Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu thành lập bản đồ phân bố các vùng nhạy cảm môi trường (đtm) phục vụ công tác đánh giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC MỎ - ðỊA CHẤT

LÊ HỒNG SƠN

NGHIÊN CỨU THÀNH LẬP BẢN ðỒ PHÂN BỐ CÁC VÙNG NHẠY
CẢM MÔI TRƯỜNG (ðTM) PHỤC VỤ CÔNG TÁC ðÁNH GIÁ TÁC
ðỘNG MÔI TRƯỜNG CHO CÁC DỰ ÁN ðẦU TƯ TỈNH BÌNH ðỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2010


BỘ GIÁO DỤC0VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC MỎ - ðỊA CHẤT

LÊ HỒNG SƠN

NGHIÊN CỨU THÀNH LẬP BẢN ðỒ PHÂN BỐ CÁC VÙNG NHẠY
CẢM MÔI TRƯỜNG (ðTM) PHỤC VỤ CÔNG TÁC ðÁNH GIÁ TÁC
ðỘNG MÔI TRƯỜNG CHO CÁC DỰ ÁN ðẦU TƯ TỈNH BÌNH ðỊNH

Chun ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thống thơng tin địa lý
Mã số: 60.44.76

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. Nguyễn Cẩm Vân



HÀ NỘI - 2010


1

LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu và thực
nghiệm đưa ra trong luận văn là hồn tồn
trung thực, chưa được ai cơng bố trong cơng
trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Hồng Sơn


2

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành năm 2010, có ñược kết quả này trước hết tác
giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS. Nguyễn Cẩm Vân, là người trực
tiếp hướng dẫn, đóng góp ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh ñạo Trung tâm Viễn thám quốc
gia - Bộ Tài ngun và Mơi trường, Ban Giám hiệu, phịng ðại học và Sau ðại
học, khoa Trắc ðịa, Bộ mơn Bản đồ Trường ðại học Mỏ - ðịa chất, ñã tạo mọi
ñiều kiện thuận lợi và giúp ñỡ nhiều mặt trong suốt q trình học tập và nghiên
cứu để tác giả hồn thành luận văn này.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn các tập thể, các thầy cơ giáo, các bạn
đồng nghiệp ñã hết sức quan tâm, giúp ñỡ và tạo mọi điều kiện để tác giả hồn
thành luận văn tốt nghiệp. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn khơng
thể tránh được những thiếu sót, rất mong nhận ñược nhiều ý kiến ñóng góp của
các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hồn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2010
Tác giả luận văn

Lê Hồng Sơn


3

MỤC LỤC
Trang
Lời cam ñoan ………………………………………………………………………

1

Lời cảm ơn …………………………………………………………………………

2

Mục lục …………………………………………………………………………….

3

Danh mục chữ viết tắt ……………………………………………………………...

6


Danh mục hình …………………………………………………………………….

8

MỞ ðẦU …………………………………………………………………………..

9

1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………...

9

2. Mục tiêu của ñề tài …………………………………………………………...

10

3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài ………………………………...

10

4. Nội dung nghiên cứu …………………………………………………………

11

5. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng ……………………………….

12

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài …………………………………….


12

7. Cấu trúc luận văn …………………………………………………………….

13

8. ðiều kiện thực hiện luận văn …………………………………………………

13

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢN ðỒ NHẠY CẢM MÔI TRƯỜNG PHỤC
VỤ CÔNG TÁC ðÁNH GIÁ TÁC ðỘNG MÔI TRƯỜNG CHO
CÁC DỰ ÁN ðẦU TƯ ……………………………………………….

14

1.1. Những vấn ñề cơ bản về cơng tác đánh giá tác động mơi trường ………….

14

1.1.1. Khái niệm cơ bản về tài nguyên và mơi trường ……………………….

14

1.1.2. Lịch sử ra đời của ðTM ……………………………………………….

17

1.1.3. ðịnh nghĩa ðTM ………………………………………………………


18

1.1.4. Mục đích, ý nghĩa và lợi ích của ðTM ………………………………..

19

1.1.5. Nội dung của ðTM ……………………………………………………

20

1.1.6. Quy trình đánh giá tác động mơi trường ………………………………

21

1.1.7. Sàng lọc dự án …………………………………………………………

23

1.2. Tổng quan về bản ñồ nhạy cảm môi trường ………………………………..

26


4

1.2.1. Khái niệm về bản ñồ phân bố các vùng NCMT ……………………...

26


1.2.2. Các tiêu chí dùng để xác định vùng NCMT …………………………..

27

1.2.3. Vai trị của bản đồ phân bố các vùng NCMT ………………………....

29

1.2.4. Phân loại bản ñồ NCMT ………………………………………………

30

1.2.5. Khái quát về loại bản ñồ NCMT ñã ñược thành lập ở một số nước trên
thế giới và ở Việt Nam ………………………………………………...

30

1.3. Khả năng ứng dụng công nghệ viễn thám trong cơng tác thành lập bản đồ
phân bố các vùng nhạy cảm môi trường …………………………………...

