Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Ứng dụng phần mềm mcrostation và famis để thành lập bản đồ địa chính tờ 22 tỷ lệ 1 1000 tại xã nhạo sơn huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

LƢU THỊ HỒNG
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS ĐỂ THÀNH
LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 22 TỶ LỆ 1:1000 XÃ NHẠO SƠN,
HUYỆN SƠNG LƠ, TỈNH VĨNH PHÚC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý Đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa

: 2015-2017

THÁI NGUYÊN 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

LƢU THỊ HỒNG
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS ĐỂ THÀNH
LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 22 TỶ LỆ 1:1000 XÃ NHẠO SƠN,
HUYỆN SƠNG LƠ, TỈNH VĨNH PHÚC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý Đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa

: 2015-2017

Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn

THÁI NGUYÊN 2017



i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chƣơng trình đào tạo trong nhà trƣờng, thực hiện
phƣơng châm: “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế” phƣơng
thức quan trọng giúp học viên, sinh viên trau dồi kiến thức, củng cố bổ sung
lý thuyết học trên lớp, học trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng
nâng cao trình độ chun mơn của chính mình
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân và đƣợc sự đồng ý cảu ban giám
hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên em tiến hành thực
tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần trắc địa địa chính và xây dựng Thăng Long.
Trong thời gian thực tập em đã học hỏi dƣợc rất nhiều kiến thức bổ ích từ các
anh chị cho riêng mình.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trƣờng Đại học Nông
Lâm, ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, các thầy, cô giáo trong Khoa
Quản lý tài nguyên và đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ và kỹ thuật viên Công ty cổ
phần trắc địa địa chính và xây dựng Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành
luận văn này.
Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo,
đóng góp của bạn bè để bài luận văn tốt nghiệp của em đƣợc hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 7 năm 2017
Sinh viên

Lƣu Thị Hồng



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đƣờng chuyền kinh vĩ ............................ 23
Bảng 4.1: Hiện trạng quỹ đất của năm 2015 ................................................... 35
Bảng 4.2 Số lần đo quy định ........................................................................... 38
Bảng 4.3 Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độchính
xác đo góc từ 1 - 5 giây) khơng lớn hơn giá trị quy định ............................... 39
Bảng 4.4: Số liệu điểm gốc ............................................................................. 39
Bảng 4.5: Bảng kết quả tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai hệ tọa độ phẳng
VN-2000 kinh tuyến trục: 105°00' Ellípoid: WGS-84.................................... 40


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Lƣới chiếu Gauss-Kruger.................................................................. 9
Hình 2.2: Phép chiếu UTM ............................................................................. 10
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình cơng nghệ đo vẽ bản đồ địa chính......................... 14
Hình 2.4: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis........... 21
Hình 2.5: Sơ đồ cấu tạo máy tồn đạc điện tử ................................................ 26
Hình 2.6: Trình tự đo....................................................................................... 27
Hình 4.1: Bản đồ xã Nhạo Sơn ....................................................................... 32
Hình 4.2: Sơ đồ lƣới kinh vĩ I ......................................................................... 42
Hình 4.3: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử ........................................... 45
Hình 4.4: File số liệu sau khi đƣợc xử lý ........................................................ 47
Hình 4.5: Phun điểm chi tiết lên bản vẽ .......................................................... 49
Hình 4.6: Một số điểm đo chi tiết ................................................................... 50
Hình 4.7: Tự động tìm, sửa lỗi Clean.............................................................. 56

Hình 4.8: Sữa lỗi MRF Flag ............................................................................ 56
Hình 4.9: Bản đồ sau khi phân mảnh .............................................................. 57
Hình 4.10: Thửa đất sau khi đƣợc tạo tâm thửa .............................................. 58
Hình 4.11 : Đánh số thửa tự động ................................................................... 58
Hình 4.12: Thửa đất sau khi đƣợc gán dữ liệu từ nhãn................................... 59
Hình 4.13 : Vẽ nhãn thửa ................................................................................ 60
Hình 4.14 : Sửa bảng nhãn thửa ...................................................................... 61
Hình 4.15 : Tạo khung bản đồ địa chính ......................................................... 62
Hình 4.16 : Tờ bản đồ sau khi đƣợc biên tập hoàn chỉnh ............................... 62


