Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí ở bể sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT
----------------------------------------

NGUYỄN THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ
GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÌM
KIẾM THĂM DỊ DẦU KHÍ Ở BỂ SƠNG HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT
----------------------------------------

NGUYỄN THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU
RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM THĂM DỊ DẦU KHÍ
Ở BỂ SƠNG HỒNG
Chun ngành: Kinh tế cơng nghiệp
Mã số: 60.31.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HUỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ NHƯ LINH



HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

NGUYỄN THU HƯƠNG


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành một khối lượng rất lớn cơng việc của bản luận văn này,
ngồi nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
khoa KT&QTKD, trường Đại học Mỏ - Địa chất, các tập thể và cá nhân trong
và ngoài ngành Dầu khí.
Tác giả xin đặc biệt bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến TS. Lê Như
Linh – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, người đã trực tiếp và tận tình
hướng dẫn tác giả hồn thành bản luận văn này.

Tác giả luận văn

NGUYỄN THU HƯƠNG


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: Tổng quan về rủi ro, quản trị rủi ro ..................................... 5
1.1. Những lý luận chung về rủi ro, quản trị rủi ro ........................................... 5
1.1.1. Khái niệm về rủi ro, quản trị rủi ro ........................................................ 5
1.1.2. Phân loại rủi ro ....................................................................................... 7
1.1.3. Các phương pháp nhận dạng và đo lường rủi ro ................................. 10
1.1.4. Các biện pháp kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro................................... 19
1.2. Những vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động dầu khí.......................... 22
1.2.1. Rủi ro trong hoạt động tìm kiếm thăm dị dầu khí ................................ 22
1.2.2. Phân loại rủi ro trong hoạt động tìm kiếm thăm dị dầu khí ................ 23
1.2.3. Rủi ro trong các dự án thượng nguồn dầu khí...................................... 26
1.2.4. Rủi ro theo góc độ an tồn trong hoạt động dầu khí ............................ 28
1.2.5. Các phương pháp phân tích, đánh giá rủi ro trong hoạt động tìm kiếm
thăm dị dầu khí ............................................................................................... 31


CHƯƠNG 2: Phân tích, đánh giá rủi ro trong hoạt động tìm kiếm thăm
dị dầu khí ở bể Sơng Hồng .......................................................................... 36
2.1. Thực trạng cơng tác tìm kiếm thăm dị dầu khí ở bể Sơng Hồng ............ 36
2.1.1. Giới thiệu về bể Sông Hồng .................................................................. 36
2.1.2. Thực trạng công tác tìm kiếm thăm dị ở bề Sơng Hồng....................... 39
2.2. Phân tích, đánh giá rủi ro trong hoạt động tìm kiếm thăm dị dầu khí ở bể
Sơng Hồng....................................................................................................... 49

2.2.1. Rủi ro về địa chất .................................................................................. 49
2.2.2. Rủi ro thông thường khác...................................................................... 56
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong
hoạt động tìm kiếm thăm dị dầu khí ở bể Sơng Hồng .............................. 64
3.1. Giải pháp giảm thiểu rủi ro địa chất......................................................... 64
3.2. Giải pháp thay đổi điều kiện hợp đồng .................................................... 66
3.3. Áp dụng các công cụ tính tốn kinh tế vào đánh giá nhằm giảm thiểu rủi
ro trong việc ra quyết định trong các dự án TKTD......................................... 74
3.3.1. Áp dụng xác suất vào việc dự báo tiềm năng dầu khí........................... 75
3.3.2. Áp dụng xác suất trong việc xác định giá trị kỳ vọng........................... 76
3.4. Áp dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật khác ........................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 82
Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DK

Dầu khí

ĐNB

Đơng Nam Bộ

GK

Giếng khoan

HĐDK


Hợp đồng dầu khí

JOC

Hợp đồng điều hành chung

MVHN

Miền võng Hà Nội

PSC

Hợp đồng chia sản phẩm

PVEP

Tổng cơng ty Thăm dị và Khai thác Dầu khí
(trước là PIDC)