31

1.3.1. Khái quát chung về công nghệ viễn thám ..............................................

31

1.3.2. Các tính năng ưu việt của ảnh vệ tinh ....................................................

32


1.3.3. Khả năng thông tin của ảnh viễn thám ñối với các loại vùng NCMT ...

34

Chương 2: THIẾT KẾ CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG BẢN ðỒ PHÂN BỐ CÁC
VÙNG NHẠY CẢM MÔI TRƯỜNG ………………………………...

35

2.1. Một số yêu cầu kỹ thuật ñối với bản ñồ phân bố các vùng NCMT ………..

35

2.1.1. Yêu cầu về cơ sở toán học …………………………………………….

35

2.1.2. Yêu cầu về nội dung bản ñồ …………………………………………...

35

2.1.3. Yêu cầu về tài liệu dùng ñể thành lập bản ñồ …………………………

37

2.2. Nội dung bản ñồ phân bố các vùng NCMT ………………………………..

37

2.2.1. Nội dung của bản ñồ …………………………………………………..


37

2.2.2. Khái niệm về các vùng NCMT ………………………………………..

40

2.2.3. Tổ chức dữ liệu của bản ñồ phân bố các vùng NCMT ………………..

48

2.3. Phương pháp và quy trình thành lập bản đồ phân bố các vùng NCMT ……

52

2.3.1. Các phương pháp chính dùng để thành lập bản ñồ phân bố các vùng
NCMT …………………………………………………………………

52

2.3.2. Quy trình thành lập bản ñồ phân bố các vùng NCMT
Chương 3: XÂY DỰNG BẢN ðỒ PHÂN BỐ CÁC VÙNG NHẠY CẢM MÔI
TRƯỜNG CHO TỈNH BÌNH ðỊNH …………………………………..

65

3.1. Khái qt đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Bình ðịnh ……….

65


3.1.1. Vị trí địa lý …………………………………………………………….

65


5

3.1.2. ðặc ñiểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên …………………………

67

3.1.3. ðặc ñiểm dân cư, kinh tế - xã hội ……………………………………..

72

3.2. Khái quát về các vùng NCMT tỉnh Bình ðịnh …………………………….

77

3.2. Xây dựng bản ñồ phân bố các vùng NCMT ………………………………..

81

3.2.1. Cơ sở tốn học của bản đồ …………………………………………….

81

3.2.2. Tài liệu dùng để thành lập bộ bản đồ ………………………………….

81


3.2.3. Cơng nghệ sử dụng ……………………………………………………

84

3.2.4. Giải pháp kỹ thuật thành lập bản đồ …………………………………..

85

3.2.4. Nội dung bản đồ ……………………………………………………….

85

3.2.5. Quy trình xây dựng bản ñồ ……………………………………………

90

3.2.6. Bản ñồ kết quả ………………………………………………………...

94

3.2.7. Ý nghĩa sử dụng của bản ñồ phân bố các vùng NCMT tỉnh Bình ðịnh

103

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………….. 104
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................

106


TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………… 107
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………….

111

Phụ lục 1: Danh mục các dự án phải lập báo cáo ðTM ………………............... 112
Phụ lục 2: Bảng thống kê các khu di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Bình ðịnh …..

117

Phụ lục 3: Một số mẫu ñiều tra thực ñịa ………………………………………..

119


6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASAR: Advanced Synthetic Arpecture Radar - Radar độ mở tổng hợp tiên tiến
BVMT: Bảo vệ mơi trường
DEM:

Mơ hình số độ cao

ðTM:

ðánh giá tác động mơi trường

ðDSH: ða dạng sinh học
ENVISAT: Environmental Satellite - Vệ tinh quan trắc môi trường (châu Âu)

ENTEC: Environmental Technology Centre - Trung tâm Công nghệ Môi trường
ESA:

European Space Agency - Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu

GIS:

Geographycal Information System - Hệ thống thơng tin địa lý

HTSDð: Hiện trạng sử dụng đất
IUCN: International Union for Conservation of Nature - Hiệp hội quốc tế bảo
tồn thiên nhiên
KCN: Khu công nghiệp
LANDSAT: LandSatellite - Vệ tinh tài nguyên (của Mỹ)
MICROSTATION: Phần mềm ñồ họa của hãng Intergraph (Mỹ)
NCMT: Nhạy cảm mơi trường
PAN:

Panchromatic - Tồn sắc

SIDA: Swedish International Development Agency - Cơ quan Hợp tác Phát
triển Quốc tế Thụy ðiển Việt Nam
SPOT: Systellite Pour l'Observation de la Terre - Hệ thống vệ tinh quan trắc
(của Pháp)


7

UNDESA: United Nations Department of Economic and Social Affairs - Vụ Các
vấn ñề kinh tế xã hội Liên hợp quốc

UNEP: United Nations Environment Programme - Chương trình mơi trường
Liên Hiệp Quốc
UTM: Lưới chiếu hình ống ngang giữ góc của bản ñồ
XS:

ða phổ

WB:

World Bank - Ngân hàng Thế giới


8

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1:

Quy trình đánh giá tác động mơi trường ………………..………

22

Hình 2.1:

Tia tới từ mặt trời và tia phản xạ (hoặc bức xạ) từ đối tượng về
vệ tinh ...........................................................................................

