Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

cau hoi thao luan bai 5 lop doi tuong Dang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.26 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI 5:</b>



<i><b>Câu 1: Những người như thế nào thì có thể xét để kết nạp vào Đảng?</b></i>



Điểm 2, Điều I, Điều lệ ĐCSVN quy định: “Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, thừa
nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng
viên hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được
nhân dân tín nhiệm đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng”.


Quy định trên bao gồm 3 điều kiện:


- Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên.


- Thừa nhận và tự nguyện thực hiện: Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Tiêu chuẩn và
nhiệm vụ đảng viên.


- Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.
1- Cơng dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên


* Công dân Việt Nam: Là người có quốc tịch Việt nam (Điều 49 - Hiến pháp 1992)
- Tại sao phải là công dân VN? Vì: Chỉ có cơng dân VN mới được hưởng quyền và phải
thực hiện các nghĩa vụ công dân theo Hiến pháp và pháp luật VN. Đây là đòi hỏi về địa vị
pháp lý và nhân cách công dân của người xin vào Đảng.


* Từ 18 tuổi trở lên: Có đủ sức khoẻ, năng lực và trình độ cần thiết, có ý thức trách nhiệm
về mọi suy nghĩ, hành động của mình.


(Trước: Tính cả năm sinh là một tuổi hoặc tính từ khi bước sang tuổi 18 vẫn được chấp
nhận. Nay: Trịn 18 tuổi trở lên).


- Khơng quy định hạn trên vì cơng tác phát triển Đảng coi trọng yêu cầu về giác ngộ lý


tưởng, phẩm chất chính trị, kiến thức và năng lực hành động. Tuy nhiên do tuổi đời bình
quân của đảng viên hiện nay khá cao (45 tuổi, tỉ lệ đảng viên hưu trí: 23%) nên yêu cầu
phải trẻ hoá đội ngũ, chú trọng phát triển Đảng trong thanh niên.


2- Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và
nhiệm vụ đảng viên; hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng.


Đây là điều kiện phân định rõ ranh giới giữa đảng viên với quần chúng tích cực ngồi
Đảng.


a- Thừa nhận (nhận thức) - tự nguyện thực hiện (hành động thực tế, thước đo nhận thức tư
tưởng, ý thức phấn đấu của người vào Đảng):


- Điều kiện này xuất phát từ vị trí, vai trị của người đảng viên: làm cách mạng, lãnh đạo
và vận động nhân dân thực hiện đường lối chình trị của Đảng. Vì vậy, khác với công dân, đảng
viên phải thừa nhận và thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ
đảng viên; hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng.


- Yêu cầu của điều kiện này: người vào Đảng phải có quan điểm, lập trường chính trị
đúng đắn, giác ngộ mục đích, lý tưởng của Đảng, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đảng viên - phải
có trình độ và sự tin cậy về chính trị.


* Cương lĩnh chính trị: “Nói lên tất cả những điều mà Đảng muốn đạt được và vì mục
đích gì mà Đảng đấu tranh”. Đó là cơ sở thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng, là ngọn
cờ tập hợp, cổ vũ các lực lượng xã hội phấn đấu cho lý tưởng mà Đảng đã chỉ ra.


* Điều lệ Đảng: Văn bản xác định tơn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ
chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức, bộ máy của Đảng, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyển
hạn của đảng viên và của tổ chức các cấp của Đảng.



* Tiêu chuẩn, nhiệm vụ đảng viên: Là những chuẩn mực cơ bản về phẩm chất chính trị,
đạo đức, năng lực. Là cơ sở phân định ranh giới giữa đảng viên và quần chúng tích cực ngồi
Đảng, cơ sở để tiến hành mọi mặt cơng tác đảng viên, giữ vững bản chất giai cấp công nhân
của Đảng.


Đảng viên phải có nghĩa vụ chấp hành trên cơ sở tự nguyện thừa nhận.
* Tiêu chuẩn đảng viên:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Tiên phong:


- Về mặt thực tiễn: Là bộ phận kiên quyết nhất, luôn đi đầu, biết lôi kéo, cuốn hút quần
chúng.


- Về mặt lý luận: Mác: Họ hơn hẳn bộ phận còn lại của giai cấp vơ sản ở chỗ hiểu rõ
những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản.


