Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cơ khí chế tạo áp dụng cho nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ giai đoạn chiến lược 2010 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.2 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC MỎ - ðỊA CHẤT
________________________

NGÔ THỊ PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ CHẾ TẠO ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ TẠO THIẾT BỊ NÂNG HẠ
GIAI ðOẠN CHIẾN LƯỢC 2010-2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC MỎ - ðỊA CHẤT
______________________

NGÔ THỊ PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ CHẾ TẠO ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ TẠO THIẾT BỊ NÂNG HẠ
GIAI ðOẠN CHIẾN LƯỢC 2010-2020

Chuyên ngành

: Kinh tế công nghiệp

Mã số


: 60.31.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TSKH. Nguyễn Hữu Hà

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào trước đó.

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2010
Người cam đoan

Ngơ Thị Phượng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cạm đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ðẦU................................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP.................................................5

1.1. Chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược kinh doanh ........................ 5
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trị, nội dung của chiến lược kinh doanh ..........................5
1.1.2. Mối quan hệ giữa kế hoạch hoá và chiến lược kinh doanh........................................8
1.1.3. Quản trị chiến lược kinh doanh và giá trị của nó .....................................................13

1.2. Nghiên cứu phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh ..................... 15
1.2.1. ðiều kiện ñể xây dựng chiến lược kinh doanh.........................................................15
1.2.2. Những chú ý trong công tác hoạch ñịnh chiến lược kinh doanh..............................15
1.2.3. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh ................................16
1.2.4. Quy trình tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh..............................................21

1.3. Phân tích mơi trường bên ngồi .................................................................. 23
1.3.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ......................................................................................23
1.3.2. Phân tích mơi trường vi mơ (mơi trường ngành, mơi trường tác nghiệp)................24

1.4. Phân tích đánh giá nội bộ doanh nghiệp..................................................... 26
1.4.1. Công tác quản trị ......................................................................................................27
1.4.2. Công tác Marketing..................................................................................................28
1.4.3. Cơng tác tài chính - kế tốn......................................................................................28
1.4.4. Cơng tác sản xuất và tác nghiệp ...............................................................................28
1.4.5. Công tác nghiên cứu và phát triển............................................................................29
1.4.6. Hệ thống thơng tin....................................................................................................29

1.5. Xác định lĩnh vực kinh doanh ...................................................................... 29


1.5.1. Ý nghĩa của việc xác ñịnh lĩnh vực kinh doanh .......................................................29

1.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng ñến việc xác ñịnh lĩnh vực kinh doanh ..............................30
1.5.3. Cách thức xác ñịnh lĩnh vực kinh doanh..................................................................30

1.6. Xây dựng tầm nhìn và triết lý kinh doanh.................................................. 30
1.6.1. Xây dựng tầm nhìn...................................................................................................30
1.6.2. Triết lý kinh doanh ...................................................................................................32

1.7. Mục tiêu chiến lược ....................................................................................... 33
1.8. Phân biệt các loại hình chiến lược kinh doanh........................................... 34
1.8.1. Các chiến lược kinh doanh tổng quát.......................................................................34
1.8.2. Các chiến lược kinh doanh bộ phận (chức năng).....................................................35

1.9. Cơng cụ hoạch định và lựa chọn chiến lược kinh doanh........................... 37
1.9.1. Nhóm ma trận hoạch định chiến lược ......................................................................37
1.9.2. Nhóm ma trận hỗ trợ lựa chọn chiến lược kinh doanh.............................................40

1.10. Thực hiện chiến lược kinh doanh ................................................................ 42
1.11. Kiểm tra, đánh giá và hồn thiện chiến lược kinh doanh ......................... 43
1.12. Tổng quan về tình hình nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh của
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và trong các doanh nghiệp cơ khí chế tạo
nói riêng. .................................................................................................................. 44
1.12.1. Thực tiễn chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam .............................44
1.12.2. Chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp nước ngoài ..........................................45
1.12.3. ðánh giá những nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp cơ khí chế tạo nói riêng ........................................47

Tóm tắt nội dung Chương 1 .................................................................................. 49
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA NHÀ MÁY CHẾ TẠO THIẾT BỊ NÂNG HẠ GIAI ðOẠN 2008-2009 ..................50


2.1. Tổng quan về chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí chế tạo
Việt Nam và định hướng phát triển ngành cơ khí............................................... 50
2.1.1. Chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam .....................50
2.1.2. ðịnh hướng phát triển ngành cơ khí chế tạo Việt Nam ...........................................53


2.2. Phân tích thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh của Nhà máy chế
tạo thiết bị nâng hạ giai ñoạn 2008-2009.............................................................. 54
2.2.1. Giới thiệu Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ và thị trường thiết bị nâng hạ ............54
2.2.2. Phân tích chiến lược hiện tại của Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ........................56
2.2.3. ðánh giá công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của Nhà máy chế tạo thiết bị
nâng hạ giai đoạn 2008-2009 ...............................................................................................58

Tóm tắt nội dung Chương 2 .................................................................................. 71
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY CHẾ TẠO
THIẾT BỊ NÂNG HẠ GIAI ðOẠN 2010-2020..................................................................72

3.1. Cơ sở ñể xây dựng chiến lược ...................................................................... 72
3.1.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Nhà máy ñến năm 2020 ........................72
3.1.2. Dự báo về thị trường thiết bị nâng hạ Việt Nam......................................................73
3.1.3. ðịnh hướng xác ñịnh mục tiêu chiến lược, xây dựng tầm nhìn và triết lý kinh kinh
doanh của Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ giai ñoạn 2010-2020......................................73

