Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Yoga Thực hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 111 trang )

Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
Tựa sách : YOGA THỰC HÀNH
Nguyên tác : YOGA POUR TOUS
Tác giả : Desmond Dunne
Dịch giả : Võ Lang
NXB (Năm xuất bản): Khai Trí (1968)
Kích thước: 14,5 cm x 20,5 cm
Số trang: 284 Thực hiện ebook: Tháng
9/2006 Do: tuanz (TVE)

MỤC LỤC
Lời nói đầu. ---------------------------------------------------------------------------------- 3
1
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
Phần nhất
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Chương I : Sức khoẻ thể chất và tinh thần. -------------------------------------------------- 6
Chương II : Chất Prana và thể tinh lực. ----------------------------------------------------- 13
Chương III : Sự hô hấp. ------------------------------------------------------------------------- 18
Phần hai.
NHỮNG SỰ LUYỆN TẬP ------------------------------------------------------------------------22
Chương I : Nới dãn hay buông lơi toàn diện ----------------------------------------------------- 23
Chương II : Các môn luyện tập về hô hấp.------------------------------------------------------- 27
Chương III : Sự co rút, bóp thắt toàn diện. ------------------------------------------------------- 31
Chương IV : Ba thế tọa thiền để tập trung tư tưởng.------------------------------------------- 46
Phần ba.
VỆ SINH VỀ THỂ CHẤT -----------------------------------------------------------------49
Chương I : Vệ sinh về thể chất. ------------------------------------------------------------------- 49
Chương II : Vệ sinh về thực phẩm. -------------------------------------------------------------- 54
Chương III : Vệ sinh về thần kinh. -------------------------------------------------------------- 62
Chương IV : Vệ sinh về hạch tuyến. ------------------------------------------------------------- 68


Phần bốn.
VỆ SINH VỀ TINH THẦN -------------------------------------------------------------------- 73
Chương I.- những quan-điểm tổng-quát---------------------------------------------------------- 73
Chương II : Sự tập trung hô hấp.------------------------------------------------------------------- 84
Chương III : Những áp dụng thực tiễncủa sự tập trung có động lực tính. ------------------86
Chương IV : 15 quy tắc cho đời sống hằng ngày. ------------------------------------------- 94
Chương V : Tiềm thức và siêu ý thức. ----------------------------------------------------------- 100

2
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
Phần năm. THỰC HÀNH YOGA NHƯ THẾ NÀO ------------------------------------------ 106
Phụ lục CAKRA-------------------------------------------------------------------------------------- 113
LỜI NÓI ĐẦU
*
* *
""YOGA THỰC HÀNH" này dành cho mọi người, các bạn đọc nó dễ dàng như đọc một cuốn tiểu thuyết.
Bạn không cần phải đi sâu vào chi tiết trong một môn phái huyền bí để thực hành các nghi thức kỳ dị.
Tấm ván đóng đinh của các tu sĩ khổ hạnh sẽ không thay thế chiếc nệm mềm mại, êm ấm của bạn và cũng
không ai khuyên nhủ bạn đổi ly cà-phê buổi sáng để lấy một ly thủy tinh tán nhỏ! Không ! YOGA sẽ
huấn luyện cho bạn sống đời sống đời sống thật sự của bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên mà khám phá ra ở trong
cuốn sách này, bao nhiêu sự học vấn qua các thời đại, kể cả thời đại chúng ta, đã rút tỉa, trích dẫn trong
toàn thể sự khôn ngoan do YOGA tạo nên. Phải chăng, ví dụ như bắt nguồn từ YOGA và các phương
pháp của môn này về các sự co rút, nới dãn, kiểm soát hô hấp mà người ta đã đạt được, hay hơn thế, "tìm
lại được" phương pháp mầu nhiệm ĐẺ KHÔNG ĐAU? Và đồng thời, bạn sẽ thấy trong đời sống hiện đại,
với bao nhiêu sự thắc mắc, lo âu vô ích, những kiềm tỏa và nhu cầu, thường thường là giả tạo, đã làm cho
bạn không thấy những nguyên tắc trọng yếu của đời sống thiên nhiên. Đọc cuốn sách này, bạn sẽ ý
thức được rõ rệt những năng lực sâu sắc nhất của bạn. Tự tín, ý chí, kiểm soát mọi kích thích sẽ nẩy nở ra
trong người bạn sau một vài tháng. Một sức khoẻ về thể chất và tinh thần, một nghị lực mới mẻ sẽ làm
biến hết mọi thác loạn do bạn có thể bị khổ sở, đau đớn. Thích nghi với mọi khả năng và nhu cầu của
các người Tây-phương, YOGA mà chúng tôi trình bày sau đây có thể thực hành cho tất cả mọi người, bất

kẻ đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ.
3
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
Thích nghi với mọi khả năng và nhu cầu của các người Tây-phương, YOGA mà chúng tôi trình bày sau
đây có thể thực hành cho tất cả mọi người, bất kẻ đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ. Tập YOGA, bạn
được một đời sống tươi đẹp và sức khỏe dồi dào.
*
* *
Bạn có khỏe mạnh không? Bạn có hưởng thụ đầy đủ sự thăng bằng về tinh thần và trí óc không? Nếu
có, bạn phải là người sung sướng. Nhưng thực sự, bao nhiêu người có thể trả lời: có, không hạn chế ?
"Hạnh-phúc…" một tiếng rất thông thường, một sự kiện rất lớn lao mà loài người hình như ít lo lắng đến
và xài phí một cách vui vẻ, tự nhiên ! Hàng ngày mở tờ báo ra, bạn thử tò mò tìm xem có thấy danh từ
hạnh phúc ở trong ấy không. Chúng tôi dám đánh cuộc với bạn là bạn không thấy chữ ấy đâu. Bạn sẽ đọc
thấy : trọng tội, chết chóc, tự vẫn, kết án, vỡ nợ, tai nạn, trật đường rầy, cách mạng, chiến tranh hay nhiều
từ ngữ khác cũng thú vị như thế ! Còn hạnh phúc, không có. Vậy phải chăng đấy là một mục tiêu chính
yếu của đời sống? Làm sao tìm thấy hạnh phúc? Hình như văn minh và tiến bộ không cho phép chúng
ta đạt tới hạnh phúc. Cố nhiên, trong một số gia đình càng ngày càng nhiều hơn, người ta thấy có máy
lạnh, máy giặt, máy vô tuyến truyền hình. Nhưng bạn hãy nhìn kỹ mọi gương mặt ở ngoài phố, trong toa
tầu, trên xe điện : những gương mặt đều căng phồng, lo lắng. Đời sống là một cuộc tranh đấu thường
xuyên làm hao mòn, kiệt quệ cơ thể. Năm 1955, nước Pháp có 110.000 người bị câu lưu, như thế hình
như đã là một con số kỷ lục (mà người ta sẽ còn vượt hơn nữa) và những sự thác loạn thần kinh được coi
như là bệnh thời đại. Sự tiến bộ về vật chất không phục vụ cho hạnh phúc của nhân loại ; có khi tiến bộ
vật chất phản lại hạnh phúc. Còn sự thành công, đấy là một cầu thang vô tận, cần phải luôn luôn trèo
những bậc mới, trong khi cấm không được nhìn lại đằng sau và để biết sự nghỉ ngơi, người ta sẽ bị hao
mòn, kiệt quệ vì muốn leo đến tột bực, không bao giờ có. Không, hạnh phúc không phải ở đấy.
Người ta bồn chồn, cựa quậy, không mục đích và không lý do, như một con sóc ở trong chuồng, do các
tiếng ồn ào, la thét, rên rỉ bao bọc. Đôi khi có sự tưởng nhớ lại một đời sống giản dị hơn, thật sự hơn,
thích hợp hơn với bản chất chính xác của mình. Lúc ấy, Tây-phương mới quay về Đông-phương là nơi
phát sinh ra tất cả mọi tôn giáo, mọi văn minh, mọi triết lý để cầu viện một sự nâng đỡ, một bài học khôn
ngoan, một quy tắc có giá trị cho đời sống. Phải chăng ở trong tinh thần đó nên bạn mới mua cuốn sách

này ? Chắc là bạn đã nghe thấy nói đến YOGA (Du-già thuyết) mà chưa biết rõ là thế nào. Có lẽ bạn đã
đọc, với một vài điểm hoài nghi, câu đề ngoài bìa cuốn sách này : "Bạn sống hay hơn. - Bạn sống lâu
hơn". Không có chi can hệ cả. Bạn hãy đọc đến cùng và bạn sẽ quyết định sau khi hiểu biết rõ ràng. Bất
cứ bạn bao nhiêu tuổi, đọc sách này cũng rất bổ ích cho bạn. Nếu bạn còn trẻ, bạn sẽ sửa soạn một cuộc
đời rất tươi đẹp. Nếu bạn không còn trẻ nữa, bạn đừng nói : "Bây giờ mới bắt đầu thời quá muộn. Tôi đã
già quá rồi !" Không hề bao giờ là quá muộn, vả lại… già quá là nghĩa lý chi? Ớ thời-đại kịch-sĩ trứ
danh MOLIÈRE (1622-1673), người ta coi một người bốn mươi tuổi là một ông lão già. Nhân vật
ARNOLPHE trong vở kịch "Trường Học Phụ Nữ" là một người bốn mươi tuổi! Vậy thì sao ? Thế
nghĩa là thế nào ? Sự tiến hóa của nhân loại qua các thế kỷ làm cho người ta, nhất là người Tây-
phương, lãng quên các luật lệ nguyên thủy, dù rằng một vài quy luật về đạo đức, tinh thần và vật chất đều
cộng đồng giữa các tôn giáo, văn minh, triết lý Đông-phương và Tây- phương. Người ta đã mất hết cả ý
nghĩa về những chân lý căn bản. Loài người lại muốn tìm thấy sợi chỉ của nàng ARIANE để hướng dẫn
họ ra khỏi mê hồn trận. Vậy ở thời đại chúng ta, chỉ có một nhóm người là còn giữ được, trong sự tinh
4
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
khiết nguyên thủy, quy luật về đời sống, đã lưu lại cho hậu thế do khẩu-truyền và lấy tên Ấn-Độ là
YOGA nghĩa là Hợp nhất và nói theo nghĩa rộng là Đạo-lộ. YOGA đã được giáo dục và thực hành ở
Đông-phương từ hàng ngàn năm nay. Học thuyết này, do các sự luyện tập thích nghi về thể dục và trí
dục, làm triển nở cả thể chất, cả tinh thần và tặng cho ai đã thực hành thuyết đó một cách hiểu biết về đời
sống và những quyền lực hãn hữu. YOGA không phải là dòng tu khổ hạnh, cũng không phải là trò ảo
thuật. Các ngưòi ranh mãnh hoặc lượm được tin tức sai lầm, - đã xem các phim chớp bóng, đọc các sách
và hoan hô tài tử BOURVIL, cách đây vài năm, trong một vở đoản-kịch ở rạp Alhamhra, thủ vai một tu sĩ
khổ hạnh, - sẽ nói với bạn là có thể luyện tập YOGA để nằm trên một tấm ván đóng đinh như ngủ trên
giường đệm lông, vòng hai chân trên đầu, đâm thủng lưỡi không đau, không chảy máu và để cho người ta
chôn sống mình. Liệu bạn có thể tưởng tượng đấy là sự thật các điều mà chúng tôi muốn trình bày với
bạn không ? Chúng ta hãy để các trò ấy cho những đại diễn viên trong các rạp thi-ca-vũ-nhạc-kịch !
Nói cho đúng ra, nhất là Ấn-Độ, có những tu sĩ khổ hạnh thường biểu diễn các môn ấy. Do sự nghiên cứu
và thực hành YOGA, họ đã thâu lượm được phần nào các quyền lực có thể bắt vào khuôn phép thể chất
và tinh thần. Nhưng phần nhiều đó là các nhà ảo thuật rất khéo léo, nhanh nhẹn đã khai thác, để sống bám
vào đấy, sự nhẹ dạ dễ tin của đồng bào họ và các người ngoại quốc. Không hề bao giờ các đạo sĩ du-già

chân chính lại ra biểu diễn trưóc quảng đại quần chúng. Họ là những người đã được ký thác một khoa học
hiểu biết về đời sống, dần dần được cái thiện cho hoàn hảo từ hàng ngàn năm nay do các thế hệ liên tiếp
những người đã được thụ giáo. Khoa học ấy, có một căn bản tôn giáo vì cùng nhằm mục đích liên kết
người với Thượng-đế, giáo lý về trầm tư mặc tưởng và nhập định tham thiền, đòi hỏi nhiều năm nghiên
cứu và thực hành. Không phải là vấn đề chúng tôi chuyên chú vào đấy. Nhưng vì khoa học ấy có kết quả
thực tiễn là một sức khoẻ hoàn toàn, một thế quân bình tuyệt đối về vật chất, đạo đức và tinh thần nên
người ta đã nghĩ rằng, nếu có thể mượn được của nhiều thuyết YOGA khác nhau những sự luyện tập kiến
hiệu nhất, khả dĩ dễ đạt nhất đối với mọi người, để tặng cho họ một quy tắc có giá trị về đời sống, sự
phóng tác này có thể giúp ích cho họ nhiều việc rất lớn lao. Vì thế cuốn sách này mới ra đời. Trong
các trang tiếp sau đây, chúng tôi chỉ đề nghị và đòi hỏi ở bạn những sự luyện tập về thể chất và tinh thần
do bạn có thể hoàn toàn thực hiện được. Đó là những sự luyện tập rút trong giáo lý YOGA, do một nhóm
các nhà bác học và tâm lý học và do sự triển nở chậm chạp, chắc chắn, họ sẽ dẫn dắt bạn đến một sự hiểu
biết sâu sắc hơn rồi đến việc kiềm chế thực sự chính bản thân bạn. Nhiều năm kinh nghiệm chứng tỏ là
YOGA sẽ tặng cho mọi người, bất kể là nam nữ hay tuổi tác : sức khoẻ, sự bình thản, sự hăng hái hoạt
động và vui sống yêu đời, làm biến mất phần lớn những sự bực dọc, phiền muộn, rất nhiều bệnh tật và
loại bỏ hết mọi sự gì làm cho óc hao mòn, bề bộn. Mục đích này vừa khiêm nhường lại vừa tham lam ;
khiêm nhường so với sự tự chủ của các đạo-sĩ du già chân chính, tham lam so với đời sống hiện tại của
chúng ta và tất cả mọi sự đau đớn, xấu xa, lo âu, thắc mắc mà chúng ta kéo lê thê, vẫn dính chặt lấy chúng
ta như chiếc áo dài của NESSUS. Để trả lại cho bạn sức khỏe của thể chất và tinh thần do phương pháp
huấn luyện của chúng tôi, không cần đòi hỏi ở bạn sự khéo léo đặc biệt hay khả năng kỳ diệu. Bạn sẽ
không bó buộc phải tự tách biệt ra hàng nhiều giờ để nghiên cứu, đấy là một điều không thể thực hiện
được trong những điều kiện sinh sống vẫn bình thường của bạn, với những yêu sách, nhu cầu do sự tranh
đấu hàng ngày để mưu sinh. Cũng không bó buộc bạn phải theo những kỷ luật khắt khe làm cho bạn
chóng chán. Bạn sẽ chỉ phải cung cấp một sự cố gắng hàng ngày từ một khắc đến nửa giờ và dung nạp các
luật lệ sau này sẽ trở thành rất tự nhiên đối với bạn. Điều cần nhất không phải là chỉ bắt đầu nhưng còn
phải kiên tâm, kiên tâm đến tận cùng. Không còn bị trở ngại vì những sự uể oải về thể chất, do sự triển
nở ý chí và năng lực tập trung tư tưởng, sẽ thâu lượm được sự tự chủ, sức khỏe của linh hồn, trí tuệ sáng
5
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
suốt, hết sức cởi mở và loại bỏ hết những tự ti mặc cảm, những hoài nghi và ám ảnh, bạn sẽ thấy, trước

