Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Ứng dụng hệ thông tin địa lý và viễn thám đánh giá trầm tích hiện đại khu vực cửa sông trà lý thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

ỨNG DỤNG HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ VÀ VIỄN THÁM
ĐÁNH GIÁ TRẦM TÍCH HIỆN ĐẠI KHU VỰC CỬA
SƠNG TRÀ LÝ-THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

ỨNG DỤNG HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ VÀ VIỄN THÁM
ĐÁNH GIÁ TRẦM TÍCH HIỆN ĐẠI KHU VỰC CỬA
SƠNG TRÀ LÝ-THÁI BÌNH
Chun Ngành: Địa chất Khống sản và Thăm dò
Mã số: Mã số: 60.44.59

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


PGS. TS. TRƯƠNG XUÂN LUẬN

HÀ NỘI, 2013


2


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân, được xuất
phát từ yêu cầu phát sinh trong cơng việc để hình thành hướng nghiên cứu,
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Trương Xuân Luận. Các số liệu có
nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận
văn thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa từng được
ai công bố trước đây. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay
gian trá, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Hà Nội ngày 18/4/2013
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hương


2

MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt…………………………………………..4
Danh mục các bảng…………………………………………………………..5
Danh mục hình vẽ, đồ thị…………………………………………………….6

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU .................................... 11
1.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất và trầm tích hiện đại vùng Thái Bình ...... 11
1.1.1 Giai đoạn trước 1954 ...................................................................... 11
1.1.2 Giai đoạn sau 1954 đến nay............................................................ 11
1.2 Khái quát đặc điểm địa lý, tự nhiên vùng cửa sông Trà Lý .................. 13
1.2.1 Vị trí địa lý....................................................................................... 14
1.2.2 Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn ................................... 15
1.2.2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên ........................................................... 15
1.2.2.2 Đặc điểm kinh tế ....................................................................... 21
1.2.2.3 Đặc điểm xã hội, nhân văn ....................................................... 24
1.3 Đặc điểm địa chất .................................................................................. 25
1.3.1 Đặc điểm địa tầng ........................................................................... 25
1.3.2 Đặc điểm kiến tạo ............................................................................ 45
1.3.2.1 Phân vùng cấu trúc móng trước Kainozoi ................................ 45
1.3.2.2 Đặc điểm tân kiến tạo ............................................................... 46
1.3.3 Đặc điểm địa mạo ........................................................................... 50
1.3.3.1 Đặc điểm bể trầm tích trong Đệ Tứ .......................................... 50
1.3.3.2 Đặc điểm thành phần trầm tích và quy luật phân bố ................ 51
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 57
2.1 Phương pháp tiếp cận truyền thống ...................................................... 57
2.2 Phương pháp thực địa ............................................................................ 58
2.3 Một số phương pháp toán - tin............................................................... 58
2.3.1 Phương pháp viễn thám .................................................................. 58
2.3.1.1 Khái niệm về viễn thám .......................................................... 58
2.3.1.2. Tư liệu ảnh viễn thám .............................................................. 61
2.3.1.3 Lý thuyết chung về phân loại................................................... 64
2.3.2 Hệ thông tin địa lý (GIS) ................................................................. 65
2.3.2.1 Khái niệm về GIS ..................................................................... 65
2.3.2.2 Chức năng phân tích của GIS ................................................... 65

2.3.3 Nghiên cứu đánh giá biến động trầm tích hiện đại từ ảnh viễn thám
và công nghệ GIS ..................................................................................... 69
2.3.3.1 Đánh giá biến động sau phân loại ............................................ 71
2.3.3.2 Đánh giá biến động từ ảnh đa thời gian .................................... 71
2.3.3.3 Đánh giá biến động phản xạ phổ trước phân loại ..................... 72
2.3.3.4 Phương pháp kết hợp: ............................................................... 72
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TRẦM TÍCH ........................... 74
HIỆN ĐẠI KHU VỰC CỬA SÔNG TRÀ LÝ BẰNG DỮ LIỆU ................. 74


3

VIỄN THÁM VÀ GIS .................................................................................... 74
3.1 Mô tả dữ liệu .......................................................................................... 74
3.1.1 Mô tả dữ liệu viễn thám................................................................... 74
3.1.2 Mô tả dữ liệu khác .......................................................................... 75
3.2 Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 75
3.2.1 Tiền xử lý dữ liệu ảnh ..................................................................... 76
3.2.2 Phân loại đất (trầm tích hiện đại) .................................................. 78
3.2.2.1 Chọn mẫu .................................................................................. 78
3.2.2.2 Lấy mẫu .................................................................................... 79
3.2.2.3 Tính tốn NDVI ....................................................................... 79
3.2.2.4 Phân loại ................................................................................... 80
3.2.2.5 Kiểm chứng thực địa................................................................ 81
3.3 Kết quả phân loại và đánh giá biến động ............................................. 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………96


