phương pháp phản xạ tự nhiên, viết tắt là
TPR, được phát triển bởi James Asher. Dù
cấp độ này không những bài trực tiếp dùng
phương pháp TPR nhưng nhiều hoạt động
trong sách bài học vẫn dựa vào phương pháp
này để giúp học sinh tiếp thu và nhớ bài học
lâu hơn. Học sinh cũng cần thường xuyên ôn
lại những câu lệnh đã học trong Bài 1.
Những thủ pháp sau đây có thể dùng để giới
thiệu mẫu mệnh lệnh. Trước hết ra một
mệnh lệnh, ví dụ Open your books., làm
mẫu bằng cách mở quyển sách ra. Sau đó
giáo viên ra lệnh, cả lớp mở sách. Ra lệnh
lại một lần nữa. Học sinh vừa nói to mệnh
lệnh vừa mở sách. Phương pháp này giúp
học sinh hiểu được mệnh lệnh trước khi làm
(tức là phát triển receptive language). Sau đó
học sinh sẽ cảm thấy tự tin khi ra lệnh (tức
là phát triển productive language).



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

nhỏ, hoặc từng đôi, tập ra lệnh và làm theo
lệnh.


TPR cũng có thể coi là thủ pháp thay đổi tốc
độ luyện mẫu câu. Nếu muốn đa dạng hóa
bài tập, tăng cường bài tập TPR khi thấy học
sinh bắt đầu lãng đãng. Lúc đó có thể lấy lại
được khơng khí sơi nổi và thú vị. Đơi khi
cũng nên cho học sinh đóng vai thầy/cô
giáo, ra lệnh cho toàn lớp. Làm như vậy
chúng ta đã thể hiện được xu hướng lấy học
sinh làm trung tâm.


<b>READING (Đọc hiểu)</b>


Trình độ 2 của Let’s Go là trình độ bắt đầu
học đọc. Phần bài đọc được trình bày chính
thức cho học sinh trong phần Let’s Read. Ở
phần này, học sinh học cách giải những bài
tập về từ gia đình. Những từ được chọn sẽ
được sử dụng trong các câu nhằm củng cố
kỹ năng giải mã từ và giúp học sinh luyện
đọc những từ được nhận diện thơng qua hình
ảnh. Những câu này được soạn có chủ đích
đưa vào các cấu trúc ngữ pháp trong phần
Let’s Learn và Let’s Learn More nhằm tái
hiện lại những gì đã học. Học sinh sẽ tiến bộ
từ việc đọc những từ có minh họa trong
Sách Bài học đến việc thực hành các hoạt


động (đã được gợi ý trong Sách Giáo viên)
mà u cầu các em phải đọc những từ đó
một mình.


Mỗi học sinh làm một bộ phiếu từ cho một
phần bài tập trong phần Let’s Read của mỗi
bài. Trong cả bài này lẫn những bài tiếp
theo, các phiếu được sử dụng trong những
trò chơi luyện đọc nhằm giúp học sinh ngày
càng quen thuộc với từ vựng hơn. Bạn cũng
làm một bộ phiếu giống như thế để dùng cho
phần luyện và những hoạt động khác trong
mỗi bài.


Khi học sinh đã kết thúc trình độ 2, đa số
các em phải có thể đọc được những đoạn
văn chính (tức là những đoạn hội thoại và
những mẫu ngữ pháp) ở một mức độ nào đó,
đặc biệt là khi kỹ năng đọc của các em đã
được nâng cao với việc sử dụng Let’s Go
<i>Readers.</i>


Chi tiết xin xem những phần sau đây:
“Description of the Levels” (trang 4): miêu
tả cách phát âm kỹ năng đọc trong Sách Học
sinh.


“Supplemental Components” (trang 6): miêu
tả khái quát về phần Readers (truyện đọc)
“Using the Readers” (xem dưới đây): gợi ý


chi tiết cách phối hợp Reader vào bài học.
<b>WRITING (Viết)</b>


Bài tập viết dùng cho Trình độ 2 có trong
sách Workbook. Học sinh tập nhận diện chữ
cái thơng qua nhiều loại hình bài tập. Học
sinh cũng được luyện viết chữ thông qua
những bài tập tô chữ (tracing exercises),
những bài tập sẽ dẫn học sinh đến chỗ có thể
tự viết chữ được. Bài tập có thể được làm ở
lớp hoặc ở nhà. Tuy nhiên, nếu làm bài tập ở
nhà thì cũng nên dành một số thời gian trên
lớp để hướng dẫn học sinh cách làm.
<b>USING THE READERS</b> <b>(Sử dụng sách</b>
<b>tập đọc)</b>


Mỗi Let's Go Reader có hai truyện. Khi học
xong đã học xong Unit 4 của Sách Học sinh
là đã có đủ ngữ liệu để đọc và hiểu câu
chuyện thứ nhất trong Reader. Học sinh có
thể đọc hiểu được câu chuyện thứ hai khi đã
học xong Unit 8.


Dưới đây là hướng dẫn cách giới thiệu
truyện cho học sinh. Mặc dù giáo viên nên
tuân thủ các bước dạy này nhưng tốc độ thì
tùy theo từng lớp, do giáo viên quyết định.
Có thể giáo viên này muốn tạm dừng dùng
Sách Học sinh để cho cả lớp học một câu
chuyện. Có thể các giáo viên khác lại muốn


dành 10 phút cuối cùng của buổi học để đọc
truyện. Nhưng có vẻ như khơng có giáo viên
nào muốn phối hợp việc đọc truyện vào
trong bài dạy. Dẫu làm theo cách nào, người
thầy cũng nên chủ động về thời gian, quan
tâm đến lứa tuổi của học sinh, để có thể xác
định được thời gian và phương thức tiến
hành đọc truyện


<b>Step 1: Review the story (Bước 1: Tóm tắt</b>
<b>câu chuyện)</b>


<b>a.</b> Cùng học sinh xem minh họa ngồi bìa
(cover illustrator). Đọc to tiêu đề câu chuyện
cho học sinh nghe. Giúp học sinh miêu tả
tranh bìa, dùng ngữ liệu phù hợp với trình
độ của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

chữ đi để học sinh khỏi bị mất tập trung.
Khích lệ học sinh nói về những gì đã thấy
trong tranh, sử dụng ngữ liệu đã học (hoặc
có thể dùng tiếng mẹ đẻ, nếu thấy cần, và dễ
dàng cho học sinh). Giáo viên gợi ý bằng
một số câu hỏi giúp học sinh miêu tả tranh:
<i>Who’s in it? Where is it set? What’s</i>
<i>happening? Trong khi lướt qua các trang có</i>
tranh như vậy, thỉnh thoảng nên dừng lại ở
một trang nào đấy và u cầu học sinh phán
đốn xem chuyện gì sẽ xảy ra sau đó, hoặc
câu chuyện nói về cái gì. Luyện tập kiểu này


sẽ càng ngày càng dễ dàng hơn vì trình độ
học sinh ngày càng cao lên. Vì thế nếu lúc
đầu học sinh có gặp nhiều khó khăn, chúng
ta cũng không nên băn khoăn quá nhiều.
<b>Step 2: Read aloud (Bước 2: Đọc to)</b>
Yêu cầu học sinh mở sách. Giáo viên đọc to
câu chuyện cho cả lớp nghe. Học sinh vừa
nghe vừa nhìn sách.


<b>Step 3: Forcus on vocabulary (Bước 3:</b>
<b>Tập trung vào từ vựng)</b>


Đọc to lại câu chuyện, từng trang một. Đối
với mỗi trang:


<b>a. </b>Nhìn vào từ mới, ở cuối trang, giảng
cho học sinh hiểu nghĩa từ mới. Sử dụng
bảng tổng kết từ bằng tranh (glossary
pictures), và những cảnh chính (main
scenes) để giảng từ.


<b>b. </b>Trong khi đọc lại truyện, yêu cầu học
sinh lắng nghe, cứ khi nào nghe thấy một từ
mới thì đưa tay lên.


<b>Step 4: Repeated Readings (Bước 4: Học</b>
<b>sinh đọc truyện)</b>


Sau khi học sinh đã hiểu từ mới và đã cơ
bản hiểu câu chuyện, yêu cầu học sinh tự


đọc truyện vài lần. Bước này có thể làm
trong một vài ngày, hoặc trong cả tuần, tùy
theo chu kỳ của buổi học.


Bất cứ khi nào học sinh tự đọc truyện hoặc
nghe người khác đọc, giáo viên cần nhắc
học sinh phải tập trung nghe (listen
actively), tránh lối nghe thụ động (listen
passively). Một số biện pháp để đạt được
yêu cầu này:


 Khi giáo viên đang đọc, dừng lại bất ngờ
đồng thời yêu cầu học sinh đoán xem
chuyện gì sẽ xảy ra sau đó.


 Yêu cầu học sinh, hoặc cá nhân, hoặc
nhóm, đọc từng đoạn của câu chuyện.
 Đọc truyện đồng thanh cả lớp. Vì đọc


đồng thanh thường làm lời nói chậm lại,
làm mất tính tự nhiên của ngơn ngữ nói,
cho nên giáo viên nên đọc cho học sinh
đọc theo, từng dòng. Yêu cầu học sinh
phải đọc theo đúng tốc độ và bắt chước
đúng trọng âm và ngữ điệu.


 Yêu cầu học sinh đọc theo đôi (read in
pairs): mỗi bạn đọc một vài câu. Hai bạn
giúp đỡ nhau vượt khó khăn về phát âm
và từ vựng. Giáo viên đi quanh lớp giúp


đỡ những trường hợp cần thiết.


 Yêu cầu học sinh mang truyện về nhà:
hoặc đọc thầm, hoặc đọc to cho bố mẹ
nghe, hoặc đọc to cùng bố mẹ (nếu bố mẹ
cũng biết tiếng Anh).


<b>Step 5: Comprehension exercises (Bước 5:</b>
<b>Bài tập đọc hiểu)</b>


Bài tập đọc hiểu có ở cuối sách. Những bài
tập này dùng để kiểm tra mức độ hiểu bài
của học sinh và giúp họ củng cố, hệ thống
lại những gì đã đọc được. Bài tập này có thể
làm tại lớp (classwork) hoặc làm ở nhà
(homework) (nếu học sinh đã biết viết).
<b>Step 6: Extension/Follow-up activities</b>
<b>(Bước 6: Mở rộng/ những hoạt động tiếp</b>
<b>theo)</b>


<i><b>Thủ pháp luyện "</b><b>That's not right!" (Không</b></i>
<i><b>đúng!)</b></i>


Trong khi đọc truyện cho học sinh nghe,
giáo viên cố tình thay đổi một số từ. Ví dụ
(đọc trang 4 của “Birthday Magic”), đọc
<i>“What’s the matter?” asks Scott. “My dad’s</i>
<i>a teacher!” says Andy. (thay vì “My dad’s</i>
<i>not a magician!”). Khi học sinh nghe một</i>
lỗi sẽ hô, That’s not right! Sau đó yêu cầu


các em sửa lại cho đúng.


<i><b>Readers Theater (Biểu diễn đọc truyện)</b></i>
Chia câu chuyện thành một số đoạn ngắn.
Phân cho một số học sinh luyện đọc: trọng
âm, ngữ điệu, diễn cảm. Coi lớp học là sân
khấu có khán giả. Học sinh đi quanh lớp đọc
phần truyện của mình, như đang biểu diễn
trên sân khấu.


<i><b>Role play (Đóng vai giao tiếp)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

câu chuyện hơn là vào ngôn ngữ trong câu
chuyện. Với hoạt động này, chúng ta có thể
đánh giá được học sinh có hiểu bài đọc hay
khơng.


Giúp học sinh đóng kịch theo nội dung câu
chuyện. Giao cho học sinh những vai có
trong truyện. Học sinh sẽ diễn kịch theo nội
dung ấy bằng tiếng mẹ đẻ. Mục đích của
hoạt động này là để học sinh có thể “kể
chuyện” (retell the story) chứ không phải
“đọc truyện thuộc lòng” (recite).


<i><b>Student-Generated Story (Language</b></i>
<i><b>Experience Approach) (Truyện do học</b></i>
<i><b>sinh sáng tác)</b></i>


Đây là bài luyện cả lớp. Cho học sinh tự


sáng tác ra một câu chuyện theo ý riêng của
mình, sử dụng các câu chuyện trong Reader
để làm mẫu. Yêu cầu học sinh dùng những
từ và mẫu câu trong Reader để sáng tác
truyện. Nếu cần cũng có thể cung cấp thêm
một số từ cho học sinh. Gọi học sinh đứng
lên đọc từng câu chuyện sáng tác của mình.
Giáo viên chép lên bảng. Nếu câu nào sai
ngữ pháp, giáo viên nên sửa ngay. (Trước
hết hãy yêu cầu học sinh sửa lỗi lẫn cho
nhau). Khi hoàn thành câu chuyện, giáo viên
đọc to cho cả lớp nghe. Nếu có thể được,
giáo viên đánh máy câu chuyện đó, photo
cho mỗi học sinh một bản (nếu học sinh đã
biết đọc). Có thể yêu cầu học sinh vẽ minh
họa một số nhân vật trong truyện.


<b>DRILLS AND GAMES (Bài luyện kỹ</b>
<b>năng và trò chơi)</b>


<b>DRILLS (Bài luyện kỹ năng)</b>


Bài luyện là cách sử dụng thời gian có hiệu
quả (time-efficient), một cách ôn tập thoải
mái và là cách giới thiệu ngữ liệu có tổ chức
chặt chẽ. Trong khi sử dụng bài luyện cần
luôn luôn thay đổi, luân phiên giữa luyện
phản xạ cá nhân (individual response) và
phản xạ tập thể (chorus response). Khi luyện
phản xạ cá nhân, giáo viên cần chú ý gọi học


sinh không theo một quy luật nào (random
order), và giữ tốc độ luyện khá nhanh để duy
trì sự tập trung chú ý của học sinh.


Có nhiều loại hình luyện kỹ năng. Sau đây là
phần miêu tả một vài loại hình và phương
thức thực hiện.


<i><b>Repetition Drill (Luyện nhắc lại)</b></i>


Loại hình này là: đọc mẫu từ mới hoặc ngữ
liệu mới cho học sinh đọc theo.


Giáo viên: a dog, a dog.
Học sinh: a dog.


Giáo viên: a rabbit, a rabbit.
Học sinh: a rabbit.


Hoặc:


Giáo viên: This is a red book.
Học sinh: This is a red book.
Giáo viên: This is a yellow pencil.
Học sinh: This is a yellow pencil.
<i><b>Substitution Drill (Luyện thay thế)</b></i>


Có thể dùng phiếu tranh hoặc học cụ để gợi
ý khi luyện thay thế.



Giáo viên: Where are the books? (chỉ vào
bức tranh sách trên bàn). They're on the
<i>table.</i>


Học sinh: They're on the table.


Giáo viên: (chỉ bức tranh sách dưới gầm
bàn)


Học sinh: They're under the table.
Hoặc:


Giáo viên: (chỉ bức tranh con chim) There's
<i>a bird. I like birds.</i>


Học sinh: There's a bird. I like birds.
Giáo viên: (chỉ bức tranh con ếch)
Học sinh: There's a frog. I like frogs.
<i><b>Chain Drill (Luyện chuỗi)</b></i>


Trong bài tập luyện chuỗi, chúng ta dùng vật
thể hoặc phiếu tranh để làm yếu tố gợi ý.
Đưa tranh hoặc một đồ vật cho học sinh thứ
nhất xem và đặt câu hỏi có liên quan. Học
sinh trả lời.


Quay sang học sinh thứ hai hỏi lại câu hỏi
đó nhưng có yếu tố đã thay thế. Cứ như thế
tiếp tục cho đến khi mọi học sinh đếu được
hỏi và trả lời. Chia lớp thành nhóm nhỏ hoặc


3 hoặc 4 học sinh. Thực hiện bài luyện này
trong từng nhóm.


Giáo viên: (đưa ra bức tranh một rô bốt cho
học sinh 1 xem) What's this?


Học sinh 1: It's a robot. (đưa bức tranh cuộn
dây nhảy- jump rope cho học sinh 2):
<i>What's this?</i>


Học sinh 2: It's a jump rope.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Giáo viên nói một động từ chia ở một thì
(tense) nào đó. Gọi một học sinh chuyển từ
đó sang một thì khác.


Giáo viên: eat
Học sinh: ate


Với bài tập này chúng ta có thể sử dụng cả
câu.


Giáo viên: The girl is at the zoo.
Học sinh: The girl was at the zoo.
<b>GAMES</b>


Trò chơi không phải lúc nào cũng là một
loại hình giải trí khơng quan trọng. Thực ra
nó có thể sử dụng để củng cố ngữ liệu đã
giới thiệu trong bài học theo một phương


thức hấp dẫn học sinh. Trong hầu hết các
loại hình, trị chơi thực hiện được những
chức năng của các loại bài luyện kỹ năng kể
trên, vì sử dụng trị chơi, chúng ta có thể ơn
tập và giới thiệu ngữ liệu một cách có tổ
chức và vui vẻ. Bài luyện kỹ năng thường
theo phương thức nhắc lại và trung tâm là
giáo viên (teacher-centered). Phương thức
này có hiệu quả khi học từ và cấu trúc câu
mới. Trong khi đó, trị chơi thường có kết
thúc mở (open-ended) và lấy học sinh làm
trung tâm hoạt động (student-centered).
Có nhiều loại hình trò chơi. Một số tập trung
vào từ vựng, một số quan tâm đến cấu trúc
câu, và cịn có những loại phát huy cả hai: từ
vựng và cấu trúc câu. Sau đây là một số trị
chơi dùng cho Trình độ 2.


<b>Games for Drilling Vocabulary (Trò chơi</b>
<b>tăng cường vốn từ vựng)</b>


<i><b>Bingo</b></i>


Trò chơi này tăng cường năng lực ghi nhớ
và nghe hiểu. Phát cho mỗi học sinh một
bảng gồm 9 ô vuông, ba hàng, mỗi hàng ba
ô. Học sinh chọn 9 từ hoặc 9 phiếu tranh
(dựa trên số lượng từ vựng trong bài học),
sau đó xếp 9 từ đó vào 9 ơ của mình. Người
gọi (the caller) (giáo viên hoặc học sinh) rút


một phiếu trong số một loạt phiếu giống
nhau, và đọc to từ hoặc nhóm từ ghi trên
phiếu. Học sinh nào có phiếu có từ ấy thì lật
úp chiếc phiếu của mình xuống (hoặc lấy
giấy phủ lên để che đi). Học sinh nào che
được ba ô vuông hoặc theo hàng ngang,
hoặc từ trên xuống, hoặc theo đường chéo
thì thắng cuộc. <i><b>Biến thể:</b></i> Có thể khơng dùng


bảng ô vuông. Học sinh chỉ cần xếp từ theo
cột dọc và cột ngang. Có thể khơng dùng
phiếu tranh, mà học sinh tự viết từ vào các ơ
của mình.


<i><b>Board Race (Chạy đua lên bảng) </b></i>


Có nhiều cách chơi, và tất cả các cách chơi
đều khích lệ học sinh gợi nhớ lại được từ đã
học. Một trong những cách chơi là chia đều
học sinh trong lớp thành nhiều đội. Đặt một
loạt phiếu từ hoặc phiếu tranh đọc theo rãnh
phấn trên bảng. Giáo viên đọc to một từ
trong số đó. Mỗi đội một học sinh chạy đua
lên bảng, chạm tay vào phiếu từ đó. Hoặc có
cách khác là khơng đặt tranh hình vào rãnh
phấn, mà giáo viên đọc to lên một từ (chỉ đồ
vật, con vật). Mỗi đội một học sinh chạy lên
bảng vẽ tranh minh họa cho từ đó. Ai vẽ
đúng thì được điểm. Đội nào có điểm cao
nhất thì thắng.



Có một cách chơi khác nữa thường dùng cho
lớp ít học sinh là cho học sinh xếp thành
từng hàng trước bảng. Hai học sinh đứng
đầu hàng bước sát bảng. Cho hai học sinh đó
một thước kẻ. Giáo viên đọc to một từ lên.
Hai học sinh đó đua nhau chạy lên vừa chỉ
vào phiếu có từ đó vừa đọc to từ đó lên. Học
sinh làm đúng hơn (nhanh hơn) được đứng
lại ở đó, chờ bạn tiếp sau lên chơi tiếp. Học
sinh bị thua trao lại thước kẻ cho bạn đứng
sau. Cứ như vậy chơi cho đến người cuối
cùng.


<i><b>Charades (Thể hiện nghĩa từ bằng điệu</b></i>
<i><b>bộ)</b></i>


Hoạt động này bao gồm nhiều dạng thức,
nhưng tựu chung đều dùng cử chỉ để diễn tả
nghĩa. Cách chơi đơn giản nhất là: đặt phiếu
từ hoặc phiếu tranh úp mặt xuống, thành
từng chồng. Một học sinh nhặt một phiếu
trên cùng, nhưng không thông báo cho cả
lớp biết đó là từ gì. Học sinh đó phải dùng
cử chỉ để diễn tả nghĩa của từ ấy. Cả lớp
đoán từ. Cũng có cách đơn giản hơn là
không dùng phiếu từ hoặc tranh hình mà
giáo viên ghé tai nói thầm cho một học sinh
một từ nào đó. Học sinh ấy làm như trên.
<i><b>Concentration (Tập trung tư tưởng)</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

một trật tự nào. Mỗi lần một học sinh lật hai
phiếu lên và tìm hai phiếu giống nhau như
thế: khi nhìn vào phiếu thì đọc to từ hoặc
nhóm từ có ghi trên phiếu đó lên. Nếu hai
phiếu khớp nhau thì học sinh đó được một
điểm và được giữ lại hai phiếu đó.


<i><b>File Grids (Bảng thư mục)</b></i>


Vẽ một bảng chín ô vuông (đánh số các ô).
Chia lớp thành từng đôi. Học sinh 1 vẽ tranh
về đồ vật/ con vật đã học trong bài trước vào
các ơ của mình. Học sinh 2 có nhiệm vụ tái
dựng lại bảng của học sinh 1 bằng cách hỏi
học sinh 1, rồi vẽ vào bảng của mình. Học
sinh hai: One. What is it? Học sinh 1: It's a
<i>(bat). Sau khi hỏi và vẽ lại được đủ chín vật</i>
cụ thể, hai bạn luyện (partners) so sánh hai
bảng với nhau. Chơi một vài lần thì đổi vai.
<i><b>Find the Match (Tìm từ tương đương)</b></i>
Giáo viên giơ một Phiếu Giáo viên (Teacher
Card). Yêu cầu học sinh nhận diện phiếu đó,
tức là giơ Phiếu Học sinh tương đương của
mình (tức là Phiếu Học sinh cũng có từ
giống như trong Phiếu Giáo viên), đồng thời
đọc to từ đó lên.


Giáo viên: What are these?



Học sinh: (Giơ Phiếu Học sinh) They’re
<i>(crayons).</i>


Học sinh xung phong đặt câu hỏi.
<i><b>Guess the Word (Đoán từ)</b></i>


Hoạt động này dùng để ôn tập từ đã học và
xây dựng khả năng phán đốn của học sinh.
Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 3
đến 5 học sinh. Học sinh 1 nghĩ một từ, rồi
viết một chữ cái của từ đó vào giấy. Các
thành viên khác trong nhóm đốn xem từ đó
là từ gì. Nếu sau một vịng, khơng ai đốn
đúng từ đó thì học sinh 1 cho thêm một chữ
cái nữa. Cứ như vậy cho đến khi có người
đốn đúng. Nếu ai đoán đúng sẽ được đưa ra
từ kế tiếp.


<i><b>Hidden Words (Từ ẩn)</b></i>


Trò chơi này sử dụng phiếu từ hoặc phiếu
tranh, và phiếu số. Phiếu số phải có cỡ đủ to
để có thể phủ lên phiếu từ và phiếu tranh.
Xếp phiếu tranh hoặc phiếu từ theo rãnh
phấn trên bảng (chalk rail). Che mỗi phiếu
đó bằng một phiếu số. Chia lớp thành nhiều
đội. Học sinh của đội A gọi to một số, lật


phiếu số đó ra để lộ phiếu tranh. Đếm 1…
2…3, học sinh phải gọi tên được đồ vật/con


vật trong tranh. Đội nào nói đúng, đội đó
được một điểm. Nếu không ai nghĩ ra, che
lại phiếu tranh đó và cho Học sinh 1 của đội
B gọi to một con số. Cứ như vậy tiến hành
trò chơi cho đến khi tất cả các từ đều được
nhận diện.


Thay thế cho phiếu tranh, giáo viên có thể
viết một số từ lên bảng. Cắt một số mẩu giấy
đủ to để che những từ đó đi. Viết con số lên
trên những mẩu giấy đó. Tiến hành trị chơi
như trên.


<i><b>Pairs Race (Chạy đua theo đôi)</b></i>


Xếp học sinh thành hai hàng. Cài Phiếu
Giáo viên vào rãnh phấn trên bảng. Giáo
viên đọc to một từ. Hai học sinh đứng đầu
hai hàng chạy đua lên bảng chạm tay vào
phiếu có từ vừa gọi. Học sinh nào chạm tay
vào trước và nói đúng từ đó thì dành được
một điểm cho đội của mình.


<i><b>Pass the Card (Chuyển phiếu)</b></i>


Học sinh đứng thành nhiều hàng. Đưa cho
học sinh đứng đầu mỗi hàng một phiếu tranh
hoặc một đồ vật. Học sinh đó phải gọi tên đồ
vật, rồi chuyển phiếu hoặc đồ vật đó cho
người đứng ngay sau mình.



<i><b>Picture Game (Trị chơi vẽ tranh)</b></i>


Hoạt động này chủ yếu là vẽ tranh minh họa
nghĩa của từ nhằm khích lệ học sinh phán
đốn và gợi nhớ lại vốn từ đã học. Chia lớp
thành từng nhóm 3-4 học sinh. Mỗi nhóm
được phát một tờ giấy và một bút chì. Mỗi
nhóm cử một người đứng lên trước lớp làm
đại diện của nhóm. Giáo viên nói thầm vào
tai những đại diện đó một từ. Nghe xong,
các đại diện trở về nhóm của mình và vẽ
tranh. Khơng được nói, khơng được dùng cử
chỉ, chỉ được vẽ. Đội nào vẽ xong trước và
miêu tả đúng từ thì được một điểm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

mới cho nhóm. Trị chơi tiếp tục. Giáo viên
chỉ cho đại diện mới này từ đứng thứ hai
trong danh sách. Mọi bước tiếp theo như
trên. Trò chơi kết thúc khi giải quyết xong
danh sách 10 từ nói trên. Đội nào đốn ra 10
từ đó sớm nhất thì đội đó thắng cuộc.
<i><b>Rhythm (Nhịp điệu)</b></i>


Học sinh đứng thành vòng tròn. Tạo ra một
bài đọc theo nhịp một-hai: hai đập (đập vào
đùi hai cái), hai vỗ (vỗ tay hai cái); búng tay
phải (tức là dùng ngón tay cái và ngón tay
cạnh ngón tay trỏ của tay phải búng thành
tiếng kêu "tách" một cái); búng tay trái một


cái. Làm đi làm lại nhiều lần để mọi học
sinh đều làm đúng theo nhịp. Búng tay phải,
gọi tên mình. Búng tay trái, gọi tên một
người khác. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi
tất cả học sinh đều làm được. Ví dụ:


Cả lớp: (hai đập, hai vỗ)


Giáo viên: Ms Lee (búng tay phải), Ken
(búng tay trái)


Cả lớp: (hai đập, hai vỗ)


Học sinh 1(Ken): Ken (búng tay phải), Mari
(búng tay trái)


Cả lớp: (hai đập, hai vỗ)


Học sinh 2 (Mari): Mari (búng tay phải),
<i>Jenny (búng tay trái)</i>


<i><b>Scramble (Trị chơi đổi chỗ)</b></i>


Loại hình này khích lệ khả năng nhớ từ và
tăng cường năng lực nghe hiểu. Trò chơi
phát huy tính năng động của học sinh. Học
sinh ngồi theo vịng trịn. Nếu lớp đơng có
thể ngồi theo nhiều vịng. Có hai cách chơi.
Một là gán cho mỗi học sinh một từ. Gọi
ngẫu nhiên hai từ. Hai học sinh mang từ


tương ứng sẽ đứng dậy để đổi chỗ. Hiệu
lệnh đổi chỗ là Scramble! Lần đầu tiên bạn
hô Scramble!, cất bớt một chiếc ghế ra khỏi
vòng. Như vậy bấy giờ có một học sinh phải
đứng giữa vịng trịn. Khi hai học sinh kế
tiếp đứng dậy đổi chỗ, hai em này phải chạy
đua với em đứng giữa vòng để giành ghế
ngồi. Cách hai là gán cho nhiều em cùng
một từ. Sau đó chỉ gọi một từ thay vì hai từ.
Tất cả những học sinh mang từ đó phải đứng
dậy đổi chỗ cho nhau.


Có thể biến đổi trị chơi một chút là cho mỗi
học sinh một phiếu từ hoặc tranh hình. Cho
một học sinh đứng ở giữa vịng trịn. Học
sinh này khơng được phát phiếu. Sau đó học


sinh nào phải thay chỗ đứng giữa vịng trịn
thì đưa phiếu của mình cho người mình thay
thế.


<i><b>Slap (Đoạt phiếu)</b></i>


Học sinh phải thật nhanh tay nhanh mắt
trong trò chơi này. Chia học sinh thành từng
nhóm nhỏ. Giao cho mỗi nhóm một bộ
phiếu từ hoặc tranh hình. Đặt ngửa phiếu lên
bàn trong tầm với của tồn nhóm. Người hơ
(the caller: giáo viên hoặc một học sinh)
cũng có một bộ phiếu như thế (a duplicate


set of cards), nhưng xếp trật tự lộn xộn
(random order). Người hô đọc to một từ
hoặc nhóm từ ghi ở trên đầu phiếu. Mọi
người trong nhóm phải đoạt thật nhanh
phiếu. Ai đoạt được phiếu thì đọc to từ ghi
trong phiếu và người ấy được một điểm.
Tiếp tục chơi như vậy. Cuối cùng học sinh
nào đọc được nhiều phiếu nhất thì thắng.
Mỗi nhóm sẽ có một người thắng cuộc. Đây
là cách chơi một người hơ cho tất cả các
nhóm. Có thể chơi riêng từng nhóm, và mỗi
nhóm có một người hơ riêng. Tuy nhiên, nếu
chơi theo nhóm thì mỗi nhóm phải có hai bộ
phiếu: một bộ cho người hô và một bộ đặt
lên bàn cho nhóm.


<b>Games for Drilling Structures (Trị chơi</b>
<b>luyện cấu trúc câu)</b>


<i><b>Beanbag Circle (Vòng tròn túi đậu)</b></i>


Học sinh đứng thành vịng trịn. Ném một
quả bóng hoặc một túi đậu cho Hs1 và hỏi
tên. Hs1 trả lời, ném quả bóng cho Hs2, và
hỏi tên S2. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi
mọi học sinh trong lớp đều có cơ hội tham
gia. Đối với những lớp có sĩ số đơng, chia
lớp ra thành vài nhóm và chơi riêng từng
nhóm, nhưng cùng một lúc.



<i><b>Find your Partner (Tìm bạn luyện)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i>"Yes, I do"</i> có nghĩa là người ấy có phiếu
giống như vậy. Cứ đi quanh hỏi như vậy cho
đến khi tìm được bạn thì thơi.


<i><b>Living Sentence or Dialogue (Tái dựng</b></i>
<i><b>câu hoặc đoạn hội thoại)</b></i>


Hoạt động này khích lệ học sinh nghĩ ra cấu
trúc câu và sắp xếp từ theo đúng trật tự.
Chọn một số câu trong bài vừa học hoặc bài
trước đó. Chia lớp thành từng nhóm và cung
cấp cho mỗi nhóm một câu. Mỗi học sinh
trong nhóm được cấp một từ trong câu đó.
Học sinh chỉ được đọc to từ của mình lên,
khơng được phép nói thêm gì khác. Cứ như
vậy cả nhóm khớp dần các từ lại với nhau
thành câu theo đúng trật tự của câu gốc. Nếu
trò chơi là dựng hội thoại thì mỗi học sinh
được cấp một câu, chứ khơng phải một từ.
<b>Games for Drilling Vocabulary and</b>
<b>Structures (Trò chơi luyện từ vựng và cấu</b>
<b>trúc câu)</b>


<i><b>Back-to-Back Activity (Tựa lưng vào nhau</b></i>
<i><b>làm bài tập)</b></i>


Hoạt động này tạo ra một tình huống mà học
sinh phải dựa vào nhau mới hoàn thành bài


tập được, và như thế tạo ra được nhu cầu
giao tiếp. Chia học sinh thành từng đôi. Các
đôi ngồi tựa lưng vào nhau, hoặc chắn giữ
hai người bằng một tấm màn che. Mục đích
của cách bố trí này là khơng cho hai người
nhìn thấy giấy của nhau.


Cho mỗi học sinh một bảng biểu trống (a
blank grid), hoặc một bảng biểu đã điền một
số thông tin rồi (partially filled-in grids).
Học sinh 1 điền tất cả các thông tin vào bảng
theo chỉ dẫn của giáo viên. Học sinh 2 cố
tìm cách tái tạo lại thông tin của học sinh 1
bằng cách đặt câu hỏi cho học sinh 1; hoặc
lắng nghe học sinh 1 miêu tả thơng tin của
mình, thỉnh thoảng có thể hỏi thêm câu hỏi
để khẳng định, khi cần thiết. Sau khi hoàn
thành bài tập, hai học sinh so bài với nhau
để đánh giá mức độ chính xác. Đổi vai,
luyện tiếp.


Có một cách chơi nữa là vẽ hình. Cung cấp
cho mỗi học sinh một tờ giấy trắng (hoặc
giấy có vẽ một phần của một vật thể nào
đó). Học sinh 1 vẽ theo sự chỉ dẫn của giáo
viên. Học sinh 1 hướng dẫn lại học sinh 2 vẽ
theo đúng hình như của mình. Sau khi hoàn
thành bài tập, hai học sinh so bài với nhau


để đánh giá mức độ chính xác. Đổi vai,


luyện tiếp.


<i><b>Baseball (Bóng chày)</b></i>


Đây là loại trò chơi mang tính tổng hợp.
Chia lớp thành hai đội. Xếp bàn trong lớp
lại, lấy chỗ thiết kế ba “bases” và “home
plate”. Đặt câu hỏi, dùng những từ và cấu
trúc học sinh đang học hoặc đã học trong
các bài trước. Cầu thủ của một đội trả lời
câu hỏi. Câu trả lời đúng sẽ đưa cầu thủ đến
một “base”. Trả lời sai bị loại ra. Đội nào có
ba học sinh mắc lỗi, đội đó bị loại, đội khác
lên chơi thay chỗ.


