Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khai thác tạp chí địa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.97 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

-------------

-------------

ĐỖ THỊ TÍNH

ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
TRONG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TẠP CHÍ ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA CHẤT

HÀ NỘI – 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

---------------

---------------

ĐỖ THỊ TÍNH

ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
TRONG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TẠP CHÍ ĐỊA CHẤT


Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số: 60.44.55

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA CHẤT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. Nguyễn Thành Vạn
2. PGS.TS. Trương Xuân Luận

HÀ NỘI - 2007


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.

Hà Nội, Ngày 10 tháng 8 năm 2007
Tác giả ký tên

Đỗ Thị Tính


2

LỜI CẢM ƠN


Luận văn được hồn thành tại Bộ mơn Địa chất, Khoa Địa chất, Trường
Đại học Mỏ - Địa chất, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thành Vạn,
PGS.TS Trương Xuân Luận. Học viên xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS
Nguyễn Thành Vạn, PGS.TS Trương Xuân Luận đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự động viên giúp đỡ
quý báu của GS.TSKH Đặng Văn Bát, TS Trần Thanh Hải, GS.TSKH Đặng
Vũ Khúc, TS Bùi Đức Thắng, KS Nguyễn Thanh Bình, KS Nguyễn Cẩm, CN
Phạm Thị Nga. Học viên cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường đại
học Mỏ - Địa chất, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Địa chất, Bộ môn Địa
chất, Khoa Cơng nghệ thơng tin, Cục Địa chất và Khống sản Việt Nam,
Trung tâm Thông tin - Lưu trữ Địa chất, Tạp chí Địa chất đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn này.
Luận văn viết về một vấn đề mới nên sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Học viên rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thày, cơ giáo và
các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.


3

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
Chương 1- HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC

CÁC TÀI LIỆU TẠP CHÍ ĐỊA CHẤT .............................................. 6
1.1. Sự ra đời và phát triển của Tạp chí Địa chất ................................ 6
1.2. Hiện trạng quản lý và khai thác tài liệu Tạp chí Địa chất ........... 30
1.3. Nhận xét chung .......................................................................... 32
Chương 2- ĐỊNH HƯỚNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC
TÀI LIỆU TẠP CHÍ ĐỊA CHẤT ..................................................... 34
2.1. Sự cần thiết phải hiện đại hố cơng tác quản lý và khai thác
tài liệu Tạp chí Địa chất.................................................................... 34
2.2. Định hướng về quản lý tài liệu Tạp chí Địa chất ........................ 35
2.3. Định hướng về khai thác Tạp chí Địa chất ................................. 44
2.4. Phân loại tài liệu Tạp chí Địa chất theo chuyên ngành ............... 45
2.5. Nhận xét chung .......................................................................... 55
Chương 3 - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TẠP CHÍ ĐỊA CHẤT ...................... 56
3.1. Nghiên cứu lựa chọn cơng cụ xây dựng chương trình ................ 56
3.2. Phân tích thiết kế hệ thống web quản lý và khai thác Tạp chí
Địa chất ............................................................................................ 74
3.3. Cài đặt chương trình .................................................................. 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 117
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................... 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 120
PHỤ LỤC....................................................................................... 122


4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Mẫu bảng phân loại tài liệu Tạp chí Địa chất theo chuyên ngành
Bảng 2.2. Mẫu phân loại theo vùng lãnh thổ

Bảng 2.3. Mẫu bảng phân loại theo vùng địa chất
Bảng 2.4. Mẫu bảng tổng hợp phân loại các bài báo Tạp chí Địa chất
Bảng 3.1. tblSection (Bảng lưu thơng tin về các nhóm tin)
Bảng 3.2. tblCategory (Bảng lưu thông tin về các chuyên mục tin)
Bảng 3.3. tblNews (Bảng lưu thông tin về tin)
Bảng 3.4. tblGroup (Bảng lưu thơng tin về nhóm người dùng)
Bảng 3.5. tblUser (Bảng lưu thông tin về người dùng)
Bảng 3.6. tblSoBao (Bảng lưu thông tin về người dùng)
Bảng 3.7. tblTacGia (Bảng lưu thông tin về người dùng)
Bảng 3.8. tblLoat (Bảng lưu thông tin về người dùng)