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

Chữ viết tắt
BTNMT

Bộ tài nguyên & Mơi trƣờng

BĐĐC

Bản đồ địa chính

CSDL

Cơ sở dữ liệu




Quyết định

TT

Thơng tƣ

UBND

Ủy ban nhân dân

UTM

Lƣới chiếu hình trụ ngang đồng góc

VN-2000

Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000

VP

Vĩnh Phúc


v

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 4
2.2. Khái quát về bản đồ địa chính .................................................................... 5
2.2.1. Khái niệm bản đồ địa chính .................................................................... 5
2.2.2. Tính chất, vai trị của bản đồ địa chính ................................................... 5
2.2.3. Các loại bản đồ địa chính ........................................................................ 5
2.2.4. Các yếu tố cơ bản và Nội dung bản đồ địa chính ................................... 6
2.2.5. Cơ sở tốn học của bản đồ địa chính ...................................................... 9
2.2.6. Nội dung và phƣơng pháp chia mảnh bản đồ địa chính........................ 11
2.3. Các phƣơng pháp thành lập bản đồ địa chiń h hiện nay ........................... 13
2.3.1. Các phƣơng pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính ................. 13
2.3.2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phƣơng pháp tồn đạc ............................ 14
2.4. Các phần mềm ứng dụng để xây dựng bản đồ địa chính .............................. 15
2.4.1. Phần mềm MicroStation, Mapping Office ............................................ 15
2.4.2. Phần mềm famis .................................................................................... 16
2.5. Các bƣớc đo đạc lƣới khống chế bằng máy toàn đạc điện tử .................. 22
2.6. Thành lập lƣới khống chế trắc địa............................................................ 22
2.6.1. Khái quát về lƣới tọa độ địa chính ........................................................ 22
2.6.2. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lƣới đƣờng chuyền kinh vĩ ........... 23
2.6.3. Thành lập đƣờng chuyền kinh vĩ .......................................................... 24
2.7. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ ............................................................... 25


vi

2.7.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu .................................................................... 25

2.7.2 Phƣơng pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử ......... 25
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 29
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 29
3.3. Nội dung ................................................................................................... 29
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 32
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Nhạo Sơn ............................... 32
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 32
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ....................................................................... 33
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất .......................................................................... 35
4.1.4. Tình hình quản lý đất đai xã Nhạo Sơn ................................................ 36
4.2. Công tác thành lập lƣới khống chế đo vẽ xã Nhạo Sơn ........................... 36
4.2.1 Công tác ngoại nghiệp............................................................................ 36
4.2.2 Công tác nội nghiệp ............................................................................... 39
4.3 Đo vẽ chi tiết và biên tập tờ số 22 bản đồ địa chính xã Nhạo Sơn bằng phần
mềm Microstation và Famis............................................................................... 43
4.3.1 Đo vẽ chi tiết .......................................................................................... 43
4.3.2. Ứng dụng phần mềm FAMIS và MicrostationSE thành lập bản đồ
địa chính. ......................................................................................................... 44
4.3.3. Kiểm tra và nghiệm thu các tài liệu ...................................................... 63
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 64
5.1. Kết luận .................................................................................................... 64
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tƣ liệu sản
xuất đặc biệt không thể thay thế đƣợc. Đất đai còn là địa bàn phân bố dân cƣ,
xây dựng các ngành kinh tế, xã hội và đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội. Để quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên này
chúng ta cần phải làm tốt công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính.
Bản đồ địa chính là một trong những phƣơng tiện tốt nhất giúp chúng ta
thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất. Bản đồ địa chính thể hiện chính
xác vị trí, ranh giới, diện tích và các thơng tin địa lý khác của từng thửa đất,
từng vùng đất trong đơn vị hành chính địa phƣơng. Nó là tài liệu cơ bản nhất
của bộ hồ sơ đƣợc mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến
từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất đồng thời là cơ sở giải quyết tranh chấp
đất cũng nhƣ các khiếu nại, tố cáo về đất. Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên
ngành đất đai chuyên cung cấp thông tin về không gian và thuộc tính của thửa
đất, phục vụ thống nhất quản lý nhà nƣớc về đất đai. BĐĐC là cơ sở phục vụ
đắc lực cho nhiều công tác chuyên ngành nhƣ: lập và hồn thiện hồ sơ địa
chính, đăng ký đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, định giá đất…
Chính vì vậy, việc xây dựng BĐĐC là một nhiệm vụ quan trọng mang tính
cấp thiết trong cơng tác quản lý nhà nƣớc về đất đai.
Ngày nay, công nghệ tin học đã trở thành một công cụ phổ biến, rộng
rãi và đƣợc Đảng và nhà nƣớc khuyến khích áp dụng vào hầu hết các lĩnh
vực, nhằm thay thế dần các phƣơng pháp thủ công kém hiệu quả. Công tác
quản lý đất đai ở Việt Nam đang từng bƣớc tiến tới xây dựng hệ thống thông
tin đất đai khoa học, dụng tiện và chính xác. Việc xây dựng BĐĐC từ các
phần mềm hiện đại là một trong những phần quan trọng của việc xây dựng hệ
thống thông tin đất đai đó.



