Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

SKKN đổi mới kĩ năng đọc hiểu truyện cổ tích tấm cám trong giảng dạy theo đặc trưng thi pháp thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 42 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Chuyển trọng tâm từ giáo dục tri thức sang giáo dục năng lực cho người học là
tư tưởng đổi mới trong giáo dục Việt Nam hiện nay. Dạy học mơn Ngữ văn ở trường
phổ thơng cũng khơng nằm ngồi xu thế chung đó. Bên cạnh nhiệm vụ cung cấp kiến
thức, dạy học văn cịn nhằm hình thành, bồi dưỡng và phát triển các kỹ năng, năng lực
văn học, phát huy sự chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, việc đổi mới phương
pháp dạy học, tìm hướng tiếp cận mới trong dạy học môn Ngữ văn, tạo hứng thú, nâng
cao năng lực học tập, giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, biết cảm thông,
yêu thương chia sẻ với những số phận, cuộc đời thông qua mỗi trang sách, là điều rất
cần thiết. “Văn học là nhân học” giúp hình thành nhân cách con người. Từ đó khơi
gợi, đánh thức niềm đam mê với văn học, tìm về với giá trị đời sống tâm hồn của con
người.
Những thay đổi về phương pháp dạy học trong môn Ngữ văn nói riêng và trong
giáo dục nói chung đã làm chuyển đổi toàn bộ cách dạy và học trong nhà trường. Nếu
không tiếp cận và thay đổi nhận thức đánh giá, kết quả học tập của học sinh sẽ theo
một hướng khác và không phù hợp với yêu cầu, mục tiêu đặt ra trong đổi mới. Với vai
trò là người tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai
hết giáo viên phải tìm tịi, xây dựng hướng tiếp cận mới, phương pháp mới để phát huy
tính tích cực sáng tạo của người học. Luận ngữ có câu: “Biết mà học khơng bằng thích
mà học, thích mà học khơng bằng say mà học”. Yếu tố cảm xúc, say mê chính là động
lực lớn thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập khơng ngừng của mỗi chúng
ta.
Trong chương trình Ngữ văn THPT các tác phẩm đưa vào giảng dạy khá
nhiều, phong phú về thể loại từ văn học dân gian đến văn học trung đại. Đặc biệt
trong số đó văn học dân gian, chương trình lớp 10 chiếm vị trí đặc biệt quan trọng,
là bộ phận chính của nền văn học và văn hóa của mỗi dân tộc; là cây đàn muôn điệu,
cội nguồn của văn học viết. Nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát triển
dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian. Nhiều tác phẩm , nhiều hình
tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của


văn học viết.
Văn học dân gian rất đa dạng với nhiều thể loại như: tục ngữ, câu đố, thần
thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích…Trong đó, truyện cổ tích là một thể loại tiêu biểu
của văn học dân gian nói chung và các thể loại tự sự nói riêng. Truyện cổ tích là di sản
văn hóa tinh thần phong phú, có giá trị tồn tại lâu dài trong lịch sử hình thành và phát
triển của dân tộc Việt Nam. Truyện cổ tích thể hiện tập trung và sáng tỏ thế giới quan
và nhân sinh quan của người dân lao dộng, đấu tranh xã hội cho một cuộc sống tốt đẹp
hơn theo những khát vọng, ước mơ lí tưởng của nhân dân.
1


Bước vào thế giới truyện cổ tích, thế giới của trí tưởng tượng phong phú, người
đọc dù bất kì đối tượng nào cũng cảm thấy thích thú. Điều đó khẳng định sức hấp dẫn
đặc biệt của thể loại này trong hệ thống các tác phẩm tự sự dân gian. Sống trong thế
giới đó, người đọc hồn nhiên hơn, thanh thản hơn với những bài học nhân sinh nhuốm
màu kì diệu, rồi từ đó giải mã những hồi ức của quá khứ người xưa gửi gắm.
Quá trình tiếp cận truyện cổ tích hết sức hấp dẫn, thú vị. Truyện cổ tích được
coi là thể loại mang chức năng giáo dục là chủ yếu, bồi đắp thái độ thẩm thấu cái đẹp.
M. Gorki từng viết: Trong các truyện cổ tích, điều trước tiên có tác dụng giáo dục là
sự hư cấu. Chính trong sự bay bổng có thể xem là “tiền thân của loại truyện viễn
tưởng về xã hội” đã cuốn hút tạo ra hứng thú tiếp cận và từ đó mở ra những bài học
đạo đức nhân sinh. Do đó truyện cổ tích góp phần giáo dục cho học sinh giá trị nhân
văn, những phẩm chất tốt đẹp trong truyền thống văn học, tinh thần của dân tộc Việt
Nam.
Tuyện cổ tích Tấm Cám là một trong những tác phẩm tiêu biểu, có tính phổ
biến rộng rãi nhất. Giá trị của tác phẩm đã được khẳng định qua hàng ngàn năm trong
đời sống tinh thần của người Việt. Chọn truyện cổ tích Tấm Cám làm đề tài cho sáng
kiến kinh nghiệm, tôi mong muốn giáo viên và học sinh có cái nhìn sâu hơn về tác
phẩm. Vì khi đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 10 thì xung quanh tác phẩm
này vẫn còn nhiều tranh cãi trong xã hội và cả trong giới học thuật. Nhất là chi tiết

Tấm trừng phạt Cám ở cuối tác phẩm. Việc định hướng để học sinh hiểu đúng về nhân
vật Tấm và hiểu thấu đáo về ý nghĩa của hành động ở cuối tác phẩm là vấn đề không
hề đơn giản. Phải xem xét vấn đề từ đặc trưng thi pháp thể loại của truyện cổ tích và
VHDG. Mặt khác, một số giáo viên khi dạy truyện cổ tích vẫn dạy theo lối cũ. Nghĩa
là dạy học truyện cổ tích như dạy học truyện hiện đại. Tác giả Nguyễn Xuân Lạc đã
chỉ ra: “ giáo viên đồng nhất dạy học truyện cổ tích với văn học viết”. Thậm chí một
số giáo viên cịn coi nhẹ thể loại này, cho rằng nó ít có giá trị hay khơng quan trọng.
Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng day học truyện cổ tích Tấm Cám nói riêng và
truyện cổ tích nói chung.
Với những lí do cơ bản như trên, cùng với kinh nghiệm của bản thân, tôi xin
trình bày đề tài Đổi mới kĩ năng đọc hiểu TCT Tấm Cám trong giảng dạy theo đặc
trưng thi pháp thể loại. Qua đề tài này, tôi muốn nhắn gửi đến các em học sinh: trong
vòng quay của xã hội hiện đại, có những giá trị đang bị lung lay thì việc giáo dục các
em có niềm tin vào cuộc sống, được nuôi dưỡng và phát triển nhân cách, khả năng
thẩm mĩ trong những sáng tạo tuyệt vời bằng trí tưởng tượng táo bạo và nên thơ của
truyện cổ tích là điều vơ cùng cần thiết để từ đó biết sống bao dung, cảm hóa những
con người lầm đường lạc lối.
1. Tên sáng kiến
Đổi mới kĩ năng đọc hiểu TCT “Tấm Cám” trong giảng dạy theo đặc trưng thi
pháp thể loại.
2. Tác giả sáng kiến
2