+ Liên hệ:


- Ưu: Hiện nay, đảng viên chiếm 3,12% dân số (2,4 triệu): Vững vàng về chính trị, kiên
định CN Mác-Lê nin và tư tưởng HCM; trong đổi mới đang hình thành một đội ngũ đảng viên
có năng lực, phẩm chất, tư duy mới, bắt kịp yêu cầu của thời đại.


- Nhược: Một bộ phận hoang mang, dao động, thiếu tiền phong, gương mẫu.
- Suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng:


+ Đảng: đội tiên phong của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với mục tiêu đấu
tranh: giải phóng giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động, xố áp bức bóc lột, xây dựng CNCS
mà giai đoạn đầu là CNXH.


+ Đảng viên: tế bào cấu thành nên tổ chức Đảng, nên phải phấn đấu cho mục đích đó. Sự


nghiệp của giai cấp cơng nhân là lâu dài, bền bỉ - cần phải phấn đấu suốt đời.


- Đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá
nhân. Mác: “giai cấp cơng nhân chỉ có thể tự giải phóng mình đồng thời với giải phóng tồn
thể nhân dân lao động”.


Đảng không chỉ đại biểu cho quyền lợi của giai cấp cơng nhân mà cịn đại biểu cho quyền
lợi của nhân dân lao động. Lợi ích của giai cấp cơng nhân gắn bó máu thịt với lợi ích nhân dân
lao động và ở Việt Nam: gắn bó máu thịt với lợi ích dân tộc. Do đó, lợi ích đảng viên gắn bó
với lợi ích dân tộc, giai cấp và nhân dân lao động - “ nước lên thuyền lên”.


- Chấp hành nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước:
+ Đảng viên phải gương mẫu, tiền phong để lôi cuốn quần chúng “Đảng viên đi trước,
làng nước theo sau”.


- Có lao động, khơng bóc lột, hồn thành nhiệm vụ được giao:


Cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, “cách mạng đến nơi”: Thủ tiêu chế độ bóc lột.
Nay: trong thời kỳ quá độ: chấp nhận xã hội còn bóc lột nhưng về quan điểm, lập trường: phát
triển kinh tế tư bản tư nhân khơng phải là mục đích mà là phương tiện. Đảng viên tham gia làm
kinh tế phải vững lập trường, nhằm giải quyết việc làm, làm giàu cho xã hội.


- Đạo đức. lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân: Sống, làm việc trong lịng nhân dân,
cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.


- Phục tùng tổ chức, kỷ luật, giữ gìn đồn kết, thống nhất trong Đảng: Đây là quy luật làm
cho Đảng thật sự thống nhất, có sức mạnh.


* 19 điều đảng viên không được làm: (tài liệu)
b- Hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng:



Tại sao? Lê nin trong “Một bước tiến, hai bước lùi” đã đấu tranh kiên quyết cho tiêu
chuẩn này, Người lý giải: “Nếu không sẽ làm cho Đảng rơi vào tình trạng mọi phần tử cơ hội,
ăn không ngồi rồi, mọi giáo sư, học sinh trung học đều tự xưng mình là đảng viên cả”.


- Mặt khác, phải ở trong một tổ chức thì Đảng mới có thể kiểm tra, theo dõi, giám sát
được.


3- Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm (điều kiện thực tiễn)
- Tại sao phải được nhân dân tín nhiệm?


+ Bản chất giai cấp cơng nhân của Đảng: gắn bó mật thiết với nhân dân, khơng có lợi ích
nào khác ngồi lợi ích của nhân dân.


+ Nhân dân cũng gắn bó máu thịt với Đảng, tích cực tham gia xây dựng Đảng.
Vì vậy, phải được nhân dân tín nhiệm thì mới có thể hồn thành nhiệm vụ, sứ mệnh lịch sử của
người đảng viên: vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.


- Làm thế nào để được nhân dân tín nhiệm?
+ Gương mẫu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới.
- Nêu gương về đạo đức.


- Có năng lực sáng tạo.


+ Kiên trì rèn luyện khơng ngừng trong thực tiễn:


“ Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”
“ Lửa thử vàng, gian nan thử sức”



Thực tiễn là thước đo chính xác nhất đối với phẩm chất con người, là chỗ dựa tin cậy để
nhân dân lựa chọn, giới thiệu.


