Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu gis phục vụ nghiên cứu tai biến tự nhiên tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT HÀ NỘI
----------------------------------

PHAN THỊ PHUỢNG

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS PHỤC VỤ
NGHIÊN CỨU TAI BIẾN TỰ NHIÊN TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT HÀ NỘI

PHAN THỊ PHƯỢNG

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS PHỤC VỤ
NGHIÊN CỨU TAI BIẾN TỰ NHIÊN TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Kỹ thuật trắc địa
Mã số: 60.52.85

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS Nguyễn Cẩm Vân

HÀ NỘI - 2010




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu và thực nghiệm đưa ra trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa
được ai cơng bố trong cơng trình nào.

Hà nội, tháng 11 năm 2010
Tác giả

PHAN THỊ PHƯỢNG


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ......................................................................6
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
Chương 1...................................................................................................................10
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TAI BIẾN TỰ NHIÊN ...................................................10
1.1. TAI BIẾN TỰ NHIÊN ....................................................................................10
1.1.1 Khái niệm ..................................................................................................10
1.1.2 Phân loại tai biến tự nhiên.........................................................................11
1.1.3 Các hiện tượng tai biến tự nhiên ................................................................13
1.2 CÔNG NGHỆ GIS VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU TAI BIẾN
TỰ NHIÊN. ...........................................................................................................29
1.2.1 Tổng quan về GIS ......................................................................................29
1.2.2 Khả năng ứng dụng của GIS trong nghiên cứu tai biến tự nhiên ................32
Chương 2...................................................................................................................34
THIẾT KẾ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS PHỤC VỤ .....................................34

NGHIÊN CỨU TAI BIẾN TỰ NHIÊN .....................................................................34
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU..........................................34
2.1.1 Yêu cầu ......................................................................................................34
2.1.2 Nguyên tắc.................................................................................................35
2.1.3 Các chuẩn CSDL hệ thông tin địa lý ..........................................................35
2.2 XÂY DỰNG CẤU TRÚC CSDL GIS TAI BIẾN TỰ NHIÊN .........................38
2.2.1 Cấu trúc không gian ..................................................................................38
2.2.2 Cấu trúc nội dung ......................................................................................42
2.3 CÁC PHẦN MỀM PHỤC VỤ XÂY DỰNG CSDL.........................................52
2.3.1 Khái quát về MapInfo ................................................................................53
2.3.2 Tổ chức thông tin trong MapInfo ...............................................................53
Chương 3...................................................................................................................58
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TAI BIẾN TỰ NHIÊN TỈNH..................................58
BẮC GIANG .............................................................................................................58
3.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ............................................................58


3.1.1 Vị trí địa lý.................................................................................................58
3.1.2 Địa chất kiến tạo........................................................................................58
3.1.3 Đặc điểm địa hình......................................................................................60
3.1.4 Khí hậu ......................................................................................................61
3.1.5 Thủy văn ....................................................................................................61
3.1.6 Thổ nhưỡng................................................................................................63
3.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI .......................................................................64
3.2.1 Dân số, dân tộc..........................................................................................64
3.2.2 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật ............................................................................64
3.2.3 Kết cấu hạ tầng xã hội:..............................................................................64
3.3 HIỆN TRẠNG CÁC LOẠI HÌNH TAI BIẾN CHÍNH TẠI TỈNH BẮC GIANG
...............................................................................................................................65
3.3.1 Động đất....................................................................................................65

3.3.2 Tai biến trượt lở đất...................................................................................66
3.3.3 Tai biến xói lở bờ sơng...............................................................................67
3.3.4 Tai biến xói mịn bề mặt làm thối hóa đất.................................................68
3.3.5 Tai biến lũ lụt.............................................................................................69
3.3.6 Phá hủy các cơng trình do hệ thống đứt gãy kiến tạo .................................70
3.4 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU TAI BIẾN ...........70
3.4.1 Tài liệu xây dựng cơ sở dữ liệu về tai biến tỉnh Bắc Giang ........................70
3.4.2 Quy trình xây dựng CSDL chuyên đề tai biến tự nhiên...............................71
3.4.3 Xây dựng CSDL GIS tai biến tự nhiên tỉnh Bắc Giang ...............................71
3.5 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CÁC LOẠI HÌNH TAI BIẾN TỰ NHIÊN TỈNH BẮC
GIANG ..................................................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................84


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân loại tai biến theo nguồn gốc phát sinh ...............................................12
Bảng 2.1: Định dạng không gian dữ liệu nền địa lý....................................................43
Bảng 2.2: Định dạng không gian dữ liệu chuyên đề ...................................................43
Bảng 2.3: Đối tượng ranh giới ...................................................................................44
Bảng 2.4: Đối tượng đường thủy hệ: sông, suối, kênh...............................................44
Bảng 2.5: Đối tượng vùng thủy hệ: hồ, biển, đảo .......................................................45
Bảng 2.6: Đối tượng giao thông .................................................................................45
Bảng 2.7: Đối tượng địa hình.....................................................................................45
Bảng 2.8: Đối tượng dân cư .......................................................................................46
Bảng 2.9: Đối tượng phủ thực vật ..............................................................................46
Bảng 2.10: Tai biến lũ lụt ..........................................................................................46
Bảng 2.11: Tai biến hạn hán ......................................................................................47
Bảng 2.12: Tai biến cháy rừng ...................................................................................47
Bảng 2.13: Tai biến xói lở bờ sơng ............................................................................48