Họ và tên: Phạm Thị Thùy Giang
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT Yên Lạc 2
Số điện thoại: 0975485402. E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Phạm Thị Thùy Giang – Trường THPT Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Áp dụng trong giảng dạy học sinh lớp 10 môn Ngữ văn, đặc biệt là các lớp
chuyên văn và bồi dưỡng học sinh tham gia kì thi chọn học sinh giỏi mơn Ngữ văn.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
Lần 1: Năm học 2017- 2018, áp dụng ở lớp 10C
Lần 2: Năm học 2019- 2020, áp dụng ở lớp 10A1
7. Mô tả bản chất sáng kiến
7.1. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu
7.1.1. Mục đích nghiên cứu
Làm thế nào để học sinh có cách tiếp cận mới, có cách nhìn đa chiều, thốt khỏi
sự dập khn? Đó chính là mục đích của sáng kiến mà tơi muốn thực hiện.
Từ đặc trưng thể loại truyện cổ tích, giáo viên định hướng cho học sinh hiểu
được ý nghĩa của các mâu thuẫn, xung đột và cuộc đấu tranh giữa Tấm và mẹ con
Cám, từ đó hiểu đúng bản chất của nhân vật Tấm cũng như giá trị của truyện cổ tích
Tấm Cám, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân lao
động gửi gắm vào truyện cổ tích thần kì. Đồng thời qua Tấm Cám thấy được giá trị
nghệ thuật của việc sử dụng yếu tố kì ảo và lối kể truyện hấp dẫn với kết thúc có hậu
của tác giả dân gian đã tạo nên giá trị đặc sắc của truyện cổ tích nói chung và truyện cổ
tích thần kì nói riêng.
Như vậy, chúng ta hiểu tác phẩm văn học dân gian theo đúng đặc trưng thi pháp
thể loại sẽ tạo cho học sinh sự hứng thú, kích thích sự tị mị, sáng tạo của học trò.
7.1.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tôi là kĩ năng đọc hiểu truyện cổ tích và tác phẩm
Tấm Cám theo đặc trưng thi pháp thể loại.
Phạm vi nghiên cứu: Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám, đặc biệt là hành
động Tấm trừng phạt mẹ con Cám ở cuối truyện.
7.1.3. Phương pháp nghiên cứu
Làm đề tài này, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp. Dưới đây là những phương
pháp chủ yếu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp thống kê, nêu ví dụ.

- Phương pháp phân loại, phân tích.
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3


7.2. Nội dung sáng kiến
7.2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đổi mới kĩ năng đọc hiểu TCT Tấm
Cám theo đặc trưng thi pháp thể loại
7.2.1.1. Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng là một khái niệm phức tạp, có nhiều cách định nghĩa quan niệm khác
nhau. Theo từ điển tiếng việt phổ thông: kỹ năng hiểu một cách chung nhất là khả năng
vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.
Có quan niệm cho rằng: kỹ năng đồng nghĩa với việc nắm vững các cách thức
của hành động, quan niệm khác lại cho là: kỹ năng nghiêng về mặt năng lực của con
người. Nguyễn Thanh Hùng quan niệm kỹ năng là kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiểu
biết - năng lực và những thao tác tri giác của chủ thể hoạt động trong một lĩnh vực.
Như vậy có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm kỹ năng. Tóm lại có thể
hiểu, kỹ năng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tri thức và kỹ thuật hành động, là sự
thực hiện có kết quả một hành động theo một yêu cầu, mục đích nhất định.
* Kỹ năng tiếp nhận văn học
Theo từ điển thuật ngữ văn học, tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các
giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngơn từ,
hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật cho đến sản phẩm
sau khi đọc, cách hiểu ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo.
Trong thực tiễn nghiên cứu và dạy học có một số khái niệm được sử dụng với
nội hàm tương đương tiếp nhận, chẳng hạn “lĩnh hội” hay “cảm thụ”. Khái niệm lĩnh
hội dễ gợi hàm ý thụ động. Khái niệm “cảm thụ” thường gắn với việc thưởng thức các
tác phẩm văn chương hình tượng bởi nó yêu cầu có sự tham gia của nhiều yếu tố, năng

lực đọc văn đặc thù như cảm xúc, tưởng tưởng, tri giác ngơn ngữ nghệ thuật. Có thể
hiểu, kỹ năng tiếp nhận tác phẩm văn học nhà trường là sự thực hiện linh hoạt, sáng
tạo, có kết qủa các thao tác theo một trình tự hợp lí để tiếp cận, khám phá thưởng thức
giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học trong nhà trường trên cơ sở các
tri thức về tác giả, tác phẩm và các tri thức khác có liên quan.
Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, rèn luyện kỹ năng cho học sinh là một
trong ba mục tiêu của dạy học nói chung, dạy văn nói riêng. Để hoạt động tiếp nhận
văn chương của học sinh mang tính tích cực, chủ động, linh hoạt và hiệu quả.
* Kỹ năng đọc hiểu
Từ trước đến nay, câu hỏi trong dạy học luôn được xem là một trong những
cách thức tích cực hóa vai trị của người học. Đó là một trong những công cụ quan
trọng để hướng dẫn người học chiếm lĩnh tri thức và hình thành kỹ năng. Chương trình
Ngữ văn những năm gần đây được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, hệ thống
câu hỏi đọc hiểu văn bản không đơn giản chỉ là hướng dẫn học sinh thu nhận kiến
thức về nội dung của văn bản mà còn phải hướng đến việc hình thành và rèn luyện
năng lực đọc hiểu cho người học. Đọc là tiến trình tạo nghĩa từ văn bản viết. Trong
4


quá trình tạo nghĩa từ văn bản, người đọc kết hợp những gì họ biết về thế giới, về đề
tài của văn bản, về cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản, và cái
cách mà ngơn ngữ nói có liên quan đến những ký tự, từ ngữ, yếu tố hình ảnh và những
kí hiệu trên trang sách. Để người học có thể phát huy tối đa vai trị của mình thì các
nhà giáo dục phải xây dựng được một môi trường giáo dục giúp học sinh có thể sử
dụng năng lực tư duy ở mức tối đa. Môi trường ấy sẽ được xây dựng bằng các hoạt
động tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau mà hệ thống câu
hỏi là cơng cụ quan trọng để “kích hoạt” và dẫn dắt những hoạt động tương tác đó.
Việc sử dụng câu hỏi trong những tình huống dạy học nhất định sẽ đòi hỏi học sinh
phải vận dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, phán đốn, suy luận, đánh
giá và giải quyết vấn đề. Qua quá trình giải quyết vấn đề, học sinh vừa lĩnh hội kiến

