Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Vì sao thế giới không phẳng? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.19 KB, 8 trang )

Vì sao thế giới không phẳng?
Sau sự kiện 11/9/2001, cuốn sách của Samuel Huntington Sự va chạm của các nền văn
minh có vẻ như đã đoán trước những gì sẽ xảy ra. Toàn cầu hóa đã kéo con người, các
quốc gia và thị trường xích lại gần nhau hơn bao giờ hết và đặt dấu chấm hết cho các
đường biên giới quốc gia - đó là điều mà chúng ta thường được nghe. Nhưng nhìn kỹ hơn
vào số liệu, chúng ta sẽ thấy, chỉ có một phần rất nhỏ của thế giới đang hội nhập theo cách
hiểu của chúng ta. Trên thực tế, hơn 90% các cuộc điện thoại và lượt truy cập vào các trang
web cũng như dòng đầu tư đều được thực hiện trong nội địa. Không những thế, toàn cầu
hóa ở mức độ nhỏ vẫn có thể bị dạt đi
.

* 11/9/2001: Một ngày chẳng thay đổi gì nhiều
Ý tưởng thì luôn phát tán nhanh hơn, vượt qua những đường biên giới. Các nước nghèo sẽ có thể
nhanh chóng tiếp cận những thông tin mà trước đây chỉ giới hạn trong các nước công nghiệp phát
triển và ít khi vượt ra khỏi khu vực này. Toàn bộ cử tri sẽ được biết những điều mà trước đây chỉ
có một số quan chức biết. Các công ty nhỏ sẽ cung cấp những dịch vụ mà trước đây chỉ những
tập đoàn lớn mới có thể làm được.

Về tất cả các phương diện này, cách mạng viễn thông thật sự mang tính dân chủ, giải phóng và
cân bằng sự chênh lệch giữa lớn và bé, giàu và nghèo. Một viễn cảnh toàn cầu mà Frances
Cairncross đã dự đoán trong quyển sách
Cái chết của khoảng cách (Death of Distance) có vẻ
đang hiện ra trước mặt chúng ta. Dường như chúng ta đang trong sống trong một thế giới không
còn như trước, nghĩa là chỉ bao gồm các quốc gia riêng biệt, bị chia rẽ bởi hàng rào thuế quan
chắc chắn, hệ thống viễn thông lạc hậu và nghi ngờ lẫn nhau.

Theo những người phất cờ ủng hộ toàn cầu hóa, thế giới nói trên đang ngày càng liên kết, hiểu
biết lẫn nhau và có thể nói rằng nó đang trở nên “phẳng”.

Quan điểm này nghe rất lọt tai. Và nếu những xu hướng trong ngành xuất bản có thể nói lên điều
gì, thì toàn cầu hóa còn hơn cả một cuộc chuyển biến mạnh mẽ về chính trị và kinh tế; đó là một


nền công nghiệp đang bùng nổ. Theo thống kê của Thư viện Quốc hội Mỹ, trong những năm 1990
có khoảng 500 cuốn sách viết về toàn cầu hóa được xuất bản. Từ 2000 - 2004, con số này lên tới
hơn 4000. Trên thực tế, giữa thập nhiên 1990 và 2003, cứ 18 tháng số tài liệu liên quan tới toàn
cầu hóa lại tăng với tỉ lệ gấp đôi.

Giữa hàng loạt các đầu sách, rất nhiều cuốn về chủ đề này đã thu hút được sự chú ý đặc biệt.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình gần đây, câu hỏi đầu tiên mà tôi bị hỏi khá sốt sắng là
tại sao tôi vẫn cho rằng thế giới này tròn. Tất nhiên người phỏng vấn đang đề cập tới quan điểm
của cây bút bình luận của tờ New York Times, Thomas L.Friedman, trong cuốn sách
Thế giới
phẳng.

Friedman tuyên bố rằng có 10 động lực – chủ yếu có tác dụng thúc đẩy sự kết nối và hợp tác vượt
khoảng cách - đang làm cho thế giới phẳng và mở ra một sân chơi cho sự cạnh tranh toàn cầu,
một bối cảnh mà thế giới chưa bao giờ trải qua.