Bảng 2.14: Tai biến gió khơ nóng ..............................................................................48
Bảng 2.15: Tai biến dơng sét......................................................................................48
Bảng 2.16: Tai biến lốc xốy .....................................................................................49
Bảng 2.17: Tai biến mưa đá .......................................................................................49
Bảng 2.18: Tai biến bão .............................................................................................49
Bảng 2.19: Tai biến sương mù ...................................................................................50
Bảng 2.20: Tai biến động đất .....................................................................................50
Bảng 2.21: Tai biến núi lửa........................................................................................50
Bảng 2.22: Tai biến sóng thần....................................................................................51
Bảng 2.23: Tai biến trượt lở.......................................................................................51
Bảng 2.24: Tai biến lũ quét........................................................................................52
Bảng 2.25: Tai biến thổi mòn và cát bay (xói mịn do gió) .........................................52
Bảng 2.26: Tai biến xói lở bờ biển.............................................................................52
Bảng 2.27: Tổ chức thông tin theo các tệp trong MapInfo..........................................54
Bảng 3.1: Định dạng không gian cơ sở dữ liệu nền ....................................................72
Bảng 3.2: Thiết kế định dạng dữ liệu không gian dữ liệu chuyên đề...........................74
Bảng 3.3: Lớp đối tượng tai biến cháy rừng: ..............................................................74
Bảng 3.4: Lớp đối tượng tai biến lốc xoáy: ................................................................74
Bảng 3.5: Lớp đối tượng tai biến lũ quét:...................................................................75
Bảng 3.6: Lớp đối tượng tai biến xói lở bờ sông: .......................................................75
Bảng 3.7: Lớp đối tượng tai biến ngập lụt:.................................................................75


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Lụt ở miền Trung năm 1994.......................................................................15
Hình 1.2: Hạn hán ở ĐB Nam Bộ năm 2007 ..............................................................16
Hình 1.3: Cháy rừng tại Phúc Kiến Trung Quốc ........................................................16
Hình 1.4: Dơng sét xảy ra ở Texas Mỹ.......................................................................19
Hình 1.5: Trượt lở đất ở Tây Bắc ...............................................................................26
Hình 1.6: Lụt và xói lở bờ biển ở Thái Bình...............................................................26

Hình 1.7: Xâm thực bờ sông và sạt lở đất ở Lào Cai ..................................................27
Hình1.8: Đá đổ ở Hịa Bình .......................................................................................27
Hình 3.1 Tạo trường dữ liệu cho Table ......................................................................77
Hình 3.2 Chọn kiểu ký hiệu .......................................................................................78
Hình 3.3 Thể hiện ký hiệu trên cửa sổ bản đồ ............................................................78
Hình 3.4 Nhập thuộc tính dữ liệu ...............................................................................79
Sơ đồ 3.1: Quy trình xây dựng CSDL tai biến tự nhiên ..............................................71


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người thường nghĩ rằng trái đất thuộc quyền sở hữu của mình. Thực
ra, con người chỉ ăn nhờ ở đậu trên đó mà thơi, vì trái đất là của Thiên nhiên, của
Tạo hóa. Tại mỗi nơi lồi người sống thì thiên tai hay các tai biến tự nhiên đều có
thể xảy ra. Đây là những hoàn cảnh khẩn cấp gây ra do biến cố của môi trường
hoặc thời tiết khắc nghiệt. Các tai biến tự nhiên có thể là động đất, cháy rừng, núi
lửa, bão lụt, sóng thần, hạn hán, cơn giơng, sấm sét, sạt lở đất, lũ bùn đá .v.v…
mà các nhà khoa học cho đó là những sinh hoạt tự nhiên của trái đất. Những biến
cố này cũng chứng tỏ cho con người thấy rằng, Thiên nhiên ln ln có nhiều
quyền lực và con người hoàn toàn bất lực trước sức mạnh của nó.
Hậu quả của thiên tai là các đe dọa trầm trọng cho sức khỏe cơ thể, cho sự
hài hòa xã hội và cho nền kinh tế tại địa phương. Sẽ có cả ngàn tử vong, thương
tích, nhiều loại bệnh truyền nhiễm xảy ra. Thực phẩm nước uống trở thành hư
hỏng, nguy hại. Nạn nhân không nơi trú mưa tránh nắng và rất nhiều người rơi
vào tâm trạng bất an, trầm cảm. Mỗi thiên tai đều để lại những vết sẹo lâu ngày
mới xóa nhịa, hồi phục. Điều đáng ghi nhớ là tại các quốc gia đang phát triển, sự
thiệt hại do thiên tai nhiều gấp bội vì thiếu các cơ sở hạ tầng, nguồn hỗ trợ, cứu
giúp cũng như phương thức dự đốn, phịng tránh thiên tai.

Trên thế giới thiên tai xảy ra thường xuyên như lũ lụt Hoàng Hà năm 1931
khiến cho từ trên dưới 3,7 triệu tử vong vì chết đuối, bệnh tật, đói khát. Sóng thần
ở Indonexia năm 2004 giết hại 225,000 người. Bão lụt tại Myanmar ngày 2 tháng
5 năm 2008, đưa tới 78.000 tử vong, 57.000 mất tích, số người bị thương chưa
biết rõ và cả 2 triệu người cần giúp đỡ. Liền sau đó là động đất ở tỉnh Tứ Xuyên,
Trung Quốc ngày 12 tháng 5 năm 2008. Theo thông tin chính thức từ chính quyền
Trung Quốc, cho tới ngày 2 tháng 6 năm 2008 có trên 69.000 tử vong, khoảng
400.000 thương tích, gần 20.000 người mất tích và trên 15 triệu cư dân không nơi
cư trú, phải di tản.


2

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và chịu tác động trực tiếp của
ổ bão châu Á - Thái Bình Dương, một trong năm ổ bão lớn trên thế giới, nên
thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại thiên tai. Việt Nam cũng nằm trong số
10 quốc gia hàng đầu về tần suất bị thiên tai trên thế giới, phổ biến là bão, lũ, lũ
quét, sạt lở đất, hạn hán. Mặt khác, với đặc điểm địa hình đồi núi phân cắt mạnh,
khí hậu kiểu nhiệt đới gió mùa đã thường xuyên xảy ra thiên tai như; lũ quét ở
những vùng núi cao phía Bắc, lụt lội ở miền Trung và Nam Bộ, gây khơng ít hệ
quả nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc gia. Thiên tai ở Việt Nam xảy ra theo chu
kỳ hàng năm nên chính phủ và tồn dân cũng đã có kế hoạch và những chương
trình cụ thể trong việc khắc phục và phịng chống thiên tai.
Thiệt hại do thiên tai rất lớn vì thế nắm được những nguyên nhân dự báo
được nguy cơ xảy ra thiên tai sẽ góp phần giảm nhẹ tác hại của nó. Một trong
những hướng này là thu thập tổ chức các dữ liệu để theo dõi dự báo và phòng
tránh các tai biến tự nhiên. Tỉnh Bắc Giang là một tỉnh miền núi Đông bắc, hiện
nay đang phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Nhiều vùng đất
của tỉnh đang được quy hoạch cho các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Để quy
hoạch được đúng hướng và bền vững những vấn đề về môi trường đang được