PVN

Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

TKTD

Tìm kiếm thăm dị

TNB

Tây Nam Bộ


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Hiện trạng đầu tư tại bể Sông Hồng ............................................... 37
Bảng 2.2. Tổng hợp các lô hợp đồng đã kết thúc tại bể Sông Hồng............... 41
Bảng 2.3. Tổng hợp các lô hợp đồng đang hoạt động tại bể Sông Hồng ....... 42
Bảng 2.4. Xác suất thành cơng khoan thăm dị dầu khí tại bể Sơng Hồng..... 50
Bảng 2.5. Tổng hợp các mỏ khí đã phát hiện tạo bể Sơng Hồng.................... 52
Bảng 2.6. Thành phần khí ở các giếng khoan Nam bể Sông Hồng ................ 54
Bảng 2.7. Hàm lượng CO2 ở các phát hiện phía Nam bể Sông Hồng ............ 55
Bảng 3.1. Thuế tài nguyên theo quy định của Luật dầu khí 2000 .................. 67
Bảng 3.2. Cam kết cơng việc và tài chính tối thiểu ........................................ 69
Bảng 3.3. Thuế tài nguyên đối với Dầu thô .................................................... 70
Bảng 3.4. Thuế tài nguyên đối với Khí thiên nhiên ........................................ 71
Bảng 3.5. Tỷ lệ chia Dầu lãi............................................................................ 71
Bảng 3.6. Tỷ lệ chia Khí lãi ............................................................................ 71
Bảng 3.7. Cam kết về Hoa hồng ..................................................................... 72
Bảng 3.8. Hiệu quả đầu tư lô 103 & 107 ........................................................ 73
Bảng 3.9. Hiệu quả đầu tư lô 103 & 107 khi thay đổi điều kiện hợp đống .... 74


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Các bể trầm tích của Việt Nam ....................................................... 38
Hình 2.2. Tổng số HĐDK đã ký tại bể Sơng Hồng giai đoạn 1988-2009 ...... 40
Hình 2.3. Trữ lượng khí đã phát hiện ở bể Sơng Hồng................................... 47
Hình 2.4. Tổng trữ lượng các phát hiện ở bể Sơng Hồng ............................... 48

Hình 3.1. Dự báo giá của các loại nhiên liệu đến năm 2020 .......................... 68
Hình 3.2. Quá trình ra quyết định trong dự án TKTD .................................... 75
Hình 3.3. So sánh về đường kính khoan giữa hai phương pháp ..................... 78
Hình 3.4. So sánh về diện tích bề mặt sử dụng giữa hai phương pháp........... 78


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng nghiệp dầu khí là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta,
góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Từ đầu
những năm 60, hoạt động tìm kiếm thăm dị dầu khí đã được tiến hành, tập
trung chủ yếu ở vùng trũng Hà Nội; sau đó mở rộng và phát triển mạnh ra
vùng biển ngồi khơi nước ta. Tính đến cuối năm 2009, Việt Nam đã ký được
76 hợp đồng dầu khí (gồm 52 hợp đồng đang hoạt động và 24 hợp đồng đã
kết thúc). Thơng qua việc mở rộng tìm kiếm thăm dị, nhiều phát hiện dầu khí
đã được phát hiện và đưa vào khai thác, đóng góp một phần lớn cho Ngân
sách Nhà nước.
Đặc trưng của ngành dầu khí là ngành có vốn đầu tư rất lớn, địi hỏi
cơng nghệ hiện đại và có độ rủi ro cao; đặc biệt là trong giai đoạn tìm kiếm
thăm dị dầu khí. Chính vì vậy, trên thế giới ngành cơng nghiệp dầu khí cịn
có tên là ngành công nghiệp rủi ro. Những rủi ro trong hoạt động tìm kiếm
thăm dị khai thác dầu khí thường do các nguyên nhân liên quan đến tính phức
tạp về cấu trúc địa chất, hạn chế về khả năng kỹ thuật, bất ổn về kinh tế, chính
trị ... Trong đó, những rủi ro về địa chất là ảnh hưởng nhiều nhất, gây ra tổn
thất lớn cho các nhà đầu tư. Có thể nêu ra một vài rủi ro hay gặp như: khơng
phát hiện khí, phát hiện có trữ lượng khơng có tính thương mại, phát hiện có
hàm lượng CO2 cao, kẹt mũi khoan, gẫy cần khoan, giếng phun trào, bão
ngoài khơi …

Tại Việt Nam, hoạt động tìm kiếm thăm dị dầu khí đã được tiến hành ở
các bể Sơng Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Cơn Sơn và Malay-Thổ Chu.
Trong đó, ba bể Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay-Thổ Chu đã khai thác và