53

Hình 2.2:


Ngun lý viễn thám vệ tinh ……………………………………

54

Hình 2.3:

Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ phân bố các vùng NCMT ……

64

Hình 3.1:

Bản đồ hành chính tỉnh Bình ðịnh ……………………………...

66

Hình 3.2:

Sơ ñồ quy trình xây dựng bản ñồ phân bố các vùng NCMT tỉnh
Bình ðịnh ……………………………………...……..................

91

Hình 3.3:

Hình thu nhỏ của bản ñồ phân bố các vùng NCMT tỉnh Bình
ðịnh (mảnh 1) …………………………………………………..

95


Hình 3.4:

Hình thu nhỏ của bản đồ phân bố các vùng NCMT tỉnh Bình
ðịnh (mảnh 1) …………………………………………………..

96

Hình 3.5:

Trích đoạn bản ñồ phân bố các vùng NCMT tỉnh Bình ðịnh …..

97

Hình 3.6:

Bảng chú giải của bản ñồ phân bố các vùng NCMT tỉnh Bình
ðịnh ……………………………………………………………..

98

Mẫu bình đồ ảnh vệ tinh khu vực tỉnh Bình ðịnh ………………

99

Hình 3.7:


9


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Hàng năm cả nước có rất nhiều dự án ñầu tư trong nước, liên doanh,
hợp tác kinh doanh với nước ngồi và các dự án đầu tư khác (gọi chung là dự án
ñầu tư) ñược triển khai. Các dự án này, mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội,
nhưng đồng thời cũng có thể gây ra những tác ñộng tiêu cực cho con người và tài
nguyên thiên nhiên. Bởi vậy, trước khi ra quyết ñịnh về việc cho phép ñầu tư các
dự án, bắt buộc phải có cơng tác đánh giá tác động mơi trường (ðTM). ðTM là
công cụ pháp lý và kỹ thuật quan trọng ñể xem xét, dự báo tác ñộng môi trường,
xã hội của các dự án, hoạt ñộng phát triển; cung cấp luận cứ khoa học cho chính
quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành và doanh nghiệp cân nhắc trong quá trình
quyết ñịnh ñầu tư và phê duyệt dự án.
Trong quy trình ðTM thì khâu “sàng lọc” hay cịn gọi là lược duyệt dự án
có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì nó quyết định mức độ cũng như quy mơ cần
đánh giá các dự án về mặt môi trường. Nếu làm tốt được khâu này nó có thể tiết
kiệm được nhiều chi phí cũng như giảm được nhiều thời gian thực hiện. Có 2
cách tiếp cận để “sàng lọc” dự án về mặt mơi trường, thứ nhất là xác định theo
danh mục các dự án đã có sẵn và thứ hai là xác định dựa theo bộ chỉ tiêu. ðó là
các chỉ tiêu về ngưỡng, chỉ tiêu về vùng có nhạy cảm môi trường và chỉ tiêu về
kiểu dự án. Hiện tại ở Việt Nam việc “sàng lọc” các dự án về mặt môi trường
chủ yếu vẫn tiến hành theo cách thứ nhất. Cịn theo cách thứ hai là xác định theo
bộ chỉ tiêu vẫn đang cịn là vấn đề hết sức khó khăn. ðặc biệt là việc xác định
theo chỉ tiêu về vùng có nhạy cảm mơi trường (NCMT). Chỉ tiêu về vùng NCMT
luôn gắn liền với sự phân bố khơng gian của các đối tượng hoặc hiện tượng mà


10

việc thể hiện chúng chỉ có thể ở trên bản ñồ hoặc ở trong hệ thống thông tin ñịa

lý (GIS). Việc thiết lập chỉ tiêu này chính là việc thành lập bản ñồ phân bố các
vùng NCMT và cao hơn nữa là việc xây dựng cơ sở dữ liệu ñịa lý ở dạng GIS về
các vùng NCMT cho cả lãnh thổ của Việt Nam.
Bình ðịnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, ñang cùng với cả
nước trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hàng năm trên địa
bàn tỉnh có nhiều dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ñược thực hiện. Nhu
cầu có được bộ bản đồ phân bố các vùng NCMT cấp tỉnh phục vụ công tác ðTM
cho các dự án ñầu tư là một thực tế cần thiết. Muốn làm ñược ñiều này, cần phải
tiến hành việc nghiên cứu ñể ñưa ra ra quy trình, phương pháp thành lập và xác
ñịnh ñược nội dung cũng như hệ thống phân loại của loại bản ñồ này. Với cách
ñặt vấn ñề như vậy, tơi đã chọn đề tài luận văn thạc sỹ là “Nghiên cứu, thành lập
bản ñồ phân bố các vùng nhạy cảm mơi trường phục vụ cơng tác đánh giá tác
động mơi trường (ðTM) cho các dự án đầu tư tỉnh Bình ðịnh”.
2. Mục tiêu của đề tài
- ðưa ra cơ sở khoa học về xây dựng phương pháp luận, quy trình cơng
nghệ thành lập và hệ thống phân loại nội dung của bản ñồ phân bố các vùng
NCMT, có kiểm chứng bằng kết quả sản xuất thử nghiệm khu vực tỉnh Bình
ðịnh, để từ đó có thể triển khai xây dựng loại bản ñồ này trong phạm vi cả nước.
- Cung cấp một loại tài liệu mới cho các cơ quan quản lý về môi trường,
nhằm phục vụ cơng tác thẩm định và đánh giá tác động mơi trường cho các dự
án ñầu tư.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
- Nghiên cứu, thành lập bản đồ phân bố các vùng nhạy cảm mơi trường
tỉnh Bình ðịnh.


