Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Các chuẩn truyền hình số trên ĐTDĐ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.14 KB, 5 trang )

Các chuẩn truyền hình số trên ĐTDĐ

Nguồn: khonggianit.vn
Điện thoại xem truyền hình xuất hiện ngày một nhiều với 2 phân khúc rõ rệt:
bình dân khả năng bắt sóng analog và cao cấp chuyên dùng với tín hiệu
digital.

Ưu điểm của dòng điện thoại bắt sóng analog là giá thành rẻ vì cơ cấu hoạt động
thực chất như một TV thu nhỏ với anten thu sóng. Bên cạnh đó, xem truyền hình
từ các điện thoại này người dùng không phải tốn phí và chủ yếu phụ thuộc vào
sóng của các đài truyền hình địa phương. Tuy nhiên, tương lai của truyền hình trên
điện thoại di động thuộc về các dòng sản phẩm digital với khả năng tương tác giữa
người dùng và nhà cung cấp
dịch vụ nội dung mà bước phát triển tiếp theo là các
chương trình phát theo yêu cầu người xem.

Bài viết nhằm giới thiệu tổng quan về các chuẩn truyền hình số hiện nay tại Việt
Nam cũng như triển vọng và hạn chế của từng chuẩn truyền hình cụ thể.

Tổng quan

Hiện nay, trên thế giới có 4 chuẩn chính và một chuẩn phụ cho truyền hình di
động đang được triển khai và sử dụng. Trong đó, được nhắc đến nhiều nhất là
chuẩn truyền hình mặt đất DVB-H đang được ứng dụng tại các nước châu Âu.
Còn lại là chuẩn DMB được phát triển dựa trên nền tảng DAB (Digital Audio
Broadcast - Phát thanh số) mà Nhật Bản và Hàn Quốc nắm quyền thống trị.

Một chuẩn khác hiện vẫn đang được sử dụng tại Hàn Quốc là EV – DO cho phép
xem truyền hình trên mạng 3G với các dịch vụ giá trị gia tăng VOD/MOD (xem
phim, truyền hình/nghe nhạc trực tiếp trên điện thoại) phát triển trên nền công
nghệ CDMA 2000 1x EV-DO.Tại Việt Nam, S-Fone đã chính thức giới thiệu dịch


vụ này vào tháng 10/2006.

Nokia N92

Hoạt động gần giống chuẩn EV-DO còn có hệ thống MBSM (Multimedia
Broadcast Multicast Service) của Ericsson đang được ứng dụng tại một số nước
châu Âu và Mỹ. Tuy ít được nhắc đến, nhưng MBSM là hệ thống truyền tín hiệu
TV trên mạng 3G với những ứng dụng công nghệ hữu ích, thân thiện, giao diện
gần gũi với đời sống thường ngày.

Chuẩn Media - Flo được Qualcomm độc quyền phát triển và là chuẩn công nghệ
giao diện vô tuyến điện, một kiểu truyền hình đa kênh. Nói một cách nôm na,
Media - Flo gồm nhiều kênh phát sóng đồng thời đã được lập trình sẵn, tương tự
như truyền hình cáp. Và đúng với tên gọi của nó, chuẩn này được tạo ra để làm
tăng dung lượng và vùng phát sóng, nhằm giảm chi phí cung cấp các nội dung
Multimedia cho điện thoại.

Như vậy, có thể chia các chuẩn trên thành hai "trường phái" khá rõ: "Trường phái"
truyền hình quảng bá tương tự truyền hình số: DVB-H, DMB, DAB và truyền hình
trên nền mạng 3G: EV-DO, MBSM.

Dịch vụ EV-DO: chi phí cao

Vừa ra mắt người tiêu dùng, dịch vụ VOD/MOD của S-Fone đã thu hút nhiều sự
chú ý nhờ nội dung khá phong phú và nhiều gói cước lựa chọn. Tuy nhiên, việc
truyền dữ liệu của dịch vụ này lại phụ thuộc vào hạ tầng mạng điện thoại 3G. Và
theo nhiều nhận định, đây có thể sẽ là một nguyên nhân gây nhiều phiền toái cho
người dùng về sau.

Trên mạng EV-DO, mỗi khách hàng được cấp một kênh trao đổi thông tin hai

chiều trong tài nguyên của mạng điện thoại để trao đổi thông tin truyền hình. Như
vậy, mỗi thuê bao sẽ chiếm một phần tài nguyên thông tin của trạm BTS khi họ sử
dụng dịch vụ. Tuy nhiên, do truyền tín hiệu video nên yêu cầu băng thông của một
kênh truyền dữ liệu là tương đối lớn (khoảng vài trăm kb/giây), trong khi đó tài
nguyên của một trạm BTS là có hạn.

Vì thế, một khi số người dùng tăng lên, để đảm bảo phục vụ hết cho toàn bộ khách
hàng, việc nâng cấp mạng điện thoại là cần thiết. Việc nâng cấp này được thực
hiện tại hai phần của mạng điện thoại di động: Nâng cấp mạng lõi (Core network)
và nâng cấp mạng truy nhập (Access network), điển hình là tăng số lượng trạm
BTS so với ban đầu. Như vậy chi phí đầu tư sẽ tăng lên, kéo theo chi phí sử dụng
cũng sẽ cao. Hoặc ngược lại, khách hàng sẽ gặp tình huống nghẽn mạch, không
theo dõi được chương trình truyền hình, hay tệ hơn là nghẽn mạch đàm thoại.



Chuẩn DVB-H: thông tin một chiều

Ngược lại, do phát triển dựa trên chuẩn DVB-T (truyền hình số mặt đất), việc xem
truyền hình với chuẩn DVB-H không phụ thuộc vào tài nguyên mạng điện thoại di
động. Nguyên lý hoạt động là tín hiệu truyền hình được phát đi từ ăngten truyền
hình với bán kính phủ sóng lên tới hàng chục km. Các thiết bị có tích hợp bộ thu
truyền hình nằm trong vùng phủ sóng đều có thể thu được tín hiệu, giải mã và hiển
thị trên màn hình.

Do vậy, sẽ không hạn chế số người xem đồng thời, miễn là nằm trong vùng phủ
sóng. Theo đó, không cần phải tăng chi phí đầu tư nếu lượng người sử dụng tăng
lên. Và dĩ nhiên, giá cước sẽ rẻ hơn so với truyền hình trên mạng 3G rất nhiều mà
lại cho chất lượng dịch vụ ổn định, không bị trễ hình hoặc hiện tượng không xem
được chương trình khi mạng nghẽn. Với những ưu điểm đó, chuẩn DVB-H hiện

tại đang được nhiều tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới: Nokia, Siemens,
Motorola , Sony Ericsson... hậu thuẫn về thiết bị đầu cuối. Đây là dịch vụ mà
mạng truyền hình VTC đã cung cấp cho người dùng với sự phối hợp ban đầu cùng
Nokia.

Nhược điểm hiện nay ở dịch vụ này là tính chất một chiều nên không có thông tin
từ phía người sử dụng về nhà cung cấp dịch vụ, gây khó khăn trong việc xác thực
thuê bao và tính phí. Để giải quyết vấn đề này, người ta sử dụng kênh thông tin
của mạng di động làm kênh kết nối giữa thuê bao và nhà cung cấp dịch vụ truyền
hình mà thông thường nhất chính là việc sử dụng dịch vụ tin nhắn SMS.

×