2

đóng góp chính vào sản lượng khai thác dầu khí trên cả nước. Bể Sông Hồng
hiện chỉ khai thác một lượng khí nhỏ đủ cung cấp cho khu cơng nghiệp tại
tỉnh Thái Bình; bể Phú Khánh mới tiến được nghiên cứu từ năm 2007. Như
vậy, nếu đánh giá sơ bộ có thể thấy bể Sơng Hồng có độ rủi ro cao hơn so với
các bể cịn lại. Bể Sơng Hồng đã được tiến hành nghiên cứu từ những năm
1974 tuy nhiên cho đến nay chưa có cho được kết quả khả quan, nhiều nhà
thầu đã từ bỏ sau khi tìm kiếm thăm dị dầu khí tại đây.
Cùng với thời gian khai thác, trữ lượng dầu khí đang ngày càng cạn kiệt
nên cơng tác tìm kiếm thăm dị đang được đẩy mạnh nhằm gia tăng trữ lượng
dầu khí. Vì vậy, rủi ro trong tìm kiếm thăm dị dầu khí tăng dần cùng với thời
gian. Theo chiến lược phát triển ngành dầu khí, hoạt động tìm kiếm thăm dị
dầu khí trong nước trong thời gian tới sẽ tập trung nghiên cứu các khu vực
điều kiện kinh tế - kỹ thuật phức tạp, khu vực nước sâu, xa bờ và bể Sơng
Hồng chính là một trong những khu vực này. Vì vậy, việc tổng kết, đánh giá
rủi ro trong hoạt động tìm kiếm thăm dị dầu khí tại bể Sơng Hồng trong thời
gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp phịng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho các
chương trình thăm dị khai thác dầu khí bể Sơng Hồng cho những năm tiếp
theo là cần thiết.
Trên cơ sở khoa học và thực tiễn này, đề tài: “Nghiên cứu một số giải
pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tìm kiếm thăm dị
dầu khí ở bể Sơng Hồng” đã được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tổng kết và đánh giá rủi ro trong hoạt động tìm kiếm thăm dị dầu khí ở

bể Sơng Hồng và đề xuất một số kiến nghị để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro
trong hoạt động tìm kiếm thăm dị dầu khí ở bể Sơng Hồng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3

Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro và
thực tiễn rủi ro trong hoạt động tìm kiếm thăm dị dầu khí ở bể Sơng Hồng.
Phạm vi nghiên cứu: hoạt động tìm kiếm thăm dị dầu khí ở bể Sơng Hồng.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn về
rủi ro, quản trị rủi ro;
- Tổng kết, đánh giá rủi ro trong hoạt động tìm kiếm thăm dị dầu khí ở
bể Sơng Hồng;
- Một số giải pháp phịng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tìm
kiếm thăm dị dầu khí ở bể Sơng Hồng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá;
- Phương pháp chuyên gia
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhận dạng, phân loại các
loại rủi ro thường gặp trong hoạt động tìm kiếm thăm dị dầu khí tại bể Sơng
Hồng và đề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong tìm
kiếm thăm dị dầu khí tại khu vực này.
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giúp các nhà đầu tư
lường trước được các loại rủi ro sẽ gặp phải khi tiến hành các hoạt động tìm

kiếm thăm dị dầu khí tại bể Sơng Hồng và góp phần cung cấp một số giải


4

pháp để phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro, góp phần tối thiểu hóa chi phí
đầu tư trong hoạt động tìm kiếm thăm dị dầu khí.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luật, luận văn được trình bày trong 3 chương
với các nội dung chủ yếu sau:
- Chương 1: Tổng quan về rủi ro, quản trị rủi ro
- Chương 2: Phân tích, đánh giá rủi ro trong hoạt động thăm dị khai thác
dầu khí ở bể Sơng Hồng
- Chương 3: Một số giải pháp phịng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt
động thăm dò khai thác dầu khí ở bể Sơng Hồng


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO, QUẢN TRỊ RỦI RO
1.1. Những lý luận chung về rủi ro, quản trị rủi ro
1.1.1. Khái niệm về rủi ro, quản trị rủi ro
v Rủi ro
Rủi ro là một khái niệm rất quen thuộc nhưng lại định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau. Cụ thể:
- Định nghĩa đầu tiên do Allan H. Willet1 khởi xướng: “rủi ro là sự
không chắc chắn về tổn thất”.
- Định nghĩa thứ hai do John Haynes2 đưa ra: “rủi ro là khả năng xảy ra
tổn thất”.
- Định nghĩa thứ ba của Frank H. Knight3 lại coi: “rủi ro là sự khơng

chắc chắn có thể đo lường được”.
- Theo cuốn Từ điển Kinh tế học hiện đại: “Rủi ro là hồn cảnh trong đó
một sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp
qui mô của sự kiện đó có một phân phối xác suất”.
- Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Hữu Thân trong cuốn Phương pháp mạo
hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh quan niệm “rủi ro là sự
bất trắc gây ra mất mát, thiệt hại”.
Phân tích các định nghĩa trên cho thấy, các định nghĩa này đều đề cập
tới hai thuộc tính cơ bản rủi ro, đó là:
-

