Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Y NGHIA NHAN DE CAC VAN BAN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.69 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>A. PhÇn I : VĂN BẢN</b>


<b>Ý NGHĨA VĂN BẢN LỚP 9-HKI</b>


<b>1.Phong cách HCM- Lê Anh Trà</b>


Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hoá
HCM trong nhận thức và trong hành động . Từ đó đặt ra vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu
tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc.


<b>2. Đấu tranh cho một thế giới hồ bình- G.G.Mác -Két</b>


Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G. Mác –két đối với hồ
bình nhân loại.


3.<b>Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.</b>


Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ
và phát triển của trẻ em.


<b>4.Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ.</b>


Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán
thói ghen tng mù quáng và ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN


<b>5. Hồng Lê nhất thống chí- Ngơ gia văn phái </b>


Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn
Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789)


<b>6.Chi em Thuý Kiều – Nguyễn Du.</b>



Chị em Thuý Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ca ngợi vẻ đẹp và tài
năng của con người của tác giả Nguyễn Du.


<b>7. Cảnh ngày xuân- Nguyễn Du.</b>


Cảnh ngày xuân là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp
nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.


<b>8. Kiều ở lầu Ngưng Bích- Nguyễn Du.</b>


Đoạn trích thể hiện tâm trạng cơ đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung , hiếu thảo của Thuý
Kiều.


<b>9. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga- Nguyễn Đình Chiểu.</b>


Ca ngợi phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên , Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo
cứu đời của tác giả.


<b>10.Từ biệt cố nhân – Nguyễn Đình Chiểu.</b>
<b>11.Đồng chí- Chính Hữu.</b>


Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng
chiến chống thực dân Pháp gian khổ .


<b>12. Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính- Phạm Tiến Duật.</b>


Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin
chiến thắngtrong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược.


<b>13.Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận.</b>



Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp ngợi ca nhiệt tình
lao động vì sự giàu đẹp của dất nước những người lao động mới.


<b>14. Bếp lửa- Bằng Việt.</b>


Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tinh bà cháu,nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà,
những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Ca ngợi tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà-ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.


<b>16.Ánh trăng- Nguyễn Duy.</b>


Ánh trăng khắc hoạ một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thuỷ
chung sau trước.


<b>17. Làng –Kim Lân</b>


Thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến
chống thực dân Pháp.


<b>18. Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long.</b>


Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế
của nhân vật ông hoạ sĩ, qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ
sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.


<b>19.Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng.</b>



Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những
mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước.


<b>20.Cố hương- Lỗ Tấn.</b>


Cố hương là nhận thức về thực tạivà là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất
nướcTrung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.


<b>21.Nhũng đứa trẻ- M. Go-rơ-ki.</b>


Đoạn trích thể thiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của
những đứa trẻ.


<b>Ý NGHĨA VĂN BẢN LỚP 9 HKII</b>


<b> 1. Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm:</b>


Tầm quan trọng ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn cách đọc sách sao cho hiệu quả.
<b> 2. Chuẩn bị hành trang vào thế kĩ mới – Vũ Khoan:</b>


Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam : từ đó cần phát huy những điểm mạnh ,
khắc phục những hạn che61d9e63 xây dựng đất nước trong thế kĩ mới,


<b>3. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten của Hi –Pô –lít Ten:</b>
Qua phép so sánh hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông –ten với
những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy – phông, văn bản đã làm nổi bật đặc
trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.


<b>4. Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi: </b>



Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc
sống của con người.


<b>5. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải: </b>


Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên
nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.


<b>6. Viếng lăng Bác –Viển Phương:</b>


Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lịng thành kính , biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào
lăng viếng Bác.


<b>7.Sang thu – Hữu Thỉnh:</b>


Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong
khoảnh khắc giao mùa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Bài thơ thể hiện tình yêu thương thấm thiết của cha mẹ dành cho con cái : tình yêu , niềm tự
hào về quê hương đất nước .


<b>9.Mây và sóng – Ta- go:</b>


Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẩu tử.
<b>10. Bến quê- Nguyễn Minh Châu:</b>


- Cuộc sống , số phận con người chứa đầy những điều bất thường , nghịch lí, vượt ra ngồi dự
định và toan tính của chúng ta.


-Trên đường đời , con người ta khó lịng tránh khỏi những vịng vèo hoặc chùng chình để rồi


vơ tình khơng nhận ra được nhũng vẻ đẹp bình dị gần gũi trong cuộc sống.


- Thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẽ đẹp bình dị của quê
hương.


<b>11.Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê:</b>


Truyện ca ngợi vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác
liệt.


<b>12. Rơ – bin- xơn ngồi đảo hoang – Đ. Đi –phô:</b>


Ca ngợi sức mạnh , tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hồn cảnh đặc biệt.
<b>13. Bố của Xi- mông – Mô- pa- xăng:</b>


Truyện ca ngợi tinh yêu thương và lòng nhân hậu của con người.
<b>14. Con chó Bấc – G. Lân –đơn</b>


Ca ngợi lịng yêu thương và sự gắn bó cảm động giữa con người và loài vật.
<b>15. Bắc sơn – Nguyễn Huy Tưởng: </b>


Văn bản là sự khẳng dịnh sức thuyết phục của chính nghĩa.
<b>16.Tơi và chúng ta:</b>


Phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái mới - cái cũ và sự chiến thắng tất yếu của cái mới ,
tiến bộ trong cuộc sống..


<b>B. NHAN ĐỀ MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 9</b>


<b>1. Đồng chí – Chính Hữu</b>



Bài thơ viết về tình đồng đội của những người lính được tác giả đặt tên là “Đồng chí” vì:
Đồng chí là cùng chung một chí hướng , một lí tưởng.Ngồi ra, đây cũng là cách xưng hô của
những người cùng trong một đồn thể cách mạng.Vì thế, đồng chí là mức độ cao nhất, sâu sắc
nhất, là bản chất cách mạng của tình đồng đội.


<b>2. Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính – Phạm Tiến Duật</b>


Bài thơ tiểu đội xe khơng kính với một hình ảnh độc đáo sáng tạo .: Những chiếc xe khơng
kính làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn hiên ngang , dũng cảm , trẻ
trung , sôi nỏi.


<b>3. Bếp lửa- Bằng Việt</b>


Bếp lửa gợi lên những kỉ niệm ấm nồng thắm thiết mà rất đổi thiêng liêng trọn đời luôn nâng
đở dưỡng nuôi tâm hồn tác giả.


<b>4.Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm. </b>


- Những em bé chứ không phải một em bé nhằm mang tính khái quát. Chỉ một thế hệ
những con người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ. Người mẹ Tà Ôi trong tác phẩm
cũng là đại diện cho các bà mẹ VN có tình u con gắn liền với tình u đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Bài thơ khắc họa hình ảnh người mẹ Tà Ôi yêu thương con tha thiết chan hịa, tình u thương
ấy với tình u thương bộ dội , tình yêu đất nước , cùng với ý chí chiến đấu và niềm tin vào
ngày chiến thắng.


<b>5.Ánh trăng – Nguyễn Duy </b>


- Ánh trăng chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất
lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta


đến với những giá trị đích thực của cuộc sống.