<i><b>Guessing Games (Trò chơi phán đoán)</b></i>
Chia lớp thành hai đội. Cho một số đồ dùng
học tập nhỏ (bút chì, tẩy, bút mực, thước kẻ,
sách nhỏ) vào trong một chiếc túi hoặc đặt
trên bàn rồi lấy vải che kín. Gọi một học
sinh của đội A lên, thò tay vào túi, nắm lấy
một đồ vật (tay vẫn ở trong túi), và hỏi: "Is
<i>this an (eraser)?" Một học sinh của đội B sờ</i>
đồ vật đó, khơng được nhìn, và trả lời hoặc
là Yes, it is; hoặc No, it isn't. It's a (pen).
Câu hỏi và câu trả lời đúng mỗi câu được
một điểm. Cứ tiến hành trò chơi như vậy cho
đến khi mọi học sinh đều được tham gia.
<i><b>I See Something (Tơi có trơng thấy một cái</b></i>
<i><b>gì đó)</b></i>



Dạy học sinh nói câu “I see something”. Gài
Phiếu Giáo viên có hình các con vật và các
loại đồ ăn và đồ chơi vào rãnh phấn trên
bảng, và đặt ở các chỗ khác nhau xung
quanh lớp. Chia học sinh thành từng nhóm
nhỏ. Một học sinh trong mỗi nhóm bí mật
nhặt một Phiếu Giáo viên và nói “I see
<i>something.”</i>


Các học sinh khác trong nhóm phải phán
đốn xem phiếu đó là phiếu gì, bằng cách
đặt câu hỏi, ví dụ: Is it red? Is it big? Can it
<i>run?, ect.</i>


<i><b>Relay Race (Chạy tiếp sức)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

cuối hàng. Khi nhận được từ đó, học sinh
cuối cùng này đứng dậy đọc to từ đó lên, rồi
chạy nhanh lên bảng viết từ đó. Đội nào
hoàn thành trước sẽ thắng.


<i><b>Team Games (Thi đua theo đội)</b></i>


Các bài luyện nhận diện từ và câu hỏi-trả lời
có thể tiến hành theo từng đội. Nhiều học
sinh rất thích thi đua giữa các đội với nhau,
và có nhiều cơ hội hoạt động. Ví dụ: chia
lớp thành hai đội hoặc nhiều đội (nếu lớp
đông). Gọi mỗi đội một học sinh lên bảng.


Đặt câu hỏi. Học sinh nào trả lời đúng trước
thì mang lại cho đội mình một điểm. Một
cách chơi khác là cho hai học sinh
đứng/ngồi đối diện nhau. Một bạn hỏi, bạn
kia trả lời. Nếu câu hỏi đúng và câu trả lời
cũng đúng thì mỗi học sinh mang lại cho đội
mình một điểm.


<i><b>Tic-Tac-Toe</b></i>


Hoạt động này thu hút học sinh tham gia bài
tập. Chia lớp thành từng đội. Vẽ một bảng
chín ô vuông (nine-square grid) lên bảng.
Đánh số các ô vuông. Hỏi một học sinh của
đội A một câu hỏi. Nếu trả lời đúng, học
sinh đó được quyền đánh dấu "X" hoặc "O" vào
ô bất kỳ trong bảng bằng cách hơ to số ơ ấy
lên. Cũng có thể giáo viên đặt câu hỏi cho cả
hai đội. Đội nào đạt ba hàng ngang có "X"
hoặc "O" trước thì đội ấy thắng.


<i><b>Walk and Talk (Vừa đi vừa nói)</b></i>


Đặt quanh lớp mỗi chỗ hai phiếu: một Phiếu
Giáo viên và một Phiếu Học sinh (không
giống nhau). Học sinh đi bộ quanh lớp học
theo đơi. Khi nghe tín hiệu "Stop!", mỗi đơi
phải dừng lại trước một cặp phiếu, tiến hành
hỏi-trả lời, sử dụng phiếu như một yếu tố
gợi ý.



Hs1 (chỉ vào phiếu đầu tiên): What's this?
Hs2: It's a (pencil).


Sau đó, đổi vai.


Hs2 (chỉ vào phiếu thứ hai) What's this?
Hs1: It's a (pen).


<b>Games for Drilling Conversations (Trò</b>
<b>chơi luyện hội thoại)</b>


<i><b>Back-to-Back Telephones (Tựa lưng vào</b></i>
<i><b>nhau gọi điện thoại)</b></i>


Nếu có thể được, dùng điện thoại đồ chơi
hoặc điện thoại cũ (hỏng). Chia lớp thành


từng đôi. Mỗi học sinh được phát một điện
thoại. Các đôi ngồi tựa lưng vào nhau giả vờ
như đang gọi điện thoại cho nhau. Ngồi
quay mặt đi như thế này, học sinh phải lắng
nghe người kia nói gì, và khi mình nói phải
nói rõ ràng. Mỗi đoạn hội thoại tập hai lần,
tạo điều kiện cho mỗi học sinh được đóng cả
hai vai. Giáo viên đi quanh lớp hỗ trợ học
sinh khi cần.


<i><b>Conversation Lines (Hội thoại theo hàng)</b></i>
Học sinh đứng thành hai hàng đối diện với


nhau theo từng đôi. Từng đôi hỏi và trả lời:
Hs1: What's your name?


Hs2: My name is (Kate). What's your name?
Hs1: My name is (John).


Sau đó cho học sinh bước một bước sang
trái hoặc sang phải. Như vậy sẽ thừa ra một
học sinh ở cuối hàng. Nhưng nhờ vậy mỗi
học sinh lại có một bạn đối thoại mới. Luyện
lại bài hội thoại vừa luyện theo đôi mới.
Giáo viên đi quanh lớp để hỗ trợ khi cần
thiết.


<i><b>Dialogue Musical Chairs (Nghe nhạc</b></i>
<i><b>chiếm ghế ngồi hội thoại)</b></i>


Xếp ghế tựa lưng vào nhau theo hàng ngang
xung quanh lớp học. Số ghế ít hơn số học
sinh một ghế. Mở băng ghi âm một bài hát
hoặc một bản nhạc. Vừa nghe nhạc học sinh
vừa đi quanh lớp vừa chào hỏi và hội thoại
với nhau. Khi nhạc ngừng lại, mỗi học sinh
phải nhanh chóng chiếm một ghế, ngồi
xuống. Như vậy, sẽ có một học sinh chậm
chân khơng có ghế ngồi. Học sinh này bị
loại ra. Tiếp tục chơi cho đến khi chỉ còn
một học sinh cuối cùng. Có thể thay đổi
cách chơi bằng cách mỗi lần rút đi hai ghế.
Hai học sinh chậm chân khơng có ghế ngồi


phải đứng trước lớp hội thoại với nhau, hoặc
đặt câu hỏi và trả lời.


<i><b>Step Away Lines (Lùi khỏi hàng để hội</b></i>
<i><b>thoại)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

cách xa nhau và càng phải nói to lên để có
thể nghe thấy nhau.


<i><b>Who Said It? (Ai nói đấy?)</b></i>


Viết một đoạn hội thoại mẫu lên bảng. Bịt
mắt một học sinh (S1). Một học sinh khác
(S2) giới thiệu S1 với một người thứ ba
(S3). S1 phải đoán xem S3 là ai.


S1: Hi, (Ken). This is my friend.
S2: Hi, (Ken).


S1: Hi. How are you, (Anna)?
S4: No, I’m not (Anna)!


Nếu S1 khơng đốn được S3 là ai thì S3 nói
thêm một vài câu nào đó, ví dụ: How are
<i>you? Let’s play! Có thể chơi khó hơn một</i>
chút: S1 phải đoán tên của cả S2 lẫn S3. Nếu
lớp có sĩ số cao, chia lớp thành từng nhóm
để chơi.


<b>Games for Drilling Commands (Trò chơi</b>


<b>luyện sử dụng mệnh lệnh)</b>


<i><b>Command Chain (Một chuỗi lệnh)</b></i>


Học sinh đứng thành vòng tròn từ 8-10
người. Bắt đầu ra lệnh và làm theo lệnh.
GV: Touch the ruler. Một học sinh đứng
trong vòng nhắc lại mệnh lệnh, làm theo
lệnh rồi ra thêm một lệnh nữa: Hs1: Touch
<i>the ruler. Point to the chair. Cứ tiếp tục như</i>
vậy. Giáo viên ra lệnh. Một học sinh nhắc
lại mệnh lệnh, làm theo lệnh đó và ra một
lệnh mới.


<i><b>Command Lines (Xếp hàng ra lệnh)</b></i>
Xếp học sinh thành hai hàng đối diện với
nhau. Viết một lệnh lên bảng làm mẫu. S1 ra
một lệnh cho bạn đứng trước mặt mình thực
hiện. Đổi vai. Học sinh lần lượt luyện ra một
số lệnh và làm theo lệnh.


<i><b>Do As I Say (Làm như tơi nói)</b></i>


Giáo viên vừa ra lệnh vừa làm mẫu. Thỉnh
thoảng lại giả ra lệnh một đằng, làm một
nẻo. Đổi giọng khi ra lệnh để thu hút sự chú
ý của học sinh.


<b>UNIT 1</b>


<b>LET’S TALK</b>




<b>WARM UP</b>

<b>(Khởi động)</b>



1. Chào học sinh bằng tiếng Anh.
2. Điểm danh để nhớ tên học sinh.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu)</b>



<b>1. Introduce the greetings (Giới </b>
<b>thiệu các câu chào hỏi)</b>


<i>a.</i> Tự giới thiệu mình với lớp bằng
tiếng Anh. Vẫy tay hoặc bắt tay
con rối hoặc học sinh khi nói
Hello. Chỉ vào ngực mình khi nói
tên mình. T: <i>Hello! I am (Ms. </i>
<i>Lee).</i>


<b>Mẫu câu:</b><i> Hello, I am (Andy). Hi! My name is (Kate). What’s your name? My name is</i>
<i>(John).</i>


<b>Từ vựng:</b><i> Hello, Hi, </i>teacher’s and student’s names.


<b>Vật liệu:</b>con rối, biển tên (đeo ngực) hoặc phiếu tên, quả bóng hoặc túi đậu, tranh
tường, máy và băng/CD


<b>Cutural Tip: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i>b.</i> Cho học sinh đeo phiếu tên hoặc
đặt phiếu tên trên bàn trước mặt.


Đối với lớp sĩ số lớn, chào một
số học sinh. Thay đổi cách chào
Hello và Hi, giúp cho học sinh
nhận thức được hai cách chào
này có thể thay thế được cho
nhau.


T: <i>Hello (Mari). Hi (Ken).</i>


<i>c.</i> Gọi tên một học sinh. Học sinh
đó đứng dậy. Cả lớp quay sang
học sinh đó, vẫy tay và nói <i>Hi, </i>
<i>(Mari) </i>hoặc <i>Hello, (Ken). </i>Đối
với lớp có sĩ số lớn, gọi một số
học sinh luyện như trên. Nếu lớp
chỉ có dưới 15 học sinh thì cho
tất cả học sinh tham gia luyện,
từng em một.


<b>2. Present the first part of the </b>
<b>dialogue (Giới thiệu phần đầu </b>
<b>của đoạn hội thoại)</b>


a. Dùng con rối để làm mẫu phần
đầu đoạn hội thoại. Cho con rối
vẫy tay và chỉ vào ngực mình khi
làm mẫu. Nên dùng giọng nói
khác nhau cho các con rối (vai A
và B).



Rối A: <i>Hello. I am (Andy).</i>
Rối B: <i>Hi! My name is (Kate).</i>


b. Nhắc lại câu hội thoại của rối A.
Đưa rối B lên, gợi ý để học sinh
nói vai B. Nhắc đi nhắc lại đoạn
hội thoại vài lần. Sau đó gợi ý vai
A để học sinh nói thêm ba lần
nữa.


<b>3. Practice (Luyện tập)</b>


a. Chia lớp thành hai nhóm. Cho
mỗi nhóm một con rối và xác
định con rối đó nói câu nào trong
đoạn hội thoại. Các nhóm cho
các con rối hội thoại với nhau.
Thay đổi vai giữa các nhóm.
Nhóm A (Rối A): <i>Hello, I am </i>
<i>(Andy).</i>


Nhóm B (Rối B): <i>Hi, my name is </i>
<i>(Kate).</i>


b. Làm mẫu các cách chào hỏi khác
nhau, chủ yếu cho học sinh thấy
Hello/Hi có thể thay thế cho nhau
được. Cho các nhóm luyện.
Nhóm B (Rối B): <i>Hello, my name is </i>
<i>(Andy).</i>



Nhóm A (Rối A): <i>Hi! I am (Kate).</i>
c. <b>Chain Drill </b>(xem trang 13). Học


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

T nói với S1: <i>Hello, I am (Ms Lee).</i>
S1 nói với S2:<i> Hi! My name is </i>
<i>(Mari).</i>


S2 nói với S3:<i> Hello, I am (Ken).</i>
<b>4. Present the second part of the </b>


<b>dialogue. (Giới thiệu đoạn thứ </b>
<b>hai của hội thoại).</b>


a. Dùng rối để làm mẫu phần thứ
hai của đoạn hội thoại.


Rối A:<i> What's your name?</i>


Rối B (chỉ vào ngực mình: <i>My name is </i>
<i>(John).</i>


b. Giáo viên nhắc lại vai Rối A. Gợi
ý cho học sinh nói vai của Rối B.
Luyện nhắc lại đoạn này vài lần.
Sau đó gợi ý cho học sinh đóng
vai B. Luyện tiếp tục ba lần nữa.
c.


Ss (Rối A): <i>What's your name?</i>


T (Rối B): <i>My name is (John).</i>


<b>5. Practice (Luyện tập)</b>


a. Chia lớp thành hai nhóm. Giao
rối cho một học sinh của mỗi
nhóm vào giao vai của rối. Luyện
đoạn hội thoại. Đổi vai, luyện
tiếp.


b. Học sinh làm việc theo đôi, sử
dụng mẫu câu hỏi – trả lời, dùng


tên thật của mình để giao tiếp. Đi
quanh lớp giúp học sinh khi cần
thiết.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 2 </b>
<b>(Giáo viên mở sách trang 2):</b>
Dùng sách hoặc tranh tường. Chỉ vào
các nhân vật trong tranh, gọi tên các
nhân vật đó. T: <i> This is Andy. This is </i>
<i>Kate. This is John. </i>Mỗi lần chỉ vào một
nhân vật, yêu cầu cả lớp đọc to tên nhân
vật đó.


<b>2. Instruct students to open their </b>


<b>books (Dạy học sinh mở sách):</b>
Viết số 2 lên bảng và chỉ vào đó.
Dùng động tác ra hiệu cho học sinh
mở sách. T: <i>Open your book to page </i>
<i>2. </i>


<b>3. Students open their books to </b>
<b>page 2 (Học sinh mở sách trang</b>
<b>2)</b>


a. Mở băng. Học sinh nhìn sách,
nghe và chỉ vào nhân vật khi
nghe thấy băng gọi tên nhân vật
đó.


Andy: <i>Hello, I am Andy.</i>


Kate: <i>Hi! My name is Kate. What's </i>
<i>your name?</i>


John: <i>My name is John.</i>


b. Mở lại băng. Dừng từng đoạn
cho cả lớp nhắc lại.


<b>Cultural Tip:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>4. Present the paradigm and </b>
<b>contractions on page 2:</b>



Viết mẫu câu lên bảng. Chỉ vào những từ
trên bảng trong khi mở băng.


<i>What's your name?</i>
<i>My name is John.</i>
Học sinh nhắc lại.


c. Viết dạng rút gọn lên bảng:
What is = What's


Học sinh luyện nói cả hai dạng đầy đủ
và rút gọn <i>What is your name? và </i>
<i>What's your name? </i>Khi học sinh nói,
giáo viên chỉ vào bảng.


<b>5. Practice (Luyện tập)</b>


Gọi ba học sinh lên làm mẫu đoạn hội
thoại, sử dụng tên thật của mình. Chia
lớp thành từng nhóm ba học sinh. Mỗi
học sinh đọc một lời, dùng tên thật của
mình. Giáo viên đi quanh lớp hỗ trợ, nếu
cần.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



<b>1. Beanbag Circle (Túi hạt đậu) </b>
(xem trang 15)


Học sinh đứng vòng trịn. Tung một quả


bóng hoặc túi hạt đậu cho S1 và hỏi tên
S1. S1 trả lời rồi tung bóng cho S2 và
hỏi tên S2. Cứ như vậy cho đến hết
vịng. Đối với lớp đơng, chia thành từng
nhóm, và chơi trong nhóm. Tất cả các
nhóm chơi cùng một lúc.


T (hỏi S1): <i>What's your name?</i>
S1: <i>My name’s (Ken).</i>


S1 (hỏi S2): <i>What's your name?</i>


<i><b>2. Reading Practice: Circle the </b></i>
<i><b>word </b></i>


Yêu cầu học sinh nhìn vào sách và
khoanh tròn những từ Hello, Hi và name.
Nếu học sinh chưa biết viết thì chỉ vào từ
tương ứng. Làm mẫu trên bảng. T: Hãy
tìm từ Hello. Khoanh tròn Hello.


<b>WORKBOOK (Sách bài tập)</b>



<b>Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở </b>
<b>lớp hoặc ở nhà theo Workbook Trang </b>
<b>2</b>


<i><b>A. Trace (Tô chữ)</b></i>


Học sinh đọc và tô chữ trong bong bóng.



<i><b>B. Write your name (Viết tên)</b></i>


Học sinh viết tên của mình. Ví dụ: <i>My </i>
<i>name is Marie.</i>


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening: Ngữ</b></i>
<i><b>Pháp và Nghe hiểu.</b></i>


Dùng ngữ liệu ở trang 8 để hỗ trợ bài
học.


Xem hướng dẫn Giáo viên trong


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>LET’S SING</b>



<b>WARM UP & REVIEW (Khởi </b>


<b>động và ôn tập)</b>



1. Phát cho mỗi học sinh
một phiếu tên để đeo ở
ngực. Gọi từng học sinh
đứng dậy vừa nói tên của
mình vừa chỉ vào phiếu


tên trên ngực. Cả lớp
nhắc lại từng tên. Chia
lớp thành từng nhóm bốn
học sinh. Mỗi nhóm lùi
về đứng ở một góc lớp.


Mỗi nhóm cử một học
sinh ra đứng giữa lớp, vẫy
tay chào các nhóm kia:
<i>Hello, I am … </i>(vừa nói
tên vừa chỉ vào phiếu tên
trên ngực mình). Thay
người. Làm lại như trên
cho đến hết lượt.


2. Luyện đoạn hội thoại theo
nhóm (dùng hết phần
Let’s Talk) (Hello, I am
…! Hi! My name is …!)
Sau đó cho học sinh đi lại
tự do trong lớp, chào
nhau và chào thầy/cơ
giáo.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu)</b>



<b>1. Review the </b>
<b>question-and-answer pattern (Ơn</b>
<b>lại mẫu câu hỏi và trả </b>
<b>lời)</b>


<b>Hội thoại </b>(xem trang 16). Học sinh
đứng theo hai hàng đôi diện nhau. Các
đôi luyện hỏi và trả lời.


S1: <i>What's your name?</i>



S2: <i>My name is (Kate). What's your </i>
<i>name?</i>


<b>Mẫu câu:</b><i> Hello/Hi. What's your name? My name is (John). Hello, (John)..</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

S1: <i>My name is (John).</i>


Sau đó cho hai hàng bước sang bên phải
(hoặc bên trái) một bước. Như vậy sẽ
thừa ra một học sinh ở cuối hàng. Cho
học sinh này đứng trước lớp. Mỗi học
sinh lại có một người mới để hội thoại
với mình. Đơi mới này lại luyện đoạn
hội thoại. Giáo viên đi quanh lớp hỗ trợ,
nếu cần.


<b>2. Combine the greeting </b>
<b>with the </b>
<b>question-and-answer pattern (Luyện </b>
<b>phối hợp chào hỏi và </b>
<b>mẫu câu hỏi – trả lời)</b>
Dùng con rối để làm mẫu đoạn hội thoại.
Học sinh luyện theo đôi, sử dụng tên thật
của mình.


Rối A: <i>Hello, my name is (John). What's</i>
<i>your name?</i>


S1:<i> Hello, my name is (John). What's </i>


<i>your name?</i>


Rối B: <i>Hi! My name is (Kate).</i>
S2: <i>Hi! My name is (Kate).</i>


<b>3. Introduce the </b>


<b>characters’ names (Giới</b>
<b>thiệu tên nhân vật)</b>
a. Giáo viên mở sách trang 3, giơ


cho cả lớp xem. Giúp học sinh
nhận diện những nhân vật đã
biết: Andy, Kate, và John<i>. </i>Giới
thiệu Jenny bằng cách chỉ vào
nhân vật và nói tên. Tiếp tục làm


như vậy đến khi giới thiệu hết tên
các nhân vật mới.


b. Gọi học sinh xung phong lên
bảng. Nói tên của các nhân vật.
Chỉ vào đúng nhân vật mình vừa
nói tên. Gọi hai học sinh lên bảng
để nhận diện các nhân vật như
trên.


c. <i><b>Substitution Drill</b></i> (Luyện thay
thế) (xem trang 13). Chỉ vào một
nhân vật ở trang 3, luyện chào


hỏi và hội thoại, dùng tên của
nhân vật.


T (chỉ vào Kate) <i>: Hello. My name is </i>
<i>Kate.</i>


(chỉ vào Scott): <i>What's your name?</i>
S1: <i>Hello. My name is Scott. What's </i>
<i>your name?</i>


T (chỉ vào Jenny)


S2: <i>Hi! My name is Jenny.</i>


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 3 </b>
<b>(Giáo viên mở sách trang 3)</b>
Giơ trang sách này hoặc treo tranh tường
cho học sinh xem. Giải thích về bức
tranh và bài hát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

a. Mở băng ghi âm bài “The Hello
Song.” Học sinh vừa nghe vừa
chỉ vào nhân vật trong sách.


Chú ý: Học sinh điền tên mình vào
những chỗ trống.



b. Tập đọc lời của bài hát (khơng có
nhạc). Học sinh nhắc lại từng
câu.


T: Hello (dừng), hello (dừng), hello!
What's your name?


Ss: Hello (dừng), hello (dừng), hello!
What's your name?


c. Giáo viên hát bài hát này, nhưng
không mở băng. Học sinh nhắc
lại. Dùng cử chỉ, động tác, để thể
hiện nghĩa của từng câu, ví dụ
vẫy tay nói Hello! Hoặc hất đầu,
nheo mày nói: What's your
name?


<b>Cultural Tip:</b>


Nhắc học sinh là chỉ thẳng tay vào
mặt người khác là một cử chỉ bất lịch
sự. Hướng dẫn học sinh đưa tay về
phía người khác khi nói: <i>What's </i>
<i>your name?</i>


d. Mở băng. Học sinh hát theo
băng. Điền tên học sinh vào câu
cuối.



<b>3. Practice (Luyện tập)</b>
a. Hai nhóm hát.


Nhóm A: <i>Hello, hello, hello! What's </i>
<i>your name? Hello, hello, hello!</i>


Nhóm B: <i>My name is John. My name is </i>
<i>John. </i>


Tất cả: <i>Hello, John! Hello, John! Hello!</i>


<i>Hello, hello, hello!</i>
<i>What's your name?</i>
<i>Hello, hello, hello!</i>
<i>My name is John.</i>
<i>My name is John.</i>
<i>Hello, John!</i>
<i>Hello, John!</i>
<i>Hello!</i>


<i>Hello, hello, hello!</i>
<i>What's your name?</i>
<i>Hello, hello, hello!</i>
<i>My name is Jenny.</i>
<i>My name is Jenny.</i>
<i>Hello, Jenny!</i>
<i>Hello, Jenny!</i>
<i>Hello!</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

b. Chia lớp thành từng hàng, mỗi


hàng hát một câu. Mở băng.
Từng hàng hát theo băng câu
mình được giao.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



<b>1. Dialogue Musical Chairs (Nghe</b>
<b>nhạc tranh ghế ngồi hội thoại) </b>
(xem trang 16)


Xếp ghế quay lưng vào nhau thành
hai hàng. Số lượng ghế ít hơn sĩ số
lớp một chiếc. Học sinh đi quanh lớp
chào nhau trong tiếng nhạc vui vẻ.
Khi nhạc dừng, học sinh phải nhanh
chân chiếm một ghế, ngồi xuống.
Học sinh nào chậm chân không
chiếm được chỗ thì bị loại ra khỏi trị
chơi. Khi có từ hai học sinh bị loại
thì lại thành lập một nhóm mới, tiếp
tục chào hỏi nhau. Cứ chơi như vậy
cho đến khi học sinh cuối cùng bị
loại. Có thể xếp ghế lộn xộn, khơng
theo hàng.


2. <i><b>Rhythm</b></i> (xem trang 15). Học
sinh đứng thành vòng tròn. Tạo
nhịp một – hai: hai đập; hai vỗ;
búng tay phải một lần; búng tay
trái một lần. Cứ làm như vậy cho


đến khi mọi học sinh đập đúng
nhịp.


Bắt đầu gọi tên mình (giáo viên) khi
búng tay phải, gọi tên một học sinh khi
búng tay trái. Cứ tiếp tục như vậy. Ví dụ:


All: (hai đập, hai vỗ)


T: Ms Lee (búng tay), Ken (búng tay)
All: (hai đập, hai vỗ)


S1 (Ken): Ken (búng tay), Mari (búng
tay)


All: (hai đập, hai vỗ)


S2 (Mari): Mari(búng tay), Jenny (búng
tay)


<b>WORKBOOK</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập, hoặc
ở nhà, hoặc ở lớp theo Workbook Trang
3


<b>Connect and Trace (Nối và Tô chữ)</b>
Học sinh tô chữ và tô đường kẻ chấm
chấm nối các quả bóng với bọn trẻ.
<b>Let’s Chant, Let’s Sing</b>



Trang 1: “The Hello Song.” Nhạc và lời.
<b>Let’s Go Grammar and Listening</b>
Dùng ngữ liệu trong trang 9 để hỗ trợ bài
học


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>LET’S LEARN</b>



<b>WARM UP & REVIEW (Khởi </b>


<b>động và ôn tập)</b>



1. Chào học sinh khi vào lớp.
T: Hello, (Mari).


S1: Hi, (Ms Lee).


2. <i><b>Conversation Line</b></i> (xem trang
16). Học sinh đeo phiếu tên. Học
sinh xếp thành hai hàng đối diện
nhau. Từng đôi luyện hội thoại:
What's your name? My name is
(Ken). Sau đó, một hàng bước


sang trái một bước, một hàng
bước sang phải một bước. Tiếp
tục luyện hội thoại.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu)</b>



<b>1. Introduce the new vocabulary </b>


<b>(Giới thiệu từ mới)</b>


a. Dùng đồ dùng thật hoặc Phiếu
Giáo viên 1-8 (đồ dùng trong
lớp) để giới thiệu từ mới, từng từ
một. Giơ một đồ vật hoặc một
phiếu giáo viên lên và đọc mẫu.
T: ruler, ruler, ruler. Học sinh
nhắc lại vài lần, theo tốc độ nói
tự nhiên.


b. Kiểm tra xem học sinh có hiểu
bài khơng. Gọi 8 học sinh lên
bảng, mỗi học sinh cầm một
phiếu giáo viên. Nói tên của đồ
vật trong tranh. Cả lớp nhắc lại.
<b>2. Practice (Luyện tập)</b>


a. Giơ từng đồ vật thật hoặc phiếu
giáo viên lên. Cả lớp đồng thanh
đọc tên từng đồ vật đó.


b. Giáo viên đi quanh lớp trao đồ
vật hoặc phiếu giáo viên 1-8
(không theo trật tự cố định nào)
cho từng học sinh. Học sinh cầm
đồ vật hoặc phiếu, đọc tên đồ vật
đó rồi chuyển sang người bên
cạnh. Nếu sĩ số lớp đơng, chia
lớp thành nhiều nhóm và chơi


như trên.


<b>Mẫu câu:</b><i> What’s this? It’s a (ruler). </i>


<b>Từ vựng:</b><i> bag, book, cat, chair, desk, eraser, pen, pencil, ruler</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>3. Introduce the </b>
<b>question-and-answer patterns (Giới thiệu </b>
<b>mẫu câu hỏi và trả lời)</b>


a. Lấy một đồ dùng thật hoặc phiếu
giáo viên đặt lên bàn. Lấy một
miếng vải che một phần đồ vật
(hoặc phiếu) đó đi. Dùng rối để
làm mẫu.


Rối A: What's this?


Rối B: It’s a (ruler). (giơ một ngón
tay ra hiệu a = 1)


Rối A: What's this?


Rối B: It’s an eraser. (giơ một ngón
tay ra hiệu an = 1)


<b>Tip</b>:


Để tăng tính hấp dẫn, cho con rối
“cúi xuống” nhìn nghiêng ngó đồ vật


bị che một nửa. Giả vờ bóp méo
giọng nói khi đặt câu hỏi.


b. Mỗi lần giơ cho học sinh xem
một đồ vạt hoặc một phiếu giáo
viên, dùng rối B để gợi ý cho học
sinh. T: What's this? Học sinh
đồng thanh Ss: This is (a bag).
c. Dùng rối A gợi ý cho học sinh,


và học sinh nhắc lại câu hỏi
What's this? Giáo viên chỉ vào
đồ vật hoặc phiếu và trả lời.
4. <b>Practice (Luyện tập)</b>


a. Chia lớp thành hai hoặc bốn nhóm,
tùy vào sĩ số lớp. Gợi ý cho nhóm A
bằng phiếu giáo viên 1-8 (đồ dùng trong


lớp). Mỗi học sinh thuộc nhóm A giơ
một đồ vật hoặc phiếu cho một học sinh
thuộc nhóm B. Hướng dẫn học sinh đặt
câu hỏi và trả lời.


T/S trong nhóm A: What's this?
T/S trong nhóm B: It’s a (book).
Sau đó đổi vai.


b. Học sinh dùng phiếu học sinh 1-8 (đồ
dùng trong lớp) để luyện hỏi và trả lời


theo đôi. Hạn chế thời gian cho mỗi lần
luyện là 2 phút. Đi quanh lớp hỗ trợ học
sinh nếu cần.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 4 </b>
<b>(Giáo viên mở sách trang 4)</b>
Giơ trang sách hoặc treo tranh tường lên
cho học sinh xem. Chỉ vào tranh và
hướng dẫn học sinh gọi tên các nhân vật
và nhận diện các đồ dùng trong lớp.
T: What's this?


Ss: It’s a ruler.


<b>2. Students open their books to </b>
<b>page 4 (Học sinh mở sách trang</b>
<b>4)</b>


a. Mở băng. Học sinh nghe và chỉ
vào đồ vật tương ứng trong sách.
b. Mở lại băng. Dừng lại ở từng câu


cho cả lớp đồng thanh nhắc lại.
<b>Tip:</b>


<i>Jenny: What’t this?</i>
<i>Scott: It’s a ruler.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Trong giọng nói của John có vẻ ngạc
nhiên vì John khơng nghĩ đó là con mèo.
Hướng dẫn cả lớp thể hiện sự ngạc nhiên
bằng cách nhấn mạnh vào từ THIS:
What's THIS?


<b>3. Present the paradigm and </b>
<b>contractions on page 4 (Giới </b>
<b>thiệu cấu trúc và từ rút gọn </b>
<b>trang 4)</b>


a. Viết mẫu lên bảng. Chỉ vào
những từ trên bảng trong khi mở
băng.


<i>What's this? It’s a ruler.</i>
Học sinh nhắc lại.


b. Giải thích dạng rút gọn trên
bảng.


<i>What is = What's </i>
<i>It is = It’s</i>


Hướng dẫn học sinh đọc cả hai dạng
đầy đủ vào rút gọn. <i>What is this? It </i>
<i>is a ruler. What's this? It’s a ruler. </i>
Chỉ vào các dạng này ở trên bảng khi
luyện cho học sinh đọc.



<b>4. Vocabulary (Từ vựng)</b>


a. Mở băng. Học sinh vừa nghe vừa
chỉ vào trang 5.


b. Mở lại băng. Dừng sau từng câu
cho cả lớp nhắc lại đồng thanh.
<b>5. Practice (Luyện)</b>


a. Mở băng. Học sinh chỉ vào Sam
(con mèo đen) và Ginger (con
mèo cam) khi nghe làm mẫu
những hoạt động ở trang 5.


Mở băng lại. Cả lớp nhắc lại.


b. Mở băng phần tiếp theo. Học
sinh vừa nghe vừa chỉ vào tranh.
<i>1. What's this? It’s a book.</i>


<i>2. What's this? It’s a desk.</i>
<i>3. What's this? It’s a chair.</i>
<i>4. What's this? It’s a ruler.</i>
<i>5. What's this? It’s a pencil.</i>
<i>6. What's this? It’s a bag.</i>
<i>7. What's this? It’s a pen.</i>
<i>8. What's this? It’s an eraser.</i>
c. Chia lớp thành hai nhóm. Luyện



câu hỏi – trả lời dùng những từ
mới ở trang 5, dùng hai con mèo
làm mẫu. Sau đó học sinh luyện
hỏi – trả lời theo từng đôi, sử
dụng tranh ở trang 5. Giáo viên
đi quanh lớp hỗ trợ, nếu cần.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



1. <b>Board Race </b>(xem trang 13). Xếp
phiếu giáo viên 1-8 dọc theo rãnh
phấn trên bảng. Gọi học sinh tình
nguyện miêu tả tranh của phiếu
giáo viên này. S: It’s (a desk).
Hai học sinh chạy đua lên bảng


<i>1. a book; 2. a desk; 3. a chair; 4. a ruler; 5. a pencil; 6. a bag; 7. a pen; 8. an eraser</i>
<i>Sam: What's this?</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

chạm tay vào bức tranh tương
ứng và nhắc lại câu đó. Đối với
những lớp lớn, chia học sinh
thành từng đội. Mọi học sinh
trong các đội đều phải cố gắng
đua nhau làm nhanh nhất, đúng
nhất để đội mình giành vị trí thứ
nhất.


2. <i><b>Team Game </b></i>(xem trang 10).
Chia lớp thành hai đội. Cho một


số đồ dùng học tập hoặc phiếu
giáo viên 1-8 vào trong một chiếc
túi to. Một học sinh của đội A lên
trước lớp lấy, lấy ra một đồ vật
hoặc một phiếu và hỏi, What's
this? Một học sinh đội B trả lời.
It’s (a pencil). Đội nào trả lời
đúng thì được một điểm. Cứ tiếp
tục như vậy cho đến khi tất cả
học sinh đều đã tham gia trò
chơi.