thức, hình thành kỹ năng vừa rèn luyện tư duy
7.2.1.2. Thực trạng giảng dạy TCT Tấm Cám trong chương trình lớp 10 ở
trường phổ thông
Môn Ngữ văn không chỉ là một môn khoa học như những mơn học khác mà nó
cịn mang những đặc thù riêng của một môn nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ. Khi xem
xét một tác phẩm văn học ta phải xem xét cả những yếu tố trong văn bản và yếu tố
ngồi văn bản. Nếu khơng có một quan điểm tiếp cận đúng đắn và khoa học dẫn
đường thì phương pháp dạy học văn chắc chắn sẽ gặp những sai lầm và thiếu sót.
Nhìn chung giáo viên đều thừa nhận tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá
kỹ năng đọc hiểu. Tuy nhiên, thực trạng dạy học ở trường phổ thông cho thấy, giáo
viên chưa chú ý đúng mức, học sinh chưa nắm được các thao tác cần thiết dẫn đến khả
năng phát hiện và phân tích luận điểm cịn yếu. Chẳng hạn khi tìm hiểu về TCT Tấm
Cám, người thầy cần hướng cho các em tìm hiểu dưới góc độ thi pháp, thể loại. Thi
pháp học là cách thức tiếp cận tác phẩm bám vào văn bản là chính, ít đi sâu vào những
vấn đề nằm ngoài văn bản như: hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, tác dụng xã
hội. Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức nghệ thuật như: không gian,
thời gian, nhân vật, kết cấu, cốt truyện, điểm nhìn, ngơn ngữ…. của tác phẩm văn học.
Để giải mã được nội dung, tư tưởng của tác phẩm cần phải tiếp cận hình thức nghệ
thuật của nó. Bởi tác phẩm văn học là chỉnh thể thống nhất của hai mặt hình thức và
nội dung. Hình thức là sự biểu hiện của nội dung. Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học
chủ thể tiếp nhận cần phải nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa hình thức và nội
dung. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy văn, khơng ít cách dạy, cách học vi phạm
nguyên tắc tách nội dung ra khỏi hình thức. Học tác phẩm văn học nhưng thốt ly văn
bản (nhất là với các tác phẩm dài), có rất nhiều hiện tượng dạy tác phẩm văn chương
nhưng lại tìm hiểu qua loa văn bản, học sinh học đơi khi chỉ học lướt qua văn bản, giáo
viên thì chỉ coi trọng tìm “ý”, vì thế mới có tình trạng dạy thơ không cần thuộc, dạy
truyện không không cần kể mà chỉ nêu ý chính. Do áp lực thi cử, hiện nay, tình trạng
giáo viên “đọc hộ”, “hiểu hộ”, “cảm thụ hộ” học sinh diễn ra khá phổ biến. Trong các

5



giờ đọc hiểu văn học, học sinh thường nghe và chép lại những bài giảng của giáo viên
hơn là tự mình cảm thụ, tìm kiếm, khám phá văn bản.
Giáo viên chưa có các biện pháp cụ thể thể để tổ chức, hướng dẫn học sinh rèn
kỹ năng đọc, cảm thụ một cách phù hợp có hiệu quả. Khi kiểm tra đánh giá chỉ tái hiện
lại những lời thầy cô dạy để cốt sao cho đủ ý, cho có điểm mà không cần phải tư duy
hay rung động những cái hay cái đẹp của văn bản. Do đó yêu cầu đặt ra là phải có
phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Thực tế ở một số giáo viên, việc đổi mới phương pháp dạy học chưa được sâu,
hình thức tổ chức dạy học cịn đơn giản, nghèo nàn, còn sử dụng nhiều phương pháp
dạy học truyền thống. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa thực sự nhiệt tình trong
những giờ lên lớp. Họ cứ bám theo nội dung kiến thức trong chương trình mà giảng
dạy một cách cứng nhắc (lên lớp đầy đủ 5 bước, truyền đạt kiến thức chạy theo thời
gian tiết học, thầy đọc – trò ghi chép, kiểm tra bài cũ của học sinh qua hình thức học
thuộc lịng nội dung kiến thức trong vở…) khiến cho tiết học khô khan, thiếu sức sống
và buồn tẻ. Một số thầy cô đã áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh như: tổ chức trò chơi, thuyết trình… nhưng rất ít giáo viên áp
dụng phương pháp dạy học lồng ghép.
Việc tìm hiểu tác phẩm quá chú trọng nội dung tư tưởng tác phẩm trong dạy học
văn trong một thời gian dài đã gây hậu quả nghiêm trọng. Chất nghệ thuật, chất văn đã
bị thủ tiêu, giờ văn như một giờ giảng đạo đức, một giờ bàn luận về những vấn đề lịch
sử, chính trị, xã hội …người học trở lên chán học, người dạy thì quen với cách dạy
như vậy, ít chịu tìm tịi, khám phá, sáng tạo mà coi đó là những lối mịn trong đời dạy
học. Chất lượng giờ dạy vì thế mà ngày càng đi xuống, môn Văn ngày càng mất đi vị
thế quan trọng của mình trong việc trang bị kiến thức khoa học, nghệ thuật, và quan
trọng hơn là thiên chức giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh.
Cách dạy tác phẩm văn chương từ hướng tiếp cận thi pháp học nhằm trang bị
cho học sinh những tri thức lí thuyết văn học, giúp các em tiếp cận văn bản văn học
một cách bài bản, thấy hết được cái hay cái đẹp của một chỉnh thể thẩm mĩ, từ đó hình

thành năng lực giải mã các tác phẩm văn chương, bồi dưỡng khả năng tự học và niềm
đam mê đối với văn chương ngay cả khi các em khơng cịn ngồi trên ghế nhà trường.
Thiết nghĩ đây là một việc làm cấp thiết và đầy ý nghĩa.
Khám phá tác phẩm theo đặc trưng thi pháp giúp học sinh dễ dàng trong việc
luyện các dạng đề so sánh để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa các tác
phẩm. Từ đó có thể lý giải sự khác nhau dựa trên đặc trưng thi pháp bởi vì mỗi giai
đoạn văn học. Thơng qua việc liên hệ so sánh giữa các tác phẩm theo chiều ngang, học
sinh không chỉ được học theo chủ đề mà còn nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm từ
tái hiện hình tượng tác phẩm lên liên tưởng cảm nhận và biết cách nhận thức, đánh giá
vấn đề. Chính vì vậy, chúng tơi xin đưa ra định hướng dạy học văn học theo hướng
tiếp cận thi pháp theo đặc trưng thể loại đối với tác phẩm truyện cổ tích Tấm Cám.
6


7.2.2. Một số phương pháp tiếp cận TCT Tấm Cám theo đặc trưng thi pháp
thể loại
7.2.2.1. Khái quát về văn học dân gian
VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá
trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau
trong đời sống cộng đồng.
* Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng: đây là dặc trưng nổi
bật nhất tạo nhật tạo nên điểm khác biệt rất cơ bản giữa văn học dân gian và văn học
viết. Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua
vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau). Quá trình truyền miệng
thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bày tác phẩm một
cách tổng hợp (nói, hát, kể).
Ảnh hưởng: Làm cho tác phẩm văn học dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù
hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động. Tạo nên tính dị bản (nhiều bản kể) của
văn học dân gian.