<b>- chủ đề</b> của bài thơ “<i>ánh trăng”:</i>


Bài thơ là tiếng lòng, là những suy ngẫm thấm thía, nhắc nhở ta về thái độ, tình cảm đối với
những năm tháng quá khứ gian lao, nghĩa tình, đối với thiên nhiên, đất nớc bình dị, hiền hậu.
Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố ngời đọc thái độ sống “<i>Uống nớc nhớ nguồn”, ân</i>


nghÜa, thủ chung cïng qu¸ khø.
<b> 6. Đồn thuyền dánh cá –Huy Cận</b>


Bài thơ là một khúc ca – một tráng khúc về lao dộng và về thiên nhiên đất nước giàu đẹp .
Khúc ca ấy vừa phơi phới , hào hứng vừa khỏe khoắn , mạnh mẽ , kết hợp cả âm thanh , nhịp
điệu và những động tác nhịp nhàng của con người với sự vận động , tuần hoàn của thiên nhiên,
vũ trụ.


<b>7. Con cò- Chế Lan Viên</b>


Tứ thơ xuất phát và triển khai từ hình ảnh con cị trong ca dao , trong những lời ru của mẹ .
Con cò trở thành hình ảnh biểu tượng của tinh mẹ bao la , qua lời ru ngọt ngào của mẹ, trở
thành bầu sưa tinh thần không bao giờ vơi cạn trong suốt cuộc đời con.


<b>8. Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải</b>


-Tên bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.


- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là biếu tương cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của
sự sống và của cuộc đời mỗi con người.


- Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân,nghĩa là sống đẹp, sống với


tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa
xuân lớn của đất nước của cuộc đời.


- Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng
đồng.


<b>9. Viếng lăng Bác- Viễn Phương</b>


Bài thơ thể hiện niềm xúc động tràn đầy và lớn lao , tình cảm thành kính sâu sắc và cảm động
của tác giả- cũng là của đồng bào miền Nam khi viếng lăng Bác.


<b>10.Sang thu – Hữu Thỉnh</b>


Sang thu , khúc giao mùa nhẹ nhàng , thơ mộng. bâng khuâng mà cũng thì thầm triết lí cuộc
sống.


<b>11.Nói với con - Y Phương</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>12. Mây và Sóng - Ta -go.</b>


Ca ngợi tinh mẹ con phổ biến thiêng liêng và bất diệt.


Tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng là một trong những tình cảm cao đẹp và gần gũi nhất trong
cuộc sống con người . nó có thể biến thành sức mạnh giúp con người vượt qua những cám dỗ,
những quyến rũ, ham muốn nhất thời. Nó thành điểm tựa vững chắc trong cuộc sống con
người.


<b>15. Hoàng Lê nhất thống chí</b>


- Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước.



<b>14. Làng – Kim Lân:</b>- Đặt tên “Làng” mà khơng phải là “Làng chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề
tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.


- Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thac một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con
người thời kì kháng chiến chống Pháp: tình cảm với quê hương ,với đất nước.


=> Tình cảm u làng u nước khơng chỉ là tình cảm của riêng ơng Hai mà cịn là tình
cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy.


<b>15. Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long:</b>


- Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngồi của một nơi ít người đến, nhưng thực
ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của
những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu
biểu là anh thanh niên làm cơng tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao


=> Trong cái khơng khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến
chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm
thầm, cống hiến cho đất nước.


<b>16. Bến quê – Nguyễn Minh Châu:</b>
- Bến: tức là chỗ đỗ, chỗ đậu


- Quê hương (gia đình, vợ con)và những gì thân thương nhất chính bến đỗ của cuộc đời.
- Câu chuyện thức tỉnh mỗi chúng ta phải biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị,
gần gũi của gia đình, quê hương.


<b>17. Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê</b>



- Những ngôi sao là biểu tượng cho vẻ đẹp anh hùng của những cô gái thanh niên TS. Ở
họ ln có những phẩm chất tốt đẹp, có sức tỏa sáng kì diệu. Ánh sáng ấy khơng phơ trương
mà phải chịu khó tìm hiểu chúng ta mới cảm nhận được vẻ đẹp diệu kì. Các chị xứng đáng là
<i>những ngơi sao xa xôi trên đỉnh Trường Sơn.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Vì chiếc lược ngà là kỷ vật cuối cùng ơng Sáu giành cho con.


- Là minh chứng cho tình cảm giữa hai cha con ông Sáu-> chiếc lược của hi vọng và
niềm tin, là quà tặng của người đã khuất....


<i><b>19.Truyện Kiều</b></i> ( Đoạn trường tân thanh- Tiếng kêu mới về nỗi đau đút ruột)
<i><b>Giá trị nội dung - nghệ thuật:</b></i>


<b>a. Giá trị nghệ thuật:</b>


- Ngôn ngữ dân tộc,thể thơ lục bát


- Nghệ thuật tự sự miêu tả thiên nhiên – con người
- Là kiệt tác đạt thành tựu về nhiều mặt.


<b>b. Giá tri nội dung:</b> có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn
* Giá trị hiện thực :


Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn baọ của tàng lớp thông trị và số
phận những con người bị áp bức đau khổ , đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
* Giá trị nhân đạo:


Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người ; sự lên án tố cáo
những thế lực tàn bạo; sự trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức , phẩm chất đến
những ước mơ những khát vọng chân chính.



<b>C. TĨM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ.</b>
<i><b>* Lưu ý:</b></i>


- Cần nắm được yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự:
+ Đảm bảo được nội dung cơ bản của văn bản.


+ Đảm bảo đựoc tính khách quan: Khơng thêm bớt những chi tiết khơng có trong văn bản; Khơng
bình luận khen chê trong văn bản tóm tắt.


+ Đảm bảo được tính hồn chỉnh của bản tóm tắt: Bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được
tồn bộ nội dung câu chuyện.


+ Đảm bảo tính cân đối: Phải lựa chọn các chi tiết chính, nhân vật chính, tiêu bểu cho các phần của
văn bản.


+ Nên nhớ quy tắc sau:


 Chỉ nêu các tình tiết chính
 Khơng kể lại lời thoại
 Khơng nêu các tình tiết phụ


- Tuỳ vào yêu cầu đề bài mà lựa chọn các chi tiết cho phù hợp ( có thể dài ngắn khác nhau, nhưng phải
chú ý các tình tiết chính cần thiết cho việc tóm tắt).


<b>1. </b><i><b>Chuyện người con gái Nam Xương</b></i> (Nam Xương nữ tử truyện).


Vũ Thị Thiết, người con gái q ở Nam Xương tính tình hiền dịu, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trương
Sinh là người cùng làng mến vì dung hạnh đã xin mẹ trăm lạng vàng để cưới nàng về làm vợ. Biết
tính chồng đa nghi nên Vũ Nương ln giữ gìn khn phép, khơng để vợ chồng xảy ra chuyện thất


hồ.


Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính đánh giặc Chiêm. Ngày tiễn chồng
biêt bao xúc động, nàng mong chàng trở về với hai chữ bình yên,vợ chồng được đoàn tụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

chồng nàng sinh bệnh. Nàng hết sức thuốc thang chạy chữa, khuyên lơn mẹ chồng. Bệnh nặng mẹ
chồng qua đời, nàng lo tang chay như chính mẹ đẻ của mình.