mắt bạn, con đường thẳng tắp, tương lai tươi sáng. Bạn sẽ thành công, bất cứ bạn làm nghề gì. Và sau
cùng, bạn sẽ biết thế nào là hạnh phúc.
PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN
Chương I SỨC KHỎE VỀ THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN
Jules ROMAINS, văn-sĩ Pháp trứ danh (1885), trong một vở hài kịch, đã cho một nhân vật là bác-sĩ
KNOCK nói : "Người mạnh khỏe nào cũng có bệnh tật mà không hay biết". Đấy không phải là lời đối-
thoại giản dị của tác giả nhưng là sự thật đầu tiên, rất quan trọng. Thỉnh thoảng những sự thật căn bản,
thiết yếu phải cần được xác nhận lại. Vì rằng, lấy cớ là không nên gợi lại một cách vô ích những sự thật
này đã gần mất hết ý nghĩa, sau cùng người ta quên bẵng chúng và, khi đã quên chúng rồi, không còn ai
tôn trọng chúng nữa. Vậy nhắc nhở lại chúng tưởng cũng là sự cần thiết. Một sức khoẻ hoàn toàn là
điều rất hiếm và ở tình thế hiện tại, không mấy người, trong mười người chỉ có một, được mạnh khỏe thật
sự. Nỗi đau đớn, sự mệt mỏi là những dấu hiệu báo trước nhưng không phải lúc nào chúng cũng loan báo
kịp thời. Tại trung tâm y tế PECKHAUR ở Luân-đôn, các bác-sĩ và các nhà sinh vật học khám nghiệm
3.911 người vừa đàn ông, đàn bà và trẻ con; họ xác định ít nhất có 90% đều bị nhiễm độc, thân hình lệch
lạc hay bệnh hoạn, 64% đều tưởng mình vẫn khỏe mạnh. Sức khỏe thể chất chỉ là một khía cạnh của
vấn đề. Muốn cho cơ thể làm đầy đủ và bình thường nhiệm vụ của nó, ngoài sức khỏe dồi dào về thể chất,
lại cần phải có sức khỏe hoàn toàn về tinh thần. Có sự tương liên, tùy thuộc nhau giữa thể chất và tinh
thần. Bạn hãy thấu triệt điểm đó ngay từ lúc khởi hành. Thể chất và tinh thần có sự liên hệ rất chặt chẽ và
mật thiết đến nỗi không thể nào tách rời chúng ra khi người ta đề cập đến các vấn đề sức khỏe. Bạn có
biết tại sao ta đau yếu không ? Thân thể là một sự cấu tạo bền bỉ, đã chịu đựng hàng bao nhiêu năm
mọi đối xử tàn tệ mà không hề phản đối, mặc dầu những sự mệt nhọc do người ta trừng phạt nó. Người
ta tước đoạt mất dưỡng khí của nó, cho ăn thiếu thốn hay nhồi nhét rõ nhiểu thức ăn, không luyện tập đầy
đủ, chểnh mảng sự vệ sinh bên trong và bên ngoài của nó. Được nuôi nấng sơ sài, luyện tập tồi tệ, nghỉ
ngơi thiếu thốn, mang một gánh nặng chồng chất những thống khổ, mệt mỏi, thất bại bất ngờ, thân thể rất
than phiền và một ngày kia đã kéo còi báo động. Thế là chủ nhân nó mới khám phá ra, tuy hơi muộn một
chút, là nó đau yếu từ lâu. Người ta vội vàng chạy đến bác-sĩ cầu cứu. Nhưng làm thế nào bác-sĩ có thể
cho một liều thuốc để chữa, trong một đêm, một tình trạng bi đát là hậu quả của bao nhiêu năm lầm lẫn
chồng chất lên nhau, lầm lẫn làm tan vỡ thế quân bình là yếu tố tạo nên sức khỏe ? Chắc chắn là thầy
thuốc có thể dùng một phương pháp trị liệu sẽ làm êm dịu những triệu chứng đầu tiên của bệnh tật. Ông

thừa biết rõ là sắt và thạch tín, nếu dùng đúng phân lượng, sẽ tăng thêm sức mạnh cho dòng máu nghèo
nàn, mã-tiền sẽ kích khích các gân suy nhược, bờ-rôm-muya sẽ làm êm dịu các dây thần kinh bị khích
động. Nhưng ông làm thế nào để nhổ cả rễ sự đau đớn, do chính tại cách thức sinh sống của bệnh
nhân ? Chính là do bệnh nhân, chỉ bệnh nhân thôi, phải gấp rút hành động. Trong nhiều trường hợp,
nếu thầy thuốc làm biến mất những triệu chứng đầu tiên thời chỉ ít lâu sau, các triệu chứng khác sẽ xuất
hiện. Nếu bệnh nhân không cải thiện tận gốc cách thức sinh sống thời do ngu dốt hay chểnh mảng, đời
sống trọn vẹn của mình sẽ trôi chảy trong sự luân phiên giữa một sức khoẻ hời hợt bề ngoài với những sự
mệt mỏi và bệnh hoạn. Trên lãnh vực tinh thần cũng thế. Trong nền văn minh tây-phương, người ta
6
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
lao đầu vào cuộc tranh đấu giáp lá cà, tự bó buộc mình những sự mệt nhọc không tài nào chịu nổi. Nếu
không biết cách hay không thể làm cho mình nới dãn, buông lơi, bớt co rút thời sẽ đau đớn, khổ sở về thể
chất cũng như về tinh thần. Trí não bị lạc lõng, các giây thần kinh căng thẳng. Không hề bao giờ được
nghỉ ngơi. Cả giấc ngủ cũng bị xáo trộn, quấy rầy vì những nỗi lo lắng, sợ hãi. Đời sống hiện đại được
quy định, điều chỉnh do chiếc đồng hồ là vị chúa tể các hành động của chúng ta. Tất cả mọi sự đều hy
sinh cho tốc độ. Óc giống như một chiếc lò xo căng thẳng đến mức sắp đứt do một làn sóng không ngớt
các tư tưởng ném vào trong một cuộc chạy đua rồ dại. "Tôi sẽ thực hiện điều này hay điều kia ? Tôi
muốn làm điều ấy nhưng liệu tôi có dám không ? Kết quả sẽ ra sao ? Họ sẽ nói gì nếu tôi thành công ?
Rồi ai sẽ công kích tôi ? Tôi sẽ làm chi ngày mai, tuần sau, năm tới ?" Như thế, nhân loại chỉ là nô lệ
và tù nhân những sự lo âu, thắc mắc của mình. Chớ hề bao giờ được yên ổn thực sự dù trong giây lát.
Chỉ là một cơn sốt rét liên miên vô tận những hy vọng, chờ đợi và lo sợ hãi hùng. Không có chi đáng
ngạc nhiên khi người trung lưu thường xuyên bị kích thích quá độ và bệnh hoạn đi từ tinh thần tới thể
chất, cơ thể một ngày kia tan rã, hao mòn như một căn nhà đã lâu ngày, trông bề ngoài vẫn chắc chắn,
thình lình sụp đổ do mối mọt kiên nhẫn đục khoét ngấm ngầm. Không những mọi người đau đớn về
bệnh tật riêng của mình nhưng cũng tin là còn đau đớn về các chứng bệnh di truyền do tổ tiên để lại,
tưởng tượng là ngay sau khi sinh ra đã mắc nhiều tật bệnh. "Cha tôi và ông tôi đều chết về ung thư, vậy
tôi chắc cũng như thế. Đấy là bệnh gia truyền !" Và người ta chờ đợi những sự biểu lộ phải chứng minh
một sự tiên đoán rất đáng hờn giận. Tư tưởng sáng tạo ra bệnh hoạn, cách thức sinh sống giống y hệt
các tổ tiên, sau cùng chứng bệnh do người ta hằng lo sợ xuất hiện. Nếu bạn muốn sống, nghĩa là sống
cho ra sống, trước tiên xin bạn hãy tin tưởng điều này : Chính chúng ta tự tạo tác nên một sức khoẻ dồi

dào hay ốm yếu về thể chất và tinh thần (nghĩa là sức khoẻ của thể chất và tinh thần là một). Nếu chúng
ta kéo lê cuộc đời toàn những mệt mỏi, suy nhược, cáu giận và chán nản, đấy thường là một phần lớn lỗi
tại chúng ta. Vậy chúng ta cần phải tỉnh ngộ, thay đổi cách cư xử, cuộc sinh sống của chúng ta và như
thế cũng chưa phải là quá muộn để quyết định thực hiện các điểm đó. Vậy ta cần phải theo con đường
mới nào để đạt tới đích ? YOGA tức là Du-già thuyết. YOGA, phương pháp duy nhất và hoàn hảo về
luyện tập thể dục, trí dục và đức dục, sẽ cho bạn thấy những luật lệ căn bản và tặng cho bạn vừa sức khoẻ,
vừa sự thăng bằng, rất cần thiết cho bạn sống không mệt mỏi, hoàn toàn hơn và lâu dài hơn. Bạn có
biết bồi dưỡng, khôi phục lại sức lực không ? Về điểm này tưởng không còn một phương pháp luyện
tập nào về đức dục hay thể dục lại đem lại những sự ích lợi hiển nhiên như YOGA. Tại sao thế ? Vì
tâm lý học chỉ chú trọng về tinh thần trong khi thể dục chỉ săn sóc đến các bắp thịt. Mỗi môn đó chỉ tốt
đẹp do những sự vụ thực hiện trong lãnh vực riêng biệt của nó. YOGA, trái lại, là một khoa học về sự
hiểu biết đời sống toàn diện, liên hệ tới ba phần (thể dục, trí dục đức dục) hợp thành của người, luân
phiên làm cho đời sống thêm hoàn hảo hơn trên ba bình diện ấy. Vì thế những kết quả thiệt kỳ dị và đôi
khi hình như quá sức tưởng tượng với những phương tiện sử dụng. Không những YOGA đem lại cho ta
một đời sống lâu dài hơn nhưng còn đầy đủ hơn. Các tín đồ của YOGA học hỏi mau lẹ để nới dãn,
buông lơi, do sự làm hết co rút toàn diện, để thắng thế sự mệt mỏi và cấu tạo một tinh-lực mới mẻ do sự
làm tráng kiện, mạnh mẽ thêm các gân cốt, dây thần kinh bị suy nhược, tùy theo ý muốn, bất cứ ở đâu, bất
kể khi nào, dễ dàng như khi người ta thay thế các bình điện. Các dân tộc Tây-phương, không hề biết
các bí quyết của sự nới dãn, hết co rút, đều tin tưởng vào những sức lực chứa chất thêm được do một vài
giờ ngủ ban đêm và do những lúc nghỉ ngơi ban ngày. Nhưng giấc ngủ của họ, bị rối loạn, ngắt quãng,
phá quấy vì những cơn ác mộng, không đủ bồi bổ sức khoẻ. Sự nghỉ ngơi mà họ tưởng tượng là được
hưởng thụ trọn vẹn cũng không thực tiễn, không hiệu nghiệm. YOGA nói với bạn : Dù bạn là một
7
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
nhà doanh nghiệp hết sức bận rộn suốt ngày vì hàng ngàn vấn đề, một người có định sở, ít hoạt động,
sống một cuộc đời kém tự nhiên hơn, một người trí thức bị ám ảnh về những phương pháp làm việc thiếu
sót, lạc hậu, một người thợ mệt nhoài vì hàng ngày lao khổ, một người đàn bà đầu tắt mặt tối vì công việc
ở văn-phòng, nhà máy hay trong nhà, bị quấy rầy vì con cái và các sự đi mua bán, bạn đều có thể cải thiện
đời sống của bạn nếu bạn thực hành YOGA. Các sự cải thiện thường được báo hiệu đều nổi bật lên về thể
chất vì đấy là những sự kiện mà người ta nhận thấy trước tiên. Hơn thế nữa, sự diễn tiến về già nua sẽ

