Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Tổ chức thực hiện công tác tuần tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng tại hạt kiểm lâm huyện tuần giáo tỉnh điện biên giai đoạn 2014 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÀO A THẢNH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUẦN TRA
VÀ XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HẠT KIỂM LÂM HUYỆN TUẦN GIÁO,
TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nơng lâm kết Hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÀO A THẢNH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUẦN TRA
VÀ XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HẠT KIỂM LÂM HUYỆN TUẦN
GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Nơng lâm kết Hợp
: K46 - NLKH
: Lâm nghiệp
: 2014 – 2018
: TS. Dương Văn Thảo

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả trong suốt quá trình thực
hiện tại Hạt kiểm lâm Tuần Giáo và nghiên cứu trong khóa luận là trung thực,
khách quan.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã
được cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái nguyên, ngày
Xác nhận của GVHD

T.S Dương Văn Thảo

tháng năm 2018

Người viết cam đoan

Thào A Thảnh

Xác nhận của người phản biện
Giảng viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu
(ký, ghi rõ họ tên)


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong năm học vừa qua, được sự giúp đỡ dạy bảo của các thầy, cô giáo
trong trường và sử cố gắng nỗ lực của bản thân, nay em đã hồn thành khóa
học, để đánh giá kết quả sau thời gian học tập, nghiên cứu tại trường, nhằm
vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, được sự đồng ý của khoa Lâm Nghiệp, em

đã thực hiện chuyên đề tốt nghiệp: “ Tổ chức thực hiện công tác tuần tra và
xử lý các hành vi vi phạm pháp Luật bảo vệ và Phát triển rừng tại Hạt
Kiểm lâm huyện Tuần Giáo Tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2014-2018”.
Trong quá trình thực hiện chun đề ngồi sự cố gắng của bản thân, ln
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của địa phương nơi em thực tập, các thầy cô
giáo trong khoa đặc biệt là thầy TS. Dương Văn Thảo đã trực tiếp hướng dẫn
và chỉ bảo em trong suốt quá làm chuyên đề.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô, Hạt Kiểm lâm
Tuần Giáo và nhân dân địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành
chuyên đề này.
Do thời gian có hạn, mặt khác đây là lần đầu tiên em làm quen với công
tác thực hiện nghiên cứu khoa học nên báo cáo chuyên đề sẽ khơng tránh khởi
những thiếu sót nhất định. Em kính mong nhận được sự đóng góp, bổ sung
của các thầy, cô giáo và các bạn để chuyên đề của em được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái ngun, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Thào A Thảnh


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tuần Giáo ....................................... 17
Bảng 2.2. Hiện trạng rừng huyện Tuần Giáo .................................................. 18
Bảng 2.3. Diện tích đất có rừng ở các xã trên địa bàn huyện Tuần Giáo ....... 21
Bảng 2.4. Cơ cấu diện tích rừng phân theo ba loại rừng phân bố ở các xã trên
địa huyện (rừng đặc dụng, rừng phịng hộ, sản xuất và rừng
ngồi 3 loại rừng) ............................................................................ 22



iv
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Sơ đồ các bước tổ chức thực hiện công tác tuần tra và xử lý
các hành vi vi phạm pháp Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ........... 30
Hình 4.2. Hình ảnh số lượng gỗ bị bịch thu về Hạt kiểm lâm Tuần Giáo ...... 33
Hình 4.3. Hình ảnh tổ tuần tra thu được tang vật của vi phạm ....................... 36