Kết quả khơng thể xác định chắc chắn: một khi tồn tại rủi ro trong một
sự kiện hay hành động, sẽ phải có ít nhất hai kết quả có khả năng xảy

1

Allan H. Willet, The Economic Theory of Risk and Insurance, 1951
John Haynes, Risk as an Economic Factor, 1985
3
Frank H. Knight, Risk,Uncertaity and profit
2


6

ra. Nếu một sự kiện hay hành động mà kết quả của nó được biết chắc
chắn thì sẽ khơng thể có rủi ro gắn với sự kiện hay hành động đó.
Chẳng hạn việc đầu tư vào các tài sản hữu hình như máy móc, thiết
bị… sẽ phải đối mặt với những tổn thất do hao mịn hữu hình và vơ
hình gây ra. Kết quả này người đầu tư hoàn toàn biết trước nên việc

gánh chịu những tổn thất nói trên không được coi là rủi ro.
-

Kết quả không mong muốn: trong các kết quả có thể xảy ra, ít nhất có
một kết quả là khơng mong muốn thường được hiểu là một tổn thất hay
thiệt hại về của cải hoặc con người.

v Quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình xử lý các rủi ro thuần túy một cách có hệ
thống, khoa học, tồn diện thơng qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi
ro, xây dựng và thực thi các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra,
thực hiện việc kiểm soát, giảm thiểu những tổn thất gây cho doanh nghiệp
một khi xảy ra rủi ro cũng như dự phịng về tài chính để bù đắp cho các tổn
thất đó [1], [2].
Hoạt động quản trị rủi ro thường bao gồm các nội dung sau đây:
-

Nhận dạng và đo lường rủi ro;

-

Kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro.
Quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp có vai trị sau:

-

Giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ phá sản: hoạt động quản trị
rủi ro có nhiệm vụ giúp cho doanh nghiệp có thể theo đuổi các mục tiêu
của mình (tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp…)
mà khơng bị phá sản bởi những rủi ro phát sinh trong q trình theo

đuổi các mục tiêu đó;


7

-

Đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của doanh nghiệp nhờ vào hoạt động
kiểm sốt chi phí liên quan đến rủi ro của doanh nghiệp: vì lợi nhuận
của doanh nghiệp phụ thuộc vào tương quan giữa chi phí và thu nhập
của doanh nghiệp. Khi hoạt quản trị rủi ro góp phần làm giảm chi phí
sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Có nhiều cách để
hoạt động quản trị rủi ro có thể giảm chi phí cho doanh nghiệp, chẳng
hạn các hoạt động nhằm ngăn ngừa rủi ro xảy ra, hay bằng việc xác
định chính xác những rủi ro nào cần bảo hiểm, rủi ro nào không cần,
những rủi ro nào chỉ cần di chuyển một phần, những rủi ro nào cần di
chuyển toàn bộ mà doanh nghiệp có thể giảm chi phí mua bảo hiểm mà
vẫn đảm bảo ngăn ngừa được rủi ro hiệu quả. Nói cách khác, hoạt động
quản trị rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế các hoạt động của
doanh nghiệp;

-

Giúp doanh nghiệp tránh được những giảm sút về thu nhập hoặc thiệt
hại về tài sản: bằng việc phát hiện các rủi ro trong các dự án kinh doanh
của doanh nghiệp, hoạt động quản trị rủi ro có khả năng ngăn chặn kịp
thời các tổn thất, qua đó, tránh được hoặc giảm thiểu những thiệt hại về
thu nhập hoặc tài sản cho doanh nghiệp;

-


Giúp doanh nghiệp tham gia những dự án có khả năng sinh lời cao.