4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Cc: Trầm tích hiện đại cồn cát trắng
GIS: Hệ thông tin địa lý
Kz: Kainozoi
LK: Kích thước hạt trung bình
M: Trầm tích hiện đại (đất) nhiễm mặn
Mz: Mesozoi
N: Neogen
Nt: Trầm tích hiện đại ngập triều
NDVI: Chỉ số thực vật
Ro: Độ mài tròn
Sf: Độ cầu
Sk: Hệ số bất đối xứng
So: Độ chọn lọc
SP1Mn: Trầm tích hiện đại (đất) phèn tiềm tàng nông mặn nhiều
P/c: Trầm tích hiện đại (đất) phù sa trên nền cát biển
Pe: Trầm tích hiện đại (đất) phù sa
Pg: Trầm tích hiện đại (đất) phù sa Glay
Q: Đệ Tứ


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc trưng chính của quỹ đạo vệ tinh Landsat
Bản 2.2: Bước sóng, độ phân giải, ứng dụng của 7 kênh ảnh Landsat
ETM+
Bảng 3.1: Ma trận các biến động đối tượng năm 1994-2005
Bảng 3.2: Ma trận các biến động đối tượng năm 2005-2011



6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sơng Trà Lý đoạn chạy qua tỉnh Thái Bình
Hình 1.2 : Ảnh khảo sát thực địa khu vực cửa sơng Trà Lý
Hình 1.3: Địa hình vùng cửa sơng Trà Lý
Hình 1.4: Cột địa tầng vùng Thái Bình
Hình 1.5: Vị trí đường bờ biển trong Holocen muộn
Hình 2.1: Phản xạ phổ của đất, nước và thực vật
Hình 2.2: Độ phân giải khơng gian
Hình 2.3: Nguyên lý khi chồng xếp các bản đồ
Hình 2.4: Việc chồng lắp các bản đồ theo phương pháp cộng và một ví dụ
Hình 2.5: Một thí dụ trong việc phân loại lại một bản đồ
Hình 2.6: Ứng dụng thuật tốn logic trong tìm kiếm khơng gian
Hình 3.1: Ảnh Landsat tổ hợp RGB 4:3:2 khu vực Đơng Bắc
Hình 3.2: Sơ đồ tính tốn biến động trầm tích cửa sơng Trà Lý
Hình 3.3: Ảnh cửa sơng Trà Lý sau khi cắt
Hình 3.4: Bản đồ trầm tích hiện đại (đất) vùng cửa sơng Trà Lý năm 1994
Hình 3.5: Bản đồ trầm tích hiện đại (đất) vùng cửa sơng Trà Lý năm 2005
Hình 3.6: Bản đồ trầm tích hiện đại (đất) vùng cửa sơng Trà Lý năm 2011
Hình 3.7: Biểu đồ các loại trầm tích hiện đại (đất) qua các năm
Hình 3.8: Bản đồ biến động giai đoạn 1994 – 2005
Hình 3.9: Bản đồ biến động giai đoạn 2005 – 2011


7

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo và hệ thống
sơng ngịi dày đặc với 2680 sơng ngịi lớn nhỏ và tổng lượng dòng chảy
khoảng 867 tỷ m3/năm. Các loại hình trầm tích vùng cửa sơng của Việt Nam
do đó rất đa dạng, chiếm diện tích lớn và là một dạng tài nguyên quan trọng.
Phần lớn thóc, gạo, cá, tôm và các loại lương thực, thực phẩm khác đều được
sản xuất từ các vùng có trầm tích ngập nước. Ngồi vai trị sản xuất nơng
nghiệp và thủy sản, trầm tích ngập nước cịn đóng vai trị quan trọng trong
thiên nhiên và mơi trường như lọc nước thải, điều hịa dịng chảy (giảm lũ lụt
và hạn hán), điều hịa khí hậu địa phương, chống xói lở bờ biển, ổn định vùng
nước ngầm cho những vùng sản xuất nơng nghiệp, tích lũy nước ngầm, là nơi
trú chân của nhiều loài chim q hiếm, là nơi giải trí, du lịch rất có giá trị. Với
tầm quan trọng như vậy, các thành tạo trầm tích hiện đại vùng cửa sơng trở
thành một đối tượng nghiên cứu hấp dẫn song vô cùng phức tạp, địi hỏi một
phương pháp nghiên cứu có tính ứng dụng cao, khả năng khái quát, phân tích
và tổng hợp. Chính vì vậy, trong luận văn này, tác giả muốn sử dụng phương
pháp phân tích khơng gian, sử dụng các tư liệu viễn thám đa thời gian và
phương pháp phân tích thống kê kết hợp với các dữ liệu bổ trợ. Sự biến động
trầm tích hiện đại sẽ dễ dàng được phát hiện từ ảnh vệ tinh, tích hợp và xử lý
các lớp thông tin qua các năm sẽ đánh giá được biến động trong giai đoạn
nghiên cứu. Cụ thể, tác giả đã thực hiện đề tài “Ứng dụng hệ thông tin địa lý
và viễn thám đánh giá trầm tích hiện đại khu vực cửa sơng Trà Lý-Thái
Bình”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Dùng viễn thám phân chia các loại trầm tích trên khu vực cửa sơng Trà
Lý, sau đó dùng GIS để đánh giá q trình biến đổi trầm tích vùng cửa sơng
Trà Lý-Thái Bình trên cơ sở ứng dụng thơng tin viễn thám đa thời gian và hệ