chầm chậm lại. Nếu thể chất của nhiều người trẻ lại già hơn tuổi của họ ở trong khai sinh thời lại có
những người già "dẻo dai", đầy hăng hái, hoàn toàn là sở-hữu chủ những sức lực sinh tồn của họ. Bạn
có biết chăng là YOGA đặt mùa xuân thực sự của đời sống vào giữa quãng 50 và 70 tuổi ?… Nhưng đúng
như thế !… Nghĩa là chính vào giữa lúc mà phần nhiều người, vì chểnh mảng về thể chất, đã nghĩ đến
việc hưu trí. Phải chăng thường xẩy ra luôn, một người đã quen với đời sống hoạt động và bị kích thích vì
sự thúc dục làm việc cần thiết, bị suy yếu dần mòn và chết sau khi về hưu được vài tháng ? Bạn thử
nhìn chung quanh bạn. Đấy là tấn thảm kịch của rất nhiều người. Người ta đã hết sức dè sẻn mua được
căn nhà bé nhỏ hằng mơ tưởng để hy vọng trôi qua những chuỗi ngày yên tĩnh của tuổi già thế mà người
ta chết không kịp hưởng căn nhà xinh xắn ấy. YOGA dạy ta rằng cần phải tiếp tục làm việc, lâu chừng
nào hay chừng nấy. Ngưng trệ mọi hoạt động về thể chất và tinh thần, là kêu gọi sự già nua đến, bất cứ là
ở hạng tuổi nào. Vậy người ta sinh ra đời là để sống 175 năm nghĩa là bảy lần hơn tuổi trưởng thành
(25 tuổi). Chúng ta còn khá xa mới đạt tới mức lý tưởng đó ! Chắc chắn là những bản thống kê (đây là
một hình thức cao độ của sự nói dối, theo lời DISRAÉLI, văn hào bất hủ của Anh (1804-1881) sẽ bảo cho
chúng ta biết là đời sống trung bình của nhân loại đã tăng tiến trong thế kỷ XX. Nhưng phần lớn sự tăng
gia ấy là do số trẻ sơ sinh chết yểu đã giảm đi rất nhiều, nhờ sự cải thiện các điều kiện vệ sinh trước khi
sinh nở và khi chăm nuôi nhi đồng. Các cổ nhân, đặc biệt là người Hy-lạp, về nhiều phương diện, còn
phải là gương mẫu cho chúng ta vì họ biết rõ cần phải luyện tập thể chất cũng như tinh thần và nếu họ đã
có những đại triết-gia thời họ cũng có những lực sĩ đẹp nhất thế giới. Người này có giá trị ngang hàng với
người kia. Trái lại, nền văn minh hiện đại phế bỏ đi, trong nhiều lĩnh vực, mọi sự cố gắng về thể chất
(phương tiện di chuyển, đời sống cơ giới hóa...), đã gây ra cho những cá nhân sự giảm bớt rõ ràng năng
lực sống lâu và làm cho chúng ta có nhiều nhược điểm hơn trước sự hoành hành các bệnh tật về thể chất
và tinh thần. Bạn hãy nhìn kỹ nhân vật quan trọng kia vừa ở trên xe hơi kiểu tối tân bước xuống : sung
huyết, chậm chạp, ống chân mềm nhẽo, hơi thở hổn hển, bàn tay béo nhẫy và nặng nề... Tài xế đã mở sẵn
cửa xe để tránh cho ông khỏi phí sức. Ta tưởng là một ông già đồ bỏ, sắp chết đến nơi. Tuy nhiên, ông
mới có 50 tuổi ! Ông giầu có lớn nhưng tài sản đồ sộ ấy có ích lợi chi cho ông ? Vì thế, thời hạn trung
bình của đời sống hiện nay không tăng tiến mấy, mặc dù đầy đủ phương pháp vệ sinh. Và thường
thường, chính các dân tộc bán khai, chậm tiến nghĩa là những người gần gụi nhất với đời sống thiên
nhiên, đã tặng cho ta nhiều trường hợp cá nhân về sự trường thọ rất gương mẫu và điển hình. Bây giờ
bạn đã hiểu tại sao YOGA lại khuyên nhủ bạn nên cố gắng trở lại với các điều kiện sinh sống gần gũi
thiên nhiên, trong khi vẫn tiếp tục lợi dụng cho thể chất và tinh thần của bạn những ích lợi về khoa học vệ

sinh tân tiến.
TRIỂN NỞ TINH-THẦN VÀ TÂM-LINH
Trên các nền tảng vững chắc của một sức khoẻ thể chất dồi dào và một nghị lực, đáng lẽ phân tán thời lại
tích trữ không ngừng, YOGA bảo đảm sự triển nở của tinh thần. Kết quả tùy thuộc vào năng lực do ta
8
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
cảm giác rõ rệt các sự vật và mãnh lực của ý chí do ta biểu lộ về việc sử dụng các sự vật ấy. Do đấy,
YOGA sẽ giúp đỡ bạn để cải thiện tình trạng thể chất, cho phép bạn thực hiện các sở thích và giải phóng
cho đời sống của bạn khỏi mọi nỗi ưu tư, phiền muộn làm tê liệt, hao mòn. Hơn bao giờ hết, nhịp điệu
hiện tại của đời sống hàng ngày đòi hỏi bạn khả dĩ thực hiện cho bằng được. Hạnh phúc vĩnh cửu mua
theo giá đó. Sau cùng, YOGA sẽ làm triển nở mãnh liệt ở nơi bạn sự minh mẫn, sáng suốt là tính chất
riêng biệt của tất cả những người nào hằng buông thả các năng khiếu thầm kín nhất của họ. Chính ngay
ở điểm này, khoa học tây phương cũng chậm chạp hàng ngàn năm. Ở thời đại nguyên tử, trong các đại
học đường của chúng ta, người ta lại bắt đầu khám phá thấy những năng lực trọng yếu về sự minh mẫn và
thần giao cách cảm do người ta mô tả dưới danh hiệu là sức tri-giác ngoại quan-năng. Những năng lực ấy
làm say mê các nhà bác học vì chúng đối với họ có vẻ mới tinh, đã được các đạo sĩ du-già xếp loại từ lâu.
Họ đã khám phá ra những kỹ-thuật huyền bí, do chính bạn cũng có thể sử dụng để cải thiện tiềm lực về
trực giác tự nhiên của bạn. Những xúc động, thác loạn về tình cảm thường lạm dụng sức khoẻ và rút
ngắn đời sống. Lẽ tất nhiên đây không phải là những cảm xúc lành mạnh và mãnh liệt phát sinh do một
phong cảnh đẹp, một tác phẩm mỹ thuật, đọc một cuốn sách có nguồn cảm hứng cao cả, một tình thân-
hữu thành thật.
SỰ TƯƠNG LIÊN GIỮA THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN
Đấy là những điểm nâng cao phẩm giá con người. Về những thác loạn tình cảm, chúng tôi muốn nói
đến những cảm giác mà người ta cố hết sức tránh, nếu có thể được, để khỏi bộc lộ ra ngoài, như một vài
thác loạn về dục vọng, sự thèm muốn, sự ghen ghét, sự căm hờn dồn ép hay tất cả những xúc cảm do
người ta buông trôi theo : khí sắc, sự giận dữ. Vì người ta đã bảo cho bạn biết, vì bạn cảm thấy ít nhiều
bối rối do tính chất hạ cấp của những cảm giác ấy hay chúng chỉ làm cho bạn mất thể diện, nên thường
khi bạn dồn ép chúng vào trong tiềm thức. Nhưng đấy không phải là một giải pháp. Không những
không mất hết cường độ, thường khi chúng lại gia tăng thể khối và, do sự trung gian của hệ thống thần
kinh, chúng gây ra trong thân thể bạn sự sinh sản các độc tố ; các chất độc chân chính này gây ra mọi sự

bực dọc, uế oải, ví dụ như trong trường hợp sự giận dữ bị dồn ép, đè nén. Nếu là sự thèm muốn hay
căm hờn, những hậu quả về thể chất biểu lộ chậm chạp hơn, nhưng sự tàn phá của chúng cũng tai hại hơn
và nhiều chứng bệnh về gan, dạ dầy hay tim đều chính thức bắt nguồn từ đó, kể cả những trường hợp điên
rồ, loạn trí. Đây là một ví dụ cụ thể và ý nghĩa do một bác-sĩ chuyên môn về phép phân giải tâm lý để
trị bệnh kể lại. Một bệnh nhân đến tìm ông vì hen xuyển, cứ lên cơn một cách thình lình và bí mật,
không tài nào chữa khỏi. Y đã thăm viếng nhiều thầy thuốc khác và đều vô ích. Do một sự dò hỏi kiên
nhẫn, ông đã khám phá ra nguyên nhân của bệnh trạng. Bệnh nhân là sở-hữu chủ một tòa biệt thự, có
một người bạn thân cùng hợp tác trong việc doanh thương, để cho người bạn ở lầu nhất còn mình ở lầu
nhì. Rồi hai người bất đồng ý kiến về việc kinh tài và xẩy ra bất hòa, chia rẽ. Nhưng người bạn vẫn từ
chối không chịu dọn nhà đi (khủng hoảng, trở chứng !) và cứ bám sát lấy lầu nhất mặc dầu mọi sự vận
động và các thủ tục thường lệ. Vậy mỗi khi chủ nhân tòa biệt thự leo thang để lên lầu hai, đi ngang qua
lầu nhất, cứ thấy ông bạn quý ở lỳ đấy thời sự bực bội, giận dữ của ông lại bốc thành cơn hen xuyễn.
Chỉ cần chặn đứng nguyên do để ngăn ngừa hậu quả. Đây là một trường hợp rõ rệt nữa do một thày
thuốc ở vùng Ba-Lê vừa kể lại. Một nữ bệnh nhân mập lù đến khám nghiệm vì lý do hệ thống thần kinh
bị xúc động và quá sợ hãi trong những khi thành phố bị oanh tạc. Cho đến nay, chứng phát phì này vẫn
chống đối lại mọi phép trị liệu. Ông đã thâu lượm được kết quả làm chứng bệnh biến mất. Vậy bạn thấy
9
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
là những cảm xúc xấu xa, cùng với những lo âu và bối rối, cứ nhai đi nhai lại hoài, là căn nguyên của
nhiều bệnh tật và các bệnh tật ấy ít khi chống cự nổi phép trị liệu về tâm lý nghĩa là theo phương pháp do
người ta điều trị về tinh thần của bệnh nhân. Đây là một ví dụ nữa về sự tương-quan liên-hệ giữa thể
chất và tinh thần. Một thiếu nữ do Tạo-hóa trớ trêu sinh ra với một cái mũi quá cỡ (Bạn biết rõ... cái
mũi của CYRANO). Nàng đau khổ thực sự về hình dáng lệch lạc ấy. Người ta lãnh đạm với nàng. Chính
nàng cũng trốn tránh sự gặp gỡ với các bạn đồng tuổi. Màu da nàng xám, tóc nàng xạm đục, mắt nàng lờ
đờ không còn sinh khí. Thực sự, nàng có vẻ tàn tạ, hết xuân sắc. Một hôm, nàng quyết định đến thăm
một chuyên viên về giải phẫu thẩm mỹ và cái mũi sư tử của nàng biến thành một cái mũi dọc dừa rất phù
hợp với gương mặt xinh tươi của nàng. Liều thuốc hồi sinh ấy chữa nàng khỏi hết mọi tự ty mặc cảm. Từ
nay nàng có thể chiêm ngưỡng dung nhan mình trong gương và nhìn thẳng mọi người. Nàng có thể tươi
cười, hớn hở ! Ít lâu sau nàng đã lên cân, màu da tươi sáng, tóc và mắt nàng đã lấy lại được nước bóng
láng của tuổi thanh xuân và sức khoẻ dồi dào. Không có sự giải phẫu đó, nàng sẽ kéo lê một sức khoẻ

lung lay với tính tình ê chề đau đớn. Nay nàng đã kết hôn và tràn trề hạnh phúc. Giai thoại này
không phải là duy nhất. Chúng tôi biết một người đàn ông 34 tuổi cũng được giải phẫu tương tự. Y vui
lòng tuyên bố đấy là bước đầu những thành quả rực rỡ của y trong lãnh vực cảm tình và các lãnh vực
khác. Vả chăng, vấn đề này đã được các tiểu-thuyết gia và tác-giả kịch trường khai thác. Vì đang nói
đến văn nghệ, chúng tôi xin nói ngay là văn nghệ thường chịu trách nhiệm về sự phối hợp, liên tưởng
đáng buồn giữa ái tình và đau khổ, làm như yếu tố thứ hai là hậu quả tất nhiên và bó buộc của yếu tố thứ
nhất. Về tình yêu, một nhận thức cao thượng và sáng tạo, tinh khiết và tự nhiên, các văn sĩ đã làm thành
một sự biểu lộ bệnh hoạn do yếu tố tình dục đã chiếm một địa vị quá đáng, sản xuất ra những sự bối rối sợ
hãi và chính vì đó, những bệnh tật. Sẽ còn phải nói nhiều về vấn đề này. Vậy hiển nhiên là các trạng
thái tinh thần kích thích thể chất cũng như các trạng thái của thể chất vang dội lên óc, vì nghịch-đề vẫn
đúng ngang nhau. Một bệnh hoạn, một tật nguyền có thể ảnh hưởng tai hại đến tâm lý. Đấy là một thử
thách cần phải thắng thế nếu không muốn bị dày dò, hành hạ. Vì thể chất và tinh thần vẫn thường
xuyên bị ảnh hưởng lẫn nhau, điều kiện về vật chất cũng phải hết sức tốt đẹp nếu ta muốn thụ hưởng một
sức khoẻ hoàn toàn về tinh thần và đạo đức. Vì thế YOGA đặc biệt quan tâm đến các phương pháp làm
nới dãn, vươn vai, duỗi mình, chân tay và hít thở (cho thể chất) cũng như tập trung tư tưởng (cho tinh
thần). Bạn hãy hình dung thân thể và trí óc của bạn không phải là hai cơ thể tách rời và dị biệt nhưng là
các phần tử tương-liên và bổ khuyết của một sinh vật duy nhất chính là bạn vậy. Nếu óc bạn nặng nề
thời thân thể bạn, do ảnh hưởng vang dội sẽ chậm chạp và lười biếng. Trái lại, một khối óc hoạt động có
thể tạo tác một thân thể lành mạnh và một thân thể lành mạnh có thể tạo tác một tinh thần sáng suốt. Mọi
sự đều tương-liên, móc nối với nhau. Chính do sự tương-liên đó, sự móc nối đó giữa thể chất và tinh
thần đã phát sinh ra những nguyên tắc mà ngày nay ai nấy đều biết là : ĐẺ KHÔNG ĐAU. Y học hiện
đại đã tiến một bước rất xa khi khám phá ra một sự kiện rất giản dị đã có từ trước ở các dân tộc hãy còn
sống gần gụi thiên nhiên : các phụ nữ có thể, không cần chích hay đánh thuốc mê, sinh nở với nụ cười vui
tươi. Nhưng muốn đạt tới mức chắc ấy, khi nó chỉ mới là một lý thuyết các thầy thuốc đầu tiên xướng
ra thuyết này đã phải ngược giòng thời gian tìm đến nguồn gốc và nguồn gốc ấy chính là YOGA. Thực
ra, bây giờ lý thuyết ấy đã gần thực hiện được và hàng ngàn phụ nữ đã xin huấn luyện theo con đường đó
để sinh con khỏi đau đớn, người ta có thể nhận thấy là các sự luyện tập căn bản, dạy cho các bà mẹ tương
lai, trừ một vài sự thay đổi, là các sự tập trung tư tưởng, co rút sâu thẳm, nới dãn toàn diện và hô hấp.
Vì thế chúng tôi chỉ biết khuyên nhủ hết mọi phụ nữ nên thực hành các sự luyện tập trong cuốn sách này,
sẽ rất cần thiết cho họ nếu một ngày kia, họ muốn sinh đẻ trong sự vui mừng, hớn hở.