2

Hiện nay, có nhiều phần mềm chuyên ngành quản lý đất đai nói chung
và thành lập bản đồ địa chính nói riêng đã ra đời và đƣợc ứng dụng rộng rãi
nhƣ: Mapinfo, Autocard, Microstation, Gis, Lis, Famis… Trong đó, phần
mềm Microstation có nhiều ƣu thế trong lĩnh vực xây dựng mơi trƣờng đồ
hoạ, phi đồ hoạ. Thêm đó phần mềm Famis và Emap hoạt động trên môi
trƣờng trợ giúp của Microtation. Là những phần mềm nằm trong hệ thống
phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành Địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ
sơ địa chính, khả năng ứng dụng rất lớn trong quản lý đất đai.
Với tính cấp thiết của việc xây dựng hệ thống BĐĐC cho xã Nhạo
Sơn, huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc, đƣợc sự phân công giúp đỡ của Ban
chủ nhiệm khoa quản lý Tài nguyên, trƣờng Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Công ty cổ phần Trắc địa, Địa chính và Xây dựng Thăng Long
dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn em tiến
hành nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng phần mềm Mcrostation và Famis để thành lập bản đồ địa
chính tờ 22 tỷ lệ 1:1000 tại xã Nhạo Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu tổng quát
Ứng dụng phần mềm Mcrostation và Famis vào thành lập lƣới khống
chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết và biên tập một tờ BĐĐC giúp cho công tác quản lý
đất đai ở xã nhạo Sơn đƣợc tốt hơn.
* Mục tiêu cụ thể
- Điều tra tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và tình
hình quản lý đất đai trên địa bàn xã Nhạo Sơn để phục vụ công tác thành lập
bản đồ địa chính.
- Xây dựng lƣới khống chế đo vẽ và đo vẽ chi tiết.
- Thành lập mảnh bản đồ địa chính xã từ số liệu đo chi tiết bằng phần