Sự đánh giá trung thực, khách quan của nhân dân là cơ sở tin cậy để Đảng xem xét, kết
nạp.


Đây là ba điều kiện cần thiết để Đảng xem xét kết nạp người vào Đảng.


<i><b>Câu 2: Vì sao vấn đề xây dựng cơ bản vào Đảng đúng đắn được đặt lên hàng</b></i>


<i><b>đầu và có ý nghĩa quyết định đối với việc phấn đấu trở thành đảng viên?</b></i>



Đảng là một tổ chức chính trị, đây là một tổ chức ln luôn vận động và phát triển nên rất
cần những người ưu tú để cho Đảng hoạt động và phát triển bình thường để đáp ứng nhu cầu
cách mạng trong từng thời kỳ. Trong quá tình vận động và phát triển ln xuất hiện những
phần tử thối hóa biến chất, cần phải khai trừ ra khỏi Đảng. Việc khai trừ và kết nạp Đảng viên
mới để bổ xung cho Đảng những con người có phẩm chất năng lực nâng cao bản lĩnh chính trị
để phục vụ cho Đảng giúp Đảng ta lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới hiện nay. Chính vì vậy
mà trong q trình phấn đấu để trở thành Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam thì mỗi
người chúng ta phải xác định được động cơ vào Đảng đúng đắn, tuyệt đối trung thành với điều
lệ và cương lĩnh của Đảng. Có xác định được như vậy thì người Đảng viên mới tận tâm tận lực
phục vụ Đảng, vào Đảng là để chấp nhận gian khổ hi sinh, chấp nhận sự phân công và điều
động của Đảng, hết lịng phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, đất nước lên trên lợi ích
cá nhân, phấn đấu vì lý tưởng cách mạng cao cả, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa giàu đẹp
và văn minh.


Bác Hồ kính yêu đã dạy chúng ta: "Đảng viên là người đầy tớ của nhân dân." Vào Đảng
là để phục vụ nhân dân, phục vụ dân tộc, nếu vào Đảng mà chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân thì
đừng vào. Những người mà ngay từ khi phấn đấu vào Đảng đã có động cơ khơng trong sáng
thì khi đã đứng trong hàng ngũ của Đảng chắc chắn sẽ "quay lưng" phản bội lại Đảng khi có cơ


hội. Điều đó là hết sức nguy hiểm cho sự trong sạch, vững mạnh của Đảng. Thực tế đã có
những Đảng viên đã được thử thách qua chiến đấu rất dũng cảm, rất anh hùng, nhưng trong
điều kiện hịa bình, trước sự cám dỗ của tiền tài, vật chất đã gục ngã, đã bị biến chất, thối hóa.
Cũng có những Đảng viên sau khi vào Đảng một thời gian dài, nắm trong tay chức quyền thì
bắt đầu mới bộc lộ bản chất cơ hội, bản chất của một con người mang danh Đảng viên để tiến
thân. Những con người đó trước sau gì cũng làm tổn hại đến thanh danh, uy tín của Đảng, làm
hại đến lợi ích của nhân dân, của dân tộc và nguy hiểm hơn nữa là đến một lúc nào đó, họ sẽ
phản bội lại lý tưởng cách mạng của Đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

khó nắm bắt nhất, bởi nó nằm sâu trong nội tâm mỗi người. Vì vậy, trong cơng tác xây dựng
Đảng, chúng ta cần tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng một cách có hệ thống cho các
quần chúng ưu tú và cho các Đảng viên mới để mỗi người Đảng viên và quần chúng tự ý thức,
tự trau dồi, tự rèn luyện bản lĩnh chính trị và tự phấn đấu vươn lên. Vì sự vững mạnh của
Đảng, vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc, quần chúng cũng như cán bộ, quần chúng ưu tú và
người Đảng viên cần thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ về đạo đức cách mạng: "Cần,
kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư".


Trong q trình phấn đấu vào Đảng, việc xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn là điều có
ý nghĩa quyết định. Đảng chỉ kết nạp những người thực sự giác ngộ về mục đích, lý tưởng cách
mạng, quyết khơng thu nạp vào hàng ngũ mình những người mang động cơ thiếu trong sang,
lệch lạc; càng khơng để cho các phần tử có cơ hội lọt vào Đảng. Để có động cơ vào Đảng đúng
đắn cần hiểu sâu sắc bản chất, mục đích của Đảng, tích cực góp phần thực hiện có hiệu quả
mục tiêu, nhiệm vụ do Đảng đề ra; thường xuyên trau đồi đạo đức cách mạng, đấu tranh khắc
phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, vụ lợi, xa lạ với bản chất của người
chiến sĩ cách mạng.


Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong điều
kiện hịa bình, Đảng ta cầm quyền và cơ chế kinh tế thị trường, mỗi người chúng ta nói chung,
người Đảng viên nói riêng, ln phải đối mặt với biết bao khó khăn, thử thách và những cám
dỗ của quyền lực, tiền tài. Nếu người vào Đảng khơng có đủ nghị lực và bản lĩnh, sẽ không


vượt qua được những thử thách, không thắng nổi cám dỗ vật chất thì Đảng sẽ xa dời tư tưởng
cộng sản nền tảng, không vượt qua được những thủ đoạn "diễn biến hịa bình" của các thế lực
thù địch.


Động cơ và mục đích vào Đảng đúng đắn khơng phải là cái cụ thể, không phải là thứ mà
chúng ta đem cân đong đo đếm được, mà nó đã tồn tại trong những người đoàn viên ưu tú,
những quần chúng tiến bộ và được bồi đắp thêm ngay trong quá trình học tập, rèn luyện và
phấn đấu vào Đảng của mỗi quần chúng ưu tú và người Đảng viên.


<i><b>Câu 3: Cần làm gì và phấn đấu như thế nào để trở thành đảng viên?</b></i>


<b>1- Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn</b>


<i><b>* Động cơ vào Đảng:</b><b> </b></i>


- Động cơ: Cái có tác dụng thúc đẩy người ta suy nghĩ, hành động.


- Động cơ vào Đảng: trả lời câu hỏi: Tại sao vào Đảng? Vào Đảng để làm gì?


+ Để hết lịng, hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm tròn nhiệm vụ của người
đảng viên. Bác Hồ khuyên: "Nếu sợ không phục vụ được nhân dân, phục vụ được cách mạng
thì đừng vào hay là khoan hãy vào Đảng".


Sứ mệnh của Đảng: Đoàn kết, lãnh đạo nhân dân đấu tranh cho độc lập dân tộc, CNXH.
+ Nay, trong công cuộc đổi mới: Đảng vẫn kiên định mục tiêu "Độc lập dân tộc gắn liền
với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đây là cuộc đấu
tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc dưới nhiều hình thức.


- Thực hiện CNH-HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém
phát triển.



- Thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất công.


- Đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng, hành động sai trái, tiêu cực.
- Đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch.


- Bảo vệ độc lập dân tộc.


Bác Hồ: "Chỉ tiếc là không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa".


<i><b>* Làm thế nào để xây dựng động cơ đúng đắn khi vào Đảng?</b></i>


Động cơ đúng đắn là điều có ý nghĩa quyết định vì: Đảng chỉ kết nạp những người giác
ngộ về mục đích, lý tưởng cách mạng. Không thu nhận những người mang động cơ lệch lạc,
thiếu trong sáng, nhất là không để những kẻ cơ hội lọt vào Đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Thể hiện nhận thức bằng việc làm cụ thể: hoàn thành nhiệm vụ được giao, thường xuyên
trau dồi tư cách đạo đức, đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, vụ
lợi.


- Mọi lúc, mọi nơi, cả trong lời nói việc làm đều nghĩ đến làm lợi cho Đảng, cho dân.


<i><b>* Liên hệ:</b><b> </b></i>


- Trước ma lực của đồng tiền và sự chống phá của các thế lực thù địch, biết bao người vẫn
nêu cao lý tưởng sống, chiến đấu vì hạnh phúc của nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân. Chúng
ta tự hào vì trong bất cứ tình huống nào Đảng ta vẫn khơng ngừng trưởng thành, lớn mạnh.
(Trước, trong và sau khi giành chính quyền, lãnh đạo hai cuộc kháng chiến và công cuộc đổi
mới; khi Liên Xô -Đông Âu sụp đổ, VN vẫn kiêu hãnh ngẩng cao đầu; những nhân tố mới
trong đổi mới...)