10
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
TRIỂN-NỞ SỰ TỰ CHỦ VÀ CÁ-TÍNH
Tính cách máy móc, tự động của tư tưởng thường là căn nguyên những sự lo lắng, bối rối và thất bại. Bạn
hoàn toàn tập trung tư tưởng, mỗi khi bạn thấy cần thiết, đấy là sự thành công để xóa bỏ trong trí óc bạn
những ý nghĩ, hình ảnh, cảm giác, không phải là các sự kiện chính yếu cần phải nhấn mạnh ngoại trừ các
sự kiện khác, để giải quyết một vấn đề hay thực hiện một quyết định. Vậy cho nên phải suy nghĩ một
cách chọn lọc chứ không phải suy nghĩ như chúng ta thường hay có thói quen, theo sự liên tưởng những ý
kiến hay hình ảnh do chúng ta hứng chịu. Đấy cũng là để tránh khỏi sự phân tán thường làm cho chúng
ta không ngớt buông suôi vấn đề vì một ý kiến, đột ngột hiện ra, lại gợi ra ý kiến khác, được thay thế ngay
tức khắc bởi một ý kiến thứ ba và cứ như thế mãi. Ví dụ như khi hình dung một chiếc máy điện thoại
có thể kết hợp trong trí óc, với tiếng chuông reo, gợi ra một cánh cửa ra vào, lại có thể vô tình đưa tới một
căn nhà ở đằng trước ; căn nhà ấy có thể gợi ra một người nào ở trong đó, v. v... Lẽ tất nhiên hình như bạn
đã suy nghĩ trong suốt thời gian đó. Bề ngoài bạn có vẻ rất say mê, chuyên chú. Thực ra, những tư tưởng
của bạn chỉ là sự liên tưởng những ý kiến thuần túy, tình cờ làm cho bạn chuyển hướng sự vật đầu tiên về
việc suy ngẫm của bạn và có lẽ ngăn cản bạn nhận thức mọi khía cạnh của vấn đề đã đặt ra và khám phá
thấy giải pháp. Không có chi đáng ngạc nhiên khi thấy sự khiếm khuyết về tập trung tư tưởng ấy đã dẫn
dắt nhiều người tới sự thất bại chua cay. Do đấy, có rất nhiều trẻ con, lúc ở nhà trường hay khi học bài,
một khi đã về nhà, không tài nào chuyên tâm, chú ý được nữa. Tuy nhiên, biết bao nhiêu người trưởng
thành có giá trị đã thảm bại trong đời sống, mặc dầu những đức tính sáng chói của họ, vì trí óc họ, tựa
như con bướm chập chờn bay hết bông nọ đến bông kia, nhẩy nhót từ vấn đề này sang vấn đề khác, không
thấu triệt mọi khía cạnh và không chuyên tâm vào việc gì. Đấy là những con người bông lông, thất
thường. Họ bao biện hàng ngàn việc nhưng không theo rõi tận cùng một việc nào, có tính cả thèm chóng
chán và rút cục chẳng đi tới đâu. Họ bị xúc cảm nhiều vì những khó khăn và ảnh hưởng nhiều vì những
chướng ngại bày ra trước mắt họ. Họ có thể tự giải phóng bằng phương pháp tập trung tư tưởng.
Nhưng thực ra các phép mầu nhiệm chỉ là một sự sáng tạo liên tục. Muốn có thể thâu lượm được sự tập
trung rất quý báu và ích lợi ấy, cần phải kiên nhẫn. Tùy theo mức độ tính nóng nảy của bạn, bạn sẽ cần
dùng đến nhiều ngày, nhiều tuần lễ, có khi hơn nữa để chiến thắng bản thân. Vì rằng, nếu trong thời thơ
ấu của bạn, người ta thường nhắc đi nhắc lại cho bạn : "Hãy cẩn thận điều này. Hãy chú ý điều kia",
nhưng không hề có ai, kể cả cha mẹ hay giáo sư, đã chỉ bảo cho bạn cách thức phải chuyên tâm, chú ý

như thế nào. YOGA sẽ dậy cho bạn biết điều đó, có thể nói là sẽ làm cho bạn ẩn né, xa lánh được
những biến cố hàng ngày và bạn sẽ tỏ ra không bị lạc lõng, bơ vơ giữa sự hỗn độn bao vây chung quanh
bạn. Hiện nay, điều gì đã xẩy đến với bạn ? Óc bạn ghi nhận tất cả mọi sự ở ngoài đến, không hề tìm
cách chọn lọc. Mọi sự đến rất lộn xộn và khi, trong một tình trạng nhất định, bạn kêu gọi đến các điều bạn
đã tích trữ để lấy một quyết định thời nhiều khi, sự quyết định của bạn lại theo những ý kiến, không phải
là ý kiến riêng biệt của bạn, nhưng là ý kiến của người khác tỏ bày trước mắt bạn và bạn đã chấp thuận
làm của mình với ít nhiều vô ý thức. Đấy là chứng bệnh trầm trọng nhất của thời đại hiện tại. Người ta
không có dư luận riêng biệt nữa nhưng là dư luận của báo chí mà họ trở thành phản ảnh giản dị, trung
thực. Họ không còn có tư tưởng cá nhân nữa ; họ bằng lòng với các tư tưởng của sự quảng cáo, máy phát
thanh, các bích chương thường đọc cho họ, bó buộc họ : "Bạn dùng cái này. Bạn lấy cái kia"... và họ vâng
lời. Do việc sử dụng các biểu ngữ, sự tuyên truyền càng ngày càng loại bỏ hết mọi sáng kiến cá nhân. Chỉ
còn lại một tư tưởng công cộng do người ta lượm được ở ngoài phố, trong đám đông và nó hủy diệt hết cá
tính, tự do tinh thần cũng quý như tự do vật chất. Cá tính ấy, YOGA sẽ cho các bạn lại tìm thấy và làm
11
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
triển nở thêm nhờ phương pháp tập trung tư tưởng. Quyền lực này, khi bạn đã có rồi, sẽ cho phép bạn
tự giải thoát hết mọi nỗi ưu tư phiền muộn, - là những kẻ tử thù của sức khỏe tinh thần và, do ảnh hưởng
vang dội, sức khỏe thể chất của bạn, - và một khi đã loại trừ được rồi, sống cuộc đời do bạn sẽ lựa chọn,
do sự cưỡng ép, trí óc bạn phải cung cấp cho bạn những giải pháp riêng biệt của bạn để giải quyết mọi
vấn đề cá nhân. Vậy bạn có thể trù tính một khía cạnh tốt đẹp của các sự kiện, vẫn luôn luôn sẵn có nếu
người ta chịu khó tìm tòi. Đời sống của bạn sẽ có nhiều ý nghĩa mới mẻ hơn.
YOGA TẠO SỰ THUẦN-NHẦT CHO MỘT ĐỜI SỐNG MỚI
Khi bạn đã thấm nhuần sâu sắc các quy tắc của YOGA, bạn sẽ có một hướng-dẫn viên cho phép bạn cải
thiện và triển nở cái "tôi" của bạn về thể chất, tinh thần và đạo đức, để là một người hoàn mỹ hơn trên ba
lãnh vực ấy. Bạn sẽ học hỏi để biết rõ trí óc, thân thể bạn và những uẩn khúc sâu thẳm nhất của chính
bạn cũng như bạn rất quen thuộc với bàn tay của bạn vậy. Bạn sẽ biết kiểm soát ý chí của bạn cũng như
bạn kiểm soát một cử chỉ của ngón tay út bạn. Trong khi bạn sẽ tiến tới dần từng bước một, trong sự
nghiên cứu học hỏi YOGA, trước tiên ở giữa đám sương mù rồi càng ngày càng thấy ánh sáng, bạn sẽ
nhận thấy mọi sự biến chuyển ở trong người bạn. Các người khác cũng quan sát rõ những biến chuyển
ấy : bạn sẽ vui sướng, thích thú về những phản ứng của họ. Thân thể bạn hình như trẻ hơn vì nó SẼ trẻ

hơn. Trí óc bạn hình như hăng hái hơn, hoạt động hơn vì nó sẽ được giải thoát khỏi những mặc cảm, sợ
hãi. Các viễn ảnh của bạn về tương lai sẽ vui tươi hơn. Tại sao ? Vì chính ra, về thể chất, tinh thần và đạo
đức bạn sẽ trở nên một sinh vật thuần nhất. Hiện nay, những sự xung kích về thể chất, trái tim, khối óc
của bạn lôi kéo bạn tứ tung về mọi phía. Hình như bạn bị phân thây ! Do sự phân đôi tư tưởng, suy xét
cả hai phương diện, chắc chắn là bạn sẽ phục tòng những dục vọng của thân thể, nhượng bộ những sự
thèm muốn có hại, phạm những "sự bậy bạ" trong khi hoàn toàn biết rõ là mình lầm lỗi ; óc bạn đã bảo
cho bạn biết điều đó. Bạn nghe thấy tiếng nói của óc nhưng bạn không theo nó. Bạn không thể làm thế
nào khác hơn là nô lệ cho những sự xung động, thúc giục của bạn. Một khi đã trở thành tín đồ của
YOGA, thân thể, trái tim và khối óc bạn sẽ cùng đi theo một chiều duy nhất. Bạn không còn phải là
một người bất thường, hay thay đổi, dễ bị ảnh hưởng. Bạn sẽ không còn là nạn nhân những nỗi ưu tư, lo
ngại vẫn vơ. Bạn sẽ bóp nghẹt mọi sự suy nhược, thay đổi tính nết thình lình của bạn. Bạn sẽ là chủ-
nhân-ông của chính bản thân bạn. Chỉ nguyên sự tự-kỷ ám-thị và sự tập thể dục không thể nào cung
cấp cho bạn sự giải phóng tuyệt đối này. Các nhược điểm của tự-kỷ ám-thị tóm tắt trong câu văn trích
dẫn của đại thi hào Anh SHAKESPEARE (1564-1616) : "Những lời nói của tôi bay đi. Những tư tưởng
của tôi ở lại trái đất". Tự-kỷ ám-thị không hề biết đến sự kiện là khối óc cần phải được sửa soạn trước
khi sự ám-thị hành động, y như một hạt giống, muốn nảy mầm, cần phải có một chỗ đất thuận lợi. Có
một kỹ thuật rõ rệt của YOGA về sự sửa soạn ấy để biến đổi bãi cát kém phì nhiêu và khô héo của sa mạc
thành một mảnh đất màu mỡ. Cũng như môn thể dục, dù luyện tập chăm chỉ đến đâu chăng nữa, không
thể nào cải thiện được cá tính của bạn và cũng không có ảnh hưởng gì đến đấy cả. Nhưng có lẽ bạn còn
hơi ngần ngại, thận trọng vì lý do tín ngưỡng của bạn ? Những kỷ luật về đạo đức, tinh thần và vật chất
đều chung cho nhiều tôn giáo hay triết học ; chính là vì chúng đều có chung một nguồn gốc : Đông-
phương, cái nôi của các tôn giáo và các nền văn-minh. Trong việc thực hành mọi tôn giáo, phải chăng
có sự yêu cầu các tín đồ cầu nguyện, hoặc là ở nhà hay là tại các nơi đền đài, miếu mạo dành riêng cho
công dụng ấy ? Vả lại, cầu nguyện là thế nào ? Ngoài mục đích tuyệt luân về tinh thần, phải chăng cầu
nguyện còn là một sự nghỉ ngơi về vật chất lẫn tinh thần vì thường thường nó đòi hỏi sự bất động và sự
12
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
tập trung tư tưởng vào THƯỢNG-ĐẾ, óc khép chặt lại trong thời gian đó, không để cho các sự ngoại lai
lọt vào ? Phải chăng cũng như sự ăn chay, thụ trai sẽ mang đến cho thể chất, theo đúng kỳ hạn, sự nghỉ
ngơi cần thiết ? Và nếu YOGA gợi ra cho các tín đồ đông-phương một kỷ luật về tôn giáo, thời sự thích

ứng với hoàn cảnh tây-phương để cải thiện bạn về thể chất, tinh thần và đạo đức, chỉ có thể là hướng dẫn
bạn trên con đường tốt để lành-mạnh hóa bản thân. Các viễn ảnh về kết quả do sự giáo huấn của chúng
tôi nhằm mục đích cung cấp cho bạn một cái nhìn khái quát làm cho bạn ước ao theo đuổi đến cùng, như
một du khách nhìn kỹ mảnh đất mới hiện ra trước khi quyết định bước chân vào đấy. Bây giờ chúng ta
hãy từ giã những quan niệm đại cương để nghiên cứu kỹ càng hơn những vấn đề cần thiết cho sự xét mình
của chúng ta.
Chương II
PRANA VÀ THỂ CHẤT TINH LỰC
Nhiều người Tây-phương chỉ tin cái gì họ trông thấy. Thân thể của họ sở dĩ có là vì nó in hình bóng
xuống đất, vì nó rắn chắc, mờ đục và có thể sờ mó được. Tuy nhiên, từ nay ta cần phải tin tưởng là có
những làn sóng từ-điện, những siêu âm và nhiều sự khác nữa do ta không trông thấy nhưng vẫn có thực.
Vì vậy chúng tôi hy vọng rằng, mặc dầu tính hoài nghi của bạn, bạn sẽ đọc hết, không chút ngờ vực,
chương nói về PRANA, nguyên tắc trọng yếu phân cực sự hô hấp và hai thể tinh lực với những trung tâm
năng lực hay "CHAKRAS". Chúng tôi sẽ không lạm dụng các danh từ bác học, nhưng chúng tôi sẽ dùng
chúng mỗi khi cần thiết, trước hết đấy là những tiếng đúng nhất, sau nữa chúng có thể làm cho bạn xúc
động và giúp đỡ bạn thấm nhuần hơn ý nghĩa và nội dung bao hàm của chúng. Làm thế nào mà hàng tỷ
tế bào cấu tạo nên thân thể người ta vẫn đoàn kết chặt chẽ với nhau, chớ hề bao giờ lìa bỏ nhau, trừ ra
trước sự nát rữa sau khi chết hay tác dụng phân tán của một vụ nổ nguyên tử ? Các tế bào của mọi sinh
vật đều phân biệt nhau về điểm chúng sinh ra, triển nở, sống và chết cùng chung một nhiệm vụ rất rõ
ràng. Các tế bào ấy chồng chất lên nhau, nhưng nếu quan sát kỹ bằng kính siêu-vi thời ta thấy, tất cả
mọi tỷ lệ đều được giữ nguyên vẹn, kể cả những khoảng trống không ở giữa chúng, tựa như các vì tinh tú
lơ lửng ở trên trời. Mỗi tế bào ấy đều được cấu tạo nên do các nguyên tử có một nhân ở giữa, chung
quanh đó quấn quýt các điện-tử tựa như các hành tinh vạch đường quỹ đạo bất di bất dịch của chúng ở
chung quanh mặt trời, trong vô ngàn vô số vạn vật của vũ trụ, từ cái vô cùng nhỏ bé đến cái vô cùng lớn
lao. Trong mỗi một thế giới nhỏ li-ti ấy là các nguyên tử, cái nhân ở giữa thực hành sức hấp dẫn của nó
trên các điện-tử nhưng phạm vi hoạt động của nó không vượt quá những ranh giới của điện tử mà nó cấu
tạo thành trung-tâm. Vậy trong thân thể chúng ta, quy thuộc về đâu nhiệm vụ trọng yếu duy trì sự kết
hợp giữa các tế bào, cách thế nào để giữ gìn chúng trong sự bài trí như ý muốn của tạo hóa, nhằm cấu
thành một toàn bộ để tự túc cho chính mình ? Nhiệm vụ ấy thuộc về một lực lượng hoạt động ngay
chính ở trong người chúng ta, do chúng ta lấy được từ ở bên ngoài chúng ta và khoa học đông phương gọi