Hết giặc Trương Sinh về làng, đưa con đi thăm mộ mẹ, đứa con ngây thơ hỏi: <i>"Thế ra ông</i> <i>cũng là</i>
<i>cha tôi ư ?".</i> Trương Sinh gạn hỏi, đứa bé trả lơi: <i>"Trước đây có một người đàn ôngđêm nào cũng đến,</i>
<i>mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chưa bao giờ bế Đản cả".</i>


Vốn tính hay ghen, Trương Sinh cho là vợ hư, chàng la mắng vợ thậm tệ. Vũ Nương khóc lóc phân
trần nhưng chẳng được, chàng vẫn một mực đánh đuổi nàng đi. Quá oan ức, Vũ Nương nhảy xuống
sơng Hồng Giang tự vẫn. Nàng được Linh Phi vợ vua Nam Hải cứu về ở động rùa.


Không bao lâu, trong một đêm vắng vẻ ngồi với con trong căn nhà vắng dưới ánh đèn khuya, bỗng
đứa bé chỉ vào chiếc bóng trên vách mà nói rằng<i>: "Cha Đản lại đến kia kìa".</i> Lúc bấy giờ Trương Sinh
mới thấu nỗi oan của vợ.


Trong làng có chàng Phan Lang nhà gần bến Hoàng Giang, trong một lần chạy giặc bị rơi xuống
sơng, được Linh phi cứu vì chàng là ân nhân của Linh Phi trước đây. Trong buổi tiệc Linh Phi thết đãi
Phan Lang, chàng gặp lai Vũ Nương. Nàng bày tỏ nỗi nhớ gia đình tha thiết. Nhân dịp Phan Làng trở
về làng, nàng gửi chàng chiếc hoa vàng cho Trương Sinh cùng lời nhắn, hãy lập đàn giải oan cho Vũ
Nương ở bến Hoàng Giang thì nàng quay về.


Phan Lang về làng, Trương Sinh nhận lại vật dùng của vợ trước lúc ra đi, nghe lời vợ Vũ Nương,
chàng bèn lập đàn giải oan cho vợ mình. Vũ Nương hiện về sau ba ngày Trương Sinh lập đàn, nàng
ngồi trên một chiếc kiệu hoa, theo sau có 50 chiếc xe cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sơng. Nàng vẫn ở
giữa giịng mà nói vọng vào: <i>"Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng về</i> <i>nhân gian được nữa",</i> rồi bóng nàng


loang lống mờ dần mà biến mất trong chôc lát.


<b>2. </b><i><b>Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh</b></i> (Trích "Vũ trung tuỳ bút" - Phạm Đình Hổ)


Chuyện kể rằng, khoảng năm Giáp Ngọ, Ất Mùi, Thinh Vương ( Trịnh Sâm) thích chơi đèn đuốc, và
các thú vui khác lạ thái quá.


Mỗi tháng ba bốn lần, Chúa cho bày ra nhiều trò nhố nhăng như cho binh lính hầu quanh vịng hồ,
nội thần mặc áo đàn bà, bày bán bách hoá như ở chợ. Đền đài cứ xây dựng liên miên.


Buổi ấy, bao nhiêu trân cầm, dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh trong chốn dân gian đều
bị chúa thu lấy. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, như mưa sa
gió táp, vỡ tổ tan đàn. Kẻ thức giả xem đó là điềm chẳng lành.


Bọn hoạn quan được thế làm càn nhũng nhiễu nhân dân, mọi nhà oán hận. Khắp chốn bọn hoạn quan
ra sức hồnh hành nhân dân, buộc lịng họ phải đập phá cây cảnh, đập bỏ núi non bộ cho khỏi tai hoạ.
Nhà tác giả cũng vì thế mà phải chặt bỏ mất cây lê q giá.


<b>3. </b><i><b>Hồng Lê nhất thống chí</b></i> - Ngơ gia văn phái (trích)
Hồi thứ mười bốn:


<i>"Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận</i>
<i>Bỏ Thăng Long Chiêu Thống trốn ra ngoài".</i>


Nghe tin cấp báo Quân Thanh đã đến Thăng Long, vua Lê đã làm lễ thụ phong, Nguyễn Huệ bèn cho
đắp đàn trên núi Bân, tế cáo trời đất lên ngơi hồng đế lấy hiệu Quang Trung rồi hạ lệnh xuất quân.
Hôm ấy nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788).


Ngày 29 tháng Chạp, Quang Trung cùng đại quân thuỷ bộ đến Nghệ An. Đầu tiên, Quang Trung xin
ý kiến của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Sau đó, kén thêm lính mới. Số lính cũ chia thành bốn


doanh: tiền, hậu, tả, hữu còn số lính mới thì làm trung qn. Quang Trung cưỡi voi ra an ủi, kêu gọi
qn lính trước sau một lịng đòng tâm hiệp lực đánh giặc cứu nước.


Ngày 30 tháng Chạp, Quang Trung mở tiệc khao quân, sửa lễ cúng tết, đến tối 30 thì lập tức lên
đường. Nửa đêm ngày mùng 3 tháng giêng, Quang Trung lặng lẽ vây Hà Hồi, rồi bắc loa truyền gọi,
tiếng quân lính thay phiên nhau dạ ran nghe như có hơn vạn người. Quân Thanh sợ hãi xin hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Thanh bèn phun khói mù trời, trời bỗng đổi gió Nam, thành ra qn Thanh tự hại mình. Những người
cầm binh khí theo sau nhất tề xông lên, chém giết quân giặc khiến chúng đại bại.


Tên Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử tại gị Đống Đa. Tơn Sĩ Nghị sợ mất mật,
ngựa khơng kịp đóng n, bỏ chạy. Quân giặc nghe tin hoảng hốt tán loạn bỏ chạy tranh nhau qua cầu,
sang sông xô đẩy nhau rơi xuống nước mà chết không biết bao nhiêu mà kể. Sơng Nhị Hà vì thế mà
tắc nghẽn khơng chảy được. Bọn vua Lê nghe tin báo cuống quýt chạy gấp lên cửa ải gặp bọn Tơn Sĩ
Nghị. Chúng nhìn nhau than thở oán trách, chảy nước mắt.


<b>4. </b><i><b>Truyện Kiều</b></i> ( Đoạn trường tân thanh- Tiếng kêu mới về nỗi đau đút ruột)
( Tóm tắt theo sgk 78-79 )


<i><b>Ttruyện Kiều-Nguyễn Du</b></i><b>.</b>
<i><b>A. Nguồn gốc – tên gọi</b></i>.


-Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng phần sáng tạo của
Nguyễn Du là rất lớn.


- Tên gọi : Đoạn trường tân thanh


( tiếng kêu mới đứt ruột )  Truyện Kiều


<i><b>B. Đại ý</b></i>:



- Là một bức tranh hiện thực về xã hội bất cơng, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận bi
kịch của con người, tiếng nói lên án thế lục xấu xa và khẳng định tài năng , phẩm chất, thể hiện khát
vọng chân chính của con người.