1.1.2. Phân loại rủi ro
Có nhiều tiêu chí để phân loại rủi ro, sau đây là một số tiêu chí dùng để
phân loại rủi ro:
v Theo tính chất của rủi ro
-

Rủi ro suy đốn: là loại rủi ro gắn liền với khả năng thành bại trong
hoạt động đầu tư, kinh doanh và đầu cơ. Những rủi ro thuần tuý thì


8

ln ln làm người ta khó chịu, nhưng những rủi ro suy đốn có mặt
hấp dẫn nào đó.
-

Rủi ro thuần túy: là loại rủi ro mà nếu xảy ra thì chỉ có thể dẫn đến tổn
thất mà khơng có cơ hội kiếm lời. Hầu hết những rủi ro xuất hiện trong
thực tế hiện nay điều thuộc loại rủi ro thuần tuý, tức là những rủi ro có
thể xuất hiện hoặc không xuất hiện tuỳ theo những nguyên nhân, nhân
tố ảnh hưởng đến rủi ro. Bất cứ ở đâu, khi nào mà rủi ro thuần tuý xảy
ra thì cả tổ chức, cá nhân hoặc xã hội sẽ bị mất mát, thiệt hại về tài sản
cũng như tinh thần. Chẳng hạn như: một tàu biển chở hàng hố, khơng
may va phải đá ngầm và bị đắm. Khi tàu đắm, mọi cá nhân, tổ chức và
xã hội điều bị thiệt hại. Như vậy, rủi ro thuần tuý liên quan đến việc
phá huỷ tài sản, giảm sút giá trị và thường không ai được hưởng lợi khi
rủi ro xảy ra. Trong kinh doanh ngoại thương, rủi ro thuần tuý bao

gồm: đổ vỡ, nước biển cuốn trơi, lây bẩn, tàu mắc cạn, mất tích, cháy
nổ, đầu tư sai lầm, động đất, núi lửa phun… Việc phòng chống rủi ro
thuần tuý một cách tốt nhất là làm sao để nó đừng xảy ra, nhưng điều
này khơng thể, bởi rủi ro tồn tại khách quan. Người ta có thể phịng
chống, hạn chế rủi ro thuần t bằng phương pháp khác nhau như: tác
động đến các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro, qua đó giảm nhẹ tổn thất,
hoặc chia sẽ rủi ro bằng cách mua bảo hiểm…

v Theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro
-

Rủi ro cơ bản: là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân ngồi
tầm kiểm sốt của mọi người. Hậu quả của rủi ro cơ bản thường rất
nghiêm trọng, khó lường, có ảnh hưởng tới cộng đồng và toàn xã hội.

-

Rủi ro riêng biệt: là loại rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan và
khách quan của từng cá nhân, tổ chức. Loại rủi ro này chỉ ảnh hưởng


9

đến lợi ích của từng cá nhân hoặc tổ chức. Nếu xét về hậu quả đối với
một doanh nghiệp có thể rất nghiêm trọng, nhưng không ảnh hưởng
nhiều đến nền kinh tế - xã hội.
v Theo nguyên nhân của rủi ro
-

Rủi ro do các yếu tố khách quan: yếu tố khách quan xảy ra ngoài ý

muốn của con người và khơng thể lường trước hay kiểm sốt được.
Đây thường là những nguyên nhân xảy ra từ môi trường tự nhiên như:
động đất, cháy nổ, gió, mưa, bão lụt, hạn hán…; rủi ro do khủng hoảng
kinh tế hoặc có nguồn gốc từ chính sách kinh tế và điều hành vĩ mơ của
chính phủ. Vì vậy, chúng rất khó kiểm sốt và thường khó khống chế.
Biện pháp chơng đỡ phụ thuộc vào khả năng dự báo và sự thích nghi
của doanh nghiệp.

-

Rủi ro do các yếu tố chủ quan: là loại rủi ro do hành vi trực tiếp từ con
người hoặc từ các tổ chức kinh doanh như hệ thống pháp luật thay đổi,
thể chế chính trị khơng ổn định, quyết định một chính sách quản lý vĩ
mơ lệch hướng…
Nhóm ngun nhân này thường rất đa dạng, phức tạp và khó dự báo

trước.
v Theo tác động của môi trường vĩ mô gây nên rủi ro
-

Rủi ro do điều kiện tự nhiên: bao gồm các thảm họa tự nhiên (động đất,
sóng thần, núi lửa, bão, lụt lội, hạn hán…), sự khó lường trong các phát
hiện dưới lịng đất (đối với ngành khai khống) thường gây ra những
tổn thất to lớn về người và tài sản, làm cho các doanh nghiệp bị tổn thất
nặng nề.


10

-


Rủi ro chính trị: bao gồm những rủi ro nảy sinh từ tình hình chính trị
của nước sở tại như: sự mất ổn định của chính quyền, những thay đổi
trong chính sách vĩ mơ như các chính sách về kinh tế (thuế, hạn ngạch,
giấy phép, di chuyển kiều hối…), các chính sách về lao động (chế độ
lương, tuyển dụng…), các chính sách về mơi trường (an tồn sức khỏe,
mơi trường), các chính sách về quốc hữu hóa (quốc hữu hóa, sung
công…).