mềm MicroStation và Famis.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Trong học tập và nghiên cứu khoa học.
+ Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức
đã đƣợc học trong nhà trƣờng và áp dụng vào thực tiễn công việc
- Trong thực tiễn.
+ Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy tồn đạc điện tử trong
cơng tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà
nƣớc về đất đai đƣợc nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn.
+ Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo
cơng nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trƣờng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
Luật đất đai 2013, ngày 26/11/2013 của Quốc hội.
Nghị định 43/2014-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 Nghị định Chính Phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Thông tƣ số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thông tƣ số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Mơi trƣờng quy định về hồ sơ địa chính.
Thơng tƣ sơ 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về bản đồ địa chính.
Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000,
1/2000, 1/5000 và 1/10000 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành Quyết
định số 08/2008/QĐ/BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008
Thông tƣ số 973/2001/TT/TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng
Cục Địa chính hƣớng dẫn áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay hầu hết tất cả các tỉnh thành trên nƣớc ta đã thành lập bản đồ
địa chính bằng phƣơng pháp đo vẽ bằng máy tịan đạc điện tử. Đây là Phƣơng
pháp cho kết quả nhanh và độ chính xác rất cao vì vậy hiện nay để thành lập
bản đồ địa chính ngƣời ta chủ yếu sử dụng phƣơng pháp này trên cơ sở ứng
dụng phần mềm MicroStation và FAMIS để thành lập bản đồ địa chính.


5

2.2. Khái quát về bản đồ địa chính
2.2.1. Khái niệm bản đồ địa chính
Theo mục 4 điều 3 luật đất đai 2013 [5]: Bản đồ địa chính là bản đồ thể
hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính
xã, phƣờng, thị trấn, đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xác nhận.
2.2.2. Tính chất, vai trị của bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp
lý cao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, là cơ sở để thực
hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai nhƣ:
- Làm cơ sở thực hiện đăng kí đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất, cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Làm cơ sở để thống kê, kiểm kê đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất. Xác định hiện trạng và theo dõi biến động, phục vụ chỉnh lý biến
động từng thửa đất. Đồng thời phục vụ công tác thanh tra tình hình sử dụng
đất và giải quyết khiếu nại,tố cáo tranh chấp đất đai (Lê Văn Thơ, 2009) [6].
2.2.3. Các loại bản đồ địa chính
- Ngày nay Bản đồ địa chính đƣợc lƣu ở hai dạng là bản đồ giấy và bản
đồ số địa chính.
Bản đồ giấy địa chính là bản đồ truyền thống, các thông tin rõ ràng,
trực quan, dễ sử dụng nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú đƣợc thể hiện trên giấy
Bản đồ địa chính có 2 loại:
+ Bản đồ địa chính gốc: Là bản đồ đƣợc đo vẽ thể hiện hiện trạng sử
dụng đất, là tài liệu cơ sở cho biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành lập bản
đồ địa chính theo đơn vị cấp xã.
+ Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất, xác định ranh
giới, diện tích, loại đất của mỗi thửa đất theo thống kê của từng chủ sử dụng


6

và đƣợc hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính (Lê Văn
Thơ, 2009) [6].
2.2.4. Các yếu tố cơ bản và Nội dung bản đồ địa chính
2.1.4.1. Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính
Một số yếu tố cơ bản và các yếu tố phụ khác có liên quan của bản đồ
địa chính mà chúng ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất.
Yếu tố điểm: Điểm chỉ một vị trí đƣợc đánh dấu ở thực địa bằng mốc.
Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trƣng của địa vật, chúng ta
cần chú ý quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng.
Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng hay những đƣờng cong. Đối với
đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối. Đối với

đƣờng gấp khúc và Các đƣờng cong cần quản lý toạ độ các điểm đặc trƣng
của nó và đƣa về dạng hình học cơ bản để có thể quản lý các yếu tố đặc trƣng.
Thửa đất: là một mảnh đất tồn tại ở thực địa đƣợc giới hạn bởi một
đƣờng bao khép kín, có diện tích xác định, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử
dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất.
Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có
đƣờng ranh giới phân chia khơng ổn định, có các khu đƣợc sử dụng vào các
mục đích khác nhau, mức tính thuế khác nhau. Loại thửa này gọi là thửa đất
phụ hay đơn vị tính thuế.
Lơ đất: Là vùng đất gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thƣờng lô đất
đƣợc giới hạn bởi các con đƣờng kênh mƣơng, sơng ngịi. Đất đai đƣợc chia
lơ theo điều kiện tƣơng đồng nhất định (độ cao, độ dốc, ...mục đích sử dụng).
Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất.
Khu đất và xứ đồng thƣờng có tên gọi riêng đƣợc đặt từ lâu.