<b>C. Tóm tắt tác phẩm:</b>


+ Phần 1: - gặp gỡ và đính ứơc
+ Phần 2: Gia biến và lưu lạc
+ Phần 3: đoàn tụ


<b>5. </b><i><b>Truyện Lục Vân Tiên</b></i> (theo sgk trang 113).
<b>6. </b><i><b>Làng</b></i> - kim Lân


Ơng Hai là một nơng dân q ở làng chợ Dầu, ông rất yêu và tự hào về làng của mình. Vì thế cuộc
kháng chiến bùng nổ, ơng cùng gia đình đi tản cư nhưng lịng ơng khơn ngi nhớ làng. Nhớ làng, ơng
hay kể chuyện về làng của mình. Một lần tình cờ ơng Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo giặc từ
miệng của người đàn bà tản cư, ông vô cùng đau đớn, tủi hổ. Trong lịng ơng diễn ra cuộc đấu tranh
nội tâm gay gắt giữa về lại làng hay là ở lại vùng tản cư. Về làng vì yêu làng, ở lại vùng tản cư vì ủng
hộ kháng chiến, nhưng làng theo giặc, về lại làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Cuối cùng ông tự
khẳng định tinh thần ủng hộ cách mạng, kháng chiến của ơng: <i>"Làng thì u thật, nhưng làng theo tây</i>
<i>rồi thì phải thù"</i>, và ơng quyết định ở lại vùng tản cư, kông quay lại làng nữa. Khi nghe tin về làng Dầu
theo gặc được cải chính, gặp ai ơng cũng khoe tin: <i>"Tây nó đốt nhà tôi rồi"</i> như một bằng chứng thuyết
phục rằng làng Dầu của ơng khơng theo giặc. Ơng sung sướng và hạnh phúc, tối tối ông lại vén quần
tới bẹn vểnh chân lên mà kể say sưa về làng của mình trong niềm kiêu hãnh tự hào.


<b>7. </b><i><b>Lặng lẽ Sa Pa</b></i> - Nguyễn Thành Long.


Truyện kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư, bác lái xe và anh thanh niên làm
cơng tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu ở trên đỉnh Yên Sơn (Sa Pa) cao 2600 m.



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi nhưng cả ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên như được
nhận thêm bao điều ý nghĩa về cuộc sống từ nhau. Họ để lại trong nhau thật nhiều ấn tượng đẹp đẽ,
đặc biệt là anh thanh niên đã giúp ông hoạ sĩ hoàn thành bức chân dung vĩ đại của một đời săn tìm và
lưu giữ cái đẹp; cơ kĩ sư thì quyết đốn hơn trong việc lựa chọn con đường và lí tưởng của mình sau
khi gặp anh thanh niên.


<b>8. </b><i><b>Chiếc lược ngà</b></i>- Nguyễn Quang Sáng (trích)


Ơng Sáu xa nhà đi káng chiến từ khi con gái anh vừa tròn tuổi. Sau hiệp định kí kết lập lại hồ
bình cho đất nước anh được về phép thăm con gái và gia đình. Với lịng mong mỏi được gặp con của
mình, anh khát khao được nhận con gái. Nhưng bé Thu, con gái anh khơng nhận anh là cha chỉ vì vết
sẹo trên mặt không giống với bức ảnh anh chụp với vợ anh lúc cưới. Không những thế, bé Thu cịn
đối xử với anh như ngưịi xa lạ, ln xa lánh anh Sáu. Anh khổ tâm vô cùng. Trong suốt ba ngày nghỉ
phép, anh không đi chơi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà chăm sóc con, mong được gần gũi và được con gái
mình gọi một tiếng cha thiêng liêng ý nghĩa. Cho đến tận giây phút cuối cùng chia tay mọi ngưịi để
anh trở lại chiến khu, thì bất ngờ bé Thu thét gọi cha mình trong niềm xúc động mãnh liệt. Trở lại
chiến trường anh mang theo lời hứa sẽ mua cho con chiếc lược. Tháng ngày ở chiến khu, với lịng nhớ
con khơn ngi, anh dồn tồn bộ tâm sức, tình thương của mình vào việc khắc tặng con một chiếc lược
bằng ngà voi, mong ngày chiến thắng trở về yêu tặng con mình. Nhưng thật không may, trong một trận
càn của địch, ông Sáu bị thương nặng. Trước lúc nhắm mắt, ông chỉ kịp trao lại cho ngưịi bạn của
mình là ơng Ba chiếc lược với lời nhắn hãy trao tận tay con gái bé bỏng của ơng món q thiêng
thiêng này. Thực hiện nguyện ước của bạn mình như đã hứa, ơng Ba đã trao tận tay bé Thu chiếc lược
khi cô đã là cơ giao liên giỏi giang, dũng cảm mưu trí.


9. <i><b>Những ngơi sao xa xơi</b></i>- Lê Minh Kh (trích)


Tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn có ba cơ gái thanh niên xung phong là Thao,
phương Định và Nho được biên chế thành một tổ trinh sát mặt đường. Thao là tổ trưởng, lớn hơn Nho
và Phương Định.



Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, sau đó đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các
quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc rất nguy hiểm vì phải chạy lên cao điểm giữa ban ngày và
máy bay địch có thể ập đến và dội bom bất cứ lúc nào. Cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái trẻ trên
trọng điểm đánh phá của địch dù rất khắc nghiệt và muôn vàn hiểm nguy nhưng các cơ vẫn bình thản,
vui tươi lạc quan và khơng kém phần lãng mạn, đặc biệt là trong gian khổ hy sinh họ càng gắn bó yêu
thương nhau hơn. Nhân vật Phương Định, một cô gái Hà Nội xinh đẹp trẻ trung, giàu cảm xúc, lãng
mạn và mơ mộng, hay nhớ về gia đình và thành phố thân yêu. Trong một lần phá bom, Nho bị thương,
Thao và Định vô cùng lo lắng...Sau phút hiểm nguy họ lại vui bên nhau trong cơn mưa đá bất ngờ.
<b>10. </b><i><b>Bến quê</b></i>- Nguyễn Minh Châu


Nhĩ lam một cơng việc mà anh có thể đi khắp nơi trên trái đất. Vậy mà cuối đời, một căn bệnh quái
ác đã buộc chặt anh vào giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt của anh phải trông chờ vào sự giúp đỡ của
người khác, đặc biệt là Liên, vợ anh.


Buổi sáng hôm ấy, sau khi được vợ cho ăn, Liên đỡ anh ngồi dậy, anh có điều kiện để ngắm những
bông hoa bằng lăng cuối mùa, ngắm dịng sơng, ngắm bãi bồi bên kia sơng Hồng- một nơi rất gần- mà
anh chưa hề đặt chân đến bao giờ. Anh ngắm cả Liên và bây giờ anh mới chợt nhận ra rằng trên chiếc
áo hoa vá Liên đang mặc là cả một đời tần tảo, hy sinh. Anh khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên
kia sơng Hồng. Anh phải nhờ đứa con của mình đi qua bên kia sơng Hồng hộ mình. Cậu con trai
khơng hiểu ý bố, miễn cưỡng đi nhưng lại sa vào đám giải cờ thế trên phố nên trễ mất chuyến đị duy
nhất trong ngày. Từ đó Nhĩ nghiệm ra rằng cuộc đời thật lắm vịng vèo và chùng chình, sẽ làm lỡ mất
cơ hội mà có khi đó lại là cơ hội duy nhât trong đời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>I/ Cách viết phần mở bài</b>:
1. Mục đích :


Mục đích của phần mở bài là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ trao đổi, bàn bạc trong
bài. Vì thế, khi viết Mở bài thc chất là trả lời câu hỏi : Anh (chị ) định viết, định bàn bạc vấn đề gì ?
Các cách mở bài dễ viết nhất :



a. Mở bài trực tiếp : Tức là trả lời thẳng vào việc đó.


b. Mở bài gián tiếp: Tức là dẫn ra một ý khác có liên quan gần gũi, sau đó, nêu vấn đề
sẽ bàn trong bài. Để bài viết có khơng khí tự nhiên và có chất văn, ngời ta thờng mở bài theo kiểu
gián tiếp. Có nhiều cách mở bài gián tiếp này nhng tựu trung có 4 cách cơ bản:


Dù viết mở bài gián tiếp theo cách nào thì trong đó cũng cần làm rõ 3 vấn đề:
1. Nêu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, xuất xứ.
Mở bài 2. Nêu vấn đề (dựa vào gợi ý ở đề bài )


3. Nêu cảm nhận của mình về vấn đề.
2. Một số vấn đề cần tránh :


- Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa mãi mới gắn đợc vào việc nêu vấn đề.
- Tránh ý dẫn dắt khơng liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu.