Điều đó nghe rất có vẻ rất thuyết phục. Nhưng điều Friedman khẳng định chỉ đơn thuần là viễn
cảnh mới nhất trong hàng loạt các viễn cảnh được thổi phồng, trong đó bao gồm sự “chấm dứt của
lịch sử” và sự “hội tụ các quan điểm”. Một số tác giả theo trào lưu này này cho rằng toàn cầu hóa
là điều tốt – một sự giải thoát khỏi các rạn nứt bộ lạc thời cổ đại đã chia rẽ con người, hay một cơ
hội để bán một thứ cho tất cả mọi người trên trái đất. Một số người khác cho rằng nó đang phát
tán như bệnh ung thư, một quá trình mà điểm kết của nó là tất cả mọi người đều ăn đồ ăn nhanh
giống nhau.

Những lý luận của họ hầu hết mang tính cảm giác hơn là lý trí, dựa vào tiên đoán, ký hiệu hóa mọi
thứ, coi công nghệ là đầu tàu thay đổi, nhấn mạnh rằng giáo dục sẽ tạo ra những con người "mới",
và có thể trên tất cả, đó là sự hò hét để thu hút sự chú ý. Nhưng họ có một điểm chung: Tất cả họ
đều sai.

Trên thực tế, thế giới không liên kết sát tới cái mức các học giả kia muốn chúng ta tin. Bất chấp

các cuộc tranh luận về một thế giới mới liên kết chặt chẽ, nơi thông tin, tư tưởng, tiền bạc và con
người có thể di chuyển xung quanh hành tinh nhanh hơn trước đây, vẫn chỉ tồn tại một phần nhỏ
mà chúng ta có thể coi là toàn cầu hóa thực sự. Nhìn vào bối cảnh trong đó các công ty, con người
và các quốc gia trao đổi qua lại, thì đây chỉ là một thế giới mới bắt đầu nhận ra tiềm năng của sự
hội nhập toàn cầu thực sự. Và những người ủng hộ xu hướng này sẽ không nói với bạn rằng
tương lai của toàn cầu hóa mỏng manh hơn bạn nghĩ.

10 phần trăm giả định

Chỉ có vài thành phố đang chi phối hoạt động tài chính thế giới - Frankfurt, Hong Kong, London,
New York - là đạt được đỉnh cao của hội nhập toàn cầu hiện đại; điều này có thể hiểu rằng các
thành phố này đang kết nối với nhau tương đối tốt. Nhưng nếu nhìn lại những con số, chúng ta sẽ
thấy sự kết nối chặt chẽ lại là ở cấp độ địa phương, không phải một thế giới phẳng. Những con số
thống kê đó nói lên những gì? Hầu hết các loại hoạt động kinh tế được tiến hành trong hay ngoài
đường biên giới vẫn tập trung nhiều vào nội địa.

Một trong những câu cửa miệng của những người ủng hộ toàn cầu hóa là “không có biên giới đối
với đầu tư”. Nhưng có bao nhiêu vốn đang được đầu tư trên toàn thế giới là do các công ty đầu tư
ra nước ngoài? Sự thực là, tổng số vốn trên thế giới tạo ra từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực
tiếp (FDI) trong 3 năm qua (2003-05) chưa đạt đến 10%. Nói một cách khác, hơn 90% đầu tư cố
định trên thế giới vẫn từ nguồn vốn trong nước. Dù đã có những đợt sóng liên kết doanh nghiệp
đẩy tỷ lệ này lên cao, nó vẫn chưa bao giờ đạt được 20%.

Trong một môi trường toàn cầu hóa mạnh mẽ, chúng ta trông đợi một con số cao hơn thế nhiều,
khoảng 90% theo tính toán của tôi. Và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ là một ví dụ lạc
lõng, hay không tiêu biểu.

Như biểu đồ trên chỉ ra, các mức độ quốc tế hóa gắn liền với việc di cư qua biên giới - các cuộc
gọi điện thoại, quản lý giáo dục và nghiên cứu, các khoản từ thiện cá nhân, việc cấp bằng sáng
chế, đầu từ chứng khoán và thương mại - chỉ chiếm có một phần nhỏ so với tổng sản lượng nội

địa (GDP), tất cả chỉ đạt gần 10% thay vì 100%. Một ngoại lệ lớn nhất - tỷ lệ thương mại với GDP-
cũng chỉ quanh quẩn con số 20% nếu bạn điều chỉnh một số phép tính nhất định. Vậy, nếu ai đó
bảo tôi đoán mức độ quốc tế hóa của một số hoạt động mà tôi không có thông tin chắc chắn, tôi sẽ
cho rằng nó chỉ quay xung quanh con số 10% - tỷ lệ trung bình của 9 loại còn lại trong bảng thống
kê. Tôi gọi nó là “10% giả định”.