11

- Bản ñồ phân bố các vùng NCMT ñược nghiên cứu và thành lập ở ñây chỉ
nhằm phục vụ cho cơng tác đánh giá tác động mơi trường đối với các dự án đầu

tư, cịn khơng đặt ra cho việc ñánh giá tác ñộng môi trường ñối với các ñối tượng
khác như các chương trình phát triển, các sự cố môi trường hoặc tai biến thiên
nhiên.
- Nội dung của bản ñồ chỉ thể hiện các loại vùng NCMT và sự phân bố
của chúng, mà không thể hiện phân cấp NCMT.
- Dữ liệu bản ñồ phân bố các vùng NCMT ñược thể hiện ở dạng bản ñồ
(bản ñồ số, bản ñồ in trên giấy), mà chưa phải ở dạng hệ thống thơng tin địa lý
(GIS).
4. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát về ñiều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và hiện trạng môi trường
khu vực nghiên cứu, cụ thể là tỉnh Bình ðịnh.
- Nghiên cứu tổng quan về cơng tác ñánh giá tác ñộng môi trường ñối với
các dự án ñầu tư.
- Nghiên cứu về các vùng NCMT, các tiêu chí dùng để xác định vùng
NCMT.
- Nghiên cứu một số vấn ñề cơ sở (khái niệm và sự cần thiết của bản ñồ
phân bố các vùng NCMT; quy ñịnh về tỷ lệ, lưới chiếu, mức độ chi tiết, độ chính
xác của bản ñồ, phần mềm và tài liệu sử dụng).
- Nghiên cứu phương pháp và quy trình thành lập bản ñồ
- Nghiên cứu hệ thống phân loại của nội dung bản ñồ phân bố các vùng
NCMT.
- Nghiên cứu, thành lập bản đồ phân bố các vùng NCMT cho tỉnh Bình
ðịnh ở tỷ lệ 1:100.000.


12

5. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng
5.1. Các phương pháp nghiên cứu ñược sử dụng
- Phương pháp phân tích và đánh giá tác động và mơi trường;

- Phương pháp viễn thám;
- Phương pháp bản ñồ;
- Phương pháp hệ thống thơng tin địa lý (GIS);
- Phương pháp khảo sát, ñiều tra thực ñịa;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp tổng hợp và kế thừa.
5.3. Các kỹ thuật ñược áp dụng
- Kỹ thuật nhận dạng tác động mơi trường;
- Kỹ thuật xử lý, thành lập bình đồ ảnh vệ tinh số;
- Kỹ thuật giải đốn ảnh vệ tinh;
- Kỹ thuật số hóa bản đồ;
- Kỹ thuật chồng lớp, phân tích và tổng hợp thơng tin địa lý ở dạng dữ liệu
số.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Kết quả nhiên cứu của ñề tài ñưa ra được cơ sở khoa học cũng như một
quy trình cơng nghệ cụ thể dùng ñể thành lập bản ñồ và ñề xuất ra ñược hệ thống
phân loại nội dung của bản ñồ phân bố các vùng NCMT, phục vụ cho yêu cầu
“sàng lọc” các dự án ñầu tư về mặt mơi trường. Quy trình cơng nghệ được xây
dựng trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về bản ñồ học và những kinh nghiệm
trong sản xuất bản ñồ, ñặc biệt là từ kết quả thành lập bộ bản ñồ phân bố các
vùng NCMT của tỉnh Bình ðịnh, là một trong những nội dung nghiên cứu của ñề
tài này.


13

Với kết quả nhiên cứu đề tài, cho phép có thể áp dụng ñể thành lập bản ñồ
phân bố các vùng NCMT cho các ñịa phương trong phạm vi cả nước nhằm đáp
ứng nhu cầu của cơng tác đánh giá tác động mơi trường đối với các dự án đầu tư,
đồng thời cịn có thể sử dụng cho các mục đích khác của cơng tác đánh giá tác