3. <i><b>Reading Practice: Circle the </b></i>
<i><b>Phrase. </b></i>Học sinh nhìn sách trang
4. u cầu học sinh khoanh trịn
What's this? Và It’s.


<b>Workbook (Sách Bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở lớp
hoặc ở nhà theo Workbook Trang 4-5


<b>A. Trace (Tô chữ)</b>


Học sinh đọc và tô chữ tên những đồ
dùng trong lớp.


<b>B. Connect and trace (Nối và tơ </b>
<b>chữ)</b>



Học sinh dị theo dịng kẻ từ đồ vật đến
từ chỉ đồ vật đó. Khi tìm được từ rồi thì
tơ chữ.


<b>C. Trace (Tơ chữ)</b>


Học sinh đọc và tô tên những đồ dùng
học tập.


<b>D. Draw and write (Vẽ và viết)</b>
Học sinh vẽ tranh đồ dùng trong lớp, và
viết từ chỉ đồ vật đó vào chỗ trống. Câu
trả lời có thể khác nhau; ví dụ, It is a
ruler (học sinh vẽ chiếc thước kẻ).


<i><b>Let’s Chant, Let’s Sing</b></i>


Dùng những bài đọc theo nhịp điệu để
bổ trợ cho bài học.


Trang 2: “What's this? It’s a book.” Bài
đọc này luyện cách dùng mẫu câu hỏi –
trả lời với


<i><b>Wh-Let’s Go Picture Dictionary</b></i>


Dùng những trang sau đây trong từ điển
để hỗ trợ bài học.


Trang 50-51: School Supplies (Thiết bị


trường học)


1. Ôn lại những từ quen thuộc ở trang
51.


2. Giúp học sinh ôn lại mẫu câu hỏi – trả
lời.


a. Chỉ vào đồ vật ở trang 50 và làm mẫu
câu hỏi – trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

b. Làm mẫu câu hỏi – trả lời với một học
sinh. Tiếp tục với các học sinh khác nếu
thấy cần thiết.


c. Học sinh tiếp tục luyện đôi, dùng
tranh trang 50.


3. Nếu cần, dạy thêm tên một số đồ vật ở
trang 51 (chọn trong số 6-20). Khi cả lớp
đã quen với từ mới, yêu cầu học sinh chỉ
tranh ở trang 50.


4. Nếu cần, cho học sinh luyện câu hỏi –
trả lời với những đồ vật mới vừa học.
S1: What's this?


S2: It’s a (paper clip).


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>



Sử dụng ngữ liệu trong trang 10-11 để
hỗ trợ bài học


Xem Hướng dẫn Giáo viên (Teacher’s
Notes) trong Grammar and Listening
Activity Book 1


<b>LET’S LEARN SOME </b>


<b>MORE</b>



<b>WARM UP AND REVIEW </b>


<b>(Khởi động và ôn tập)</b>



1. Học sinh đứng thành hai
hàng đối diện nhau. Đưa
phiếu giáo viên 1-8 (đồ
dùng trong lớp). Đưa
từng thứ một. Hàng A hỏi
What's this? Hàng B trả
lời It’s (a pen). Đổi vai,
luyện tiếp.


2. <i><b>Walk and Talk</b></i> (xem
trang 16) Đặt phiếu giáo
viên và phiếu học sinh
(đồ dùng trong lớp,
không giống nhau) xung
quanh lớp học. Học sinh
từng đôi đi quanh lớp.


Khi giáo viên hô Stop!
Các đôi đứng lại, hỏi và
trả lời, dùng phiếu giáo
viên và phiếu học sinh để
luyện.


S1: (chỉ vào một phiếu) What's this?
S2: It’s a pencil. (chỉ vào một phiếu
khác) What's this?


S1: It’s (a pen).


<b>PRESENTATION (Giới thiệu </b>


<b>ngữ liệu)</b>



<b>1. Present the positive (Yes) </b>
<b>question-and-answer patterns </b>
<b>Mẫu câu:</b><i>Is this (a book)? Yes, it is. No, it isn’t. It’s (a chair).</i>


<b>Từ vựng:</b> ôn lại từ chỉ đồ dùng học tập (<i>bag, book, chair, desk, eraser, pen, pencil, </i>
<i>ruler)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>(Giới thiệu mẫu câu hỏi-trả lời </b>
<b>khẳng định Yes)</b>


a. Xếp một số đồ dùng trong lớp lên
bàn trước mặt học sinh (hai túi,
hai quyển sách, hai bút chì, hai
thước kẻ, …). Dùng con rối để
làm mẫu câu hỏi và câu trả lời


khẳng định Yes.


Rối A: (chỉ vào một trong hai quyển
sách) <i>Is this a book?</i>


Rối B: (gật đầu) <i>Yes, it is.</i>


Rối A: (chỉ vào quyển sách kia) <i>Is this a </i>
<i>book?</i>


Rối B: (lại gật đầu) <i>Yes, it is.</i>


<i>b.</i> Dùng rối B để gợi ý cho học sinh
trả lời. Chỉ vào những đồ dùng
còn lại, hỏi từng thứ một. T: <i>Is </i>
<i>this (a pencil)? </i>Học sinh vừa gật
đầu vừa trả lời đồng thanh. Ss:
<i>Yes, it is. </i>


c. Dùng rối A để gợi ý cho học
sinh. Chỉ vào từng thứ trên bàn,
yêu cầu học sinh đặt câu hỏi.
Giáo viên cùng rối B vừa gật đầu
vừa trả lời.


<b>2. Practice (Luyện tập)</b>


a. Chia lớp thành hai nhóm, cho
mỗi nhóm một con rối để đóng
vai con rối đó. Làm mẫu và giúp


học sinh đặt câu hỏi.


T: <i>Is this a bag?</i>
Ss: <i>Is this a bag?</i>


b. Giơ từng đồ dùng nhỏ trong lớp
hoặc một phiếu giáo viên. Các
nhóm luyện câu hỏi – trả lời
khẳng định. Một lúc sau, đổi vai,
luyện tiếp.


c. Chia lớp thành từng đôi. Dùng đồ
dùng nhỏ trong lớp học hoặc
phiếu giáo viên 1-8 để luyện câu
hỏi – trả lời khẳng định. Giáo
viên đi quanh lớp hỗ trợ, nếu cần.
<b>3. Present the negative (No) </b>


<b>question – and – answer (Giới </b>
<b>thiệu mẫu câu hỏi – trả lời phủ </b>
<b>định No)</b>


a. Đặt một loạt Phiếu Giáo viên và
Phiếu Học sinh (không giống
nhau) lên rãnh phấn trên bảng.
Dùng con rối để làm mẫu câu hỏi
– trả lời phủ định.


Rối A (chỉ vào phiếu giáo viên/học sinh
số 6): <i>Is this (a book)?</i>



Rối B (lắc đầu): <i>No, it isn't. It’s a bag.</i>
Rối A (chỉ vào phiếu giáo viên/học sinh
số 1) <i>Is this a bag?</i>


Rối B (lắc đầu): <i>No, it isn't. It’s a book.</i>
<b>Cultural tips:</b>


Người nói tiếng Anh gật đầu theo chiều thẳng đứng để tỏ ý đồng ý, và lắc đầu từ phải
sang trái và ngược lại để tỏ ý không đồng ý.


<b>Pronunciation tip:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<i>b.</i> Dùng rối B để gợi ý cho học
sinh. Đặt câu hỏi với những
phiếu còn lại. Học sinh vừa lắc
đầu vừa đồng thanh trả lời phủ
định.


<b>4. Practice (Luyện tập)</b>


a. Chia lớp thành hai nhóm. Đưa
hai đồ vật hoặc Phiếu Giáo viên
khác nhau cùng một lúc. Học
sinh luyện hỏi – trả lời phủ định.
Đổi vai, luyện tiếp.


<i>b.</i> Chia học sinh thành từng đôi
hoặc dùng Phiếu Học sinh 1-8
hoặc dùng đồ dùng nhỏ trong lớp


học để luyện hỏi – trả lời phủ
định. Giáo viên đi quanh lớp hỗ
trợ, nếu cần.


S1: (giơ một chiếc tẩy lên): <i>Is this (a</i>
<i>ruler)?</i>


S2:<i> No, it isn't. It’s (an eraser).</i>
S2 hỏi câu tiếp theo.


<i>c. </i>Đặt Phiếu Giáo viên 1-8 vào rãnh
phấn trên bảng. Đặt úp một số phiếu
xuống để luyện câu trả lời phủ định.
Học sinh đứng xếp thành hai hàng
trên bảng. S1 trong hàng A chạm tay
vào một chiếc phiếu, hỏi <i>Is this (a </i>
<i>ruler)? </i>S1 trong hàng B trả lời
(khẳng định hoặc phủ định, tùy thực
tế). S1 hỏi xong đi xuống cuối hàng.
Luyện tiếp tục cho đến khi tất cả học
sinh đều có cơ hội hỏi và trả lời.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 6 </b>
<b>(Giáo viên mở sách trang 6)</b>
Cho học sinh xem trang 6 hoặc tranh
tường. Học sinh gọi tên các nhân vật
trong tranh, và nhận diện đồ dùng trong


lớp.


<b>2. Students open their books to </b>
<b>page 6 (học sinh mở sách trang </b>
<b>6)</b>


a. Mở băng. Học sinh vừa nghe vừa
chỉ vào tranh.


b. Mở lại băng. Dừng lại ở từng câu
cho học sinh nhắc lại.


<b>3. Present the paradigm and </b>
<b>contraction on page 6 (Giới </b>
<b>thiệu mẫu câu và dạng rút gọn </b>
<b>trang 6)</b>


a. Viết mẫu câu lên bảng. Chỉ vào
những từ trên bảng trong khi mở
băng.


Yêu cầu học sinh nhắc lại.


b. Viết dạng đầy đủ và dạng rút gọn
lên bảng.


<i>Is not = isn't </i>


<i>T: Is this a book?</i>
<i>S: Yes, it is.</i>


<i>T: Is this a desk?</i>


<i>S: No, it isn't. It’s a chair.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Học sinh luyện đọc cả hai dạng <i>is not </i>và
<i>isn't</i>. Vừa luyện vừa chỉ vào bảng.


<b>4. Yes or No? (Có hoặc khơng?)</b>
a. Mở máy. Học sinh chỉ vào Sam


(con mèo đen) và Ginger (con
mèo cam) trong khi nghe về các
hoạt động trong trang 7.


Mở lại băng. Học sinh nhắc lại.
b. Mở băng đoạn tiếp theo. Học


sinh nghe và chỉ vào tranh.


c. Chia lớp thành hai nhóm. Nhóm
A đóng vai Sam (con mèo đen)
và nhóm B đóng bai Ginger (mèo
cam). Hai nhóm lần lượt hỏi về
bức tranh.


Nhóm A: <i>Is this a pencil?</i>
Nhóm B: <i>No, it isn't. It’s a bag.</i>


Học sinh tiếp tục luyện theo đôi. Dùng
tranh trang 7 làm gợi ý.



<b>LEARN THE ALPHABET (Học</b>


<b>Bảng Chữ cái)</b>



<b>1. Introduce the Alphabet (Giới </b>
<b>thiệu bảng chữ cái)</b>


<b>a.</b> Giới thiệu bảng chữ cái theo từng
nhóm, ví dụ A-B-C hoặc
A-B-C-D-E-F-G. Mỗi phần không nên
dùng quá 7 chữ cái. Viết chữ cái
lên bảng và đọc to.


T: A/ei/, B/bee/, C/see/


Chỉ vào từng chữ, đọc to. Cả lớp nhắc
lại.


<b>b.</b> Học sinh mở sách trang 7, chỉ
vào từng chữ cái. Học sinh đọc
theo.


<b>2. Play “The Alphabet Song” (Mở</b>
<b>băng bài hát “The Alphabet </b>
<b>Song”)</b>


<b>a.</b> Sau khi đã giới thiệu toàn bộ
bảng chữ cái, mở băng bài hát
“The Alphabet Song”



<i>Sam: Is this a pen?</i>


<i>Ginger: No, it isn't. It’s a pencil.</i>


<i>Is this a pen? No, it isn't. It’s a pencil.</i>
<i>Is this a book bag? Yes, it is.</i>


<i>Is this an eraser? No, it isn't. It’s a book.</i>
<i>Is this a chair? Yes, it is.</i>


<i>Is this a book? No, it isn't. It’s a ruler.</i>
<i>Is this a pen? Yes, it is.</i>


<i>Is this an eraser? Yes, it is.</i>


<i>Is this a chair? No, it isn't. It’s a desk. </i>


<i>AB ABC</i>
<i>A B C D EFG</i>


<i>A B C D E F G H I like English!</i>
<i>AB ABC</i>


<i>A B C D EFG</i>
<i>H I J K</i>


<i>L M N O I like English!</i>
<i>AB ABC</i>


<i>A B C D EFG</i>


<i>H I J K</i>
<i>L M N O </i>
<i>P Q R S T Wow!</i>
<i>I like English!</i>
<i>I like English!</i>
<i>A B C D EFG</i>
<i>H I J K L M N O</i>
<i>P Q R S TUV</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>b.</b> Mở lại băng. Học sinh hát theo,
vừa hát vừa chỉ vào chữ cái trong
sách.


<b>c.</b> Cho mỗi học sinh nhận một chữ
cái. Học sinh hát hoặc mở băng
bài “The Alphabet Song” Học
sinh nào nghe thấy chữ cái mình
vừa nhận thì đứng dậy, rồi ngồi
xuống ngay.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



<i><b>1.</b></i> <b>The black cat and orange cat </b>
<b>(Mèo đen và mèo cam)</b>


Chia lớp thành hai nhóm: nhóm Black
Cat và nhóm Orange Cat. Vẽ bảng (theo
bảng trang 18, Sách Học sinh). Giáo
viên dùng một trong những Phiếu Giáo
viên để hỏi nhóm Black Cat: <i>Is this (a </i>


<i>pen)? </i> Nếu nhóm đó trả lời đúng, dùng
một mẩu giấy vuông màu đen che một ô.
Hỏi tiếp nhóm Orange Cat, dùng giấy
màu cam cho nhóm Orange Cat. Tiếp tục
chơi cho đến khi tất cả các ô vng đều
được che kín. Nhóm nào che được nhiều
ơ vng hơn thì thắng cuộc.


<i><b>2.</b></i> <b>GUESSING GAME (</b>Xem trang
15). Chia lớp thành hai đội. Cho
một số đồ dùng nhỏ trong lớp
(bút chì, tẩy, bút mực, thước kẻ,
sách nhỏ) vào một cái túi, hoặc


để những đồ đó trên bàn và lấy
vải phủ kín. Một học sinh của đội
A tiến tới chiếc túi hoặc số đồ vật
dưới vải, chọn một đồ vật, rồi
hỏi: <i>Is this (an eraser)? </i>Một học
sinh của đội B sờ đồ vật (khơng
được nhìn), và trả lời <i>Yes, it is </i>
hoặc <i>No, it isn't. It’s (a pen).</i> Mỗi
câu hỏi hoặc trả lời đúng được
một điểm. Tiếp tục trò chơi cho
đến khi mọi học sinh trong lớp
đều được tham gia.


<i><b>3.</b></i> <b>Reading Practice: Circle the </b>
<b>Phrase (Luyện đọc: Khoanh </b>
<b>trịn nhóm từ). </b>u cầu học sinh


nhìn vào trang 6, khoanh tròn
hoặc chỉ vào từ tương ứng: <i>Is </i>
<i>this …? Yes, it is./No, it isn’t.</i>


<i><b>4.</b></i> <b>Worksheet Activity (Hoạt động</b>
<b>với trang bài tập)</b>


Photo lại hai trang bài tập “Alphabet
Cards - Uppercase” và “Alphabet Game”
ở cuối quyển sách này để luyện thêm
cho học sinh về chữ cái. Giáo viên có thể
dùng lại các tờ bài tập này trong suốt
Trình độ 1.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở lớp
hoặc ở nhà theo Workbook Trang 6-7


<b>A. Trace (Tô chữ)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>B. Circle the answer (Khoanh </b>
<b>tròn câu trả lời)</b>


Học sinh đọc câu hỏi, rồi khoanh tròn
câu trả lời đúng bên cạnh bức tranh.
Đáp án:


<i>1. Yes, it is.</i>
<i>2. No, it is not.</i>


<i>3. No, it is not.</i>
<i>4. Yes, it is.</i>


<b>C. Trace and Connect the letters </b>
<b>(Tô chữ và nối các chữ với </b>
<b>nhau)</b>


Học sinh tô theo những vệt chấm chấm,
rồi nối các chữ lại với nhau theo trật tự
bảng chữ cái.


<i><b>Let’s Chant, Let’s Sing</b></i>


Dùng một hoặc một vài bài hát để hỗ trợ
bài học


Trang 3: “No, it isn't” Bài hát này luyện
mẫu câu hỏi – trả lời Yes/No.


Trang 4-5: “The Alphabet Song” Nhạc
và lời.


Trang 6: “The Spelling Song” Bài hát
này luyện vần chữ cái thơng qua các
đánh vần những tên có bốn chữ cái.


<i><b>Let’s Go Picture Dictionary</b></i>


Dùng những trang sau đây của từ điển để
hỗ trợ bài học.



Trang 50-51: School Supplies


1. Ôn lại những từ vựng
quen thuộc trang 51.


2. Hướng dẫn học sinh
luyện mẫu câu hỏi – trả
lời.


a. Chỉ vào các đồ vật trang 50 và
làm mẫu câu hỏi – trả lời.
T: <i>Is this (a ruler)? No, it isn't. It’s (an </i>
<i>eraser).</i>


b. Làm mẫu câu hỏi – trả lời với
học sinh. Nếu thấy cần, làm mẫu
với nhiều học sinh.


c. Học sinh tiếp tục luyện theo đôi.
3. Ôn tập hoặc dạy những từ trong trang
51, nếu cần. Tuy nhiên chỉ nên chọn
những đồ vật từ số 6 đến 20. Học sinh
luyện hỏi – trả lời theo đôi, sử dụng
những từ bổ sung thêm.


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening </b></i>


Dùng ngữ liệu trang 12-13 để hỗ trợ bài
học



</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>LET’S MOVE</b>



<b>WARM UP AND REVIEW </b>


<b>(Khởi động và ôn tập)</b>



1. Chia học sinh thành sáu
nhóm, cùng hát bài “The
Hello Song,” mỗi nhóm
đóng vai đóng vai một
nhân vật: Andy, Lisa,
Kate, Jenny, John, và
Scott. Hát lại bài hát, lần
này dùng sáu tên thật của
học sinh. Có thể chọn sáu
tên này bằng cách thu tất
cả các phiếu tên của học
sinh rồi bắt thăm sáu tên
bất kỳ. Nếu tên của học
sinh có trên ba âm tiết thì
có thể dùng tên rút gọn.
2. Ơn tập mẫu câu hỏi – trả


lời.


a. Xếp những đồ vật trước
mặt học sinh. Mỗi đồ vật
được phủ kín bởi một
mảnh vải lớn hoặc nhỏ:
quyển sách, cái bàn, ghế,


thước kẻ, bút chì, túi, bút
mực, và tẩy. u cầu cả
lớp nhìn hình thù mà
đốn đồ vật.


T: (chỉ vào một đồ vật) : <i>What’s this ?</i>
Ss: <i>It’s a pencil.</i>


<b>PRESENTATION (Giới thiệu)</b>



<b>1. Present the commands (Giới </b>
<b>thiệu các mệnh lệnh)</b>


a. Dùng kỹ thuật TPR (Total
Physical Response) (xem trang
10) để làm mẫu mệnh lệnh. Vừa
ra lệnh bằng lời vừa làm theo
lệnh. Nhắc đi nhắc lại vài lần.
T: <i>Stand up </i>(nói xong, đứng dậy). <i>Sit </i>
<i>down </i>(nói xong, ngồi xuống)


b. Ra lệnh và cả lớp làm
theo lệnh.


c. Nhắc lại mệnh lệnh. Học
sinh vừa nhắc lại mệnh
lệnh theo giáo viên vừa
thực hiện lệnh.


<b>Mẫu câu:</b><i>Stand up. Sit down. Open your book. Close your book. Point to the teacher. </i>


<i>Touch your desk. Please be quiet. Listen carefully.</i>


<b>Vật liệu:</b> phiếu tên, một số mảnh vải to nhỏ, một số đồ dùng nhỏ (sách, bàn, ghế,
thước kẻ, bút chì, túi, bút mực, tẩy), 4-5 khăn mùi xoa to để chơi trò bịt mắt, Phiếu
giáo viên 17-24 (mệnh lệnh trong lớp), máy và băng/CD


Tip:


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>2. Practice (Luyện tập)</b>


Chia lớp thành hai nhóm. Mỗi lần giáo
viên ra hai lệnh cho từng nhóm. Ra lệnh
khác nhau cho các nhóm khác nhau. Mỗi
nhóm vừa thực hiện mệnh lệnh vừa nhắc
lại mệnh lệnh.


T: (ra lệnh cho nhóm A) <i>Stand up. Sit </i>
<i>down.</i>


(ra lệnh cho nhóm B) <i>Open your book. </i>
<i>Close your book.</i>


<b>3. Play Games</b>


<b>a. Command Lines </b>(xem trang
17). Học sinh đứng thành hai
hàng đối diện nhau. Viết một số
mệnh lệnh lên bảng để gợi ý. S1
ở hàng A ra lệnh cho S1 ở hàng
B thực hiện. Sau đó đổi vai.


Khuyến khích học sinh dùng các
giọng khác nhau để ra lệnh. Mỗi
học sinh phải lần lượt ra lệnh và
làm theo dăm ba lệnh.


<b>b. Board Race </b>(xem trang 13). Đặt
Phiếu Giáo viên 17-24 dọc theo
rãnh phấn trên bảng. Xếp học
sinh theo từng hàng. Giáo viên
dùng phiếu tranh ra lệnh. Học
sinh đứng đầu mỗi hàng chạy đua
lên bảng, chạm tay vào phiếu
tranh tương ứng, vừa nhắc lại
lệnh vừa thực hiện mệnh lệnh đó.
Học sinh nào thực hiện được
đúng qui trình: sờ tay – làm theo
lệnh – nhắc lại lệnh (the
touch-say-do sequence) thì được một
điểm. Tiếp tục chơi cho đến khi
tất cả học sinh đều có lượt.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 8 </b>
<b>(Giáo viên mở sách trang 8)</b>
Giơ trang sách này cho học sinh xem.
Học sinh nhìn tranh ra lệnh và làm theo
lệnh.



<b>2. Students open their books to </b>
<b>page 8 (Học sinh mở sách trang</b>
<b>8)</b>


a. Mở băng. Học sinh nghe và chỉ
vào hành động tương ứng trong
tranh.


Tip:


Nên thay đổi tốc độ thực hiện mệnh lệnh để tạo khơng khí sơi nổi. Kịch tính hóa lối ra
mệnh lệnh bằng cách thay đổi giọng ra lệnh: vui/buồn, mạnh dạn/rụt rè, nhanh/chậm,
cao thấp, nhẹ nhàng/hét to. Học sinh phải bắt chước đúng giọng ra lệnh của thầy/cô.


<i>1. Stand up</i>
<i>2. Sit down</i>


<i>3. Open your book.</i>
<i>4. Close your book.</i>
<i>5. Point to the teacher.</i>
<i>6. Touch the desk.</i>
<i>7. Please be quiet.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

b. Mở lại băng. Học sinh nghe vừa
làm theo lệnh vừa nhắc lại lệnh
đó.


<b>3. Practice (Luyện tập)</b>


<b>a.</b> Gọi học sinh xung phong


chỉ vào tranh trong sách
và ra lệnh (với sự hỗ trợ
của giáo viên). Cả lớp
đáp lại bằng cách thực
hiện lệnh và nhắc lại lệnh
đó. Tiếp tục các bước như
trên với một số học sinh
xung phong khác.
<b>b.</b> Thay đổi mệnh lệnh, sử


dụng từ trong bài này.
Học sinh đặt đồ vật lên
bàn. Giáo viên ra lệnh
mới. Học sinh vừa nhắc
lại lệnh vừa làm theo
lệnh. T (chỉ vào thước kẻ,
tẩy, bút chì) <i>Touch your </i>
<i>book/bag/pencil.Open </i>
<i>your bag. Close your </i>
<i>bag. </i>Etc.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



1. <b>Please. </b>(Xem trang 17). Giáo
viên ra một số lệnh cho học sinh.
Nếu đằng trước mệnh lệnh có từ
Please thì học sinh làm theo lệnh.


Nếu mệnh lệnh khơng có từ
Please thì học sinh phải ngồi im.


Trị chơi này sẽ có hiệu quả hơn
nếu giáo viên vừa ra lệnh vừa
làm theo lệnh. Thông thường,
học sinh bị thu hút làm theo mọi
mệnh lệnh, chứ không quan tâm
nhiều đến lệnh có từ Please hay
khơng. Chỉ có những học sinh
chăm chú nghe mới thực hiện
được đúng.


<b>2. Charades </b>(xem trang 14)
Học sinh sử dụng những câu mệnh lệnh
trong bài học và biến thể của nó. Đặt
Phiếu Giáo viên 17-24 (mệnh lệnh trong
lớp) úp xuống bàn. Yêu cầu học sinh
xung phong lên bảng, vẽ vào một phiếu
nhưng không cho các bạn khác xem, rồi
sau đó thực hiện mệnh lệnh (làm động
tác) để tồn lớp phán đốn lệnh. Đối với
những lớp đơng, chia học sinh thành
từng nhóm 6-8. Đặt Phiếu Giáo viên
17-24 lên bàn trước mặt từng nhóm và
luyện theo các bước trên. Nếu trình độ
lớp tốt, cho học sinh sáng tạo một loạt
mệnh lệnh. T: <i>Please be quiet. Point to </i>
<i>your teacher. Stand up. Touch your </i>
<i>eraser. </i>Etc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Một học sinh trong mỗi vịng trịn nhắc
lại lệnh đó, rồi làm theo lệnh và ra một


lệnh mới. S1: <i>Touch the ruler. Point to </i>
<i>the chair. </i>Mỗi học sinh ra thêm một lệnh
sau khi nhắc lại và thực hiện lệnh cũ.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở lớp
hoặc ở nhà theo Workbook Trang 8


<b>A. Connect (Nối)</b>
Học sinh dò theo đường kẻ nối các bức
tranh với các mệnh lệnh tương ứng, sau
đó tơ chữ.


<b>B. Match and </b>
<b>Trace (Khớp </b>
<b>lời vào tranh và</b>
<b>Tô chữ)</b>


Học sinh tơ chữ và vẽ dị theo đường kẻ
khớp câu với tranh tương ứng.


<i><b>Let’s Chant, Let’s Sing</b></i>


Sử dụng bài luyện đọc theo nhịp để bổ
sung bài học


Trang 7: “Listen carefully” Bài này
luyện mệnh lệnh.



<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Sử dụng ngữ liệu ở trang 14 để hỗ trợ
bài học.


Xem Hướng dẫn Giáo viên trong
Grammar and Listening Activity Book 1


<b>LET’S LISTEN</b>



<b>WARM UP AND REVIEW </b>


<b>(Khởi động và ôn tập)</b>



<b>1. Let’s Talk</b>


<b>a.</b> <i><b>Walk and Talk</b></i> (xem trang 17).
Học sinh đi quanh lớp trong một
phút, luyện cách chào hỏi nhau.
Để tạo khơng khí thoải mái, mở
băng bài “The Hello Song” làm
nền cho bài tập. Để tạo khơng khí
hồ hởi, đặt đồng hồ chng cứ 15
giây lại kêu một lần, khích lệ học
sinh chào càng được nhiều bạn
càng tốt.


<b>b.</b> <i><b>Self-introduction.</b></i> Dùng hai con
rối để làm mẫu cho đoạn hội
thoại.



T: <i>Hi, I’m (Ms Lee).</i>
<b>Mẫu câu:</b> Ơn tập tồn bài


<b>Từ vựng:</b> Ơn tập tồn bài


<b>Vật liệu:</b> đồng hồ nấu bếp/đồng hồ đếm giây (kitchen timer/stopwatch), hai con rối,
phiếu tên học sinh, Phiếu Giáo viên và Phiếu Học sinh 1-8 (đồ dùng trong lớp, số ít), và
17-24 (mệnh lệnh trên lớp), một số đồ dùng trong lớp, túi to, băng dính, máy và


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Rối A :<i> Hi, I’m (Scott).</i>
Rối B:<i> Hello, I’m (Jenny).</i>


Chia lớp thành từng nhóm ba hoặc
bốn.Học sinh tự chào nhau và giới
thiệu với nhau, dùng đúng tên của
mình.


<b>c.</b> Gọi một số học sinh xung phong
làm bài tập. Những học sinh đó
để phiếu tên của mình lên bàn.
Giáo viên làm mẫu hỏi và trả lời
với một học sinh.


T: <i>What's your name?</i>
S1:<i> My name is (Brad).</i>


Nói xong S1 cầm phiếu tên của mình
lên giơ cho mọi người xem.


S1 (hỏi S2): <i>What's your name?</i>


S2 trả lời câu hỏi và làm như S1.
Tiếp tục cho đến khi mọi học sinh
đều tham gia bài tập.


d. Chia lớp thành từng nhóm nhỏ.
Học sinh trong một nhóm bỏ phiếu
tên của mình lên bàn và luyện nói
như trên.


<b>2. Let’s Learn</b>


Học sinh làm việc theo nhóm ba hoặc
bốn. Phát cho mỗi học sinh một phiếu
học sinh, dùng phiếu 1-8 (đồ dùng trong
lớp). Mỗi học sinh trong nhóm sau khi
chào hỏi những người trong nhóm phải
đặt câu hỏi <i>What’s this?, </i>sử dụng phiếu
làm gợi ý.


S1: <i>Hi, (John).</i>


<i>S2: Hi, (Kate).</i>
<i>S1: What’s this?</i>
<i>S2: It’s (an eraser).</i>


3. Let’s Learn Some More.
Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Phát
cho mỗi nhóm một chiếc túi. Lần lượt
mỗi học sinh bỏ vào túi một đồ dùng
trong lớp hoặc một phiếu giáo viên 1-8


(đồ dùng trong lớp), sau đó chuyển túi
cho người bên cạnh. Khơng cho bạn bên
cạnh mình biết mình bỏ vật gì vào túi.
Sau khi tất cả các đồ vật đã được bỏ vào
túi, một học sinh cầm túi nhận diện đồ
vật bằng cách sờ hiện vật hoặc phán
đốn phiếu. Trị chơi này sẽ tăng cường
vốn từ của học sinh. Cho học sinh chọn
thêm một số đồ vật để bỏ vào túi (chìa
khóa, phiếu tên, phấn, v.v…). Luyện
đốn đồ vật vài lần trước khi vào phần
chính của trị chơi.


S2: <i>Is this a pen?</i>
S1: <i>Yes, it is/No, it isn't.</i>


4. Let’s Move.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<i>your (pencil). </i>Giáo viên nên vừa
ra lệnh vừa làm theo lệnh để học
sinh phải chú ý hơn xem lệnh nào
có Please, lệnh nào khơng.


b. Ra lệnh liên tục cho học sinh
làm. Học sinh phải nghe cả hai
lệnh cùng một lúc trước khi thực
hiện. T: <i>Open your book. Stand </i>
<i>up. </i>Sau khi thực hiện lệnh vài lần
như thế này, tăng số lệnh lên
thành ba lệnh.



c. Gọi học sinh xung phong đứng
lên ra lệnh cho toàn lớp. Học
sinh phải nghe cả hai lệnh cùng
một lúc trước khi thực hiện.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu)</b>



Dạy học sinh cách làm một bài kiểm tra.
Trên bảng treo một bài mẫu giống như
bài ở trang 9, sách Học sinh. Đặt Phiếu
Giáo viên 1-8 vào rãnh phấn trên bảng,
hoặc đính vào bảng bằng nam châm
hoặc băng dính. Vẽ chữ A dưới phiếu
thứ nhất, khoanh tròn chữ A lại, vẽ chữ
B, khoanh tròn lại dưới phiếu thứ hai.
Gọi một học sinh lên đứng cạnh phiếu.
Nhận diện một trong những phiếu đó. T:
<i>It’s (a pencil).</i> Học sinh chỉ vào phiếu
tương ứng và khoanh tròn chữ cái tương
ứng. Làm đi làm lại các bước này cho
đến khi học sinh hiểu cách chơi.
Nếu giáo viên muốn sử dụng hình thức
này như một bài kiểm tra chính thức,


dùng những câu hỏi tương tự, sau đó đi
thẳng vào bài tập trong phần Open Your
Books, bước 2b.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>



<b>sách)</b>



<b>1.Open your book to page 9 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 9)</b>


Giơ trang sách này cho học sinh xem.
Học sinh nhận diện đồ vật từ số 1 đến số
6. Giáo viên hỏi: <i>What’s this? Is this (a </i>
<i>pencil)? </i>v.v… Học sinh nhận diện
những hành động số 7-8.


2. <b>Students open their books to page 9 </b>
<b>(Học sinh mở sách trang 9)</b>


a. Mở băng. Học sinh nghe và chỉ vào
tranh tương ứng.


b. Mở lại băng. Cho học sinh làm lại bài
tập này dưới dạng bài tập viết.


c. Sửa bài kiểm tra cho học sinh
Đáp án:


1.a; 2.b; 3.a; 4.a; 5.b; 6.b; 7.a; 8.a.
<b>3. Use the page for further review </b>
<b>(Dùng trang này để ôn tập thêm)</b>
Luyện đôi: học sinh hỏi nhau theo số
1-6; tập ra mệnh lệnh theo số 7-8.


<i>1. It’s a pencil.</i>


<i>2. It’s a desk.</i>


<i>3. What's this? It’s an eraser.</i>
<i>4. What's this? It’s a bag.</i>
<i>5. Is this a ruler? Yes, it is.</i>


<i>6. Is this a chair? No, it isn't. It’s a desk.</i>
<i>7. Point to the book.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



<b>1.</b><i><b>Slap </b></i>(xem trang 15). Chia học sinh
thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm ngồi
quanh một bàn. Trên mỗi bàn đặt một
hoặc vài bộ phiếu học sinh 1-8 (đồ dùng
trong lớp, số ít), và 17-24 (mệnh lệnh
trong lớp học) nằm trong tầm với của cả
nhóm. Giáo viên hơ to một từ hoặc một
nhóm từ. Học sinh nào đập vào phiếu
trước tiên, đọc đúng từ hoặc nhóm từ ấy
thì được giữ phiếu ấy. Rút bỏ phiếu
giống phiếu này. Học sinh đó hơ tiếp
một từ trong phiếu bên cạnh, rồi làm như
trên. Cứ luyện như vậy cho đến khi chỉ
còn lại một phiếu cuối cùng (cộng với
một phiếu giống nó). Nhóm nào lấy
được nhiều phiếu nhất thì nhóm ấy thắng
cuộc.