Nói một cách rộng hơn, những con số này và một số số liệu khác về hội nhập vẽ ra một bức tranh
bán toàn cầu hóa trong đó cầu nối và rào cản đều không thể bỏ qua được. Từ góc độ này, một
trong những khía cạnh ngạc nhiên nhất của rất nhiều sách vở viết về toàn cầu hóa đó là mức độ
tâng bốc của chúng. Tóm lại, các mức độ quốc tế hóa trên thế giới ngày hôm nay vẫn còn thấp
hơn nhiều so với những gì mà những người ủng hộ toàn cầu hóa nói đến.

Bảo hộ mạnh mẽ

Nếu các bạn nghe theo quan điểm của những người cổ động cho toàn cầu hóa, bạn sẽ nhìn một
thế giới mà đường biên giới quốc gia không còn ý nghĩa, còn các công dân thì ngày càng cho
mình là thành viên của một thực thể chính trị lớn hơn.

Đúng là công nghệ thông tin đã phát triển nhanh chóng trong vòng 100 năm qua. Giá cước một
cuộc cú điện thoại dài 3 phút từ New York tới London giảm từ 350 USD năm 1930 xuống khoảng
40 cent năm 1999, và bây giờ nó gần như miễn phí với các cuộc gọi qua internet. Và chínhinternet
cũng chỉ là một trong rất nhiều kiểu kết nối gần đây đã phát triển nhanh hơn dịch vụ điện thoại rất
nhiều lần. Mức độ phát triển đã tạo điều kiện cho những tuyên bố nóng hổi về bước tiến của toàn
cầu hóa.

Nhưng việc dự đoán những tiến bộ, cho rằng việc giảm giá cước viễn thông sẽ xóa bỏ được
khoảng cách, cũng còn phải vượt qua một bước nhảy vọt lớn nữa. Tuy các rào cản biên giới đã
suy giảm tương đối nhiều, chúng vẫn chưa hề biến mất.

Để biết tại sao, chúng ta nhìn vào ngành công nghệ phần mềm của Ấn Độ - một ví dụ mà

Friedman và nhiều người khác thích nhất. Friedman lấy dẫn chứng của Nandan Nilekani, chủ tịch
tập đoàn Infosy, lớn thứ 2 thế giới về lĩnh vực này, để chứng minh quan điểm của một thế giới
phẳng. Nhưng chính Nilekani đã từng nói riêng rằng vì các lập trình viên người Ấn Độ làm việc cho
công ty Mỹ tại Ấn Độ, nên sự truy cập được đảm bảo, một phần do vốn đầu tư của Mỹ - theo nghĩa
đen - để có được kết quả đó. Nói một cách khác, sự thành công của ngành công nghệ thông tin Ấn
Độ không thể vượt lên trên các rào cản về chính trị và địa chính trị. Nguồn gốc của một quốc gia
vẫn quan trọng - thậm trí đối với cả vốn đầu tư, thường được cho là không có biên giới.

Hay xem xét tập đoàn phần mềm lớn nhất của Ấn Độ, Dịch vụ tư vấn Tata (Tata consultancy
Service - TCS). Friedman đã viết ít nhất hai lần trên tờ New York Times về hoạt động của công ty
TCS tại Nam Mỹ: “Trong thế giới hôm nay, việc có một công ty Ấn Độ do một người Uruguay gốc
Hungary điều hành, phục vụ ngân hàng của Mỹ với các kỹ sư người Montevide do các chuyên viên
kỹ thuật người Ấn Độ đã học được cách ăn rau của người Uruguay, quản lý là chuyện bình
thường”, Friedman viết.

Rất có thể. Nhưng câu hỏi thật sự ở đây là tại sao công ty lại xây dựng mạng lưới hoạt động ở đó.
Với kinh nghiệm làm cố vấn cho tập đoàn TCS từ năm 2000, tôi có thể bảo chứng rằng lý do đằng
sau nó liên quan nhiều tới sự cố định của múi giờ, ngôn ngữ và sự cần thiết của việc ở gần khách
hàng. Điều này khác nhiều so với sự kêu gào của những người ủng hộ toàn cầu hóa trong đó địa
lý, ngôn ngữ và khoảng cách không có ý nghĩa gì.