8


thông tin địa lý để thấy được sự khác nhau trong q trình phát triển cả về
khơng gian và thời gian.
Phạm vi nghiên cứu:
Vùng cửa sông Trà Lý, thuộc địa phận hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Về mặt khoa học, trong bối cảnh khi ứng dụng công nghệ không gian và
khoa học đang phát triển bùng nổ trên thế giới, việc triển khai nghiên cứu sử
dụng thông tin viễn thám và thông tin địa lý trong ngành khoa học về Trái đất
tại Việt Nam có ý nghĩa khoa học-cơng nghệ to lớn, nó khơng những góp phần
làm giàu thêm kho lý luận trong nghiên cứu địa chất, địa mạo, địa lý, đặc biệt
là trầm tích hiện đại vùng cửa sơng mà cón góp phần rút ngắn khoảng cách
chênh lệch về trình độ cơng nghệ ở nước ta so với các nước trong khu vực và
quốc tế.
Về mặt thực tiễn, nó chỉ ra khả năng sử dụng đất trong khu vực nghiên
cứu. Đồng thời, theo thời gian các vùng cửa sông ở châu thổ Bắc Bộ phát triển
tiến về phía biển và hình thức sử dụng trầm tích ở mỗi cửa sơng cũng ít nhiều
thay đổi và cũng theo chiều hướng khác nhau. Việc ứng dụng công nghệ mới
trong nghiên cứu sử dụng trầm tích sẽ rất có hiệu quả trong việc rút ngắn thời
gian so với các công tác khảo sát đo đạc ngoại nghiệp truyền thống trước đây,
đặc biệt hiện nay khi nước ta đã bước vào giai đoạn phát triển kinh tế và vươn
ra phía biển thì tác động của con người đến những vùng phía biển ngày càng
mạnh mẽ.
Nội dung nghiên cứu:
- Thu thập và xử lý các nguồn tư liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu,
từ đó tổng kết nên các đặc điểm địa chất, địa lý, địa mạo, điều kiện tự nhiên
khu vực nghiên cứu.


9


- Điều tra thực địa, đối sánh với bản đồ trầm tích, đánh giá độ chính xác
và đối sánh với biến động sử dụng trầm tích.
- Nghiên cứu quy luật phân bố trầm tích hiện đại khu vực cửa sơng Trà
Lý dựa trên cơ sở ứng dụng các phương pháp viễn thám.
- Tích hợp thơng tin khơng gian trên các hệ thống xử lý ảnh số và GIS,
phân tích đánh giá quy mơ biến động trầm tích.
- Luận giải các kết quả thu được và đưa ra nhận xét.
Sau khi kết hợp giải quyết tất cả các nhiệm vụ trên, tôi đã đưa ra được kết
quả đánh giá cụ thể về trầm tích khu vực cửa sơng Trà Lý như sẽ trình bày sau
đây.
Tuy nhiên, việc viết một luận văn thạc sĩ sao cho thật sự khoa học, có ý
nghĩa thực tế, có khả năng ứng dụng cao đối với một học viên cao học là điều
không hề dễ dàng. Nó địi hỏi người viết phải có lịng đam mê nghiên cứu, mặt
khác cần phải có số vốn tri thức và kinh nghiệm nhất định để có thể tạo được
một cơng trình khoa học thiết thực, những yếu tố mà không phải học viên nào
cũng hội tụ đủ.
Tuy nhiên trong q trình thực hiện luận văn này, tơi với kinh nghiệm và
tri thức ít ỏi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tận tâm của một số cá nhân
và tập thể mà từ đó luận văn này mới có thể hồn thành.
Đầu tiên và quan trọng nhất, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
đến PGS. TS Trương Xuân Luận, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi lựa chọn đề
tài cũng như trong suốt quá trình hồn thành luận văn này.
Đồng cảm ơn các thầy cơ trong khoa đã đóng góp và cho những lời
khun bổ ích cho đề tài của tơi.
Tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Lưu trữ Địa chất nói riêng và
Tổng cục Địa chất Khống sản nói chung cũng như sở Nông nghiệp và Phát


10


triển nơng thơn Thái Bình đã giúp đỡ tơi trong quá trình thu thập tài liệu thực
hiện luận văn này.
Trong q trình làm đồ án tốt nghiệp, tơi đã được hỗ trợ các tài liệu quý
báu của nhiệm vụ hợp tác song phương Viện Khoa học Công nghệ giữa đại
học Mỏ - Địa chất và một số trường đại học Nhật Bản, có chủ đề “Phát triển
năng lực nghiên cứu, đánh giá một số biến động mơi trường điển hình phục vụ
định hướng phát triển bền vững các lưu vực sông lớn của Việt Nam”, mã số
02/2012/HĐ- Hợp tác quốc tế song phương.