<b>2. </b><i><b>Charades</b></i> (xem trang 13). Học sinh


thực hiện một mệnh lệnh (động tác). Cả
lớp đốn xem đó là lệnh gì. Đặt phiếu
giáo viên 17-24 (mệnh lệnh trong lớp
học) úp mặt xuống bàn. Một học sinh rút
một phiếu, không cho các bạn xem, rồi
lặng lẽ thực hiện mệnh lệnh ghi trong
phiếu. Cả lớp đốn xem đó là lệnh gì.
Khuyến khích học sinh lớn hơn trong lớp
thực hiện hai lệnh cùng một lúc, hoặc
biến đổi lệnh ghi trong phiếu. Giáo viên
có thể nói thầm vào tai học sinh đang
thực hiện lệnh để gợi ý cách biến đổi
lệnh, nếu cần.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở nhà
hoặc ở lớp theo Workbook Trang 9.
<b>A. Circle, trace and write (Khoanh </b>
<b>trịn, tơ và viết)</b>


Học sinh khoanh trịn từ tương ứng với
tranh. Sau đó tơ những từ ấy trong câu,
hoặc viết từ để hoàn thành câu.


Đáp án:


<i><b>1.</b></i> <i>a book</i>. <i>It is a book.</i>


<i><b>2.</b></i> <i>a desk. It is a desk.</i>



<i><b>3.</b></i> <i>a bag. It is a bag.</i>


<i><b>4.</b></i> <i>a chair. It is a chair.</i>
<b>B. Trace (Tơ chữ)</b>


Học sinh nhìn tranh, tơ chữ dưới tranh.
C. <b>Write (Viết)</b>


Học sinh nhìn tranh, đọc câu hỏi, viết
câu trả lời: <i>Yes, it is.</i>


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening </b></i>


Dùng ngữ liệu ở trang 15 làm tài liệu hỗ
trợ cho bài học


Xem hướng dẫn Giáo viên trong The
Grammar and Listening Activity Book 1

<b>UNIT 2</b>



<b>LET’S TALK</b>



<b>WARM UP & REVIEW (Khởi </b>


<b>động và ôn tập)</b>



<b>Mẫu câu:</b><i>Hi, (John). How are you? I’m fine, thank you.</i>


<b>Từ vựng:</b> ôn lại các mệnh lệnh trong Unit 1. Tên học sinh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

1. Học sinh đeo phiếu tên. Học sinh đi
quanh lớp và chào bạn bè. Đi từng hàng
ghế. Quy định thời gian chào hỏi ở từng
hàng ghế.


2. <i><b>Please</b></i>. (xem trang 17). Học sinh ra
lệnh và thực hiện mệnh lệnh đã học
trong Unit 1.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu)</b>



<b>1. Introduce the first part of the </b>
<b>dialogue (Giới thiệu phần đầu của </b>
<b>đoạn hội thoại)</b>


a. Dùng rối để làm mẫu cách chào hỏi.
Rối A: <i>Hi, (Mari)! How are you?</i>
Rối B: <i>I’m fine, thank you.</i>


b. Giáo viên nhắc lại vai Rối A. Gợi ý và
giúp học sinh nói vai Rối B. Đổi vai và
luyện thêm ba lần nữa.


<b>2. Practice (Luyện tập)</b>


a. Chia lớp thành hai nhóm. Giao cho
mỗi nhóm một con rối và xác định con
rối đó nói câu nào trong đoạn hội thoại.
Các nhóm cho các con rối hội thoại với
nhau. Thay đổi vai giữa các nhóm.


Rối B: <i>Hi, (Mari). How are you?</i>
Rối A: <i>I’m fine, thank you.</i>


b. <b>Chain Drill </b>(xem trang 13Giáo viên
nhắc lại vai Rối A. Gợi ý và giúp học
sinh nói vai Rối B. Đổi vai sau khi luyện
ba lần, luyện tiếp.


<b>4. Practice the complete dialogue </b>
<b>(Thực hành cả đoạn hội thoại)</b>


a. Dùng con rối để làm mẫu phần thứ hai
của đoạn hội thoại.


Rối A: <i>Hi, (Mari). How are you?</i>
Rối B: <i>I’m fine. How are you?</i>
Rối A: <i>I’m fine. Thank you.</i>


<i><b>c.</b></i> Nhắc lại câu của rối A. Gợi ý cho
học sinh nói vai của rối B. Luyện
nhắc lại đoạn này vài lần. Sau đó
gợi ý cho học sinh đóng vai B, và
tiếp tục luyện thêm ba lần nữa.


<i><b>5.</b></i> <b>Practice (Luyện tập)</b>


<b>a.</b> Chia lớp thành hai nhóm. Luyện
đoạn hội thoại hai lần. Đổi vai,
luyện tiếp.



<b>b.</b> Luyện đoạn hội thoại, dùng thủ
pháp <i><b>Step Away Lines </b></i>(xem
trang 17). Mỗi lần luyện xong,
học sinh bước lùi một bước, đổi
vai, luyện tiếp.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Giáo viên mở sách trang 10</b>
Dùng sách hoặc tranh tường để luyện.
Chỉ vào các nhân vật trong tranh, miêu
tả các nhân vật đó.


<b>2. Học sinh mở sách trang 10</b>


a. Mở băng. Học sinh nhìn sách, nghe và
chỉ vào nhân vật khi nghe thấy băng gọi
tên nhân vật đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

b. Mở lại băng. Dừng lại từng câu cho
học sinh nhắc lại.


<b>3. Present the paradigm and </b>


<b>contractions on page 10 (Giới thiệu </b>
<b>cấu trúc và từ rút gọn trang 10)</b>


a. Viết mẫu câu lên bảng. Chỉ vào những
từ trên bảng trong khi mở băng.



Cả lớp nhắc lại.


b. Viết dạng rút gọn lên bảng.
<i>I am = I’m</i>


Học sinh luyện nói cả hai dạng đầy đủ
và rút gọn <i>I am fine </i>và <i>I’m fine. </i>Trong
khi học sinh luyện đọc, giáo viên chỉ vào
những dạng câu đó ở trên bảng.


<b>4. Practice (Luyện tập)</b>


Gọi một hoặc vài đơi lên bảng, đóng các
vai trong đoạn hội thoại, sử dụng tên thật
của mình. Học sinh tiếp tục luyện đóng
vai giao tiếp dạng rút gọn. Giáo viên đi
quanh lớp hỗ trợ nếu cần.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



1. <b>Find your partner </b>(xem trang 15).
Chọn một số tranh to và nhiều màu sắc
trong họa báo (tìm được tranh hai người
đang nói chuyện với nhau là tốt nhất).
Cắt bức tranh thành hai nửa. Đưa cho
mỗi học sinh một nửa. Học sinh cầm nửa
tranh của mình đi quanh lớp để tìm bạn
luyện (người có nửa tranh kia). S1: <i>Hi, </i>



<i>Mari. How are you? </i>S2: <i>I’m fine. How </i>
<i>are you? </i>S1: <i>I’m fine. Thank you.</i>
<b>2. Reading Practice: Circle the Word </b>
<b>(Tập đọc: Khoanh tròn từ)</b> Yêu cầu
học sinh nhìn vào sách, trang 10 và
khoanh tròn hoặc chỉ vào những câu
<i>How are you? Và I’m fine. </i>Yêu cầu học
sinh đếm số câu tìm được.


<b>3. Living Dialogues </b>(xem trang 16).
Chia lớp thành từng nhóm bốn học sinh.
Trao cho mỗi nhóm một phiếu to do giáo
viên chuẩn bị, mỗi phiếu có một câu
trong đoạn hội thoại.


1. <i>Thank you</i>
2. <i>I’m fine.</i>
3. <i>How are you?</i>
4. <i>Hi, John.</i>


Các nhóm thảo luận với nhau để xếp lại
những câu đó thành đoạn hội thoại theo
đúng trật tự của nó (4, 3, 2, 1). Sau đó
diễn đoạn hội thoại trước lớp.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở lớp
hoặc ở nhà theo Workbook (Sách bài
tập) Trang 10.



<b>A. Trace (Tô)</b>


Học sinh đọc đoạn hội thoại và tô chữ
trong bong bóng.


<b>B. Trace (Tơ)</b>


Học sinh tơ chữ theo đáp án.


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Dùng ngữ liệu ở trang 16 để hỗ trợ bài
học


Xem Hướng dẫn Giáo viên trong


Grammar and Listening Activity Book 1.

<b>LET’ SING</b>



<b>WARM UP & REVIEW (Khởi </b>


<b>động và ôn tập)</b>



1. Hát bài “The Hello Song” (Sách Học
sinh, trang 3).


a. Học sinh hát theo băng.


b. Hát lại, không mở băng. Thay tên học
sinh vào bài hát. Vừa hát vừa đóng vai


giao tiếp theo nội dung bài hát. Vẫy tay
chào nhau.


2. Luyện đoạn hội thoại theo nhóm.
Nhóm A: Hi, (John). How are you?
Nhóm B: I’m fine. How are you?
Nhóm A: I’m fine. Thank you.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu)</b>



<b>1. Ơn lại mẫu câu hỏi – trả lời</b>


Dùng rối để làm mẫu mẫu câu hỏi – trả
lời. Học sinh đồng thanh nhắc lại vài lần.
Rối A: Hi. How are you?


Rối B: I’m fine.
<b>2. Luyện tập</b>


Dùng rối để làm mẫu đoạn hội thoại.
Học sinh luyện theo đôi, sử dụng tên thật
của mình. Mở băng <b>Step Away Lines </b>
(xem trang 17) như miêu tả trong Let’s
Talk, Presentation 4b.


S1: Hi, (John). How are you?
S2: I’m fine. Thank you.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>




<b>1. Open your book to page 11 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 11)</b>


Giơ trang sách này hoặc treo tranh tường
cho học sinh xem. Chỉ vào từng nhân vật
và những đồ dùng học sinh đã biết trong
tranh. Học sinh nhận diện đồ vật.


<b>2. Students open their book to page 11</b>
<b>(Học sinh mở sách trang 11)</b>


a. Mở băng bài “Hi, how are you?” Học
sinh vừa nghe vừa chỉ vào từ tương ứng.


b. Giáo viên đọc lời của bài hát từng
dịng một (khơng có nhạc). Học sinh
nhắc lại từng câu.


<b>Mẫu câu:</b><i>Hi. How are you? I’m fine. Thank you.</i>


<b>Từ vựng:</b> tên của các nhân vật, tên học sinh


<b>Vật liệu:</b> rối, cốc giấy cho từng học sinh, dây buộc, kéo, tranh tường, máy và
băng/CD


<i>Hi, how are you?</i>
<i>I’m fine.</i>


<i>Hi, how are you?</i>


<i>I’m fine.</i>


<i>Hi, how are you?</i>
<i>I’m fine. How are you?</i>
<i>I’m fine. I’m fine. I’m fine.</i>
<i>Hi, how are you?</i>


<i>I’m fine. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

T: Hi, how are you? I’m fine.
Ss: Hi, how are you? I’m fine.
v.v…


c. Hát lời bài hát này, nhưng không mở
băng. Dùng cử chỉ, điệu bộ để nhấn
mạnh nghĩa của từng câu, ví dụ vẫy tay,
hất đầu hoặc rướn long mày, nói How
are you?, và nhè nhẹ gật đầu, nói I’m
fine.


d. Mở băng cả bài. Học sinh hát theo
băng.


<b>3. Practice (Luyện tập)</b>


a. Giáo viên hát phần đầu của bài hát. Cả
lớp hát phần hai.


T: Hi, how are you?
Ss: I’m fine.



b. Chia lớp thành hai nửa, mỗi nửa hát
một phần. Đổi vai, luyện tiếp.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



<b>1. Back-to-Back (Gọi điện thoại) </b>(xem
trang 17)


a. Từng đôi học sinh tự “sản xuất” một
chiếc điện thoại. Hướng dẫn cách làm.
Dùng hai cốc giấy và một đoạn dây dài.
Dùng một bút chì đục lỗ ở giữa cốc giấy.
Xỏ dây vào lỗ, thắt nút dây.


b. Học sinh gọi điện thoại chào nhau.
Hướng dẫn cho học sinh úp cốc vào tai
và kéo căng dây.


S1: Hi, (Mari). How are you?
S2: I’m fine. How are you?
S1: I’m fine. Thank you.


c. Học sinh đổi bạn luyện rồi luyện tiếp.
<b>2. </b><i><b>Rhythm (Nhịp điệu)</b></i> (xem trang 15).
Học sinh đứng thành vòng tròn. Tạo
nhịp một-hai: hai đập; hai vỗ; búng tay
phải một lần; búng tay trái một lần. Cứ
làm như vậy cho đến khi mọi học sinh
đập đúng nhịp.



Bắt đầu gọi tên mình (giáo viên) khi
búng tay phải, gọi tên một học sinh khi
búng tay trái. Cứ tiếp tục như vậy. Ví dụ:
Tất cả: (hai đập; hai vỗ)


T: Hi (búng tay phải), Ken (búng tay
trái).


Tất cả: (hai đập; hai vỗ)


T: How are (búng tay phải) you? (búng
tay trái)


Tất cả: (hai đập; hai vỗ)


S1(Ken): I’m (búng tay phải) fine (búng
tay phải).


Tất cả: (hai đập; hai vỗ)


S1 (Ken): Hi (búng tay phải), Mari
(búng tay trái).


Tất cả: (hai đập; hai vỗ)


S1 (Ken): How are (búng tay phải) you
(búng tay trái).


<b>Chú ý: </b>Vừa nói vừa búng tay. Ví dụ: nói


Hi búng tay phải, nói Ken búng tay trái.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập, hoặc
ở nhà hoặc ở lớp theo Workbook (Sách
bài tập) Trang 11


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Học sinh tô chữ trong bong bóng.
<b>B. Write (Viết)</b>


Học sinh viết những từ cịn thiếu trong
bong bóng.


Đáp án


<i>Hi, how are you?</i>
<i>I’m fine. How are you?</i>
<i>I’m fine.</i>


<i><b>Let’s Chant, Let’s Sing</b></i>


Trang 8: “Hi, how are you?” Nhạc và
lời.


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Dùng ngữ liện trong trang 17 để hỗ trợ
bài học



Xem phần Hướng dẫn Giáo viên của
Grammar and Listening Activity Book 1


<b>LET’S LEARN</b>



<b>WARM UP & REVIEW (Khởi </b>


<b>động và ôn tập)</b>



1. Ôn lại từ vựng của Unit 1, dùng Phiếu
Giáo viên 1-8. Chia lớp thành hai nhóm.
Mỗi lần giơ một phiếu giáo viên lên.
Nhóm A hỏi What's this? Nhóm B trả
lời It’s a (book). Sau khi đã dùng hết
lượt phiếu, đổi vai, luyện tiếp.


2. Luyện đôi: học sinh luyện mẫu câu
hỏi – trả lời, sử dụng Phiếu Học sinh
1-8. Giáo viên đi quanh lớp hỗ trợ, nếu
cần.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu)</b>



<b>1. Introduce the new vocabulary (Giới</b>
<b>thiệu từ mới)</b>


<b>Mẫu câu:</b><i> What color is this? It’s (red).</i>


<b>Từ vựng:</b><i>black, blue, brown, gray, green, orange, pink, purple, red, white, yellow</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

a. Cho học sinh xem một ô vuông bằng


giấy đỏ, và một vài đồ dùng màu đỏ.
Giáo viên chỉ vào các đồ dùng, nói tên
màu cho học sinh nhắc lại.


T (chỉ vào đồ vật màu đỏ) Red.
Ss: Red.


b. Học sinh hoặc nhấc một đồ vật lên
hoặc chỉ vào một đồ vật màu đỏ ở trong
phòng. Học sinh đọc to: Red.


c. Làm lại bước 1a và 1b để học nốt
những màu cịn lại.


<b>Pronunciation Tip:</b>


Âm /r/ trong tiếng Anh rất khó đọc. Học
sinh nhìn miệng giáo viên đọc rrr. Red.
Red. Hướng dẫn học sinh khi đọc âm
này cần hơi chu môi ra như khi chuẩn bị
hôn, rồi hơi mở miệng rộng để đọc rrr.
Học sinh đồng thanh nhắc lại rrr. Red.
Red. Làm theo các bước trên để học
những từ bắt đầu bằng r mà học sinh đã
biết.


<b>2. Practice (Luyện tập)</b>


a. Giơ từng ô vuông màu bằng giấy cho
học sinh xem. Nói một từ chỉ màu. Học


sinh nhắc lại. Học sinh nào có trong tay
ơ giấy vng cùng màu thì giơ lên.
b. Giáo viên mỗi lần giơ một đồ vật có
màu lên. Cả lớp đồng thanh nói tên màu
đó.


c. <b>Pass the Card </b>(xem trang 14)


Xếp học sinh thành từng hàng. Giao cho
học sinh đứng đầu mỗi hàng một đồ vật


có màu, hoặc ơ giấy vng. Học sinh gọi
tên màu khi chuyển đồ vật ấy cho bạn
đứng ngay sau mình.


<b>3. Introduce the question-and-answer </b>
<b>patterns (Giới thiệu mẫu câu hỏi-trả </b>
<b>lời)</b>


a. Xếp những ơ vng có màu lên rãnh
phấn trên bảng. Dùng rối để làm mẫu
mẫu câu hỏi-trả lời.


Rối A: (chỉ vào ô vuông giấy màu) <i>What</i>
<i>color is this?</i>


Rối B: <i>It’s (red).</i>


b. Tiếp tục luyện theo những bước trên
để dạy nốt các màu còn lại. Cả lớp đồng


thanh đọc theo rối B.


c. Thay đổi vai bằng các giao rối A cho
học sinh. Học sinh dùng rối để chỉ vào
màu. Cả lớp tập hỏi tên màu. Dùng rối B
để trả lời câu hỏi.


4. <b>Practice (Luyện tập)</b>


<b>a. </b>Chia lớp thành hai nhóm. Giao cho
nhóm A một số ơ vng giấy màu, phiếu
giáo viên 1-8 (đồ dùng học tập), hoặc
một số đồ vật khác. Từng học sinh thuộc
nhóm A giơ một ô giấy vuông hoặc đồ
vật hoặc phiếu giáo viên, đặt câu hỏi về
màu và nhóm B trả lời.


Nhóm A: <i>What color is this?</i>
Nhóm B: <i>It’s (purple).</i>
Sau đó đổi vai, luyện tiếp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

giơ một số đồ vật có màu (khơng giống
nhau), hoặc phiếu. S1 trong mỗi vòng
chỉ vào một đồ vật hoặc phiếu trong tay
của S2 và hỏi: What color is this? S2 trả
lời: It’s blue. Giới hạn thời gian cho bài
luyện.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>




<b>1. Open your book to page 12 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 12)</b>


Giơ trang sách hoặc treo tranh tường lên
cho học sinh xem. Chỉ vào tranh và
hướng dẫn học sinh gọi tên các nhân vật
và nhận diện các màu.


<b>2. Students open their book to page 12</b>
<b>(Học sinh mở sách trang 12)</b>


a. Mở băng. Học sinh nghe và chỉ vào
màu tương ứng trong sách.


b. Mở lại băng. Dừng từng câu cho cả
lớp nhắc lại đồng thanh.


<b>3. Giới thiệu mẫu câu và dạng rút gọn </b>
<b>ở trang 12</b>


a. Viết mẫu lên bảng. Chỉ vào những từ
trên bảng trong khi mở băng.


Học sinh nhắc lại.


b. Giải thích dạng rút gọn trên bảng.
It is =It’s


Hướng dẫn học sinh đọc cả hai dạng:


đầy đủ và rút gọn. It is red và It’s red.
Chỉ vào các dạng này trên bảng khi
luyện cho học sinh đọc.


<b>4. Từ vựng</b>


a. Mở băng. Học sinh lắng nghe và chỉ
vào tranh trang 13.


b. Mở băng. Dừng sau mỗi câu cho cả
lớp nhắc lại.


5. <b>Luyện tập</b>


<b>a. </b>Mở băng. Học sinh chỉ vào Sam (mèo
đen) và Ginger (mèo cam) khi nghe.
Làm mẫu những hoạt động ở trang 13.


Mở băng lại một lần nữa. Cả lớp nhắc
lại.


b. Mở băng phần tiếp theo. Học sinh vừa
nghe vừa chỉ vào tranh.


<i>Lisa: What color is this?</i>
<i>Jenny: It’s red.</i>


<i>What color is this? It is red.</i>


<i>1. yellow</i>


<i>2. blue </i>
<i>3. white</i>
<i>4. pink</i>
<i>5. gray</i>
<i>6. red</i>
<i>7. black</i>
<i>8. green</i>
<i>9. purple</i>
<i>10. orange </i>
<i>11. brown</i>


<i>Sam: What color is this?</i>
<i>Ginger: It’s yellow.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

c. Chia lớp thành hai nhóm. Luyện câu
hỏi – trả lời với tranh màu ở trang 13.
Nhóm A đóng vai Sam và nhóm B đóng
vai Ginger.


Nhóm A: What color is this?
Nhóm B: It’s (yellow).
Đổi vai, luyện tiếp.


6. <b>Dạy bài hát “The Black Cat Song.”</b>
<b>a. </b>Học sinh nhìn vào tranh ở cuối trang
13, nhận diện các màu.


b. Mở băng. Học sinh lắng nghe và chỉ
vào màu trong sách.



c. Mở lại băng. Cả lớp hát phần tiếng
vọng.


d. Hai nhóm cùng hát. Một nhóm hát
phần dẫn (the lead), một nhóm hát phần
tiếng vọng. Cả hai nhóm hát phần đồng
thanh.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>


<b>1. </b><i><b>Color Race</b></i>


Học sinh đứng quanh lớp. Khi giáo viên
hô to tên một màu (T: Blue) học sinh
phải chạy đua đến và chạm tay vào đồ
vật gần nhất có màu giáo viên vừa gọi.
Học sinh nào chạy đến nhanh nhất và
đọc đúng tên màu thì được làm người
gọi (caller). Tiếp tục luyện cho đến khi
tất cả các màu đều được gọi.


<b>2.Walk and Talk </b>(xem trang 17). Học
sinh đi quanh lớp. Khi nghe thấy mệnh
lệnh Stop! thì dừng lại hỏi nhau về màu
sắc của những đồ vật xung quanh. S1:
What color is this? S2: It’s green.
3. <b>Concentration </b>(xem trang 14). Chia
lớp thành từng nhóm bốn (hoặc thành
từng đơi, nếu lớp ít học sinh). Mỗi nhóm
được phát một bộ phiếu do giáo viên làm


(gồm những từ chỉ màu sắc) để dùng với
phiếu học sinh 1-8 (đồ dùng trong lớp.
Cũng có thể dùng hai bộ phiếu học sinh).
Đặt phiếu thành bốn hàng úp mặt xuống
bàn, mỗi hàng bốn phiếu. Lần lượt từng
học sinh khớp hai phiếu học sinh với
nhau, hoặc một phiếu học sinh và một
phiếu từ chỉ màu. Học sinh nào khớp
đúng và nhận diện đúng phiếu thì được
một điểm.


4. <b>Worksheet Activity (Hoạt động </b>
<b>dùng trang bài tập)</b>


<i>Green grass (echo: tiếng vọng), blue skies (tiếng vọng)</i>
<i>Black cats (tiếng vọng), yellow eyes (chorus: đồng thanh)</i>
<i>Red birds (tiếng vọng), blue skies (tiếng vọng)</i>


<i>Black cats, yellow eyes (đồng thanh)</i>


<i>White clouds (tiếng vọng), blue skies (tiếng vọng)</i>
<i>Black cats, yellow eyes (đồng thanh)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Photo trang bài tập “Listen and Draw” ở
cuối quyển sách này để luyện thêm về từ
chỉ màu sắc.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở lớp


hoặc ở nhà theo Workbook (Sách bài
tập) Trang 12-13


<b>A. Tô chữ và tô màu</b>


Học sinh tô chữ và tô từ, rồi to màu
tranh.


B. <b>Tô chữ và tô màu</b>


Học sinh tô chữ và tô màu tranh.
C. <b>Tô chữ, viết và tô màu</b>


Học sinh tô tên màu và tô màu các ống.
Sau đó viết từ vào chỗ trống để hoàn
thành câu.


<i><b>Let’s Chant, Let’s Sing</b></i>


Dùng một hoặc hai bài sau đây để bổ trợ
cho bài học


Trang 9: “What color is this?” Bài tập
đọc này luyện cách dùng mẫu câu hỏi –
trả lời với Wh-, và luyện cách dùng từ
mới.


Trang 10: “The Black Cat Song” Nhạc
và lời.



<i><b>Let’s Go Picture Dictionary</b></i>


Dùng những trang sau đây trong từ điển
để hỗ trợ bài học


Trang 8-9: Hình thù và màu sắc
<b>1.</b> Ơn lại những từ chỉ màu ở trang 9.
<b>2.</b> Giúp học sinh ôn lại mẫu câu hỏi – trả
lời.


a. Chỉ vào đồ vật ở trang 8 và làm mẫu
câu hỏi – trả lời.


T : <i>What color is this ? It’s (yellow).</i>
b. Làm mẫu câu hỏi – trả lời với một học


sinh. Tiếp tục với các
học sinh khác nếu
cần.


c. Học sinh tiếp tục luyện đôi theo mẫu
này. Các bạn luyện thay phiên nhau hỏi
– trả lời về màu sắc trong trang 8.


<b>Chú ý</b>: Có nhiều trang màu trong từ điển
thích hợp cho bài luyện này, ví dụ trang
69 (Fruit: hoa quả), hoặc trang 95 (Farm
animals: Gia súc). Ở trình độ này học
sinh chỉ nên tập trung vào màu sắc của
những đồ dùng đã biết, không nên học


tất cả từ mới.


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Sử dụng ngữ liệu trong trang 18-19 để
hỗ trợ bài học


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>LET’S LEARN SOME </b>


<b>MORE</b>



<b>WARM UP & REVIEW (Khởi </b>


<b>động và ôn tập)</b>



1. <i><b>Pair Race</b></i> (xem trang 14). Học sinh
đứng thành hai hàng. Đặt các ô vuông
giấy màu vào rãnh phấn trên bảng. Giáo
viên nói một từ chỉ màu. Học sinh đứng
đầu hàng A và hàng B chạy đua lên
bảng, sờ tay vào ô vuông giấy có màu
đó. Học sinh nào chạm tay trước, đúng
màu và nói đúng tên màu thì dành được
một điểm cho đội mình.


2. Học sinh nhận diện màu trong tranh ở
trang 13. Mở băng bài “The Black Cat
Song” Giáo viên hát lời dẫn (the lead),


học sinh hát đồng thanh phần tiếng vọng
(echo) và điệp khúc (chorus).



<b>PRESENTATION (Giới thiệu)</b>



<b>1. Introduce the question-and-answer </b>
<b>pattern (Giới thiệu mẫu câu hỏi – trả </b>
<b>lời)</b>


a. Xếp một số đồ dùng trong lớp có màu
khác nhau (sách, bút, tẩy…) lên bàn
trước mặt học sinh. Vừa làm mẫu vừa
giơ quyển sách cho học sinh xem.
b. Dùng những đồ dùng quen thuộc với
học sinh để luyện nói những màu cịn
lại.


<b>2. Practice (Luyện tập)</b>


a. Chia lớp thành hai nhóm. Gọi một học
sinh xung phong cầm một đồ vật giơ lên.
Nhóm A đặt câu hỏi. Nhóm B trả lời.
Đổi vai và luyện tiếp. Giao cho mỗi
nhóm một con rối để đóng vai con rối
đó. Làm mẫu và giúp học sinh đặt câu
hỏi.


Nhóm A: <i>What’s this?</i>
Nhóm B: <i>It’s a (pen)..</i>
Nhóm A: <i>What color is it?</i>
Nhóm B: <i>It’s (black).</i>


Nhóm A: <i>(Yes). This is a (black) (pen).</i>


b. Chia lớp thành từng đôi. Học sinh lần
lượt chỉ vào đồ vật (hoặc phiếu học sinh
1-8) luyện đặt câu hỏi – trả lời. Giáo
viên đi quanh lớp hỗ trợ nếu cần.


3. <b>Present the new pattern (Giới thiệu </b>
<b>mẫu câu mới)</b>


<b>Mẫu câu:</b><i>What color is this? It’s (blue). This is a (blue) (book). This is a (red) and </i>
<i>(yellow) (book).</i>


<b>Từ vựng:</b> ôn lại từ chỉ đồ dùng học tập (pencil, pen, eraser, book, gray, green, orange,
pink, purple, red, white, yellow


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>a. </b>Giơ hoặc chỉ vào một đồ vật trong
lớp, nhận diện màu của nó. T: <i>This is a </i>
<i>(red) and (yellow) book. </i>Cả lớp nhắc lại
vài lần.


4. <b>Practice (Luyện tập)</b>


<b>a. </b>Gọi học sinh xung phong giơ một đồ
vật có hai màu. S:
This is a (pink) and
(gray) (eraser). Cả
lớp nhắc lại. Luyện
như vậy vài lần.
b. <b>Walk and Talk </b>(xem trang 17). Làm


theo hướng dẫn trong


Let’s Learn,


Extenson 2. Học sinh
miêu tả cho nhau về
màu của những đồ
dùng trong lớp gần
mình nhất.


S1 (giơ một chiếc tẩy lên) Is this (a
ruler)?


S2: No, it isn't. It’s (an eraser).
S2 hỏi câu hỏi tiếp theo.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open you book to page 14 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 14)</b>


Giơ trang sách này hoặc treo tranh tường
cho học sinh xem. Giáo viên chỉ vào các
nhân vật trong tranh. Học sinh nhận diện
và miêu tả nhân vật.


<b>2. Students open their books to page </b>
<b>14 (Học sinh mở sách trang 14)</b>
a. Mở băng. Học sinh vừa nghe vừa chỉ
vào tranh.



b. Mở lại băng. Dừng lại từng câu cho
học sinh nhắc lại.


<b>3. Present the paradigm on page 14 </b>
<b>(Giới thiệu mẫu câu trang 14)</b>
Viết mẫu lên bảng. Chỉ vào những từ
trên bảng trong khi mở băng.


Học sinh nhắc lại.


<b>4. Say these (Nói những câu sau đây)</b>
a. Mở băng. Học sinh chỉ vào Sam (mèo
đen) và Ginger (mèo cam) trong khi
nghe các hoạt động trong trang 15.


Mở lại băng. Cả lớp nhắc lại.


b. Mở băng đoạn tiếp theo. Học sinh
nghe và chỉ vào tranh.


<i>T: What's this?</i>
<i>S: It’s a book.</i>
<i>T: What color is it?</i>
<i>S: It’s blue.</i>


<i>T: This is a blue book.</i>


<i>Kate: This is a red and yellow book.</i>


<i>This is a blue book. This is a red and yellow book.</i>



<i>Sam: This is a red and blue bag.</i>


<i>1. This is a red and blue bag.</i>
<i>2. This is a purple pencil.</i>
<i>3. This is a red book.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

c. Chia lớp thành hai nhóm. Các nhóm
lần lượt miêu tả tranh cho nhau nghe.
Vừa nói vừa chỉ vào tranh theo đúng trật
tự.


Nhóm A: <i>This is (red) and (blue) (bag).</i>
Nhóm B: <i>This is a (purple) (pencil). </i>
d. Luyện đôi: học sinh tiếp tục hỏi và trả
lời, sử dụng tranh ở trang 15. Mỗi học
sinh miêu tả bốn tranh. Giáo viên đi
quanh lớp hỗ trợ, nếu cần.


<b>LEARN THE ALPHABET (Học</b>


<b>bảng chữ cái)</b>



1. <b>Review the alphabet (Ôn lại bảng </b>
<b>chữ cái)</b>


Hát bài “The Alphabet Song” (sách học
sinh, trang 7)


2. <b>Học sinh mở sách trang 15</b>



<b>a. </b>Mở băng. Học sinh vừa nghe vừa chỉ
vào chữ cái và tranh ở cuối trang 15,
Chú ý: Âm /a/ ngắn viết là /ae/
<i>A /ae/ apple</i>


<i>B /b/ book</i>
<i>C /k/ cat</i>


<b>3. Introduce the sounds of A, B and C </b>
<b>(Giới thiệu các âm A, B, và C)</b>


<b>a. </b>Nói cho học sinh rõ là trong tiếng Anh
tên của chữ cái khác với cách phát âm
khi nó đứng trong từ. Viết chữ A hoa và
a thường lên bảng. Gạch chân chữ a
trong từ apple. Chỉ vào A và a trên bảng.


T: /ei/ là tên của chữ cái A /ei/, /ei/, /ei/
Học sinh nhắc lại. Chỉ vào quả táo.
T: /ae/ là âm của chữ “a” trong từ
“apple” Apple. Apple. Apple.
Học sinh nhắc lại.


b. Học sinh nghĩ một từ khác, bắt đầu
bằng âm /ae/ như am, at.


c. Làm lại bước 3a và 3b ở trên để dạy
B, /b/, book và C /k/, cat. Những từ bắt
đầu với âm này là: bag, black, blue,
brown, color, crayon, và car.



4. <b>Writing practice</b>


<b>a. </b>Chỉ cho học sinh các viết chữ a
thường, sau đó giới thiệu chữ A hoa.
Tiếp tục giới thiệu B b, C c.


b. Luyện viết cho học sinh mới tập viết
trên giấy có dịng kẻ. Có thể dùng
Workbook, trang 74-80 để làm bài tập
này.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



1. <b>Show and Tell (Xem và kể) </b>
Cho một số đồ dùng trên lớp có nhiều
màu sắc (tẩy, bút mực, bút chì, thước kẻ,
sách nhỏ) vào trong túi giấy, dùng
khoảng 3-6 túi. Chia lớp thành từng
nhóm nhỏ, và phát cho mỗi nhóm một
túi. Mỗi học sinh trong nhóm lấy trong
túi ra một đồ vật và nhận diện nó.
S1: This is a (ruler).