3.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh của Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ
giai ñoạn 2010-2020 ................................................................................................ 78
3.2.1. Xây dựng các phương án chiến lược........................................................................78
3.2.2. Lựa chọn chiến lược kinh doanh..............................................................................82
3.2.3. ðề xuất giải pháp thực hiện chiến lược....................................................................88
3.2.4. Các chương trình điều chỉnh chiến lược ..................................................................94


3.3. Dự báo kết quả thực hiện chiến lược........................................................... 94
3.3.1. Dự báo kết quả tiêu thụ sản phẩm ............................................................................95
3.3.2. Dự báo kết quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh .......................................................95

Tóm tắt nội dung Chương 3 .................................................................................. 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................98

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết ñầy ñủ

G7

7 nước kỹ nghệ tiên tiến Thế giới
(Anh, ðức, Pháp, Mỹ, Nhật, Ý, Canada)

ATLð

An tồn lao động

CB-CNV

Cán bộ - cơng nhân viên

AICO


Chương trình hợp tác cơng nghiệp ASEAN

HP

Cơng suất tính theo mã lực
(1HP ≅ 745,7W hay 1000w=1,3HP)

DN

Doanh nghiệp

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia ðông Nam Á

KCS

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

EU

Liên minh châu Âu

EFE

Ma trận ñánh giá các yếu tố bên ngồi

IFE


Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (nội bộ)

QSPM

Quantitative Strategic Planning Matrix

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SWOT

Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats

TSCð

Tài sản cố định

VINASHIN

Tập đồn cơng nghiệp tàu thuỷ Việt Nam

UBND

Uỷ ban nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


CNH-HðH

Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1

Tên bảng
Bảng 1.1. Phân biệt sự khác nhau giữa chiến lược kinh doanh và

Trang
12

kế hoạch kinh doanh
2

Bảng 1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi

37

3

Bảng 1.3. Ma trận ñánh giá các yếu tố nội bộ

38

4


Bảng 1.4. Ma trận SWOT

39

5

Bảng 1.5. Ma trận Mc.Kinsey

40

6

Bảng 1.6. Ma trận QSPM

41

7

Bảng 3.1. Ma trận ñánh giá các yếu tố bên ngồi (EFE)

80

8

Bảng 3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

81

9


Bảng 3.3. Ma trận SWOT

83

10

Bảng 3.4. Ma trận QSPM – Nhóm S/O

85

11

Bảng 3.5. Dự báo kết quả hoạt ñộng SXKD qua các năm 2011-

96

2020
12

Bảng 3.6. Bảng tổng kết nội dung chính của chiến lược kinh
doanh Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ giai ñoạn 2010 – 2020

97


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ðỒ THỊ

STT

Tên bảng


Trang

1

Sơ đồ 1.1- Mơ hình quản trị chiến lược của F. David

14

2

Sơ đồ 1.2 - Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh

22

3

Sơ đồ 1.3 - Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh

25


1
MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã có những
bước đột phá đáng kể trên nhiều mặt; ñặc biệt là việc gia nhập tổ chức thương mại thế
giới (WTO). Việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước đã khuyến khích phát triển đa dạng hố các loại
hình tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo ñiều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển

mạnh và trở thành một ñộng lực của nền kinh tế.
Trong cơ chế mới, mỗi doanh nghiệp trở thành một phân hệ mở của nền kinh tế
quốc dân và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, do đó địi hỏi mỗi
doanh nghiệp phải ln chú trọng đến thực trạng hoạt ñộng cũng như xu thế biến
ñộng của môi trường kinh doanh cả trong và ngoài nước.
Trước bối cảnh xu hướng quốc tế hóa ngày càng gia tăng, tính cạnh tranh gay gắt
của nền kinh tế thị trường cùng với sự khan hiếm của các nguồn lực đã khiến cho mơi
trường kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phức tạp, chứa ñựng nhiều rủi ro. Việc
vạch hướng ñi trong tương lai càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đóng vai trị quyết
định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh được coi là một
cơng cụ hữu hiệu ví như bánh lái của con tàu giúp doanh nghiệp vượt qua mọi sóng
gió, đi tới đích và gặt hái được nhiều thành cơng trong q trình sản xuất kinh
doanh.
Tuy nhiên, thực tế công tác lập và triển khai chiến lược kinh doanh ở hầu hết
các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí cịn là
điều mới mẻ. Các doanh nghiệp Việt Nam thường bị cuốn vào vịng xốy của sự
phát triển và hầu như chưa có hoặc chưa hề hoạch định chiến lược kinh doanh. Kiến
thức và kỹ năng lập cũng như triển khai chiến lược đối với nhiều nhà quản trị cịn
hạn chế, thiếu bài bản, khơng có tính hệ thống hoặc thiếu tính khoa học.
Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa xác ñịnh ñược
phương hướng, cách thức xây dựng và biện pháp thực hiện các chiến lược kinh
doanh cho phù hợp với năng lực hiện có và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.