quan tâm nhiều và nghiên cứu về tai biến tự nhiên đã được đặt. Chính vì thế học
viên đã chọn đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ nghiên cứu tai biến tự
nhiên tỉnh Bắc Giang”.
Trong khuôn khổ của luận văn tác giả chỉ nêu một số hiện tượng tai biến tự
nhiên chủ yếu gây hậu quả nghiêm trọng tại tỉnh và đề xuất xây dựng một sơ sở dữ
liệu để góp phần nghiên cứu về tai biến cho tỉnh Bắc Giang. Với trình độ kiến thức
hạn chế và nguồn tài liệu mà tác giả thu thập được khơng nhiều nên đề tài mang
tính đề xuất cơ sở khoa học và thử nghiệm là chính. Qua đó củng cố và nâng cao
kiến thức, tập dượt nghiên cứu khoa học, góp phần vào việc nghiên cứu và cảnh
báo thiên tai của địa phương.
2. Mục tiêu của đề tài


3

Tập hợp, tổng quan và kế thừa có chọn lọc các cơng trình nghiên cứu liên
quan để xây dựng được một cơ sở dữ liệu GIS phục vụ nghiên cứu tai biến tự
nhiên tại Bắc Giang.
3. Nội dung của đề tài
+ Tổng quan các cơng trình nghiên cứu khoa học về tai biến tự nhiên trên
thế giới, ở Việt Nam và địa phương.
+ Nghiên cứu cơ chế thành tạo, các mối tương quan của các hợp phần tự
nhiên và nhân sinh dẫn đến tai biến.
+ Thu thập và phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài: đặc điểm địa lý tự
nhiên và kinh tế xã hội, các báo cáo đề tài đã thực hiện ở Bắc Giang.
+ Khảo sát thực tế để bổ sung thêm tài liệu và kiểm chứng tài liệu đã có.
+ Thành lập bản đồ một số loại tai biến cụ thể: ngập lụt, xói mịn đất, xói
lở bờ sơng. Dự báo xu thế diễn biến các loại hình tai biến này, đề ra giải pháp
phòng tránh và giảm nhẹ tai biến.
4. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài: ”Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ nghiên cứu tai biến tự nhiên
tỉnh Bắc Giang” là một đề tài rộng. Trong phạm vi một luận văn cao học, với
những hạn chế về tài liệu, kinh phí, thời gian và năng lực, học viên chỉ thực hiện
được việc đề xuất các nội dung chính của một cơ sở dữ liệu cần thiết để phục vụ
nghiên cứu tai biến tự nhiên và công nghệ thực hiện. Đối với tỉnh Bắc Giang
trên cơ sở dữ liệu thu thập được tập trung vào xây dựng cơ sở dữ liệu về lũ lụt
và trượt lở đất.
5. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng
Qua những nghiên cứu thực tế ở Việt Nam và tham khảo nghiên cứu ở một
số nước trên thế giới, đề tài lựa chọn các phương pháp sau để giải quyết nhiệm
vụ nghiên cứu của mình.
a. Phương pháp khảo sát và tổng hợp tài liệu.
Đối với phương pháp nghiên cứu này, ba bước cơ bản cần được thực hiện:
- Phân tích, đánh giá tổng sơ bộ các số liệu thông tin thu thập. Các dữ liệu
này giúp người thực hiện nhiệm vụ có những nét khái quát mang tính tổng quan


4

về thực trạng và diễn biến của tai biến, những hậu quả và tình hình khắc phục.
Đồng thời, đó cũng là cơ sở để định hướng nội dung và các bước tiến hành nghiên
cứu điều tra và khảo sát thực địa. Phương pháp này nhằm thu nhập và bổ sung tài
liệu để thực hiện các nội dung của đề tài. Những nhiệm vụ chính được tiến hành
trong cơng tác này bao gồm:
+ Đánh giá hiện trạng xảy ra và diễn biến của các loại tai biến tự nhiên
trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu.
+ Nghiên cứu các mỗi quan hệ của điều kiện tự nhiên và hoạt động nhân
sinh đối với tai biến tự nhiên.
+ Trên cơ sở đó làm sáng tỏ các nguyên nhân dẫn đến tai biến tự nhiên.
+ Xem xét các giải pháp phòng tránh tai biến đã được áp dụng, mức độ và

hiệu quả của các giải pháp đó.
Trong q trình khảo sát thực địa, vấn đề thu thập thông tin trong cộng
đồng dân cư về tai biến cũng rất được coi trọng, mặc dù thông tin còn chưa đầy
đủ nhưng đây là tư liệu quý, đặc biệt là hiện trạng của tai biến và thiệt hại về vật
chất, con người trong nhiều năm.
- Hoàn thiện và chuẩn hóa tài liệu được thu thập: Đây là khâu cuối cùng
trong phương pháp nghiên cứu này. Các dữ liệu này là những kết quả nghiên
cứu cụ thể, đảm bảo dưới các dạng như bản đồ, sơ đồ, ảnh, các bảng biểu, số
liệu thống kê, báo cáo đã được cơng bố. Đó là các số liệu phản ánh tính thực tế
khách quan và cũng là dữ liệu đầu vào cho q trình phân tích.
- Tất cả các dữ liệu bản đồ được biên tập lại và đưa về cùng một cơ sở toán
học tạo nên một cơ sở dữ liệu tai biến khơng những phục vụ cho mục đích
nghiên cứu của đề tài mà cịn có thể phục vụ trong công tác nghiên cứu quy
hoạch và phát triển kinh tế của khu vực nghiên cứu.
b. Phương pháp bản đồ và GIS
- Phương pháp bản đồ:
Bản đồ ra đời từ nhu cầu thực tế của cuộc sống. Ưu thế cơ bản của bản đồ
là cho ta nhận thức các đối tượng, hiện tượng địa lý trong mối quan hệ không
gian của chúng. Nhờ bản đồ mà người nghiên cứu có thể nhận thức được những