Các dòng chảy thương mại sẽ chứng minh giả thuyết này là đúng. Hãy xem thương mại giữa Mỹ
và Canada, mối quan hệ thương mại song phương lớn nhất thế giới. Năm 1988, trước khi hiệp
định tự do thương mại khối Bắc Mỹ (NAFTA) bắt đầu có hiệu lực, thương mại giữa 2 bang của
Canada - chỉ trong nước - ước tính lớn gấp 20 lần so với thương mại với một bang ở Mỹ cùng độ
lớn và khoảng cách. Nói cách khác, có một sự “thiên vị người nhà”. Mặc dù NAFTA đã làm giảm tỉ
lệ giữa thương mại nội địa và quốc tế - tức là sự thiên vị này - từ 10 xuống 1 vào giữa những năm
1990, thì đến nay tỉ lệ đó lại là 5 lần. Và tỉ lệ này là hợp lý cho việc trao đổi thương mại; đối với
dịch vụ, tỉ lệ vẫn còn cao hơn rất nhiều lần. Rõ ràng là biên giới trong một “thế giới dường như
không có biên giới” vẫn còn hết sức quan trọng đối với hầu hết các quốc gia.


Các đường biên giới địa lý quá mạnh mẽ, thậm chí chúng còn được thiết lập trên mạng. Nếu có
một khu vực nào đó mà trong đó các đường biên giới bị biến thành vô nghĩa và các nhà ủng hộ
toàn cầu hóa sẽ đúng khi nói đến các mô hình quá lạc quan, thì đó là trên mạng Internet. Tuy
nhiên, giao lưu giữa các trang web trong một nước hay trong một khu vực đã phát triển nhanh hơn
rất nhiều so với giao lưu giữa quốc gia này với quốc gia khác. Cũng như trong thế giới thật, liện hệ
qua Internet giảm xuống khi mà khoảng cách tăng lên. Con người trên thế giới có thể được liên kết
tốt hơn nhưng họ không kết nối giữa người này và người khác. Trung bình một người sử dụng
mạng ở Hàn Quốc có thể ngồi hàng tiếng đồng hồ trên mạng mỗi ngày – trên lý thuyết được kết
nối với toàn thế giới – nhưng anh ta sẽ chat với bạn bè cùng thành phố hay gửi thư điện tử cho gia
đình ở trong nước hơn là giao lưu với một người khác ở Los Angeles. Chúng ta kết nối tốt hơn,
nhưng không "toàn cầu hơn".

Chỉ nhìn vào Google, họ tuyên bố ủng hộ hơn 100 ngôn ngữ và do đó đã trở thành một trang web
toàn cầu hóa nhất. Nhưng hoạt động của Google ở Nga (quê hương của người cùng sáng lập
Sergey Brin) chỉ đạt được 28% thị trường so với 64% thị trường của hệ thống tìm kiếm hàng đầu
của Nga, Yandex, và 53% của Rambler.

Thật ra 2 cỗ máy cạnh tranh trong nước chiếm 91% thị trường Nga về quảng cáo trên mạng nối
với các trang web tìm kiếm. Điều gì đã làm cho Google lúng túng ở Nga? Nguyên nhân lớn nhất là
khó khăn trong thiết kế một cố máy tìm kiếm có thể giải quyết được sự phức tạp về ngôn ngữ của
tiếng Nga.

Bên cạnh đó, những đối thủ cạnh tranh trong nước này hiểu biết hơn về thị trường Nga, ví dụ việc
phát triển cách trả tiền thông qua các ngân hàng truyền thống thay vì hệ thống tín dụng ít ỏi. Và
mặc dù Google đã tăng lưu lượng lên gấp đôi từ 2003, họ vẫn phải mở văn phòng ở Moscow và
thuê kỹ sư phần mềm người Nga, điều này chứng tỏ tầm quan trọng của địa phương. Thậm trí bây
giờ, biên giới giữa các quốc gia quyết định – và ngăn cản - sự di chuyển của chúng ta nhiều hơn
sự dỡ bỏ nó bởi sự toàn cầu hóa.


Quay ngược đồng hồ

Nếu toàn cầu hóa là một thuật ngữ không chính xác so với bối cảnh hội nhập hiện tại, vẫn có một
sự kháng biện mạnh mẽ: Nếu thế giới không phẳng ngày hôm nay, ngày mai nó sẽ phẳng. Để đáp
lại, chúng ta phải nhìn vào các hướng phát triển thay vì vào các mức độ hội nhập ở một thời điểm
nhất định. Kết quả tương đối đáng chú ý. Ở một số khía cạnh, hội nhập đã đạt tới đỉnh cao nhiều
năm trước đây. Ví dụ, theo một vài ước tính có tới 3% dân số thế giới di cư vào năm 1900 – trong
khi đó con số đó là 2,9 % vào năm 2005.