Văn học giân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể. Quá trình sáng tác
tập thể: cá nhân khởi xướng - tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp
nhận) cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện. Trong khi tham gia
lao động sản xuất, mọi người thường có những câu ca hay những câu chuyện hay kể
cho cả một tập thể nghe. Đã có những câu hị hay những điệu nhạc reo vang, nó trở
thành những tác phẩm vẻ vang trong thời kì lịch sử .
Ngồi ra, văn học dân gian cịn có tính thực hành, là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp
cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
* Những giá tri cơ bản của Văn học dân gian Việt Nam.
Giá trị nội dung: phản ánh chân thực cuộc sống lao động, chiến đấu để dựng
nước và giữ nước của dân tộc; thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn
của nhân dân; bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân
(yêu đời, lạc quan, yêu cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống, căm ghét cái xấu, sự độc
ác, sống tình nghĩa, thuỷ chung,...); tổng kết những tri thức, kinh nghiệm của nhân
dân về mọi lĩnh vực trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và chính
bản thân mình.
Giá trị nghệ thuật: xây dựng được những hình ảnh nhân vật đẹp, tiêu biểu cho
truyền thống quý báu của dân tộc; văn học dân gian là nơi hình thành nên những thể
loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc do nhân dân lao động sáng tạo nên. Văn
học dân gian còn là kho lưu trữ những thành tựu nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc
mà các thế hệ đời sau cần học tập và phát huy.
* Vai trò của văn học dân gian
Vai trò và tác dụng trong đời sống tinh thần của xã hội: văn học dân gian nêu cao
những bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh
7


thần nhân đạo, lịng lạc quan, ý chí đấu tranh bền bỉ để giải phóng con người khỏi bất
cơng, ý chí độc lập, tự cường, niềm tin bất diệt vào cái thiện... Văn học dân gian góp
phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối

sống tích cực và lành mạnh.
Vai trị, tác dụng trong nền văn học dân tộc: nhiều tác phẩm văn học dân gian đã
trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của thời đại đã qua mà các nhà văn cần học
tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị. Văn học dân gian mãi mãi là ngọn
nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết về các phương diện đề tài, thể loại, văn
liệu,...
* Một số lưu y về phương pháp đọc – hiểu văn học dân gian.
Để hiểu đúng văn bản văn học dân gian, chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau:
- Nắm vững đặc trưng của thể loại, bởi lẽ không một nét độc đáo nào của một
tác phẩm văn học dân gian cụ thể lại vượt ra khỏi những đặc trưng cơ bản của
thể loại. Cần lấy những đặc trưng chung về thể loại làm căn cứ để đọc hiểu những
tác phẩm cụ thể.
- Muốn đọc hiểu chính xác một tác phẩm văn học dân gian, cần đặt nó
vào trong hệ thống những văn bản tương quan, thích ứng (về đề tài, thể loại, cách
diễn đạt)
- Trong quá trình hình thành, biến đổi, lưu truyền, tác phẩm văn học dân
gian ln gắn bó mật thiết và phục vụ trực tiếp cho các hình thức sinh hoạt cộng
đồng khác nhau (gia đình, xã hội, tơn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lao
động, vui chơi, ca hát, lễ hội,...) của nhân dân. Bởi thế, để đọc hiểu chính xác và
sâu sắc ý nghĩa tác phẩm, cần đặt nó trong mối quan hệ với các hình thức sinh hoạt
cộng đồng.
7.2.2.2. Khái quát về truyện cổ tích
* Khái niệm:
Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian, cốt truyện và hình tượng được hư cấu
có chủ định kể về số phận con người bình thường trong xã hội thể hiện tinh thần nhân
đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
Trong truyện có một số kiểu nhân vật chính: nhân vật bất hạnh (người mồ cơi,
con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...), nhân vật có tài năng kì lạ, nhân
vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật (các con vật biết nói năng,
có hoạt động và tính cách như con người,...). Truyện cổ tích thường có những yếu tố

hoang đường, kì ảo, đóng vai trị cán cân cơng lí, thể hiện khát vọng cơng bằng, mơ
ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với
cái xấu...
* Phân loại: Truyện cổ tích được chia làm ba loại:
Truyện cổ tích về lồi vật: nhân vật chính là các con vật. Từ việc giải thích
những đặc điểm, thói quen, quan hệ của các con vật, tác giả dân gian đúc kết những

8


kinh nghiệm về thế giới loài vật và các vấn đề đạo đức, kinh nghiệm sống trong xã hội
loài người.
Truyện cổ tích sinh hoạt: kể về sự thơng minh, sắc sảo, tài phân xử của các nhân
vật gắn với đời thực, ít có hoặc khơng có các yếu tố thần kì.
Truyện cổ tích thần kì: có nhiều yếu tố thần kì, kể về các nhân vật như người
em út, người mồ cơi, người có tài năng kì lạ...
Truyện cổ tích thần kì ra đời từ giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy, phát
triển mạnh trong xã hội có giai cấp, nên đề tài của truyện cổ tích thần kì chủ yếu
hướng đến những vấn đề như:
+ Phản ánh hiện thực xã hội phân chia giai cấp, kể về số phận của những kiểu
nhân vật người con riêng, người em, người lao động bất hạnh, người dũng sĩ người
mang lốt, người thông minh, tài giỏi.
+ Phản ánh ước mơ công lí, ước mơ đổi thay số phận cho những nhân vật bất
hạnh.
+ Nêu những bài học theo quan điểm đạo đức của nhân dân như nghĩa bạn bè,
tình vợ chồng, lòng yêu thương con người với bức tranh phản chiếu muôn vàn nỗi éo
le, phức tạp trong quan hệ xã hội.
Truyện cổ tích là thể loại tự sự dân gian, nên những yếu tố thi pháp cơ bản cần
được khảo sát ở truyện cổ tích là hệ thống nhân vật, kết cấu, cốt truyện (mơ típ, típ)
yếu tố thần kì. Nhân vật chính: nếu như nhân vật chính của thần thoại là các vị thần,