Xin chân thành cám ơn!


11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất và trầm tích hiện đại vùng Thái Bình
Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng này cũng như ở đồng bằng sơng Hồng
có thể chia làm 2 giai đoạn trước và sau hịa bình lập lại năm 1954 như sau:
1.1.1 Giai đoạn trước 1954
Trước 1954 các cơng trình nghiên cứu địa chất trong vùng công tác chủ
yếu do các nhà địa chất người Pháp tiến hành, đáng kể là 2 cơng trình sau:
- Bản đồ địa chất tờ Hà Nội tỷ lệ 1/500.000 (Fromaget.J, 1929)
- Bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1/2.000.000 (Fromaget.J và nnk,
1952)
Trong các bản đồ tác giả đã xếp các thành tạo biến chất cao ở đây vào
“phức hệ kết tinh cổ sông Hồng” tuổi Proterozoi và các thành tạo carbonat ở
Nga An, Nga Sơn có tuổi Mesozoi. Riêng đối với trầm tích Đệ Tứ tác giả mơ
tả rất sơ lược. Ngồi 2 cơng trình chính trên, năm 1937 trong một cơng trình
nghiên cứu về đồng bằng Bắc Bộ Saurin.E đã chia trầm tích Đệ Tứ ra làm 2

phân vị địa tầng là aluvi cổ, aluvi trẻ. Trong đó aluvi cổ tương ứng với trầm
tích Pleistocen, cịn aluvi trẻ tương ứng với các thành tạo Holocen.
Các cơng trình nghiên cứu trên mặc dù cịn hết sức sơ lược nhưng chúng
mang tính khái qt cao, đặt nền móng cho các cơng trình nghiên cứu tiếp
theo.
1.1.2 Giai đoạn sau 1954 đến nay
Trong giai đoạn này hàng loạt các cơng trình nghiên cứu địa chất được
tiến hành với quy mô lớn và đồng bộ, đáng kể nhất phải kể đến bản đồ địa chất
miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (Dovjikov.A.E và nnk, 1965), cơng trình
nghiên cứu trầm tích Kainozoi ở đồng bằng châu thổ sơng Hồng của
Golovenoc V.K và Lê Văn Chân (1967). Tiếp sau những cơng trình này là


12

hàng loạt tờ bản đồ tỷ lệ 1/200.000 ở lân cận vùng cơng tác đã lần lượt hồn
thành. Tờ Hà Nội (Hồng Ngọc Kỷ và nnk, 1973), tờ Ninh Bình (Đinh Minh
Mộng và nnk, 1976). Bản đồ địa chất Hà Nội và vùng phụ cận (Nguyễn Văn
Hoành và Hoàng Ngọc Kỷ, 1982). Các cơng trình nghiên cứu trên đã từng
bước làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề về địa chất khu vực, như đã làm rõ cấu
trúc địa chất của vùng, phân chia và xác lập ranh giới tuổi các thành tạo
carbonat của hệ tầng Đồng Giao. Đặc biệt đã phân chia chi tiết tỷ mỉ các trầm
tích Neogen và Đệ Tứ trong vùng Thái Bình. Trên cơ sở những dẫn liệu cổ
sinh, địa tầng đáng tin cậy, trầm tích Neogen đã được phân ra làm 4 hệ tầng, từ
dưới lên như sau:
- Pleistocen hạ ứng với hệ tầng Thái Thụy
- Pleistocen trung-thượng ứng với hệ tầng Hà Nội
- Pleistocen thượng ứng với hệ tầng Vĩnh Phúc
- Holocen hạ-trung ứng với hệ tầng Hải Hưng
- Holocen thượng ứng với hệ tầng Thái Bình

Cũng trong khoảng thời gian trên (1973 - 1978) Nguyễn Địch Dỹ và các
đồng nghiệp ở Phòng Địa chất Đệ Tứ-Viện Địa chất đã đặt vấn đề xác định
ranh giới Neogen - Đệ Tứ và ranh giới này được vạch vào đáy tầng cuội sạn,
sỏi (hệ tầng Hải Dương) ứng với nó niên đại tuyệt đối khoảng 1,8 - 2 triệu
năm.
Đầu những năm 1980 các nhà địa chất dầu khí của Liên đồn Địa chất 36
Phạm Hồng Quế, Polusstrovic, Lê Văn Cự và nnk...lần đầu tiên đã chỉ ra sự có
mặt các trầm tích Paleogen trong đồng bằng sông Hồng và phân chúng ra làm
2 phụ tầng: hệ tầng Phù Tiên và hệ tầng Đình Cao.
Từ cuối những năm 1980 đến nay công tác lập bản đồ địa chất tỷ lệ
1/50.000 đã được tiến hành trên nhiều vùng trong nước. Trong đó phải kể tới
các bản đồ địa chất ở lân cận vùng nghiên cứu như: nhóm tờ thành phố Hải