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

2. <i><b>Memory Chain</b></i>. Chia lại những túi đồ
vật vừa luyện lại cho các nhóm. Học
sinh trong các nhóm lấy đồ vật trong túi
ra và miêu tả theo trật tự đã sắp xếp.
S1: <i>This is a (purple) (ruler)..</i>



S2: <i>This is a (purple) (ruler), and this is </i>
<i>a (pink) and (white) (eraser), and this is </i>
<i>a (green) and (brown) (book).</i>


<b>3. Rebus Sentence. </b>Viết một câu lên
bảng phối hợp từ bằng hình ảnh (sight
words) và những từ đã dạy ở cuối trang
15, ví dụ viết câu This is an apple,
nhưng thay từ apple bằng tranh một quả
táo. Học sinh cùng đọc câu này. Thay
tranh quả táo bằng tranh một quả bóng
(chuyển từ an sang a). Học sinh đọc câu
này. Làm lại các bước trên để dạy thêm
một số từ khác. Khuyến khích học sinh
đóng góp thêm ý tưởng.


<b>3. Worksheet Activity (Hoạt động với </b>
<b>trang bài tập)</b>


Photo lại hai trang bài tập “Alphabet
Cards - Lowercase” và “Alphabet
Game” ở cuối quyển sách này để luyện
thêm cho học sinh về vần chữ cái. Giáo
viên có thể dùng đi dùng lại các trang
bài tập này trong suốt trình độ 1.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở lớp
hoặc ở nhà theo Workbook (Sách bài


tập) Trang 14-15


<b>A. Tô màu và tô chữ</b>


Học sinh tô chữ và tơ màu tranh. Dùng
màu thích hợp.


B. <b>Tơ màu và viết</b>


Học sinh tô màu các đồ vật trong tranh.
Sau đó hồn thành câu bằng những từ có
màu tương ứng.


Đáp án:


<i>1. This is an orange and </i>
<i>blue eraser.</i>


<i>2. This is a red and gray </i>
<i>desk.</i>


<b>C. Tô chữ</b>


Học sinh tô chữ cái đầu tiên của mỗi từ.


<i><b>Let’s Chant, Let’s Sing</b></i>


Dùng một hoặc nhiều bài hát để hỗ trợ
bài học



Trang 11: “The Yellow Chair Chants”
Bài tập nhịp điệu này luyện dùng tính từ
chỉ màu sắc và từ vựng chỉ đồ dùng
trong lớp học.


Trang 12: “This is blue. This is a book.”
Bài đọc theo nhịp này luyện mẫu câu
mới bằng cách tiến từ chỗ nhận diện
màu sắc đến nhận diện đồ vật, và cuối
cùng là phối hợp cả màu lẫn đồ vật.


<i><b>Let’s Go Picture Dictionary</b></i>


Dùng những trang sau đây trong từ điển
để hỗ trợ bài học.


Trang 50-51: School Supplies


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

2. Làm mẫu đoạn hội thoại với một học
sinh.


T: What's this?
S1: It’s a paintbrush.
T: What color is it?
S1: It’s red and yellow.


3. Luyện lại đoạn hội thoại. Giáo viên
đọc từng câu, học sinh nhắc lại.


4. Học sinh tiếp tục luyện theo đôi, dùng


tranh trang 50.


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Dùng ngữ liệu trong trang 20-21 để hỗ
trợ bài học.


Xem Hướng dẫn Giáo viên của


Grammar and Listening Activity Book 1


<b>LET’S MOVE</b>



<b>WARM UP & REVIEW (Khởi </b>


<b>động và ôn tập)</b>



1. <b>Repetition Drill (Luyện nhắc lại) </b>
(xem trang 13).


Ôn tập từ chỉ màu sắc bằng cách giơ
những ơ vng giấy màu cho học sinh
nhìn và nói từ chỉ màu tương ứng.
2. Hát theo băng bài “The Black Cat
Song” (sách học sinh trang 13)
<b>Tip: </b>


Đối với trẻ nhỏ, giáo viên chỉ vào màu
và hát lời dẫn, học sinh hát lời vọng lại
và điệp khúc. Đối với học sinh lớn hơn,
học hát dễ hơn thì chia lớp thành hai


nhóm, một nhóm hát lời dẫn, nhóm kia
hát lời vọng và hai nhóm cùng hát điệp
khúc. Đổi vai.


3. Gọi học sinh xung phong ra những
lệnh đã học trong Unit 1. Dùng Phiếu
Giáo viên 17-24 (mệnh lệnh trong lớp).
Nếu học sinh ra mệnh lệnh mới, ngoài


<b>Mẫu câu:</b><i>Raise your hand. Put your hand down. Take out your book. Put your book</i>
<i>away. Pick up your pencil. Put your pencil down. Write your name. Look at the </i>
<i>board.</i>


<b>Từ vựng:</b><i>hand, board</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

những lệnh có trong phiếu giáo viên
17-24 thì phải hướng dẫn để học sinh ghi
nhớ (xem Extension 2-3 dưới đây).


<b>PRESENTATION (Giới thiệu)</b>



<b>1. Present the commands (Giới thiệu </b>
<b>mệnh lệnh)</b>


a. Dùng kỹ thuật TPR (Total Physical
Response) (xem trang 10) để làm mẫu
mệnh lệnh. Vừa ra lệnh bằng lời vừa làm
theo lệnh. Làm mẫu cách dùng động từ,
như hướng dẫn trong sách.



T: <i>Raise your hand. Put your hand </i>
<i>down. </i>(Nói và làm mẫu vài lần)


b. Ra lệnh và cả lớp làm theo lệnh. Làm
đi làm lại vài lần. Học sinh làm theo lệnh
và đồng thanh nhắc lại mệnh lệnh đó.
(Học sinh thực hiện mệnh lệnh: <i>Write </i>
<i>your name.</i>) Nếu có thể, hạn chế thời
gian và hướng dẫn cách viết.


<b>2. Practice (Luyện tập)</b>


a. Chia lớp thành hai nhóm. Mỗi lần giáo
viên ra hai lệnh cho từng nhóm. Ra lệnh
khác nhau cho các nhóm khác nhau. Các
nhóm vừa thực hiện mệnh lệnh vừa nhắc
lại mệnh lệnh.


T (ra lệnh cho nhóm A) <i>Raise your </i>
<i>hand. Put your hand down.</i>


(ra lệnh cho nhóm B) <i>Take out your </i>
<i>book. Put your book away.</i>


b. Vẫn chia lớp thành hai nhóm. Luyện
tất cả các mệnh lệnh, thay đổi tốc độ,
thay đổi giọng ra lệnh. Học sinh bắt


chước giọng của giáo viên khi nhắc lại
mệnh lệnh. Một nhóm ra lệnh, nhóm kia


thực hiện mệnh lệnh.


<b>3. Team Game </b>(xem trang 16). Chia lớp
thành từng đội. Ra hai lệnh cho một học
sinh trong mỗi đội. Nếu học sinh làm
đúng lệnh được một điểm.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 16 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 16)</b>


Giơ trang sách này cho học sinh xem.
Học sinh nhìn tranh ra lệnh và làm theo
lệnh.


<b>2. Students open their books to page </b>
<b>16 (Học sinh mở sách trang 16)</b>
a. Mở băng. Học sinh nghe và chỉ vào
hành động tương ứng trong tranh.


b. Mở lại băng. Học sinh nghe, vừa làm
theo lệnh vừa nhắc lại lệnh đó.


c. Gọi học sinh xung phong chỉ vào
tranh trong sách. Cả lớp ra lệnh theo
tranh và thực hiện lệnh. Tiếp tục gọi học
sinh khác để luyện.



<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>1. Please. </b>(xem trang 17). Làm theo
hướng dẫn trong Unit 1, Let’s Move,
Extension 1, nhưng dùng lệnh mới.
<b>2. </b>Chia lớp thành từng đôi. Cho mỗi đôi
một bộ phiếu học sinh 25-32, đặt úp
xuống bàn. Các đôi luyện ra lệnh cho
nhau. S1 rút một phiếu, nhìn để biết nội
dung rồi ra lệnh cho S2. S2 thực hiện
lệnh. S2 rút một phiếu và ra lệnh cho S1.
<b>3. </b>Luyện một số lệnh khác


a. Học sinh đặt một số đồ vật nhỏ lên
bàn. Ra lệnh theo hướng dẫn của Unit 1:
Point to your ruler/eraser/pencil. Open
your bag. Close your bag. … Học sinh
luyện ra lệnh và nhắc lại lệnh mới.
b. Gọi học sinh xung phong ra lệnh cho
lớp. (Khuyến khích học sinh ra lệnh và
thực hiện lệnh khác nhau). Cả lớp vừa
thực hiện lệnh vừa nhắc lại. Tiếp tục gọi
học sinh xung phong luyện tiếp.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở lớp
hoặc ở nhà theo Workbook (Sách bài
tập) Trang 16



<b>Kiểm tra</b>


Học sinh xem tranh và kiểm tra xem
lệnh đã đúng chưa.


Đáp án:


<i>1. Put your book away.</i>
<i>2. Put your hand down.</i>
<i>3. Pick up your pencil.</i>
<i>4. Look at the board.</i>


<i><b>Let’s Chant, Let’s Sing</b></i>


Sử dụng bài luyện đọc theo nhịp để bổ
sung bài học.


Trang 13: “Pick up your pencil.” Bài này
luyện phối hợp các câu mệnh lệnh khác
nhau.


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Sử dụng ngữ liệu ở trang 22 để hỗ trợ
bài học


Xem Hướng dẫn giáo viên trong


Grammar and Listening Activity Book 1



<b>LET’S LISTEN </b>



<b>WARM UP & REVIEW (Khởi </b>


<b>động và ôn tập)</b>



<b>1. Let’s Talk</b>


<i><b>Step Away Lines </b></i>(xem trang 17). Học
sinh đeo phiếu tên. Học sinh luyện hội
<b>Mẫu câu:</b> Ơn tập tồn bài


<b>Từ vựng:</b> Ơn tập tồn bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

thoại trong phần Let’s Talk. Sau mỗi lần
luyện, bước lùi lại một bước.


S1: Hi, (Ken). <i>How are you?</i>
S2: <i>I’m fine, (Mari). How are you?</i>
S1: <i>I’m fine. Thank you.</i>


<b>2. Let’s Learn</b>


a. <i><b>Color Interview</b></i>. Học sinh hỏi nhau về
màu của đồ dùng và quần áo. Giáo viên
làm mẫu với một học sinh. T (sờ vào
váy) What color is this? S1: It’s (blue).
Học sinh đi quanh lớp và đặt càng nhiều
câu hỏi cho càng nhiều bạn càng tốt
trong 2-3 phút.



b. <i><b>Color Race</b></i>. Thực hiện trò chơi này
theo như miêu tả trong Unit 2, Let’s
Learn, Extension 1.


3. <b>Let’s Learn Some More</b>


<i><b>Walk and Talk </b></i>(xem trang 17) Đặt một
số đồ vật có màu khác nhau xung quanh
phịng. Học sinh từng đơi đi quanh
phịng. Khi nghe lệnh Stop! thì dừng lại,
chọn một đồ vật và đóng vai giao tiếp
theo đoạn hội thoại dưới đây. Giáo viên
làm mẫu đoạn hội thoại với hai con rối.
Rối A: What's this?


Rối B: It’s (an eraser).
Rối A: What color is it?
Rối B: It’s (blue) and (white).
Rối A: Yes. It’s a (blue) and (white)
(eraser).


<b>Tip: </b>Đây là cơ hội để dạy thêm một số
từ chỉ đồ dùng trong lớp học cho học


sinh, nếu những thứ đó có sẵn trong lớp.
Để học sinh tự chọn những từ mới này.
Học sinh nhắc lại vài lần tên của đồ vật
mới.


4. Let’s Move.



a. <b>Quick Drill. </b>Giáo viên ra một số
mệnh lệnh có trong Unit 2, không theo
trật tự nào. Gọi học sinh đứng dậy thực
hiện. Sẵn sàng thực hiện những lệnh
như: <i>Pick up your (pen) và Put your </i>
<i>(pencil) down, </i>học sinh đặt những đồ vật
nhỏ lên bàn. Dạy cả những lệnh khác
phát sinh trong khi học bài Let’s Move.
b. <b>Command Chain </b>(xem trang 17). Cả
lớp nghe giáo viên ra một số lệnh. Thực
hiện các lệnh đó.


c. Gọi học sinh xung phong đứng lên ra
lệnh cho toàn lớp.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu)</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

cho đến khi học sinh hiểu cách chơi. Nếu
giáo viên muốn sử dụng hình thức này
như một bài kiểm tra chính thức, dùng
những câu hỏi tương tự, sau đó đi thẳng
vào bài tập trong phần Open your books
(Mở sách), bước 2b.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 17 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 17)</b>



Giơ trang sách này cho học sinh xem.
Học sinh nhận diện đồ vật từ 1-6. Giáo
viên hỏi: What's this? Is this (a bag)?
What color is it? Is this a red pencil? …
Học sinh nhận diện những hành động số
7-8.


<b>2. Students open their books to page </b>
<b>17 (Học sinh mở sách trang 17)</b>
a. Mở băng. Học sinh nghe và chỉ vào
tranh tương ứng.


b. Mở lại băng. Cho học sinh làm bài tập
này dưới dạng bài tập viết.


c. Sửa bài kiểm tra cho học sinh.
Đáp án:


1.b; 2.a; 3.a; 4.a; 5.b; 6.a; 7.a; 8.b
3. <b>Use the page for further review </b>
<b>(Dùng trang này để ôn tập thêm)</b>
Luyện đôi: các đôi đặt câu hỏi – trả lời
theo số 1-6, tập ra mệnh lệnh theo số
7-8.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



1. <b>Color of the Rainbow</b> (xem Living
Dialogue, trang 16). Bài tập này tốt nhất


là làm theo nhóm tối đa bảy học sinh,
mỗi học sinh là một màu của cầu vồng.
Mỗi học sinh trong nhóm nhận một hình
vng bằng giấy màu theo màu cầu vồng
(đỏ, cam, vàng, trắng, xanh lá cây, xanh
dương, tím). Học sinh tự sắp xếp theo
trật tự màu của cầu vồng. Treo bức tranh
cầu vồng lên bảng. Bắt đầu bài tập bằng
ví dụ Start with red, and end with purple.
Đội nào sắp xếp theo đúng trật tự màu,
và nói đúng màu của cầu vồng là đội
thắng cuộc.


2. <i><b>Charades </b></i>(xem trang 14). Học sinh
thực hiện một mệnh lệnh. Cả lớp đoán
xem đó là lệnh gì. Đặt phiếu giáo viên
25-32 (mệnh lệnh trong lớp học) úp mặt
xuống bàn. Một học sinh cầm lấy một
phiếu, không cho các bạn xem, rồi lặng
lẽ thực hiện mệnh lệnh ghi trong phiếu.
Cả lớp đốn xem đó là lệnh gì. Khuyến
khích học sinh lớn hơn trong lớp thực


<i>1. It’s purple.</i>
<i>2. It’s pink.</i>


<i>3. What color is this? It’s green.</i>
<i>4. What color is this? It’s orange.</i>
<i>5. This is a yellow ruler.</i>



<i>6. This is a blue and white desk.</i>
<i>7. Raise your hand.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

hiện hai lệnh cùng một lúc, hoặc biến
đổi lệnh ghi trong phiếu. Giáo viên có
thể nói thầm vào tai học sinh đang thực
hiện lệnh để gợi ý cách biến đổi lệnh,
nếu cần.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở nhà
hoặc ở lớp theo Workbook (Sách bài
tập) Trang 17


<b>A. Tô màu và tô chữ</b>


Học sinh tô từ rồi tô các bức tranh. Dùng
màu thích hợp.


<b>B. Tơ màu và viết</b>


Học sinh tô màu các đồ vật bằng những
màu thích hợp, rồi viết từ có màu vào
chỗ trống.


Đáp án:


<i>1. This is a gray book.</i>
<i>2. This is a pink and purple </i>



<i>ruler. </i>


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Dùng ngữ liệu ở trang 23 làm tài liệu hỗ
trợ cho bài học


Xem Hướng dẫn giáo viên trong


Grammar and Listening Activity Book 1


<b>LET’S REVIEW</b>


<b>(UNIT 1-2)</b>



<b>REVIEW (Ôn tập)</b>



<b>1. Songs (Bài hát)</b>


a. Hát bài “The Hello Song” (sách học
sinh, trang 3) và “Hi, how are you?”
(sách học sinh, trang 11). Hát đồng ca.
b. Chia lớp thành những nhóm 3-4 học
sinh. Đóng vai giao tiếp: chào hỏi (theo
bài hát) vẫy tay và bắt tay. Dùng bục
trên lớp làm sân khấu để các nhóm đóng
<b>Mẫu câu:</b> Ôn tập


<b>Từ vựng:</b> Ôn tập



</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

vai chào hỏi lẫn nhau khi gặp nhau lần
đầu.


<b>2. Vocabulary (Từ vựng)</b>


Đặt một số đồ dùng học tập trên bàn
trước mặt học sinh. Mỗi thứ phải có từ
hai trở lên và tổng số đồ vật phải bằng sĩ
số học sinh.


a. Gọi học sinh theo nhóm 2 hoặc 3 lên
bảng. Mỗi học sinh nhanh chóng lấy một
đồ vật mang về chỗ ngồi. Cứ tiếp tục
như vậy cho đến khi mỗi học sinh có
một đồ vật trong tay. Từng học sinh giơ
đồ vật của mình cho giáo viên xem và
gọi tên đồ vật đó. Ví dụ: S1: (Ruler).
b.Giáo viên gọi tên một trong những đồ
vật đó. T: (Pen). Những học sinh nào có
trong tay đồ vật đó phải đứng dậy, nói
tên đồ vật ấy và trả lại đồ vật ấy trên
bàn, trước khi ngồi xuống.


<b>3. Structures (Cấu trúc câu)</b>


Giáo viên mang đến lớp một số đồ dùng
học tập nhiều màu sắc. Yêu cầu học sinh
đóng góp thêm. Cho những đồ vật đó
vào một số túi. Mỗi túi đựng một số đồ
khác nhau. Chia lớp thành những nhóm


nhỏ và phát cho mỗi nhóm một túi. Từng
học sinh lơi từ trong túi ra một đồ vật và
nhận diện đồ vật cũng như màu của nó.
S1: This is a (blue) and (purple) (ruler).
Khi đã nhận diện tất cả các đồ vật thì các
nhóm đổi túi cho nhau và luyện từ đầu


với túi mới. Giáo viên đi quanh lớp hỗ
trợ nếu cần.


4. <b>Commands</b>


Sử dụng đồ dùng học tập nhiều màu, và
đồ dùng của học sinh để luyện ra mệnh
lệnh đã học trong Unit 1, 2.


a. <b>Robot. </b>Gọi từng học sinh lên bảng,
làm theo lệnh của giáo viên. Hướng dẫn
học sinh làm theo lệnh như kiểu robot.
Phối hợp động từ với danh từ và từ chỉ
màu sắc đã học trong Unit 1, 2. Ví dụ:
<i>Open your bag. Take out your pink </i>
<i>eraser. Put your eraser away. Raise </i>
<i>your hand. Stand up. Touch the orange </i>
<i>chair. Look at the brown ruler. Point to </i>
<i>the purple pen. Sit down.</i>


b.Chia học sinh thành từng nhóm nhỏ
hoặc từng đơi. Lần lượt mỗi học sinh ra
một loạt lệnh cho nhóm của mình thực


hiện. Giáo viên đi quanh lớp hỗ trợ, nếu
cần.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>A. Trò chơi</b>


<b>1. </b>Học sinh mở sách trang 18. Giáo viên
đặt câu hỏi về tất cả những bức tranh có
trên bảng trị chơi (game board) và yêu
cầu học sinh trả lời.


T: <i>What's this?</i>
S1: <i>It’s a (book).</i>


T: <i>Is this a (blue) (pencil)? </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

T: <i>Is this a (red) (cat)?</i>
v.v…


Sau đó cho học sinh ôn tập từ vựng bằng
cách chỉ vào tranh và
nhận diện đồ vật.
Đáp án: <i>a pink pencil, a red and blue </i>
<i>bag, a blue book, a brown desk, a brown</i>
<i>chair, a pink ruler, a blue pen, a pink </i>
<i>and gray eraser, a red apple, a brown </i>
<i>cat</i>



<b>2. </b>Chia học sinh thành từng đôi. Mỗi học
sinh đều phải dùng những vật đánh dấu
riêng của mình (tiền xu, vịng, v.v…) để
di chuyển trên bảng trò chơi (game
board). Cho mỗi đơi một con xúc xắc.
<b>3. </b><i><b>Play the Game</b></i> (Chơi trị chơi). Tung
xúc xắc và đi một số bước theo số xúc
xắc tung được (giống như trò chơi cá
ngựa: tung xúc xắc, đi ngựa). Học sinh
phải nhận diện được bức tranh ở ô vuông
(spaces) dừng ngựa. Mức độ khó của trị
chơi có thể khác nhau tùy theo ý đồ của
giáo viên. Một là, ở mức độ dễ, yêu cầu
học sinh nhận diện đồ vật (ví dụ: a
book), hai là, ở mức độ khó hơn, vừa
nhận diện màu vừa nhận diện đồ vật (ví
dụ: a green book), ba là, ở mức độ khó
nhất, đặt một câu hồn chỉnh trong đó có
dùng từ chỉ đồ vật (ví dụ: This is a green
book.) Tiếp tục chơi cho đến khi có
người về đích, người thắng cuộc. (Nếu
người chơi tung xúc xắc được số bước


cao hơn số bước đi cịn lại thì người đó
coi như mất lượt).


Khi chơi xong người thắng cuộc sẽ nhận
diện tất cả những bức tranh, nhóm của
người đó ngồi lắng nghe và hỗ trợ nếu
cần. Sau đó từng người trong nhóm nhận


diện tranh. Mỗi bức tranh nhận diện
đúng được một điểm.


<b>B. Say and Act (Nói và Hành động)</b>
1. Nhìn tranh ở đầu trang 19, chỉ vào
bong bóng có lời đầu tiên và nói <i>My </i>
<i>name is John.</i> Chỉ vào bong bóng khơng
lời, gọi học sinh trả lời. (<i>What's your </i>
<i>name?</i>). Tiếp tục làm như vậy để dạy
bức tranh thứ hai (trả lời: <i>I’m fine. </i>
<i>Thank you.</i>)


2. Chia học sinh thành từng đôi, luyện cả
hai đoạn hội thoại. Cho phép học sinh
dùng cả hai dạng trả lời ngắn lẫn đầy đủ.
Khuyến khích học sinh gom một số câu
lại với nhau. Giáo viên đi quanh lớp hỗ
trợ nếu cần.


<b>C. Ask your Partner.</b>


Ôn lại: Is this a (blue) (desk)? No, it
isn't. It’s a (brown) (desk). Chia học sinh
thành từng đôi luyện mẫu câu hỏi – trả
lời ở giữa trang 19. Chỉ vào đồ vật thứ
nhất, làm mẫu cho cả lớp xem.


T: Is this a blue desk?


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>D. Listen carefully (Nghe kỹ)</b>



<b>1. </b>Nhìn tranh ở giữa cuối 19. Mở băng.
Học sinh vừa nghe vừa chỉ vào tranh.


<b>2. </b>Mở lại băng. Học sinh vừa nghe vừa
khoanh tròn câu trả lời đúng.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



1. <i><b>Command Chain</b></i> (xem trang 17). Học
sinh đứng thành vòng tròn (hoặc vài
vịng trịn, nếu lớp đơng). Ra lệnh và làm
theo lệnh. T: Point to the desk. S nhắc lại
lệnh và ra thêm một lệnh nữa. S2 nhắc
lại, làm theo cả hai lệnh của S1 rồi ra
thêm một lệnh nữa. Tiếp tục luyện với
từng học sinh. Nếu học sinh nào quên
hoặc nhớ sai lệnh thì bị loại ra khỏi trị
chơi. Khi có từ hai học sinh trở lên bị
loại thì lập một vịng trịn mới và tiếp tục
chơi. Từ đó học sinh nào bị loại vịng
chơi chính thì nhập vào vịng phụ này.
Những học sinh chơi ở vịng phụ có thể
tiếp tục chơi, mặc dù bị lỗi cũng không
bị loại. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi
còn lại một học sinh ở vịng chính. Đó là
người thắng cuộc.


2. <i><b>Baseball </b></i>(xem trang 16). Chia lớp
thành hai đội. Thiết kế một sân bóng


chày ngay trong phịng học: ba bases và


home plate. Đặt câu hỏi, dùng từ vựng
đã học trong Unit 1 và 2. T: How are
you? What's your name? (Giơ một trong
phiếu giáo viên 1-16 lên cao) Are these
(crayons)? What color (are these)? Học
sinh của một đội trả lời câu hỏi của giáo
viên. Câu trả lời đúng của một học sinh
sẽ đưa bạn đó đến một base. Câu trả lời
sai có nghĩa là bị loại. Đội nào có ba học
sinh bị lỗi thì coi như đội đó bị loại. Các
đội khác lại chơi tiếp.


<b>Workbook </b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở lớp
hoặc ở nhà theo Workbook (Sách bài
tập) trang 18


<b>A. Trace (Tô chữ)</b>


Học sinh tô chữ hoa và chữ thường trong
bảng.


<b>B. Connect and write (Nối và viết)</b>
Học sinh nối từng bức tranh vào chữ đầu
tiên của tên đồ vật, và vào câu tương
ứng.



Đáp án


<i>1. This is a red apple.</i>
<i>2. This is an orange cat.</i>
<i>3. This is a green book.</i>


<b>C. Circle and write (Khoanh tròn và </b>
<b>viết)</b>


Học sinh nhận diện từng đồ dùng và
khoanh trịn từ tương ứng. Sau đó viết từ
đó vào câu để hồn thành câu.


Đáp án


<i>1. This is a red and blue bag.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<i>1. a bag. It is a bag.</i>
<i>2. a ruler. It is a ruler.</i>
<i>3. a desk. It is a desk.</i>
<i>4. a pen. It is a pen.</i>


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Dùng ngữ liệu ở trang 24-25 để hỗ trợ
bài học


Xem hướng dẫn Giáo viên trong


Grammar and Listening Activity Book 1



<b>UNIT 3</b>


<b>LET’S TALK</b>



<b>WARM UP & REVIEW (Khởi </b>


<b>động và ôn tập)</b>



1. <b>Find your partner </b>(xem trang 15).
Cho mỗi học sinh một ô vuông bằng
giấy màu (mỗi màu phải có vài ơ
vng). Học sinh phải tìn ra những bạn
luyện có cùng ô vuông màu như mình.
Khi tìm ra, chào hỏi. Giáo viên đi quanh
lớp hỗ trợ nếu cần.


S1: Hi (Mari). How are you?
S2: I’m fine. How are you?
S1: I’m fine. Thank you.


2. Chọn một số phiếu giáo viên trong số
17-32 (mệnh lệnh). Đặt những phiếu này
vào rãnh phấn trên bảng. Chia lớp thành
hai nhóm. Gọi học sinh xung phong chỉ
vào một số phiếu một cách ngẫu nhiên.
Chỉ từng chiếc một. Nhóm A ra lệnh.
Nhóm B làm theo lệnh hoặc nhắc lại
lệnh đó. Đổi vai, luyện tiếp cho đến khi
thực hiện xong tất cả những lệnh đã học.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu)</b>




<b>1. Present the first part of the dialogue</b>
<b>(Giới thiệu phần đầu của đoạn hội </b>
<b>thoại) </b>


<b>Mẫu câu:</b><i>Hi, (John). This is my friend, (Sarah). Hello, (Sarah). Let’s play!</i>


<b>Từ vựng:</b><i>friend, let’s, play</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

a. Làm mẫu đoạn hội thoại với hai học
sinh xung phong. T (gật đầu với S1) Hi
(Ken). (ra hiệu cho S2) This is my
friend, (Mari).


b. Nhắc lại lời giới thiệu vài lần. Học
sinh gật đầu hoặc vẫy tay S1 và ra hiệu
cho S2 trong khi nhắc lại những câu nói
trên.


<b>Cultural Tip:</b>


Khi giới thiệu một người, ngửa bàn tay
chỉ về phía người đó. Khi hai trẻ em
người Anh gặp nhau lần đầu, chúng chỉ
gật đầu và nói Hello hoặc Hi. Khi đứng
xa nhau người ta thường vẫy tay. Khi
tạm biệt họ cũng vẫy tay.


<b>2. Practice</b>



Gọi học sinh xung phong lên bảng, từng
em một. Cả lớp đồng thanh chào thầy/cơ
và giới thiệu bạn xung phong, dùng động
tác thích hợp. Ss: Hi (Ms Lee). This is
my friend (Scott).


<b>3. Present the complete dialogue (Giới </b>
<b>thiệu toàn bộ đoạn hội thoại) </b>


a. Dùng hai con rối để làm mẫu. Cho học
sinh xung phong
đóng vai Sarah.
Rối A (nói với rối B) Hi John. This is


my friend, Sarah.
Rối B (nói với Sarah) Hello, Sarah.
Sarah (nói với rối B) Hi John.
Tất cả: Let’s play!


b. Nhắc lại vai rối A. Chia lớp thành hai
nhóm để đóng vai Sarah và rối B. Cả lớp
nhắc lại đồng thanh: Let’s play!


<b>4. Practice</b>


<b>a. </b>Chia lớp thành những nhóm ba học
sinh. Mỗi học sinh đóng một trong ba
vai. Luyện tồn bộ đoạn hội thoại, dùng
tên thật của mình. Sau đó đổi vai.



S1: Hi (Mari). This is my friend (Ken).
S2: Hello (Ken).


S3: Hi (Mari).


b. Gọi học sinh xung phong lên bảng. Cả
lớp chào giáo viên và chào học sinh
xung phong, sau đó đề nghị cùng chơi.
Ss: Hi (Ms Lee). Hello (Mari). Let’s
play!


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Giáo viên mở sách trang 20</b>


Giơ trang sách này hoặc treo tranh tường
cho học sinh xem. Chỉ vào các nhân vật
trong tranh, miêu tả các nhân vật đó.
<b>Tip: </b>


Nếu trình độ của lớp cho phép, khuyến
khích học sinh miêu tả tranh một cách
chi tiết hơn. S1: This is a tree. It’s green.
Đồng thời có thể trả lời thêm một số câu
hỏi What's this? T: It’s a ball/It’s a
house.


<b>2. Học sinh mở sách trang 20</b>



a. Mở băng. Học sinh vừa nghe vừa chỉ
vào các nhân vật.<i><sub>Kate: Hi, John. This is my friend, Sarah.</sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

b. Mở lại băng. Dừng lại từng câu cho
học sinh nhắc lại.


<b>Chú ý: </b>Let’s luôn luôn dùng ở dạng rút
gọn.


<b>3. Present the paradigm and </b>


<b>contractions on page 20 (Giới thiệu </b>
<b>cấu trúc và từ rút gọn trang 20)</b>
a. Viết mẫu câu lên bảng và chỉ vào
những từ trên bảng trong khi mở băng.


Cả lớp nhắc lại.


b. Viết dạng rút gọn lên bảng:
I am = I’m


Học sinh luyện nói cả hai dạng đầy đủ
và rút gọn: I am fine và I’m fine. Khi
học sinh nói, giáo viên chỉ vào bảng.
<b>4. Practice (Luyện tập)</b>


Gọi học sinh lên bảng, xếp thành ba
hàng, quay mặt vào bảng. Học sinh đứng
đầu hàng luyện đoạn hội thoại, dùng tên
riêng. Sau đó đi về cuối hàng. Giáo viên


đi quanh lớp hỗ trợ nếu cần. S1 nói với
S2: This is my friend, (Mari). S2: Hello,
(Mari). S3: Hi, (Ken). All: Let’s play!


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



1. <b>Pick and Speak (Nhặt phiếu và </b>
<b>Nói). </b>Gọi học sinh ngẫu nhiên. Học sinh
đó đứng dậy, chỉ vào một bạn khác và


nói, This is my friend, (Scott). Cả lớp
đồng thanh: Hello (Scott). Học sinh thứ
hai đứng dậy và chọn một học sinh thứ
ba giới thiệu một người bạn.


<b>2. Walk and Talk </b>(xem trang 17). Học
sinh đi thành từng đôi quanh lớp khoảng
1-2 phút. Đơi này tự giới thiệu mình với
các đôi khác, dùng đoạn hội thoại cho
sẵn. Đối với lớp đơng, chia lớp thành
từng nhóm bốn học sinh, luyện đoạn hội
thoại tại chỗ ngồi của mình.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở lớp
hoặc ở nhà theo Workbook (Sách bài
tập) Trang 20.


<b>A. Connect and Trace (Nối và Tô chữ)</b>


Học sinh tơ chữ và nối dịng kẻ chấm
chấm từ những quả bóng đến bọn trẻ.
<b>B. Draw, trace and write</b>


Học sinh vẽ bạn mình, tơ chữ và viết tên
bạn mình.


Đáp án có thể khác nhau, ví dụ: This is
my friend, Julie. (nếu bạn đó là bạn gái)


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Dùng ngữ liệu ở trang 26 để hỗ trợ bài
học


Xem Hướng dẫn Giáo viên trong
Grammar and Listening Activity Book 1


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>LET’S SING</b>



<b>WARM UP AND REVIEW </b>


<b>(Khởi động và ôn tập)</b>



1. Chia lớp thành ba nhóm và luyện chào
hỏi (xem Let’s Talk). Dùng tên thật của
học sinh.


Nhóm A: <i>This is my friend, (Mari).</i>
Nhóm B: <i>Hello, (Mari)</i>



Nhóm C: <i>Hi, (Ken).</i>


2. <b>Please. </b>(xem trang 17). Chơi trò chơi
này theo hướng dẫn trong Unit 1, Let’s
Move, Extension 1. Thỉnh thoảng ra
những lệnh đã học trong Unit 1, 2.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu </b>


<b>ngữ liệu)</b>



<b>1. Ôn lại bài hội thoại. </b>Dùng rối để làm
mẫu cách giới thiệu bạn. Các con rối chỉ
vào nhau khi giới thiệu.


Rối A: <i>This is my friend, (Sarah).</i>
<i>Ss: Hello, (Sarah).</i>


<i>Rối B: This is my friend, (John).</i>
<i>Ss: Hi (John).</i>


<i>All: Let’s play!</i>


<b>2. Introduce the characters (Giới thiệu</b>
<b>nhân vật)</b>


Giáo viên mở sách trang 21, giơ cho học
sinh xem. Chỉ vào Sarah trong tranh. T:
Sarah. This is my friend, Sarah. Học sinh
đồng thanh nhắc lại.



c. <b>Practice </b>


Gọi hai học sinh lên trước lớp và giới
thiệu nhau với toàn lớp, dùng cách giới
thiệu với rối đã làm ở trên. Cả lớp chào
hai học sinh đó, từng người một: Hello
(Mari) hoặc Hi (Ken).