5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Bìa 1 Nội san Địa chất số 1 tháng 9/1961
Hình 1.2. Bìa 2 Nội san Địa chất số 1 tháng 9/1961
Hình 1.3. Bìa Tập san Địa chất số 8 tháng 4/1962
Hình 1.4. Bìa 1 Tập san Địa chất số 16 tháng 12/1962
Hình 1.5. Bìa 2 Tập san Địa chất số 16 tháng 12/1962
Hình 1.6. Bìa 1 Địa chất số 41 tháng 1/1965
Hình 1.7. Bìa 2 Địa chất số 41 tháng 1/1965
Hình 1.8. Bìa 1 Tạp chí Địa chất số 172 tháng 1/1986
Hình 1.9. Bìa 2 Tạp chí Địa chất số 172 tháng 1/1986
Hình 1.10. Bìa 1 Tạp chí Địa chất số 208-209 tháng 1-4/1992
Hình 1.11. Bìa 2 Tạp chí Địa chất số 208-209 tháng 1-4/1992
Hình 1.12. Bìa 1 Tạp chí Địa chất số 262 tháng 1-2/2001
Hình 1.13. Bìa 2 Tạp chí Địa chất số 262 tháng 1-2/2001
Hình 1.14. Bìa 1 Tạp chí Địa chất tiếng Anh số 1 tháng 1-3/1993

Hình 1.15. Bìa 2 Tạp chí Địa chất tiếng Anh số 1 tháng 1-3/1993
Hình 1.16. Bìa 1 Tạp chí Địa chất tiếng Anh số 17-18 năm /2001
Hình 1.17. Bìa 2 Tạp chí Địa chất tiếng Anh số 17-18 năm /2001
Hình 3.1. Mơ hình ứng dụng kiến trúc đa tầng
Hình 3.2. Mơ hình kiến trúc Client - Server 2 tầng
Hình 3.3. Mơ hình kiến trúc Client - Server 3 tầng


6

Hình 3.4. Mơ hình liên tác thơng qua Middle Tier
Hình 3.5. Mơ hình ứng dụng Web
Hình 3.6. Các thành phần chính của Net - Framework
Hình 3.7. Các bước chính khi thực hiện trang ASP.NET
Hình 3.8. Tổng quan về mơ hình ADO.NET
Hình 3.9. Kiến trúc Dataset
Hình 3.10. Sự tích hợp giữa XML và DataSet
Hình 3.11. Biểu đồ phân cấp chức năng
Hình 3.12. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
Hình 3.13. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Hình 3.14. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh (mức 2)của chức năng quản lý
Hình 3.15. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm
Hình 3.16. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 chức năng cập nhật tin
Hình 3.17. Sơ đồ quan hệ của hệ thống thông tin


1

MỞ ĐẦU
Tạp chí Địa chất, cơ quan ngơn luận của Tổng cục Địa chất, nay là Cục

Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, ra đời từ năm 1961 phát triển đến nay đã
gần 50 năm. Đây là một trong những ấn phẩm xuất bản định kỳ bằng tiếng
Việt và tiếng Anh, hiện nay được phát hành trong và ngoài nước, theo giấy
phép hoạt động báo chí số 22/GP-BVHTT ngày 22/3/2004 của Bộ trưởng Bộ
Văn hố - Thơng tin. Tạp chí có chức năng thơng tin và phổ biến các kết quả
nghiên cứu; phương pháp, lý luận mới; các sáng kiến, trao đổi kinh nghiệm
trong điều tra, tìm kiếm, thăm dị khoáng sản; phổ biến, hướng dẫn thực hiện
các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong ngành Địa chất; các
bài tóm tắt báo cáo của các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế;
giới thiệu kết quả nghiên cứu địa chất nước ngoài và nhiều thơng tin khoa học
khác liên quan.
Tạp chí Địa chất là tạp chí khoa học địa chất trong số rất ít ở nước ta có
loạt xuất bản bằng tiếng Anh. Cùng với các tạp chí khác ở trong nước và trên
thế giới về khoa học Trái đất, Tạp chí Địa chất đã góp phần khơng nhỏ vào
việc xây dựng một nền khoa học địa chất Việt Nam theo hướng ngày càng
hiện đại, có chất lượng và từng bước đạt trình độ khu vực và quốc tế.
Tạp chí Địa chất, cả tiếng Việt và tiếng Anh, được phát hành rộng rãi,
phục vụ tốt các nhà nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài nước, được Thư viện
Địa chất thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam dùng làm tài liệu trao
đổi với gần 20 tổ chức và cá nhân trên thế giới, là cầu nối giữa các nhà nghiên
cứu, đào tạo với các nhà sản xuất...
Tính đến tháng 12/2006, Tạp chí Địa chất đã xuất bản được 325 số
(trong đó: 297 số tiếng Việt, 28 số tiếng Anh), cùng các số chuyên đề và phụ
trương, đã đăng tải nhiều cơng trình nghiên cứu, trong đó chứa đựng nhiều