là PRANA. Do các đạo sĩ du-già cổ xưa phát minh ra, PRANA đã được nói đến trong các sách
UPANISHADS vào khoảng 700 năm trước THIÊN-CHÚA. Về sau này, GORAKSA và MATSYENDRA
là hai thực-hành gia đại tài, hoạt động vào khoảng 58 năm trước và 78 năm sau kỷ-nguyên cơ-đốc đã cổ
xúy một kiểu hô hấp đặc biệt PRANA để diệt trừ các chứng bệnh. Trong cuốn "Khí ê-te của không
trung", nhà bác học Anh Oliver LODGE đã viết : "Mật độ của ê-te bằng năm mươi ngàn lần mật độ của
bạch kim và tổng số cường lực ê-te chứa trong mỗi ly khối ở không trung bằng cường lực một nhà máy
trung ương mạnh một triệu mã lực và hoạt động không ngừng trong bốn mươi triệu năm". Điểm này có
13
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
thể cho chúng ta một ý kiến về sức mạnh bao la, vô hình đang bao bọc chúng ta. Chính là ở trong cái kho
chứa khổng lồ về sức mạnh ấy hay PRANA mà YOGA sẽ bảo chúng ta cách thức rút tỉa lấy, nhưng trước
hết chúng ta cần phải thấu triệt vấn đề. Triết-gia Anh Herbert SPENCER (l820-l903) đã viết về nguồn
năng lực sinh tồn bao quát ấy : "Trong các sự bí mật, khi người ta càng nghĩ đến lại càng thấy bí mật
thêm nữa, vẫn có một sự chắc chắn tuyệt đối luôn luôn tồn tại : chúng ta hiện đang đứng trước một cường
lực vô biên và trường cửu do tất cả mọi sự đều ở đấy sanh ra". Cùng trong tinh thần đó, Swami
VIVEKANANDA, một lãnh-tụ du-già thuyết, cắt nghĩa PRANA là "sự biểu lộ một quyền lực tổng quát
vô biên và ở khắp mọi nơi". Các dẫn chứng này đã được xác nhận vẻ vang cách đây vài năm, do sự
công bố kết quả những công trình tham khảo của bác sĩ Manfred CURRY. Ông đã hướng dẫn một cuộc
điều tra về y tế rất bao la, xưa nay chưa ai thực hiện. Ông đã nghiên cứu và phân tách hàng chục ngàn cá
nhân và những cặp vợ chồng, khởi đầu từ vấn đề do nhiều hội nghị y học quốc tế đã đề cập tới : ở thế giới
hiện đại, vì nguyên động lực nào người ta bị ảnh hưởng về hạnh phúc và sức khoẻ của mình ? Ông đã
tìm thấy giải pháp cho vấn đề là khám phá ra ở trong không trung một hơi khí vô cùng hiếm có mà ông
gọi là ARANE và là một chất đồng vị của chất ô-dôn. Một vài người không thể nào bỏ qua được hơi khí
ấy và nếu thiếu nó thời hình như không thể nào thở được nữa. Tiến xa mãi trong công cuộc sưu tầm,
bác sĩ CURRY đã nhận thức rằng ARANE rất cần thiết cho tất cả mọi người và nó điều khiển đời sống
của nhân loại đến nỗi là nếu nó biến đi thời tất cả mọi sự trên trái đất này sẽ bị tiêu diệt ngay tức khắc.
Vậy đối với đạo sĩ du-già cũng như bác sĩ CURRY, đối với nhà bác học tân tiến cũng như các người cổ
xưa, PRANA hay ARANE là chất mà chúng ta sẽ gọi là "Sự hô hấp cộng thêm X", nghĩa là chất gì trọng
yếu hơn không khí, mà chính không khí cũng đã rất cần thiết cho đời sống rồi. Vì là một cường lực vô
hình không thuộc về ngoại giới, nên bạn phải học hỏi (trong những trang dành riêng cho sự hô hấp) để

cảm thấy nó xâm nhập vào người bạn. Sự hít thở PRANA vừa bổ dưỡng cả tinh thần lẫn thể chất một
cách tinh tế hơn và hiệu nghiệm hơn là sự hít thở dưỡng khí tầm thường. Đấy là một sự kiện tựa như
một thứ ô-dôn bốc ra trong các nhà máy có nhiều máy phát điện cỡ lớn. Nếu các máy có thể sử dụng điện
lực thời tại sao trí óc và thân thể ta lại không lợi dụng được cường lực vô cùng cao độ của PRANA ?
Vả lại, PRANA rất có thể là nguồn gốc của điện lực dưới tất cả mọi hình thể. Các đạo sĩ du-già quả quyết
rằng PRANA cũng phân cực nghĩa là cũng có một dương-cực (PENGALA) và một âm cực (IDA). Sự
phân cực ấy, các dân tộc Á-Châu đã biết từ hàng ngàn năm nay. Chính là do sự hô hấp phải theo đúng
các quy tắc do chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn mà thân thể bạn có thể tích trữ lương thực về cường lực sinh
tồn đã phân cực. PENGALA sẽ hít cùng với không khí do lỗ mũi bên phải, còn IDA do lỗ mũi bên trái.
Từ lâu nay, người ta vẫn mỉm cười về sự xác nhận ấy. Nhưng năm 1905, bác sĩ ARKINS ở học viện y
tế CALIFORNIE, do những phương pháp máy móc, đã khám phá ra là hai buồng phổi của ta đã phát ra
những dòng điện. Henri LINDHAR đã có thể xác nhận rằng "không khí vào lỗ mũi bên phải tạo nên
những dòng điện-từ âm-cực dọc theo xương sống mé trái". Khoa học tân tiến xác nhận sự thực hành
của thuyết YOGA với sự chậm trễ hàng ba ngàn năm. Xin bạn hãy nhớ kỹ những nguyên tắc do chúng
tôi vừa trình bày. Bạn sẽ thấy sự áp dụng khi chúng tôi hướng dẫn bạn phải hô hấp như thế nào. Sự hô
hấp theo YOGA sẽ cung cấp thêm cho bạn sự bổ sung cường lực để cải thiện con người của bạn. Năm
1920, nhiều cuộc thí nghiệm đã được thực hiện ở đại học đường YALE mà những kết quả rực rỡ đã làm
kinh ngạc chính ngay các thí nghiệm gia !
CHẤT TINH-LỰC
14
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
PRANA mà chúng ta bắt được ở trong không khí do sự hô hấp gọi là "Prana thượng từng", không dùng
cho thể chất của chúng ta. Nó tiếp tế cường lực sinh tồn cho cái mà các đạo sĩ du già gọi là "tinh lực"
nghĩa là con người thứ hai của chúng ta. Nhờ có cường lực sinh tồn ấy nên mới giữ gìn được sự kết hợp
các tế bào về tinh lực và gián tiếp giữ gìn sự kết hợp các tế bào về thể chất của chúng ta. Theo bình
thường, thể tinh lực của chúng ta là vô hình nhưng nó cũng có những cơ cấu, bộ phận như thân thể của
chúng ta và nó cũng tự nuôi dưỡng, tiêu hóa, bài tiết và hô hấp. Thể tinh lực của chúng ta tìm thấy
lương thực sinh tồn ở trong một thứ Prana gọi là APANA do các thực phẩm mà chúng ta ăn uống. Trái
ngược với chất Prana thượng tầng mà chúng tôi vừa nói đến, APANA là chất Prana hạ tầng do sự cấu tạo
của chất lỏng những sinh vật và thực vật mà chúng ta ăn. Bạn hãy coi kỹ hình số l và số 2 để thấy rõ

những cơ cấu trọng yếu về thể tinh lực của chúng ta. Hai ống dẫn (hay NADIS), một đi từ lỗ mũi bên phải
(PENGALA), một đi từ lỗ mũi bên trái (IDA), giao nhau bốn lần và cùng gặp nhau ở chỗ xương mông.
Mỗi ống mang tên của chất Prana do nó di chuyển. Một ống dẫn thứ ba (hay SOUSHOUMNA) đi từ
đỉnh đầu chạy thẳng tắp ở đằng sau xương sống và cũng chạy tới tùng thần kinh ở xương mông. Ba ống
dẫn ấy là các dây thần kinh chính yếu của thể tinh lực. Chúng phân chia các nhánh đi khắp mọi cơ thể.
Trên quãng đường đi qua thân thể và ở bốn điểm giao nhau cũng như ở điểm cuối cùng trong cuộc hành
trình, hai ống dẫn PENGALA và IDA đều đi qua những trung tâm (hay CHAKRAS) tương hợp với
những tùng thần kinh của thân thể chúng ta.
Hình 1
Người ta có thể hình dung những trung tâm Chakras
như các bông hoa mà cuống đi từ xương sống - ( trừ
có trung tâm cuối cùng phát sanh trên ống dẫn
Soushoumna ) - và vành hoa nở ra ở các vị trí ghi rõ
trên hình vẽ theo trắc diện (Hình 2). Đi từ trên xuống
dưới, các trung tâm ấy là :
1) Vishoudda : tương hợp với tùng thần kinh thuộc
yết hầu và, ở đằng sau, với tiểu não.
2) Anahata : tùng thần kinh thuộc tim.
3) Manipoura : tùng thần kinh thuộc dạ dày.
4) Swadhistana : những hạch hình bán nguyệt và
tùng thần kinh thuộc bụng dưới. 5) Mouladhara :
tùng thần kinh thuộc xương mông.
15
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
Hình 2
Một trung tâm duy nhất AJNA, khối óc của
thể tinh lực, tương hợp với tuyến-tùng-quả, là
độc lập với hai ống dẫn PENGALA và IDA.
Đấy là bộ chỉ huy. Nó thâu nhận chất PRANA
một cách gián tiếp, do trung gian của ống dẫn

SOUSHOUMNA. Còn năm trung tâm kia
thâu nhận, biến chế và phân phối cường lực
PRANA trong khắp thể tinh lực.
Những chất PRANA thượng từng, dương cực
(do lỗ mũi bên phải hít vào) và âm cực (do lỗ
mũi trái) ra đi, theo các đường ống dẫn, tới
những trung tâm và chúng giao nhau ở đấy,
trước khi tới trung tâm nguồn gốc hay
MOULADHARA (xương mông).
Người ta có thể so sánh các trung tâm ấy với
các máy nhận dòng điện PRANA và phân phối
điện đi các trạm sử dụng nghĩa là các cơ thể.
Do sự kiện phân-cực chất PRANA, sức khỏe
của thể tinh lực tùy thuộc vào sự thăng bằng của
ba yếu tố :
1) Hiệu số điện-thế hay hiệu-thế giữa
PENGALA và IDA.
2) Lưu-lượng của PRANA hay cường độ
điện do các ống dẫn (Nadis) cung cấp. 3)
Điện trở mạnh hay yếu của các trung tâm
(Chakras) khi tinh lực sinh tồn chạy qua. Như tất cả mọi sự kích thích đều tốt hay xấu, chất tinh lực
cũng có sự vang dội trên thân thể, nếu thế quân bình của chất tinh lực bị tan vỡ thời sức khỏe của thân thể
sẽ tự động sút kém. Căn nguyên của việc tan vỡ thế quân bình ấy là sự khiếm khuyết về hô hấp vì
16
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
chính do đó mà chúng ta hấp thụ chất PRANA. Nếu vì một lý do nào đó, hoặc sổ mũi, thịt thừa hay mũi
lệch, bạn hít thở nhiều với lỗ mũi này hơn lỗ mũi kia, hiệu số điện thế của chất lỏng giảm sút và sinh ra
những sự bực dọc, uể oải. Vì thế nên lỗ mũi bên trái hít thở không đầy đủ là một trong những nguyên do
của sự già nua quá sớm.
Chương III

SỰ HÔ HẤP
Bây giờ bạn đã hiểu tầm quan trọng đặc biệt của một sự hô hấp đúng mức, hợp cách. Các ống dẫn
PENGALA và IDA nối liền với hai lỗ mũi và trái lại, không hề có liên lạc gì với miệng. Thế cho nên, nếu
bạn thở một phần lớn bằng miệng, sức mạnh của điện sẽ suy giảm trong tinh lực của bạn vì bạn không hít
thở được nhiều chất PRANA. Vả chăng, phần nhiều người ta chỉ hít thở được 1/10 dung tích của lồng
ngực mà đáng lẽ họ phải luôn luôn hít thở đầy hai buồng phổi. Hậu quả : sự cản trở của các trung tâm
(Chakras) khi chất Prana đi qua, theo như nguyên tắc hao mòn, suy nhược lũy tiến của các cơ thể vì
không được rèn luyện đầy đủ. Lẽ tất nhiên là sự hô hấp thường lệ với hai lỗ mũi duy trì cường-độ điện
của chất tinh lực sinh tồn tới mức độ không thay đổi và bảo đảm sự hoạt động điều hòa của các trung tâm
(Chakras). Phần nhiều người ta có thường xuyên một lỗ mũi bị ít hay nhiều tắc nghẽn (nguyên do các
sự khó khăn, bất tiện vì không những đau một bộ phận nhưng đau tổng quát và là nguồn gốc của sự mệt
nhọc, nóng nảy). Nếu gặp trường hợp đó, mỗi khi ngủ, bạn hãy nằm nghiêng về phía lỗ mũi bị tắc
nghẽn và như thế mũi sẽ nở ra ngay. Bạn cần phải luyện tập cho quen chỉ thở bằng mũi vì chất Prana
chỉ có thể vào trong người bạn do đường lối ấy, vì thở bằng miệng sẽ làm ngứa rát cuống họng, mềm nhụt
các màng nhầy, không cho phép không khí được lọc đúng mức và làm mồi cho bạn nhiều bệnh tật, trong
số có bệnh nhiều đờm, chảy nước dãi. Và bạn sẽ thấy tất cả mọi sự đều có những lý do hiện hữu trong
thân thể người ta, một phép mầu nhiệm về sự hoàn hảo ! Như lông mũi, những yếu tố vô duyên, xấu xí
mà đôi khi người ta muốn nhổ đi cho biến hết, lại ngăn cản không khí khỏi đột nhập quá bất ngờ và làm
ngứa ngáy, khó chịu các màng nhầy. Lẽ tất nhiên, nếu bạn có thể kiểm soát được sự hô hấp của bạn về
ban ngày thời bạn không thể nào làm được trong khi ngủ. Nhưng nếu bạn đã tập được thói quen tốt đẹp ấy
thời nó vẫn theo rõi, in sâu vào tiềm thức bạn và bạn sẽ được hưởng thụ ích lợi đó trong giấc ngủ. Như
thế, sự hô hấp bằng mũi xử sự như một nguyên động lực phòng ngừa bệnh về thể chất, một kích thích tố
về trí não và một nguồn cảm hứng về tinh thần. Phương pháp phòng ngừa bệnh thiên nhiên ấy tránh
cho bạn khỏi mắc những sự khó chịu và bệnh tật, sẽ cho phép bạn một phụ trội hoạt động rất đáng giá,
thường thường sẽ tránh cho bạn khỏi phải dùng các thứ thuốc. Đây còn là một chứng bệnh của thời đại.
Các người ở thế hệ chúng ta, mỗi khi thấy đau đớn hay bứt rứt sự gì, họ không muốn tìm kiếm liều thuốc
trong sự trở lại với những luật lệ thiên nhiên ; họ không chịu uốn nắn mình theo một sự cố gắng, một kỷ
luật về thể chất nào cả. Họ chạy vội đến tiệm bào chế để mua một hay nhiều thứ thuốc có đặc tính chữa
đủ mọi chứng bệnh. Người ta thường kể lại câu nói bất hủ của một giáo sư y khoa đại học đường : "Các
bạn hãy cấp tốc cho đi một liều thuốc trong khi thuốc ấy hãy còn trị được bệnh". Như thế có nghĩa là