động mơi trường nói chung.
7. Cấu trúc luận văn
Tồn bộ nội dung của luận văn được trình bày như sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về bản đồ nhạy cảm mơi trường phục vụ cơng tác
đánh giá tác động mơi trường đối với các dự án ñầu tư
Chương 2: Thiết kế cấu trúc và nội dung bản đồ nhạy cảm mơi trường
Chương 3: Xây dựng bản đồ nhạy cảm mơi trường cho tỉnh Bình ðịnh
Kết luận và kiến nghị
Danh mục cơng trình của tác giả
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
8. ðiều kiện thực hiện luận văn
- Các tài liệu: Ảnh SPOT 5, chụp năm 2008; ảnh SPOT 4, chụp năm 2009;
các văn bản quy ñịnh về bảo vệ mơi trường; bản đồ địa hình hệ VN 2000 tỷ lệ
1:100.000; tài liệu, số liệu và các loại bản đồ chun đề về tài ngun và mơi
trường có liên quan đến khu vực tỉnh Bình ðịnh tại nhiều ngành, cơ quan ở cả
trung ương và ở ñịa phương.
- Phần mềm xử lý ảnh: ENVI
- Phần mềm số hố và biên tập bản đồ: MICROSTATION
- Phần mềm ArcGIS


14

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ BẢN ðỒ NHẠY CẢM MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ
CÔNG TÁC ðÁNH GIÁ TÁC ðỘNG MÔI TRƯỜNG CHO CÁC DỰ ÁN
ðẦU TƯ
1.1. NHỮNG VẤN ðỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC ðÁNH GIÁ TÁC ðỘNG

MÔI TRƯỜNG (ðTM)

1.1.1. Khái niệm cơ bản về tài nguyên và môi trường
1.1.1.1. Môi trường
a) ðịnh nghĩa: Theo Luật BVMT, 2005 “Môi trường bao gồm các yếu tố
tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
b) Các chức năng chủ yếu của môi trường
- Môi trường là không gian sinh sống của con người và thế giới sinh vật:
Trong cuộc sống hàng ngày con người cần nơi ở, ñất ñai ñể canh tác và các tiện
nghi cho sinh hoạt, cần nước ñể uống, cần thực phẩm để ăn, cần khơng khí để
thở. Thế giới sinh vật cũng cần khơng gian để sống, các nguồn thức ăn để tồn tại.
- Mơi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho
ñời sống và sản xuất của con người: Mọi hoạt ñộng của con người để duy trì
cuộc sống đều nhằm vào việc khai thác các hệ thống sinh thái của tự nhiên thơng
qua lao động. Từ thiên nhiên, con người lấy ra của cải vật chất ñể ñáp ứng các
nhu cầu của mình. Tức là dùng trí tuệ, cơng cụ thơng qua lao ñộng ñể khai thác
nguồn tài nguyên trên mặt ñất (động vật, thực vật,…) và dưới lịng đất (dầu mỏ,
khí ñốt,…) ñể phục vụ cho ñời sống và sản xuất.
- Mơi trường là nơi chứa đựng và phân hủy các chất phế thải do con người
tạo ra trong cuộc sống và hoạt ñộng sản xuất: Trong hoạt ñộng sản xuất và sinh


15

hoạt, con người ñã thải ra nhiều chất thải vào mơi trường. Ở đó, các chất thải
dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, độ
ẩm, khơng khí, sẽ bị phân hủy, biến ñổi thành các chất ñơn giản, thành các chất
dinh dưỡng nuôi sống cây trồng và nhiều sinh vật khác, làm cho các chất trở lại
trạng thái nguyên liệu tự nhiên, môi trường trở nên trong sạch. Tuy nhiên, do sự

gia tăng dân số, đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa làm cho số lượng chất thải tăng lên
khơng ngừng dẫn đến nhiều nơi, nhiều chỗ q tải gây ơ nhiễm môi trường.
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin về quá khứ cho con người: Các
hiện vật, di chỉ ñược con người phát hiện trong khảo cổ giúp chúng ta giải đốn
được nhiều bí ẩn diễn ra trong quá khứ. Khi ñược liên hệ và khâu nối với những
sự kiện của hiện tại với quá khứ, con người sẽ giải đốn được những sự kiện xảy
ra trong tương lai. Hơn nữa, nhiều sinh vật do phản ứng sinh lý của cơ thể khi có
sự biến đổi của ñiều kiện tự nhiên ñã thông báo sớm cho chúng ta những sự cố
như bão, ñộng ñất, núi lửa,...
1.1.1.2. Tài nguyên
a) Tài nguyên: là tất cả các dạng vật chất, tri thức ñược sử dụng ñể tạo ra
của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người.
Tài nguyên là ñối tượng sản xuất của con người. Xã hội lồi người càng
phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên ñược con
người khai thác ngày càng tăng.
b) Phân loại tài nguyên:
- Theo quan hệ với con người: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội.
- Theo phương thức và khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo, tài nguyên
không tái tạo.