2

thơng tin hữu ích về địa chất trên lãnh thổ Việt Nam và thế giới thuộc các lĩnh
vực: địa tầng, magma, kiến tạo, địa mạo, địa vật lý, địa hoá, địa chất thuỷ văn,

địa chất cơng trình, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất nông
nghiệp, địa chất đô thị, địa chất kinh tế, địa chất biển, tài nguyên khoáng sản,
kỹ thuật địa chất v.v...
Tất cả các tài liệu trên được lưu trữ trên giấy (mang tính truyền thống)
tại Tồ soạn Tạp chí Địa chất và các thư viện chuyên ngành. Thời gian gần
đây, để tăng cường năng lực phục vụ cộng đồng trong điều kiện ứng dụng
công nghệ thông tin, Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất đã tiến hành qt
tồn văn các số Tạp chí xuất bản từ năm 1961 đến nay và ghi thành bộ các
CD, và từ năm 2004 đã đưa Tạp chí Địa chất lên mạng Internet. Tuy nhiên,
việc quản lý Tạp chí Địa chất cịn chưa đồng bộ, chưa giúp Ban Biên tập
kiểm soát nhanh các mảng đề tài, hoặc các bài đã cơng bố, đưa lên mạng
chưa theo từ khố chuẩn quốc tế dẫn đến việc khai thác các tài liệu chưa
thuận tiện cho người cần dùng thông tin, chưa thể đáp ứng và hoà nhập với
khu vực và thế giới.
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế tồn cầu hố các thơng tin, nhằm đáp ứng nhu cầu sử
dụng, chia sẻ thông tin của các nhà địa chất Việt Nam và quốc tế ngày càng
cao; để góp phần tích cực vào cơng tác nghiên cứu các lĩnh vực địa chất, điều
tra, thăm dị khống sản của cộng đồng các nhà địa chất Việt Nam và thế
giới; để có tiếng nói chung trong lĩnh vực tạp chí chun ngành với khu vực
và thế giới, với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, việc có một chương
trình sử dụng phương tiện hiện đại để quản lý Tạp chí Địa chất là rất cấp
thiết. Để bước đầu đáp ứng được đòi hỏi cấp bách nêu trên, được sự đồng ý
của cơ quan chủ quản Tạp chí Địa chất và Trường Đại học Mỏ-Địa chất, tôi


3

đã được phép thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình là “Ứng

dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý và khai thác Tạp chí Địa chất”.
2. Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý việc
xuất bản tạp chí đáp ứng các yêu cầu quản lý xuất bản, báo chí theo quy định
của pháp luật Việt Nam đồng thời để hội nhập và khai thác tốt hơn những kết
quả nghiên cứu, điều tra cơ bản các lĩnh vực khoa học địa chất đã được công
bố trong Tạp chí Địa chất, nhằm phục vụ thuận tiện, hiệu quả, nhanh chóng
hơn, dễ dàng bảo quản hơn các tài nguyên thông tin cho các nhà quản lý, các
cá nhân, tổ chức trong cộng đồng khai thác sử dụng thông tin.
3. Nhiệm vụ của đề tài

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, đề tài cần giải quyết mấy nhiệm
vụ sau:
- Đánh giá hiện trạng quản lý và khai thác tài liệu Tạp chí Địa chất
- Đề xuất định hướng quản lý và khai thác các thông tin Tạp chí Địa chất.
- Nghiên cứu ứng dụng tin học xây dựng chương trình máy tính quản lý
Tạp chí Địa chất đáp ứng mục tiêu, yêu cầu nêu trên.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được những nhiệm vụ đặt ra, trong khuôn khổ của luận văn,
chúng tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Thống kê và tiếp cận hệ thống: Tham khảo, thống kê (theo mẫu)
những thông tin đặc trưng và thuộc tính chuyên ngành của từng bài báo (tên
bài, tên dịch, chuyên ngành, số, năm, họ tên và nơi cơng tác của tác giả, giới
thiệu - tóm tắt nội dung bài báo...). Thu thập các thông tin đó một cách chính
xác và tồn diện để phân loại, ghép nhóm, đánh giá hiện trạng bằng kinh
nghiệm và một số mơ hình tốn thống kê.