nhân vật chính của truyền thuyết là các nhân vật lịch sử có tầm vóc lớn lao đối với lịch
sử dân tộc hoặc một địa phương nào đó thì nhân vật chính trong truyện cổ tích thần kì
là những người lao động bình thường, chịu nhiều bất hạnh, thua thiệt trong cuộc sống.
Phân tích truyện cổ tích phải chú ý đến phương pháp so sánh loại hình, nghĩa là đặt
truyện hay nhân vật trung tâm trong kiểu truyện hay kiểu nhân vật cùng loại.
7.2.2.3. Truyện cổ tích Tấm Cám
Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. Kiểu truyện Tấm Cám phổ
biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Ví dụ như Cô Lọ Lem (Pháp), Chiếc hài
cườm pha lê (Đức), Nàng Diệp Hạn (Trung Quốc). Dù tên gọi khác nhau nhưng chúng
có điểm chung về nội dung là: Phản ánh số phận của những con người nhỏ bé, bất
hạnh, thể hiện ước mơ về sự cơng bằng, dân chủ, hạnh phúc.
*Tóm tắt truyện Cổ tích Tấm Cám theo nhận vật Tấm bằng sơ đồ tư duy và bằng
hình ảnh minh họa

9


Mồ cơi cha mẹ

Bị dì ghẻ bắt làm
việc vất vả

Sống với dì ghẻ
Phải làm việc quần
quật ngày đêm

Hồn
cảnh

Hiền lành

yếu đuối
cam chịu

Bị tước đoạt tài sản
(yếm đào, cá bống)
Không được đi xem hội

Nhân vật
Tấm
Nhiều lần hóa thân
Sức phản kháng
mạnh mẽ

Mạnh mẽ
quyết chống
lại cái ác

Trừng
trị cái
ác
yếu
đuối
cam
chịu

10

Tấm hồi sinh
Trừng phạt mẹ con Cám



11


7.2.2.4. Liệt kê các sự việc và chi tiết tiêu biểu trong TCT Tấm Cám
Sự Việc
Chi tiết
Tấm và Cám đi bắt con tôm cái tép.

Chiếc yếm đỏ.
Tấm bị Cám lừa hết giỏ tép.
Tấm khóc.
Bụt hiện lên.

Cá bống bị giết.

Cám rình Tấm cho bống ăn.
Con cá chỉ cịn bộ xương.
Tấm khóc.
Bụt hiện lên.

Tấm đi dự hội.
Dì ghẻ trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt.
Tấm khóc.
Bụt hiện lên.

12


Trên đường đi dự hội.

Tấm vào cung.

Tấm đánh rơi chiếc giày.
Cuộc thi thử giày của nhà vua.

Tấn bị giết trong ngày giỗ cha.

Tấm trèo cau.
Mụ dì ghẻ chặt cây.
Tấm chết.

Tấm chuyển kiếp.
Tấm hóa thành nhiều kiếp.
Những câu nói của Tấm.
Những hành động của mẹ con Cám.

13


Tấm trở lại thành người.

Tấm hóa thân vào quả thị.

Tấm về cung trừng phạt Cám.

Miếng trầu têm cánh phượng.
Tấm sai quân hầu giội nước sôi vào hố.
Mẹ con Cám chết.

7.2.2.5. Quá trình phát triển mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám

Từ những sự việc và chi tiết tiêu biểu đã nêu ở trên, giáo vên định hướng cho
hoc sinh phân tích q trình phát triển mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám. Quá trình
này được chia thành hai chặng. Sự phân chia thành các chặng giúp học sinh thấy rõ
được sự phát triển và thay đổi trong tính cách của nhân vật Tấm và sự tăng lên về mức
độ độc ác trong hành động của mẹ con Cám.
* Chặng 1: Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám
Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phản ánh mâu thuẫn trong gia đình phụ
quyền thời cổ nói riêng; mâu thuẫn giữa lao động và bóc lột, giữa thiện và ác trong xã
hội nói chung. Tấm đại diện cho loại nhân vật mồ côi: chăm chỉ, hiền lành, nhân hậu
(mải miết bắt được đầy giỏ tôm tép không quản trời nắng, bớt phần ăn dành nuôi bống,
14


cho trâu đi ăn thật xa…). Mẹ con người dì ghẻ là hiện thân của cái ác: Cám lừa chị
xuống Tắm, trút hết giỏ tôm tép của Tấm vào giỏ của mình để giành chiếc yếm đỏ; mẹ
con Cám rắp tâm lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để tiện bề bắt cá bống – nguồn vui duy
nhất của Tấm; trắng trợn trộn một đấu thóc vào một đấu gạo để bắt Tấm ngồi nhặt,
không dược đi hội do nhà vua mở.
Mâu thuẫn đó từ chỗ xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc
sống thường ngày, đến mức biến thành xung đột về quyền lợi xã hội. Mâu thuẫn phát
triển ngày càng gay gắt, không thể dung hòa, buộc phải giải quyết: mọi đau khổ tủi
cực của Tấm đều bắt nguồn từ mẹ con Cám. Cô gái mồ cơi chỉ biết khóc khi bị lừa
gạt, bị tước đoạt đến cả niềm vui nhỏ bé nhất.
Sự tham gia của các yếu tố thần kì: Tấm có được hạnh phúc nhờ sự giúp đỡ của
Bụt. Cách giải quyết mâu thuẫn như vậy thể hiện ước mơ của người lao động, niềm tin
của họ vào lẽ công bằng trong đời sống thực cịn q mong manh và hầu như khó có
thể thực hiện được. Tấm bị Cám lừa nên khơng được thưởng yếm đỏ, chỉ biết khóc,
Bụt xuất hiện an ủi cô, bày cho cô cách nuôi bống để làm bầu bạn. Tấm bị mất cá bống
– được gà tìm xương, được Bụt cho hi vọng đổi đời. Tấm không được đi hội – Bụt cho
chim sẻ xuống giúp nhặt thóc ra khỏi gạo. Tấm gặp vua và trử thành hoàng hậu.