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

BV&PTR

: Bảo vệ và Phát triển rừng

BNNPTNT

: Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

BNV

: Bộ nội vụ


BCA

: Bộ công an

BC

: Báo cáo

CITES

: Cụm từ viết tắt về công ước Washington

ĐVT

: Đơn vị tính

KLĐB

: Kiểm lâm địa bàn

KLCĐ & PCCCR

: Kiểm lâm cơ động và Phịng cháy chữa cháy

NĐ-CP

: Nghị định Chính phủ

NN & PTNT


: Nông nghiêp và Phát triển nông thôn

QLBVR

: Quản lý bảo vệ rừng

QLLS

: Quản lý lâm sản

QĐ-TTg

: Quy định thủ tướng

QĐ-SNN

: Quy định sở nông nghiệp

QĐ-KL

: Quy định kiểm lâm

TT HĐND

: Thủ trưởng Hội đồng nhân dân

TTLT

: Thông tư liên tịch


UBND

: Uỷ ban nhân dân

Vnđ

: Việt Nam Đồng


vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
MỤC LỤC ....................................................................................................... vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề thực hiện ........................................................ 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của sinh viên thực hiện .......................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Tổng quan về vấn đề thực hiện ............................................................... 3
2.1.1. Thực trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam........................................... 3
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển lực lượng kiểm lâm ................. 4
2.1.3. Quy định về chức năng nhiệm vụ của kiểm lâm .............................. 5
2.1.5. Quy định các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng........ 8
2.1.6. Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm........................................ 9
2.1.7. Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển
rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ....................................................... 10
2.2. Tổng quan về cơ sở thực tập ................................................................. 13

2.2.1. Khái quát về Hạt Kiểm lâm huyện Tuần Giáo ............................... 13
2.2.2. Khái quát về địa bàn hoạt động của Hạt Kiểm lâm huyện Tuần Giáo
................................................................................................................... 13
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ........................ 27
3.1. Thời gian và phạm vi thực hiện ............................................................ 27
3.2. Nội dung thực hiện................................................................................ 27
3.3. Các bước thực hiện ............................................................................... 27
3.4. Phương pháp thu thập ........................................................................... 28
3.4.1. Phương pháp thừa kế các số liệu có chọn lọc ................................. 28
3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................ 28


vii
Phần 4: KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN ............................... 29
4.1. Các nội dung tuần tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật ............. 29
4.2. Quá trình tổ chức tuần tra và xử lý các hành vi vi phạm luật ............... 29
4.2.1 Quá trình tổ chức tuần tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật . 29
4.2.2. Các bước thiết lập hồ sơ vi phạm pháp luật.................................... 31
4.3. Kết quả tuần tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật...................... 32
4.3.1. Phân tích kết quả của cơng tác tuần tra và xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật .................................................................................................... 32
4.3.2. Những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và một số giải pháp khắc
phục trong xử lý các hành vi vi phạm về công tác quản lý bảo vệ rừng .. 36
4.4. Một số bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện công tác tuần tra và xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật ..................................................................... 39
4.4.1 Bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện công tác tuần tra và xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật. ............................................................. 39
4.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với bản thân ............................................ 42
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 43
5.1. Kết luận ................................................................................................. 43

5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 45


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề thực hiện
Rừng là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con
người cũng như đối với nhân loại. Rừng khơng những có vai trị quan trọng
trong việc cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống con người. Rừng
không chỉ là cung cấp thức ăn, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh..mà cịn
tham gia vào q trình giữ nước, điều hịa khí hậu, phịng hộ và bảo vệ môi
trường, bảo vệ nguồn gen động vật, thực vật, đa dạng sinh học..bên cảnh đó
rừng là nơi học tập, nghỉ mát, tham quan du lịch, do đó rừng đóng vai trị
quan trọng và góp phần đáng kể vào kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia. Tuy
nhiên có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp, đó
là áp lực về dân số của các vùng tăng nhanh, nghèo đói, người dân sinh kế
chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa
cịn thấp kiến thức bản địa chưa được phát huy hoạt động khuyến nông
khuyến lâm chưa phát triển, chính sách nhà nước về quản lý rừng cịn nhiều
bất cập cơ cấu xã hội truyền thống có nhiều thay đổi.
Huyện Tuần Giáo là một huyện miền núi thuộc tỉnh Điện Biên, nằm ở
phía Tây Bắc, có 19 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn Tuần
Giáo và 19 xã, theo số liệu hiện trạng rừng năm 2017 tổng diện tích tự nhiên
huyện là 113.542,25 ha trong đó, diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp:
93.888,17 ha. Trong đó đất có rừng (chưa bao gồm diện tích rừng trồng chưa
thành rừng): 39.712,27 ha. Diện tích đất chưa có rừng: 54.175,90 ha.
Những năm qua cơng tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện
đã có những chuyển biến tích cực và đặt được nhiều kết quả thông qua triển

khai thực hiện các chương trình dự án trồng rừng 327, 661 của huyện đã nâng
diện tích rừng trên địa bàn huyện tăng lên đáng kể, tuyên truyền vận động
nhân dân tham gia vào quản lý bảo vệ rừng.