- Tồn tại:


Một bộ phận những người vào Đảng với động cơ thiếu trong sáng:
Những kẻ cơ hội vào Đảng vì lợi ích cá nhân: để thăng quan tiến chức, tìm kiếm danh vọng,
địa vị, thu hái lợi lộc.


Những kẻ phản động vào Đảng để "leo cao, chui sâu" phá hoại Đảng từ bên trong.


<b>2- Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng</b>


<i><b>* Bản lĩnh chính trị:</b></i> Là tính kiên định mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn (trong bất kỳ tình
huống nào cũng khơng dao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu).


- Khí tiết của người cách mạng: Giàu sang khơng quyến rũ, nghèo khó khơng thể chuyển
lay, uy vũ không thể khuất phục. Độc lập, sáng tạo, khơng thụ động, trì trệ.


<i><b>* Bản lĩnh chính trị thể hiện:</b><b> </b></i>


- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.


- Lấy CN Mác - Lê nin, tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt
động.


- ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam (không chấp nhận đa nguyên, đa Đảng).
- Nhà nước là của dân, do dân, vì dân.


- Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng.
- Độc lập, sáng tạo, khơng thụ động, trì trệ.


<i><b>* Muốn có bản lĩnh chính trị:</b><b> </b></i>



- Phải thường xuyên rèn luyện trong thực tế hoạt động.


- Đứng vững trên lập trường, quan điểm của Đảng, giữ vững niềm tin vào con đường mà
Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn.


- Phấn đấu góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.


- Trong khó khăn thử thách khơng nao núng tinh thần, khơng mất phương hướng về chính
trị.


- Tỏ thái độ, chính kiến rõ ràng, không mập mờ, "ba phải".


<i><b>* Đạo đức cách mạng:</b></i> Nói tóm tắt thì đạo đức cách mạng là: "Quyết tâm suốt đời đấu
tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất".


Phẩm chất đạo đức theo tư tưởng HCM:


- Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì
hạnh phúc của nhân dân.


- Yêu thương con người, sống có tình, có nghĩa: Trong di chúc, 3 năm (1965 - 1968 )
người chỉ thêm có 1 dịng: " Phải có tình đồng chí u thương lẫn nhau".


- Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư?: Theo HCM đây là "tứ đức" của con người.
+ Cần: siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai.


+ Kiệm: Không xa xỉ hoang phí nhưng khơng bủn xỉn.
+ Liêm: Là trong sạch, khơng tham lam.



+ Chính: Khơng tà, ngay thẳng, thẳng thắn, đứng đắn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Thiếu một mùa thì khơng thành trời</b>
<b>Thiếu một phương thì khơng thành đất</b>
<b>Thiếu một đức thì khơng thành người"</b>


+ Chí cơng vơ tư: ham làm những việc ích nước, lợi dân, khơng ham địa vị, cơng danh,
vinh hoa phú q.


- Có tinh thần Quốc tế cao cả, trong sáng.


<i><b>* Rèn luyện đạo đức cách mạng:</b></i>


- Tại sao phải rèn luyện đạo đức cách mạng?


+ Trong lãnh đạo cách mạng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà quan hệ lợi ích len
lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội thì vấn đề này phải đặt lên hàng đầu. Nếu không sẽ
mất cán bộ, sự thoái hoá biến chất của đảng viên làm xói mịn lịng tin của nhân dân với Đảng.
+ Đạo đức cách mạng là cái gốc của người cách mạng: Cũng như sơng có nguồn thì mới có
nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được
nhân dân.


Không phải chúng ta cứ dán lên trán hai chữ Cộng sản mà dân yêu, dân quý, quần chúng
chỉ yêu quý những người có tư cách đạo đức.


- Làm gì ?


+ Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết: "Mình vì mọi người, mọi
người vì mình", đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.



+ Bền bỉ rèn luyện hàng ngày: Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do
đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như "ngọc càng mài
càng sáng, vàng càng luyện càng trong".


Việc gì có lợi cho cách mạng, cho nhân dân thì khó mấy, kể cả hy sinh cũng làm. Việc gì
có hại cho cách mạng, cho nhân dân thì nhỏ mấy cũng hết sức tránh.
Nay: đạo đức cách mạng là tự nguyện tự giác góp sức làm giàu cho đất nước, khơng tính tốn
thiệt hơn với Đảng, chống: cơ hội, thực dụng, coi đồng tiền là tất cả, lợi dụng sơ hở của cơ chế,
chính sách để tham nhũng, làm giàu phi pháp...


Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là phủ nhận vai trị, lợi ích cá nhân mà tơn
trọng những lợi ích chính đáng.


<b>3- Nâng cao năng lực hồn thành tốt nhiệm vụ được giao</b>


Hoàn thành tốt, thể hiện vai trò gương mẫu, tiên phong của đảng viên.


- Để trở thành đảng viên: được giao nhiệm vụ gì phải hồn thành tốt, có chất lượng, hiệu
quả.


- Để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao:


+ Có nhiệt tình cách mạng (tinh thần hăng hái, quyết tâm cao).


+ Có đủ năng lực cần thiết, trình độ chun mơn nghiệp vụ. Muốn vậy phải tích cực học
tập, nâng cao học vấn, trình độ am hiểu KHCN, tránh tụt hậu về trí tuệ.


+ Đồng thời với nâng cao trí tuệ phải nâng cao năng lực thực tiễn: Ứng dụng kiến thức
vào thực tế cơng tác, năng động sáng tạo.



Tóm lại: phải khơng ngừng học tập, học đi đôi với hành.
- Liên hệ :


+ Thực tế nhiều mặt của ta còn hạn chế, tình trạng "Học giả, chạy theo bằng cấp..." cịn
tồn tại phổ biến, kỹ năng ứng dụng cơng nghệ mới cịn hạn chế.


+ Khơng có kiến thức, khơng có năng lực mọi mặt, nhiều chủ trương của Đảng không đi
được vào cuộc sống.


+ Đảng không thể châm chước, hạ thấp yêu cầu kết nạp những người lười học, học cốt lấy
bằng, làm việc cầm chừng khơng thể hiện được tính tiên phong.


<b>4- Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đồn thể, cơng tác</b>
<b>xã hội.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Cơng tác xã hội, đồn thể là môi trường để rèn luyện phấn đấu.


<i><b>* Yêu cầu:</b><b> </b></i>


+ Gắn bó với đồng nghiệp, bạn bè nơi công tác, bà con nơi cư trú (quý trọng, thơng cảm,
quan tâm giúp đỡ lẫn nhau).


+ Hồ mình với quần chúng nhưng không hùa theo những suy nghĩ, việc làm sai. Đề cao
trách nhiệm vận động mọi người đoàn kết thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng.


+ Nhiệt tình tham gia sinh hoạt và các hoạt động đoàn thể.


+ Sẵn sàng, tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội: Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ
người trồng cây...



Cơ sở và tiền đề để đến với Đảng là cơ hội tốt để tiến bộ trưởng thành về chính trị, xây
dựng tín nhiệm với nhân dân để phấn đấu trở thành đảng viên.


<b>5- Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở</b>


Không chỉ thừa nhận, tôn trọng và chấp hành mọi sự lãnh đạo của Đảng mà cịn phải tích
cực tham gia xây dựng Đảng. Đó là trách nhiệm của chúng ta.


- Mỗi chúng ta đều gắn bó với một tổ chức. Do đó, xây dựng Đảng trước hết là xây dựng
Đảng ở cơ sở, đơn vị mình. Điều đó thể hiện ý thức chính trị vì: tổ chức Đảng vững mạnh là
nhân tố đảm bảo cho cơ sở không ngừng đổi mới và phát triển theo định hướng XHCN.


<i><b>* Làm gì?</b><b> </b></i>


- Bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình tham gia đóng góp ý
kiến để tổ chức cơ sở Đảng đề ra nghiên cứu, chủ trương sát đúng; đưa chủ trương, chính sách
của Đảng vào thực tiễn; phát triển nâng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, công tác, nâng cao đời
sống nhân dân.


- Nêu cao tinh thần chủ động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đưa Nghị quyết của Đảng vào
thực tiễn: Nhất là về phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, đẩy
lùi những biểu hiện tiêu cực.


Kịp thời phản ánh những vấn đề nảy sinh, đề xuất những giải pháp giải quyết hoặc điều
chỉnh bổ sung.


- Thường xuyên góp ý, phê bình, thẳng thắn đấu tranh, khơng lảng tránh, bao che, giám
sát cán bộ.



</div>

<!--links-->

×