* Chặng 2: Cuộc đấu tranh quyết liệt của Tấm để để giành lại sự sống và
hạnh phúc.
Tấm trở thành hoàng hậu nhưng cái ác vẫn đeo bám, vẫn tìm cách chiếm đoạt
tất cả những gì Tấm có được, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng. Khác với chặng 1, ở
chặng này, cuộc đấu tranh giữa Tấm và mẹ con Cám hết sức quyết liệt nhưng ta khơng
cịn thấy Tấm khóc, cũng khơng thấy nhân vật Bụt xuất hiện. Chỉ thấy, sau mỗi lần hóa
thân (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị) , một cô Tấm ngày càng mạnh
mẽ, quyết liệt để đòi quyền sống, đòi lại hạnh phúc đã bị Cám cướp mất. Tấm thực sự
bước vào cuộc đấu tranh một cách quyết liệt.
Các yếu tố kì ảo ở phần này khơng thay thế Tấm trong cuộc đấu tranh quyết liệt
với mẹ con Cám, dường như nó là nơi Tấm hóa thân để trở lại đối đầu với kẻ ác, để
giành lại sự sống và hạnh phúc. Lại một lần nữa người đọc cảm nhận được quan niệm
giản dị, thực tế về hạnh phúc của người lao động : người tốt phải tự mình tiêu diệt cái
ác, để giành lại sự sống và hạnh phúc ; hạnh phúc chỉ có thể có ở cuộc đời thực.
Sự hóa thân của Tấm khơng hẳn là do ảnh hưởng từ thuyết luân hồi của đạo
Phật, nếu có chăng, tác giả dân gian chỉ mượn cái vỏ ngoài để thực hiện ước mơ, tinh
thần lạc quan của người lao động mà thơi. Chi tiết Tấm ẩn mình trong quả thị bước ra,
trở lại làm người là một chi tiết có trị thẩm mĩ cao, giống như Sọ Dừa là một cục thịt
biết lăn trịn, biến thành chàng trai khơi ngơ tuấn tú trong truyện Sọ Dừa ; hay truyện
lấy vợ cóc… Sau này, một lớp nghĩa mới mang tính hiện đại hơn được gửi gắm ở chi
tiết biến hóa cuối cùng của Tấm, đó là nội dung tốt đẹp thường được ẩn dưới một hình
thức bình thường thậm chí xấu xí.
7.2.2.6. Hành động của Tấm trừng phạt mẹ con Cám ở cuối truyện
15


* Bàn về hành động của Tấm trừng phạt Cám và thiện, ác trong tác phẩm.
Kết thúc truyện Tấm Cám là kết thúc có hậu: mẹ con Cám bị trừng trị đích
đáng; cơ Tấm mồ cơi bị đầy đọa sau bao lần chết đi sống lại cuối cùng vẫn được gặp
nhà vua, sống cuộc sống hạnh phúc.

Phần kết thúc truyện cổ tích này có nhiều dị bản. Đã có rất nhiều ý kiến cho
rằng truyện cổ tích Tấm Cám thiếu tính giáo dục, rằng sự “trả thù” của Tấm là “độc ác,
man rợ” và đưa tác phẩm vào dạy sẽ làm hỏng nhân sinh quan của học sinh. Thậm chí
nhiều ý kiến gay gắt hơn cho rằng, đưa một câu chuyện như thế vào chương trình là
“phản giáo dục”. Như vậy, ta cần hiểu thế nào? Tôi cho rằng, Tấm khơng ác và truyện
cổ tích Tấm Cám đầy tính giáo dục. Hãy hiểu đúng câu chuyện, dụng ý của tác giả dân
gian và hành động của Tấm ở cuối truyện.
Trước hết, tôi không đồng ý khi cho rằng hành động của Tấm là sự “trả thù” mà
phải hiểu đó là sự “trừng phạt”. Tấm không hằn thù nhưng Tấm phải hành động bởi
khơng cịn cách nào khác. Trải qua bao nhiêu kiếp hóa thân và hành động của mẹ con
Cám với mục đích quyết liệt là khơng để Tấm có thể tồn tại trên cõi đời dưới bất kì
hình thức nào từ một sinh vật sống, đến một cái cây hay một vật như vô tri là khung
cửi. Bụt không trừng phạt bởi vai trò của Bụt chỉ là cứu vớt và mang đến hạnh phúc
cho những người hiền lành, lương thiện. Vua không trừng phạt bởi trong câu chuyện
này, vua chỉ có vai trị là phần thưởng xứng đáng cho những gì Tấm đáng được hưởng.
Vậy lúc này, khơng thể xem xét Tấm là một cá nhân, một bà hồng hậu hay một
người con mồ cơi, một người chị cùng cha khác mẹ với Cám. Hành động của Tấm
không thể và không được hiểu là mang ý nghĩa tư thù cá nhân. Tấm đại diện cho cái
thiện đang đối diện, đối đầu với cái ác. Tấm đại diện cho cơng lý, lẽ phải và hình phạt
đưa ra phải tương xứng với tội ác của mẹ con Cám.
Thứ hai, Tấm không ác bởi nếu kết luận Tấm ác cũng không khác gì kết luận tư
tưởng Phật ác. Phật răn dạy con người ta sống thiện, không nên sống ác bởi kẻ sống ác
sẽ bị trừng phạt, và hình phạt đó ln tương xứng với tội ác mà người đó gây ra ở kiếp
sống. Có những hình phạt là cắt xẻo các bộ phận cơ thể, nấu trong vạc dầu, bị lũ quỷ
tra tấn hay đày xuống tận 18 tầng địa ngục, chịu mọi sự hành hạ, muôn kiếp không
được siêu sinh… Tạo nghiệp thì trả nghiệp, làm việc ác như thế nào với người ta thì
nhận lại đúng như thế cớ sao lại kêu người thi hành cái luật đó là ác?
Thứ ba, sự “trừng phạt” mẹ con Cám phải nhận mang một ý nghĩa răn dạy
quyết liệt bởi nếu chỉ là một cái chết nhẹ nhàng, có lẽ nó khơng khiến những kẻ có dã
tâm tàn độc phải run sợ. Làm nhiều việc ác sẽ phải nhận ở ngay sự trừng phạt ở kiếp

sống chứ không đợi đến kiếp sau. Đó có lẽ là tư tưởng ngăn chặn quyết liệt cái ác của
cha ông ta.
Bản kể được người biên soạn chọn đưa vào SGK chủ yếu nhấn mạnh sự chiến
thắng của người tốt – cô gái bất hạnh, của cái thiện ; không đi quá sâu vào phương
thức trừng phạt kẻ ác. Đương nhiên vấn đề này còn gây nhiều tranh luận. Có lẽ một
phần do sự nhận thức qua thời gian khác nhau về thi pháp truyện cổ tích (tác giả dân
16


gian không quan tâm đến sự trả thù mà chỉ quan tâm đến việc mẹ con Cám đáng phải
chịu sự trừng phạt cao nhất). Nhưng chủ yếu có thể là do đoạn kết dễ gây phản cảm
đối với lứa tuổi học sinh lớp 10 nên tác giả SGK đã lược bỏ chăng ? Điều quan trọng
theo chúng tôi, Tấm Cám thể hiện rất rõ đặc trưng của truyện cổ tích thần kì Việt Nam
trên các phương diện: nhân vật chính là con người nhỏ bé, bất hạnh; có sự tham gia
của các yếu tố thần kì trong giải quyết mâu thuẫn theo tư tưởng và tình cảm của tác giả
dân gian.
7.2.2.7. Một số đoạn văn vần trong truyện cổ tích Tấm Cám
Trong tác phẩm Tấm Cám, người đọc có thể bắt gặp các đoạn văn vần xen kẽ,
chúng đều xuất hiện ở những đoạn chuyển từ sự kiện này sang sự kiện khác gắn liền
với số phận của nhân vật. Các đoạn này còn giúp người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ
thuộc. Khơng những vậy, chúng cịn góp phần thể hiện thái độ, tình cảm của người kể
với các nhân vật tham gia trong truyện. Người viết có thể nêu ra một số đoạn như sau:

-Vàng ảnh vàng anh/Có phải vợ anh/Chui vào tay áo? Quấn quýt với vua.