2
Do vậy để giải quyết những vẫn đề nói trên lực lượng Kiểm lâm đã
được chính phủ phê duyệt thành lập vào ngày 11/9/1972 nhằm đảm nhiệm
nhiệm vụ bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Luật Bảo vệ và Phát triển
Rừng (BV&PTR) 2004 được Quốc hội khóa XI thơng qua vào ngày 03/ 12/
2004 tại kỳ họp lần thứ VI. Luật có 8 chương 88 điều qui định về quản lý bảo
vệ và phát triển rừng, trong đó có 25 điều đề cập trực tiếp đến các đối tượng
là hộ gia đình và cộng đồng dân cư thơn.
Trong những hoạt động công việc của lực lượng kiểm lâm nhằm ngăn
chặn những hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, để giữ gìn sự
nguyên vẹn của rừng, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an
ninh quốc phịng, bảo vệ mơi trường sinh thái, cung cấp nguyên liệu phục vụ
công nghiệp chế biến và ngành kinh tế khác, góp phần nâng cao đời sống của
người dân đó là tổ chức tuần tra và xử lý các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ
và Phát triển rừng của tỉnh là hết sức cần thiết nhằm ngăn chặn, phát hiện, xử
lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tại huyện Tuần
Giáo. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn đó tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Tổ
chức thực hiện công tác tuần tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng tại Hạt Kiểm lâm huyện Tuần Giáo Tỉnh Điện Biên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của sinh viên thực hiện
- Xác định được quá trình tổ chức, kết quả tuần tra và xử lý các hành vi
vi phạm pháp Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tại Hạt Kiểm lâm Tuần Giáo.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức
thực hiện công tác tuần tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp Luật bảo vệ và
Phát triển rừng tại Hạt Kiểm lâm Tuần Giáo.

- Rút ra một số bài học kinh nghiệm trong tổ chức tuần tra và xử lý các
hành vi vi phạm pháp Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.


3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về vấn đề thực hiện
2.1.1. Thực trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam
Ở Việt Nam lĩnh vực quản lý bảo vệ tài nguyên rừng đã và đang được
chú trọng, càng chú trọng hơn vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái nghĩa là sử
dụng bền vững đất đai và môi trường, điều này càng quan trọng hơn đối với
các vùng núi ở Việt Nam, nơi vốn có hệ sinh thái mỏng manh, đất đai kém
phì nhiêu, thực bị tàn phá nặng nề và đời sống kinh tế của người dân nghèo
nhất trong cộng đồng nông thôn ở nước ta. (Phùng Ngọc Lan và cs, 2010).
Nước ta trong thời kỳ chống pháp, chống Mỹ tình trạng tài nguyên
rừng cùng với những nguyên nhân gây mất rừng như: sức ép về dân số,
lương thực, đất canh tác... Chiến tranh dài là một trong những nguyên nhân
gây suy giảm các nguồn tài nguyên sinh học và sự suy giảm về tài nguyên
rừng không chỉ suy giảm về trữ lượng lâm sản mà kéo theo đó là sự suy giảm
đa dạng sinh học.
Là một nguồn tài nguyên quan trọng, rừng ảnh hưởng trực tiếp đến thu
nhập và đời sống kinh tế nói chung của khoảng một phần ba dân số của cả
nước. Nó khơng chỉ cung cấp những sản phẩm phụ vụ sinh hoạt hàng ngày
như gỗ, cửi, lương thực, thực phẩm, dược liệu v.v.. Mà còn cung cấp những
sản phẩm phụ vụ nhu cầu công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và xuất khẩu.
Ngồi ra, do phân bố ở những vùng sinh thái nhảy cảm như các vùng đầu
nguồn rộng lớn, các nguồn ngập mặn, các vùng sình lầy. Rừng cịn là một
trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến môi trường của đất
nước. Nó góp phần quan trọng vào việc chống lại sự biến đổi khí hậu, điều

tiết nguồn nước, giảm tần suất và cường độ phá hoại của các thiên tai như lũ
lụt, hạn hán, cháy rừng.v.v..