2
Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ nằm trong nhóm các dự án cơ khí trọng điểm
được Chính phủ ưu ñãi cho vay vốn ñầu tư do tư nhân làm chủ dự án. Những sản
phẩm của Nhà máy chủ yếu mang tính chất siêu trường, siêu trọng với giá trị lên
đến hàng triệu USD, do đó mức độ cạnh tranh là rất lớn. Mặc dù ngành cơ khí được
coi là trung tâm của cơng cuộc "cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa" nước ta nhưng hầu

như các chiến lược phát triển đặt ra chỉ mang tầm vĩ mơ, chung chung ở cấp ngành,
cấp cơ quan quản lý Nhà nước.
Các doanh nghiệp cơ khí chế tạo, đặc biệt là doanh nghiệp chế tạo cẩu trục
hiện nay hầu như chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh cụ thể để có thể tham
khảo. Do vậy, việc nghiên cứu phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh của
các doanh nghiệp cơ khí chế tạo là nhiệm vụ khơng hề đơn giản về mặt khoa học.
Tất cả những điều trình bày ở trên khẳng ñịnh "Nghiên cứu phương pháp xây
dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cơ khí chế tạo - áp dụng cho Nhà
máy chế tạo thiết bị nâng hạ, giai đoạn chiến lược 2010-2020" là một đề tài có
tính cấp thiết cả về khoa học và thực tiễn.
2. Mục đích của luận văn
Tạo ra các căn cứ khoa học cho việc xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu
quả, giúp Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ nắm giữ ñược vị trí là doanh nghiệp số 1
trong ngành chế tạo cẩu của Việt Nam và vươn ra thị trường khu vực và quốc tế từ
nay ñến năm 2020.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài: các phương pháp xây dựng chiến lược kinh
doanh và áp dụng ñể xây dựng chiến lược kinh doanh cho Nhà máy chế tạo thiết bị
nâng hạ.
ðề tài lấy phạm vi nghiên cứu là giai ñoạn chiến lược 2010-2020, ñối với
chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí chế tạo máy nói chung, cụ thể
tại Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ do Xí nghiệp cơ khí Quang Trung - Ninh Bình
làm chủ ñầu tư.


3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
ðể ñạt ñược mục đích đặt ra trên, các nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết gồm:
- Nghiên cứu lý luận phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp;

- Phân tích, ñánh giá tình hình xây dựng chiến lược kinh doanh của Nhà
máy chế tạo thiết bị nâng hạ trong giai ñoạn 2008-2009 (bắt ñầu ñi vào hoạt ñộng);
- Xây dựng chiến lược kinh doanh của Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ giai
ñoạn 2010-2020.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Là một đề tài khoa học địi hỏi tính thực tiễn cao, nên trong quá trình nghiên
cứu tác giả chủ yếu dựa vào các phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê,
phương pháp dự báo, so sánh, mơ hình hóa để phân tích, đánh giá và đưa ra các
chiến lược kinh doanh của Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ, giai ñoạn 2010-2020.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
• Ý nghĩa khoa học: Hồn thiện phương pháp xây dựng chiến lược kinh

doanh ở các doanh nghiệp cơ khí chế tạo bao gồm các bước xây dựng cơ bản và
triển khai thực hiện. Kết quả nghiên cứu hy vọng có những đóng góp nhất định vào
việc hoàn thiện phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và trong điều kiện cụ thể của đối tượng nghiên cứu nói riêng.
• Ý nghĩa thực tiễn: Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ được đầu tư xây dựng

tại Thị xã ng Bí, tỉnh Quảng Ninh, ñịa phương nơi tác giả ñang cư trú. Nhà máy
là một trong 24 dự án cơ khí trọng điểm của Nhà nước, do đó ngồi ý nghĩa luận
văn tốt nghiệp thạc sỹ, hy vọng với kết quả nghiên cứu, luận văn là tài liệu ñể Nhà
máy tham khảo, áp dụng; các cá nhân và doanh nghiệp khác tham khảo trong
nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ñược xây dựng trên cơ sở các tài liệu chuyên ngành và tình hình
thực tế tại Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ. Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu
tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương. Luận văn được trình bày trong 100


4

trang, với 12 bảng và 3 sơ ñồ.
Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu và phương pháp xây dựng chiến
lược kinh doanh ở các doanh nghiệp;
Chương 2: Phân tích thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh của Nhà
máy chế tạo thiết bị nâng hạ trong giai ñoạn 2008-2009;
Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Nhà máy chế tạo thiết bị
nâng hạ giai ñoạn 2010 - 2020.
Luận văn được hồn thành tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường
ðại học Mỏ - ðịa chất Hà Nội, nơi tơi đã được học tập và đào tạo chương trình
Thạc sĩ Kinh tế cơng nghiệp. Nhờ q trình hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các
thầy, các cơ tơi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài luận văn quản trị chiến lược. Tôi
xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn của mình đối với các thầy, các cơ trong trường
nói chung và các thầy cơ giáo khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng. Tơi
cũng trân trọng gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, các phịng ban nghiệp vụ
Nhà máy chế tạo Thiết bị nâng hạ ñã cung cấp số liệu, tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu. ðặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng và
sâu sắc tới thầy hướng dẫn GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà và giảng viên môn Quản trị
chiến lược TS. ðặng Huy Thái đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình
nghiên cứu và hồn thành luận văn này.


