Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Giải pháp cân đối, phát triển quỹ BHXH pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.79 KB, 8 trang )

Giải pháp cân đối, phát triển quỹ BHXH

Nguồn: tapchibaohiemxahoi.org.vn

Hoạt động BHXH xét về góc độ tài chính là sự vận động của hai dòng chảy thu -
chi Quỹ:
- Về nguồn thu: Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của người lao động,
đóng góp của người sử dụng lao động, lãi từ hoạt động đầu tư tăng trưởng Quỹ
BHXH, Nhà nước hỗ trợ và một số nguồn khác như tài trợ, viện trợ...
- Về chi trả các chế độ BHXH: Theo quy định hiện hành, Quỹ BHXH được dùng
để chi trả các chế độ BHXH như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp, lương hưu, tử tuất, dưỡng sức phục hồi sức khỏe và chi khám chữa bệnh
BHYT.
Quỹ BHXH được tạo dựng theo nguyên tắc cộng đồng lấy số đông bù số ít; được
quản lý tập trung, thống nhất, hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước và được
Nhà nước bảo hộ. Hiện nay, cơ chế quản lý tài chính Quỹ BHXH được thực hiện
theo quy định tại Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP, ngày
26/01/1995; được bổ sung sửa đổi một số điều tại Nghị định số 01/2003/NĐ-CP,
ngày 9/01/2003; Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg, ngày 2/01/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về Quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam; được sửa đổi bổ
sung tại Quyết định số 144/2005/QĐ-TTg, ngày 14/6/2005 và Quyết định số 1124-
TC/QĐ/CĐKT, ngày 12/12/1996 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế
toán BHXH; được bổ sung sửa đổi tại các Quyết định số 140/1999/QĐ/BTC, ngày
15/11/1999 và Quyết định số 07/2003/QĐ-BTC, ngày 17/01/2003.
Quỹ BHXH hoạt động theo phương thức dồn tích, trong khoảng 10 đến 20 năm
tới, Quỹ BHXH sẽ có số tích lũy ngày càng lớn. Nhưng đây là nguồn dồn tích
mang tính tạm thời, nếu cân đối dài hạn trong thời gian 30 - 40 năm thì khả năng
mất cân đối Quỹ sẽ diễn ra do tốc độ tăng thu BHXH không theo kịp tốc độ tăng
chi, đặc biệt là chi cho các đối tượng hưu trí. Do vậy, yêu cầu cần thiết là phải xây
dựng một nền tài chính BHXH lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch với tạo
lập một Quỹ BHXH an toàn, cân đối, ổn định vững chắc, lâu dài. Để làm được


việc này phải thực hiện các giải pháp sau: tăng thu, mở rộng đối tượng tham gia
BHXH; tăng cường công tác quản lý các hoạt động thu - chi Quỹ BHXH; triệt để
tận dụng các nguồn tạm thời nhàn rỗi đưa vào hoạt động đầu tư tăng trưởng Quỹ.
Tăng thu, mở rộng đối tượng tham gia BHXH
Kể từ khi thành lập năm 1995, mức thu BHXH về cơ bản không thay đổi, người
lao động đóng 6% và người sử dụng lao động đóng 17% (bao gồm cả BHYT).
Quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam đã từng
bước thực hiện mở rộng đối tượng tham gia BHXH nên số người tham gia BHXH,
số thu BHXH liên tục tăng qua các năm: Năm 1996: Số thu BHXH đạt 3.000 tỷ
đồng với 2,8 triệu đối tượng; Số thu BHYT đạt 520 tỷ đồng với 8,632 triệu đối
tượng. Năm 2002: Số thu BHXH đạt 7.068 tỷ đồng với 4,8 triệu đối tượng; Số thu
BHYT đạt 1.270 tỷ đồng với 13,034 triệu đối tượng. Năm 2003: Số thu BHXH đạt
9.972 tỷ đồng với 5,27 triệu đối tượng; Số thu BHYT đạt 2.027 tỷ đồng với 17,390
triệu đối tượng. Năm 2004: Số thu BHXH đạt 11.650 tỷ đồng với 5,4 triệu đối
tượng; Số thu BHYT đạt 2.650 tỷ đồng với 17,824 triệu đối tượng.
Đối tượng tham gia BHXH năm 2004 tăng gấp 2 lần năm 1996 và số thu Quỹ
BHXH đã gấp 3,5 lần; số thu tăng mạnh hơn so với số đối tượng tham gia một
phần do Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu từ 120.000 đồng năm 1995; 144.000
đồng năm 1997; 210.000 đồng năm 2000 và đến nay mức lương tối thiểu đã tăng
lên 290.000 đồng; nhưng nguyên nhân chính yếu vẫn là do tăng số đối tượng tham
gia BHXH; mặt khác, mức lương tối thiểu tăng thì mức chi trả cho các đối tượng,
đặc biệt là đối tượng hưởng hưu trí cũng tăng theo, do vậy nhân tố chính tác động
đến sự ổn định của Quỹ BHXH vẫn là mở rộng đối tượng để tăng thu BHXH.
Kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay đang phát triển mạnh, vững chắc; mức thu
nhập của người lao động đang ngày càng tăng, đã đảm bảo được những nhu cầu
tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày và còn có phần tiết kiệm. Tham gia BHXH
cũng chính là gửi một khoản tiền tiết kiệm dành khi hết tuổi lao động có khoản thu
nhập thường xuyên đảm bảo cuộc sống; khi rủi ro ốm đau được chăm sóc sức
khỏe, được tiếp cận với các dịch vụ y tế, bao gồm cả các dịch vụ y tế kỹ thuật cao.
Như vậy, mở rộng đối tượng cũng là phù hợp với yêu cầu được nâng cao chất