4
Do công tác quản lý rừng và tài nguyên đất đai vùng đầu nguồn còn
chưa hiệu quả nên trong những thập kỷ qua đã làm Việt Nam mất đi hàng
triệu hecta rừng và là nguyên nhân chủ yếu gây ra những biến đổi khí hậu,
gia tăng tần suất và mức độ thiệt hại cảu hạn hán, lũ lụt. Hằng năm nhà nước
phải đầu tư hàng nghìn tỉ đồng để củng cố đê điều và chống lũ. Mất rừng
cũng là nguyên chính gây nên sự xói mịn mạnh và sự hoang hóa diện tích
đất đồi núi. Quản lý rừng khơng hiệu quả và thiếu quy hoạch cũng làm cho
vùng đất trũng, đất ngập mặn trù phú bởi các thảm rừng tràm, hàng trăm lồi
động vật hoang dã có giá trị cao đã và đang bị thay thế bởi các vùng nuôi
tôm, các rừng trồng cơng nghiệp với mức độ mặc hóa, phèn hóa ngày càng
nghiêm trọng.
Ngồi các ngun nhân mất rừng do sự gia tăng dân số, thiếu thốn về
lương thực, phá rừng lấy đất canh tác, khai thác lâm sản quá mức, rừng Việt
Nam còn bị ảnh hưởng bởi sự hủy diệt trầm trọng của cuộc chiến tranh kéo
dài đã làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút vì bom đạn, chất độc hóa học tàn
phá nặng nề.
2.1.2. Q trình hình thành và phát triển lực lượng kiểm lâm
Ngày 11/9/1972, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh quy
định việc bảo vệ rừng và được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hịa
cơng bố theo sắc lệnh số 147/LCT. Tại điều 16 của Pháp lệnh quy định “Nay
thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng gọi là Kiểm lâm nhân dân”.
Lực lượng Kiểm lâm Việt Nam chính thức ra đời từ đây. Do yêu cầu nhiệm
vụ công tác của từng thời kỳ, lực lượng Kiểm lâm Việt Nam đã có nhiều lần
thay đổi về tổ chức.
- Lực lượng Kiểm lâm nhân dân được tổ chức theo Nghị định số

101/CP, ngày 21/5/1973 của Hội đồng Chính phủ. Giai đoạn này lực lượng
Kiểm lâm nhân dân được tổ chức thành hệ thống thống nhất trong ngành Lâm
nghiệp từ Trung ương đến cấp huyện, đặt dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Lâm


5
nghiệp (từ tháng 5/1973 đến tháng 7/1976) và Bộ Lâm nghiệp (từ tháng
7/1976 đến 1979). (Kiểm lâm Việt Nam được thành lập ngày 21 tháng 05 năm 1973).
- Lực lượng Kiểm lâm được tổ chức theo Luật bảo vệ và phát triển rừng
năm 1991 và những quy định của Nghị định số 39/CP, ngày 18/5/1994 của
Chính phủ.
- Lực lượng Kiểm lâm được tổ chức theo Luật bảo vệ và phát triển rừng
năm 2004 và Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ,
Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở NN & PTNT quản lý.
2.1.3. Quy định về chức năng nhiệm vụ của kiểm lâm
Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng bảo
vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và chủ tịch
UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo
đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Kiểm lâm tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thống nhất từ trung
ương đến địa phương về chuyên môn nghiệp vụ.
Hoạt động của Kiểm lâm tuân thủ sự lãnh đạo, quản lý thống nhất của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chịu sự chỉ đạo, điều hành
của Uỷ ban nhân dân các cấp đối với các hoạt động bảo vệ rừng trên địa bàn.
Trong hoạt động bảo vệ rừng, Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan chuyên ngành về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các đơn vị thuộc
lực lượng vũ trang, các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ
chức thành viên của Mặt trận và dựa vào sức mạnh của toàn dân để thực hiện
nhiệm vụ được giao.
Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng các văn

bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý
lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện
khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu


6
những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình
huống cần thiết và cấp bách.
Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực
lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, thực hiện bảo vệ rừng
trên địa bàn
Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về
quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, tổ chức tuần tra, truy quét các tổ
chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm
sản, săn bắt động vật rừng trái phép.
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ
rừng và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động nhân
dân bảo vệ, phát triển rừng; xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng,
phòng cháy, chữa cháy rừng.
Hướng dẫn chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực
hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Phối hợp với Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt kiểm lâm rừng phòng
hộ trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn.
Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phân công.
Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiệp vụ.
Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật,
thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng,
kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Bố trí, chỉ đạo, kiểm tra công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã; theo dõi

diễn biến rừng, đất lâm nghiệp.
Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các Trạm kiểm lâm.
Xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh
vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật.


7
Kiểm tra việc thực hiện các phương án, quy hoạch, thiết kế kinh doanh
rừng, quy trình điều chế, khai thác.
Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực
hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh và Uỷ ban
nhân dân cấp huyện giao.
2.1.4. Quy định về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí qn dụng, cơng cụ hỗ
trợ của lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách
Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BNNPTNT-BCA ngày 22
tháng 01 năm 2014 Quy định về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí qn dụng,
cơng cụ hộ trợ của lực lượng kiềm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách
bao gồm:
1. Vũ khí quân dụng gồm:
a) Súng ngắn, súng tiểu liên
b) Các loại đạn dùng cho các loại súng quy định tại điểm a khoản 1
Điều này.
2. Công cụ hỗ trợ gồm:
a) Các loại súng dùng để bắn đạn cao su, hơi cay, chất gây mê, pháo
hiệu và các loại đạn dùng cho các loại súng này.
b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, chất gây mê.
c) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su.
d) Áo giáp, găng tay bắt dao, mũ chống đạn, khóa số tám.
đ) Động vật nghiệp vụ
Điều 5 quy định các loại công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng bảo vệ

rừng chuyên trách gồm:
Căn cứ vào yêu cầu, tình hình thực tế hoạt động, lực lượng bảo vệ rừng
chuyên trách được trang bị các loại công cụ hỗ trợ sau:
1. Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su.
2. Các loại phương tiện xịt hơi cay.


8
3. Áo giáp, găng tay bắt dao.
4. Mũ chống đạn.
2.1.5. Quy định các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
Điều 12 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 quy định 16 loại
hành vi bị nghiêm cấm:
 Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.
 Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.
 Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.
 Hủy hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
 Vi phạm các qui định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
 Vi phạm về phòng, trừ sinh vật hại rừng.
 Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.
 Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp.
 Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ,
xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với qui định của pháp luật.
 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái qui định về quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng.
 Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng
đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non.
 Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loại động vật, thực vật khơng có
nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
 Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các

tài nguyên thiên nhiên khác làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự
nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh
vật rừng; mang trái phép hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng.
 Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng
cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng
sản xuất là rừng trồng trái pháp luật.


9
 Phá hoại các cơng trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng.
 Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
2.1.6. Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm
Điều 26 thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm (Nghị
định 157/2013/NĐ – CP) bao gồm:
1. Kiểm lâm viên đang thi hành cơng vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến
10.000.000 đồng.
3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng
phòng hộ, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng (sau đây gọi chung là Hạt
trưởng Hạt Kiểm lâm), Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phịng cháy,
chữa cháy rừng, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến
25.000.000 đồng.

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a,
c, đ và Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, Khoản 1 và
Khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc
nhiệm Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng


10
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến
50.000.000 đồng.
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (kể cả hoạt động khai thác khoáng sản
trên đất lâm nghiệp) quy định tại Nghị định này.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a,
b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính Khoản 1, Khoản
2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý rừng, phát triển
rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (kể cả hoạt động khai thác khoáng sản
trên đất lâm nghiệp) quy định tại Nghị định này
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a,
b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính, Khoản 1, Khoản
2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2.1.7. Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển

rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định rõ tại điều 7 của Nghị
định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối
với cá nhân tổ chức vi phạm áp dụng mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền
đối với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm.