4

- Áp dụng công nghệ thông tin để:
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu (Database) về Tạp chí Địa chất
+ Thiết kế phần mềm máy tính để quản lý nội dung các số Tạp chí Địa chất.
5. Cơ sở tài liệu

Luận văn được hoàn thành trên cơ sở 297 số Tạp chí Địa chất bằng
tiếng Việt (từ số 1 đến số 297); 28 số bằng tiếng Anh (từ số 1 đến số 28), các
số chuyên đề và phụ trương. Ngoài ra, chúng tơi cịn tham khảo, sử dụng các
kết quả đã có, như:
a) Ứng dụng tin học để xử lý các dữ liệu địa chất (Trần Minh Thế và
nnk, năm 1990)
b) Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra địa
chất, khoáng sản (Trần Hồng Hải và nnk, 2004)
c) Tăng cường tin học hoá Thư viện Địa chất và ứng dụng chương trình
SANGIS (Phạm Thị Nga và nnk, 2005)
d) Một số phần mềm ứng dụng thông thường đang được Tạp chí Địa
chất sử dụng: Word, Excel, MapInfo và Corel Draw...
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học:
Luận văn đã thực hiện việc tổng hợp, hệ thống hoá các bài báo đã đăng
trong Tạp chí Địa chất để phân chia ra các chuyên ngành như: Cổ sinh - địa
tầng, thạch học, khoáng vật học, kiến tạo học, địa chất cấu trúc, địa chất khu
vực và đo vẽ lập bản đồ địa chất, địa mạo, địa chất biển, địa chất thuỷ văn, địa
chất cơng trình - trắc địa, địa chất môi trường, địa chất tai biến, địa vật lý, địa
hoá, địa chất kinh tế, địa chất đơ thị, tài ngun khống sản, khai khống, chế



5

biến khống sản, kỹ thuật - cơng nghệ tìm kiếm, thăm dị khống sản, v.v.. có
cơ sở khoa học và cũng phù hợp với cách phân loại tiên tiến của khu vực và
quốc tế trong lĩnh vực địa chất học. Việc này, trước đây chưa có đối với Tạp
chí Địa chất. Nó góp phần vào việc hồn thiện thư mục học đối với lĩnh vực
thư mục địa chất.
Mặt khác, Luận văn đã xây dựng được chương trình máy tính về quản
lý và khai thác Tạp chí Địa chất dựa trên công nghệ DOT.NET.
Ý nghĩa thực tiễn:

Việc thống kê, phân loại các bài báo trong Tạp chí Địa chất theo các
chuyên ngành nêu trên làm cho việc sử dụng, khai thác các nội dung kết quả
nghiên cứu, điều tra cơ bản theo các lĩnh vực chuyên môn được dễ dàng,
thuận tiện hơn. Đồng thời qua thống kê, phân loại sẽ định hướng việc quản lý
nội dung Tạp chí Địa chất chủ động hơn, phù hợp với nhu cầu thực tế của các
độc giả, định hướng phát triển của ngành Địa chất.
Chương trình máy tính “Quản lý và khai thác Tạp chí Địa chất” dựa
trên công nghệ DOT.NET dễ sử dụng, thuận tiện cho việc quản lý và khai
thác tài liệu Tạp chí Địa chất.
7. Cấu trúc của Luận văn

Luận văn, ngồi phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương và phụ lục:
Chương 1. Hiện trạng công tác quản lý và khai thác tài liệu Tạp chí Địa chất
Chương 2. Định hướng về quản lý và khai thác tài liệu Tạp chí Địa chất
Chương 3. Xây dựng chương trình máy tính quản lý và khai thác Tạp
chí Địa chất
Phụ lục: Các bảng phân loại bài báo đăng trong Tạp chí Địa chất theo 25
chuyên đề