lượng cuộc sống của người lao động.
Trong điều kiện chưa thể tăng mức đóng BHXH như hiện nay, mở rộng đối tượng
tham gia BHXH là nhân tố cơ bản, quyết định tăng thu BHXH. Tăng số người
tham gia BHXH là tăng thu Quỹ BHXH và là nhân tố có tác động trực tiếp đến
cân đối lâu dài Quỹ BHXH. Tăng số người tham gia BHXH là phải mở rộng đối
tượng, mở rộng điều kiện để người lao động được tham gia BHXH. Mở rộng đối
tượng là hết sức cần thiết nhưng cần phải có điều kiện, có cơ sở pháp lý để thực
hiện, đó là các văn bản pháp quy của Nhà nước quy định đối tượng và điều kiện để
người lao động được tham gia BHXH và để cơ quan BHXH thực hiện các chế độ
BHXH, BHYT cho người lao động trên hai lĩnh vực:
- Về BHXH: Kể từ năm 1995 đến nay, Chính phủ đã từng bước thực hiện các giải
pháp để liên tục mở rộng đối tượng tham gia BHXH: Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ Luật Lao động ngày 2/4/2002 có quy định các loại hình BHXH bắt
buộc áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan tổ chức có sử dụng lao động làm việc
theo hợp đồng từ 3 tháng trở lên. Ngày 9/1/2003 Chính phủ có Nghị định số
01/2003/NĐ-CP quy định rõ đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc và bổ sung
quyền lợi được hưởng cho đối tượng tham gia BHXH.
- Về BHYT: Với ý nghĩa tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách" và để đảm bảo
cho người ốm đau, bệnh tật có điều kiện được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế,
ngày 15/8/1992, Chính phủ ban hành Nghị định số 299/HĐBT, kèm theo Điều lệ
BHYT quy định rõ đối tượng tham gia BHYT, quyền lợi và mức đóng BHYT; tiếp
đó là các Nghị định số 47/CP ngày 6/6/1994 của Chính phủ sửa đổi một số điều
của Điều lệ BHYT; Nghị định số 58/1998/NĐ-CP, ngày 13/8/1998. Qua 10 năm
thực hiện, số người tham gia BHYT đến năm 2004 là 17,824 triệu đối tượng,
chiếm khoảng 23% dân số cả nước, nhưng chủ yếu là người lao động nằm trong
diện bắt buộc, người nghèo và đối tượng tự nguyện là học sinh, sinh viên. Để tăng
cường cơ sở pháp lý cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT nhằm tiến tới
BHYT toàn dân theo theo định hướng của Đảng và Chính phủ, ngày 16/5/2005
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2005/NĐ-CP mở rộng đối tượng tham gia
BHYT bắt buộc; mở rộng điều kiện tham gia BHYT tự nguyện và mở rộng quyền