11
2. Những hành vi vi phạm sau đây (trừ hành vi ni động vật rừng
nhóm IB) được xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Hành vi vi phạm gây hậu quả vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm
hành chính quy định tại Điều 12, Điều 16, Điều 20, hành vi vi phạm gây hậu
quả mà tang vật là thực vật rừng nhóm IA, động vật rừng nhóm IB vượt q
mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa quy định tại Điều 21, 22, 23, hành vi
vận chuyển, buôn bán gỗ trái pháp luật vượt quá mức xử phạt vi phạm hành
chính tối đa quy định tại Điều 22, 23 Nghị định này.
- Hành vi phá rừng trái pháp luật gây thiệt hại nhiều loại rừng (rừng sản
xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) tuy diện tích bị thiệt hại đối với mỗi loại
rừng khơng vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại
Nghị định này, nhưng tổng hợp diện tích bị thiệt hại của các loại rừng vượt
quá mức thiệt hại tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với rừng
sản xuất tại Điều 20 Nghị định này.
- Hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái pháp luật đối với cả gỗ
quý, hiếm, gỗ thông thường, tuy khối lượng mỗi loại gỗ không vượt quá mức
tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với mỗi loại, nhưng tổng khối
lượng các loại gỗ vi phạm: nhóm IA và nhóm IIA hoặc nhóm IA và gỗ thơng
thường hoặc cả gỗ nhóm IA, IIA và gỗ thông thường vượt quá mức tối đa quy
định xử phạt vi phạm hành chính đối với gỗ nhóm IIA; gỗ nhóm IIA và gỗ

thơng thường vượt q mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối
với gỗ thông thường.
- Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều
12, 20, vận chuyển, buôn bán gỗ trái pháp luật quy định tại Điều 22, 23 Nghị
định này mà lại vi phạm về các hành vi vi phạm này.
3. Hành vi vi phạm hành chính đối với thực vật rừng, động vật rừng
thuộc Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không quy định trong Danh mục thực


12
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ về
quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, xử lý như sau:
- Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I, xử lý
hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm nhóm IA, IB.
- Hành vi vi phạm hành chính đối với các lồi trong Phụ lục II, xử lý
hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm nhóm IIA, IIB.
4. Hành vi vi phạm pháp luật đã khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó
đình chỉ hoạt động tố tụng và cơ quan có thẩm quyền đề nghị chuyển sang xử
phạt vi phạm hành chính, thì áp dụng xử phạt theo quy định đối với hành vi vi
phạm tương ứng quy định tại Nghị định này.
5. Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính mà tang vật gồm nhiều
loại lâm sản khác nhau cả gỗ thông thường và gỗ quý, hiếm (không thuộc quy
định tại Điểm c Khoản 2 Điều này), động vật rừng thông thường và động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm, gỗ và động vật rừng (chưa đến mức phải truy cứu
trách nhiệm hình sự), thì xác định tiền phạt theo từng loại lâm sản, sau đó
tổng hợp (cộng lại) thành tổng số tiền phạt chung đối với hành vi vi phạm đó.
6. Hành vi vi phạm đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác,

nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục
đích sử dụng rừng, thì áp dụng xử lý theo quy định đối với loại rừng tương
ứng trước khi quy hoạch cho mục đích khác.
7. Hành vi vi phạm đối với lâm sản của chủ rừng do chủ rừng phát hiện
thì chủ rừng tiến hành thu thập tài liệu, tang vật và báo cáo kịp thời cho
người, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính để xử lý
theo quy định tại Nghị định này.
8. Lâm sản tịch thu trả lại chủ rừng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chủ rừng phát hiện bắt quả tang người vi phạm tại lâm phận của mình.