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>Mẫu câu:</b><i>Hi, (John). This is my friend, (Sarah). Hello, (Sarah). Let’s play!</i>


<b>Từ vựng:</b> ôn tập


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>1. Open your book to page 21 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 21)</b>


Giơ trang sách này hoặc treo tranh tường
cho học sinh xem. Học sinh nhận diện
từng nhân vật và màu sách trong tranh.
Hỏi nhau về bài hát.


<b>Tip: </b>Giáo viên cũng có thể dùng những
cấu trúc quen thuộc như What color is
it? Và chỉ vào hình cây cỏ, bầu trời, quả
bóng… để học sinh trả lời. Hoặc giáo
viên cũng có thể hỏi What color is the
grass? What color is the sky? …Học
sinh sẽ hiểu câu hỏi khi giáo viên chỉ


vào hình. Làm như vậy, giáo viên có thể
tăng thêm vốn tiếng Anh cho học sinh
khi các em nghe thay vì thúc các em
phải đặt câu lấy.


<b>2. Students open their book to page 21</b>
<b>(Học sinh mở sách trang 21)</b>


a. Mở băng bài hát. Học sinh vừa nghe
vừa chỉ vào nhân vật trong sách.


b. Giáo viên đọc lời của các bài hát từng
dịng (khơng có nhạc). Học sinh nhắc lại
từng câu.


T: This is my friend, Sarah.
Ss: This is my friend, Sarah.
T: Hello, Sarah.


Ss: Hello, Sarah. Etc.


c. Hát lời của bài hát, không mở băng.
Học sinh nhắc lại. Giáo viên dùng điệu
bộ để nhấn mạnh nghĩa của từng câu.
Giơ tay về phía John và Sarah để giới
thiệu hai bạn ấy, gật đầu để cảm ơn lời
giới thiệu.


d. Mở băng cả bài. Học sinh hát theo
băng.



<b>3. Practice (Luyện tập)</b>


a. Giáo viên hát phần đầu của bài hát.
Học sinh hát đồng ca phần hai.


T: This is my friend, Sarah.
Ss: Hello, Sarah.


Tiếp tục như vậy cho đến khi hết bài hát.
Sau đó quay lại từng đoạn và hát lại.
b. Chia lớp thành hai nửa, mỗi nửa hát
một phần. Đổi vai, luyện tiếp.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



1. Chia học sinh thành từng nhóm bốn
em. Một học sinh giới thiệu một bạn với
cả nhóm. Hai người trong nhóm chào
bạn mới. Sau đó cả nhóm nói: Let’s
play! Đổi vai luyện tiếp sao cho mọi
người trong nhóm đều được đóng cả hai
vai.


<i>This is my friend, Sarah.</i>
<i>Hello, Sarah.</i>


<i>This is my friend, Sarah.</i>
<i>Hello, Sarah.</i>



<i>This is my friend, John.</i>
<i>Hi, John.</i>


<i>This is my friend, John.</i>
<i>Hi, John.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

2. <i><b>Command Chain</b></i>. (xem trang 17).
Học sinh đứng thành từng nhóm. Giơ
phiếu giáo viên 17-32 (mệnh lệnh) để
gợi ý cho học sinh ra lệnh. Sau đó xếp
phiếu vào rãnh phấn trên bảng để gợi
nhớ cho học sinh. Một học sinh trong
từng nhóm ra một lệnh và thực hiện lệnh
đó. Học sinh thứ hai nhắc lại lệnh của
học sinh thứ nhất và thực hiện lệnh đó,
rồi cộng thêm một lệnh mới. Tiếp tục
luyện cho đến khi mọi học sinh trong
nhóm đều đã tham gia. Học sinh nên
giúp nhau nối lệnh càng dài càng tốt, và
cố gắng không quên lệnh nào.


3. <b>Tic-Tac-Toe </b>(xem trang 16)
Chia lớp thành hai đội. Vẽ một bảng
chin ô vuông lên bảng. Giơ những đồ
dùng học tập (đã học trong Unit 1-2) lên
trước lớp và hỏi What's this? Hoặc
What color is this? Học sinh nào trả lời
đúng thì nhóm đó gạch dấu X hoặc O
vào một ô vuông trong bảng. Đội nào
gạch được ba X hoặc ba O trên một hàng


là đội thắng.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở nhà
hoặc ở lớp theo Workbook Trang 21
<b>Draw and write</b>


Học sinh vẽ ảnh của bạn mình trong
khung, sau đó viết tên bạn mình vào chỗ
trống.


Đáp án (sẽ khác nhau). Ví dụ:


<i>This is my friend, Sarah. Hello, Sarah.</i>
<i>This is my friend, Greg. Hi, Greg.</i>
(Mỗi học sinh vẽ hai bạn)


<i><b>Let’s Chant, Let’s Sing</b></i>


Trang 14: “This is my friend.” Nhạc và
lời.


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Dùng ngữ liệu trong trang 27 để hỗ trợ
bài học


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>LET’S LEARN</b>




<b>WARM UP & REVIEW (Khởi </b>


<b>động và ôn tập)</b>



1. Giơ cao phiếu giáo viên 1-8 (đồ dùng
trong lớp) để ôn lại những từ và mẫu câu
hỏi – trả lời đã học trong Unit 1.


T: What's this?
Ss: It’s (a pencil).


2. Luyện đôi: ôn lại màu sắc, sử dụng
phiếu học sinh 1-8. S1 nhận diện đồ
dùng, rồi hỏi về màu. S1: This is a
(chair). What color is it? S2: It’s


(brown). Giáo viên đi quanh lớp hỗ trợ,
nếu cần.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu </b>


<b>ngữ liệu)</b>



<b>1. Introduce the singular forms of the </b>
<b>words (Giới thiệu hình thức số ít của </b>
<b>từ).</b>


a. Dùng Phiếu Giáo viên 33-38 (đồ dùng
trong lớp) hoặc những đồ dùng thật để
giới thiệu từ mới. Giới thiệu từng thứ
một. T: crayon. Giơ một ngón tay để ra
hiệu số ít: a = một.



b. Học sinh giơ một phiếu học sinh
tương ứng và nói vài lần với tốc độ tự
nhiên. Ss: Crayon. A crayon. Crayon. A
crayon.


c. <b>Practice. </b>Sau khi đã giới thiệu từng từ
mới thì chỉ vào phiếu giáo viên gài trên
rãnh phấn, học sinh đồng thanh đọc từ
đó. Thay đổi lần lượt các phiếu từ.
<b>2. Introduce the plural forms of the </b>
<b>words (Giới thiệu hình thức số nhiều </b>
<b>của từ).</b>


a. Dùng từng cặp đồ dùng nhỏ (băng ghi
âm, bút chì, bút viết bảng, vở nhỏ, hộp
bút chì) hoặc phiếu giáo viên 39-44 (đồ
dùng học tập, số nhiều) để giới thiệu
dạng số nhiều của từ mới. Giơ cao một
quyển vở, nói A notebook. Sau đó giơ
cao hai quyển vở, nói Notebooks.
<b>Mẫu câu:</b><i>What's this? It’s a (pencil case). What are these? They’re (cassettes)</i>


<b>Từ vựng: </b><i>cassette(s), crayon(s), marker(s), notebook(s), pencil case(s), table(s)</i>


<b>Vật liệu:</b> Phiếu Học sinh và giáo viên 1-16 và 33-44 (đồ dùng học tập), dùng cho
từ mới, rối, một túi, phiếu giáo viên tự làm để hội thoại tranh tường, máy và
băng/CD


<b>Pronunciation Tip: </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

b. Giơ đồ dùng hoặc Phiếu Giáo viên
33-44, nói lại dạng số ít và số nhiều. Học
sinh nhắc lại theo giáo viên cả hai dạng
(Nếu dùng vật thật thì giơ một cái lên để
dạy số ít, và hai cái để dạy số nhiều).
c. Sau khi giới thiệu dạng số nhiều, xếp
phiếu giáo viên vào rãnh phấn trên bảng.
Chỉ vào phiếu một cách ngẫu nhiên, khi
thì số ít, khi thì số nhiều. Học sinh đồng
thanh nhắc lại.


<b>3. Introduce question-and-answer </b>
<b>pattern (Giới thiệu mẫu câu hỏi – trả </b>
<b>lời)</b>


a. Xếp phiếu giáo viên vào rãnh phấn
trên bảng. Dùng rối để dạy mẫu câu hỏi
– trả lời.


Rối A (chỉ vào phiếu giáo viên số 43)
What are these?


Rối B: They’re markers.


b. Tiếp tục dạy các dạng số nhiều khác,
sử dụng phiếu giáo viên 39-44 hoặc đồ
dùng thật. Giúp học sinh đóng vai rối B,
đồng thanh trả lời câu hỏi.



c. Đưa rối A cho một học sinh. Học sinh
đó chỉ vào hai đồ dùng học tập hoặc chỉ
vào phiếu giáo viên số 39-44 (đồ dùng
trong lớp, số nhiều). Cả lớp đặt câu hỏi,
giáo viên trả lời.


<b>4. Practice. </b>


a. Chia lớp thành hai nhóm. Nhóm A
dùng phiếu giáo viên 39-44 (đồ dùng


trong lớp, số nhiều). Một học sinh xung
phong giơ từng phiếu cho nhóm B.
Nhóm A: What are these?


Nhóm B: They’re (tables).
Đổi vai, luyện tiếp.


b. <b>Find the match </b>(xem trang 14). Dùng
phiếu giáo viên và học sinh 33-44 (đồ
dùng trong lớp). Giơ cao phiếu giáo viên
số 39. Yêu cầu học sinh tìm đúng đồ vật
đó trong phiếu học sinh của mình, giơ
cao và nhận diện.


T: What are these?


Ss (giơ cao phiếu học sinh 39): They’re
crayons.



Giơ cao phiếu giáo viên số 37. u cầu
học sinh tìm đúng vật đó trong phiếu học
sinh của mình, giơ cao và nhận diện.
T: What's this?


Ss (giơ cao phiếu học sinh 37): It’s a
marker.


Tiếp tục luyện cả dạng số ít lẫn số nhiều.
Học sinh xung phong đặt câu hỏi.


c. Học sinh luyện câu hỏi – trả lời theo
đôi, sử dụng phiếu học sinh 1-16. Hạn
chế thời gian luyện bài này là 1-2 phút.
Giáo viên đi quanh lớp hỗ trợ nếu cần.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 22 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 22)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

học sinh nhận diện đồ vật, các nhân vật
và nhân vật nào nói gì.


<b>2. Students open their books to page </b>
<b>22 (Học sinh mở sách trang 22)</b>
a. Mở băng. Học sinh nghe và chỉ vào
tranh trong sách.



b. Mở lại băng. Cả lớp nhắc lại.


<b>3. Giới thiệu mẫu câu và dạng rút gọn </b>
<b>trang 22</b>


Viết mẫu câu lên bảng. Chỉ vào những từ
trên bảng trong khi mở băng.


Học sinh nhắc lại.


b. Giải thích dạng rút gọn trên bảng
They are = They’re


Hướng dẫn học sinh đọc cả hai dạng:
đầy đủ và rút gọn. They are cassettes. Và
They’re cassettes. Chỉ vào các dạng này
ở trên bảng khi luyện cho học sinh đọc.
<b>4. Vocabulary (Từ vựng)</b>


Mở băng. Học sinh vừa nghe vừa chỉ
vào tranh trang 23.


<b>5. Practice</b>


a. Mở băng. Học sinh chỉ vào Sam (mèo
đen) và Ginger (mèo cam) khi nghe.
Làm mẫu những hoạt động ở trang 23.


Mở lại băng. Học sinh nhắc lại.



b. Mở băng phần tiếp theo. Học sinh vừa
nghe vừa chỉ vào tranh.


c. Chia lớp thành hai nhóm. Luyện câu
hỏi – trả lời với tranh màu trang 23. Học
sinh tiếp tục luyện mẫu câu hỏi – trả lời
theo đôi, dùng tranh trang 23.


<b>6. Say these</b>


Chỉ vào tranh cuối trang 23, đồng thời
mở băng.


<i>Jenny: What's this?</i>
<i>Scott: It’s a pencil case.</i>
<i>Andy: What are these?</i>
<i>Kate: They’re cassettes.</i>


<i>What are these? They’re cassettes.</i>


<i>1. a crayon, crayons</i>


<i>2. a pencil case, pencil cases</i>
<i>3. a table, tables</i>


<i>4. a cassette, cassettes</i>
<i>5. a marker, markers</i>


6. <i>a notebook, notebooks</i>
<i>Sam: What's this?</i>



<i>Ginger: It’s a crayon. What are these?</i>
<i>Sam: They’re crayons.</i>


<i>1. What's this? It’s a crayon.</i>
<i>What are these? They’re crayons.</i>
<i>2. What's this? It’s a pencil case.</i>
<i>What are these? They’re pencil cases.</i>
<i>3. What's this? It’s a table.</i>


<i>What are these? They’re tables.</i>
<i>4. What's this? It’s a cassette.</i>
<i>What are these? They’re cassettes.</i>
<i>5. What's this? It’s a marker.</i>
<i>What are these? They’re markers.</i>
<i>6. What's this? It’s a notebook.</i>
<i>What are these? They’re notebooks.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Chia học sinh thành từng đôi. Học sinh
luyện thay thế từ vựng mới vào câu theo
mẫu.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



1. <b>Show and Tell. </b>Để phiếu giáo viên
33-44 (đồ dùng học tập) lên bàn không
theo một trật tự nào, trước mặt học sinh.
Một học sinh xung phong len giơ từng
chiếc phiếu lên và dùng một câu hoàn
thiện để miêu tả nó.



S: This is a … These are …s.


Cả lớp nhắc lại theo học sinh đó. Cần có
phát âm mẫu.


2. <b>Guessing Game</b>. (xem trang 16). Tiến
hành trò chơi này theo miêu tả trong
Unit 1, Let’s Learn Some More,
Extension 2. Cho một số đồ vật hoặc
phiếu học sinh 1-16 (đồ dùng học tập)
vào một chiếc túi. Học sinh lần lượt
chọn đồ vật và hỏi What's this? Hoặc
What are these? Tiếp tục luyện cho đến
khi tất cả các học sinh đều có cơ hội hỏi
và trả lời.


3. <b>Mixed Dialogues (Hội thoại đảo trật</b>
<b>tự). </b>Hoạt động này thích hợp với những
học sinh đã biết đọc. Lấy đoạn hội thoại


trang Let’s Talk và Let’s Learn, tách
từng câu, viết mỗi câu vào một phiếu.
Cho phiếu vào trong một chiếc túi hoặc
nón (mũ). Mỗi học sinh lấy ra một phiếu,
đi tìm bạn nào có những câu ghép được
với câu của mình theo đúng trật tự của
bài hội thoại gốc. Sau khi hoàn thành,
đọc to đoạn hội thoại ấy lên.



4. <b>Worksheet Activity (Hoạt động </b>
<b>dùng trang bài tập)</b>


Phô tô trang bài tập “Bingo: Singular
and Plural Nouns” ở cuối quyển sách
này để luyện thêm.


<b>Workbook</b>



Chuẩn bị sẵn cho học sinh làm bài tập ở
lớp hoặc ở nhà theo Workbook Trang
22-23


<b>A. Circle (Khoanh trịn)</b>


Học sinh nhìn tranh và khoanh trịn dạng
số ít hoặc số nhiều của từ tương ứng.
Đáp án:


<i>1. tables</i>
<i>2. cassettes</i>
<i>3. a notebook</i>
<i>4. pencil cases </i>
<i>5. a marker</i>
<i>6. a desk</i>


<b>B. Match and trace</b>


Học sinh tô chữ, rồi kẻ đường nối câu
với tranh tương ứng.



<b>C. Trace and write</b>
<b>Grammar Tip:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

Học sinh nhìn tranh rồi tơ chữ hoặc viết
từ tương ứng dưới tranh.


Đáp án:


<i>1. This is a crayon. These </i>
<i>are crayons.</i>


<i>2. This is a table. These are </i>
<i>tables.</i>


<i>3. This is a marker. These </i>
<i>are markers.</i>


<b>D. Draw and write</b>


Học sinh vẽ một đồ dùng trong tranh 1,
và ít nhất là hai đồ vật trong tranh 2. Sau
đó điền từ tương ứng vào chỗ trống.
Đáp án sẽ khác nhau, ví dụ: This is a
pencil. These are pencils. Học sinh vẽ
một chiếc bút chì, sau đó vẽ vài bút chì.


<i><b>Let’s Chant, Let’s Sing</b></i>


Dùng những bài đọc theo nhịp điệu để


bổ trợ cho bài học


Trang 15: “What's this?” Bài này luyện
cách dùng mẫu câu hỏi – trả lời What is
…? What are và luyện dùng thêm một số
từ về màu sắc và đồ dùng trong lớp học.


<i><b>Let’s Go Picture Dictionary</b></i>


Dùng những trang sau đây trong từ điển
để hỗ trợ bài học


Trang 50-51: School Supplies


1. Lướt qua những từ ở trang 51 (mục
6-12), và ôn tập hoặc dạy những từ khơng
có trong sách học sinh.


2. Giúp học sinh ơn lại mẫu câu hỏi – trả
lời.


a. Chỉ vào một trong những bút viết
bảng trong tranh trang 50.


T: What's this? It’s a marker.
Chỉ vào hộp đựng bút.


T: What are these? They’re markers.
b. Làm mẫu mẫu câu hỏi – trả lời với
một học sinh. Tiếp tục với các học sinh


khác nếu cần.


c. Học sinh tiếp tục luyện đôi theo mẫu
này, dùng tranh trang 50.


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Sử dụng ngữ liệu trong trang 28-29 để
hỗ trợ bài học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>LET’S LEARN SOME </b>


<b>MORE </b>



<b>WARM UP AND REVIEW </b>


<b>(Khởi động và ôn tập)</b>



1. Mở băng bài hát “This is my friend”
Nửa lớp hát phần giới thiệu, nửa kia hát
phần chào hỏi.


2. Chia lớp thành từng đơi. Phát cho mỗi
nhóm một bộ phiếu học sinh 1-16 và
33-44 (đồ dùng trong lớp). Các đôi dùng
phiếu học sinh để luyện câu hỏi số ít và
số nhiều.


S1: What's this?
S2: It’s a (pencil case).
S1: What are these?
S2: They’re (notebooks).



<b>PRESENTATION (Giới thiệu </b>


<b>ngữ liệu)</b>



<b>1. Introduction the vocabulary</b>


a. Viết các con số 1, 2, 3, … 10 lên bảng.
Viết từ chỉ số tương ứng dưới những con
số đó. Chỉ vào từ, đếm to.


b. Giáo viên làm mẫu cho học sinh: giơ
cao hai tay, bàn tay nắm lại. Giáo viên
bắt đầu đếm, và bắt đầu mở ngón tay cái.
Sau đó cứ mỗi số lại mở thêm một ngón
tay. Học sinh vừa làm theo giáo viên vừa
đồng thanh nhắc lại số đếm. Sau đó làm
ngược lại, đếm từ 10 xuống 1, mỗi số
gập một ngón tay xuống.


<b>2. Practice.</b>


a. Giáo viên cầm 10 chiếc bút chì trong
tay. Dạy học sinh đếm. Mỗi số đếm, đặt
một bút chì xuống bàn trước lớp. Nhắc
học sinh nếu các em quên.


b. Vẽ một số nhóm đồ dùng khác nhau
trên bảng. Chỉ vào từng nhóm đồ, yêu
cầu học sinh đếm đồng thanh.



<b>3. Introduce the question-and-answer </b>
<b>pattern (Giới thiệu mẫu câu hỏi – trả </b>
<b>lời )</b>


a. Giơ một chiếc thước kẻ. T: How many
rulers? One. Giơ cao 4 chiếc thước kẻ,
tiếp tục hỏi như trên.


T: How many rulers? One, two, three,
four. Four rulers.


b. Tiếp tục luyện như vậy với các đồ vật
khác, số ít và số nhiều. Chia lớp thành
hai nhóm, lần lượt nhắc lại câu hỏi và
câu trả lời.


<b>Mẫu câu:</b><i>How many (sneakers)? Ten (sneakers).</i>


<b>Từ vựng:</b><i>sneaker(s), </i>số 1-10


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<b>4. Practice </b>


a. Chia lớp thành những nhóm 10 học
sinh. Một nhóm đứng dậy trong khi cả
lớp đếm số. Mỗi lần đếm một số thì một
học sinh trong nhóm đang đứng ngồi
xuống. Khi nhóm thứ nhất đã ngồi
xuống hết, nhóm thứ hai đứng dậy. Cả
lớp tiếp tục đếm. Hết nhóm thứ hai đến
nhóm thứ ba, cho đến khi tất cả các


nhóm đều đã tham gia bài tập đếm này.
b. <b>Conversation Lines </b>(xem trang 17).
Học sinh đứng thành hai hàng song song
và đối diện nhau. Mỗi học sinh cầm một
số đồ dùng trong lớp giống nhau, ví dụ
bút viết bảng, thước kẻ, tẩy … S1 hỏi
How many (crayons)? S2 đếm những đồ
vật mà bạn luyện cầm trong tay và trả lời
Three (crayons). Các hàng bước một
bước theo chiều ngược nhau, tiếp tục
luyện.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 24 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 24)</b>


Giơ trang 24 hoặc treo tranh tường cho
học sinh xem. Học sinh đếm số lượng
sneakers màu tím trên trang này.
<b>2. Students open their books to page </b>
<b>24 (Học sinh mở sách trang 24)</b>
Mở băng. Học sinh vừa nghe vừa chỉ
vào sneakers đã được đánh số.


b. Mở lại băng. Cả lớp hát theo.
<b>3. Practice (Luyện tập)</b>


a. Mở băng. Học sinh chỉ vào Sam (mèo


đen) và Ginger (mèo cam) trong khi
nghe làm mẫu những hoạt động trang 25.


b. Mở băng phần tiếp theo. Học sinh
nghe và chỉ vào tranh.


c. Chia lớp thành hai nhóm. Luyện mẫu
câu hỏi – trả lời, dùng từ ở trang 25.
Luyện đôi: học sinh tiếp tục luyện mẫu
câu hỏi – trả lời, dùng tranh ở trang 25.
Giáo viên đi quanh lớp hỗ trợ, nếu cần.


<i>One little, two little, three little sneakers,</i>
<i>Four little, five little, six little sneakers,</i>
<i>Seven little, eight little, nine little sneakers</i>
<i>Ten little sneakers.</i>


<i>How many sneakers?</i>
<i>Ten sneakers.</i>


<i>Ten little, nine little, eight little sneakers,</i>


<i>Sam: How many cassettes?</i>
<i>Ginger: Three cassettes.</i>


<i>1. How many cassettes? Three cassettes.</i>
<i>2. How many notebooks? Two notebooks.</i>
<i>3. How many pens? Five pens.</i>


<i>4. How many crayons? Six crayons.</i>


<i>5. How many pencils? One pencil.</i>
<i>6. How many rulers? Four rulers.</i>
<i>7. How many books? One book.</i>


<i>8. How many markers? Three markers.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b>LEARN THE ALPHABET</b>



1. Ôn lại tên và cách phát âm A, B và C.
a. Giáo viên nói tên một số chữ cái. T:
A/ei/, B/bee/, C/see/. Học sinh nhắc lại.
b. Giáo viên phát âm một số chữ đứng
đầu từ.


T: /ae/ apple, /b/ book, /k/ cat
Cả lớp nhắc lại.


2. Học sinh mở sách trang 25.


a. Mở băng. Học sinh vừa nghe vừa chỉ
vào chữ cái và tranh ở cuối trang 25.
Chú ý: Âm e ngắn viết là /e/


b. Mở lại băng. Dừng lại từng từ cho học
sinh nhắc lại.


<b>3. Giới thiệu các âm của D, E và F.</b>
a. Viết chữ D in và d thường lên bảng.
Gạch chân chữ d trong từ desk. Chỉ vào
D và d trên bảng.



T: /dee/ là tên của D, /dee/, /dee/, /dee/
Học sinh nhắc lại. Chỉ vào chữ d trong
desk.


T : /d/ là âm của chữ d trong desk. Desk,
desk, desk.


Học sinh nhắc lại.


b. Làm lại bước 3a ở trên để dạy E /e/
egg, và F /f/ fish


4. <b>Writing Practice (Luyện viết)</b>


a. Chỉ cho học sinh cách viết chữ d
thường, sau đó giới thiệu chữ D in. Tiếp
tục giới thiệu E e, và F f.


b. Luyện viết cho học sinh mới tập viết
trên giấy có dịng kẻ.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



1. Gọi 10 học sinh lên bảng, ngồi xuống,
hát bài ‘The Purple Sneaker Song’ cùng
với cả lớp. Khi cả lớp hát one little, học
sinh đầu tiên phải đứng dậy. Khi cả lớp
hát two little, học sinh thứ hai phải đứng
dậy, cứ như vậy cho đến hết 10 học sinh.


2. Chia học sinh thành từng đôi. Mỗi đôi
đếm các đồ vật trên phiếu học sinh 9-16
và 39-44.


3. <i><b>Walk and Talk</b></i> (xem trang 17).
Học sinh đi quanh lớp theo từng đơi. Khi
nghe giáo viên ra lệnh Stop! thì từng đơi
dừng lại và hỏi, trả lời về số lượng
những đồ dùng trong lớp gần nhất với
mình.


2. <i><b>Rebus Sentence </b></i>Tiến hành những
hoạt động đã miêu tả trong Unit 2, Let’s
Learn Some More, Extension 3. Sử dụng
từ ở cuối trang 25 để luyện. Dùng thêm
những từ học sinh đã biết bắt đầu bằng
D, E, F.


<b>3. Worksheet Activity</b>


<i>D /d/ desk, E /e/ egg, F /f/ fish</i>


<i><b>Tip:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Phô tô lại trang bài tập “Phiếu ghi số
1-10” ở cuối quyển sách này để luyện
thêm.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>




Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở lớp
hoặc ở nhà theo Workbook (Sách bài
tập)


Trang 24 – 25


<b>A. Trace and match</b>


Học sinh tô những từ chỉ số sau đó kẻ
những đường nối từ những từ đó đến các
bức tranh.


<b>B. Count, circle and write </b>


Học sinh đếm số lượng đồ dùng trong
mỗi bức tranh, sau đó khớp với các từ
tương ứng. Cuối cùng điền những từ chỉ
số vào chỗ trống.


Đáp án:


<i>1. Three. Three desks.</i>
<i>2. Two. Two pens.</i>
<i>3. Five. Five cats.</i>
<i>4. Six. Six crayons.</i>
<b>C. Connect and trace.</b>


Học sinh nối những bức tranh đến các
chữ cái đầu tiên của tên các đồ dùng và
đến các từ tương ứng.



<i><b>Let’s Chant, Let’s Sing</b></i>


Dùng một hoặc nhiều bài tập đọc theo
nhịp sau để hỗ trợ bài học.


Trang 16: “Books, books” Bài tập đọc
theo nhịp này dùng để luyện thêm số
đếm khi học danh từ số nhiều.


Trang 17: “The name chant” Bài tập đọc
theo nhịp này luyện phối hợp tên các
nhân vật và số đếm.


Trang 18: “The Purple Sneaker Song”
Nhạc và lời.


<i><b>Let’s Go Picture Dictionary</b></i>


Dùng những trang sau đây trong từ điển
để hỗ trợ bài học


Trang 96-97: Forest Animals


1. Giáo viên chỉ vào ảnh con vật trong
rừng trang 97 và gọi tên từng con vật.
Học sinh chỉ vào sách và nhắc lại.
2. Chỉ vào con vật đầu tiên (bat: con
dơi). Giáo viên hỏi xem học sinh trông
thấy bao nhiêu con dơi trên trang 96.


T (Chỉ vào mục 1 trên trang 97) How
many bats?


Ss: Two.


Tiếp tục luyện như vậy với những con
vật cịn lại.


3. Luyện tiếp. Học sinh có thể luyện theo
đôi sử dụng trang 50-51 (School


Supplies, chỉ dùng mục 6-20)
S1: How many (cassettes)?
S2: Two (cassettes).


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Dùng ngữ liệu trong trang 30-31 để hỗ
trợ bài học


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>LET’S MOVE</b>



<b>WARM UP AND REVIEW </b>


<b>(Khởi động và ôn tập)</b>



1. Hát theo băng bài “The Purple
Sneaker Song”


2. Xếp Phiếu giáo viên 17-32 (mệnh lệnh
trong lớp) dọc theo rãnh phấn trên bảng.


Ôn thật nhanh một số mệnh lệnh. Học
sinh đọc theo giáo viên. Giáo viên ra
một loạt mệnh lệnh cho học sinh thực
hiện. Ví dụ:


T: <i>Stand up, point to the chalkboard, </i>
<i>take out a book, open it, look at it, close </i>
<i>it, put it in your bag, close your bag, sit </i>
<i>down</i>


<b>PRESENTATION (Giới thiệu </b>


<b>ngữ liệu)</b>



<b>1. Present the commands (Giới thiệu </b>
<b>mệnh lệnh)</b>


a. Dùng kỹ thuật TPR (Total Physical
Reponse) (xem trang 10) để làm mẫu
mệnh lệnh. Vừa ra lệnh bằng lời vừa làm
theo lệnh. Làm mẫu mệnh lệnh theo
nhóm.


T: Make a circle. Make two lines.
b. Ra lệnh và thực hiện lệnh vài lần.
c. Làm đi làm lại vài lần. Học sinh làm
theo lệnh và đồng thanh nhắc lại mệnh
lệnh đó (với trẻ nhỏ có thể vừa thực hiện
lệnh vừa nhắc lại lệnh, hoặc chỉ cần thực
hiện lệnh mà thôi, không cần nhắc lại).
<b>2. Practice (Luyện)</b>



a. Chia lớp thành hai nhóm. Mỗi lần giáo
viên ra hai lệnh cho từng nhóm. Ra lệnh
khác nhau cho các nhóm khác nhau. Mỗi
nhóm vừa thực hiện mệnh lệnh vừa nhắc
lại mệnh lệnh.


<b>Mẫu câu:</b><i>Make a circle. Make two lines. Go to the door. Come here. Count the </i>
<i>girls/boys. Draw a picture. Give me a crayon.</i>


<b>Từ vựng:</b><i>hand, board</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

T (ra lệnh cho nhóm A) Stand up. Sit
down.


(ra lệnh cho nhóm B) Open your book.
Close your book.


b. Vẫn chia lớp thành hai nhóm. Luyện
tất cả các mệnh lệnh, thay đổi tốc độ,
thay đổi giọng ra lệnh: vui/buồn, cứng
rắn/rụt rè, nhanh/chậm, cao giọng/hạ
giọng, nhẹ nhàng/hét to … Học sinh bắt
chước giọng của giáo viên khi nhắc lại
mệnh lệnh. Một nhóm ra lệnh, nhóm kia
thực hiện.


<b>3. Play a Game</b>


Chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm 4


học sinh. Chơi trò chơi <b>Charades </b>(xem
trang 14). Giáo viên dùng phiếu giáo
viên 45-52 để ra lệnh cho từng đơi. Gọi
một nhóm lên bảng thực hiện mệnh lệnh,
nhưng khơng nhắc lại lệnh. Học sinh của
ba nhóm kia phải gọi tên mệnh lệnh khi
quan sát nhóm trên bảng thực hiện lệnh.
Lần lượt từng nhóm lên bảng.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 26 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 26)</b>


Giơ trang sách này cho học sinh xem.
Học sinh nhìn tranh và làm theo lệnh.
<b>2. Students open their books to page </b>
<b>26 (Học sinh mở sách trang 26)</b>
a. Mở băng. Học sinh lắng nghe và chỉ
vào từ tương ứng trong sách.


b. Mở lại băng. Học sinh nghe, vừa làm
theo lệnh vừa nhắc lại lệnh đó.


c. Gọi học sinh xung phong chỉ vào
tranh trong sách. Cả lớp ra lệnh theo
tranh và thực hiện lệnh. Minh họa các
lệnh khác nhau, ví dụ đặt một số bút
mực, bút chì, sách lên bàn.



T: <i>Draw a circle. Draw two lines. Go to </i>
<i>my desk. Look at the pens. Count the </i>
<i>pens. Look at the pencils. Count the </i>
<i>pencils. Sit down. Etc.</i>


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



<b>1. Robot. </b>Làm mẫu trò chơi cùng học
sinh. Ra một loạt lệnh lấy trong Unit 1-3.
Học sinh thực hiện lệnh giống như một
robot. Sau đó chia học sinh thành những
nhóm nhỏ. Học sinh lần lượt đóng vai
robot, những người khác trong nhóm ra
một loạt “mệnh lệnh” cho “robot” thực
hiện.


<b>2. </b>Chia lớp thành từng đôi. Học sinh
trong từng đôi ra lệnh cho nhau. Cho
mỗi đôi một bộ phiếu học sinh 19-32 và
45-52 (mệnh lệnh trong lớp). Đặt phiếu
xuống bàn. Các đôi ra lệnh cho nhau. S1


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

nhặt một phiếu, nhìn để biết nội dung rồi
ra lệnh cho S2. S2 thực hiện lệnh. S2
nhặt một phiếu và ra lệnh cho S1.
<b>3. Do as I say. </b>(xem trang 17). Ra lệnh
lấy trong Unit 1-3, làm mẫu mệnh lệnh
đó, nhưng đôi khi giả vờ làm sai lệnh.
Sử dụng các giọng nói, và độ to nhỏ


khác nhau trong khi ra lệnh để khuyến
khích học sinh nghe một cách chăm chú.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở lớp
hoặc ở nhà theo Workbook (Sách bài
tập)


Trang 26


<b>A. Match and Say</b>


Học sinh kẻ một đường nối tình huống
với mệnh lệnh tương ứng.


<b>B. Circle and write.</b>


Học sinh đếm số người trong tranh sau
đó khoanh tròn từ chỉ số tương ứng.
Cuối cùng, điền từ chỉ số vào chỗ trống.
Đáp án:


1. Two. Two boys.
<i>2.</i> Four. Four girls.


<i><b>Let’s Chant, Let’s Sing</b></i>


Sử dụng bài luyện đọc theo nhịp để bổ
sung bài học.



Trang 19: “Make a Circle” Bài này
luyện mệnh lệnh mới.


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Sử dụng ngữ liệu ở trang 32 để hỗ trợ
bài học.