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược kinh doanh
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trị, nội dung của chiến lược kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh
“Chiến lược kinh doanh” là thuật ngữ ra ñời từ những năm 1960 của thế kỷ
XX, bắt nguồn từ thuật ngữ “chiến lược” trong lĩnh vực quân sự, ñược ứng dụng

trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và trở thành công cụ hữu hiệu giúp các doanh
nghiệp ñịnh hướng tương lai, nhằm đạt được và duy trì những thành cơng.
Cho đến nay chưa có quan điểm thống nhất nào về chiến lược kinh doanh. Tuỳ
theo từng góc độ tiếp cận mà chiến lược kinh doanh có thể được hiểu theo các cách
sau [1], [2], [6]:
- Chiến lược kinh doanh là sự xác ñịnh các mục tiêu cơ bản, lâu dài của
doanh nghiệp, ñồng thời lựa chọn cách thức hoặc quá trình hành ñộng và phân phối
các nguồn lực cần thiết ñể thực hiện mục tiêu đó.
- Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật phối hợp các hoạt ñộng và ñiều khiển
chúng nhằm ñạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh là một bản phác thảo tương lai bao gồm các mục
tiêu mà doanh nghiệp phải ñạt ñược cũng như các phương án cần thiết ñể thực hiện
các mục tiêu đó.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là trong ñiều kiện kinh tế thị
trường, căn cứ vào các ñiều kiện khách quan và chủ quan, các nguồn lực mà doanh
nghiệp có thể có để định ra mưu lược, con ñường, biện pháp nhằm ñảm bảo sự tồn
tại, phát triển, ổn ñịnh, lâu dài theo mục tiêu phát triển mà doanh nghiệp đã đặt ra
Tuy có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng nhìn chung bản chất của chiến
lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh
vực hoạt ñộng và khả năng khai thác. Theo cách hiểu này [6], thuật ngữ “chiến lược
kinh doanh” ñược dùng theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất:


6
- Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp;
- ðưa ra các chương trình hành động tổng qt;
- Lựa chọn các phương án hành ñộng, triển khai phân bổ nguồn lực để thực
hiện mục tiêu đó.
1.1.1.2. ðặc trưng của chiến lược kinh doanh
Xét theo tính chất, chiến lược kinh doanh gồm 6 đặc trưng, đó là tính tồn cục,

tính nhìn xa, tính cạnh tranh, tính rủi ro, tính chun nghiệp - sáng tạo và tính ổn
định; trong đó tính cạnh tranh là ñặc trưng cơ bản nhất.
Xét theo nội dung, chiến lược kinh doanh gồm 5 ñặc trưng cơ bản sau:
- Là bản phác thảo những phương hướng hoạt ñộng của doanh nghiệp trong
dài hạn, khung hoạt ñộng của doanh nghiệp trong tương lai;
- ðược xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp;
- ðược phản ánh trong cả một quá trình liên tục từ xây dựng ñến tổ chức thực
hiện, ñánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược;
- Ln mang tư tưởng tiến cơng, giành thắng lợi trong cạnh tranh;
- Mọi quyết định chiến lược quan trọng đều được tập trung vào nhóm quản trị
viên cao cấp.
1.1.1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh được ví như bánh lái của con tàu để nó vượt trùng khơi
về trúng đích khi doanh nghiệp mới khởi sự; được ví như cơn gió giúp cho diều bay
lên cao mãi khi doanh nghiệp ñang trên đà phát triển. Vai trị của chiến lược kinh
doanh ñược thể hiện cụ thể trên các khía cạnh sau:
- Giúp doanh nghiệp nhận rõ được mục đích hướng đi của mình trong tương
lai, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt ñộng của doanh nghiệp;
- Giúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội, đồng thời có biện pháp
chủ động đối phó với những nguy cơ và mối ñe doạ trên thương trường kinh doanh;
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường vị thế, ñảm
bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và bền vững;
- Tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp ñể ra các quyết ñịnh phù


7
hợp với sự biến ñộng của thị trường.
1.1.1.4. Phân loại chiến lược kinh doanh
+ Xét theo cấp ñộ chiến lược gồm có:
- Chiến lược cơng ty: Xác định xem cơng ty cần phải tham gia vào một loại

hình kinh doanh hay những loại hình kinh doanh nào và làm thế nào để những loại
hình kinh doanh đó hài hịa với nhau;
- Chiến lược kinh doanh (hay còn gọi chiến lược cạnh tranh): Xác ñịnh cách
thức cho mỗi doanh nghiệp thực hiện được nhiệm vụ đã đặt ra của mình trong phạm
vi lĩnh vực hoạt ñộng ñã lựa chọn;
- Chiến lược chức năng: Làm thế nào ñể các bộ phận chức năng (tài chính, kế
tốn, marketing, sản xuất…) có thể hỗ trợ được cho tồn bộ cơng việc kinh doanh
và chiến lược của cơng ty.
+ Xét theo tính chất chiến lược gồm có:
- Chiến lược tổng hợp: phản ánh phương thức chung và nhiệm vụ kinh doanh
của doanh nghiệp phải thực hiện. Nó thể hiện ý chí lâu dài của doanh nghiệp và Ban
quản trị cấp cao quyết ñịnh;
- Chiến lược bộ phận: là căn cứ vào các chức năng, nhiệm vụ của từng bộ
phận để có phương thức cụ thể cho từng bộ phận mình, hướng vào thực hiện tốt
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngồi ra cịn một số cách phân loại chiến lược kinh doanh xét theo các góc
độ khác nhau. Nhưng dù phân loại theo cách nào, chiến lược kinh doanh cũng ln
nhất qn, tồn diện và có sự phối hợp giữa các bộ phận hợp thành.
1.1.1.5. Nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh ñược coi là cương lĩnh hoạt ñộng, là phương thức sử
dụng các nguồn lực, là căn cứ xử lý mọi vấn đề của doanh nghiệp. Nó có thể dài
hàng chục trang, cũng có thể ngắn gọn trong một cụm từ nhưng ln thể hiện được
những nội dung cơ bản sau:
-

Phương hướng và lĩnh vực kinh doanh: ngành gì, sản phẩm gì, trên thị

trường nào, lĩnh vực kỹ thuật nào?