13
- Chủ rừng không bắt quả tang người vi phạm, nhưng có đủ căn cứ chứng
minh lâm sản thuộc rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng.
2.2. Tổng quan về cơ sở thực tập
2.2.1. Khái quát về Hạt Kiểm lâm huyện Tuần Giáo
- Hạt Kiểm lâm Tuần Giáo trực thuộc chi cục kiểm lâm tỉnh Điện Biên
trụ sở đặt tại khối Tân Giang thị trấn Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
- Hạt Kiểm lâm Tuần Giáo chịu sự quản lý, chỉ đạo của chi cục Kiểm
Lâm tỉnh Điện Biên, đồng thời chịu sự quản lý về nghiệp vụ, trang, thiết bị
chuyên ngành của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên.
- Đến nay Hạt Kiểm lâm Tuần Giáo hoạt động gồm 23 cán bộ, trong đó
có 13 cán bộ trình độ chun mơn trung cấp và 08 cán bộ trình độ đại học.
Ban lãnh đạo Hạt ( 01 Hạt trưởng và 01 Hạt phó ) văn phịng Hạt gồm: pháp
chế, kỹ thuật, kế toán, lái xe) và 17 kiểm lâm địa bàn phụ trách 19 đơn vị xã
với nhiệm vụ là một tổ chức trong bộ máy quản lý nhà nước tham mưu cho
chính quyền địa phương, đồng thời là lực lượng chuyên trách, nồng cốt trong
tổ chức thực hiện và thi hành pháp luật trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
2.2.2. Khái quát về địa bàn hoạt động của Hạt Kiểm lâm huyện Tuần Giáo
2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Tuần Giáo

2.2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Huyện Tuần Giáo là một huyện miền núi thuộc tỉnh Điện Biên, nằm ở
phía Tây Bắc, là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Điện Biên, cách trung tâm
tỉnh Điện Biên 79 km.
+ Phía bắc giáp với huyện Tủa Chùa
+ Phía Nam giáp với huyện Mường Ảng
+ Phía Tây giáp với huyện Mường Chà
+ Phía Đơng giáp huyện Quỳnh Nhai Và Thuận Châu của tỉnh Sơn La


14
Huyện Tuần Giáo nằm trong khu vực có hệ tọa độ là 21 o24’6” – 21o
58’13” vĩ độ Bắc và 103o5’00” – 103o24’33” kinh độ đơng.
Huyện có diện tích tự nhiên 113.776,82 ha (chiếm 11,9% diện tích cả
tỉnh) có 19 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn Tuần Giáo và 19
xã: Nà Tòng, Pú Xi, Rạng Đơng, Chiềng Đơng, Mường Khong, Tỏa Tình,
Mường Thín, Ta Ma, Quài Cang, Chiềng Sinh, Mường Mùn, Phình Sáng, Pú
Nhung, Quài Nưa, Quài Tở, Tênh Phông, Mùn Chung, Nà Sáy và thị trấn
Tuần Giáo.
* Địa hình
Địa hình huyện Tuần Giáo hiểm trở và đa dạng, đa số núi ở Tuần Giáo
chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, có khoảng 70% diện tích là các dãy
núi cao từ 800 m trở lên, cịn lại là các dãy có độ cao 500 - 700 m, độ dốc
trung bình 12-20m. Cao nhất là dãy Pú Huổi Luông (2.179m), dãy Pơ Mu
(1.848 m). Tuần Giáo có vùng thung lũng hẹp nằm rải rác ở các xã.
* Khí hậu – Thủy văn
a. Khí hậu
- Khí hậu Tuần Giáo thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa vùng núi cao.
Khí hậu Tuần Giáo chia thành 2 mùa: mùa mưa (từ tháng 4 - tháng 10) với

khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nóng nhất là tháng 7, mùa khơ (từ tháng 11 tháng 3) với khí hậu lạnh, khơ, ít mưa, lạnh nhất vào tháng 1.
- Độ ẩm khơng khí bình qn tồn huyện trong nhiều năm là 84%, thời
kỳ mùa mưa độ ẩm cao đạt 88%, mùa khơ độ ẩm giảm xuống có khi chỉ cịn
khoảng 78%.
- Lượng mưa phân bố trong năm không đều chia thành 2 mùa, lượng
mưa trung bình 1.640 mm/năm.
- Gió: Gió Đơng Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 10. Gió Đơng Bắc thổi
từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau. Gió Tây Nam khơ nóng thường xuất hiện từ
tháng 3 đến tháng 5.