- Phơi áo chồng tao/Phơi lao phơi sào/ Chớ phơi bờ rào/Rách áo chồng tao!
 Nhắc nhở Cám.

17



- Cót ca cót két/ Lấy tranh chồng chị/Chị khoét mắt ra =>Răn đe, tuyên chiến với
Cám.

- Thị ơi thị/ Thị rụng bị bà/ Bà để bà ngửi/ Chứ bà không ăn.

18


7.3. Khả năng áp dụng sáng kiến
Sáng kiến đã được áp dụng vào dạy TCT Tấm Cám cho học sinh lớp 10C –
Trường THPT Yên Lạc 2. Ngoài ra, sáng kiến có thể áp dụng để giảng dạy mơn Ngữ
văn lớp 10 bậc THPT ở nhiều trường trong tỉnh Vĩnh Phúc và nhiều tỉnh khác trong cả
nước.
8. Những thông tin bảo mật
Khơng có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Để áp dụng phương pháp dạy học đổi mới kĩ năng đọc hiểu TCT Tấm Cám trong
giảng dạy theo đặc trưng thi pháp thể loại đạt kết quả tốt theo tơi, cần có những điều
kiện cơ bản sau:
Sáng kiến có thể áp dụng hiệu quả khi có sự phối hợp, tạo điều kiện của nhà
trường và tổ chuyên môn. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, nhất là
phương pháp giảng dạy mới. Thay đổi hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn sao cho đa
dạng hơn không đơn thuần chỉ là dự giờ – góp ý, mà tổ chức hội thảo bằng những
chuyên đề cụ thể. Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa hấp dẫn, đa dạng nhằm gây
hứng thú cho học.
Đối với giáo viên: cần nắm vững chun mơn, rèn luyện, nghiên cứu, tìm tịi các
biện pháp gây hứng thú học tập, tạo một khơng khí học tập vui vẻ, thoải mái giúp học
sinh ngày càng u thích bộ mơn Ngữ văn. Bên cạnh đó, phải thường xuyên học hỏi
kinh nghiệm của đồng nghiệp. Giáo viên có thể cho học sinh sưu tầm những kiến thức

có liên quan đến nội dung bài học và hướng dẫn cho các em trình bày, sau đó có thể
nhận xét qua và rút ra những nội dung có liên quan mà học sinh cần nắm.
19


Sáng kiến được áp dụng ở những trường có cơ sở vật chất về công nghệ thông tin
như máy vi tính, máy chiếu,.. phát huy thế mạnh của cơng nghệ thơng tin vào dạy học
bằng cách tìm các thơng tin mới, hấp dẫn trên mạng internet, đưa vào giáo án điện tử
làm cho các tiết học sinh động, lượng thông tin học sinh thu được nhiều và chính xác
hơn so với phương pháp dạy học truyền thống.
10. Đánh giá lợi ích thu được
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo y kiến của tác
giả
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, sáng kiến kinh nghiệp giúp tơi có được
một tiết dạy bổ ích. Việc đổi mới bài dạy luôn là yếu tố cần thiết, đặc biệt theo hướng
phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Tạo điều kiện để đổi mới phương pháp
dạy học, học sinh được hoạt động, được tự học và tự nghiên cứu thơng qua đó góp
phần hướng tới hình thành các năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm các tài liệu và làm việc theo nhóm để đưa
ra sản phẩm của từng nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên…; tham gia các hoạt
động học tập trên lớp. Đặc biệt các em rất hứng thú với phương pháp đóng vai, diễn
kịch, nhập vai rất thành công. Tất cả đã tạo thành một chuỗi các hoạt động liên tiếp có
sự gắn kết với nhau, từ đó góp phần làm tăng thời gian học tập của học sinh, giúp học
sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, ghi nhớ sâu sắc bài học hơn.
Vận dụng phương pháp đã nghiên cứu vào thực tế giảng dạy tác phẩm tôi thấy
kết quả tốt hơn so với phương pháp trước đây. Khi đối chiếu kết quả đánh giá kiến
thức, kĩ năng qua bài kiểm tra của hai lớp do người viết trực tiếp giảng dạy: 10C,
10A3 ở hai thời điểm trước và sau khi áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy rõ hiệu quả
của sáng kiến. Kết quả kiểm tra cao hơn, nhiều em lập luận chặt chẽ hơn, thuyết phục
hơn, cảm xúc hơn.


20


Năm học 2017-2018, sáng kiến được giảng dạy tại lớp 10C. Lớp đối chứng là
10A3 được dạy theo phương pháp truyền thống. Kết quả cho thấy các em lớp 10C rất
hứng thú, lớp học sôi động hơn. Các em tham gia nhiệt tình hơn trong các hoạt động
học tập.
Thơng qua các bài kiểm tra nhanh 15 phút theo phương pháp trắc nghiệm để
đánh giá khả năng nắm kiến thức, tư duy suy luận. Kết quả thu được tính bằng thống
kê trung bình của các bài kiểm tra.
Lớp

Sĩ số Loại giỏi

Loại khá

Loại Tb
21

Loại yếu

Loại kém


SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

30

8

26,7

18

60

4

13,3

0


0

0

0

10A3 40

2

5

21

47,5

17

42,5

0

0

0

0

10C


Năm học 2019- 2020 sáng kiến được áp dụng tại lớp 10A1. Lớp đối chứng là
10A3, 10A4 được giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Kết quả áp dụng sáng
kiến thông qua bài kiểm tra 15 phút như sau.
Lớp