8
-

Tầm nhìn (viễn cảnh) của doanh nghiệp: giá trị cốt lõi, mục đích tồn tại của

doanh nghiệp là gì, định hướng phát triển trong tương lai như thế nào?
-

Triết lý kinh doanh: những niềm tin cơ bản, giá trị, khát vọng, thứ tự ưu tiên

các mục tiêu ñược cam kết và ñịnh hướng cho doanh nghiệp.
-

Mục tiêu chiến lược: chỉ rõ những gì doanh nghiệp sẽ đạt được ở trung và

dài hạn và được lượng hóa thành những chỉ tiêu có thể tính được.
-

ðịnh hướng phân bổ các nguồn lực: gồm những ñiều kiện cần và ñủ, những

phương thức và sách lược gì để sử dụng các nguồn lực nhằm ñạt ñược các mục tiêu
chiến lược ñã ñề ra?
1.1.2. Mối quan hệ giữa kế hoạch hoá và chiến lược kinh doanh
1.1.2.1. Từ kế hoạch hố truyền thống đến chiến lược kinh doanh
Thuật ngữ "chiến lược kinh doanh" xuất hiện ñã lâu trên thế giới, nhưng ở
Việt Nam có thể coi là mới gia nhập cách đây khơng lâu, kể từ khi chúng ta chuyển
ñổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Trong thời kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh theo kế hoạch. Kế hoạch ñược lập dựa trên những chỉ tiêu mà cấp trên
giao xuống và những thống kê kinh nghiệm. Nhà nước sử dụng mọi cơng cụ,

phương tiện để tạo ra mơi trường kinh doanh ổn ñịnh, ñảm bảo cho hoạt ñộng của
doanh nghiệp diễn ra theo ñúng kế hoạch. Về cơ bản các doanh nghiệp chỉ việc dựa
và kế hoạch ñể tổ chức lao ñộng cũng như tổ chức sản xuất.
Sau ñại hội ðảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986), ðảng và Nhà
nước ta đã có những chủ trương đổi mới về kinh tế, sau ðại hội ðảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ VII (năm 1991) chủ trương ñược cụ thể hố ở Cương lĩnh 91. Nước ta
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước.
Trong giai đoạn đầu, quy mơ thị trường cịn nhỏ bé, việc sử dụng cơng cụ kế
hoạch hố truyền thống vẫn là chủ yếu và vẫn ñáp ứng ñược yêu cầu ñịnh hướng
của các doanh nghiệp. Song nền kinh tế thị trường khơng tồn tại các yếu tố đảm bảo
tính ổn định của mơi trường kinh doanh, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự biến


9
động thường xun và tính cạnh tranh ngày càng gay gắt "thương trường là chiến
trường".
Doanh nghiệp trở thành một phân hệ mở của nền kinh tế quốc dân và dần hội
nhập vào thị trường khu vực và quốc tế. Trước xu thế chính trị, xã hội ngày càng phát
triển theo hướng hội nhập, khoa học kỹ thuật khơng ngừng đổi mới từng ngày, sự bất
thường của các yếu tố thiên nhiên và sự khan hiếm các nguồn lực… địi hỏi các
doanh nghiệp phải khơng ngừng đổi mới và phải có những cơng cụ định hướng chính
xác để có thể tồn tại và phát triển.
Thế giới ñã bước vào thời ñại giành thắng lợi bằng chiến lược. Chỉ có thể dựa
vào chiến lược kinh doanh với tính chất động và tấn cơng, cơng cụ định hướng mới
thực sự chuyển biến về chất, giúp doanh nghiệp phát hiện mọi cơ hội, thách thức ñể
ñịnh hướng tương lai, xác ñịnh các mục tiêu và giải pháp thích hợp cho sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. ðó chính là lý do tại sao chiến lược kinh doanh đóng
vai trị quan trọng và rất cần thiết trong nền kinh tế thị trường. Xây dựng chiến lược
kinh doanh trở thành nhiệm vụ hàng ñầu của mỗi doanh nghiệp.

1.1.2.2. Kế hoạch hố hoạt động kinh doanh.
Trong cơ chế mới của nền kinh tế thị trường, cơng cụ kế hoạch hố khơng
những khơng bị mất đi mà cịn phát triển và trở thành cơng cụ hữu hiệu giúp các
doanh nghiệp triển khai chiến lược kinh doanh theo ñúng hướng, hiệu quả và ñạt
ñược các mục tiêu ñã ñề ra.
Kế hoạch hoá hoạt ñộng kinh doanh ñược hiểu quá trình kế hoạch từ khi xây
dựng, tổ chức thực hiện ñến khi kiểm tra, ñiều chỉnh kế hoạch; ñược thực hiện một
cách liên tục, lặp ñi lặp lại theo tiến trình phát triển của thời gian.
Kế hoạch hố gồm các ñặc trưng và các cách phân loại như sau:
+ ðặc trưng: Kế hoạch hố gồm hai đặc trưng cơ bản sau:
- Các hoạt ñộng xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ñiều chỉnh kế
hoạch;
- Sự lặp ñi, lặp lại theo chu kỳ thời gian hoặc không theo chu kỳ thời gian
của các hoạt ñộng xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ñiều chỉnh kế hoạch.