hiệu quả của một thứ thuốc được coi là thần dược cũng chỉ là nhất thời, thoáng qua. Bạn hãy lấy ví dụ
như thuốc STREPTOMYCINE. Một tạp chí y học đã bó buộc phải công nhận : "Người ta đã khám phá ra
các trực-khuẩn đã sống dai vô cùng tận trong đại đa số các bệnh nhân. Tình trạng ấy ngăn cản sự tiếp tục
trị liệu bằng thuốc Streptomicine cho các bệnh nhân cũng như các người bị lây bệnh". Người ta đã quan
sát được ở Mỹ nhiều trường hợp nhiễm độc do các trực-khuẩn bướng bỉnh chịu đựng được thuốc
17
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
Streptomicine và do các bệnh nhân kể lại. Người ta cũng nhận thức được là các vi trùng đã tập quen với
thuốc PÉNICILLINE và SULFAMIDE. Chúng tự vệ và thích ứng với thuốc nên hiện tượng đó bó buộc
các phòng thí nghiệm phải luôn luôn tìm tòi các thứ thuốc trụ sinh mới. Nếu các thứ thuốc có một sự
ích lợi, một sự cần thiết, đôi khi chúng ta không từ chối điều đó nhưng chính ra tạo-hóa sẽ vẫn thắng lợi
cuối cùng. Vì thế, trong thế giới văn minh và máy móc hiện đại do chúng ta bó buộc phải phục tòng vì
chúng ta đang sống ở đấy, hạnh phúc thực sự của chúng ta là phải quay về với những luật lệ thiên nhiên
để tự kiếm lấy cho chúng ta một sức khỏe dồi dào hơn. Vậy theo luật lệ chính yếu, không khí còn cần
thiết cho người ta hơn là thức ăn, nước uống hay giấc ngủ. Người ta có thể không cần ăn uống và ngủ
trong vài ngày mà không nguy hiểm gì đến tính mệnh. Bạn hãy nín thở và bạn sẽ chết liền trong vài
phút. Đối với người Tây-phương, chỉ cần thở là đủ, còn thở thế nào thời không quan hệ mấy vì không
thành vấn đề. Tạo hóa thực hành một động tác về bắp thịt ngoài ý muốn của người ta, gọi là sự hô hấp.
Ai nấy đều hài lòng như vậy mà không cần nhìn xa hơn nữa. Còn bạn, ví bạn đang học hỏi về YOGA,
tưởng bạn không nên lấy làm thỏa mãn về sự kém cố gắng ấy. Trong thế-chiến vừa qua, đã được chứng
minh rằng sự sáng suốt của các phi-hành đoàn giảm bớt đi khi sự tiếp tế bằng dưỡng khí sút kém.. Vậy
nhịp điệu sự hô hấp của họ đã thay đổi rất ít mà chính họ cũng không hề nhận thấy ! Đây là tóm tắt một
công văn chính thức của Bộ Không Quân Anh gửi cho các huấn-luyện viên trong Không-lực Hoàng Gia :
"Hiệu quả của sự thiếu dưỡng khí cũng khá giống như hiệu quả của sự uống nhiều rượu quá. Óc suy xét
và trí thông minh bị suy giảm rất nhiều và sức lực về thể chất sút kém đi, nhưng chính phi-công không hề
nhận thấy những sự thay đổi ấy và cứ tin chắc là sự suy xét của mình vẫn minh mẫn và mình có thể
đương đầu với tất cả mọi trường hợp. Chắc chắn là một tâm trạng như thế sẽ là nguồn gốc cho nhiều nguy
hiểm trầm trọng. Chúng tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng đặc biệt của các mặt nạ dưỡng khí dùng cho tất
cả các nhân viên phi hành đoàn nào cần phải bay cao quá ba ngàn thước". Không cần phải là phi công
mới khổ não về sự thiếu dưỡng khí. Ta cảm thấy sự đó ở trên các ngọn núi cao. Mà cũng không cần phải

tìm cao-độ nữa. Giống bò sát như loài người ở trong các thung lũng và các thành phố đều phải chịu những
hậu quả ấy. Các phố xá đầy rẫy những người hít thở hời hợt bề ngoài và do đó, họ là nạn nhân những
sự bải hoải về tinh thần và suy nhược về vật chất mà họ chỉ đổ tội cho những công việc và nỗi lo lắng của
họ. Đã đành như thế nên cả ban ngày và ban đêm, sự hô hấp đều gò bó, chật hẹp. Hậu quả không thể
tránh được : hàng triệu người bị bệnh mất ngủ kinh niên. Vì thế nên thuốc ngủ (cùng với thuốc chữa táo
bón ) đã tạo nên một nguồn lợi rất lớn lao cho các phòng thí nghiệm. Người ta đi ra hiệu thuốc mua lấy
phương tiện để ngủ yên. Đêm đầu thời kết quả mỹ mãn, đêm thứ hai, ít kiến hiệu hơn. Rồi người ta tăng
liều thuốc và ngủ được. Ngày hôm sau, trở thành u mê, đần độn. Rồi đổi thuốc và thử hết mọi thứ thuốc
do người khác mách bảo. Sau cùng… người ta tự đầu độc một cách chậm chạp. Vì các thứ thuốc ngủ
đều có chất độc, vả lại chỉ được bán theo toa bác sĩ. Sau cùng, thuốc lại có thể trở nên xấu xa, tồi tệ hơn là
bệnh trạng. Sáng sớm tinh sương, bạn hãy nhìn kỹ gương mặt các người do bạn đã gặp thời bạn sẽ có
những nhận xét rất thảm thương. Họ đã hưởng thụ được một giấc ngủ thực sự ngon lành chưa ? Điều nào
đúng với người khác thời cũng đúng với bạn. Khi bạn ngủ chưa đẫy giấc (bình thường một giấc ngủ
thực sự cần phải từ 7 đến 8 giờ), bạn sẽ thấy rức đầu, tựa như bị ngộ độc. Sự hoạt động về thể chất của
bạn giảm bớt đi và các năng lực tinh thần cũng bị sút kém. Trái lại sau một giấc nghỉ ngơi đầy đủ và
hoàn toàn, khi thức dậy bạn sẽ sáng suốt, lương tâm vui vẻ. Bạn thấy đời tươi đẹp quá vì lúc thức giấc,
bạn thấy khỏe khoắn thêm. Vậy nếu bạn thích cải thiện đời sống của bạn về thể chất lẫn tinh thần thời
bạn cần phải tập quen hô hấp cho đúng mức nhưng không phải là sự hô hấp như người ta thường vẫn thực
hành trong khi tập thể dục. Theo như sự chỉ bảo của các đạo sĩ du-già sự hô hấp còn đòi hỏi nhiều hơn là
18
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
chỉ hít vào và thở ra trúng cách. Sau khi đi vào cuống phổi, máu cần phải được hoàn toàn tẩy lọc trong
một cuộc tắm đầy dưỡng khí mới để tìm kiếm cho thân thể một cường lực lớn lao hơn, đến lượt cường lực
này lại cung cấp cho óc một sinh lực lớn lao hơn nữa. Mỗi khi hít vào, phổi của bạn phải căng đầy
dưỡng khí đến mức tối đa. Đối với bạn, sự đó cần phải trở nên rất tự nhiên cũng như sự hô hấp ngắn ngủi
và nghèo nàn của bạn hiện tại. Bây giờ bạn đã biết rõ cần phải bắt lấy chất bổ dưỡng Prana để nhồi nhét
vào trong người bạn khi bạn cần dùng đến và ngay cả trong giấc ngủ của bạn nữa. Sự hô hấp có động-
lực tính sẽ tặng cho bạn một giấc ngủ say sưa và lại sức, cải thiện năng xuất hàng ngày của bạn và cung
cấp cho bạn một khí lực rất mãnh liệt. Đấy sẽ không phải là hạnh-phúc phù du và huyển hoặc do các chất
hóa học và thuốc tạo nên nhưng là một hạnh phúc vĩnh cửu. Ở Đông-phương, người ta luôn luôn chú

trọng đặc biệt đến cái gọi là "Sự hô hấp sâu thẳm". Ở Ấn-Độ, quê hương của YOGA, khi thấy một người
nào đi dạo mát cho hợp phép vệ sinh thời người ta bảo y : "Mowa miana" có nghĩa là : "Y đi ăn không khí
".
CƠ CHẾ CỦA SỰ HÔ HẤP
Chúng tôi xin lỗi quý bạn nếu phải nhắc lại những nguyên tắc sơ đẳng. Đời sống bắt đầu và kết thúc
bằng một hơi thở. Ngưòi ta thở mỗi ngày độ 22 ngàn lần. Sự hô hấp nhằm hai mục đích :
a) Cung cấp, do sự hít vào, một số dưỡng khí đều đặn cho việc lưu thông khí huyết.
b) Trích ở trong máu, do sự thở ra, một cặn bã đã cháy rồi gọi là thán khí. Dưỡng khí vào trong thân
thể người ta do hai lỗ mũi, yết hầu, thanh quản với những giây thanh âm, khí quản và cuống phổi. Mũi
lọc không khí, chặn lại những vẩy bụi li ti bay trong không trung. Các niêm dịch của mũi tiết ra một chất
nước nhờn gọi là dỉ mũi, không những để ngăn chặn bụi nhưng còn để hủy diệt các vi trùng. Đấy là sự
xác nhận mới mẻ về tầm quan trọng của sự hô hấp bằng mũi. Sau cùng không khí, đã được thanh lọc và
hiện ở trong một nhiệt độ êm dịu, vào trong các cuống phổi và được dẫn thẳng tới hai buồng phổi. Ở đây,
các cuống phổi được phân chia ra một số lớn các tế bào chung quanh để tỏa ra một hệ thống màng lưới
các mạch máu mao-quản. Chính máu thu hút dưỡng khí tươi trong các mao quản đó và loại bỏ thán khí ra.
Máu ấy, tươi thắm đầy dưỡng khí, đi thẳng từ phổi lên tim để được phân phối đi tất cả các cơ thể trong
người và sau cùng lại trở về phổi đầy thán khí để sẵn sàng tống khứ ra ngoài. Thế là một chuyển động
tuần hoàn đã được dựng nên. Khi bạn hô hấp, sự hít vào làm căng nở phổi để có thể thu hút dưỡng khí,
trong khi sự thở ra trục xuất các chất cặn bã nguy hiểm. Sự hô hấp gọi là "sâu thẳm" rất cần thiết đến
nỗi tạo hóa, như bạn thường nhận thấy, đã bó buộc bạn phải thỉnh thoảng thực hành ngoài ý muốn, bằng
cách làm cho bạn ngáp mạnh hay thở dài. Như vậy, bất đắc dĩ bạn phải hô hấp mạnh hơn nhằm mục đích
gia tăng dưỡng khí trong huyết quản của bạn. Trong sự hô hấp bình thường, những tế bào nhỏ của phổi
không có đủ sức hoạt động để bảo đảm hoàn toàn sự thay thế cần thiết về dưỡng khí và thán khí. Khi
hít vào, các tế bào của phổi thâu nhận không khí tươi mát nhưng lồng ngực không thể thi hành với chúng
sức ép cần thiết để tống khứ hoàn toàn không khí đã nhiễm độc. Nhất là trong thời kỳ đứng tuổi, phổi và
ngực dần dần tiến tới mức kém sức co dãn. Vả lại, sự hô hấp tác động rõ rệt trong trái tim, một yếu tố
mệt nhọc nhất của cơ thể và là tình trạng quy định thời hạn của đời sống. Tim đập mỗi ngày 100.800 lần
và trong thời gian đó, cung cấp một công việc khổng lồ tương đương với sự nâng lên cao ba mươi phân
một trọng lượng 130 tấn. Bạn có thể tưởng tượng đến điều ấy chăng ? Máu đi khắp thân thể người ta
trong 3 phút. Bạn càng làm việc nặng nhọc bao nhiêu, bạn càng đi nhanh hay chạy thời trái tim bạn