-

Rủi ro kinh tế: bao gồm những rủi ro nảy sinh do những thay đổi trong
môi trường phát triển kinh tế tại quốc gia mà doanh nghiệp có hoạt
động kinh doanh liên quan như: suy thoái, khủng hoảng kinh tế, sự biến
động về tỷ giá hối đoái hay lãi suất, giá cả…

-

Rủi ro pháp luật: là những rủi ro liên quan đến những thay đổi về quy
định pháp luật (như quy định về nhãn hiệu hàng hóa, mơi trường, lao
động…), rủi ro phát sinh từ sự thiếu hiểu biết về luật pháp tại nước sở
tại, thiết chặt chẽ trong các hợp đồng kinh tế và đầu tư, hay vi phạm
luật của quốc gia (như luật chống độc quyền, luật chống bán phá
giá…).

-

Rủi ro văn hóa: những rủi ro này nảy sinh do thiếu am hiểu về phong
tục tập quán địa phương, quốc gia; do không nắm vững ngôn ngữ, lối
sống, cách sống gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.

Đối với nhóm rủi ro này, nếu doanh nghiệp khơng có biện pháp quản trị

tốt sẽ chịu nhiều hậu quả nặng nề nhất.
1.1.3. Các phương pháp nhận dạng và đo lường rủi ro
v Nhận dạng rủi ro


11

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro
nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [1], [2]. Hoạt động
nhận dạng rủi ro nhằm thu thập các thông tin về các đối tượng có thể gặp rủi
ro (con người, tài sản, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp), các nguồn phát
sinh rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, các loại tổn thất mà rủi ro có thể
xảy ra. Hoạt động rủi ro được thực hiện thông qua việc dõi theo, nghiên cứu,
xem xét môi trường xung quanh doanh nghiệp, nhằm thống kê được tất cả
những rủi ro, không chỉ những rủi ro đã và đang xảy ra mà cả những rủi ro
mới có thể xảy ra. Trên cơ sở thống kê những đó sẽ tiến hành phân tích rủi ro
nhằm xác định nguyên nhân gây ra rủi ro cũng như các nhân tố làm gia tăng
khả năng rủi ro.
Có hai phương pháp chủ yếu để nhận dạng rủi ro:
-

Phương pháp dựa trên những rủi ro xảy ra trong quá khứ: đây là
phương pháp dựa trên những rủi ro mà doanh nghiệp đã gặp phải trong
quá khứ để xác định những rủi ro mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đối
mặt trong tương lai. Việc nghiên cứu các rủi ro đã gặp phải trong quá
khứ không chỉ giới hạn ở những nguyên nhân gây ra rủi ro mà cả những
nhân tố làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro. Cho đến nay, đây là
phương pháp chủ yếu được các nhà quản trị sử dụng để phát hiện rủi ro.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những nghiên cứu về rủi ro trong q khứ
thì sẽ khơng đủ vì có những rủi ro mà doanh nghiệp chưa gặp phải bao
giờ. Để đảm bảo phát hiện được đầy đủ các rủi ro, các nhà quản trị phải
sử dụng kết hợp với phương pháp thứ hai.

-

Phương pháp hệ thống an toàn: phương pháp này do các nhà khoa học
phát triển các chương trình vũ trụ của Mỹ phát minh ra. Do có những
rủi ro trong lĩnh vực này hầu hết chưa được biết tới trong quá khứ


12

nhưng lại đòi hỏi phải ngăn ngừa tối đa nên các nhà khoa học của
NASA đã phải xây dựng các mơ hình mơ phỏng rủi ro trên cơ sở những
phân tích về quy trình hoạt động và mơi trường hoạt động, qua đó sẽ
phát hiện những rủi ro nảy sinh trong mơi trường giả lập đó. Các mơ
hình như vậy thường rất phức tạp, cần có sự trợ giúp của cơng cụ máy
tính. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có phạm vi hoạt động rộng,
quy mô lớn như các tập đoàn đa quốc gia, việc sử dụng phương pháp
này là không thể thiếu để hỗ trợ trong việc phát hiện những rủi ro tiềm
tàng ở những môi trường kinh doanh mới.
Các công cụ để phát hiện rủi ro:
-

Bảng câu hỏi phân tích rủi ro: đây là cơng cụ chủ yếu được sử dụng
trong phát hiện rủi ro. Các câu hỏi có thể sắp xếp theo nguồn gốc rủi ro
hoặc theo mơi trường tác động (vĩ mơ, vi mơ, bên ngồi, bên trong)…
xoay quanh các vấn đề như các rủi ro mà doanh nghiệp đã gặp phải,

mức độ tổn thất, số lần xuất hiện rủi ro trong một thời gian nhất định,
những biện pháp phòng ngừa đã sử dụng và hiệu quả của chúng. Cần
lưu ý, đây không phải là hệ thống các câu hỏi dùng để phỏng vấn hay
khảo sát như các bảng điều tra thông thường mà là một hệ thống các
vấn đề cần tìm hiểu để giúp nhà quản trị định hướng trong quá trình xác
định rủi ro.