6

Chương 1
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VÀ KHAI THÁC CÁC TÀI LIỆU TẠP CHÍ ĐỊA CHẤT

1.1. Sự ra đời và phát triển của Tạp chí Địa chất

Việt Nam là một nước có diện tích khơng lớn, nhưng có nguồn tài
ngun khoáng sản đa dạng và khá phong phú. Trong những năm thực dân
Pháp xâm chiếm nước ta, người Pháp đã chú ý điều tra tài nguyên khoáng sản,
lập ra Sở Mỏ Nam Bộ năm 1869, Sở Địa chất Đông Dương năm 1898. Sở Địa
chất Đông Dương đã tiến hành đều đặn việc nghiên cứu, điều tra cơ bản về
địa chất và khoáng sản, phục vụ việc khai thác khoáng sản đưa về mẫu quốc.
Trong thời kỳ tồn tại của Sở Địa chất Đông Dương ở Hà Nội (1898-1954)
cũng như các Cơ quan Địa chất qua các thời kỳ ở Sài Gịn đã có những bản
tin, tập san, kỷ yếu để công bố các kết quả nghiên cứu như:
- Bulletin du Service Geologique de l’Indochine (Tập san của Sở Địa
chất Đông Dương)
- Mémoires du Service Géologique de l’Indochine (Kỷ yếu của Sở Địa
chất Đông Dương).
- Acta Geologica Vietnamica (Tập san Địa chất Việt Nam).
- Bulletin of the National Committee for Geology, Nuclear Geology
and Geochemistry (Tập san của Uỷ ban quốc gia về Địa chất, Địa chất hạt
nhân và Địa hoá).


7


- Travaux de Géologie (Cơng trình Địa chất học)
- Việt Nam Địa chất khảo lục (Archives Géologiques du Việt Nam)
Nhìn chung các cơng trình cơng bố trong các xuất bản phẩm định kỳ
nêu trên phần lớn là của những nhà địa chất người Pháp và chỉ có một ít là
của người Việt trong những năm sau này (1960-1974) như Hoàng Thị Thân,
Nguyễn Văn Vinh, Trần Kim Thạch, v.v… Nội dung các bài đăng trong các
ấn phẩm nêu trên chủ yếu là giới thiệu những kết quả nghiên cứu địa chất khu
vực như cổ sinh địa tầng, thạch học, kiến tạo, v.v.. chủ yếu bằng tiếng Pháp
và rất ít những bài về khoáng sản, địa vật lý, địa chất thuỷ văn, địa chất cơng
trình, v.v.. Các tài liệu trên là những tư liệu quý giá cho sự phát triển của hệ
thống tài liệu ngành Địa chất Việt Nam sau này.
Sau Cách mạng Tháng Tám, trong lúc Nhà nước mới được thành lập
cịn vơ vàn khó khăn, Chính phủ đã quan tâm tổ chức lại ngành Mỏ, Địa chất.
Năm 1945, Nha Kỹ nghệ, Sở Tổng thanh tra Khoáng chất và Kỹ nghệ thuộc
Bộ Quốc dân Kinh tế đã được thành lập, theo Nghị định ngày 2-10-1945 và
Sắc lệnh ngày 3-10-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh….
Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), công
tác nghiên cứu địa chất không được triển khai, nhưng hoạt động khai thác mỏ
vẫn được tiến hành với quy mô nhỏ nhằm phục vụ trực tiếp cho quốc phịng
và dân sinh. Chính phủ đã tổ chức phục hồi một số mỏ ở vùng tự do như các
mỏ than Làng Cẩm, Quán Triều ở Thái Nguyên, Bố Hạ ở Bắc Giang, Đồi Hoa
ở Hồ Bình, Khe Bố ở Nghệ An v.v…; mỏ chì Bắc Sơn ở Lạng Sơn, Đèo An
thuộc tỉnh Bắc Cạn; mỏ antimon Đầm Hồng, Làng Can thuộc huyện Chiêm
Hoá, tỉnh Tuyên Quang; mỏ thiếc Tĩnh Túc ở Cao Bằng; mỏ sắt Như Xuân,
mỏ phosphorit Vĩnh Thịnh ở Thanh Hoá; mỏ vàng Vĩnh Tuy ở Hà Giang
v.v… Đến đầu những năm 50 của thế kỷ trước, sản lượng khai thác các mỏ ở