Xem hướng dẫn giáo viên trong


Grammar and Listening Activity Book 1


<b>LET’S LISTEN</b>



<b>WARM UP AND REVIEW </b>


<b>(Khởi động và ôn tập)</b>



<b>1. Let’s Talk</b>


a. Chia lớp thành từng đôi. Các đôi giới
thiệu bạn với nhau càng nhiều càng tốt
trong 2 phút.


b. <b>Who said it? </b>(xem trang 17). Chép
một bài hội thoại mẫu lên bảng. Bịt mắt
một học sinh S1. Một học sinh khác (S2)
giới thiệu S1 với một học sinh thứ ba S3.
S1 phải nghe giọng phán đốn mình
đang được giới thiệu với ai.



S2: Hi, (Ken). This is my friend.
S3: Hi, (Ken).


<b>Mẫu câu:</b> Ôn tập tồn bài
<b>Từ vựng:</b> Ơn tập tồn bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

S1: Hi, how are you, (Anna)?
S3: No, I’m not (Anna).


Nếu S1 khơng đốn được tên của S3 thì
S3 sẽ nói thêm vài câu gì đó, ví dụ: How
are you? Let’s play! Có cách chơi khác:
S1 phải đốn tên của cả S2 lẫn S3. Đối
với lớp có sĩ số cao, chơi theo nhóm.
<b>2. Let’s Learn</b>


a. Học sinh đứng thành vịng trịn, quặt
tay ra phía sau. Cho S1 một hoặc vài đồ
dùng giống nhau. S1 đi quanh vòng
ngồi của vịng trịn, đặt các đồ vật vào
tay những bạn đứng vòng tròn. S1 hỏi
What's this? What are these? S2 sờ đồ
vật và nói Is it (a crayon)? / Are these
(crayons)? Nếu S2 đoán đúng thì nhận
được một đồ vật để đặt vào tay học sinh
thứ ba. Nếu S2 đốn khơng đúng thì S1
tiếp tục đặt đồ vật vào tay bạn đứng cạnh
S2. Tiếp tục chơi cho đến khi hết một
vòng.



b. <b>Slap </b>(xem trang 15). Học sinh đúng
thành từng nhóm nhỏ, xung quanh bàn.
Đặt phiếu học sinh 1-16 và 33-44 (đồ
dùng trong lớp) úp mặt xuống bàn, trong
tầm với của học sinh. S1 gọi tên một
phiếu. S1: Crayon(s)! Các học sinh khác
trong nhóm đua nhau lật phiếu tương
ứng và nói to (They’re) (crayons). Học
sinh nào lật được đúng phiếu và nói
được đúng câu thì được giữ chiếc phiếu
đó và có quyền gọi phiếu tiếp theo. Cứ


tiếp tục như vậy cho đến khi trên bàn chỉ
còn lại một chiếc phiếu cuối cùng.
<b>3. Let’s Learn Some More</b>


<b>Rhythm </b>(xem trang 15). Học sinh đứng
thành vòng tròn 10 người. Giáo viên
đứng vào một vòng tròn. Mỗi học sinh
nhận một số đếm từ 1 đến 10. Sử dụng
cách vỗ tay để tạo nhịp 1-2. Giáo viên
vừa búng tay phải vừa gọi số của mình,
rồi búng tay trái, gọi số của một học
sinh. Học sinh được gọi số lại búng tay
phải gọi số của mình, búng tay trái gọi
số của một bạn khác. Cứ như thế tiếp tục
cho đến hết số. Tăng tốc độ của nhịp làm
cho khơng khí ngày càng sơi nổi.



All: (hai đập, hai vỗ)
T: one (đập), five (vỗ)
All: (hai đập, hai vỗ)
S5: five (đập), three (vỗ)
All: (hai đập, hai vỗ)
S3: three (đập), six (vỗ)
4. <b>Let’s Move</b>


a. <b>Quick Drill (Luyện nhanh). </b>Giáo
viên ra một số mệnh lệnh có trong Unit 3
cho tồn lớp thực hiện, rồi ra thêm mệnh
lệnh khác. Ví dụ: T: Draw (a circle).
Count (the pencils). Give me (an eraser).
Gọi số học sinh xung phong ra lệnh cho
lớp thực hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

hướng dẫn, và người thắng cuộc trong
lần chơi đầu được ra lệnh.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu </b>


<b>ngữ liệu)</b>



Dạy học sinh cách làm một bài kiểm tra.
Trên bảng treo một bài mẫu giống như
bài học trong sách ở trang 27. Đặt Phiếu
Giáo viên 33-44 vào rãnh phấn trên
bảng, hoặc đính vào bảng bằng nam
châm hoặc băng dính. Vẽ chữ A dưới
phiếu thứ nhất, khoanh tròn chữ A lại, vẽ
chữ B, khoanh tròn lại, dưới phiếu thứ


hai. Gọi một học sinh lên đứng cạnh
phiếu. Gọi tên một phiếu.


T: <i>This is (a notebook).</i>


Học sinh chỉ vào phiếu tương ứng và
khoanh tròn chữ cái tương ứng. Làm đi
làm lại các bước này cho đến khi học
sinh hiểu cách chơi.


Nếu giáo viên muốn sử dụng hình thức
này như một bài kiểm tra chính thức,
dùng những câu hỏi tương tự, sau đó đi
thẳng vào bài tập trong phần Open your
books, bước 2b.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 27 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 27)</b>


Giơ trang 27 cho học sinh xem. Học sinh
phải nhận diện đồ vật 1-6. Giáo viên hỏi
What's this? Are these cassettes? How


many boys? … Học sinh nhận diện
những hành động số 7-8.


<b>2. Students open their books to page </b>


<b>27 (Học sinh mở sách trang 27)</b>
a. Mở băng. Học sinh nghe và chỉ vào
tranh tương ứng.


b. Mở lại băng. Cho học sinh làm lại bài
tập này dưới dạng bài tập viết.


c. Sửa bài kiểm tra cho học sinh
Đáp án:


1.b; 2.a; 3.b; 4.a; 5.b; 6.b; 7.a; 8.b


3. <b>Use the page for further review</b> (Sử
dụng trang 27 để ôn tập thêm)


Luyện đôi: hỏi và trả lời nhau theo số
1-6; tập ra mệnh lệnh theo số 7-8.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



<b>1. Concentration </b>(xem trang 14). Dùng
phiếu giáo viên 1-16 và 33-44 (đồ dùng
trong lớp). Đặt úp phiếu theo từng đôi
xuống bàn, không theo một trật tự nào.
Học sinh khớp những đồ vật số ít và số
nhiều với nhau. Khi lật phiếu lên, học
sinh phải đặt câu với những đồ vật ấy.
Ví dụ: S: It’s (a cassette) / They’re
(cassettes).



<i>1. This is a notebook.</i>
<i>2. These are girls.</i>


<i>3. What are these? They’re markers.</i>
<i>4. What's this? It’s a cassette.</i>
<i>5. How many books? Six books.</i>


<i>6. Count the boys. One, two, three. Three boys.</i>
<i>7. Make a circle.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

2. <b>Charades </b>(xem trang 14). Chơi trò
chơi này theo hướng dẫn trong Unit 1,
Let’s Move, Extension 2. Học sinh thực
hiện một mệnh lệnh, sử dụng phiếu giáo
viên 45-52 (mệnh lệnh trong lớp học).
Cả lớp đốn xem đó là lệnh gì.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở nhà
hoặc ở lớp theo Workbook (Sách bài
tập)


Trang 27


<b>A. Circle (Khoanh trịn)</b>


Học sinh nhìn tranh, khoanh trịn từ
tương ứng.



Đáp án:
1. this
2. these
3. this


<b>B. Circle and write (Khoanh tròn và </b>
<b>viết)</b>


Học sinh xem từng bức tranh, khoanh
tròn từ tương ứng, rồi dùng từ đó để
hồn thành câu.


Đáp án


<i>1. This. This is a marker.</i>
<i>2. These. These are pens.</i>
<b>C. Circle, write and trace</b>


Học sinh đếm các vật trong mỗi hình và
khoanh trịn vào từ chỉ số tương ứng.
Học sinh viết từ chỉ vào số kế bên hình,
rồi tô chữ tên của vật ấy.


Đáp án


<i>1. Two. Two rulers.</i>
<i>2. Four. Four erasers.</i>
<i>3. Eight. Eight pencils.</i>


<b>Let’s Go Grammar and Listening </b>


Dùng ngữ liệu ở trang 33 làm tài liệu hỗ
trợ cho bài học.


Xem Hướng dẫn giáo viên trong The
Grammar and Listening Activity Book 1


<b>UNIT 4</b>


<b>LET’S TALK</b>



<b>WARM UP AND REVIEW </b>


<b>(Khởi động và ôn tập)</b>



1. <i><b>Conversation Lines </b></i>(xem trang 10).
Học sinh tự giới thiệu nhau (theo Unit
1).


S1: Hello, I’m (Mari).
S2: Hi! My name is (Ken).


2. Chia lớp thành những nhóm ba học
sinh. Các nhóm đóng vai giao tiếp chào
hỏi nhau (theo Unit 3). Giáo viên đi
quanh lớp hỗ trợ học sinh nếu cần.
S1: Hi (Ken). This is my friend, (Mari).
S2: Hello, (Mari).


S3: Hi, (Ken).


<b>Mẫu câu:</b><i> Hi Mom! I’m home. It’s nice to meet you. It’s nice to meet you, too.</i>



<b>Từ vựng:</b><i>mom, home, mother </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>PRESENTATION (Giới thiệu </b>


<b>ngữ liệu)</b>



<b>1. Present the new sentence patterns.</b>
a. Cho hai học sinh xung phong S1, S2
đứng ở cửa ra vào của lớp học: S1 bên
ngồi và S2 bên trong. Coi như phịng
học là nhà của S1 và S2 là mẹ của S1. S1
mở của bước vào phòng. Khi S1 bước
vào, giáo viên cho S1 dùng mẫu câu mới
sau đây.


S1 nói với S2: Hi, mom. I’m home.
<b>Cultural Tip:</b>


Hi, mom. I’m home là câu nói lễ phép
trẻ em người Anh thường dùng khi đi
học về. Ngồi câu này ra có thể có câu
tương tự. Hãy hỏi học sinh.


b. Cả lớp nhắc lại hai câu trên với giọng
nhấn mạnh hơn bình thường.


Ss (ngữ điệu thấp trung bình) Hi, mom!
(ngữ điệu từ trung bình cao xuống thấp).
I’m ho-ome.


c. Cả lớp đứng dậy, mở cửa ra vào


(tưởng tượng), bước vào phịng, nói to:
Hi, mom! I’m home.


<b>2. Present the dialogue (Giới thiệu hội </b>
<b>thoại)</b>


a. Dùng rối và học sinh (đóng vai mẹ)
làm mẫu đoạn hội thoại. Giáo viên giúp
học sinh nói lời của mẹ.


Rối A (nói với mẹ): <i>This is my friend, </i>
<i>Andy.</i>


Rối A (nói với rối B): <i>This is my </i>
<i>mother.</i>


Rối B: <i>It’s nice to meet you, Mrs (Hill).</i>
Mother: <i>It’s nice to meet you, too, </i>
<i>(Andy).</i>


<b>Pronunciation Tip:</b>


Trong tiếng Anh, nhóm từ “meet you”
đọc gần như mee-chu.


b. Chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm
đóng một vai. Các nhóm luyện lại đoạn
hội thoại trên, đổi vai, luyện tiếp.
<b>3. Practice (Luyện tập)</b>



Chia lớp thành những nhóm ba học sinh.
Luyện giới thiệu nhau, dùng tên thật của
mình. Sau đó có thể cho học sinh tự do
chọn một số tên theo ý thích và luyện
tiếp.


S1: <i>This is my friend, (Michael Jordan). </i>
<i>This is my friend, (Superman).</i>


S2: <i>It’s nice to meet you, (Mr. Jordan). </i>
S3: <i>It’s nice to meet you, too, </i>


<i>(Superman).</i>


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 28 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 28)</b>


a. Dùng sách hoặc tranh tường để luyện.
Chỉ vào các nhân vật trong tranh, nhận
diện các nhân vật đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

c. Thực hiện lại từ bước 1b ở trên để
dạy: mom, Mrs Hill.


<b>2. Student open their books to page 28</b>
<b>(Học sinh mở sách trang 28)</b>



a. Mở băng. Học sinh vừa nghe vừa chỉ
vào các nhân vật trong sách khi nghe
thấy tên nhân vật đó.


b. Mở lại băng. Dừng lại từng câu cho
học sinh nhắc lại.


<b>3. Present the paradigm and </b>


<b>contractions on page 28 (Giới thiệu </b>
<b>cấu trúc và từ rút gọn trang 28)</b>
a. Viết mẫu câu lên bảng, và chỉ vào
những từ trên bảng trong khi mở băng.


Cả lớp nhắc lại.


b. Viết lên bảng dạng rút gọn để giải
thích


<i>It is = It’s</i>


Học sinh luyện đọc <i>It is, it’s.</i> Khi học
sinh đọc, giáo viên chỉ vào bảng.
<b>4. Practice (Luyện tập)</b>


a. Gọi một số nhóm ba học sinh lên bảng
thực hiện đoạn hội thoại.


b. Học sinh đứng thành ba hàng, quay
mặt vào bảng. Học sinh đứng đầu hàng


luyện bài hội thoại, dùng tên thật của


mình hoặc tên tự chọn. Sau đó đi về cuối
hàng. Học sinh luyện đoạn hội thoại đó
ba lần; như vậy học sinh nào cũng được
luyện cả ba vai. Giáo viên đi quanh lớp
hỗ trợ nếu cần.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



1. <i><b>Find your partner </b></i>(xem trang 15).
Dùng ba bộ phiếu học sinh 33-44. Phát
cho mỗi học sinh một phiếu. Học sinh đi
quanh lớp, tìm xem ai có phiếu giống
mình. Học sinh khơng được đưa cho
nhau xem phiếu của mình, mà chỉ được
đọc to tên đồ vật mình có trong tay. Khi
ba học sinh đã tìm thấy nhau, luyện bài
hội thoại với nhau theo Let’s Talk.
2. <i><b>Living Sentences </b></i>(xem trang 16).
Dùng bốn câu sau đây: This is my
friend. This is my mother. It’s nice to
meet you. It’s nice to meet you, too.
Chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm
một câu. Mỗi nhóm phải chọn đủ số
lượng học sinh ngang với số lượng từ
trong câu đó. Phát cho mỗi học sinh một
phiếu có một từ trong câu của nhóm
mình. Học sinh khơng được phép nói gì
khác, chỉ được đọc to từ của mình. Khi


các thành viên đã hết lượt nói ra từ của
mình, cả nhóm xếp từ lại thành câu có
nghĩa, sau đó đọc to câu của nhóm mình
cho giáo viên nghe. Nếu đúng, giáo viên
nói Yes. Nếu sai, nói No. Nếu nhóm nào
dựng câu sai phải hội ý với nhau làm lại.


<i>Kate: Hi, mom! I’m home. This is my friend, Andy. This is my mother.</i>
<i>Andy: It’s nice to meet you, Mrs. Hill.</i>


<i>Mrs Hill: It’s nice to meet you, too, Andy.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<b>Tip:</b>


Yêu cầu học sinh mang ảnh hoặc tranh
vẽ gia đình mình vào buổi học sau.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở lớp
hoặc ở nhà theo Workbook (Sách bài
tập)


Trang 28
<b>A. Trace </b>


Học sinh đọc hướng dẫn sau đó tơ chữ
trong bong bóng.


<b>B. Draw and Trace</b>



Học sinh đọc và tơ chữ câu bên dưới
khung. Sau đó vẽ ảnh gia đình mình
trong khung.


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Dùng ngữ liệu ở trang 34 để hỗ trợ bài
học.


Xem Hướng dẫn Giáo viên trong
Grammar and Listening Activity Book 1


<b>LET’S SING</b>



<b>WARM UP AND REVIEW </b>


<b>(Khởi động và ôn tập)</b>



1. Hát một lần bài “This is my friend”
(sách học sinh trang 21) để ơn lại. Sau
đó chia lớp thành từng nhóm nhỏ. Học
sinh vừa hát vừa đóng vai giao tiếp theo
bài hát. Hát lại, sử dụng tên thật của học
sinh.


2. <b>Finger-friend. </b>Học sinh vẽ ba khuôn
mặt trên đầu ngón tay của mình, gọi là
finger-friend. (Nếu khơng thích, học sinh
có thể vẽ ba khn mặt trên giấy). Học
sinh đặt tên cho ba người bạn, và giới


thiệu từng “người” với bạn trong nhóm.
<b>Từ vựng:</b><i> Nice to meet you. Nice to meet you, too.</i>


<b>Mẫu câu:</b><i>father, sister, brother </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

S1 nói với S2 (giơ ngón tay thứ nhất
lên): This is my friend, (Mari).


S2: Hi, (Mari). (Giơ ngón tay thứ nhất
lên). This is my friend, (Ken).


S1: Hi, (Ken).


Học sinh cố gắng giới thiệu “fringer
friends” với càng nhiều bạn càng tốt.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu </b>


<b>ngữ liệu)</b>



<b>1. Introduce the vocabulary (Giới </b>
<b>thiệu từ mới)</b>


a. Giáo viên giới thiệu từ mới, dùng
phiếu giáo viên 53-56 (thành viên gia
đình). Cả lớp nhắc lại mỗi từ vài lần.
<b>Pronunciation Tip:</b>


Hướng dẫn học sinh đặt đầu lưỡi giữa
hai hàm răng khi phát âm /th/ hữu thanh
trong các từ: mother, father và brother.


b. Dạy từ “family” Vừa chỉ vào các
thành viên trong gia đình Kate vừa nói
This is Kate’s family. Học sinh nhắc lại
từ family vài lần.


<b>2. Practice (Luyện tập)</b>


Chia học sinh thành từng đôi. Luyện
nhanh, sử dụng phiếu học sinh 53-56
(thành viên gia đình).


S1 vẽ một phiếu: This is my (mother).
S2 vẽ một phiếu: This is my (sister).


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 29 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 29)</b>


Giơ trang sách này hoặc tranh tường cho
học sinh xem. Học sinh miêu tả từng
nhân vật và xác định họ nói gì.


<b>2. Students open their books to page </b>
<b>29 (Học sinh mở sách trang 29)</b>
a. Mở băng. Học sinh vừa nghe vừa chỉ
vào tranh trong sách.


b. Tập đọc lời của bài hát (khơng có


nhạc)


c. Hát từng dịng của bài hát khơng mở
băng. u cầu học sinh hát theo. Gọi
bốn học sinh lên bảng đóng vai mother,
father, sister, brother. Chỉ vào từng nhân
vật khi giới thiệu.


d. Mở cả bài lên và yêu cầu học sinh hát
theo băng.


<b>3. Practice (Luyện tập)</b>


a. Chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm
hát một dịng trong bài hát. Hát theo
băng.


Nhóm A: <i>This is my (mother).</i>
Nhóm B: <i>Nice to meet you.</i>
Nhóm C: <i>Nice to meet you, too.</i>


b. Gọi một số học sinh xung phong lên
bảng đóng vai Kate và các thành viên


<i>This is my mother. Nice to meet you.</i>
<i>Nice to meet you, too.</i>


<i>This is my father. Nice to meet you.</i>
<i>Nice to meet you, too.</i>



<i>This is my sister. Nice to meet you.</i>
<i>Nice to meet you, too.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

trong gia đình Kate. Giúp nhóm học sinh
này hát theo băng.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



1. <i><b>Show and Tell</b></i>. Giáo viên giới thiệu
các thành viên trong gia đình mình và
của học sinh trong lớp (theo ảnh). Đối
với lớp nhỏ, có thể gọi học sinh lên
bảng. Đối với lớp lớn, chia lớp thành
từng nhóm nhỏ. Học sinh mang ảnh gia
đình mình ra giới thiệu với các bạn trong
lớp.


2. <b>Walk and Talk </b>(xem trang 17)
Có thể cải biên cách chơi trên cơ sở
hướng dẫn trong Unit 1, Let’s Learn
Some More, Warm up and Review 2.
Mở bài “The family song,” học sinh đi
quanh lớp. Khi nhạc dừng, từng đôi học
sinh đứng lại quay mặt vào nhau và
luyện giới thiệu chào hỏi.


S1: Hi, my name is (John).
S2: I’m (Kate).


S1: Nice to meet you.


S2: Nice to meet you, too.


Đổi vai, sử dụng mẫu My name is … và
I’m …


c. <b>Guess what I’m saying.</b>


Giáo viên dùng cử chỉ và mấp máy môi
nói một câu. Cả lớp đốn giáo viên đang
nói gì.


a. Mở cửa ra vào, đặt cặp sách xuống,
mấp máy mơi câu: I’m home. Học sinh


đốn. Học sinh nào đốn được thì nói to
câu đó lên.


b. Chỉ vào một trong phiếu giáo viên
53-56 (thành viên gia đình) và mấp máy
mơi This is my (father). Học sinh đốn.
Học sinh nào đốn được thì nói to câu đó
lên.


c. Giáo viên giơ phiếu giáo viên 53
(father) lên cao trước mặt mình. Mấp
máy mơi: It’s nice to meet you. Học sinh
đoán và đáp lại: It’s nice to meet you,
too.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>




Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở nhà
hoặc ở lớp theo Workbook (Sách bài
tập)


Trang 29


<b>Draw and write (Tô và viết)</b>


Học sinh vẽ ảnh một số thành viên trong
gia đình mình. Viết chữ dưới tranh xác
định người đó là ai.


Đáp án (sẽ khác nhau). Ví dụ học sinh vẽ
mẹ và anh trai thì có đáp án như sau:
<i>This is my mother.</i>


<i>This is my brother.</i>


<i><b>Let’s Chant, Let’s Sing</b></i>


Trang 20: “The family song” Nhạc và
lời.


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

Xem phần Hướng dẫn Giáo viên của
Grammar and Listening Activity Book 1

<b>LET’S LEARN</b>




<b>WARM UP AND REVIEW </b>


<b>(Khởi động và ôn tập)</b>



1.Xáo trộn một số bộ phiếu học sinh
53-56 (thành viên gia đình). Chia thành
từng tập đều nhau, đặt xuống một vài
bàn. Học sinh đứng thành từng nhóm
xung quanh bàn. Học sinh lần lượt rút
từng phiếu tên, nhận diện: S1: This is
my (father). Học sinh dần lật phiếu lên
và xếp thành từng nhóm bốn người:
father, mother, sister, brother. Hạn chế
thời gian chơi. Khi hết giờ, nhóm nào có
nhiều số lượng gia đình có bốn người
hơn thì nhóm đó thắng cuộc.


2. Hát theo băng “The family song.” Lần
đầu hát đồng ca, sau đó từng nhóm sáu
học sinh. Yêu cầu học sinh bắt tay nhau
khi hát đến những câu giới thiệu.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu </b>


<b>ngữ liệu)</b>



<b>1. Introduce the new vocabulary (Giới</b>
<b>thiệu từ mới)</b>


a. Sử dụng Phiếu Giáo viên 57-59 (thành
viên gia đình) để giới thiệu từ mới. Giới
thiệu từng người một. Cả lớp nhắc lại vài


lần vừa giơ cao phiếu tương ứng.


b. <b>Yes/No Game. </b>Đặt phiếu giáo viên
53-59 (thành viên gia đình) lên rãnh
phấn trên bảng. Mỗi lần chỉ vào một
phiếu và nói tên thành viên ấy. Nếu đúng
tên, cả lớp đồng thanh Yes. Nếu sai, No.
Thỉnh thoảng cũng nên thay đổi cho học
sinh làm phiếu Yes/No để giơ lên.
<b>2. Practice.</b>


<b>Pass the Card </b>(xem trang 14). Phát cho
mỗi học sinh trong lớp một phiếu giáo
viên 53-59. Phát ngẫu nhiên. Khi nhận
được phiếu học sinh phải nhận diện xem
đó là ai, rồi chuyển cho người khác. Đối
với lớp đông, chia lớp thành từng nhóm,
và phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu học
sinh 53-59 để luyện như trên.


<b>3. Introduce the question-and-answer </b>
<b>pattern (Giới thiệu mẫu câu hỏi – trả </b>
<b>lời)</b>


a. Đặt phiếu giáo viên số 57


(grandmother) và 58 (grandfather) lên
rãnh phấn trên bảng. Dùng rối để làm
mẫu mẫu câu hỏi – trả lời.



Rối A (chỉ vào phiếu 57): <i>Who’s she?</i>
Rối B (chỉ vào phiếu 57): <i>She’s my </i>
<i>grandmother</i>.


Rối A (chỉ vào phiếu 58): <i>Who’s he?</i>
<b>Mẫu câu:</b><i>Who’s (she)? (She)’s my (grandmother).</i>


<b>Từ vựng:</b><i> grandmother, grandfather, baby sister</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

Rối B (chỉ vào phiếu 58): <i>He’s my </i>
<i>grandfather.</i>


b. Làm lại bước 3a ở trên để dạy tiếp về
những thành viên khác trong gia đình, sử
dụng phiếu giáo viên 53-60.


b. Học sinh nhắc lại các câu trả lời trong
bước 3b. Đưa rối A cho một học sinh.
Học sinh này chỉ vào một trong những
phiếu giáo viên 57-59, cả lớp đồng thanh
đặt câu hỏi, và giáo viên dùng rối B để
trả lời.


<b>Grammar Tip:</b>


Hướng dẫn học sinh dùng he và she khi
đặt câu hỏi. Đại từ nhân xưng he chỉ
người, giống đực, số ít; she chỉ người,
giống cái, số ít; it chỉ đồ vật hoặc súc
vật, số ít.



<b>4. Practice (Luyện tập)</b>


Chia lớp thành từng đôi, luyện mẫu câu
hỏi – trả lời, sử dụng phiếu học sinh
53-59 hoặc ảnh hưởng của gia đình. Đi
quanh lớp hỗ trợ học sinh, nếu cần.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 30 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 30)</b>


Giơ tranh sách hoặc tranh treo tường lên
cho học sinh xem. Học sinh nhận diện và
miêu tả nhân vật.


<b>2. Student open their books to page 30</b>
<b>(Học sinh mở sách trang 30)</b>


a. Mở băng. Học sinh nghe và chỉ vào
tranh trong sách.


b. Mở lại băng. Dừng từng câu cho cả
lớp nhắc lại đồng thanh.


<b>3. Giới thiệu mẫu câu và dạng rút gọn </b>
<b>ở trang 30</b>



a. Viết mẫu câu lên bảng. Chỉ vào những
từ trên bảng trong khi mở băng.


Học sinh nhắc lại.


b. Giải thích dạng rút gọn trên bảng.
<i>Who is = Who’s</i>


<i>She is = She’s</i>
<i>He is = He’s</i>


Hướng dẫn học sinh đọc cả hai dạng đầy
đủ và rút gọn. Who is (she)? (She) is my
grandmother và Who’s (she)? (She)’s
my grandmother. Chỉ vào các dạng này
ở trên bảng khi luyện cho học sinh đọc.
<b>4. Vocabulary</b>


a. Mở băng cả lớp vừa nghe vừa chỉ vào
tranh trang 31.


<i>Andy: Who’s she?</i>


<i>Kate: She’s my grandmother.</i>
<i>Andy: Who’s he?</i>


<i>Kate: He’s my grandfather.</i>


<i>Who is she? She is my grandmother.</i>
<i>Who is he? He is my grandfather.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

b. Mở lại băng. Dừng sau mỗi câu cho cả
lớp nhắc lại đồng thanh.


<b>5. Ask your partner</b>


a. Mở băng. Học sinh chỉ vào một học
sinh nam và một học sinh nữ khi nghe
băng về hoạt động trong trang 31.


Mở băng lại. Học sinh nhắc lại.


b. Mở băng phần tiếp theo. Học sinh vừa
nghe câu hỏi – trả lời vừa chỉ vào tranh.


c. Chia lớp thành hai nhóm. Luyện mẫu
câu hỏi – trả lời với những từ trang 31,
dùng một học sinh nam và một học sinh
nữ làm mẫu.


Nhóm A: Who’s (he)?
Nhóm B: (He’s my father.)


Đổi vai vài lần để luyện. Học sinh tiếp
tục luyện theo đôi, dùng phiếu học sinh
53-60 (thành viên gia đình).


<b>6. Say these.</b>


a. Học sinh xem tranh ở cuối trang 31,


đồng thời mở băng. Mở lại băng. Học
sinh nhắc lại.


<i>Kate: She is my sister. He is my friend.</i>
b. Học sinh xung phong dựng câu mới,
thay thế sister và friend bằng những
thành viên khác trong gia đình. Hoạt
động này giúp giáo viên chỉ đạo được
học sinh đúng đại từ. Một cách lý tưởng
nhất là giáo viên có thể huy động học
sinh mang ảnh gia đình mình và bạn bè
đến lớp để luyện.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



1. <i><b>Concentration</b></i> (xem trang 14). Tiến
hành trò chơi này theo hướng dẫn trong
Unit 3, Let’s Listen, Extension 1. Đặt
phiếu học sinh 53-59 úp xuống mặt bàn.
Mỗi học sinh mỗi lần được lật một
phiếu, và nhận diện thành viên gia đình.
S1: (She’s) my (sister). (He’s) my
(father).


2. <i><b>Draw and Tell.</b></i>


Học sinh vẽ tranh gia đình mình. Luyện
đôi: dùng tranh vừa vẽ để giới thiệu
thành viên gia đình mình với bạn luyện.
S1 (chỉ vào một người trong tranh của


S2): Who’s (he)?


<i>Girl: Who’s he?</i>
<i>Boy: He’s my father.</i>


<i>1. Who is he? He’s my father.</i>
<i>2. Who is she? He’s my mother.</i>
<i>3. Who is she? She’s my sister.</i>
<i>4. Who is he? He’s my brother.</i>


<i>5. Who is she? She’s my grandmother.</i>
<i>6. Who is he? He’s my grandfather.</i>
<i>7. Who is she? She’s my baby sister.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

S2: (He)’s my (brother). (chỉ vào một
người trong tranh của S1) Who’s (she)?
Giáo viên đi quanh lớp, hỗ trợ học sinh,
nếu cần. Chú ý giúp học sinh sử dụng
đúng đại từ nhân xưng.


<b>3. Worksheet Activity</b>


Photo trang bài tập “Family Tree” ở cuối
quyển sách này để luyện thêm.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở lớp
hoặc ở nhà theo Workbook (Sách bài
tập)



Trang 30-31
<b>A. Trace.</b>


Học sinh đọc và tô chữ tên của các thành
viên trong gia đình.


<b>B. Circle.</b>


Học sinh nhìn tranh và khoanh trịn đại
từ thích hợp (giống đực, giống cái).
Đáp án


<i>1. she</i>
<i>2. he</i>
<i>3. she</i>
<b>C. Trace.</b>


Học sinh đọc to và tô chữ các câu.
<b>D. Circle and write.</b>


Học sinh nhìn tranh, khoanh trịn từ
tương ứng, sau đó điền từ vào chỗ trống
để hồn thành câu.


Đáp án:


1. These are my brothers.
<i>2.</i> These are my friends.



<i><b>Let’s Chant, Let’s Sing</b></i>


Dùng những bài đọc theo nhịp để bổ trợ
cho bài học.


Trang 21: “Who’s she?” Bài đọc này
luyện cách dùng mẫu câu hỏi – trả lời
Wh-.


<i><b>Let’s Go Picture Dictionary</b></i>


Dùng những trang sau đây trong từ điển
để hỗ trợ bài học.


Trang 26-27: Family (Gia đình)


1. Ôn lại những từ vựng 1-6 ở trang 27.
Dạy từ mới: aunt, uncle, và cousin, nếu
cần.


2. Giúp học sinh ôn lại mẫu câu hỏi – trả
lời.


a. Chỉ vào đồ vật ở trang 26 và làm mẫu
câu hỏi – trả lời


<i>T: Who’s (she)? She’s my (aunt).</i>


b. Làm mẫu câu hỏi – trả lời với một học
sinh. Tiếp tục với các học sinh khác nếu


thấy cần thiết.


c. Học sinh tiếp tục luyện đôi, dùng
tranh trang 26.


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Sử dụng ngữ liệu trong trang 36-37 để
hỗ trợ bài học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<b>LET’S LEARN SOME </b>


<b>MORE</b>



<b>WARM UP AND REVIEW </b>


<b>(Khởi động và ôn tập)</b>



1. Chia lớp thành hai đội. Cho phiếu học
sinh 53-60 vào trong túi. Học sinh đội A
lấy ra một phiếu, giơ cao và hỏi Who’s


(he)? Một học sinh đội B trả lời, (He’s)
my friend. Câu trả lời hoặc câu hỏi đúng
được một điểm. Đổi vai luyện tiếp cho
đến khi mọi học sinh đều có cơ hội hỏi
và trả lời.


2. Hát bài “The family song” và đóng
các vai thành viên trong gia đình. Để
thay đổi khơng khí, cho các nhóm đóng
thay đổi vai. Ví dụ: nhóm thứ nhất hát


khẽ, dùng cử chỉ để giới thiệu thành viên
trong gia đình (theo bài hát). Một nhóm
khác hát to và cũng dùng cử chỉ để giới
thiệu thành viên gia đình.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu </b>


<b>ngữ liệu)</b>



<b>1. Introduce the vocabulary (Giới </b>
<b>thiệu từ mới)</b>


a. Dùng Phiếu giáo viên 61-68 (tính từ)
hoặc tranh cắt báo để giới thiệu những
cặp tính từ như tall/short, young/old,
pretty/ugly, và thin/fat. Dùng cử chỉ để
giải thích sự tương phản về nghĩa giữa
các cặp tính từ đó.


b. Học sinh đọc từ mới theo giáo viên.
<b>Vocabulary Tip:</b>


Tính từ old dùng cho người, súc vật, đồ
vật: an old friend, an old cat, an old
book. Ngược lại young chỉ dùng cho
người và súc vật: a young mother, a
young cat. Còn đối với đồ vật chúng ta
dùng new.


<b>Mẫu câu:</b><i>He’s (tall). She’s (short).</i>



<b>Từ vựng:</b><i>tall, short, young, old, pretty, ugly, thin, fat</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

c. Phát tranh cho học sinh. Cả lớp đứng
dậy. Giáo viên nói một tính từ đi với
người. T: (old). Học sinh nào có tranh
chỉ đúng tính từ ấy thì đứng im. Các học
sinh khác ngồi xuống.