10
+ Phân loại kế hoạch hoá : ðứng trên mỗi phương diện khác nhau, kế hoạch
hố hoạt động kinh doanh lại bao gồm các bộ phận khác nhau.
-

Theo quá trình phát triển của thời gian gồm : kế hoạch hoá chiến lược

và kế hoạch hoá chiến thuật.
Kế hoạch hoá chiến lược là q trình xác định các mục tiêu và giải
pháp dài hạn theo ngun tắc động và tấn cơng. Cơ sở để tiến hành kế hoạch hố
chiến lược là triết lý kinh doanh cũng như các phân tích và dự báo chiến lược.
Kế hoạch hoá chiến thuật là quá trình xác định và tổ chức thực hiện
các mục tiêu trên cơ sở các giải pháp kinh doanh cụ thể trong thời gian trung và
ngắn hạn. Cơ sở ñể tiến hành kế hoạch hoá chiến thuật là chiến lược kinh doanh và

các kết quả phân tích, dự báo mơi trường kinh doanh.
-

Theo chu kỳ kế hoạch gồm : kế hoạch hoá dài hạn (≥ 5năm), kế hoạch

hoá trung hạn (≥ 1năm và < 5năm) và kế hoạch hoá ngắn hạn (< 1năm).
-

Theo phạm vi gồm : kế hoạch hoá tổng thể và kế hoạch hoá bộ phận

Như vậy, trên phương diện nào đó kế hoạch hố hoạt động kinh doanh bao
gồm tồn bộ q trình từ xây dựng, thực hiện ñến kiểm tra, ñánh giá và ñiều chỉnh
chiến lược kinh doanh.
1.1.2.3. Mối quan hệ giữa chiến lược và kế hoạch
Sản phẩm của kế hoạch hoá chiến lược là các chiến lược kinh doanh. Sản
phẩm của kế hoạch hoá chiến thuật là những kế hoạch, chương trình sản xuất kinh
doanh của từng bộ phận trong từng thời kỳ nhất ñịnh. Do ñó chúng có mối quan hệ
biện chứng với nhau; thực chất ñây là mối quan hệ giữa hoạch ñịnh và tổ chức thực
hiện.
Chiến lược ñề cập ñến mục tiêu và giải pháp dài hạn. Chiến lược càng dài thì
càng mang tính chất khung (thơ), mục tiêu định tính, nội dung khái qt do đó tính
chắc chắn khơng cao. Ngược lại, kế hoạch mang các mục tiêu và giải pháp chiến
thuật cụ thể, thường mang tính định lượng. Kế hoạch càng ngắn hạn thì càng chi
tiết, dễ ước lượng và kiểm tra.
Chiến lược là cơ sở ñể xây dựng các kế hoạch ngắn hạn hơn, chi tiết hơn. Kế


11
hoạch hố chiến thuật hợp lý, đúng đắn là điều kiện ñể thực hiện các mục tiêu và
giải pháp chiến lược.

Chiến lược tạo nên sự khác biệt và ñem lại lợi thế cạnh tranh, cịn kế hoạch
kinh doanh giải thích các khía cạnh về cách thức mà doanh nghiệp tổ chức hoạt
động và tìm kiếm lợi nhuận.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược và kế hoạch giúp chúng ta thống nhất
ñược mục tiêu, phương pháp hoạch ñịnh và các yếu tố của môi trường kinh doanh.
Trong giới hạn nhất ñịnh, các mục tiêu chiến thuật phải hướng vào các mục tiêu chiến
lược, các mục tiêu bộ phận phải hướng vào mục tiêu tổng thể.
Khi hoạch ñịnh chiến lược hoặc xây dựng kế hoạch, mỗi bộ phận phải tìm cách
giải quyết tối ưu nhiệm vụ của bộ phận mình trong mối quan hệ với tổng thể. ðồng
thời phải tính đến sự biến động thường xun, khơng chắc chắn của mơi trường
kinh doanh nhằm ñảm bảo các cơ sở khoa học khi quyết ñịnh chiến lược hoặc kế
hoạch.
1.1.2.4. Phân biệt chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh
Một số người nhầm lẫn chiến lược kinh doanh với kế hoạch kinh doanh. Khi
cơng nghệ thơng tin ngày càng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính, lập và
quản lý dự án; các phần mềm dễ dàng cho chúng ta thấy ảnh hưởng của chi phí và
doanh thu đến kết quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh. Chỉ vài lần nhấn phím chúng
ta có thể dễ dàng tính tốn được lợi nhuận và những ước lượng trong tương lai.
Kế hoạch kinh doanh là cụ thể hoá của chiến lược kinh doanh. Mọi doanh
nghiệp muốn tồn tại ñược cần xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả, nhưng kế
hoạch kinh doanh không phải là chiến lược kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh khơng
đóng vai trị trong việc cạnh tranh. Cạnh tranh là nhiệm vụ hàng ñầu của chiến lược.
Mỗi doanh nghiệp dù mới bắt đầu khởi sự hay đang trong q trình hoạt động
và ngay cả khi đang trên đà suy thối đều có những kế hoạch kinh doanh thích ứng
với từng thời kỳ. Nhưng chiến lược kinh doanh thì khơng phải doanh nghiệp nào
cũng có. Một số người nhầm lẫn coi chiến lược kinh doanh chính là bản kế hoạch
kinh doanh đã được lập. ðiều đó hồn tồn sai lầm. Vậy tại sao lại có sự nhầm lẫn