13

Phịng (Ngơ Quang Tồn và nnk, 1993). Các cơng trình này đã làm sáng tỏ
thành phần vật chất, nguồn gốc thành tạo các trầm tích Đệ Tứ ở đồng bằng
sơng Hồng.
Ngồi các cơng trình đã nêu trên cịn hàng loạt các cơng trình tổng hợp về
tướng trầm tích, các thềm biển, đường bờ cổ...của các tác giả Đỗ Văn Tự,
Nguyễn Địch Dỹ, Vũ Đình Chỉnh, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Ngọc... Đặc biệt
đáng lưu ý là các cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Tâm lần lượt được
công bố (1968-1985), tác giả đã vạch ra 5 lần biển tiến trong Đệ Tứ ảnh hưởng
đến các đồng bằng ven biển. Gần đây trong cơng trình lập bản đồ trầm tích Đệ
Tứ Việt nam tỷ lệ 1/500.000, Nguyễn Đức Tâm (1994) đã khái quát hóa lập
thang địa tầng cho từng khu vực và chung cho toàn vùng đồng bằng ven biển,
xác lập lịch sử phát triển lãnh thổ trong kỷ Đệ Tứ và lần đầu tiên đề xuất
nguyên tắc thành lập phân vị địa tầng và khung địa tầng Đệ Tứ thống nhất ở
Việt Nam. Mặc dù còn nhiều ý kiến phải tranh luận về nguồn gốc, tướng trầm

tích...nhưng đây là một cơng trình tổng hợp mang ý nghĩa khoa học cao.
Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa chất vùng Thái Bình cho thấy trong giai
đoạn gần đây những vấn đề về địa tầng các thành tạo trước hệ Đệ Tứ cũng như
hệ Đệ Tứ đã được nghiên cứu khá chi tiết song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề,
đặc biệt là đối với trầm tích Đệ Tứ như khối lượng và nguồn gốc của hệ tầng
Thái Thụy, ranh giới giữa trầm tích của hệ tầng Thái Thụy và hệ tầng Vĩnh
Bảo, diện phân bố của một số thành tạo Holocen, đường bờ cổ, biển lấn Quảng
Xương có ảnh hưởng tới vùng Thái Bình hay khơng?...cần được nghiên cứu
tiếp và làm rõ.
1.2 Khái quát đặc điểm địa lý, tự nhiên vùng cửa sông Trà Lý
Vì vùng nghiên cứu là phần cửa sơng chảy qua hai huyện Thái Thụy và
Tiền Hải nên tác giả sẽ tập trung chủ yếu vào trình bày đặc điểm của hai huyện
này.


14

1.2.1 Vị trí địa lý

Hình 1.1: Sơng Trà Lý đoạn chạy qua tỉnh Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng,
nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội Hải Phịng - Quảng Ninh. Phía Bắc giáp với tỉnh Hưng n, Hải Dương và Hải
Phịng, phía Tây và Tây nam giáp với Nam Định và Hà Nam, phía Đơng giáp
với vịnh Bắc Bộ. Với vị trí cách thành phố Hải Phòng 70km, cách thành phố
Hà Nội 110km, đây là một nơi rất thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hóa
cũng như giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng lân cận cũng như các tỉnh khác
trên toàn quốc và mở rộng ra quốc tế.
Nằm trong tọa độ 20017’ đến 20044’ bắc và 106006’ đến 106036’ đơng,
với diện tích tự nhiên 1545,4 km2, chiếm 0,5% diện tích đất đai cả nước, chiều
dài từ đơng sang tây là 54km, từ bắc xuống nam là 49km, Thái Bình được coi

như là một trong những vựa lúa của khu vực phía Bắc, đây cũng là một vùng


15

đất cổ thuộc khu vựa đồng bằng Bắc Bộ, có đường biển và hệ thống sơng ngịi
thuận lợi cho giao lưu kinh tế, một trong số các con sơng đóng vai trị quan
trọng đó chính là sơng Trà Lý.
Sơng Trà Lý là một phân lưu của sông Hồng chảy ngang qua tỉnh Thái
Bình gần như theo hướng Tây tây bắc - Đông đông nam với một vài đoạn uốn
cong, chiều dài khoảng 67km, điểm đầu từ ngã ba Phạm Lỗ, nơi giáp ranh của
xã Phú Phúc (huyện Lý Nhân, Hà Nam) với hai xã Hồng Minh (huyện Hưng
Hà) và Hồng Lý (huyện Vũ Thư) cùng tỉnh Thái Bình. Đây là điểm nối với
sông Hồng. Điểm cuối là cửa Trà Lý đổ ra biển Đông, ranh giới giữa hai xã
Thái Đô (huyện Thái Thụy) và xã Đông Hải (huyện Tiền Hải).