- Tránh nêu vấn đề q dài dịng, chi tiết, có gì nói hết ln rồi thân bài lại lặp lại những điều
đã nói ở phần Mở bài


3. Mét më bµi hay cần phải :


- Ngn gn: Dn dt thng vi ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu.
<b>II. Một số Mở bài tham khảo :</b>


<b>1. trun KiỊu cđa Ngun Du </b>


<b>a.Đề : Cảm nhận về bức tranh xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân</b>


Thi gian vn trụi i v bốn mùa luôn luân chuyển. Con ngời chỉ xuất hiện một lần trong đời và


cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích
thực…thì vẫn cịn mãi mãi với thời gian. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm nghệ thuật nh
thế, đặc biệt là đoạn thơ viết về Cảnh ngày xuân – một mùa xuân mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống.


<b> b.</b> Trong vô số những nạn nhân của xã hội phong kiến có một tầng lớp mà hết thảy các nhà
văn nhân đạo đều đau sót trân trọng và tập chung viết về họ đó là ngời phụ nữ. trong số những tác
phẩm viết về đề tài này nổi bật nhất phảI kể đến truyện Kiều của Nguyễn Du ở cuối thế kỉ 18 đầu
thế kỉ 19. Nhân vật Thuý Kiều là điển hình cho những ngời phụ nữ tài sắc vẹn toàn, đức hạnh thanh
cao nhng lại bị cuộc đời vùi dập, xô đẩy vào những đau thơng bất hạnh. Ta sẽ thấy rõ điều đó qua
các đoạn trích: “Chị em Th Kiều”, “Mã giám Sinh mua Kiều”, “Kiều ở lầu Ngng Bích”.


<b> c.</b> “ Tiếng thơ ai động đất trời


Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Ngàn năm sau nhớ ND


Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”


Khi nói đến tác giả của TK, ko chỉ nhân dân lao động mà tất cả các nhà văn, nhà nghiên cứu
đều thống nhất tên gọi: “ Đại thi hào dân tộc”. Với “con mắt trông thấu sáu cõi & tấm lịng nghĩ tới
mn đời” (Mộng Liên Đờng), ND nổi tiếng trớc hết bởi cái tâm của một ng luôn nghĩ đến nhân dân,
luôn bênh vực cho nhg cuộc đời, những số phận éo le, oan trái, đặc biệt là ng phụ nữ trong XH cũ.
Những câu thơ của ND sở dĩ có thể khắc sâu trong lịng đọc nh vậy cịn bởi trong TK ơng đã bộc lộ sự
tài hoa, sắc sảo trong việc miêu tả nhân vật. Đoạn trích….


<b>d.</b> ND là một bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ơng có thể coi nh là chuẩn mực
cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển. ND ko chỉ giỏi về tả cảnh mà cịn giỏi về tả tình, tả tâm trạng. tren
quan niệm của ơng, hai yếu tố tình & cảnh ko tách rời nhau mà luôn đi liền với nhau, bổ sung cho
nhau. Đoạn trích KƠLNB là sự kết hợp giao hòa của hai yếu tố này.



<b> e. “ Dẫu súng đạn nặng đường ra hỏa tuyến</b>
Đi đường dài em giữ Truyện Kiều theo”
( Chế Lan Viên)


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>2.Đề : Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Đồn thuyền đánh cá của Huy Cận.</b>“ ”
<b>a.</b> Chàng Huy Cận khi xa hay sầu lắm


Nỗi nhớ thơng không biết đã tan cha?
(Mai sau)


Trớc cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận thờng u sầu ảo não. Nhng từ khi cách mạng tháng Tám
thành công đã tiếp thêm cho thơ ông một luồng sinh khí mới, những trang thơ dạt dào niềm vui khi viết
về cuộc sống mới, con ngời mới. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một tác phẩm mang cảm xúc nh thế.
Nó đã ghi lại hành trình đẹp đẽ của đồn thuyền: ra khơi lúc hồng hơn, đánh cá lúc trăng lên và trở về
lúc bình minh. Nhng có lẽ khung cảnh đẹp đẽ và hùng vĩ nhất là lúc đoàn thuyền ra khơi đợc thể hiện rõ
trong khổ thơ đầu.


<b>b.</b> Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới .Sau cách mạng ơng nhanh chóng
hồ nhập vào cơng cuộc kháng chiến vĩ đại và trờng kì của dân tộc.Hồ bình lập lại,từng trang thơ Huy Cận
ấm áp hơi thở của cuộc sống đang lên.Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”đợc sáng tác ở Hòn Gai năm 1958
nhân một chuyến đi thực tế dài ngày . Bài thơ thực s là một bài ca ca ngợi cuộc sống của những con ngời lao
động mới .


<b>c. Thiên nhiên vũ trụ là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ Huy Cận và nó mang những nét đẹp riêng.</b>
Một trong những bài thơ được nhiều người u thích nhất là bài “ Đồn thuyền đánh cá” được viết năm
1958 tại vùng biển Quảng Ninh. Với bút pháp lãng mạn kết hợp hiện thực và nhiều hình ảnh kì vĩ, tráng
lệ ,bài thơ đã ca ngợi thiên nhiên vũ trụ và con người lao động trong cuộc sống mới ở miền Bắc thời kỳ xây
dụng chủ nghĩa xã hội.


<b>3."LỈng lÏ Sa Pa"</b>



Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ông đã rất thành công ở các tác
phẩm khai thác đề tài về những con ngời lao động mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một
trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa". Tác phẩm không chỉ vẽ ra một
bức tranh thiên nhiên đẹp và thơ mộng mà còn là lời ca ngợi những con ngời đang ngày đêm miệt mài
lao động cống hiến cho Tổ quốc.


<b> - Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)</b>


<b>a-</b> Trong cái im lặng của Sa Pa [...], Sa Pa mà chỉ nghe tên, ngời ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ
ngơi, có những ngời làm việc và lo nghĩ nh vậy cho đất nớc”. Có những ngời làm việc và lo nghĩ cho đất
nớc, đó là những con ngời lao động thầm lặng, hi sinh hạnh phúc cá nhân, tìm hạnh phúc trong lao động.
Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) là một bức chân dung
kí hoạ đẹp đẽ về con ngời này.


<b>b-</b> Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa ”của Nguyễn Thành Long lòng ta cứ xao xuyến vấn vơng trớc
vẻ đẹp của những con ngời ,trớc những tình cảm chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu .Dù
đợc miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao q đáng khâm phục
.Trong đó anh thanh niên làm cơng tác khí tợng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tợng khó
phai mờ .