12

này, chiến lược kinh doanh phân biệt với kế hoạch kinh doanh như thế nào ?
+ Những ñiểm giống nhau:
- Xét về khái niệm: chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh ñều ñược
ñịnh nghĩa là “bản phác thảo tương lai của doanh nghiệp bao gồm các mục tiêu mà
doanh nghiệp phải ñạt ñược trong một thời kỳ cụ thể cũng như xác ñịnh các phương
tiện cần thiết ñể thực hiện mục tiêu đó”.
- Xét về chức năng: chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh ñều ñược
coi là cơng cụ quản lý giúp doanh nghiệp hoạch định tương lai, xác ñịnh các mục
tiêu, thị trường, khách hàng, ñối thủ cạnh tranh và nội lực của doanh nghiệp.
Có lẽ việc nhận thức sai về chiến lược cùng những ñiểm giống nhau kể trên ñã
khiến cho các nhà quản trị hiểu khơng đúng về chiến lược kinh doanh. ðây cũng
chính là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp Việt Nam hầu như
khơng có hoặc có chiến lược nhưng chưa ñúng nghĩa chiến lược kinh doanh.
+ Những ñiểm khác nhau: Thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Phân biệt sự khác nhau giữa chiến lược kinh doanh
và kế hoạch kinh doanh
Nội dung
1.Ý nghĩa

Kế hoạch kinh doanh

Chiến lược kinh doanh

Hoạch ñịnh các chiến thuật Hoạch ñịnh khung (thô), là cơ sở ñể
kinh doanh, các giải pháp xây dựng các kế hoạch kinh doanh
chiến thuật cụ thể

2. ðặc trưng - Tính cục bộ

ngắn hạn và chi tiết.

- Tính tồn cục,

- Tính ổn định cao

- Tính rủi ro cao

- Có thể có dự phịng

- Tính nhìn xa,

- Bị giới hạn bởi kế hoạch - Tính cạnh tranh,
tài chính

- Tính chuyên nghiệp, sáng tạo

3. Phạm vi

Toàn diện hoặc một phần

Toàn diện

4. Thời gian

Mang tính chất ngắn hạn

Mang tính chất dài hạn

5. Mục tiêu

- Cụ thể, hợp lý


- Tập trung, mang tính chất khung

- Mang tính chất định lượng

- Mang tính chất định tính


13
6. Nội dung

Gồm 3 nội dung chính:

Gồm 5 nội dung chính:

- Ý tưởng kinh doanh

- Phương hướng, lĩnh vực kinh doanh

- Khách hàng cần hướng tới

- Tầm nhìn của doanh nghiệp

- Nguồn vốn ñể thực hiện

- Triết lý kinh doanh
- Mục tiêu chiến lược
- ðịnh hướng phân bổ các nguồn lực

7. Giải pháp - Cụ thể, đúng đắn

đề xuất
8.

Sự

- Tính khả thi cao

- Khái qt
- Tính chắc chắn khơng cao

xuất Xuất hiện sau, là sự kế tục, cụ Xuất hiện trước, quyết định và ảnh
thể hố chiến lược kinh doanh. hưởng ñến kế hoạch kinh doanh

hiện

1.1.3. Quản trị chiến lược kinh doanh và giá trị của nó
1.1.3.1. Khái niệm quản trị chiến lược
Cũng như khái niệm chiến lược và chiến lược kinh doanh, dưới mỗi một góc nhìn
người ta lại ñưa ra quan ñiểm khác nhau, ñịnh nghĩa khác nhau về quản trị chiến
lược. Trong nội dung luận văn này, tác giả xin giới thiệu khái niệm ñược sử dụng
rộng rãi hiện nay và ñược nhiều nhà kinh tế chấp nhận [6], [32]: "Quản trị chiến
lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng, thực hiện và ñánh giá các quyết
ñịnh tổng hợp giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được mục tiêu của nó".
1.1.3.2. Ý nghĩa của quản trị chiến lược trong kinh doanh
Trong ñiều kiện mơi trường kinh doanh ln biến động như hiện nay, thường
tạo ra những cơ hội và nguy cơ bất ngờ. Quản trị chiến lược kinh doanh giúp các
nhà quản trị nhận biết ñược cơ hội và nguy cơ trong tương lai, ñồng thời thấy ñược
các ñiểm mạnh và ñiểm yếu của doanh nghiệp xác ñịnh rõ hướng ñi, vượt qua
những thử thách trong thương trường, vươn tới tương lai bằng nỗ lực của chính
mình.

Q trình quản trị chiến lược giúp cho doanh nghiệp gắn kết ñược kế hoạch
ñề ra với mơi trường bên ngồi và nội lực bên trong, sự biến ñộng càng lớn doanh
nghiệp càng phải cố gắng chủ ñộng thích ứng, thay ñổi cùng với sự biến ñộng của
thị trường.


14
1.1.3.3. Mơ hình quản trị chiến lược
Q trình quản trị chiến lược thường được nghiên cứu và sử dụng thơng qua
các mơ hình. Tuỳ từng cách nhìn khác nhau về quản trị chiến lược mà người ta sử
dụng các mô hình quản trị chiến lược khác nhau. Dưới đây tác giả luận văn xin trình
bày mơ hình quản trị chiến lược [5] ñược chấp nhận rộng rãi hiện nay của F. David
tại Sơ đồ 1.1.

Thực hiện đánh giá
bên ngồi, chỉ ra cơ
hội và thách thức

Nêu ra
nhiệm vụ
hiện tại,
mục tiêu và
chiến lược

ðặt ra
mục tiêu
dài hạn

Xem
xét lại

nhiệm
vụ của
cơng ty

Thực hiện đánh giá
bên trong, chỉ ra
ñiểm mạnh, ñiểm yếu

ðặt ra
mục tiêu
thường

Phân bổ
nguồn
lực

Lựa chọn
chiến lược
để theo đuổi

HOẠCH ðỊNH
CHIẾN LƯỢC

ðo lường
và đánh
giá mức
độ thực
hiện

Chính

sách bộ
phận

THỰC THI
CHIẾN LƯỢC

ðÁNH GIÁ
CHIẾN LƯỢC

Sơ đồ 1.1- Mơ hình quản trị chiến lược của F. David
Mơ hình đã chỉ ra sự tồn tại của rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới quản trị chiến
lược trong doanh nghiệp. Mặc dù khơng đảm bảo cho sự thành cơng của doanh
nghiệp nhưng mơ hình cung cấp một cách nhìn cơ bản và rõ nét phương pháp tiếp
cận trong việc thiết lập, thực thi và ñánh giá chiến lược.
Trong thực tế không thể phân tách một cách rõ ràng và thực hiện một cách
chặt chẽ như mơ hình đề ra. Các nhà quản trị chiến lược khơng thực hiện được các
u cầu một cách uyển chuyển mà họ buộc phải lựa chọn lần lượt theo các thứ tự ưu
tiên thực hiện.