-

Danh mục các nguy cơ: liệt kê các rủi ro thường gặp. Tuy nhiên, nó
khơng thể bao qt hết các rủi ro mà danh nghiệp có thể gặp phải, cho
nên phải dùng kết hợp các công cụ khác.

-

Danh mục các rủi ro được bảo hiểm: danh mục này có thể lấy từ các
công ty bảo hiểm nhằm xác định những rủi ro nào có thể di chuyển hay
chia sẻ bằng các hợp đồng bảo hiểm. Những thống kê của các công ty


13

bảo hiểm về các rủi ro có thể gặp phải cũng là cơ sở tốt cho việc xác
định các rủi ro của doanh nghiệp.
-

Các hệ thống chuyên gia: đây là các quy trình phát hiện rủi ro được xây
dựng sẵn cho từng lĩnh vực nhất định, là sự kết hợp của ba công cụ
trên. Tuy nhiên, các hệ thống này khơng phải lúc nào cũng sẵn có, hơn
nữa có thể khơng phù hợp hồn tồn với doanh nghiệp.

Các quy trình phát hiện rủi ro:

-

Định hướng: đây là bước đầu tiên phải thực hiện để phát hiện rủi ro.
Mục đích là có được hiểu biết bao quát, tổng thể về doanh nghiệp và
các hoạt động của doanh nghiệp để định hướng trong việc phát hiện rủi
ro.

-

Phân tích tài liệu: là việc phân tích các tài liệu có liên quan đến doanh
nghiệp bao gồm cả những tài liệu lưu hành nội bộ doanh nghiệp lẫn
những tài liệu về doanh nghiệp do bên ngồi cung cấp.

-

Phỏng vấn: nhiểu thơng tin khơng thể tìm thấy trong các văn bản, tài
liệu mà chỉ có thể có được qua phỏng vấn các nhà quản lý hoặc các
nhân viên. Việc phỏng vấn nhằm làm rõ những thông tin trong các tài
liệu hoặc bổ sung những thông tin còn thiếu. Các đối tượng thường
được phỏng vấn bao gồm các nhà quản lý tác nghiệp, giám đốc tài
chính hoặc các vị trí tương đương, cố vấn pháp luật của doanh nghiệp,
giám đốc nhân sự, bộ phận phụ trách mua, bán hàng, đốc cơng, nhân
viên… và cả bên ngồi như cơng ty tư vấn luật hoặc kiểm tốn của
cơng ty.

-

Khảo sát, điều tra trực tiếp: việc điều tra trực tiếp tại hiện trường sẽ

giúp cung cấp những thông tin nhiều khi rất có giá trị, giúp phát hiện ra
những rủi ro mà trước đó có thể khơng phát hiện ra. Việc khảo sát cần


14

được thực hiện cùng với một người phụ trách có khả năng trả lời những
câu hỏi phát sinh.
Ngoài ra, để hỗ trợ cho cơng tác nhận dạng và phân tích rủi ro, doanh
nghiệp cần xây dựng một hệ thống thông tin hỗ trợ có khả năng cung cấp
luồng thơng tin liên tục về những thay đổi trong hoạt động của doanh nghiệp,
việc mua sắm tài sản mới, các dự án xây dựng mới cũng như những thay đổi
trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với bên ngoài. Hệ thống này cũng phải
đảm bảo đưa đến cho những bộ phận có liên quan đến rủi ro những thông tin
cần thiết để phòng tránh rủi ro. Hệ thống này thường bao gồm:
-

Hướng dẫn về chính sách quản lý rủi ro của doanh nghiệp: bao gồm
những thông tin về các hoạt động quản lý rủi ro mà doanh nghiệp đang
theo đuổi. nó cần được phát cho các bộ phận có liên quan để biết được
mình cần phải làm gì để đóng góp vào hoạt động quản lý rủi ro của
doanh nghiệp cũng như biết được những hoạt động đó giúp gì cho bộ
phận của mình;