<b>c. Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi đáng chú ý trong những năm 60 – 70,</b>
chỉ chuyên viết về truyện ngắn và kí. “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn nhẹ nhàng có cốt truyện đơn
giản nhưng thật thú vị và ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu sắc. Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp
trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao động bình thường mà cao cả, những con người
đầy quan tâm, đầy trách nhiệm đối với đất nước mà tiêu biểu là anh thanh niên làm cơng tác quan trắc
khí tượng. Nhân vật anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất của
bức tranh về phẩm chất và tâm hồn tốt đẹp của con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc mà tác giả tập trung th hin.



<b>4."Chuyện ngời con gái Nam Xơng" </b>


<b>a.</b> c xây dựng theo một cốt truyện dân gian "Chuyện ngời con gái Nam Xơng" của Nguyễn Dữ
có thể coi là một tác phẩm hay nhất trong cuốn "Truyền kỳ mạn lục". Nhân vật chính của tác phẩm là Vũ
Thị Thiết (Vũ Nơng) - một ngời con gái quê ở Nam Xơng đẹp ngời đẹp nết. Khơng chỉ có vậy, khi nhắc
đến nhân vật này ngời đọc không thể quên đợc nỗi oan khổ vô bờ mà nàng phải chịu vì ngời chồng đa
nghi thơ bạo.


<b> b.</b>Trong văn học Việt Nam đã có khơng ít tác phẩm mang tên gọi truyền kỳ hoặc có tính chất truyền kỳ
song đợc tôn vinh là “ thiên cổ kỳ bút” thì cho đến nay chỉ có một “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn
Dữ .“Chuyện ngời con gái Nam Xơng” đợc rút trong tập những câu chuyện kỳ lạ đó . Nhân vật chính của tác
phẩm là Vũ Nơng đã để lại trong lòng ngời đọc niềm cảm thng sõu sc.


<b>5. Anh trăng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

nhng bi th của Nguyễn Duy đợc nhiều ngời a thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ,
mới lạ .


<b>ánh trăng</b>


<b>b.</b>Cuc khỏng chin ó qua i, ngi lớnh trong chiến tranh giờ đây đã về với cuộc sống hàng ngày.
Tởng nh sự bận rộn hôm nay sẽ khiến ngời ta quên lãng quá khứ. Nhng có một lúc nào đó trong đời
th-ờng những kỉ niệm chiến tranh lại nh những thớc phim quay chậm hiện về. Nguyễn Duy gửi tới bạn đọc
thi phẩm “ánh trăng” cũng chính là gửi tới bạn đọc thông điệp : Không nên sống vơ tình, phải biết thủy
chung nghĩa tình cùng q khứ.


<b>c.</b> Không biết tự bao giờ trăng đã trở thành nàng thơ,thành ngời bạn tri âm tri kỉ của biết bao tâm
hồn thi sĩ .Với ánh sáng huyền diệu,với chu kì trịn khuyết lạ lùng, trăng đã gợi cho các thi nhân cổ kim
nhiều thi tứ .Trong miền thơ mênh mang ấy, “ánh trăng ”của Nguyễn Duy nh một lời tâm sự chân
thành ,đã neo lại trong tâm hồn ngời đọc những tâm trạng riêng,những suy ngẫm riêng giàu trăn trở


<b>d. "Tre xanh, xanh tửù bao giụứ,</b>


Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi"


("Tre Vieät Nam" -Nguyeãn Duy)


Tên tuổi của Nguyễn Duy gắn liền với bài thơ "Tre Việt Nam". Với một giọng thơ mộc mạc
chân tình, chất thơ sâu lắng, lời thơ như thủ thỉ, tâm tình, những tác phẩm của Nguyễn Duy đã để lại
trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc, đẹp đẽ. Bài thơ "Ánh trăng" là một trong những bài
thơ hay của Nguyễn Duy được viết trong những năm đầu sau giải phóng. Cũng từ chất thơ ấy, giọng
thơ ấy, nhà thơ đã đưa vào bài thơ những trải nghiệm, những triết lý của một cuộc đời chiến đấu,
gắn bó với quê hương, cuộc sống. Qua đó, nhà thơ muốn gửi gắm đến mọi người một bài học về
lòng ân nghĩa, thủy chung


<b>e. Thơ xưa cũng như nay, thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà văn,</b>
nhà thơ. Đặc biệt là ánh trăng. Xưa, Lý Bạch khi đối diện với vầng trăng đã giật mình thảng thốt nhớ cố
hương. Nay, Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 cũng góp vào mảng thơ
thiên nhiên một ánh trăng.Và đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vơ tình trước
thiên nhiên, vơ tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như
một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.


<b>f. Ta gặp đâu đây ngòi bút tài hoa của Nguyễn Duy trong tác phẩm : “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ</b>
rơm”... Nhưng khi hồ bình lập lại, ơng đã chuyển sang một trang mới viết về sự chuyển mình của đất
nước, của con người cuộc sống đời thường đang che lấp mất dần những điều đáng quý mà họ vốn có.
Bài thơ “Ánh trăng” là một bài thơ tiêu biểu cho chủ đề đó. Bài thơ như một lời tự nhắc nhở của tác giả
về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước đồng thời
thức dậy trong tâm hồn người lính lịng trung hiếu trọn vẹn với nhân dân.



<b>6.Chiếc lợc ngà </b>


<b>a.</b>Cú mt nh văn đã nói rằng : "Khơng có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra". Cuộc
chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại đợc các nhà văn ghi lại
nh những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến "Chiếc lợc ngà" của Nguyễn Quang Sáng.
Nhân vật cơ bé Thu tám tuổi có một tình yêu cha đằm thắm, kì lạ, tiêu biểu cho những điều kì diệu mà
những con ngời Việt Nam ó vit nờn.


<b>b.Chiếc lợc ngà</b>


Ra i cỏch õy hn 50 năm, nhng truyện ngắn Chiếc lợc ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng,
mỗi lần đọc lại vẫn đem đến cho chúng ta niềm xúc động lạ thờng. Sức hấp dẫn của tác phẩm ko phải chỉ
ở cốt truyện ít nhiều li kì, hay tính cách n.vật khác lạ mà chính là ở nội dung sâu sắc & cảm động của
câu chuyện: Tình cha con sâu nặng trong hồn cảnh éo le của chiến tranh.


<b>7. Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ.</b>
Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết :


Ta ®i trän kiÕp con ngêi


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Lời ru của mẹ chính là nguồn năng lợng tinh thần để giúp mỗi chúng ta trởng thành nên ngời. Bởi
thế cảm xúc về lời ru của mẹ đã đi vào nghệ thuật và thơ ca. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng xuất phát
từ truyền thống này nhng có sự sáng tạo rất mới với Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ.


<b>8. "Nh÷ng ng«i sao xa x«i </b>


Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc của nhân dân ta đã góp thêm những trang vàng vào lịch sử dân tộc. Đã
có rất nhiều văn nghệ sẽ đã có đợc cảm hứng sáng tác từ đề tài này. Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn
học có nhiều thành cơng góp phần làm rạng rỡ nền văn học nớc nhà. "Những ngôi sao xa xôi" của nữ tác giả
Lê Minh Khuê là một trong những đóng góp nh vậy. Nhân vật chính của tác phẩm là Phơng Định - một cơ


gái đã để lại ấn tợng sâu sắc trong lòng ngi c.