15
- Khí hậu Tuần Giáo đơi khi cũng xuất hiện các yếu tố thời tiết cực
đoan như: Sương muối, Mưa đá. Đây là các đặc điểm thời tiết cần lưu ý để
phòng tránh và giảm bớt những thiệt hại trong sản xuất nông lâm nghiệp khi
gặp phải.
- Sương mù: là hiện tượng thời tiết khá phổ biến ở vùng núi Tây Bắc.
Số ngày có sương mù bình qn trong năm tại huyện Tuần Giáo lên tới trên 100
ngày/năm. Sương mù thường xuất hiện nhiều từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
Sương muối thường xuất hiện vào các tháng 12 đến tháng 1 năm sau
thành từng đợt 1 - 2 ngày hoặc kéo dài từ 3 - 4 ngày. Chu kỳ 3 - 4 năm lại
xuất hiện 1 lần.
- Mưa đá: thời gian chuyển tiếp giữa 2 mùa thường hay xuất hiện mưa
đá nhất là cuối đông sang hè từ tháng 3 đến tháng 4 với cường độ trung bình 9
ngày/năm.
b. Thủy văn
- Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện Tuần Giáo khá dày gồm các
con suối thuộc sông Nậm Mức, lưu vực sông Đà và sông Mã,...
- Lưu vực sông Đà bao gồm các sông suối nằm ở phía Bắc của huyện
với diện tích lưu vực khoảng 804 km2 gồm: suối Nậm Mu, Nậm Mùn,…

- Lưu vực sông Mã gồm các sơng suối ở phía Nam của huyện, các cánh
đồng lớn của huyện đều tập trung ở lưu vực này, diện tích lưu vực khoảng
795 km2 gồm: suối Nậm Quài, Nậm Sát,…
- Sự phân bố của dòng chảy trên các lưu vực cũng giống như lượng
mưa, dòng chảy khơng có biến đổi nhiều. Chế độ dịng chảy trong năm phụ
thuộc vào chế độ mưa, nên cũng phân thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa
cạn. Lượng nước mưa lũ thường chiếm 80 - 85% lượng nước cả năm.


16
* Thổ nhưỡng
Căn cứ vào quá trình hình thành đất và đặc điểm tính chất hóa học có
thể chia đất Tuần Giáo làm 5 loại đất chính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất
đen, nhóm đất Feralit đỏ vàng, nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi, nhóm
đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.
- Nhóm đất phù sa: sơng suối dọc được hình thành do sự bồi tụ của
sơng suối dọc theo hai bên bờ. Thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình
đến nặng, đơi chỗ từ nhẹ đến trung bình. Địa hình tương đối bằng phẳng, tầng
đất dày, độ phì trung bình thích hợp cho trồng cây lương thực và hoa mầu.
- Nhóm đất đen gồm hai loại đất: đất nâu sẫm trên sản phẩm phong hóa
của đá bọt, đá bazan và đất trên sản phẩm bồi tụ của cacbonat. Nhóm đất đen
thích hợp cho phát triển cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất Feralit mùn vàng đỏ phát triển trên núi có độ cao từ 900 - 1.472m,
đất có tầng khá dày, ít chua, hàm lượng mùn chiếm 4 - 5% nhưng dễ bị rửa
trôi do ở độ cao khá lớn, sườn núi dốc, địa hình lại bị chia cắt mạnh nên việc
sử dụng loại đất này gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dùng cho lâm nghiệp để
khoanh nuôi và bảo vệ rừng phịng hộ đầu nguồn.
- Nhóm đất Feralit đỏ vàng phân bố rộng khắp huyện ở trên núi có độ
cao dưới 900m. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát, cát pha, có độ phì từ trung
bình đến thấp. Tùy theo chất lượng và dộ dốc của từng loại đất có thể phát

triển cây lương thực, cây cơng nghiệp dài ngày, các loại cây khác theo mơ
hình nơng lâm kết hợp và phát triển rừng.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ phân bố trong các thung
lũng bằng, rộng. Nhóm đất này có thành phần dinh dưỡng tương đối tốt, thuận
lợi cho nhiều loài cây trồng, đặc biệt là với các lồi cây nơng nghiệp ngắn ngày.


×