Cửa sơng Trà Lý

Đất canh tác nơng nghiệp

Hình 1.2 : Ảnh khảo sát thực địa khu vực cửa sông Trà Lý
1.2.2 Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn
1.2.2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
a, Địa hình
Địa hình nơi đây khơng có núi, rừng, địa hình nhìn chung bằng phẳng,
thấp dần từ bắc xuống nam, tuy nhiên cũng có những nơi đất trũng hoặc gò cao


16


hơn so với địa hình chung, độ cao so với mặt nước biển từ 1- 2m, vùng có độ
cao trên 2m chiếm một diện tích rất nhỏ. Đất được sơng bồi tụ màu mỡ, tạo
tiền đề quan trọng cho người dân nơi đây phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
Địa hình đồng bằng ở đây thuộc loại đồng bằng duyên hải. Tiền Hải, Thái
Thụy là vùng châu thổ sông Hồng rõ rệt. Đất mặn chiếm đa số diện tích, sau
đến đất cát trên các dải cồn và cuối cùng là đất phèn. Đất đai chủ yếu được sử
dụng là ruộng hai vụ, ven biển có đồng cói và rừng ngập mặn. Đã xuất hiện
ruộng muối, nhưng không nhiều (Thái Thụy). Đặc biệt là sau khi phát hiện
nguồn khí đốt, bộ mặt Tiền Hải đã có nhiều thay đổi.
Các bãi cát và cồn cát ven biển chủ yếu phân bố ở rìa phía đơng, đơng
nam hoặc đơng bắc. Các cồn nổi là cồn Đen, cồn Thủ, cồn Vành. Để cố định,
nông dân đã trồng các rừng cây phòng hộ, các cồn cát, lấy gỗ làm vật liệu xây
dựng, lấy củi làm nhiên liệu, đồng thời tạo cảnh quan tươi đẹp cho vùng biển.
Đê biển, đê sông là một trong những nét đặc sắc của Thái Bình cũng như
của đồng bằng sơng Hồng. Những con đê biển sừng sững ở Tiền Hải, Thái
Thụy cùng với hệ thống các rừng ngập mặn ven biển đã giúp ngăn chặn những
đợt sóng dữ của biển.
b, Khí hậu
Khí hậu nơi đây về cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa. Bức xạ mặt trời rất
lớn tạo nên nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm luôn từ 23- 240C. Số giờ
nắng trong năm từ 1600- 1800 giờ. Lượng mưa từ 1400- 1800mm. Tuy nằm
trong vùng khí hậu gió mùa nhưng do ở vị trí ven biển nên khí hậu nơi đây có


17

Hình 1.3: Địa hình vùng cửa sơng Trà Lý


18


những nét sắc thái riêng. Về mùa đông vẫn chịu ảnh hưởng của những
khối khí lạnh phía bắc làm cho nhiệt độ hạ thấp, có lúc xuống dưới 80C. Hiện
tượng mưa phùn xảy ra khá phổ biến vào mùa đông. Tuy nhiên trong những
ngày mùa đông khi độ bốc hơi kém, độ ẩm thấp đến 60% thì xảy ra hiện tượng
gió đơng mang hơi ẩm đến làm nhiệt độ nhích lên từ 1-20C và độ ẩm tăng lên
đột biến đến 85% xảy ra hiện tượng “nồm”. Mùa đông ở đây thường ấm hơn
những tỉnh khác nằm sâu trong đất liền do ảnh hưởng của một khối khí đi qua
biển mang thêm hơi nước. Những ngày giá lạnh của mùa đông thường khơng
kéo dài liên tục mà xen kẽ có những ngày ấm áp. Mùa đông đến sớm, trung
tuần tháng mười một đã có những đợt gió lạnh tràn về gây ra hiện tượng hiệu
ứng mưa Frong trước các đợt lạnh của gió mùa đơng bắc. Cái giá lạnh kéo dài
đến hết tháng ba. Lượng mưa trung bình các tháng mùa đơng thấp.
Mùa hè tuy nóng nhưng cũng có những ngày mát dịu và thường được
hưởng khơng khí mát mẻ của gió biển thổi vào buổi chiều. Nhiệt độ bắt đầu
tăng từ tháng tư và cao điểm nhất vào tháng bẩy, có những năm nhiệt độ cao
nhất lên đến 37- 380C, cá biệt là 390C vào tháng 7/2003. Đôi khi, tháng 7 vùng
ven biển chịu ảnh hưởng của gió tây nam gây nên thời tiết oi bức, nhiệt độ cao,
độ bốc hơi lớn nhưng ít mưa. Gió mùa đơng nam thịnh hành cả mùa hạ gây
mưa lớn ở ven biển với khoảng 70- 80% lượng mưa cả năm. Từ tháng năm
xuất hiện các cơn áp thấp nhiệt đới và bão gây gió mạnh từ cấp 7 đến cấp 12
gây mưa rất lớn. Các cơn bão thường kết thúc khoảng cuối tháng chín. Trung
bình vùng này chịu khoảng 1- 2 cơn bão/ năm.
Điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều có rất nhiều điều kiện thuận lợi
cho sản xuất và đời sống. Lượng mưa lớn, độ ẩm cao làm cho cây trồng đa
dạng quanh năm, trong một năm có thể sản xuất được nhiều vụ. Ngồi ra Thái
Bình cịn có thêm một mùa đông lạnh với sản phẩm cây hoa màu cận nhiệt đới.
Tuy nhiên cũng thời tiết đó lại gây ra cho sản xuất và con người một số
khó khăn nhất định như các loại nấm mốc phát triển dễ dàng trong điều kiện đó