<b> 8b "Những ngôi sao xa x«i"</b>


Chúng ta đã từng biết đến hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trờng Sơn qua tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe
khơng kính" của Phạm Tiến Duật. Họ là những chiến sĩ trẻ trung sôi nổi can trờng mang trong mình khát
vọng thống nhất non sông. Và một lần nữa chúng ta lại đợc gặp hình ảnh những con ngời gan dạ trẻ trung
trên tuyến đờng Trờng Sơn qua tác phẩm "Những ngôi sao xa xơi" của Lê Minh Kh. Đó là ba cơ gái nhỏ
nhắn xinh xắn trong một tổ trinh sát mặt đờng. Nhân vật chính trong tác phẩm và cũng là ngời kể chuyện là
Phơng Định - một cô gái Hà Nội. Nhân vật đã để lại ấn tợng sâu sắc trong lịng đơng đảo bạn đọc.


<b>8c.</b>Là cây bút chuyên về truyện ngắn ,trong chiến tranh Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi
trẻ ở tuyến đờng Trờng Sơn . “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của bà ,đợc viết năm 1971 giữa
lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra rất ác liệt.Truyện giúp ta hiểu hơn về cuộc sống
của những cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đờng Trờng Sơn .


<b>d.Cuộc kháng chiến chống Mĩ đã đi qua….. nhưng ánh sáng chói lọi của nó vẫn ln tồn tại cùng</b>
với lịch sử dân tộc ta qua các tác phẩm văn học như….. Và có những con người bình dị, đã làm nên cuộc
kháng chiến ấy, đó là những người lính, những cơ thanh niên xung phong, những chiến sĩ vơ danh….
« Những ngơi sao xa xơi » viết về những con người như vậy. Ba cô gái thanh niên họp thành một tổ
trinh sát mặt đường….


Họ đã sống và chết.
Giản dị và bình tâm
Khơng ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm nên đất nước.
(Ngã ba Đồng Lộc)


<b>e.Truyện « những ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê được viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến</b>
chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt.



- Truyện kể lại cuộc sống của ba cô gái thanh niên xung phong làm công tác trinh sát và phá bom
thông đường trên một cao điểm của Trường Sơn những năm tháng chống Mĩ. Qua đó thể hiện và ca ngợi
tâm hồn và phẩm chất cao đẹp của những người con gái Việt Nam thời chống Mĩ : Hồn nhiên, trong
sáng trong cuộc sống, dũng cảm trong chiến đấu và luôn lạc quan trước tương lai.


- Họ đã để lại một ấn tượng rất sâu sắc, giúp người đọc nhận ra rằng trong chiến thắng vinh quang
của dân tộc trước một cường quốc lớn, có những con người làm việc và hiến dâng cả tuổi xuân, cả máu
của mình cho đất nước.


10. Làng- Kim Lân


<b>a.</b> Kim Lân là nhà văn có vốn sống vơ cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam.Các sáng tác của
ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của ngời nông dân . Văn bản “Làng” đơc sáng tác vào thời kỳ
đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ,với nhân vật chính là ơng Hai ,một lão nông hiền lành ,yêu
làng ,yêu nớc và gắn bó với kháng chiến .


<b>b.</b>Trong trái tim mỗi con ngời ln có một khoảng dành riêng cho q hơng, tình cảm ấy dạt dào cháy bỏng
& có sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Đặc biệt trong hồn cảnh khó khăn, nguy hiểm, tình cảm ấy càng tỏa sáng
rạng ngời. Với ngòi bút sắc sảo chân thực cùng tâm hồn đồng cảm sâu sắc, nhiều nhà văn VN hiện đại đã
khắc họa thành cơng hình ảnh con ng VN có tình u làng q tha thiết. Nhng có lẽ thành công hơn cả là
nhà văn KL với n.v ông Hai trong truyện ngắn Làng: một lão nông nghèo luôn nặng lịng với q h ơng, tình
q ấy gắn bó hịa nhập trong tình yêu đát nớc.


<b>11.Sang Thu </b>


<b>a.</b>Khoảnh khắc giao mùa có lẽ là khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của tự nhiên,nó gieo vào lịng ngời những rung
động nhẹ nhàng khiến ta nh giao hoà, đồng điệu .Khi chúng ta cha hết ngỡ ngàng bởi một Xuân Diệu “tựa
cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì ” thì đã gặp một Hữu Thỉnh tinh tế ,sâu sắc đến vô cùng qua một thoáng “Sang
Thu” .



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

thôn, về mùa thu. Những vẩn thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng vương vấn trước đất trời trong
trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Điều này thể hiện rõ qua bài "Sang thu" đc ông sáng tác cuối năm 1977.
<b>c. Mùa thu quê hương là đề tài gợi cảm xúc đối với thi nhân song mỗi người cảm xúc về mùa thu theo cảm</b>
nhận riêng của mình. Với nhà thơ Hữu Thỉnh, khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu đã rung động hồn thơ
để thi sĩ vẽ nên một bức tranh thơ: “Sang thu” thật hay.


- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ : nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút
suy tư… thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.


<b>12. Bài thơ về tiểu đơi xe khơng kính</b>


<b>a.</b> Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nớc của dân tộc ta là một bản anh hùng ca bất diệt.Trong những tháng
năm sục sơi khí thế “Xẻ dọc Trờng Sơn đi cứu nớc ”ấy nhân dân Miền Bắc đã không tiếc sức ngời,sức của
chi viện cho Miền Nam ruột thịt. Trong những đoàn quân điệp trùng nối nhau ra trận có chàng trai trẻ Phạm
Tiến Duật .Anh đợc tôi luyện và trởng thành trong chiến tranh và trở thành nhà thơ chiến sỹ .Thơ anh không
cuốn hút ngời đọc bằng ngôn từ mợt mà,âm điệu du dơng mà nó khiến ngời đọc say bằng chính sự tự
nhiên,sống động,gân guốc,độc đáo và đậm chất lính tráng.“Bài thơ về tiểu đơi xe khơng kính” là một thi
phẩm tiêu biểu cho hồn thơ đó .


<b>b. Phạm Tiến Duật là nhà thơ trẻ và lớn lên “trong sắc áo của anh bộ đội Trường Sơn” giữa những ngày ác</b>
liệt nhất của cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ.Tiếng thơ Phạm Tiến Duật hình thành và lớn lên với
những bài thơ “ Trường Sơn đông-Trường Sơn tây, lửa đèn, giửi em cơ thanh niên xung phong, nhớ....”đã
góp phần trẻ hoá thơ Việt Nam thời chống Mỹ. Bài thơ “bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” được rút ra trong
tập thơ “vầng trăng-quầng lửa” của tác giả. Trong bài thơ tác giả đã xây dựng một hìng tượng độc đáo
những “chiếc xe khơng kính” chắn gió vẫn băng băng trên đường ra trận vì chiến trường miền Nam ruột thịt.
<b>13. “nói với con” của tác giả Y Phương </b>


<b>a.Tình cảm gia đình, tình yêu đối với quê hương xứ sở là những tình cảm nguyên sơ nhưng cũng thiêng</b>
đáng truyền thống của tổ tiên, dân tộc, quê hương là sự thể hiện cụ thể của tình cảm cao đẹp đó. Nhiều nhà


thơ đã giãi bày những sắc thái tình cảm ấy lên trang giấy. Chúng ta bắt gặp trong bài thơ “nói với con” của
tác giả Y Phương một cách diễn đạt mộc mạc, chân chất của người miền núi những lời tâm tình thiết tha,
những lời dặn dị ân cần, chia sẻ của người cha đối với con lòng tự hào về con người và quê hương yêu dấu
của mình.