16

- Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài ngun đất, tài ngun
rừng, tài ngun biển, tài ngun khống sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên
khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thơng tin.
Tài ngun thiên nhiên là tồn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên
(nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà lồi người có thể khai thác và sử
dụng trong sản xuất và ñời sống), là những ñiều kiện cần thiết cho sự tồn tại của
xã hội lồi người. Tài ngun thiên nhiên được chia thành hai loại: tài nguyên tái

tạo và tài nguyên khơng tái tạo.
Tài ngun tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật,…) là tài ngun có thể tự duy
trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi ñược quản lý một cách hợp lý. Tuy
nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài ngun tái tạo có thể bị suy thối khơng thể
tái tạo được. Ví dụ: tài ngun nước có thể bị ơ nhiễm, tài ngun đất có thể bị
mặn hố, bạc màu, xói mịn,…
Tài ngun khơng tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất ñi hoặc
biến đổi sau q trình sử dụng. Ví dụ như tài ngun khống sản của một mỏ có
thể cạn kiệt sau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự
tiêu diệt của các lồi sinh vật quý hiếm.
Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên tái tạo
ñặc biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế ñộ
xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật ñang làm thay ñổi giá trị của
nhiều loại tài nguyên. Nhiều tài nguyên cạn kiệt trở nên quý hiếm; nhiều loại tài
nguyên giá trị cao trước ñây nay trở thành phổ biến, giá rẻ do tìm được phương
pháp chế biến hiệu quả hơn, hoặc ñược thay thế bằng loại khác. Vai trò và giá trị
của tài ngun thơng tin, văn hố lịch sử đang tăng lên.


17

1.1.2. Lịch sử ra ñời của ðTM
Từ những năm 1960-1970, ở các nước phương Tây đã có sự lo lắng và
quan tâm đối với tài ngun và mơi trường sống của con người. Vấn đề bảo vệ
tài ngun và mơi trường ñã trở thành vấn ñề bức xúc trong xã hội, địi hỏi chính
phủ các nước phải có chủ trương ñường lối và chính sách giải quyết. Ở Mỹ, vào
ñầu năm 1970, Quốc hội nước này ñã ban hành luật và chính sách quốc gia về
mơi trường (gọi tắt NEPA), luật này quy ñịnh tất cả các dự án phát triển kinh tế
xã hội quan trọng ở cấp liên bang bắt buộc phải có báo cáo ðTM. Sau Mỹ các

nước phương Tây khác như Cannada, Úc, Anh, Nhật, ðức ñã lần lượt ban hành
những luật pháp hoặc quy ñịnh với mức ñộ khác nhau về ðTM của các dự án
phát triển kinh tế - xã hội của nước mình. Vào những năm 1970-1980 một số
nước phát triển ở châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc,…cũng ñã ban
hành các quy định chính thức hoặc tạm thời về ðTM.
Các tổ chức quốc tế cũng ñã quan tâm nhiều ñến ðTM, năm 1972 Liên
Hiệp Quốc ñã tổ chức hội nghị quốc tế về mơi trường. Chương trình Mơi trường
Liên Hiệp Quốc (UNEP) cũng đã được thành lập với mục đích là cung cấp các tư
liệu và cơ sở khoa học cần thiết cho việc xác ñịnh ñường lối phát triển kinh tế
của các quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới cũng ñã ban hành các quy ñịnh về chất
lượng nước uống và khơng khí nhằm đảm bảo an tồn cho sức khỏe của con
người. Năm 1980 ba tổ chức UNEP, UNDP và WB đã cơng bố “Tun bố về các
chính sách và thủ tục về môi trường”, nội dung của Tun bố nói lên quan điểm
phát triển kinh tế phải kết hợp với bảo vệ môi trường và các nước ñược viện trợ
hay vay vốn của Liên Hiệp Quốc phải có báo cáo ðTM.
Ở Việt Nam vấn đề ðTM ra đời vào giữa năm 1984 khi có Chương trình
tài ngun và mơi trường. Báo cáo ðTM đầu tiên được thực hiện ở dự án xây


18

dựng nhà máy thủy ñiện Trị An năm 1985 và tiếp theo là ban hành quyết định
của Chính phủ về cơng tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài ngun thiên nhiên
và bảo vệ mơi trường. Quyết định này khẳng định các dự án cơng trình xây dựng
cơ bản quan trọng và các chương trình phát triển kinh tế xã hơi với quy mơ lớn
đều cần phải xem xét về ðTM trước khi xét duyệt thực hiện. Luật BVMT ñã nêu
rõ tất cả các dự án phát triển kinh tế- xã hội và các cơng trình xây dựng cơ bản
trước khi xét duyệt thực hiện phải có báo cáo ðTM. Tiếp theo có nhiều văn bản
dưới luật về bảo vệ mơi trường đã ra đời, đặc biệt là Chiến lược Bảo vệ mơi
trường quốc gia đến năm 2010 và ñịnh hướng ñến năm 2020, quản lý và quy

hoạch mơi trường trong thời kỳ cơng nhiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Bảo vệ
mơi trường đã trở thành quốc sách của đất nước ta hiện nay.
1.1.3. ðịnh nghĩa ðTM
Có rất nhiều ñịnh nghĩa về ðTM. Từ ñịnh nghĩa rộng của Munn (1979),
theo đó cần phải “Phát hiện và dự đốn những tác động đối với mơi trường cũng
như đối với sức khoẻ và sự thịnh vượng của con người, của các đề xuất, các
chính sách, chương trình, dự án, quy trình hoạt động” và cần phải “chuyển giao
và cơng bố những thơng tin về các tác động đó”. Theo ñịnh nghĩa hẹp của Cục
Môi trường Anh, thuật ngữ ñánh giá mơi trường chỉ một kỹ thuật và một quy
trình dùng ñể giúp các chuyên gia phát triển tập hợp những thơng tin về ảnh
hưởng đối với mơi trường của một dự án và những thơng tin này sẽ được những
nhà quản lý quy hoạch sử dụng ñể ñưa ra những quyết ñịnh về phương hướng
phát triển. Năm 1991, Uỷ ban Liên hiệp quốc về các vấn ñề kinh tế Châu Âu ñã
ñưa ra một ñịnh nghĩa ngắn gọn và súc tích “Ðánh giá tác động mơi trường là
đánh giá tác động của một hoạt động có kế hoạch đối với môi trường”.