5

đặc điểm, tính chất và sự phân bố các đối tượng, hiện tượng nghiên cứu trên một
khoảng không gian rộng lớn trong cùng một lúc.
Vì lẽ đó, phương pháp bản đồ là một phương pháp mạnh, hiểu quả, không
thể thiếu trong nghiên cứu lãnh thổ nói chung và trong nghiên cứu tai biến tự
nhiên nói riêng.
Thành lập bản đồ và sử dụng bản đồ là hai quá trình cơ bản của phương
pháp bản đồ. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ và nhân quả lẫn nhau. Mơ

hình bản đồ là loại mơ hình duy nhất thích hợp nghiên cứu các loại hình thức và
quan hệ khơng gian.
Việc thành lập bản đồ được thiết lập từ các kết quả quan sát thực tế khách
quan. Tuy nhiên, cũng có thể bản đồ được thành lập không phải nghiên cứu trực
tiếp thực địa mà được thành lập trên cơ sở sử dụng bản đồ và nguồn tư liệu đã
có. Việc sử dụng chúng để nhận được những bản đồ dẫn xuất có mục đích khơng
chỉ lựa chọn, loại bỏ những thơng tin khơng cần thiết, đồng thời cịn nhận được
trí thức mới về hiện tượng và các quá trình mới.
- Phương pháp GIS:
Cùng với các thành tựu tin học hiện đại là sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ GIS, đây là động lực thúc đẩy để hình thành nên cái gọi là mơ hình hóa bản
đồ - tốn (Mathematic – Catorgaphical Modelling) để có thể đánh giá tổng hợp
nghĩa là quá trình đánh giá được thực hiện đồng thời trên nhiều mặt, nhiều thuộc
tính của đối tượng. Bản chất của vấn đề này đã được con người biết đến từ lâu, tuy
nhiên từ khi cơng nghệ GIS phát triển nó mới được ứng dụng một cách rộng rãi.
GIS được coi là cơng cụ mạnh nó cho phép nhà địa lý tổ hợp dữ liệu và hỗ
trợ các dạng phân tích địa lý truyền thống như phân tích chồng ghép bản đồ
cũng như dạng mới là phân tích và mơ hình hóa khơng gian, một phương pháp
mà các dạng phân tích truyền thống không thể làm được.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: đề tài đã cho thấy hiệu quả việc ứng dụng công nghệ
GIS trong nghiên cứu tai biến.


6

Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng CSDL tai biến tự nhiên trên lãnh thổ Bắc
Giang. Tạo cơ sở để đánh giá thực trạng tình hình thiên tai phục vụ cho quản lý
mơi trường, phát triển bền vững của tỉnh.
7. Tình hình nghiên cứu tai biến tự nhiên trên thế giới và ở Việt Nam

a. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ở mỗi quốc gia trên trế giới đều có một đặc điểm kiểu địa hình và thời tiết
riêng, chính vì lẽ đó – thiên tai ở mỗi nơi trên thế giới cũng không giống nhau về
thời gian, chu kỳ, độ lớn và mức độ thiệt hại gây ra đối với nhân dân vùng bản
địa. Ở Mỹ, lụt lội ít xảy ra và không gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại cũng
không nhiều nhưng thường phải đối mặt với những trận lốc xốy. Khác với các
quốc gia vùng Đơng Nam Á và Trung Quốc, lụt lội xảy ra thường xuyên, hậu quả
lại nặng nề. Ở châu Âu, hơn một nửa các quốc gia thuộc vùng khí hậu ơn đới, địa
hình phần lớn là đồng bằng, lại có nhiều hệ thống sơng ngịi lớn, vì thế các quốc
gia này rất ít khi phải đối mặt với thiên tai. Đó cũng là lý do mà mỗi quốc gia lại
có những đề tài hay chương trình nghiên cứu quốc gia về các dạng thiên tai khác
nhau, với các mục đích khác nhau. Hiện nay, trên thế giới cũng có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu về các dạng tai biến tự nhiên, hiện tượng thời tiết nhằm phòng,
chống, và khắc phục hậu quả cho quốc gia mình.
Tình hình nghiên cứu tai biên tự nhiên trên thế giới điển hình như cơng
trình nghiên cứu về lốc xốy của TS. David Dowell, thuộc Trung tâm Nghiên
cứu Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NCAR). Vùng nghiên cứu kéo dài từ khu vực
Tây bang Texas về phía Tây-Nam Minnesota, khoảng hơn 900 dặm (tương
đương 1.450 km). Kết quả đã đem lại lợi ích to lớn cho nhân dân bang Texas
trong việc đề phịng, kiểm sốt và khắc phục hậu quả. Kết quả cũng đã được áp
dụng cho những vùng tương tự trên thế giới. Trước đây, nghiên cứu Vortex
được thực hiện trong 1994-1995, đã thu thập được những dữ liệu quan trọng từ
những siêu bão lớn kéo dài có thể sinh ra các cơn lốc xoáy. Xuất phát từ đó, các
nhà khoa học đã nảy sinh ý tưởng cho một nghiên cứu mới về lốc xoáy.
Nghiên cứu về động đất và núi lửa ở Nhật Bản: Nhật Bản là quốc gia chịu
tác động của hoạt núi lửa và động đất hàng đầu thế giới, quốc gia nay cũng đã