19

gây khó khăn lớn trong việc sử dụng và bảo quản máy móc. Những đợt sương
muối, ngày nồm làm cho việc bảo quản, dự trữ thực phẩm rất dễ hư hỏng. Các
đợt gió mùa đơng bắc làm cho việc sản xuất, đời sống con người bị xáo trộn.
Sự tàn phá của các cơn bão làm cho năng suất, chất lượng sản xuất nơng
nghiệp bị giảm sút, tình trạng sâu bệnh xảy ra phổ biến. Các đợt gió đơng nam
mạnh từ cấp 5- 8 tạo ra các con sóng lớn tàn phá các con đê, ảnh hưởng lớn
đến việc sản xuất, chăn nuôi thủy hải sản ở các huyện ven biển.
c, Thủy văn
Sông Trà Lý chảy qua và chia tỉnh thành hai phần, phía bắc gồm bốn
huyện (Đơng Hưng, Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Thái Thụy), phía nam gồm bốn
huyện (Thị Xã, Kiến Xương, Vũ Thư, Tiền Hải) tạo cho Thái Bình một nguồn
nước vô cùng phong phú để tưới cho cây trồng và hàng năm về mùa lũ cung
cấp một lượng lớn phù sa cho đồng ruộng. Sông đổ ra biển thông qua cửa Trà
Lý. Do chảy trên đồng bằng châu thổ nên sơng có độ dốc nhỏ, trung bình từ
0,02- 0,05m/km.
Sông ở đây uốn khúc mạnh, hệ số uốn khúc ở đây là 1,4. Độ rộng của
lịng sơng có nơi lên đến 3km. Mạng lưới thủy văn ở đồng bằng khơng dày
lắm, mật độ trung bình là 0,7 đến 1,0km/ km2.
d, Đất đai
Do đặc trưng của một vùng cửa sông ven biển nên nơi đây có những loại
đất điển hình sau:
- Đất mặn: Đất mặn phân bố ở vùng cửa sông, ven biển và những chỗ
thấp trũng ở trong và ngoài đê. Đất đang ở trong trạng thái bùn nhão, hàm
lượng muối tan và ion chất lượng cao, chỉ có các loại thực vật ngập mặn (như
đước, sú, vẹt, bần, ô rô, sậy, lác) phát triển được. Những nơi này cần nhanh
chóng trồng lại rừng ngập mặn, tạo mơi trường sinh thái cho các đầm nuôi tôm



20

cua, tăng chất cặn bã thực vật làm thức ăn cho các loại thủy sinh, đồng thời tạo
điều kiện cho quá trình lắng đọng phù sa được nhanh hơn.
- Đất cát ven biển: Đất cát ven biển phân bố trên các cồn cát dun hải cũ,
thường có địa hình cao hơn so với độ cao trung bình của đồng bằng. Phần lớn
các điểm dân cư trong vùng đều tập trung trên địa hình cao của loại đất này.
Xung quanh các điểm dân cư là các vườn cây ăn quả, trồng hoa màu, cây thực
phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Loại đất trên ít có độ phì tự nhiên, đất
nhẹ, tính giữ ẩm, giữ mùn kém nhưng tơi xốp thống khí, dễ canh tác, dễ điều
chỉnh độ phì, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Điều đó làm tăng thêm tính đa
dạng, phong phú của sản phẩm nơng nghiệp.
Trên loại đất trồng nhãn, vải, cam, chanh, cho thu nhập cao hơn so với
các cây trồng khác. Riêng trồng hòe là có giá trị kinh tế cao nhất, vì cây hịe
khơng chiếm đất, có thể trồng phân tán hai bên trục giao thông, dọc theo các
kênh mương thủy lợi, các sân trường, cơ quan, bệnh viện nhà nghỉ
- Đất phèn: Đất phèn phân bố chủ yếu ở huyện Thái Thụy. Đất có thành
phần cơ giới nặng, nhão dẻo khi ướt, cứng rắn và nứt nẻ khi khô và thường
xuất hiện một lớp màu vàng bám trên mặt đất hoặc trong khe đất. Đất phèn có
độ phì tương đối khá, hàm lượng hữu cơ cao, đất chua, hàm lượng sắt, nhôm di
động cao.
- Đất phù sa: Đây là loại đất chủ yếu để trồng lúa, có hệ thống thủy lợi,
dẫn thủy nhập điền rất thuận lợi, do đó năng suất lúa nước không ngừng tăng
từ 5 tấn/ ha đến 7-8 tấn/ ha như hiện nay.
Ở đây gồm hai loại đất phù sa là đất phù sa sơng Hồng là nhóm đất tốt,
thích hợp với nhiều loại cây trồng và đất phù sa hệ thống sơng Thái Bình có
thể sử dụng để trồng nhiều loại cây khác nhau, nhưng nếu muốn tăng năng suất
cao, cần được cải tạo hơn nữa.