8


những vùng này tăng lên rõ rệt, phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến giành
độc lập của nhân dân ta. Đồng thời, với chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực
cho lĩnh vực địa chất, Nhà nước đã quan tâm gửi một số người đi đào tạo về
lĩnh vực địa chất và mỏ ở các nước Liên Xô, Trung Quốc.
Sau khi hồ bình lập lại (1954) ở miền Bắc, các công tác địa chất và mỏ
đã bước sang một giai đoạn phát triển mới có hệ thống, với quy mơ ngày càng
tăng. Năm 1955, Sở Địa chất và Cục Khai khống được thành lập trực thuộc
Bộ Cơng nghiệp. Năm 1959, để phục vụ cho chiến lược phát triển đất nước,
Sở Địa chất đã được đổi thành Cục Địa chất trực thuộc Bộ Công nghiệp (theo
Quyết định số 1225 BCN/QĐ ngày 7/7/1959 của Bộ Công nghiệp). Đồng
thời, Nhà nước cũng quyết định đào tạo về địa chất và mỏ tại một số trường
đại học, trung cấp chuyên nghiệp. Do nhiệm vụ của ngành Địa chất ngày càng
lớn, địi hỏi phải có tổ chức thích hợp, năm 1960 trên cơ sở Cục Địa chất,
Tổng cục Địa chất trực thuộc Hội đồng Chính phủ được thành lập theo sắc
lệnh số 18/TCT, ngày 26/7/1960 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà. Đến năm 1961, ngành Địa chất bước vào thực hiện kế hạch 5 năm lần
thứ nhất với những yêu cầu mới nhằm phục vụ cho việc phát triển công
nghiệp xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở khoa học, kỹ thuật địa chất cho kế
hoạch lâu dài.
Nhiệm vụ đó địi hỏi người làm công tác địa chất không những phải
luôn nâng cao đạo đức, cịn phải giỏi về chun mơn, kỹ thuật, phải thành
thạo kỹ năng tổ chức, quản lý công tác thi cơng địa chất mới có thể hồn
thành tốt đẹp như Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 3 đã nêu: “Để phục vụ
cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và chuẩn bị cho các kế hoạch sau, cần phải
ra sức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân lành nghề theo qui mô lớn và
đẩy mạnh công tác khoa học kỹ thuật”.


9


Trước tình hình đó, nhu cầu tìm hiểu, cập nhật, trao đổi các kiến
thức địa chất nói chung, các dữ liệu địa chất khống sản nói riêng ngày
càng lớn và rất cấp thiết đòi hỏi sớm ra đời những tạp chí chuyên ngành.
Số đầu tiên (tháng 9 năm 1961) của Tạp chí Địa chất mang tên “Nội san
Địa chất” thuộc Tổng cục Địa chất ra mắt người đọc nhằm đáp ứng
những yêu cầu cấp bách khách quan đó.
Các số Tạp chí Địa chất xuất bản gắn liền với sự phát triển của đất
nước nói chung và của ngành Địa chất Việt Nam nói riêng, ln ln được cải
tiến và nâng cấp dần theo thời gian nhằm phản ánh kịp thời mức độ, trình độ
nghiên cứu, điều tra địa chất khống sản lãnh thổ Việt Nam do các nhà địa
chất trong và ngồi nước thực hiện. Đầu tiên, với vai trị là một Nội san của
ngành Địa chất, ấn phẩm đã được xuất bản định kỳ mỗi tháng 1 số, mỗi số
gồm 48 trang (Hình 1.1, 1.2) với Chủ nhiệm là Ông Lê Văn Đức, Phó Tổng
cục trưởng Tổng cục Địa chất, Trụ sở Toà soạn tại Tổng cục Địa chất, số 6,
Phạm Ngũ Lão, Hà Nội. Đến số 8 (tháng 4/1962) tờ nội san này được phát
hành rộng ra các cơ quan, các ngành khác nên được đổi tên là “Tập san Địa
chất”, xuất bản định kỳ mỗi tháng 1 số, mỗi số gồm 32 trang (Hình 1.3, 1.4,
1.5), Chủ nhiệm là Ơng Lê Trọng Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa
chất. Đến số 41 (tháng 1/1965), “Tập san Địa chất” được phép trao đổi ra
nước ngoài, nên các bài báo bắt đầu có tóm tắt bằng tiếng Nga và được đổi
tên là “Địa chất”, xuất bản định kỳ 2 tháng 1 số, mỗi số 32 trang (Hình 1.6,
1.7), Chủ nhiệm là ông Lê Trọng Đồng và Tổng biên tập là ơng Lê Văn Cự,
sau đó ơng Phạm Quốc Tường, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất thay
ơng Lê Trọng Đồng làm Chủ nhiệm. Từ số 172 (tháng 1/1986), “Địa chất”
được đổi tên là “Tạp chí Địa chất”, hoạt động theo giấy phép xuất bản số
6/XB-BC, của Bộ Văn hố; sau đó là các giấy phép số 3065/GPXB ngày
30/9/1995 của Bộ Văn hố - Thơng tin, số 171/GP-BVHTT ngày 24/4/2001,