19

Theo Luật BVMT Việt Nam, 2005 “ðánh giá tác ñộng mơi trường là hoạt
động phân tích và dự báo các tác ñộng tiềm tàng của các dự án ñầu tư cụ thể đối
với mơi trường nhằm đề xuất những biện pháp BVMT khi tiến hành việc thực
hiện các dự án”. Dựa vào ñịnh nghĩa này, hoạt ñộng dự báo và phân tích các tác
động tiềm tàng của các dự án ñầu tư ñối với môi trường là rất quan trọng. Trong
một nghiên cứu ðTM, phần dự báo tác động mơi trường ln ln được coi là
một trong những nội dung quan trọng nhất, địi hỏi chun mơn kỹ thuật cao
nhất của chun gia tư vấn ðTM.
1.1.4. Mục đích, ý nghĩa và lợi ích của ðTM
- Mục đích của ðTM là góp phần thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc
ñánh giá các tác ñộng của các hoạt ñộng phát triển đến mơi trường và xã hội

(tích cực và tiêu cực), ðTM ñược tiến hành trước khi ra quyết ñịnh về dự án (tại
nhiều nước trên thế giới ñây là ñiều bắt buộc). ðTM giúp cho các cơ quan có
thẩm quyền cấp trên xét duyệt các dự án và ñưa ra quyết định đúng đắn cho phép
dự án có đủ ñiều kiện ñể thực hiện hay không. ðTM ñược xem xét nhiều phương
án thực hiện khác nhau của các hoạt ñộng phát triển, ñối chiếu, so sánh lợi, hại
các tác ñộng của các hoạt ñộng phát triển, trên cơ sở ñó kiến nghị lựa chọn
phương án tối ưu. ðTM giúp cho cơng tác xây dựng đường lối, chiến lược quy
hoạch, kế hoạch hóa BVMT. ðTM cịn có mục đích theo dõi các diễn biến mơi
trường bị tác động theo dự báo ban ñầu sau khi dự án ñi vào hoạt ñộng, ðTM
nhằm ñảm bảo rằng các hoạt ñộng phát triển đều có cơ sở mơi trường và bền
vững.
- Qua đó thấy rằng, ðTM có ý nghĩa rất quan trọng đối với các dự án ñầu
tư phát triển kinh tế- xã hội, trên cơ sở nội dung của báo cáo ðTM, dự án có
được cấp trên thẩm định phê duyệt thơng qua để thực thi hay khơng.


20

- ðTM có các lợi ích trực tiếp và gián tiếp. ðóng góp trực tiếp của ðTM
là mang lại những lợi ích mơi trường, như giúp chủ dự án hồn thiện thiết kế
hoặc thay đổi vị trí của dự án. ðóng góp gián tiếp có thể là những lợi ích môi
trường do dự án tạo ra, như việc xây dựng các ñập thuỷ ñiện kéo theo sự phát
triển của một số ngành (du lịch, nuôi trồng hải sản). Triển khai quá trình ðTM
càng sớm vào chu trình dự án, lợi ích của nó mang lại càng nhiều.
Nhìn chung, những lợi ích của ðTM bao gồm:
+ Hoàn thiện thiết kế và lựa chọn ví trí dự án;
+ Cung cấp thơng tin chuẩn xác cho việc ra quyết ñịnh;
+ Tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phát
triển;
+ ðưa dự án vào đúng bối cảnh mơi trường và xã hội của nó;

+ Giảm bớt những thiệt hại mơi trường;
+ Làm cho dự án có hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội;
+ ðóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững.
1.1.5. Nội dung của ðTM
Nội dung ðTM cụ thể phụ thuộc vào nội dung và tính chất của các dự án
đầu tư phát triển, các dự án này sẽ tác ñộng vào các yếu tố mơi trường địi hỏi
các u cầu và mức độ khác nhau. Do đó, trình tự đánh giá có thể ở giai đoạn
đánh giá sơ bộ hoặc có thể ðTM đầy ñủ, chi tiết. Văn bản chính thức của ðTM
là báo cáo ðTM. Theo ðiều 20, Luật BVMT, 2005, báo cáo ðTM sẽ bao gồm
các nội dung chính sau đây:
- Liệt kê, mơ tả chi tiết các hạng mục cơng trình của dự án kèm theo quy
mô về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của
từng hạng mục cơng trình và của cả dự án.