lợi được thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh BHYT cho
đối tượng tham gia BHYT.
Tăng cường công tác quản lý các hoạt động thu - chi quỹ BHXH
Công tác quản lý các hoạt động thu - chi
BHXH Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ, được Chính phủ giao nhiệm vụ
quản lý Quỹ BHXH. Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ lớn, quản lý tập trung tại cơ
quan BHXH - là hệ thống quản lý theo 3 cấp dự toán từ Trung ương đến địa
phương (đến cấp huyện, thị). Quản lý tốt Quỹ BHXH là thiết lập một nền tài chính
BHXH lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch; đảm bảo an toàn Quỹ BHXH,
không để thất thoát, không bị lãng phí; là một trong những nhân tố quyết định đến
sự ổn định vững chắc Quỹ BHXH. Thực hiện quản lý tốt Quỹ BHXH có những ý
nghĩa sau:
- Có tác động tốt đến các đối tượng tham gia BHXH, làm cho người lao động cũng
như người sử dụng lao động yên tâm, tin tưởng vào cơ quan BHXH khi tham gia
BHXH; từ đó có cơ sở khi tạo lập niềm tin để mở rộng đối tượng tham gia BHXH.
- Trên cơ sở nguồn Quỹ được quản lý chặt chẽ, đúng quy định, Nhà nước và Chính
phủ tin tưởng sẽ tạo cơ sở pháp lý đủ mạnh để mở rộng đối tượng, tăng thu Quỹ,
thúc đẩy phát triển hoạt động BHXH.
Như vậy, quản lý tốt hoạt động thu - chi Quỹ BHXH cũng là một trong những
nhân tố đảm bảo cân đối Quỹ BHXH, khắc phục khả năng thiếu hụt Quỹ. Để thực
hiện công tác quản lý các hoạt động thu chi cần giải quyết tốt các vấn đề liên quan
đến hoạt động thu - chi sau:
Quản lý thu
- Tăng cường quản lý chặt chẽ các nguồn thu Quỹ BHXH, đảm bảo thu đúng thu
đủ. Sử dụng đúng mục đích, đúng quy định khoản kinh phí dành hỗ trợ cho công
tác thu được cơ cấu trong chi quản lý bộ máy.
- Tuân thủ nguyên tắc quản lý tập trung; chấp hành tốt công tác thống kê, hạch
toán, kế toán và hệ thống báo cáo tài chính theo các quy định của Nhà nước và của
Bộ Tài chính.
- Gắn bó với người lao động và người sử dụng lao động, tạo điều kiện thuận lợi để

người lao động tham gia các chế độ BHXH theo luật định.
- Sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý cần thiết để triển khai sâu rộng BHYT tự nguyện
nhân dân để tiến tới BHYT toàn dân. Trước mắt tích cực, khẩn trương phối hợp và
thúc đẩy các Bộ có liên quan ban hành các văn bản pháp lý để triển khai thực hiện
Nghị định 63/2005/NĐ-CP về thực hiện BHYT cho các đối tượng là thân nhân
người lao động; hội viên các hội, đoàn thể; các hộ gia đình và học sinh, sinh viên.
Quản lý chi các chế độ BHXH
Theo quy định hiện hành, Quỹ BHXH được dùng để chi trả các chế độ BHXH
như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, lương hưu, tử tuất,
dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ; khám chữa bệnh BHYT. Công tác quản lý hoạt
động chi trả các chế độ BHXH rất khó khăn, phức tạp. Nếu không quản lý tốt khâu
này sẽ dẫn đến thất thoát, tổn thất Quỹ BHXH. Trên cơ sở các quy định của Nhà
nước và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam, cơ quan BHXH các tỉnh,
thành phố đã thực hiện chi trả kịp thời, thuận tiện cho các đối tượng thụ hưởng chế
độ BHXH; nhưng về phía người lao động, người sử dụng lao động vẫn có những
trường hợp không nghiêm túc, tìm các sơ hở trong quản lý để mưu lợi cá nhân gây
thất thoát Quỹ BHXH. Trong các cơ quan BHXH cũng có những trường hợp do sơ
xuất, lơi lỏng công tác kiểm tra, quản lý dẫn đến chi trả không đúng quy định như:
chi trả các chế độ về khám chữa bệnh BHYT, đặc biệt là chi trả trực tiếp; các đối
tượng chết hoặc hết hạn được hưởng chế độ BHXH không được cắt giảm kịp thời.
Quản lý chi các chế độ BHXH cần làm tốt các nội dung sau
- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH kịp thời, đúng quy định, đúng chế độ của Nhà

×