7


đầu tư khơng ít cho việc nghiên cứu thảm hoạ này. Tiêu biểu là cơng trình
nghiên cứu 5 núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Nhật. Cơ quan khí tượng Nhật Bản
giám sát 20 đỉnh núi lửa nguy hiểm 24/24 giờ để phát hiện những dấu hiệu hoạt
động. Gần đây, cơ quan này bắt đầu xếp loại độ nguy hiểm của 5 núi lửa hoạt
động mạnh nhất.
Nghiên cứu động đất của Nasa tại Haiti: Nasa đã sử dụng vệ tinh của mình
để tim kiếm cứu nạn tai Haiti sau trận động đất thế kỷ, nhưng hạn chế của Nasa
là chỉ tìm kiếm cứu nạn, chụp ảnh đánh gía thiệt hại và chỉ ra phương án khắc
phục hậu quả.
b. Tình hình nghiên cứu ở Việt nam
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có địa hình đồi núi chiếm trên 2/3
diện tích lãnh thổ, lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, gần trung tâm bão Thái
Bình Dương nên các hiện tượng tự nhiên cực đoan xảy ra thường xuyên như
ngập lụt, lũ quét, xói lở, trượt đất…. Từ lâu cha ơng ta đã có nhiều biện pháp
phịng tránh và giảm nhẹ thiên tai như đắp đê chống lụt,…. Nhưng gần đây, tai
biến mới thực sự thu hút sự tập trung nghiên cứu của nhiều cơ quan chức năng,
nhiều nhà khoa học. Ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tai biến tự
nhiên từ đề tài cấp Nhà nước đến các cơng trình cấp Bộ, Ngành, Cấp tỉnh…
trong đó, viện Địa chất, Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam là những đơn vị
nghiên cứu có thế mạnh.
Trong các cơng trình nghiên cứu thuộc phạm vi tồn quốc phải kể đến như:
chuyên khảo “Thuyết minh bản đồ tai biến địa chất Việt Nam” (1995) do các tác
giả Vũ Cao Minh và Nguyễn Xuân Hãn thực hiện; “Báo cáo tổng quan về sự cố
môi trường trượt lở miền núi Việt Nam” do GS.TS Nguyễn Trọng Yêm và cộng
sự thực hiện; chuyên đề nghiên cứu “Nghiên cứu thiên tai trượt lở ở Việt Nam”
(2000) thuộc dự án UNDP VIE/97/002 do TSKH Vũ Cao Minh làm trưởng
nhóm; đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình
tai biến địa chất trên lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp phòng tránh” (2001) do
TS. Trần Trọng Huệ làm chủ nhiệm…



8

Một số cơng trình nghiên cứu chi tiết hơn tiêu biểu như đề án “Điều tra tai
biến địa chất vùng Tây bắc” (2004) do TS Đào Văn Thịnh chủ nhiệm; đề tai
“Nghiên cứu đánh giá và dự báo tai biến trượt đổ trọng lực khu vực thị xã Sơn
La bằng phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS)” (1999) của các tác
giả Nguyễn Ngọc Thạch, Nguyễn Quang Mỹ, Đặng Văn Bào và nnk thực hiện,
đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng, dự báo diễn biến một số loại hình thiên tai tỉnh
Thái Nguyên và đề xuất giải pháp phòng tránh khắc phục” do PGS.TSKH
Nguyễn Văn Cư chủ nhiệm…
Kế thừa những nghiên cứu trên, tác giả sẽ lựa chọn những phương pháp luận
phù hợp với đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu trong đề tài nhằm đạt kết quả tốt nhất.
c. Thực tiễn nghiên cứu đề tài tai biến tự nhiên tại Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh có đặc điểm địa hình của miền núi và 1/3 diện tích là
trung du, thuộc phía đơng bắc nước ta. Với đặc điểm địa hình như vậy, tỉnh Bắc
Giang hồn tồn có nguy cơ bị sạt lở đất, lũ quét và các thiên tai khác. Là một
tỉnh có nguồn thu ngân sách chủ yếu từ nơng nghiệp, khai khống, đời sống
nhân dân cịn nhiều khó khăn. Các ngành cơng nghiệp, dịch vụ, khoa học còn
chậm phát triển. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh ít xảy ra thiên tai, chỉ những trận
sạt lở nhở và lũ cục bộ xảy ra vào mùa mưa nhưng khơng gây thiệt hại gì nặng
cho nhân dân trong vùng. Với đặc điểm địa hình tỉnh, Bắc Giang được đánh giá
nằm trong vùng có nguy cơ về tai biên thiên ở mức trung bình của các tỉnh miền
núi phía bắc. Cũng vì lẽ đó, vấn đề về thiên tai chưa phải là vấn đề trọng tâm của
tỉnh để đầu tư ngân sách cho nghiên cứu. Thực tế tại tỉnh Bắc Giang chưa có đề
tài cấp tỉnh nào đáng kể nghiên cứu về tai biến tự nhiên. Duy chỉ có đề tài
"Nghiên cứu đặc điểm hình thành và phát triển các tai biến địa chất (trượt lở, lũ
quét) tại các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế làm cơ sở khoa
học định hướng chiến lược quy hoạch phát triển KT-XH bền vững" được triển
khai năm 2007 do Sở KH&CN thực hiện.

Nghiên cứu cho thấy tai biến địa chất khá phổ biến ở khu vực, trong đó
mạnh nhất ở Sơn Động và Lục Ngạn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên chủ
yếu do mưa và hoạt động can thiệp của con người vào tự nhiên. Để hạn chế thấp


9

nhất quá trình hình thành và phát triển cũng như tác hại của tai biến địa chất,
nhóm nghiên cứu khuyến cáo chính quyền các địa phương cần làm tốt cơng tác
quy hoạch khu dân cư, khu khai thác kinh tế…, nhất là những vị trí, địa điểm
ven núi.
Để làm tốt hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học, đánh giá tình hình tai
biến tự nhiên trong địa bàn tỉnh, giúp tỉnh có những điều chỉnh trong quy hoạch
phát triển hạ tầng – kinh tế, giảm thiểu thiệt hại mùa màng, sản xuất công nghiệp
cũng như ổn định đời sống nhân dân, tỉnh cần phải đầu tư đẩy mạnh công tác
nghiên cứu khoa học về tai biến tiên nhiên trên địa bàn mới hy vọng đem lại
hiệu quả thiết thực.
Với đề tài nghiên cứu của một học viên “Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục
vụ nghiên cứu tai biến tự nhiên tỉnh Bắc Giang” tác giả hy vọng phần nào xây
dựng được cơ sở dữ liệu mang tính tham khảo cho những ai có cơng trình kế
tiếp, nghiên cứu tai biến tự nhiên của tỉnh Bắc Giang.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương được trình bày trong 84 trang A4, 6 bản đồ, 35
bảng biểu và 12 hình.