Ở các khía cạnh khác, đúng là có những kỷ lục mới. Nhưng sự tăng trưởng này cũng chỉ xảy ra
gần đây, chỉ sau một thời gian dài đứng yên và đi thụt lùi. Ví dụ cổ phần vốn đầu tư chia bình quân
theo GDP đạt tới đỉnh điểm trước chiến tranh thế giới lần thứ I và chỉ tới những năm 1990 đỉnh cao
này mới được lặp lại. Nhiều nhà kinh tế đã cho rằng giai đoạn phát triển thịnh vượng kéo dài nhất
là thời gian giữa 2 cuộc thế chiến, khi mức độ quốc tế hoá giảm xuống. Mặc dù có những kỷ lục
mới nhưng mực độ thương mại hiện tại vẫn còn xa mới hoàn thiện, như thương mại giữa Mỹ và
Canada. Trên thực tế, khi mà những nhà kinh tế thương mại nhìn vào những con số này, họ ngạc
nhiên không phải vì số lượng lớn mà vì nó quá bé.

Cũng cần thiết phải nhìn lại động lực lớn mà những nhà ủng hộ toàn cầu hóa nhận định rằng hàng
loạt các chính sách thay đổi đã tạo điều kiện cho các quốc gia - đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và
Liên Xô cũ – có thể hoạt động trong nền kinh tế thế giới nhiều hơn. Jeffrey Sachs và Andrew
Warner cung cấp cho chúng ta một trong những nghiên cứu kỹ về sự thay đổi những chính sách
này và kết quả của chúng:

“Những năm giữa 1970 và 1995, đặc biệt trong thập kỷ cuối cùng, chúng ta thấy một sự hòa hợp
mạnh mẽ các thể chế và hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trong lịch sử thế giới. Trong khi sự hội
nhập kinh tế phát triển trong suốt những năm 70 và 80, mức độ hội nhập đã thăng thiên sau sự
sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa năm 1989. Năm 1995, một hệ thống kinh tế toàn cầu lớn
đang hình thành”.


Đúng, sự mở cửa chính sách đó rất quan trọng. Nhưng nếu cho chúng là một sự thay đổi lớn thì
cũng không chính xác. Nhìn lại 10% giả định, và sự hội nhập mới chỉ bắt đầu. Đáng ngạc nhiên là
những luật lệ mà chúng ta coi là không thể nào thay đổi được lại có thể đảo lộn. Như cuốn sách
Sự kết thúc của lịch sử (The end of History) của Francis Fukuyama nói tới sự chiến thắng của chủ
nghĩa tư bản - với động cơ là sự dân chủ tự do và phát triển kĩ thuật - trước các hệ tư tưởng khác.
Ngày hôm nay sự khẳng định này trở nên rất mờ nhạt.

Sau sự kiện 11/9/2001, cuốn sách của Samuel Huntington
Sự va chạm của các nền văn minh có
vẻ như đã đoán trước những gì sẽ xảy ra. Nhưng nếu nhìn vào các vấn đề kinh tế như Sachs và
Warner, chúng ta sẽ thấy những bằng chứng ngược lại so với tính đáng ra phải quả quyết của các
chính sách mở cửa.

Cái gọi là Thỏa thuận Washington xung quanh các chính sách gần gũi với thị trường đã vấp váp
trong cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 và từ đó đến nay đã suy yếu đi rất nhiều – ví dụ,
sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy kiểu mới ở phần lớn khu vực Mỹ Latinh. Nếu dùng các thuật ngữ
kinh tế, hàng loạt các nước - ở Mỹ Latin, ven biển châu Phi, và các nước vốn thuộc Liên Xô cũ –
đã ra khỏi “câu lạc bộ tụ điểm” (Convergence club – nói đến việc xóa dần khoảng cách về cơ cấu
và khả năng sản xuất so với các quốc gia phát triển) nhiều không kém gì số các quốc gia mới gia
nhập.

Ở mức độ đa phương, việc tạm dừng vòng đàm phán thương mại Doha vào mùa hè năm 2006 –
sự kiện khiến tờ Economist chạy một tít ở trang bìa “Tương lai của toàn cầu hóa” với hình ảnh một
chiếc tàu hỏng đang bị mắc cạn – đánh dấu một tương lai không sáng sủa lắm. Thêm vào đó, đợt
sóng liên doanh và sát nhập giữa các công ty của các quốc gia khác nhau gần đây dường như
đang phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ lớn hơn so với những năm cuối thập nhiên 90.