<b>2. Practice.</b>


a. Đặt phiếu giáo viên 61-68 lên rãnh
phấn trên bảng. Đánh số 1-8 bên trên
phiếu. Giáo viên gọi một số. Học sinh
nói tính từ tương ứng với số ấy.
b. Học sinh đặt Phiếu học sinh 61-68
ngửa mặt lên bàn. Luyện đơi: lần lượt
miêu tả người trong tranh (tính từ): S1
(pretty). S2 chỉ vào tranh tương ứng.
3. <b>Introduce the pattern.</b>


<b>a. </b>Xếp phiếu giáo viên 61-68 (tính từ)
lên bàn trước mặt học sinh. Mỗi lần giáo
viên giơ cao một phiếu cho học sinh xem
rồi đặt vào rãnh phấn trên bảng, miêu tả
nó. T: (She’s) (short). Sau đó lại giơ lên
một phiếu có tính từ trái nghĩa. T: (She’s
short). (He’s tall).


b. Học sinh giơ phiếu học sinh tương
ứng và đọc to câu đó lên.



<b>Grammar tip:</b>


Tính từ tiếng Anh không thay đổi dạng
thức dù đi với danh từ giống đực, giống
cái hay giống trung, số ít hay số nhiều.
<b>4. Practice.</b>


<b>a. </b>Đặt tranh cắt báo xung quanh lớp học
không theo một trật tự nào. Học sinh đi
quanh lớp theo từng nhóm nhỏ. Giáo


viên miêu tả một người trong tranh. T:
(She’s) (thin). Với mỗi loại thường có
hai, ba tranh. Mỗi nhóm học sinh khi
nghe miêu tả phải tìm được tranh tương
ứng. Cả lớp nhắc lại lời của giáo viên.
<b>b. </b>Phát phiếu học sinh 61-68 (tính từ)
và/hoặc tranh cắt báo dùng để học từ.
Gọi học sinh xung phong đứng dậy, giơ
cao tranh và miêu tả cho cả lớp nghe.
S1: (She’s) (ugly). Cả lớp nhắc lại.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 32 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 32)</b>


Cho học sinh xem trang 32 hoặc tranh


tường. Giáo viên chỉ vào tranh, gọi học
sinh miêu tả.


<b>Tip:</b>


Những nhân vật thần thoại trong bài này
dùng để dạy tính từ. Hãy dành thời gian
trả lời câu hỏi của học sinh hoặc giải
thích các nhân vật bằng ngôn ngữ đơn
giản.


<b>2. Student open their books to page 32</b>
<b>(Học sinh mở sách trang 32)</b>


a. Mở băng. Học sinh vừa nghe vừa chỉ
vào tranh trong sách.


b. Mở lại băng. Dừng lại từng câu cho
học sinh nhắc lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<b>3. Present the paradigm and </b>
<b>contraction on page 32 (Giới thiệu </b>
<b>mẫu câu và dạng rút gọn ở trang 32)</b>
a. Viết mẫu câu lên bảng. Chỉ vào những
từ trên bảng trong khi mở băng.


Học sinh nhắc lại.


b. Giải thích dạng rút gọn lên bảng
<i>He is = He’s</i>



<i>She is = She’s</i>


Học sinh luyện đọc cả hai dạng: <i>cannot</i>
và <i>can't</i>. Giáo viên chỉ vào giải thích
trên bảng khi học sinh luyện.


<b>4. Vocabulary.</b>


a. Mở băng. Học sinh lắng nghe và chỉ
vào tranh tường trang 32.


b. Mở lại băng. Dừng sau mỗi câu cho cả
lớp nhắc lại đồng thanh.


<b>5. Practice.</b>


a. Mở băng. Học sinh chỉ vào Sam (mèo
đen) và Ginger (mèo cam) trong khi
nghe làm mẫu những hoạt động ở trang
32.


Sam: <i>He’s young.</i>
Ginger: <i>He’s old.</i>


b. Mở băng phần tiếp. Học sinh nghe và
chỉ vào tranh.


<i>1. He’s young. He’s short.</i>
<i>2. He’s tall. She’s short.</i>


<i>3. She’s pretty. She’s ugly.</i>
<i>4. He’s thin. He’s fat.</i>


c. Luyện đôi. Miêu tả tranh. S1: He’s
(young). S2: She’s (old).


<b>6. Guess.</b>


a. Xem hoạt động ở trang 33. Gọi học
sinh xung phong lên đọc câu đố (riddle).
Cả lớp miêu tả người trong tranh.


Ss: (She) is my (grandmother).


b. Mở băng ghi âm. Học sinh vừa nghe
băng vừa chỉ vào tranh tương ứng.
<i>1. She is old. She is pretty. Who is she? </i>
<i>She is my grandmother.</i>


<i>2. She is pretty. She is short. Who is </i>
<i>she? She is my mother.</i>


<i>3. He is tall. He is thin. Who is he? He is</i>
<i>my grandfather.</i>


<i>4. She is young. She is fat. Who is she? </i>
<i>She is my baby sister.</i>


c. Luyện đôi: học sinh làm việc theo đơi,
tiếp tục dùng tranh miêu tả, phán đốn


nhân vật. Dùng tranh trong sách để
luyện. Giáo viên đi quanh lớp, hỗ trợ học
sinh, nếu cần.


<b>LEARN THE ALPHABET</b>



<b>1. Review the names and sounds of the</b>
<b>letters A-F (Ôn lại tên và cách phát </b>
<b>âm chữ cái A-F)</b>


<i>He’s tall. She’s short.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

Chia lớp thành từng nhóm sáu học sinh,
mỗi thành viên trong nhóm nhận một
chữ cái từ A đến F. Học sinh nào nghe
thấy chữ cái của mình thì đứng dậy.
<b>2. Học sinh mở sách trang 33</b>


<b>a. </b>Mở băng. Học sinh vừa nghe vừa chỉ
vào chữ cái và tranh ở cuối trang.
<i>G, /g/, girl. H /h/ house. I /i/ ink. J /j/ </i>
<i>jump rope.</i>


<b>b. </b>Mở lại băng. Dừng lại sau mỗi chữ cái
cho học sinh nhắc lại.


<b>3. Giới thiệu các âm của G, H, I và J.</b>
<b>a. </b>Viết chữ G in và g thường với từ girl
lên bảng. Gạch chân chữ g trong từ girl.
Chỉ vào D và d trên bảng.



T: /gee/ là tên của chữ cái G, /gee/, /gee/,
/gee/


Học sinh nhắc lại. Chỉ vào chữ g trong
girl.


T: /g/ âm của chữ g trong girl. Girl, girl,
girl.


Học sinh nhắc lại.


b. Học sinh bắt đầu nghĩ thêm một số từ
bắt đầu bằng chữ cái G, như green, gray,
grandmother, và grandfather.


c. Làm lại bước 3a và 3b ở trên để dạy H
/h/ house, I /âm i ngắn/ ink, và J /j/ jump
rope.


<b>4. Writing practice.</b>


<b>a. </b>Chỉ cho học sinh cách viết chữ
thường, sau đó tiếp tục giới thiệu chữ G
in. Tiếp tục giới thiệu H h, I i, J j.


b. Luyện viết cho học sinh mới tập viết
trên giấy có dòng kẻ.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>




1. <i><b>Guessing Game </b></i>(xem trang 16). Chia
lớp thành hai đội. Đặt tập phiếu giáo
viên 53-59 xuống bàn trước lớp. Một
học sinh đội A nhặt một phiếu lên, miêu
tả nội dung nhưng không giơ phiếu cho
lớp xem. S1: He’s old. He’s thin. Who’s
he? Một học sinh đội B đoán xem người
trong tranh là ai. S2: He’s my


grandfather. Sau đó một học sinh đội B
chọn phiếu và tiếp tục chơi. Mỗi câu hỏi
hoặc câu trả lời đúng được một điểm.
2. <i><b>Rebus Sentence. </b></i>Tiến hành những
hoạt động đã miêu tả trong Unit 2, Let’s
Learn Some More, Extension 3. Sử dụng
từ ở cuối trang 33 để luyện. Dùng thêm
những từ mà học sinh đã biết bắt đầu
bằng H, I, và J.


<b>3. Worksheet Activity</b>


Phô tô lại trang bài tập “Funny Families”
ở cuối quyển sách này để luyện thêm
cho học sinh về vần chữ cái.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>


Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở lớp
hoặc ở nhà theo Workbook (Sách bài


tập)


Trang 32-33


<b>A. Find the words.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<b>B. Trace. </b>


Học sinh đọc và tơ chữ những từ trong
bong bóng.


<b>C. Circle and Write.</b>


Học sinh xem tranh và khoanh trịn tính
từ miêu tả người. Sau đó điền tính từ vào
chỗ trống.


Đáp án:


<i>1. short. He is short.</i>
<i>2. young. She is young.</i>
<i>3. pretty. She is pretty.</i>
<i>4. fat. He is fat.</i>


<b>D. Circle and write.</b>


Học sinh nhận diện đồ vật trong tranh và
khoanh tròn chữ cái đầu tiên của từ. Sau
đó điền chữ cái vào từ dưới tranh để
hồn thiện từ đó.



<i><b>Let’s Chant, Let’s Sing</b></i>


Dùng một hoặc nhiều bài tập đọc theo
nhịp sau để hỗ trợ bài học.


Trang 22: “Pencils and a Pen” Bài đọc
theo nhịp này luyện danh từ và tính từ.
Trang 23: “The tall teacher chant” Bài
đọc theo nhịp này luyện miêu tả hình
dáng và nhận diện người. Giới thiệu từ
<i>teacher.</i>


<i><b>Let’s Go Picture Dictionary</b></i>


Dùng những trang sau đây trong từ điển
để hỗ trợ bài học.


Trang 26-27: Family (Gia đình)


1. Ơn lại những từ trong mục 1-6 (và
7-9, nếu đã dạy) trong tranh 27.


2. Cùng với một học sinh làm mẫu, dùng
mẫu câu của Let’s Learn và Let’s Learn
Some More.


T: Who’s he?
S1: He’s my father.
T: He’s tall.



S1: Yes, he is.


3. Luyện tiếp. Học sinh luyện lại đoạn
hội thoại và nhắc lại theo giáo viên từng
câu một.


4. Học sinh tiếp tục luyện theo đôi, dùng
thêm những từ trong Let’s Learn Some
More.


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Dùng ngữ liệu trong trang 38 – 39 để hỗ
trợ bài học.


Xem hướng dẫn giáo viên của Grammar
and Listening Activity Book 1


<b>LET’S MOVE</b>



<b>Mẫu câu: </b><i>(don’t) go to sleep, wake up, do homework, eat dinner, make a mess, clean </i>
<i>up, watch TV, play the piano</i>


<b>Từ vựng: </b><i>good morning, good night</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<b>WARM UP AND REVIEW </b>


<b>(Khởi động và ơn tập)</b>



1. Ơn nhanh mệnh lệnh trong lớp của


Unit 3, dùng phiếu giáo viên 45-5. Giơ
cho học sinh xem phiếu và yêu cầu học
sinh ra lệnh.


2. <i><b>Robot</b></i>. Luyện theo hướng dẫn Unit 3,
Let’s Move, Extension 1. Xếp phiếu giáo
viên 45-52 (mệnh lệnh trên lớp) dọc theo
rãnh phấn trên bảng. Học sinh lần lượt
đóng vai robot. Các thành viên trong
nhóm ra một loạt lệnh cho robot thực
hiện.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu </b>


<b>ngữ liệu)</b>



<b>1. Introduce the new vocabulary (Giới</b>
<b>thiệu từ mới)</b>


a. Giới thiệu cách chào Good night! Và
Good morning! Bằng kỹ thuật đóng vai
giao tiếp. Cả lớp nhắc lại từng nhóm từ
trên, kèm theo cử chỉ.


<b>2. Present the commands.</b>


a. Dùng kỹ thuật TPR (Total Physical
Response) (xem trang 10) để làm mẫu
mệnh lệnh. Vừa ra lệnh bằng lời vừa làm
theo lệnh. Làm mẫu mệnh lệnh theo
nhóm. Đối với lệnh “Do your


homework” giáo viên giơ cao quyển
Workbook để giới thiệu bài tập tiếp theo.
b. Ra lệnh và cả lớp làm theo lệnh.


c. Làm đi làm lại vài lần. Học sinh làm
theo lệnh và đồng thanh nhắc lại mệnh
lệnh đó.


<b>3. Play a Game</b>


<b>Charades. </b>(xem trang 14). Chia lớp
thành từng đội. Dùng phiếu giáo viên
69-76 để luyện học sinh thực hiện lệnh,
nhưng khơng nói. Cứ mỗi mệnh lệnh
được nhận biết đúng thì được một điểm.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 34 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 34)</b>


Giơ trang sách này cho học sinh xem.
Học sinh nhìn tranh ra lệnh và làm theo
lệnh.


<b>2. Students open their books to page </b>
<b>34 (Học sinh mở sách trang 34)</b>
a. Mở băng. Học sinh lắng nghe và chỉ
vào hành động tương ứng trong tranh.



b. Mở lại băng. Học sinh nghe vừa làm
theo lệnh vừa nhắc lại lệnh đó.


c. Gọi học sinh xung phong chỉ vào
tranh trong sách và ra lệnh (với sự giúp


<i>1. Go to sleep</i>
<i>2. Wake up</i>
<i>3. Do homework</i>
<i>4. Eat dinner.</i>
<i>5. Make a mess.</i>
<i>6. Clean up.</i>
<i>7. Watch TV.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

đỡ của giáo viên). Cả lớp thực hiện lệnh
và nhắc lại lệnh. Thay đổi học sinh xung
phong và tiếp tục luyện.


<b>3. Present the paradigm and </b>
<b>contraction on page 34 (Giới thiệu </b>
<b>mẫu câu và dạng rút gọn ở trang 34).</b>
a. Viết mẫu câu lên bảng. Chỉ vào những
từ trên bảng trong khi mở băng.


Vẽ một cái TV lên bảng và đặt một dấu
gạch chéo.


<b>Tip:</b>



Có thể dùng ngôn ngữ cử chỉ để luyện
Do not/ Don’t look stern (nghiêm khắc),
shake your head (lắc đầu), wag your
finger (vung vẩy ngón tay), make an “X”
with your arm (bắt chéo tay) …


Học sinh nhắc lại theo băng. Cho học
sinh dùng ngôn ngữ cử chỉ để miêu tả.
b. Giải thích dạng rút gọn trên bảng.
Do not = Don’t


Hướng dẫn học sinh đọc cả hai dạng đầy
đủ và rút gọn.


Do not watch TV.
Don’t watch TV.


c. Chỉ vào các dạng này ở trên bảng khi
luyện cho học sinh đọc.


d. Mở lại băng cho học sinh nhắc lại.
<i>Don’t watch TV.</i>


<i>Don’t sit down.</i>
<i>Don’t make a mess.</i>


e. Học sinh nhắc lại mẫu câu, dùng don’t
cho những mệnh lệnh còn lại. Gợi ý
bằng phiếu giáo viên 69-76 (mệnh lệnh ở
nhà).



<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



1. Gọi học sinh đứng dậy. Giáo viên nói
sit down. Cả lớp làm theo lệnh. Học sinh
phải ngừng ngay khi nghe lệnh Don’t sit
down! Cứ 5 giây lại ra một lệnh. Ra lệnh
ngẫu nhiên, không theo trật tự nào.
2. Chia lớp thành từng nhóm hoặc đơi.
Dùng một số phiếu học sinh 69-76
(mệnh lệnh ở nhà). Dùng một số phiếu
trắng, với số lượng ngang với số phiếu
trên. Học sinh viết dấu gạch chéo X lên
một nửa phiếu trắng. Nửa kia để trống
(làm cả hai mặt như nhau). Học sinh trộn
phiếu rồi xếp phiếu úp mặt xuống theo
từng chồng. Xếp một chồng phiếu trống
(mặt trắng ngửa lên). S1 lật mỗi chồng
một phiếu. Nếu lệnh đi đôi với một
phiếu trống thì S1 ra một lệnh khẳng
định. S1: Make a mess. Nếu lệnh khớp
với một phiếu có dấu X thì ra một lệnh
phủ định. S1: Don’t make a mess. Luyện
cho đến khi tất cả các phiếu đều được
lật. Nếu thời gian cho phép, trộn phiếu
lại và chơi lại.


3. <i><b>Board Race</b></i>. (xem trang 14) Chơi theo
hướng dẫn trong Unit 1, Let’s Learn,
Extension 1. Chia lớp thành hai đội. Xếp


phiếu giáo viên 69-76 (mệnh lệnh ở nhà)


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

vào rãnh phấn trên bảng. Ra lệnh. Mỗi
đội một học sinh chạy đua lên bảng
chạm tay vào phiếu tương ứng, nói to
mệnh lệnh, dùng Don’t.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở lớp
hoặc ở nhà theo Workbook (Sách bài
tập)


Trang 34


<b>A. Match and trace.</b>


Học sinh nối mệnh lệnh với tranh tương
ứng, sau đó tơ chữ.


<b>B. Trace.</b>


Học sinh tơ các câu mệnh lệnh phủ định.


<i><b>Let’s Chant, Let’s Sing</b></i>


Sử dụng bài luyện đọc theo nhịp để bổ
sung bài học.


Trang 24: “Bess, Bess. Don’t make a


mess.” Bài này luyện mệnh lệnh phủ
định.


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Sử dụng ngữ liệu ở trang 40 để hỗ trợ
bài học


Xem Hướng dẫn Giáo viên trong
Grammar and Listening Activity Book 1


<b>LET’S LISTEN</b>



<b>WARM UP AND REVIEW </b>


<b>(Khởi động và ôn tập)</b>



<b>1. Let’s Talk</b>
<b>Mẫu câu:</b> Ơn tập tồn bài


<b>Từ vựng:</b> Ơn tập toàn bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

<b>Role-play. </b>Học sinh lên bảng theo nhóm
ba người để thực hiện bài tập giới thiệu
bạn. Học sinh bắt đầu bằng vai Kate: Hi,
I’m home! Sau đó giới thiệu bạn mình
với các thành viên gia đình. Hoặc S1
giới thiệu S2 với S3.


<b>2. Let’s Learn</b>



<i><b>a. Tic-Tac-Toe </b></i>(xem trang 16). Chia lớp
thành hai đội. Vẽ một bảng 9 ô vuông.
Cho một học sinh đội A xem một phiếu
giáo viên 53-60 (thành viên gia đình). T:
Who’s (she)? S: She’s my grandmother.
Nếu học sinh trả lời đúng đội đó gạch X
hoặc O vào ô vuông. Đội đầu tiên được
ba X hoặc O trên một hàng thì thắng
cuộc.


<i><b>b. Memory Chain. </b></i>Phát cho mỗi nhóm
một bộ phiếu học sinh 53-60 (thành viên
gia đình). Đặt phiếu úp xuống bàn giữa
nhóm. S1 lật phiếu đầu tiên và nhận diện
nó. S1: She’s my (grandmother). S2
nhắc lại câu trên rồi lật phiếu tiếp theo
và nhận diện. S2: She’s my


(grandmother). She’s my (sister). S3
nhắc lại hai câu trên rồi lật phiếu tiếp
theo và nhận diện nó. Cứ như vậy tiếp
tục xem có thể nhận diện được bao nhiêu
thành viên gia đình mà khơng mắc lỗi.
Nếu muốn trị chơi khó hơn, học sinh
phải nhận diện mỗi phiếu bằng hai câu,
ví dụ: She’s my grandmother and she’s
old. S2 và S3 phải nhắc lại tất cả những


câu đã nói trước đó rồi thêm câu của
mình vào.



<b>3. Let’s Learn Some More</b>


<b>a. </b><i><b>Opposites</b></i>. Chia lớp thành nhiều đội
nhỏ. Giáo viên gọi tên một tính từ (lấy
trong phiếu giáo viên 61-68). Đội nào
gọi tên được một tính từ ngược nghĩa với
tính từ đó thì được một điểm.


b. Chia lớp thành nhiều đội khác nhau.
Xếp phiếu giáo viên 53-60 (thành viên
gia đình) vào rãnh phấn trên bảng. T:
He’s tall. He’s old. Who’s he? Học sinh
nào nhận diện được người đó thì dành
được một điểm cho đội mình. Sau khi đã
nhận diện được tất cả các thành viên thì
bắt đầu chơi theo phương thức một đội
miêu tả, một đội đoán người.


<b>4. Let’s Move.</b>


<b>a. Quick Drill (Luyện nhanh). </b>Gọi học
sinh đứng dậy. Giáo viên ra lệnh cho học
sinh thực hiện. Ra lệnh ngẫu nhiên, dùng
cả lệnh khẳng định lẫn lệnh phủ định. Ví
dụ: Do your homework. Don’t watch
TV. Play the piano. Go to bed. Sử dụng
mệnh lệnh đã học trong Unit 1-3.


<b>b. Supply the missing words. </b>Giáo viên


nói to từ cuối cùng của một mệnh lệnh
bao gồm hai hoặc ba từ. Học sinh điền
nốt những từ còn lại vào chỗ trống.
T: mess.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

Ss: Eat dinner.
T: sleep.


Ss: Go to sleep.


<b>PRESENTATION (Giới thiệu </b>


<b>ngữ liệu)</b>



Dạy học sinh cách làm một bài kiểm tra.
Trên bảng treo một bài mẫu giống như
bài ở trang 35, Sách Học sinh. Đặt Phiếu
Giáo viên 53-60 vào rãnh phấn trên
bảng, hoặc dính vào bảng bằng nam
châm hoặc băng dính. Vẽ chữ A dưới
phiếu thứ nhất, khoanh trịn chữ A lại, vẽ
chữ B, khoanh tròn lại, dưới phiếu thứ
hai. Gọi một học sinh lên đứng cạnh
phiếu, nhận diện một trong những phiếu
đó. T: (He’s) my (father). Học sinh chỉ
vào phiếu tương ứng và khoanh tròn chữ
cái tương ứng. Làm đi làm lại các bước
này với các Phiếu Học sinh khác nhau
cho đến khi học sinh hiểu cách chơi. Nếu
giáo viên muốn sử dụng hình thức này
như một bài kiểm tra chính thức, dùng


những câu hỏi tương tự, sau đó đi thẳng
vào bài tập trong phần bài viết ở bước 2b
dưới đây.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>1. Open your book to page 35 (Giáo </b>
<b>viên mở sách trang 35)</b>


Giơ trang sách này cho học sinh xem.
Học sinh nhận diện từ số 1-6. Ss: She is


my mother. She’s my grandmother. He’s
my brother… Học sinh nhận diện số 7-8.
<b>2. Students open their books to page </b>
<b>35 (Học sinh mở sách trang 35)</b>
a. Mở băng. Học sinh nghe và chỉ vào
tranh tương ứng.


b. Mở lại băng. Cho học sinh làm lại bài
tập này dưới dạng bài tập viết.


c. Sửa bài kiểm tra cho học sinh.
Đáp án:


1.b; 2.b; 3.a; 4.a; 5.b; 6.b; 7.b; 8.b
<b>3. Use the page for further review</b> (Sử
dụng trang 35 để ôn tập thêm)



Luyện đôi. Các đôi hỏi nhau theo số 1-6;
tập ra mệnh lệnh theo số 7-8.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



<b>1. </b>Chia lớp thành từng nhóm nhỏ hoặc
thành từng đôi. Dùng phiếu để chơi như
hướng dẫn trong Let’s Move, Extension
2.


<b>2. Bingo </b>(xem trang 13). Học sinh đặt
phiếu học sinh 53-68 (thành viên gia
đình, tính từ) ngửa mặt lên bảng khổ
4x4. Dùng một bộ phiếu giống như vậy
cho người gọi. Người gọi dùng câu hoàn


<i>1. She’s my mother.</i>
<i>2. He’s my grandfather.</i>


<i>3. Who’s she? She’s my baby sister.</i>
<i>4. Who’s he? He’s my father.</i>
<i>5. He’s tall.</i>


<i>6. She’s pretty.</i>
<i>7. Clean up.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

chỉnh để gọi phiếu. S1: She’s my sister.
Khi người gọi gọi đến phiếu nào thì học
sinh lật úp phiếu ấy xuống.



<b>Tip:</b>


Yêu cầu học sinh mang ảnh chụp hoặc
ảnh vẽ các thành viên trong gia đình đến
lớp để làm tài liệu luyện.


<b>Workbook (Sách bài tập)</b>



Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở nhà
hoặc ở lớp theo Workbook (Sách bài
tập)


Trang 35


<b>A. Match, trace and write.</b>


Học sinh tô chữ và khớp tranh tương
ứng.


Đáp án:


<i>1. She is pretty.</i>
<i>2. He is young.</i>
<i>3. She is short.</i>
<i>4. He is thin.</i>
<b>B. Connect and trace.</b>


Học sinh tô tên của các thành viên gia
đình, nối với hình vẽ cha mẹ, con cái
hoặc ông bà.



<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Dùng ngữ liệu ở trang 41 làm tài liệu hỗ
trợ cho bài học.


Xem Hướng dẫn Giáo viên trong The
Grammar and Listening Activity Book 1


<b>LET’S REVIEW</b>


<b>(UNITS 3-4)</b>



<b>REVIEW (Ôn tập)</b>
<b>Mẫu câu:</b> Ôn tập


<b>Từ vựng:</b> Ôn tập


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<b>1.Songs and Dialogue.</b>


a. Toàn lớp hát bài “This is my friend”
(Sách học sinh trang 21) và “The family
song” (sách học sinh trang 29). Hát đồng
ca.


b. Chia lớp thành những nhóm 3-4 học
sinh. Đóng vai giao tiếp: giới thiệu bạn
bè như hướng dẫn trong Unit 3.


S1: Hi, (Ken). This is my friend, (Mari).
S2: Hello, (Mari).



S3: Hi, (Ken).


c. Hai học sinh làm mẫu cách giới thiệu
theo nghi thức theo Unit 4.


S1: Hello, (Ms Lee).
T: Hello, (Amy)


S1 (thêm cử chỉ thích hợp) This is my
friend, (Mari). This is my teacher.
T (giơ tay cho S2) It’s nice to meet you.
S2 (bắt tay giáo viên) It’s nice to meet
you, too.


Chia lớp thành từng nhóm ba học sinh.
Các nhóm luyện giới thiệu bạn với nhau
hoặc giới thiệu bạn mình với giáo viên
hoặc cha mẹ.


<b>2. Vocabulary (Từ vựng)</b>


a. Trộn phiếu giáo viên 33-44 (đồ dùng
trong lớp) để trộn lẫn phiếu từ số ít và
phiếu từ số nhiều. Giơ phiếu cho lớp
xem để học sinh nhận diện đồ vật. Chú ý
nhắc học sinh phát âm âm s đứng cuối
danh từ số nhiều. Để luyện trí nhớ, giáo
viên có thể giơ nhanh lần lượt ba phiếu



cùng một lúc. Học sinh phải nói lại
những từ đó cho đúng trật tự.


b. <b>Opposites. </b>Xếp Phiếu Giáo viên
61-68 lên rãnh phấn trên bảng. Giáo viên
chỉ vào phiếu và nhận diện nội dung
(trong đó có một tính từ). Gọi học sinh
tìm một tính từ ngược nghĩa với tính từ
ấy.


c. <b>Family members. </b>Chia học sinh
thành từng nhóm nhỏ. Dùng ảnh gia đình
học sinh hoặc tranh vẽ để luyện học sinh
giới thiệu các thành viên trong gia đình
mình với bạn luyện. S: This is my
mother. She’s tall. Học sinh nào khơng
có ảnh gia đình thì dùng tranh trang 31,
sách học sinh.


<b>3. Structures (Cấu trúc câu)</b>


<b>a. </b>Đặt phiếu học sinh 33-44 (đồ dùng
trong lớp) úp xuống bàn trước lớp. Gọi
học sinh lên lật phiếu. Giáo viên hỏi
What is this? Hoặc What are these? Học
sinh nhận diện đồ vật: It’s a (crayon).
Hoặc They are (cassettes).


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

c. Giữ nguyên ba đội, mỗi đội ra đứng ở
một góc lớp. Mỗi đội đếm tất cả những


vật dụng xung quanh trong góc đứng của
đội mình, kể cả những đồ dùng trong cặp
sách của mỗi học sinh. Từng đội lần lượt
báo cáo những thứ đã đếm được.


Đội A: Desks.


Ss: How many desks?
Đội A: Ten desks.
<b>4. Commands.</b>


Ôn tập nhanh những mệnh lệnh đã học
trong Unit 3 và 4, sử dụng phiếu giáo
viên 45-52 (mệnh lệnh trong lớp) và
69-76 (mệnh lệnh ở nhà). Sử dụng mệnh
lệnh Don’t … một cách ngẫu nhiên bằng
cách giơ phiếu Don’t cùng với phiếu
giáo viên.


<b>OPEN YOUR BOOKS (Mở </b>


<b>sách)</b>



<b>A. Play a Game (Chơi trò chơi)</b>


<b>1.</b> Học sinh mở sách trang 36. Giáo viên
đặt câu hỏi về bức tranh ở trên bảng trò
chơi (game board), từng học sinh trả lời.
T: <i>What’s this?Who is this? What are </i>
<i>these? Is this a (table)? What color is it?</i>
<i>How many cassettes? … </i>Hỏi học sinh về


tất cả những bức tranh trên bảng, sau đó
cho ôn tập lại từ vựng bằng cách chỉ vào
tranh và nhận diện.


Đáp án


<i>A cassette, two girls, a marker, four </i>
<i>cassettes, two tables, a boy, three </i>
<i>markers, a table, two boys, a girl</i>
<b>2. </b>Luyện đôi. Học sinh dùng những đồ
vật đánh dấu (tiền xu, vòng nhỏ, v.v…)
để di chuyển trên bảng đồ chơi (game
board). Cho mỗi đơi một con xúc xắc.
<b>3. </b><i><b>Play the Game</b></i>. (Trị chơi này giống
như trò chơi cá ngựa, nhưng khác ở chỗ
trên mặt bảng trị chơi, trong từng ơ có
tranh/từ vựng học sinh đang học). Học
sinh lần lượt tung xúc xắc và đi một số ô
(spaces) tương đương với số trên mặt
xúc xắc tung được. Mức độ thách thức
đối với trị chơi có thể khác nhau (tùy
theo ý đồ của giáo viên). Một là, ở mức
độ dễ, yêu cầu học sinh nhận diện đồ vật
(ví dụ: a cassette), hai là, ở mức độ khó
hơn, tạo dựng một câu hồn chỉnh trong
đó có dùng cử chỉ đồ vật (ví dụ: This is a
cassette). Hoặc hỏi và trả lời một câu hỏi
(ví dụ: S1: What's this? S2: It’s a
cassette). Trò chơi tiếp tục cho đến khi
có một học sinh về đến đích. Nếu học


sinh nào tung được xúc xắc với số cao
hơn số ơ cịn lại thì bị mất lượt. Chơi
xong người thắng cuộc phải nhận diện
tất cả các bức tranh trong bảng trò chơi,
nhóm của người đó ngồi lắng nghe và hỗ
trợ nếu cần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

1. Luyện đôi. Học sinh luyện mẫu câu
hỏi và trả lời ở giữa trang 36.


2. Học sinh sử dụng ảnh và tranh vẽ về
gia đình mình cho hoạt động này.
(Những học sinh khơng có ảnh có thể
dùng tranh gia đình trong sách học sinh
trang 31). Bạn luyện trong một đôi hỏi
và trả lời về gia đình của nhau theo mẫu
sau đây: S1: Who’s (he)? S2: (He’s) my
(father). (He’s) (tall).


<b>C. Say and act (Nói và hành động).</b>
Học sinh nhìn tranh trang 36. Chỉ vào
bong bóng thứ nhất có câu hỏi và hỏi
Hello, Sarah. Chỉ vào bong bóng khơng
lời và gọi học sinh đốn lời của bong
bóng đó (Đáp án: <i>This is my friend, </i>
<i>Sarah</i>). Tiếp tục luyện như vậy với bức
tranh thứ hai. (Đáp án: <i>It’s nice to meet </i>
<i>you, too.</i>) Cho phép học sinh trả lời ngắn
hoặc đầy đủ.



<b>D. Answer the question.</b>


Nhìn trang 37. Luyện đôi: bạn luyện hỏi
lẫn nhau, How many (markers)? Học
sinh đếm to rồi trả lời, (Ten) (markers).
<b>E. Listen carefully </b>


<b>1. </b>Nhìn vào tranh ở cuối trang 37. Mở
băng học sinh vừa nghe vừa chỉ.


<b>2. </b>Mở lại băng. Học sinh vừa nghe vừa
khoanh tròn đáp án đúng.


<b>EXTENSION (Mở rộng)</b>



<b>Charades </b>(xem trang 14). Học sinh
đứng thành từng nhóm xung quanh bàn.
Đặt phiếu học sinh 53-59 (thành viên gia
đình) và 61-69 (tính từ) úp mặt xuống
bàn thành hai chồng. Mỗi học sinh lật
hai phiếu ở hai chồng và thực hiện theo
chỉ dẫn của hai phiếu đó (một là tính từ,
hai là thành viên gia đình).


<b>Chú ý: </b>Đến đây là học sinh đã hồn
thành Unit 1-4 do đó có thể tiến hành
kiểm tra giữa kỳ (trang 78). Đáp án và
phần lời thoại ở trang 82.


<b>Workbook (Sách bài tập) </b>




Chuẩn bị cho học sinh làm bài tập ở nhà
hoặc ở lớp theo Workbook (Sách bài
tập)


Trang 36-37
<b>A. Write</b>


Học sinh hồn thành trị chơi ơ chữ,
dùng từ gợi ý bằng tranh (mỗi ô vuông
một chữ cái).


Ngang:
1. fish
3. jump rope
5. egg
7. ink
Dọc:
2. house
4. desk


<i>1. What's this? It’s a desk.</i>


<i>2. What are these? They’re erasers.</i>
<i>3. Play the piano.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

6. girls
<b>B. Circle.</b>


Học sinh nhìn vào từng tranh rồi khoanh


trịn đại từ thích hợp (hoặc giống đực
hoặc giống cái).


Đáp án:


1. he; 2. she; 3. he; 4. she
<b>C. Trace and match.</b>


Học sinh tô từ chỉ số rồi kẻ đường thẳng
nối những từ chỉ số đến con số.


<b>D. Write.</b>


Học sinh chọn tính từ thích hợp cho mỗi
nhân vật để điền vào chỗ trống, hoàn
thành câu.


Đáp án:


1. He is old. She is young.
2. She is tall. He is short.


<i><b>Let’s Go Reader</b></i>


Học sinh đã hoàn thành một nửa quyển
sách nên đã sẵn sàng bước vào giai đoạn
đọc truyện. Bắt đầu đọc Kate’s


Grandma. Xem trang 11 trong sách này
để xem gợi ý hướng dẫn cách kể chuyện


và kết hợp truyện đọc vào bài giảng.


<i><b>Let’s Go Grammar and Listening</b></i>


Dùng ngữ liệu trang 42-43 để hỗ trợ bài
học.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×