21

- Đất bạc màu và đất xói mịn: Thành phần cơ giới là đất thịt nhẹ pha cát.
Đất có phản ứng chua yếu (pH < 5,0), hàm lượng đạm, lân, kali đều nghèo.
Loại đất này nghèo chất dinh dưỡng, không thích hợp để gieo cấy lúa, nhưng
có thể phát triển được một số loại cây hoa màu, cây trồng cạn như đậu, đỗ, lạc,
vừng, rau… và một số cây ăn củ…
1.2.2.2 Đặc điểm kinh tế
a, Nơng nghiệp
Thái Bình nói chung và khu vực Tiền Hải, Thái Thụy, nơi sông Trà Lý
chảy qua và đổ ra biển nói riêng là vùng trồng lúa tập trung lớn của miền Bắc
có đàn gia súc, gia cầm lớn nhất nhì cả nước, ni trồng thủy hải sản phát triển
mạnh. Năm 2002 năng suất lúa đã đạt 12,6 tấn/ ha/ năm, năm thứ 8 liên tiếp
đạt sản lượng lương thực trên 1 triệu tấn, có từ 30-40 vạn tấn thóc hàng hóa, 6
vạn tấn thịt lợn, 5 vạn tấn thủy sản.
Tổng giá trị sản xuất nơng nghiệp đạt 39 nghìn tỷ đồng (năm 2002) tăng
4,5% so với năm 2001. Mặc dù đã chuyển hơn 2000ha diện tích cấy lúa sang
ni trồng các loại cây con nhưng tổng sản lượng lương thực vẫn đạt 1,1 triệu
tấn trong đó riêng thóc là 1,08 triệu tấn (tăng 88 nghìn tấn so với năm 2001).
Điển hình là các cây trồng vụ đông chăn nuôi gia súc, gia cầm và ni trồng
thủy hải sản. Vụ đơng, với diện tích trên 30000ha đã thực sự trở thành vụ sản
xuất chính trong năm. Ngoài tập đoàn cây lương thực như khoai tây, ngô đông,
khoai lang… các địa phương tiếp tục mở rộng diện tích cây có giá trị kinh tế
cao: sa lat, dưa gang, dưa chuột, hành tỏi. Các cây công nghiệp tiếp tục duy trì
sản lượng khá như đỗ tương 8-10 nghìn tấn, lạc 6-7 nghìn tấn… Một số cây
cơng nghiệp khác tiếp tục phục hồi, phát triển như cây dâu, cói, đay. Ngồi các
cây truyền thống nơi đây cịn phát triển cây hòe với sản lượng nụ hòe từ 110120 ngàn tấn/ năm.



22

Chăn nuôi tăng trưởng mạnh cả về chất và lượng với các chương trình nạc
hóa đàn lợn, sinh hóa đàn bị, siêu thịt, siêu trứng hóa đàn gia cầm… Với nỗ
lực tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, năm 2002 đàn gia súc, gia cầm
toàn tỉnh đã tăng cả về số lượng và chất lượng: lợn 0,8 triệu con, gia cầm có
7,1 triệu đàn trâu bị có 50.000 con. Đàn bị nơi đây đã được sinh hóa hơn
30%. Đàn bò sữa bắt đầu tăng tốc đạt 5000 con năm 2005.
Ngồi ra, vùng biển Thái Bình khơng chỉ có nguồn lợi về thủy hải sản,
muối, mà cịn có điều kiện mở rộng diện tích trồng các loại cây cơng nghiệp,
cây lấy gỗ, cây lấn biển (nhất là sú vẹt vừa có tác dụng chắn sóng, làm lắng
đọng phù sa, vỏ vẹt lại là nguồn nguyên liệu để phục vụ cho nhu cầu của công
nghiệp và chăn nuôi.
b, Ngư nghiệp
Hàng năm sông Trà Lý bồi đắp, lấn dần ra biển đã tạo một điều kiện rất
thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Nơi đây có khoảng 1 vạn ha mặt nước
(ngọt, mặn và lợ) có khả năng ni trồng thủy sản. Biển nhiều cá và giàu các
loại hải sản, một số có giá trị kinh tế cao như cá chim, nhụ, hồng… Năm 2002
với tổng giá trị sản xuất đạt 341 tỷ đồng, ngành thủy sản đã khẳng định được
sự trở lại của mình trong cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình.
Tuy nhiên, theo số liệu được các chuyên gia cung cấp thì biển Thái Bình
ngày nay đang cạn dần nguồn lợi thủy sản. Hàng năm ngư dân Thái Bình bắt
khoảng 20 nghìn tấn thủy sản nước mặn với đội thuyền thủ cơng hàng nghìn
chiếc chủ yếu tập trung ở vùng biển huyện Thái Thụy và huyện Tiền Hải. Sản
lượng thủy sản nước ngọt cũng đạt gần 3000 tấn/ năm được chăn nuôi chủ yếu
trong các ao hồ đầm và nuôi cá lồng.
c, Công nghiệp



×