Tuy nhiên, với việc suy nghĩ về các khía cạnh này đã thay đổi trong vòng 10 năm qua, rất có thể sẽ
có một sự thay đổi nữa trong thập kỷ tới. Điểm đáng nói ở đây đó là không những có thể quay lại
thời gian của những chính sách gần gũi với toàn cầu hóa mà việc đó còn tương đối dễ dàng xảy

ra. Nói một cách cụ thể, chúng ta phải công nhận khả năng rằng việc hội nhập kinh tế thế giới sẽ
không đi đôi với chủ quyền quốc gia - đặc biệt trong xu hướng các cử tri ở nhiều quốc gia, kể cả
các quốc gia phát triển ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ ngày càng nhiều.

Như Jeff Immelt, Chủ tịch tập đoàn GE (General Electric), nói hồi cuối năm 2006, “Nếu bạn đưa
vấn đề toàn cầu hóa ra để bỏ phiếu, nó sẽ thất bại”. Và thậm chí nếu việc hội nhập giữa các quốc
gia tiếp tục tiếp bước, con đường của nó từ đây sẽ không phẳng và thẳng nữa. Sẽ có những cú
sốc và những vòng tròn luẩn quẩn, và rất có thể sẽ có một giai đoạn đình trệ hay đi thụt lùi kéo dài
hàng thập kỷ. Điều đó không phải là chưa được báo trước.

Những nhà ủng hộ toàn cầu hóa đang miêu tả một thế giới không tồn tại. Nó là một chiến lược
tuyệt vời để bán sách và ngay cả khi miêu tả một không gian tiềm năng sẽ có thể tồn tại trong
tương lai. Bởi vì những viễn cảnh mơ tưởng như thế có chiều hướng kết thúc sớm thậm chí ngay
cả khi chúng đi ra được đến quốc lộ, chúng ta có thể liều đợi kết quả của xu hướng này. Nhưng
cái giá phải trả cho nó là rất cao. Những chính phủ đi theo xu hướng thế giới phẳng rất có thể tập
trung quá nhiều vào “chiếc áo bó vàng” mà Friedman nhấn mạnh trong cuốn sách trước,
Chiếc
Lexus và cây ôliu, trong đó đáng ra phải đẩy mạnh các vấn đề kinh tế và giảm các vấn đề chính trị.

Đi theo viễn cảnh của một thế giới hội nhập – hay tồi tệ hơn, dùng nó làm nền tảng xây dựng các
chính sách – không những không có hiệu quả. Nó còn rất nguy hiểm.

Pankaj Ghemawat
Tạp chí Chính sách đối ngoại
Mai Linh (biên dịch)
-------------------------------
Ý kiến của độc giả:
* Lưu Ngọc Long:
Tôi có suy nghĩ “hơi khác”, thậm chí rất khác với tác giả bài viết về tương lai của toàn cầu hóa.
Đồng ý rằng Thomas L.Friedman có hơi “phấn kích” khi viết về tương lai của toàn cầu hóa – của

thế giới phẳng – nhưng – như ông đã nói đó là “một sự phấn khích” có cơ sở. Xin nhấn mạnh rằng
những điều ông viết về toàn cầu hóa – không chỉ là dự đoán, mà đó còn là mong ước, mong ước
của không chỉ ông – mà còn là mong ước của hàng triệu người “ủng hộ” toàn cầu hóa.

Đó là những ai? Đó là những người đã – đang – và có thể hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa. Họ
chờ đón, kỳ vọng vào toàn cầu hóa như là một cơ hội – một cơ hội lớn nhất mà họ có thể lắm bắt –
có thể tận dụng – để không chỉ có thể đuổi kịp các nước phát triển – mà còn để cạnh tranh và vượt
mặt các nước này. Và hơn tất cả sự kì vọng ấy là “có cơ sở”, cơ sở ấy có thể là “10 lực làm
phẳng” mà Thomas L.Friedman đã đề cập tới – nhưng cũng có thể hiểu “đơn giản” hơn nhiều qua
“những ví dụ thành công” mà ông nhắc tới. Sự lột xác của một vài quốc gia hay của một vài ngành
kinh tế trọng điểm có thể là những minh chứng thuyết phục hơn cho những ai đang tìm hiểu về lợi
ích của toàn cầu hóa.

×