cũng phải đập nhanh để lấy ở trong phổi dưỡng khí do bạn đốt cháy và bạn lại càng bị hao mòn, suy
19
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
nhược. Vả lại, chất a-xít uy-rích, - một trong những cặn bã của sự biến hóa không được hoàn hảo ở
trong cơ thể, - có thể chảy tràn vào mạch máu và gây nên rất nhiều bệnh tật, gọi là chứng bệnh của thời kỳ
"đứng tuổi" như đau thận, rức đầu, nhức mỏi bắp thịt, thần kinh viêm, phong thấp, chóng mặt... nếu máu
thiếu dưỡng khí, không thể loại một cách bình thường hết các chất độc của nó. Sau cùng, khi cơ thể suy
yếu đi với tuổi già, các hồng huyết cầu, - không được phân phối đều vì sự liệt nhược của cách mô, sự
cứng rắn của các động mạch hay sự phát phì - không được tiếp tế đầy đủ dưỡng khí và chết đi ; các mô
thớ chết sẽ bị máu thu hút và gây ra sự tắc nghẽn các chỗ nối những khớp xương với nhau. Sự hô hấp
có động-lực tính làm gia tăng sự chống đối của bạn, với các sự truyền độc, cảm nhiễm. Thường thường
sự kiểm soát hô hấp rất tự nhiên. Không những bạn cần phải biết cách hít thở hay hơn và sâu thẳm hơn
nữa, nhưng cũng biết kỷ-luật hóa, bắt sự hô hấp tự động, ngoài ý muốn của bạn vào khuôn phép.
YOGA huấn luyện cho bạn biết hô hấp có ý thức và có phương pháp. Trong khi kỷ-luật hóa sự hô hấp,
bạn cũng có khuynh hướng kiểm soát trí não của bạn. Bạn làm thế nào để muốn nghe một tiếng động
gần như không thể nhận thấy ? Bạn ngừng thở, cúi đầu xuống, áp tai lắng nghe cho rõ hơn. Trái lại, nếu
bạn muốn vượt qua một chướng ngại vật hay dùng sức mạnh để di chuyển một đồ gỗ lớn, bạn làm gì ?
Chính lúc trước khi dùng sức mạnh, bạn phải hít vào thiệt lâu. Như vậy, trong mọi trường hợp, bạn đã
kiểm soát một cách tự nhiên sự hô hấp của bạn. Có lẽ không bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại như thế ? Các
người Hy-Lạp cổ xưa đã biết rõ vấn đề. Vận động trường của họ đo được hai trăm thước, là chiều dài của
những cuộc chạy đua vì họ nói rằng đấy là khoảng cách mà một người khoẻ mạnh có thể chạy được
không cần phải lấy lại hơi thở. Chúng ta hãy trở về với thời kỳ hiện đại. Tại Thế vận hội Bá-Linh, cua-
rơ da đen Jess OWEN đã phá nhiều kỷ lục và được hoan hô nhiệt liệt như một lực sĩ hay nhất trong năm.
Y tiết lộ rằng trong cuộc chạy đua một trăm thước, y đã nín hơi thở ngay từ đầu nên y đã có thể cố gắng
rất mạnh mẽ để bỏ xa các địch thủ. Các báo chí gọi y là "con quái vật hình người". Người ta không chịu
tìm hiểu xa hơn nữa. Không một chuyên viên nào, không một huấn luyện viên nào thử tìm hiểu xem tại
sao OWEN lại nín hơi thở ? Chỉ mãi về sau này, người ta mới biết là y thực hành những kỹ thuật của
các đạo sĩ du-già về sự hô hấp có động-lực tính : Việc nín hơi thở trong lúc luyện tập cho phép một sự
tập trung tư tưởng mãnh liệt hơn về sự cố gắng cần thiết. Nếu bạn ngừng thở, động tác ngoài ý muốn
chỉ do sự kiểm soát của tiềm thức, bạn sẽ huy động hết tất cả mọi cường lực về tinh thần để kiểm soát

những động tác cần thiết cho sự đấu tranh vật chất mà bạn định chiến thắng. Lẽ tất nhiên là bạn chớ nên
lạm dụng sự thực hành nín thở ấy. Nếu cần, bạn nên nhờ thày thuốc khám nghiệm tim và phổi cho bạn.
Bạn chớ nên cố ép nín thở quá trớn từ 40 đến 45 giây đồng hồ. Thực ra sự quá trớn ấy có thể rất nguy
hiểm. Trong trường hợp OWEN, đó là kỹ thuật hô hấp áp dụng trong cuộc chạy đua và gồm có một sự
nín hơi thở độ mười giây, đồng thời lực sĩ cung cấp một động tác về bắp thịt, có một cường lực rất lớn lao
so với thời gian ít ỏi. Nhưng Henry ANGLADE, một nhà quán quân về đua xe đạp, vừa tuyên bố là
phần nhiều những thắng lợi của y đều nhờ có YOGA. Vậy đối với Anglade cũng như đối với mọi tay đua
"đường trường", vấn đề đặt ra là phải "cố thủ, chịu đựng" với tất cả những sự khó khăn gặp phải, dù trong
khi đi đường, trái thời tiết, tai nạn, tính tình của các bạn đồng đội hay các địch thủ. Chắc chắn là kỹ thuật
hô hấp sẽ dự phần vào đấy nhưng nó cần phải được hỗ trợ bằng sự mềm mại và bền bỉ của thể chất, năng
lực bồi bổ lại sức khỏe, trong khi chạy và nhất là lúc tới trạm nghỉ bằng phương pháp làm nới dãn, hết co
rút và các tư-thế (ASANAS). Sau cùng, và có lẽ đây là điểm can hệ nhất, bằng "tinh thần YOGA", sự hòa
hợp của tính cương-nghị, bình thản, sự hào hiệp, vui tươi và khí sắc luôn luôn tươi trẻ, cởi mở. Vậy
thái độ, cử chỉ của Anglade, trong một vài trường hợp, cho phép ta nghĩ rằng y chưa đạt tới mức hoàn hảo
của "tinh thần", khi nào y tiến tới mức đó thời chắc chắn y sẽ là một nhà đại quán quân. Bây giờ, một
20
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
vài nguyên tắc đã được bạn nhớ lại hay biết rồi, chúng ta hãy sang phần các sự luyện tập là hiệu quả của
những nguyên tắc đó.
PHẦN HAI
NHỮNG SỰ LUYỆN TẬP
KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU
Không bao giờ sự thực hành lại hái được kết quả mỹ mãn nếu không có trở ngại, khó khăn. Nếu bạn
muốn học hỏi khiêu vũ hay ca hát, đi xe đạp hay lái xe hơi, thực hành một môn thể thao hoặc làm một
nghề bằng chân tay hay trí óc, không thể nào bạn hoàn toàn thành công được nếu khởi đầu bạn không
theo một phương pháp hay không làm việc. Và sau cùng, nhất là bạn không luyện tập một thói quen lâu
dài, đầy những cam go và sự nhắc đi nhắc lại đôi đi rất nhạt nhẽo nhưng luôn luôn có ích lợi nếu bạn để
vào đấy một thiện chí bền bỉ và sự chú ý đặc biệt thức tỉnh. Khi bạn mới tập đọc, người ta dậy cho bạn
những chữ cái, phân biệt những nguyên âm và phụ âm rồi nhận thức các nhị trùng âm. Sau đó bạn đọc
đến những chữ ngắn nhất, rồi khó nhất, trước khi đọc đến những câu ngắn... và bây giờ, bạn có thể liếc

mắt đọc luôn mấy giòng liền. Nhưng bạn đã mất bao nhiêu thời gian nhắc đi nhắc lại để tiến tới kết quả
ngày nay đối với bạn hình như là lẽ tất nhiên ? Một cô thơ-ký đánh máy phải mất bao nhiêu ngày để biết
đánh máy dù mỗi phút chỉ đánh được 60 chữ ? Và bạn tưởng tượng là một minh tinh thượng thặng rạp
Opéra chỉ học tập các vũ điệu trong 8 ngày ư ? Vậy là do sự luôn luôn nhắc đi nhắc lại mà các động tác
trở nên tự động như máy móc, nghĩa là chúng ta có thể thực hiện hoàn toàn mọi hoạt động mà gần như
không phải nghĩ đến chúng. Vì thế chúng tôi chỉ xin bạn một sự thực hành liên tục. Bạn hãy học
thuộc lòng những phép luyện tập do chúng tôi sắp chỉ dẫn cho bạn để bạn có thể tập trung tư tưởng vào
đó và khỏi bị chia trí, sao lãng vì phải đọc trên giấy. Trước hết bạn hãy học cách thức ngồi. Khi bạn
đứng, hai ống chân căng ra, các bắp thịt co lại để giữ cho thân thể bạn được thăng bằng. Nếu bạn ngồi
thời xương sống, cột trụ được cấu tạo nên để nâng đỡ sức nặng của thân thể sẽ giữ cho nửa mình trên của
bạn được ngay ngắn. Bạn hãy ngồi xệp xuống đất (theo thế thợ may), hai ống chân xếp tréo lại ngang
mắt cá và gót chân úp vào trong. Bạn để ngửa hai bàn tay trên đầu gối (tay nào trên đầu gối ấy). Thân bạn
phải tạo thành một hình tam-giác, chóp là đỉnh đầu và đáy là hai ống chân từ đầu gối này sang tới đầu gối
kia. Nếu ngồi như thế, bạn sẽ ngồi ngay thẳng theo như luật lệ của thiên nhiên. Một khi bạn đã tập thành
thói quen rồi thời đấy là một thế nghỉ ngơi tốt đẹp nhất. Ngay từ bây giờ, bạn có thể rèn luyện cho mềm
dẻo các khớp xương nối tiếp ở phía dưới (trong một hay hai phút). Trong thế ngồi "thợ may", hãy ấn
mạnh hai đầu gối xuống cho gần sát đất về mỗi phía bên thân thể (và hãy ngừng lại ngay nếu thấy đau
nhức ở phía trên đùi). Bạn thử cố gắng đưa gót chân càng nhiều càng hay về phía hội-âm (khoảng giữa
hậu môn và cơ quan sinh dục). Bạn cũng thử cố gắng làm mềm dẻo các mắt cá chân bằng cách, trong thế
ngồi ấy dần dần ngửa các gang bàn chân lên. Những tác dụng ấy, thực tập hàng ngày, sẽ sửa soạn cho
bạn một cách rất hiệu nghiệm vè việc nghiên cứu các thứ tọa-thiền. Xin bạn hãy nhớ là không tài nào bạn
có thể hái được kết quả mỹ mãn ngay từ những bước thử thách đầu tiên. Nhưng dù kết quả nhỏ nhoi đến
đâu chăng nữa, đấy vẫn là sự thắng lợi về thiện chí của bạn. Không hề có phép mầu nhiệm trong YOGA,
nhưng chỉ là những kết quả tất nhiên và chắc chắn hái được do "ý chí cương quyết" luyện đi tập lại nhiều
lần. Nếu người bạn phì nộn hay cứng nhắc, thế ngồi "khoanh chân" làm cho bạn khó chịu thời bạn chớ
nên buồn phiền. Bạn hãy ngồi trên một chiếc ghế - thấp hơn ghế thường hay ghế bành độ hai mươi phân, -
21
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
ghế ấy có dựa lưng thẳng, để khi bạn dựa vào thời lưng bạn cũng thẳng tắp luôn. Bạn có thể ngồi trên một
ghế đẩu thấp và dựa lưng vào tường. Thế ngồi ấy không được lý tưởng cho lắm và không đem lại kết quả

hoàn toàn nhưng sau này, khi bạn đã bắt đầu thực hành các thế tọa thiền theo sự hướng dẫn của chúng tôi
thời chân tay bạn sẽ trở nên mềm mại và bạn sẽ có một thế ngồi hợp cách.
Chương I
SỰ NỚI DÃN HAY BUÔNG LƠI TOÀN DIỆN
SAVASAN HAY THẾ NẰM CHẾT GIẢ
Chiều về đến nhà đã mệt nhoài bạn tưởng là không tài nào có thể đến một nơi hò hẹn hay đi ăn tối nữa.
Trong ngày hôm ấy, nếu bạn muốn tìm lại sức khỏe hình như đã bỏ rơi bạn thời bạn hãy thực hành mười
phút nới dãn hay buông lơi toàn diện. Mọi sự mệt nhọc và áp lực thần kinh sẽ biến hết. Sự buông lơi
cần phải thực hiện ngay từ đầu mỗi buổi luyện tập hàng ngày. Vì thế tưởng đã đến lúc cần phải nói với
bạn về vấn đề này. Có khi nào bạn nhìn các người ngồi trong phòng đợi ở nhà ga hay khách sạn ? Họ
tưởng là họ đã giải trí, nghỉ ngơi hay nới dãn hết các gân cốt, bắp thịt. Thiệt là một ảo tưởng ! Khi đứng
lên để tiếp tục công việc, họ cũng mệt mỏi y như trước. Nghĩa là họ đã ngồi hỏng kiểu, các bắp thịt vẫn
căng thẳng như khi họ đang đi hay đứng. Thường thường các người viết nhiều hay kêu đau ở vai phải
hoặc cũng có khi ở xương bả vai. Đấy có thể là vì trong khi viết, các bắp thịt ở những phần thân thể bị co
rút thường xuyên. Họ thử nới dãn các bắp thịt ấy sau khi làm việc, họ sẽ thấy tốt đẹp ngay. Kể cũng khó
mà thực hiện được và cần phải nghĩ đến thường xuyên nhưng với sự kiên tâm, bền chí, họ sẽ đạt tới mức.
Bạn nên nghỉ đến nới dãn cả trong lúc đi. Nhiều người đi hỏng kiểu nghĩa là bước những bước ngắn
quá, như vậy bắp thịt co rút nhiều không nở nang bàn chân. Bạn cần phải ấn định chiều dài mỗi bước
chân tùy theo hình-thể-học của bạn. Rồi khi bạn đã đạt tới mức đó, do những sự dò dẫm liên tiếp, học đi
cho mềm mại, bước dài, tiến mỗi bước chân với gót chạm đất trước tiên (nhưng không nện gót), rồi gang
bàn chân, sau cùng mới đến các gót chân. Mỗi bước chân đều tận cùng trên những đốt ngón chân, gót
nâng lên. Muốn cho sự đi được nới dãn, ba giai đoạn này cần phải được liên lạc một cách mềm dẻo, ví dụ
như trong giai đoạn thứ nhất, bàn chân ở đàng sau, song song với mặt đất, lại đặt xuống gần sát mặt đất,
gót đặt xuống trước gang bàn chân trong một phần nhỏ nhất giây đồng hồ. Và người ta cũng nới dãn
trong khi đùa dỡn hay tưởng là mình đang đùa dỡn. Bạn hãy nhìn các tay mộ điệu nhạc JAZZ đang nghe
một thần tượng của họ biểu diễn. Họ bị rung động vì sự run rẩy thường xuyên, đầu gối họ lắc lư, bàn tay
nắm chặt lại. Và khi bản nhạc chấm dứt, họ ở trong một sự cuồng nhiệt, thác loạn thần kinh, liều lĩnh đập
phá hết mọi cái. Phải chăng đấy thuộc về một triệu chứng rất ghê sợ và bi thảm ! Các đạo sĩ du-già dậy
ta nghệ thuật nới dãn, buông lơi phỏng theo những thói quen, những tư thế của loài vật ví dụ như chó,
mèo, rắn… Khi một con vật muốn nghỉ ngơi, nó không tự hạn chế chỉ nằm hay ngồi thôi. Không phải