<b>b.</b> Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Trùng Khánh - Cao Bằng ,thấm nhuần những tinh hoa, cái đẹp của dân
tộc Tày , Y Phơng (1948) là một nhà thơ tiêu biểu cho các dân tộc miền núi ."Thơ Y Phơng nh một bức tranh
thổ cẩm đan dệt nhiều màu sắc khác nhau ,phong phú và đa dạng ,nhng trong đó có một màu sắc chủ đạo
,âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo .Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình
thức .Với Y Phơng ,thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu
mới ,một phong cách mới "( Từ điển tác giả ,tác phẩm văn học Việt Nam ).


<b>14.Bến quê</b>


Bước ra khỏi chiến tranh, mỗi người lính có một ngã rẽ riêng để trở về với cuộc đời thường nhật. Trong
vô vàn cái bãng lặng lẽ trở về ấy, ta bắt gặp như vô tình cái bãng hình nhà văn Nguyễn Minh Châu. Trở
về lặng lẽ, tiếp tục tìm tịi lặng lẽ, ngịi bút Nguyễn Minh Châu vẫn chứa đựng những khám phá mới mẻ,
sâu sắc, vẫn mang cái nhìn từng trải chắc chắn của con người đã tơi luyện qua lị lửa chiến tranh. Chính
bằng ngịi bút ấy, nhà văn đã dựng lên một “Bến quê” mang ý nghĩa triết lí, mang đầy trải nghiệm về
một đời người. Có lẽ sẽ chẳng ai gấp lại trang sách “Bến quê” mà không cảm thấy một nỗi buồn bồi hồi,
xúc động trào dâng. Có chút gì đó se sẽ buồn, có chút gì đó se sẽ xót xa, ân hận nhưng những cảm nhận
sâu sắc về vẻ đẹp bình dị, gần gũi của q hương thì vẫn cịn lắng đọng mãi mãi trong sâu thẳm tâm hồn
mỗi người đọc chúng ta.


<b> 15.Viếng lăng Bác</b>


Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam – đã cống hiến trọn đời mình vì sự nghiệp
giải phóng đất nước. Người ra đi năm 1969, để lại biết bao nỗi thương nhớ và xót xa cho Tổ quốc. Có nhiều
nhà thơ đã viết bài thơ tưởng nhớ về Bác, và “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một trong những bài thơ
xuất sắc nhất. Chúng ta hãy cùng đến với bài thơ để cảm nhận được cảm xúc ấy.



16.Con cò


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

nghĩa sâu sắc biểu trưng cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó. Và cũng có khi
hình ảnh cị được mượn để ví cho thân phận người phụ nữ thấp bé trước xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Cảm nhận từ tình mẹ thiêng liêng, cảm nhận vẻ đẹp sâu sắc của hình ảnh cị, tác giả Chế Lan Viên đã
mượn chất liệu là những bài ca dao, dân ca Việt Nam để dệt nên bài thơ "Con cị" ca ngợi tình mẫu tử
thiêng liêng và nỗi nhọc nhằn nuôi con khôn lớn của người phụ nữ, người mẹ. Bài thơ đã nhanh chóng
được mọi người biết đến và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tình mẹ.
17. Bài thơ “Đồng chí”


<b> a. Bài thơ “Đồng chí” ra đời vào đầu năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đánh thắng</b>
cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp cuối năm 1947 lên khu căn cứ địa Việt Bắc. Nhà thơ Chính
Hữu lúc đó là chính trị viên đại đội thuộc trung đồn Thủ đơ, cùng đơn vị của mình tham gia chiến đấu suốt
chiến dịch. Đầu năm 1948 Chính Hữu viết bài thơ này. Bài thơ là kết quả của những trãi nghiệm thực va
những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. Bài thơ nói về tình đồng đội,
đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng mà phần lớn họ xuất thân từ nông dân. Đồng
thời bài thơ cũng thể hện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì đầu của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cịn rất khó khăn thiếu thốn.


<b>b. Cuộc khỏng chiến chống Pháp đã đi qua hơn 50 năm nhưng vẫn để lại những dấu ấn ko thể mờ phai về</b>
những năm thỏng hào hựng của dõn tộc. trong những năm thỏng ấy đó nảy sinhbiết bao h/ả đẹp mà đẹp nhất
là h/ả ng lớnh & t/c đồng chớ đồng đội của họ. Bờn cạnh những bài thơ nổi tiếng một thời như Nhớ (Hồng
Nguyờn), Tõy tiến (Quang Dũng) thỡ Đồng chớ của Chớnh Hữu cũng là một thi phẩm đặc sắc.
<b> </b> <b>18. Lục Võn Tiờn cứu Kiều Nguyệt Nga</b>


Nói đến Nguyễn Đình Chiểu khơng những là nói đến một nhà thơ u nước tiêu biểu nhất của thời kỳ đất
nước ta bị thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX mà ông còn được nhân dân biết đến như một nhà thơ
lớn, ca ngợi đạo lí làm người, đề cao tiết hạnh của người phụ nữ, ca ngợi lòng trung hiếu và hành động vị
nghĩa của nam giới mà tác phẩm Lục Vân Tiên là một minh chứng hùng hồn. Lục Vân tiên - nhân vật chính


của tác phẩm, hơn ai hết đã biểu hiện rõ nét lý tưởng của người anh hùng. Đặc biệt là đoạn trích “Lục Vân
Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về hình ảnh một
trang nghĩa sỹ đánh cướp cứu người.


<b>19.BÕp löa </b>


Chỉ là một tiếng gà mái nhảy ổ cục tác trong nắng tra, chỉ là một bếp lửa chờn vờn trong sơng sớm,…
mà có biết bao nghĩa tình, mà sao tha thiết, lắng sâu đến thế! Thì ra, có khi nhg điều nhỏ nhoi, giản dị nhất
lại ẩn chứa tâm tình, chắt đọng những điều thiêng liêng, là hiện hình của nhg t/c thiết tha chân thành, ko thể
nào quên. Tiếng gà tra đánh thức trong XQ nhg kỉ niệm về một thời thơ ấu sống trong tình yêu thơng của bà.
Còn với Bằng Việt, Bếp lửa lại trở thành một hình ảnh biểu trng cho sự ấm áp nồng đợm của tình bà cháu.
<b>20.Mùa xuân nho nhỏ </b>


Mùa xuân vốn là đề tài vô tận của thi nhân xa & nay. Nếu nh họa sĩ dùng đờng nét & sắc màu,
nhạc sĩ dùng giai điệu & âm thanh thì thi sĩ lại dùng ngôn từ để diễn tả cảm xúc của mình- đặc biệt là
tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc quê hơng. Ta đã từng bắt gặp một sắc cỏ xuân non tơ trong thơ ND,
một nét xuân chín rạo rực của thi sĩ họ Hàn, hay một mùa xuân xanh tơi tắn nhẹ nhàng trong thơ NBính.
Và xúc động biết bao khi ta đợc hịa mình vào Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ xứ Huế – Thanh Hải để
rồi thêm hiểu & yêu cuộc sống hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×