10

Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TAI BIẾN TỰ NHIÊN

1.1. TAI BIẾN TỰ NHIÊN
1.1.1 Khái niệm
Theo nhiều nhà địa mạo thuộc Bộ môn Địa mạo – khoa Địa lý – trường
ĐHKHTN – ĐHQGHN [2] thì tai biến tự nhiên (natural hazard) là sự kiện tự
nhiên gây nhiều tổn thất cho con người cả về vật chất lẫn tính mạng, sinh ra do
sự tương tác giữa hệ thống quản lý tài nguyên của con người với các hiện tượng
tự nhiên cực đoan hoặc hiếm hoi có nguồn gốc khác nhau (khí tượng – thủy văn,
địa chất – địa mạo, sinh học, ...).
Tai biến tự nhiên gây tác động trực tiếp đến môi trường, cảnh quan sinh
thái. Các tai biến tự nhiên thường xảy ra bất ngờ nhưng nếu nghiên cứu nó sẽ
thấy một số loại thiên tai phổ biến xảy ra theo chu kỳ tháng, năm trừ một số loại
tai biến tự nhiên đặc biệt không xảy ra theo chu kỳ và khơng thể kiểm sốt như:
động đất, núi lửa, sóng thần…
Các dạng tai biến tự nhiên xảy ra trên bề mặt trái đất và nội tại trong lịng
của nó gây ra những thay đổi lớn về khí hậu, địa hình và môi trường sống, và tất
cả đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội loài người. Những nguy cơ
xảy ra vẫn hàng ngày đang vận hành tiềm tàng trong các hệ thống môi trường
nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống. Thực ra các hệ thống tự
nhiên bao giờ cũng an toàn tự thân. Trái đất luôn tự tạo lập lại sự cân bằng mới
như vốn có của nó. Do đó nói đến tính gây hại và tính an tồn trong khái niệm
tai biến mơi trường là nói đến tác động xấu đến tính mạng và tài sản của con
người. Nói đến tai biến chỉ là nói đến sự an tồn của xã hội lồi người. Ở đâu
chưa có con người, ở đấy chỉ có quá trình tự nhiên mà khơng có tai biến mơi
trường. Khi các tai biến vượt quá ngưỡng an toàn đối với con người thì nó sẽ trở
thành thiên tai hoặc sự cố môi trường.
- Thiên tai: thiệt hại gây ra là do quá trình tự nhiên.


11


- Sự cố môi trường: là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt
động của con người hoặc biến đổi bất thường của tự nhiên, gây suy thối mơi
trường nghiêm trọng.
Thiên tai hay sự cố mơi trường gây thiệt hại nghiêm trọng gọi là thảm hoạ
môi trường. Ví dụ: Động đất ở CơBê (Nhật Bản), cháy rừng ở Indonexia (1997)
Sóng thần ở vùng biển Nam Á (2004) ...
1.1.2 Phân loại tai biến tự nhiên
Thiên tai diễn ra dù ở đâu, trong thời gian nào thì chúng cũng có đặc điểm
chung là gây thiệt hại cho con người hoặc gây tai biến môi trường sinh thái trên
diện tích rộng lớn. Vì vậy cần có sự phân loại đối với thiên tai để có cơ sở
nghiên cứu cơ chế hình thành, diễn biến, hậu quả của mỗi loại gây ra cho con
người. Từ đó có thể nghiên cứu các giải pháp khống chế khơng cho nó diễn ra
hay biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Trong tương lai khi trình độ nghiên cứu
của con người có sự trợ giúp của tiến bộ khoa học, có thể hy vọng điều khiển
được tai biến tự nhiên theo chiều hướng mà con người muốn nhằm, kiểm soát
được vùng trung tâm và vùng chịu ảnh hưởng của nó, nhằm giảm thiểu thiệt hại
sau thiên tai.
Sau đây là một số cách phân loại:
1.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
Theo nguồn gốc phát sinh [2] người ta chia các tai biến tự nhiên thành: tai
biến khí hậu - thủy văn, tai biến địa động lực và tai biến sinh học. Tuy nhiên việc
phân loại này chỉ mang tính chất tương đối, vì tai biến mơi trường tự nhiên thơng
thường khơng xảy ra vì một nguyên nhân đơn lẻ, mà thường là tổ hợp của các
nguyên nhân khác nhau.


12

Bảng 1.1: Phân loại tai biến theo nguồn gốc phát sinh
Tai biến


Tai biến

Khí tượng - thuỷ văn

địa động lực

Tai biến sinh học

Bão

Sạt lở

Do thực vật: bệnh

Lốc xốy

Xói mịn

do nấm, cỏ dại

Lũ lụt

Trượt đất

Do động vật:

Hạn hán

Cát chảy


bệnh do virut, vi

Sương mù

Núi lửa

khuẩn

Mưa đá

Động đất

Cháy rừng

Sóng thần

Gió khơ nóng
Cũng có thể phân biệt các tai biến nguyên sinh (do một nguyên nhân trực
tiếp gây ra như động đất, bão, lũ,…) và các tai biến thứ sinh (là những tai biến
sinh ra từ các sự kiện tai biến khác, thường là do vài tai biến nguyên sinh như
trượt đất hay sóng thần sinh ra bởi động đất, cháy rừng gây ra bởi sét, hạn hán
sinh ra bởi mưa ít …).
1.1.2.2. Phân loại theo mức độ tác động.
- Sự cố môi trường: gây thiệt hại không lớn, phạm vi cục bộ
- Hiểm họa môi trường: gây tác hại tương đối lớn về của cải, vật chất, sức
khỏe hoặc tính mạng con người, có truờng hợp gây mất ổn định, cân bằng một
bộ phận của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
- Thảm họa môi trường: gây tác hại vô cùng lớn về tài sản và tính mạng
con người, thậm chí gây biến cải, phá vỡ tính ổn định, cân bằng từng bộ phận,

khu vực của môi trường tự nhiên, môi trường nhân sinh hoặc môi trường xã hội.