Sĩ số Loại giỏi

Loại khá

Loại Tb

Loại yếu

Loại kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

10A1 45

12

26,7

30

66,7

3

6,6

0

0

0

0

10A3 45


5

11,1

23

51,1

17

37,8

0

0

10A4 45

1

2,2

20

44,4

24

53,3


0

0

0

0

10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo y kiến của tổ
chức, cá nhân
Sau khi sáng kiến áp dụng ở những lớp cụ thể, được Ban giám hiệu và tổ
chuyên môn dự giờ đánh giá cao. Ý kiến của tổ chuyên môn cho rằng: vận dụng kĩ
năng đọc hiểu dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại là vận dụng những đặc trưng
thi pháp về thể loại để dẫn dắt học sinh khám phát hiện những khía cạnh về hình thức,
các chi tiết nghệ thuật của tác phẩm, từ đó thấy được giá trị và thẩm mĩ của tác phẩm.
Người giáo viên nắm được thi pháp truyện cổ tích là để chính mình có thể cảm thụ sâu
sắc, cảm thụ có cơ sở khoa học những tác phẩm văn học dân gian. Từ đó người thầy
có thể tìm ra con đường tốt nhất và ngắn nhất dẫn dắt trẻ thơ đi sâu tìm hiểu vườn hoa

22


mn mầu trong truyện cổ tích, góp phần trau dồi tri thức về cuộc sống, bồi dưỡng
tâm hồn, giáo dục những tình cảm cao quý cho thể hệ làm chủ tương lai.
Giáo dục nhân cách cho học sinh qua môn học là rất quan trọng, do đặc thù của
môn Ngữ văn, mỗi tác phẩm mang lại cho người đọc những chân lí, những lài học bổ
ích. Truyện cổ tích nói chung và truyện Tấm Cám nói riêng có vai trị giáo dục mạnh
mẽ. Đó là bài học về ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Học sinh được tiếp cận một tác phẩm quen thuộc theo phương pháp mới, nên
hào hứng, chủ động, tích cực hơn. Đây khơng chỉ là câu chuyện về cơ Tấm hiền lành

hay mụ dì ghẻ ác độc mà cịn có cả đời sống văn hóa dân gian ẩn mình trong đó. Học
sinh có cái nhìn bao quát về văn học dân gian. Góp phần giáo dục lịng tự hào dân tộc,
tình u thương giữa co người trong cuộc sống. Cũng qua tác phẩm, các em tích lũy
được kiến thức để làm cơ sở lí luận cho những bài viết về truyện cổ tích; có điều kiện
để vận dụng kiến thức và rèn kĩ năng viết văn nghị luận thông qua hệ thống đề tự giải.
Tạo được hứng thú học tập với học sinh, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
Tác phẩm văn học dân gian đã thực sự sống trong lòng các em.
11. Danh sách tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến

TT

Họ tên

Địa chỉ

Chức vụ

Lĩnh vực áp dụng sáng
kiến

1

Phạm Văn
Quyết

Trường THPT
n Lạc 2

Ơn luyện tham gia kì thi
Giáo viên chọn HSG 10 cấp tỉnh năm

học 2017-2018

2

Nguyễn Thị
Tuyết Minh

Trường THPT
Yên Lạc 2

Bồi dưỡng đội tuyển tham
Giáo viên gia kì thi chọn HSG lớp 10
mơn Ngữ văn

3

Đàm Thị
Phượng

Trường THPT
n Lạc 2

Giáo viên

Giảng dạy học sinh lớp 10
môn Ngữ văn

4

HS đội tuyển Trường THPT

Ngữ văn 10 Yên Lạc 2

Học sinh

Ôn luyện tham gia kì thi
chọn HSG 10 cấp tỉnh năm
học 2019-2020

5

HS lớp 10D1

Trường THPT
Yên Lạc 2

Học sinh

Học chuyên đề Ngữ văn 10

6

HS lớp 10D3

Trường THPT
Yên Lạc 2

Học sinh

Học chuyên đề Ngữ văn 10


23


GIÁO ÁN MINH HỌA
Tiết 15,16,17. TẤM CÁM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột trong truyện và sự biến
hoá của Tấm ;Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì qua một truyện cụ
thể.
2. Kĩ năng
- Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm truyện dân gian và phân tích văn bản truyện dân
gian theo đặc trưng thể loại.
- Tóm tắt văn bản tự sự theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào về truyền thống VH của dân tộc qua di sản văn
học.
- Biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy văn học dân gian.
- Nhận thức được lẽ sống của mỗi cá nhân là hi sinh phấn đấu vì danh dự, hạnh phúc
và sự thịnh vượng của cộng đồng
-Tình yêu đất nước, tinh thần cảnh giác trong bảo vệ tổ quốc. xử lí đúng đắn mối
quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
- Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, gia đình là động lực để vượt
qua mọi khó khăn.
- Bồi dưỡng ý thức trọng danh dự, tâm hồn giàu tình yêu thương, đức hi sinh.
-Giáo dục tâm hồn nhân đạo, lạc quan: Yêu cái thiện, căm ghét cái ác, có niềm
tin vào sự chiến thắng của chính nghĩa.
4. Năng lực
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện dân
gian. Nhận biết một số đặc điểm cơ bản.

- Biết cách đọc - hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự có các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị
luận và chuyển đổi ngôi kể.
- Biết vận dụng kiến thức về giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đọc - hiểu và tạo lập
văn bản.
- Biết tóm tắt các văn bản tự sự theo nhân vật chính.
-Trình bày thuyết trình kết hợp với giới thiệu, trao đổi thảo luận, đóng kịch
trước tập thể.
-Nghe được nội dung trình bày.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: tranh ảnh minh họa
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn, thảo luận nhóm…
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
24


1. Ổn định lớp:
Lớp
Tiết

Ngày dạy

Kiểm diện

10C

20/10/2017

Vắng 0

15,16,17


2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
A. Hoạt động khởi động
- GV Cho học sinh nghe / xem video
Bống bống bang bang..
HS: Xem video, trả lời câu hỏi
GV: Đặt câu hỏi:
+ Bài hát trên gợi cho em nhớ tới câu - HS nhận ra được bài hát trên gợi nhớ
chuyện cổ tích nào?
tới câu chuyện cổ tích Tấm Cám.
+ Qua bài hát trên, em hiểu gì về nhân vật - Bài hát trên nói về con đường đến với
Tấm?
hạnh phúc của Tấm.
- GV dẫn vào bài mới: Vậy con đường đến
với hạnh phúc của Tấm đã trải qua những
khó khăn gì, chúng ta sẽ tìm hiểu truyện
cổ tích Tấm Cám
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu I. Tìm hiểu chung
chung về tác phẩm
1. Thể loại truyện cổ tích
– Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu rõ khái
niệm và đặc điểm của truyện cổ tích,
bố cục của truyện cổ tích Tấm Cám.
– Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút
dạ.

– Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin
– phản hồi.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh
làm việc độc lập.
– Các bước thực hiện:
* Thao tác 1: Tìm hiểu truyện cổ tích
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Em hiểu thế nào là truyện cổ tích? a. Khái niệm:
Có mấy loại truyện cổ tích? Trình bày
- TCT là tác phẩm tự sự dân gian, cốt truyện
những đặc điểm của truyện cổ tích thần và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể
kì.
về số phận con người bình thường trong xã
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
hội thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan
25


×