10


số 1407/VHTT-BC ngày 9/4/2003, số 22/GP-BVHTT, ngày 22/3/2004 của
Bộ Văn hố - Thơng tin. Tạp chí xuất bản định kỳ 2 tháng 1 số, số trang tăng
dần từ 32 trang đến 72 trang (Hình 1.8 - 1.13). Đặc biệt, từ năm 1993, Tạp chí
Địa chất được phép xuất bản loạt B bằng tiếng Anh (Series B) với số lượng
một năm 2 số mang tên “Journal of Geology” với số trang cũng tăng dần từ
52 đến 72 trang (Hình 1.14 - 1.17). Các Tổng biên tập Tạp chí Địa chất trong
từng giai đoạn là: ông Phạm Quốc Tường (1986-1991), Tổng Cục trưởng
Tổng cục Mỏ - Địa chất; ông Trần Văn Trị (1992-2000), Phó Cục trưởng Cục
Địa chất và ơng Nguyễn Thành Vạn (2001 đến nay), Phó Cục trưởng Cục Địa
chất và Khoáng sản Việt Nam.
Những năm gần đây, các cơ quan thuộc các trường đại học, các viện
nghiên cứu địa chất rất tin tưởng gửi đăng các cơng trình nghiên cứu của mình
ở Tạp chí Địa chất nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập hoặc tổ chức các hội
thảo, hội nghị khoa học trong nước và quốc tế, vì vậy cả bản tiếng Việt và
tiếng Anh số trang đều tăng, đôi khi phải xuất bản thêm những số phụ trương
để đáp ứng nhu cầu đăng tải thông tin kịp thời.
Hiện nay, Tạp chí Địa chất đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 08/2004/QĐ-BTNMT ngày
26/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quyết định số 606
QĐ/ĐCKS - TCCB ngày 01/12/2004 của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam và Giấy phép hoạt động báo chí số 22/GP-BVHTT ngày
22/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hố Thơng tin. Trong suốt q trình hoạt
động của mình, Tạp chí Địa chất ln bám sát đường lối, chủ trương của
Đảng, Nhà nước, tôn chỉ mục đích của Tạp chí và theo thời gian có sự đổi
mới cho phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước.


11


Hình 1.1. Bìa 1 Nội san Địa chất số 1 tháng 9/1961
Chủ nhiệm: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất Lê Văn Đức


12

Hình 1.2. Bìa 2 Nội san Địa chất số 1 tháng 9/1961


13

Hình 1.3. Bìa Tập san Địa chất số 8 tháng 4/1962
Chủ nhiệm: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất Lê Trọng Đồng


14

Hình 1.4. Bìa 1 Tập san Địa chất số 16 tháng 12/1962
Chủ nhiệm: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất Lê Trọng Đồng


15

Hình 1.5. Bìa 2 Tập san Địa chất số 16 tháng 12/1962


16

Hình 1.6. Bìa 1 Địa chất số 41 tháng 1/1965
Chủ nhiệm: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất Lê Trọng Đồng

Tổng biên tập: Cục trưởng Cục Kỹ thuật Lê Văn Cự


17

Hình 1.7. Bìa 2 Địa chất số 41 tháng 1/1965


×