Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Không nộp bảo hiểm thất nghiệp là phạm luật docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.62 KB, 2 trang )

Không nộp bảo hiểm thất nghiệp là phạm luật

Nguồn: .bhxhbinhduong.gov.vn

Theo quy định, DN sử dụng từ 10 lao động trở lên phải tham gia BHTN. Hằng
tháng, NLĐ đóng 1% tiền lương; người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương
tham gia BHTN. Nếu không trích từ tiền lương ngay thì sau này trích dồn nhiều
tháng sẽ gây khó khăn cho NLĐ. Việc truy thu BHXH rất khó khăn khi để số tiền
truy nộp quá lớn. Việc DN trích tiền lương của NLĐ nhưng không nộp hoặc
không trích trừ tiền lương của NLĐ là sai.
- Chính phủ đã cho phép DN chậm nộp 1% quỹ tiền lương (phần của DN) đến hết
tháng 6-2009. Thế nhưng, một số DN không gặp khó khăn, có khả năng nộp thì cơ
quan BHXH có thu không?
- Hiện đã có nhiều DN nộp BHTN cả phần trích từ tiền lương của NLĐ lẫn
phần của DN và cơ quan BHXH vẫn tiến hành thu bình thường. Chúng tôi cho
rằng những DN không khó khăn nên sớm nộp phần 1% quỹ tiền lương thuộc trách
nhiệm DN phải nộp. Bởi lẽ, Chính phủ chỉ đồng ý tạm dãn thời gian nộp đến hết
tháng 6. Sau thời điểm đó, DN vẫn phải truy nộp đầy đủ. Nếu để nợ dồn, DN sẽ
khó khăn.
- Luật BHXH quy định: “NLĐ tham gia BHTN có các trách nhiệm đăng ký thất
nghiệp, thông báo hằng tháng với BHXH về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian
thất nghiệp; nhận việc làm hoặc học nghề khi tổ chức BHXH giới thiệu”. Trong
khi đó, Nghị định 127 hướng dẫn thực hiện BHTN lại quy định cơ quan lao động
chứ không phải BHXH tiếp nhận và thực hiện những phần việc nêu trên. Như vậy,
nghị định đã trái luật thì phải thực hiện như thế nào?
- Theo tôi được biết có quy định trên trong Nghị định 127 là để thực hiện chức
năng quản lý của ngành LĐ-TB-XH và phù hợp với chức năng dạy nghề, giới
thiệu việc làm của ngành LĐ-TB-XH. Về nguyên tắc, cả NLĐ và các cơ quan
chức năng phải thực hiện theo luật. Nhưng trước mắt, để phù hợp với thực tế nên
thực hiện theo nghị định. Về lâu dài, các cơ quan chức năng phải sửa đổi để luật
và nghị định thống nhất.


- Hiện nay, chưa có chế tài về việc xử phạt đối với các vi phạm về BHTN. Nhiều ý
kiến lo ngại sẽ tái diễn tình trạng vi phạm như đối với BHXH...
- BHTN là một phần của BHXH. Vì vậy, để tránh các vi phạm trong lĩnh vực
BHTN, tôi đề nghị phải có mức xử phạt lũy tiến theo tỉ lệ phần trăm số tiền nợ và
thời gian khắc phục hậu quả. Cụ thể, nợ càng nhiều, thời gian khắc phục hậu quả
(truy nộp số nợ BHXH, BHTN) càng lâu thì xử phạt càng cao. Điều này sẽ hạn
chế tình trạng nợ lớn, kéo dài và khuyến khích người vi phạm nhanh chóng khắc
phục hậu quả.
Ngoài ra, cũng nên có cơ chế thưởng cho cơ quan xử phạt để khuyến khích lực
lượng trực tiếp xử phạt. Số tiền này sẽ dùng để tái đầu tư, trả lương, thưởng cho
lực lượng thanh tra viên lao động vốn đang quá mỏng so với số DN vi phạm hiện
nay. Về lâu dài, cần có nghiên cứu chuyển phí BHXH, BHTN thành thuế an sinh.
Nếu chủ DN trốn đóng thuế thì có thể xử lý vi phạm hình sự. Như thế mới đủ sức
răn đe.
Theo NLD

×