15
1.2. Nghiên cứu phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh
1.2.1. ðiều kiện ñể xây dựng chiến lược kinh doanh
ðể có thể xây dựng chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có những
điều kiện chủ quan và khách quan sau:
- Doanh nghiệp phải có quyền tự chủ kinh doanh.
- Doanh nghiệp phải thường xun hoạt động, có khả năng quản lý nhất định.
- Doanh nghiệp phải dự đốn được xu thế phát triển và nắm vững những
thông tin nội bộ của doanh nghiệp.
- Người quản lý doanh nghiệp phải có tố chất quản lý nhất định, có nguyện

vọng tha thiết và yêu cầu xây dựng chiến lược kinh doanh.
1.2.2. Những chú ý trong cơng tác hoạch định chiến lược kinh doanh
Thơng thường, chiến lược kinh doanh được hiểu như là kết quả của một q
trình hoạch định hợp lý, ñược dàn xếp một cách cẩn thận và bị chi phối bởi cấp
quản trị cấp cao trong doanh nghiệp.
Quá trình hoạch định chiến lược ln đưa ra nhiều phương án và địi hỏi doanh
nghiệp phải lựa chọn. Do đó địi hỏi nhà hoạch ñịnh phải so sánh thận trọng giữa
các chiến lược với nhau, xem xét tính khả thi của từng chiến lược ñối với mục tiêu
cần ñạt cũng như khai thác tối ña các tiềm năng thuận lợi của doanh nghiệp, khắc
phục những nhược ñiểm và nguy cơ ñối với doanh nghiệp.
Kiểm soát việc xây dựng chiến lược cũng là một bước quan trọng, cần phải
kiểm soát chặt chẽ sự chính xác của các thơng tin, phải có sự trao ñổi hai chiều giữa
người hoạch ñịnh chiến lược và người thực hiện chiến lược. Các chiến lược phải
ñược xây dựng khơng tách rời với phân tích đánh giá về mơi trường bên trong và
bên ngồi doanh nghiệp.
Trong q trình xây dựng chiến lược kinh doanh, nhà quản trị cần phải chú ý:
- Chiến lược kinh doanh phải gắn với thị trường, phải thể hiện tính linh hoạt
cao. Chiến lược chỉ đề cập những vấn đề khái qt chứ khơng cụ thể.
- Chiến lược kinh doanh phải phù hợp với xu thế phát triển toàn cục của
doanh nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển của ñất nước và phù hợp với trào lưu


16
hội nhập kinh tế của thế giới.
- Khi xây dựng chiến lược kinh doanh cũng phải tính đến vùng an tồn trong
kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu. Cần phải xác ñịnh mục tiêu then chốt,
vùng kinh doanh chiến lược và những ñiều kiện cơ bản ñể ñạt ñược mục tiêu ñó.
- Chiến lược kinh doanh phải thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa hai loại chiến
lược: chiến lược kinh doanh tổng hợp và chiến lược kinh doanh bộ phận.
- Chiến lược kinh doanh phải ñược xây dựng dựa trên các luận cứ khoa học,

khách quan, ñúng ñắn và khả thi.
Xây dựng chiến lược ñòi hỏi mất nhiều cơng sức, địi hỏi các nhà hoạch định
phải thực sự có tâm và có tài. Chỉ có như vậy khi thực hiện, chiến lược mới dẫn dắt
doanh nghiệp ñến thành công.
1.2.3. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh
1.2.3.1. Nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh
Nguyên tắc kế hoạch hoá chiến lược kinh doanh là động và tấn cơng, xố bỏ
các hạn hẹp xuất hiện. ðặc trưng cơ bản của nó là tính đến những thay đổi và chủ
động tấn cơng giành thế mạnh, cân ñối theo thế mạnh và phải vượt lên bằng yếu tố
mạnh. Trên quan điểm đó, xây dựng chiến lược kinh doanh phải dựa trên các
nguyên tắc cân ñối và nguyên tắc linh hoạt.
+ Nguyên tắc cân ñối, bao gồm:
- Cân ñối chung giữa mục tiêu và giải pháp, giữa thị trường và năng lực của
doanh nghiệp, giữa các nguồn lực với nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh;
- Cân ñối giữa chiến lược và chiến thuật, cân ñối giữa mục tiêu dài hạn,
trung hạn và ngắn hạn;
- Cân ñối bộ phận với tổng thể và giữa các bộ phận với nhau
+ Nguyên tắc linh hoạt, bao gồm:
- Sự thay ñổi của môi trường kinh doanh là tất yếu;
- Lường trước những thay ñổi và sẵn sàng thay ñổi ñể đảm bảo sự thích ứng
của doanh nghiệp với mơi trường kinh doanh;
- Xây dựng các tiêu chuẩn giới hạn cần thiết, làm cơ sở cho kiểm tra, kiểm


×