13

1.1.3 Các hiện tượng tai biến tự nhiên
1.1.3.1 Tai biến khí tượng - thủy văn
a) Tai biến lũ lụt
Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định,
sau đó giảm dần. Trong mùa mưa lũ, những trận mưa từng đợt liên tiếp trên lưu
vực sông, làm cho nước sông từng đợt nối tiếp nhau dâng cao, tạo ra những trận
lũ trong sông, suối. Vào các tháng mùa mưa có các trận mưa lớn, cường độ
mạnh, nước mưa tích luỹ nhanh, nếu đất tại chỗ đã no nước thì nước mưa đổ cả
vào dịng chảy, dễ gây ra lũ. Khi lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông (đê), chảy vào
những chỗ trũng và gây ra ngập lụt trên một diện rộng. Nước lũ do mưa (hay
băng, tuyết ở những nước vùng vĩ độ cao) sinh ra nên mùa lũ thường đi đôi với
mùa mưa. Lũ là tai biến xảy ra nhiều và cũng gây ra những thiệt hại to lớn về
người và của cải. Trong nghiên cứu lũ lụt người ta phân biệt lũ quét và ngập lụt:
- Lũ quét: Là một hiện tượng thiên tai có tính chất và đặc điểm khác biệt là
lũ diễn biến nhanh, mang tính bất thần và khốc liệt, mỗi trận xảy ra trên một
diện hẹp và phạm vi tác động cũng hẹp hơn lũ sông. Nếu mưa lớn, nước mưa lại
bị tích luỹ bởi các trướng ngại vật như đất đá, cây cối cho đến khi lượng nước
vượt quá sức chịu đựng của vật chắn, phá vỡ vật chắn, ào xuống cấp tập (rất
nhanh), cuốn theo đất đá, cây cối và quét đi mọi vật có thể quét theo dịng chảy
thì được gọi là lũ qt (hay lũ ống), thường diễn ra rất nhanh, khoảng 3-6 giờ.
Lũ quét xảy ra bất ngờ, nhanh, có sức tàn phá lớn ở các lưu vực nhỏ. Trong một
số trường hợp nó có sức tàn phá khủng khiếp và trở thành thảm hoạ tự nhiên,
như trận lũ quét năm 1998 ở thị xã Lai châu (cũ) đã xoá sổ cả bản Mường Lay
và khu vực thị xã. Lũ thường xảy ra ở vùng núi, nơi có địa hình đồi núi cao xen
kẽ với thung lũng và sông suối thấp.

Lũ quét tạm thời có thể phân chia làm 3 loại:
+ Lũ gây ra do mưa địa phương, tập trung lớn ở các lưu vực tự nhiên (hầu
như chưa có tác động của con người)
+ Lũ gây ra do mưa lớn trên các lưu vực đã chịu tác động mạnh của các
hoạt động kinh tế của con người làm mất ổn định hay phá vỡ cân bằng sinh thái


14

lưu vực (thay đổi lớp phủ, chế độ dòng chảy, lượng trữ hay các đặc tính lưu
vực…)
+ Lũ gây ra do tháo, vỡ thình lình một lượng nước tích do vỡ đập chắn hay
các đập giữ nước, các đập băng...
Lũ quét thường gây hoạ cho các sông nhỏ và vừa nhưng ít đối với sơng lớn.
Ở các lưu vực sơng suối nhỏ miền núi, nới có điều kiện thuận lợi để hình thành
lũ quét như: địa hình chia cắt, độ dốc lưu vực và độ dốc long sông/suối lớn, độ
ổn định của lớp đất trên bề mặt lưu vực yếu do q trình phong hóa mạnh, lớp
phủ thực vật bị tàn phá… ở những nơi này, khi xảy ra mưa lớn, tập trung trong
một thời gian ngắn thì dễ xảy ra lũ quét.
- Ngập lụt: Là hiện tượng ngập nước cục bộ trong nhiều ngày trên một
khu vực địa hình trũng nào đó. Ngập lụt có thể gây ra do mưa cục bộ, do nước
sông, hồ tràn bờ hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được đê
bảo vệ, hoặc có thể do thủy triều, nước biển dâng cao do bão.
Mùa lũ ở Bắc bộ từ tháng 5-6 đến tháng 9-10, Bắc Trung bộ từ tháng 6-7
đến tháng 10-11, Trung và Nam Trung bộ: tháng 10-12, Tây nguyên: tháng 612, Nam bộ: tháng 7-12. Tuy vậy đầu mùa mưa cũng có thể có lũ sớm, như lũ
"tiểu mãn", thường xảy ra vào "tiết tiểu mãn" (tháng 5) hàng năm ở vùng núi
phía bắc nước ta. Song mùa lũ hàng năm cũng biến động cùng với mùa mưa,
thậm chí sớm muộn 1-2 tháng so với trung bình nhiều năm.
Ở sông Hồng đã xảy ra hai trận lũ đặc biệt lớn vào tháng 8 năm 1945 và
tháng 8 năm 1971, đã gây ra vỡ đê nhiều nơi. Trận lũ năm 1971 là trận lũ lớn nhất

trong vòng 100 năm qua ở sơng Hồng. Ngồi ra, cịn có các trận lũ lớn xảy ra vào
các năm: 1913, 1915, 1917, 1926, 1964, 1968, 1969, 1970, 1986, 1996, 2002...
Ở đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra một số trận lũ lớn vào các năm:
1961, 1966, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000, 2001…
Ở miền Trung những trận lũ lụt lớn đã xảy ra vào các năm: 1964, 1980,
1983, 1990, 1996, 1998, 1999, 2001, 2003…


15

Hình 1.1: Lụt ở miền Trung năm 1994
b) Tai biến hạn hán
Hạn là hiện tượng thời tiết khơ khơng bình thường ở một khu vực do trong
một thời gian dài khơng có mưa hay mưa khơng đáng kể. Song hạn khơng phải
là hiện tượng thuần t vật lý, mà có sự tác động qua lại giữa nước tự nhiên với
nhu cầu sử dụng nước của con người, vì thế định nghĩa chính xác về hạn là vấn
đề phức tạp do phải cân nhắc rất nhiều mặt trong sự tương tác đó.
Có thể chia hạn hán ra thành các loại sau:
- Hạn khí tượng: là một thời kỳ dài mưa ít hơn trung bình nhiều năm;
- Hạn nơng nghiệp: là hạn khi mà thiếu độ ẩm đối với một thời vụ hay thời
kỳ sản xuất trung bình. Điều này xảy ra ngay cả khi mưa ở mức trung bình,
nhưng lại do điều kiện đất hay kỹ thuật canh tác đòi hỏi tăng lên;
- Hạn thủy văn: là khi nước dự trữ có thể dùng được trong các nguồn như
tầng ngầm, sơng ngịi, hồ chứa tụt xuống mức thấp hơn trung bình thống kê.
Điều này cũng có thể xảy ra ngay cả khi mưa trung bình, nhưng sử dụng nước
tăng lên, làm thu hẹp mức dự trữ nước.
Hạn là hiện tượng có hại, có khi dẫn đến thảm họa, như đã từng cướp đi sinh
mạng của hơn nửa triệu người ở châu Phi trong những năm 1980. Ở nước ta hạn
xảy ra ở cả 3 miền, nhưng miền trung hạn nặng nhất, nhiều vùng đang có nguy cơ
sa mạc hóa.