-

Hệ thống các ghi chép về các hoạt động quản trị rủi ro của doanh
nghiệp: bao gồm những thông tin về các tổn thất xảy ra cũng như
những chi phí cho các hoạt động rủi ro. Những thơng tin này đặc biệt
có giá trị vì nó giúp hoạt thiện hơn hoạt động quản trị rủi ro;


-

Hệ thống thông tin nội bộ: bao gồm các thông tin về kế hoạch đầu tư,
mua sắm tài sản, sản phẩm mới…

v Đo lường rủi ro
Đo lường rủi ro là việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro để đưa
ra mức độ ưu tiên đối phó [1], [2]. Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng, rủi ro
được chia ra ba nhóm:


15

-

Nhóm nguy hiểm: bao gồm những rủi ro mà hậu quả của nó có thể dẫn
đến sự phá sản của doanh nghiệp;

-

Nhóm quan trọng: bao gồm những rủi ro mà hậu quả của nó khơng phải
là ngun nhân chủ yếu làm cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá
sản nhưng sẽ phải vay mượn để tiếp tục hoạt động;

-

Nhóm khơng quan trọng: bao gồm những rủi ro mà doanh nghiệp có thể
tự khắc phục hậu quả mà khơng q khó khăn về tài chính.
Để phân loại rủi ro như trên, đòi hỏi phải đánh giá được mức độ


nghiêm trọng của rủi ro cũng như khả năng chịu đựng của doanh nghiệp khi
rủi ro xảy ra. Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro giúp nhà quản trị
quyết định doanh nghiệp có thể tự mình gánh chịu rủi ro hay phải chuyển giao
bớt rủi ro. Dưới đây là hai chỉ tiêu thường sử dụng để đánh giá mức độ nguy
hiểm của rủi ro:
-

Mức độ tổn thất tối đa: quan tâm tới cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại
gián tiếp;

-

Mức độ, khả năng xảy ra tổn thất: chỉ tiêu này phản ánh tần suất xuất
hiện của rủi ro – số lần xảy ra tổn thất hay khả năng xảy ra biến cố
nguy hiểm đối với doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định
(năm, quý, tháng…)
Các phương pháp đo lường rủi ro:

-

Phương pháp đo lường định lượng: để đanh giá khả năng tổn thất có
thể được thực hiện thơng qua các phân tích lượng hóa trên cơ sở lý
thuyết xác suất. Ba biến số về rủi ro mà nhà quản trị thường tính tốn
phân phối xác suất là số tổn thất mà doanh nghiệp gặp phải trong một
khoảng thời gian nhất định, mức độ thiệt hại của từng tổn thất, và tổng


16


giá trị tổn thất mà doanh nghiệp phải chịu trong một khoảng thời gian
cho trước. Để xác định phân phối xác suất của những biến số này, nhà
quản trị rủi ro thường sử dụng hai phương pháp:
· Phương pháp thứ nhất: xây dựng các mơ hình tính xác suất xảy
ra tổn thất trên cơ sở các số liệu quá khứ về tổn thất đó.
Phương pháp này hạn chế là chỉ áp dụng được với những rủi ro
đã từng xảy ra và số lần quan sát được rủi ro phải đủ lớn để
những ước lượng về xác suất đáng tin cậy. Hơn nữa, phương
pháp này khơng tính đến những thay đổi của mơi trường xung
quanh, nói cách khác, nó dựa trên giả thuyết là phân phối xác
xuất xảy ra tổn thất là không thay đổi trong thời gian ngắn, trong
khi trên thực tế những thay đổi về môi trường xung quanh có thể
đưa đến những thay đổi đang kể đến phân phối xác suất xảy ra
tổn thất. Mơ hình nhị thức và mơ hình Poisson hay được sử dụng
để xác định phân phối xác suất của số rủi ro doanh nghiệp gặp
phải; còn các phân phối logarit chuẩn, phân phối lũy thừa và
phân phối Pareto hay được sử dụng để tính phân phối xác suất
của mức độ thiệt hại của mỗi tổn thất. Phân phối xác suất của
tổng giá trị các tổn thất sẽ xác định trên cơ sở kết hợp phân phối
xác suất của số rủi ro doanh nghiệp gặp phải và phân phối xác
suất của mức độ thiệt hại của mỗi tổn thất.
· Phương pháp thứ hai: sử dụng các mơ hình giả lập để tích hợp cả
những thay đổi của mội trường vào các phân phối xác suất cần
xác định.
Các mơ hình được sử dụng chủ yếu của phương pháp nảy là giả
lập Monte Carlo, phân phối Gamma… Việc sử dụng các lý


×