21

- ðánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế
cận; mức ñộ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường.
- ðánh giá chi tiết các tác động mơi trường có khả năng xảy ra khi dự án
ñược thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác
ñộng của dự án; dự báo rủi ro về sự cố mơi trường do cơng trình gây ra.
- Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác ñộng xấu đối với mơi trường;
phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường.
- Cam kết thực hiện các biện pháp BVMT trong q trình xây dựng và vận
hành cơng trình.
- Danh mục cơng trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề mơi
trường trong q trình triển khai thực hiện dự án.
- Dự tốn kinh phí xây dựng các hạng mục cơng trình BVMT trong tổng
dự tốn kinh phí của dự án.

- Ý kiến của UBND xã, phường, thị trấn, ñại diện cộng ñồng dân cư nơi
thực hiện dự án; các ý kiến khơng tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc
khơng tán thành đối với các giải pháp BVMT phải ñược nêu trong báo cáo ðTM.
- Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
1.1.6. Quy trình đánh giá tác động mơi trường
Trên cơ sở phân tích các quy định luật pháp về ðTM của Việt Nam, có thể
khái quát hóa Quy trình ðTM của một dự án gồm 2 phần và 5 bước. Phần lập
báo cáo ðTM có các bước: sàng lọc dự án về mặt mơi trường, xác định phạm vi
ðTM, ðTM chi tiết; phần thẩm ñịnh báo cáo ðTM bao gồm: thẩm ñịnh báo cáo
ðTM, giám sát ðTM.
- Bước thứ nhất: Sàng lọc dự án về mặt môi trường (Environmental
Screening) là việc phân loại các dự án theo mức ñộ cần thiết phải ðTM theo 3


22

loại: Các dự án cần phải tiến hành ðTM; các dự án chưa rõ ràng, cần nghiên cứu
thêm ñể xem là có cần thiết phải tiến hành ðTM hay khơng và các dự án không
cần ðTM, nhiệm vụ này do cơ quan quản lý môi trường thực hiện.
SÀNG LỌC DỰ ÁN

XÁC ðỊNH PHẠM VI ðTM

ðTM CHI TIẾT

THẨM ðỊNH BÁO CÁO ðTM

GIÁM SÁT ðTM

Hình 1.1. Quy trình đánh giá tác động môi trường

- Bước thứ hai: ðối với các dự án loại 2, khơng cần tiến hành ðTM, chủ
đầu tư soạn bản đăng ký đạt chất lượng mơi trường trình cơ quan quản lý môi
trường xét duyệt và thông qua, quy trình ðTM cho loại dự án này kết thúc tại
đây. ðối với các dự án loại 1, cần phải tiến hành ðTM, lập báo cáo ðTM sơ bộ,
sau đó chuyển sang giai ñoạn ðTM sau.
- Bước thứ ba: Lập báo cáo ðTM chi tiết
- Bước thứ tư: Thẩm ñịnh báo cáo ðTM
- Bước thứ năm: Sau khi báo cáo ðTM ñược thẩm ñịnh ñể các kết quả của
ðTM ñược ñưa vào thực tế, cần thiết phải tiến hành giám sát ðTM. Giám sát


23

ðTM ñược lồng ghép với giai ñoạn xây dựng và vận hành trong chu trình của
một dự án.
Quy trình ðTM nêu trên cơ bản phù hợp với thông lệ về ðTM của khu
vực và thế giới.
1.1.7. Sàng lọc dự án
1.1.7.1. Khái niệm về sàng lọc dự án
Hàng năm trong cả nước có rất nhiều dự án được triển khai. ðể tiết kiệm
thời gian và kinh phí, đánh giá tác động mơi trường chỉ nên tiến hành đối với
những dự án thật sự sẽ gây nên những tác động mơi trường. Vì thế cần có một cơ
chế để xác định mức ñộ cần thiết ðTM của toàn bộ các dự án. Việc phân biệt các
dự án theo mức ñộ cần thiết ðTM ñược gọi là sàng lọc dự án. Sàng lọc dự án ở
ñây ñược hiểu là sàng lọc dự án về mặt mơi trường.
1.1.7.2. Mục đích của sàng lọc dự án
Mục đích của sàng lọc dự án là xem xét và quyết định quy mơ và mức độ
ðTM của một dự án ñầu tư phát triển. Kết quả của sàng lọc dự án là xác ñịnh dự
án thuộc loại dự án nào trong ba loại dự án sau ñây:
- Loại 1: Các dự án yêu cầu phải có ðTM chi tiết. ðây là loại dự án có

nhiều tác động tiêu cực đến mơi trường. Các dự án loại này bắt buộc phải thực
hiện hai bước ðTM sơ bộ (hay kiểm tra môi trường sơ bộ) và chi tiết.
- Loại 2: Các dự án chưa rõ ràng có cần ðTM hay khơng. ðó là các dự án
có thể gây nên một số tác động tiêu cực đến mơi trường, tuy nhiên chúng sẽ ñược
khắc phục khi sử dụng các biện pháp giảm thiểu thích hợp. Xác định và ứng
dụng các biện pháp giảm thiểu cho các dự án loại này không mấy khó khăn.
Chúng cần được tiến hành ðTM sơ bộ (kiểm tra môi trường sơ bộ). Sau khi xem


×