16

Hình 1.2: Hạn hán ở ĐB Nam Bộ năm 2007
c) Tai biến cháy rừng
Cháy rừng là bất kỳ một vụ cháy nào ngồi tầm kiểm sốt xảy ra tại vùng
q hay một khu vực hoang dã. Khi cháy rừng, một bức màn khói bao phủ bên
trên khu rừng, với những đám cây cao màu xám, một màu xám chết chóc. Hỏa
hoạn đang phá hoại những cánh rừng ở một số nước Bắc bán cầu trong một thế kỷ
ngày càng nóng dần, giữa lúc đất trở nên khô hơn, cây cối phát triển yếu. Những
cánh rừng đang chết và cháy rồi sẽ chỉ làm cho nhiệt độ địa cầu nóng hơn.

Hình 1.3: Cháy rừng tại Phúc Kiến Trung Quốc


17

d) Tai biến gió khơ nóng
Trong khí tượng có hiện tượng gió vượt đèo được gọi là "Fơn" (foehn): từ bên
kia núi gió thổi lên (anabatic wind), khơng khí bị lạnh dần đi rồi ngưng kết nên chút
bớt ẩm nhưng cũng thu thêm nhiệt do ngưng kết toả ra, sau khi qua đỉnh gió thổi
xuống (katabatic wind) bên này núi, nhiệt độ của nó tăng dần lên do q trình
khơng khí bị nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này gió trở nên khơ và nóng
hơn. Núi càng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn. (Ví dụ với dãy núi cao 3km, nhiệt
độ khơng khí bên kia núi là 10oC, sang chân núi bên này nhiệt độ đã lên tới 18oC,
theo Nicholas M. Short, NASA).
Hiện tượng trên mỗi địa phương gọi mỗi tên khác nhau, “phơn” là tên gọi
địa phương của thứ gió khơ và nóng thổi trong các thung lũng của nước Áo và
Thụy sĩ, ở phía bắc dãy núi An-pơ, ở tây nam nước Mỹ là "chinook", ở vùng giữa

Alma-Ata và Frunze (Liên xô cũ) là "kastek", ở Việt Nam ta gọi là "gió Lào" (vì
thổi từ Lào sang) hay gió tây khơ nóng (gió có thể lệch tây). Gió khơ nóng cũng là
loại thời tiết nguy hiểm.
Gió ẩm, sau khi vượt qua một chướng ngại vật cao bị biến đổi tính chất, trở
nên khơ nóng hơn, và biến thành gió “phơn”. Q trình biến đổi tính chất như
trên của gió gọi là q trình “phơn”. Vật chướng ngại càng cao thì quá trình
“phơn” càng mạnh.
Nước ta có lắm núi, nhiều đồi, gió thổi qua các miền đồi núi dù cao hay thấp
đều biến thanh gió “phơn”. Đặc biệt ở một số miền núi, có những loại gió “phơn”
nổi tiếng mà chúng ta đều biết, như gió Than Uyên thổi xuống cánh đồng Mường
Than (huyện Than Un tỉnh Lai Châu, Tây Bắc), gió Ơ Quy Hồ ở vùng Sapa.
Nhưng điển hình nhất là gió Lào thổi trong một vùng rộng lớn về mùa hè từ Nghệ
An đến cực Nam Trung bộ.
Các nơi khác ở nước ta cũng có gió khơ nóng, song mức độ thấp hơn so với
Trung bộ, nên để định lượng hoá hiện tượng gió khơ nóng các nhà khí tượng nước
ta đưa ra chỉ tiêu: ngày có nhiệt độ >35oC, độ ẩm <= 55% được xem là ngày có
gió khơ nóng.


18

e) Tai biến dơng sét
Dơng là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối
lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó thường kèm theo gió mạnh, mưa rào,
sấm sét dữ dội, thậm chí cả mưa đá, vòi rồng. Ở vùng vĩ độ cao có khi cịn có cả
tuyết rơi. Dơng được xếp vào thời tiết nguy hiểm vì hàng năm có nước sét đánh
chết hàng nghìn người, gây ra hàng trăm vụ cháy rừng, cháy nhà, làm hư hỏng
nhiều thiết bị máy móc, nhất là các thiết bị điện tử. Có khoảng 16 triệu cơn dơng
mỗi năm.
Dơng ở nước ta có thể xảy ra quanh năm, nhưng vào tháng chính đơng ở

khu vực Bắc bộ nước ta dơng rất ít, có năm gián đoạn đến dịp sang xuân. Dông
thường sinh ra trong thời tiết nóng ẩm nên về mùa hè ở nước ta dông xảy ra
thường xuyên hơn, thường vào buổi chiều hay chiều tối và được gọi là dông
nhiệt. Đặc biệt trên các vùng núi hay sơng hồ trong những tháng nóng ẩm, dơng
có thể xuất hiện nhiều và bất thường, lại hay kèm theo gió mạnh nên rất nguy
hiểm cho tính mạng con người.
Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây
và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu đơi khi cịn xuất hiện
trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát), hoặc trong những trận cháy
rừng dữ dội tạo ra một làn khói đặc đủ để dẫn điện. Khi phóng điện trong khí
quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000 km/h vì sét là sự di chuyển của
các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra nên có thể thấy
nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230 km/h
trong điều kiện bình thường của khơng khí cịn ánh sáng đi được 299.792.458
m/s. Sét đạt tới nhiệt độ 30.000°C
Các tia sét khác nhau có các đặc tính cụ thể, các nhà khoa học và dân gian
đã đặt tên cho rất nhiều loại sét khác nhau. Loại thường xuất hiện nhất là vệt sét.
Nó chẳng là gì khác ngồi việc trao đổi điện tử và khi thực hiện việc đó nó tạo ra
một vệt sét. Một lượng lớn điện tử thường nằm trong các đám mây mọi người
không thể thấy chúng trừ khi chúng bắt đầu xáo động và tiến hành trao đổi điện
tử trong cơn dông.


×