nó tự thỏa mãn nằm hay ngồi thế nào cũng được. Thực sự, nó buông lơi theo khuynh hướng thiên nhiên
của nó. Các môn luyện tập của YOGA về sự nới dãn toàn diện đều dựa theo sự nghiên cứu khoa học
của loài vật vì nó gần thiên nhiên hơn. Khởi đầu, khi bạn muốn thử nới dãn, buông lơi, bạn hãy bắt
chước các loài vật. Bạn hãy mô phỏng đúng từng tác động của mỗi con vật đã làm theo bản năng tự nhiên
của nó vì bản năng đã cho nó cái gì mà đời sống văn minh làm mất đi của chúng ta. Chúng tôi có thể kể
trường hợp của hai nhà chánh trị đại tài : một người thời sự nghiệp lẫy lừng vừa hoàn tất, người kia là một
tinh thần chói sáng và mềm dẻo nhất về thế kỷ XIX. Cả hai đều biết và thực hiện kỹ thuật của sự nới dãn
22
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
buông lơi toàn diện. Không ai xa lạ gì với quyền lực lớn lao của họ đối với chính bản thân họ và đối với
các người khác. Đấy là cựu thủ tướng Anh Winston CHURCHILL (1874-1964) và cựu thượng-thư Pháp
Charles TALLEYRAND (1754-1838). Chúng ta hãy bước sang điểm thực hành. Đó là việc bắt
chước cái chết, cả về thể chất lẫn tinh thần. Trước hết là mặc càng ít quần áo càng hay. Bạn hãy để cho
không khí tự do di chuyển chung quanh người. Nếu không có thảm, bạn hãy trải lên sàn nhà một cái
mền gấp làm đôi. Bạn hãy mở cửa sổ ra nếu trời không lạnh quá. (Rồi đây, bạn sẽ biết môn luyện tập
hô hấp làm phát sanh ra sức nóng ở trong người : Suryabheda Kumbhaka). Bạn nằm duỗi dài trên thảm
hay mền, đầu quay về phương Bắc. Nếu cần, sự luyện tập này có thể thực hiện nằm dài ở trên giường
hay ngồi trong ghế bành nhưng tập ở dưới đất thời vẫn hơn. Lẽ dĩ nhiên, nếu bạn đang ở ngoài, bạn có thể
hài
lòng ngồi xuống cũng được.
Hình 3
Bạn hô hấp nhiều lần, vừa hít vào vừa thở ra thong thả và sâu xa, rồi ngáp dài và mặc cho thân thể nới
dãn, buông lơi. Hai cánh tay cần phải để song song với thân thể, hai ống chân hơi choãi ra. (Coi hình số
3). Bạn hãy nghĩ đến câu "Không có gì" và nhẩm lại câu ấy trong óc, không ngừng, thong thả, vẫn
buông lơi thân thể như hiện đang ở trong một bồn tắm nước ấm hay nổi bồng bềnh trên mặt nước. Khi
đã loại trừ hết mọi cảm giác về sự căng thẳng của bắp thịt, bạn sẽ nhẩm trong óc để kiểm điểm lại thân
thể, khởi thủy từ đỉnh đầu đi xuống, từ các bắp thịt ở lông mày, miệng, cổ, vai, đi từ bên phải qua bên trái
và tiếp tục xuống dần dần, có phương pháp, bằng tư tưởng, cho tới khi đến các ngón chân. Đi xuống như
thế, bạn vẫn còn thấy các bắp thịt hãy còn căng thẳng và co rút. Ví dụ như quai hàm. Bạn đừng nghiến
răng. Bạn hãy lướt qua khắp cả thân thể và hãy làm cho mọi bắp thịt, mọi khớp xương nới dãn ra bằng

cách hăng hái thực hành sự luyện tập này để cho tư tưởng trở nên thực tế. Bạn đừng nản chí nếu chưa
hái được kết quả ngay. Bạn nhẩm trong trí óc như đang ở trong một tình trạng bình thản hoàn toàn và
hãy giữ gìn sự bình thản ấy trước sự thất bại ngẫu nhiên trong những cuộc thử thách đầu tiên. Hãy coi
việc làm thử này như là của một người khác thực có thể tất cả các bắp thịt mà bạn vừa làm nới dãn xong.
23
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
Hãy tiếp tục sự nới dãn mỗi nhóm bắp thịt tới mức độ nào mà bạn có cảm tưởng là mọi sự co rút, căng
thẳng đã bị hủy diệt : đấy là một phần của bí quyết thành công. Khi nghĩ rằng một nhóm bắp thịt đã được
nới dãn, bạn hãy tiếp tục trong trí óc nới dãn nó hơn nữa để tìm tòi sự hoàn hảo có thể được. Nằm như
vậy một lát, rất có thể là bạn sẽ cảm thấy một phần thân thể nào lại co rút nữa. Cần phải bắt đầu lại sự
kiểm soát ấy và trong khi đi xuống, hãy lần lượt dò xét mỗi phần thân thể và mỗi nhóm bắp thịt. Bạn sẽ
biết là thành công nếu thấy mình chìm đắm trong một tình trạng mơ màng hiếm có mà không phải là giấc
ngủ. Bạn đừng chống cự. Hãy cứ để tự nhiên.
BẠN HÃY NỚI DÃN ! BẠN HÃY BUÔNG LƠI TRỌN VẸN !
Bạn chớ hấp tấp trở lại tình trạng bình thường. Hãy lợi dụng triệt để giây phút này. Lúc này không còn
có việc chi đáng kể nữa. Với sự luyện tập này, óc bạn cần phải trống rỗng hết cả mọi tư tưởng ngoại lai.
Bạn đã xua đuổi hết mọi nỗi lo âu, thắc mắc và cảm thấy mình vô cùng khoẻ mạnh, vui tươi. Với
chút ít thực hành, tự nhiên bạn sẽ biết ngay là bao nhiêu phút đã trôi qua. Và một vài phút, đã lén lút tước
đoạt trong nhịp điệu quá trớn của đời sống hàng ngày, sẽ đặc biệt bổ ích cho sức khoẻ vì trong thời gian
nới dãn, buông lơi đó, các bắp thịt sẽ hưởng thụ được một sự nghỉ ngơi tương đương với một giấc ngủ lâu
chừng vài giờ. Bạn đã sửa chữa lại sự hao mòn về khí lực và suy nhược về tinh thần. Bạn hãy kết thúc
sự luyện tập về nới dãn toàn diện này bằng cách, vẫn nằm duỗi dài dưới đất, kiểm điểm lại thân thể bạn,
từ trên xuống dưới và trả lại cho mỗi bắp thịt, năng lực kiểm soát riêng biệt của nó. Khi đã hoàn tất,
BẠN HÃY VƯƠN VAI như một con mèo, thong thả và dần dần, từ phải sang trái, hai ba lần. Bạn để
hết mọi cường lực vào trong sự kéo dài người ra một cách rất tự nhiên. Hãy làm cho sự kéo dài được lâu
bền. Hãy duỗi chân tay ra, càng dài càng tốt, hình như vô giới hạn. Chớ nên quên rằng một vài cái vươn
vai làm cho đích đáng hợp cách, có giá trị hơn là một loạt tác động giần giật, thình lình. Rồi bạn nằm
xấp xuống, nhượng chân (phía sau đầu gối) căng thẳng và giơ chân này, giơ chân kia rồi giơ cả hai chân
lên khỏi mặt đất. Sự cố gắng cần phải thể hiện ra ở hai đùi và bụng dưới. Bây giờ hãy thử kéo dài ngực và
bụng dưới ra bằng cách nâng người lên khỏi mặt đất, tựa trên hai bàn tay và các ngón chân. Muốn như

thế, hãy nằm úp mặt xuống đất, hai gang bàn tay tựa xuống đất ở dưới hai vai, cánh tay gấp vào khuỷu tay
ở dọc theo mỗi phía cạnh sườn. Rồi vừa ấn tay xuống đất vừa nâng người lên thong thả, cho đến khi hai
cánh tay căng thẳng, người cứng nhắc và tiếp tục nâng người lên, uốn cong lưng xuống. Bạn giữ tư-thế ấy
trong một vài giây rồi nằm ngửa lên. Bạn hãy nới dãn và thở thiệt mạnh bằng mũi. Trong ngày hôm đó,
nếu khi nào có một giây lát yên tĩnh hay thấy cần dùng thời bạn vươn vai một vài cái. Bạn hãy vươn
vai về phía này, về phía kia ; giữ nguyên tư thế ấy rồi hãy nới dãn, buông lơi. Sự nới dãn này làm cho
các bắp thịt đã mệt mỏi vì ở lâu trong một vị trí, được nghỉ ngơi và làm cho máu tươi thắm chảy dồn về
các phần tử lười biếng, kém hoạt động trong cơ thể. Những người tính khí bất thường, luôn luôn làm
mồi cho những cơn bốc đồng, cáu kỉnh hay cuồng nhiệt, phù du đều cần đến sự trợ giúp, bổ ích và giải
nguy của sự nới dãn, buông lơi toàn diện. Môn luyện tập này hình như đặc biệt khó thực hiện đối với
các người có tính nóng nảy quá đáng. Chính người này lại càng cần thiết môn nới dãn, buông lơi. Môn
buông lơi sửa chữa lại mọi việc hao tốn lớn lao về cường lực do các sự co rút vô ý thức về bắp thịt tạo ra
(về điểm này, bạn hãy nhìn các người ngồi trong tầu điện thời sẽ thấu triệt ngay) và do những tình trạng
thác loạn thần kinh phá hoại sinh lực, do những sự mất kiên nhẫn và nóng giận thường chĩa mũi dùi vào
các người thân thích của chúng ta. Các người thân thích của chúng ta ? Đúng thế ! Chiều về đến nhà,
người cha đã mệt nhoài sau một ngày lao khổ và muốn nghỉ ngơi. Đâu có được ! Người vợ dồn dập chồng
túi bụi về những câu hỏi này, những yêu sách kia ; đứa con út khóc nhè ; đứa con lớn muốn bố giảng cho
một bài toán... Chỉ một cuộc luyện tập về nới dãn buông lơi là người chồng sẽ âu yếm trả lời vợ và kiên
24
Yoga thực hành 14/6/2007 tp Hồ Chí Minh
nhẫn giảng dậy cho con làm bài. Ai nấy điều hưởng thụ. Chúng tôi cần nhấn mạnh rằng khó nới dãn
nhất là các bắp thịt ở mắt và cuống họng. (Chắc bạn biết rõ cách thức phát biểu ý kiến có vẻ thân mật
nhưng diễn tả đúng ý nghĩa muốn nói : Cứng họng !). Cũng phải cẩn thận đến trán và hai thái dương.
Các vết nhăn phát sanh do sự căng thẳng của tinh thần. Thực ra, chúng tương hợp với những tác động do
sự lo lắng và nóng nảy chỉ huy rồi sau cùng in hằn lên thành những chứng cớ tàn nhẫn. Sự nới dãn toàn
diện có mãnh lực làm giảm bớt chúng đi nếu không biến mất và trả lại cho bạn một gương mặt vui tươi
hơn, hấp dẫn hơn, trẻ trung hơn. Chiếc gương soi sẽ báo cho bạn biết rõ điều đó. Trong cuộc luyện
tập về nới dãn, bạn hãy tránh mọi cựa quậy, thay đổi vị trí và vô tình làm mọi cử động không ích lợi.
Bạn sẽ nhận thấy mọi sự can hệ trong việc luyện tập này để có thể chấm dứt mọi nỗi lo âu, thắc mắc, để
cho tinh thần và thể chất có phương tiện quay về phía các chân trời mới do những sự vật sẽ lấy lại được

bề ngoài bình thường chứ không sầu não, phiền muộn. Nó dạy cho người ta chớ bao giờ nên để cho say
mê hay suy nhược là hai thái cực cùng quá trớn như nhau, cốt để duy trì một tinh thần lành mạnh. Có lẽ
không bao giờ bạn hoàn toàn thỏa mãn về điểm nới dãn mà bạn đã đạt được. Bạn hãy quan niệm rằng
một sự nới dãn, buông lơi, dù khuyết điểm đến đâu chăng nữa, còn hơn là không có gì và sự thực hành sẽ
cho phép bạn tiến tới mức hoàn mỹ. Biết bao nhiêu người tưởng tượng rằng nới dãn chỉ là, khi về đến
nhà, gieo mình xuống chiếc ghế bành và bấm nút ra-đi-ô hay đọc báo ! Bây giờ bạn đã rõ sự buông lơi
là khác hẳn, vô cùng ích lợi hơn. Chúng tôi xin thêm rằng có lẽ sự buông lơi cần thiết cho đàn bà hơn là
đàn ông vì ai cũng nhận thấy rằng phụ nữ chóng già hơn, ít nhất là vẻ bề ngoài và bề ngoài đối với họ lại
quan trọng hơn đối với nam giới. Đấy là một lý do hơn nữa để các bà, các cô trở thành tín đồ của YOGA.
Nhất là buổi chiều, khi về nhà, bạn chớ nói : "Tôi không có thì giờ". Hãy nới dãn, buông lơi đã. Cái còn
lại, - bất kể là cái gì, - cứ đợi đấy.
Chương II
CÁC MÔN LUYỆN TẬP VỀ HÔ HẤP
I.- HÔ HẤP TĂNG THÊM KHÍ-LỰC
Trước hết, bạn hãy cố gắng ở một nơi riêng biệt. Hãy nằm xuống tự nhiên rồi ngáp dài, hít hơi vào
mũi rất thong thả và ấn nhè nhẹ trên hoành-cách-mô (là một bắp thịt ngăn cách ngực với bụng), lấy gang
bàn tay trái ấn xuống, rồi tay phải đè lên tay trái. Tác động này gia tăng dung lượng của lồng ngực và
giúp đỡ bạn lấy không khí vào phổi được nhiều hơn (Coi hình số 3). Bạn nhẩm trong trí khôn (vì cần
phải dùng đến trí tưởng tượng để tăng cường hiệu lực của mọi sự luyện tập) là trước tiên hãy lấy đầy
không khí ở phía dưới. Bạn cảm thấy phía dưới đầy ắp không khí. Rồi bạn đi tới giữa và sau cùng đến
phần trên hai buồng phổi để sử dụng dung lượng tối đa của chúng. Hãy cứ tuần tự như tiến, đừng cố gắng
để có đủ thì giờ và, khi đã hít đầy phổi, hãy thở ra dần dần bằng mũi, đồng thời nhè nhẹ thót bụng lại. Khi
không khí đã bị trục xuất hoàn toàn rồi, hãy nghỉ một lát và lại thở như thường lệ. Rồi bạn lại bắt đầu
hít vào thong thả, còn thong thả hơn trước nữa. Bạn hãy nghĩ đến chất PRANA mà bây giờ bạn đã biết
là một yếu tố phân phối sức khoẻ, phát sanh cường lực, hiện có rất nhiều ở trong không khí. Prana cần
phải được dẫn vào trong cơ thể một cách ý thức. Bạn hãy tưởng tượng cường lực trọng yếu ấy đang tràn
ngập thân thể bạn và cứ do mỗi cái hít hơi, lại tiến sâu mãi vào tận các ngón chân và ngón tay. Bạn hãy
hình dung tay chân như chiếc ống rỗng do chất Prana sáng ngời đang lưu thông qua đó. Hãy ngưng thở
trong một vài giây và bạn sẽ cảm thấy Prana tràn ngập khắp cả người. Chớ nên kéo dài sự ngưng thở.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×