7

Thơn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cƣ , cộng đồng ngƣời cùng
sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cƣ thƣờng có sự
kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp...
Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thơn, bản, tổ dân
phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện
chức năng quản lý nhà nƣớc một cách tồn diện trong phạm vi lãnh thổ của mình.
2.2.4.2. Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính.
Vì vậy, trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu của
công tác quản lý đất đai. Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố sau:
- Điểm khống chế tọa độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ
các điểm khống chế các cấp, lƣới tọa độ địa chính cấp 1, cấp 2 và các điểm
khống chế đo vẽ có chơn mốc ở thực địa để sử dụng lâu dài. Đây là yếu tố

dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0,1 mm trên bản đồ
- Địa giới hành chính các cấp: Cần thể hiện chính xác đƣờng địa giới
quốc gia, địa giới hành chính các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, các mốc địa giới hành
chính , các điểm ngoặt của đƣờng địa giới. Khi đƣờng địa giới cấp thấp trùng
với đƣờng địa giới cấp cao hơn thì ƣu tiên biểu thị đƣờng địa giới cấp cao
hơn. Các đƣờng địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang đƣợc lƣu thông
trong các cơ quan nhà nƣớc.
- Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa
chính. Ranh giới thửa đất đƣợc thể hiện trên bản đồ bằng đƣờng viền khép
kín dạng đƣờng gấp khúc hoặc đƣờng cong. Để xác định vị trí thủa đất cần
đo vẽ chính 8 xác các điểm đặc trƣng trên đƣờng ranh giới của nó nhƣ điểm
góc thửa điểm ngoặt, điểm cong của đƣờng biên. Đối với mỗi thửa đất, trên
bản đồ còn phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là số thửa, diện tích và phân loại
đất theo mục đích sử dụng.


8

- Loại đất: Tiến hành phân loại và thể hiện 5 loại đất chính là đất nơng
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất chƣa sử dụng. Trên bản
đồ địa chính cần phân loại đến từng thửa đất, từng loại đất chi tiết.
- Cơng trình xây đựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn
ở vùng đất thổ cƣ, đặc biệt là ở khu vực đơ thị thì trên từng thửa đất cịn
phải thể hiên chính xác ranh giới các cơng trình xây dựng cố định nhƣ nhà
ở, nhà ̣ làm vi ệc, . . .Các cơng trình đƣợc xây dựng theo mép tƣờng phía
ngồi. Trên vị trí cơng trình cịn biểu thị tính chất cơng trình nhƣ gạch nhà,
nhà bê tơng, nhà nhiều tầng.
- Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ cần thể hiện ranh giới các khu
dân cƣ, ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, của các tổ chức
xã hội, doanh trại quân đội, . . .

- Hệ thống giao thông: Cần thể hiện tất cả các loại đƣờng sắt, đƣờng
bộ, đƣờng trong làng, đƣờng ngoài đồng, đƣờng phố, ngõ phố, . . .Đo vẽ
chính xác vị trí tim đƣờng, mặt đƣờng, chỉ giới đƣờng, các cơng trình cấu
cống trên đƣờng và tính chất cong đƣờng. Giới hạn thể hiện hệ thông giao
thông là chân đƣờng, đƣờng có độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ
hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5 mm thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng.
- Mạng lưới thủy văn: Thể hiện hệ thống sơng ngịi, kênh mƣơng, ao hồ.
Đo vẽ theo mức nƣớc cao nhất hoặc mức nƣớc tại thời điểm đo vẽ. Độ rộng
lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thì
trên bản đồ vẽ một nét theo đƣờng tim của nó. Khi đo vẽ trong khu vực dân
cƣ thì phải vẽ chính xác các rãnh thốt nƣớc cơng cộng. Sơng ngịi, kênh
mƣơng cần phải ghi chú tên riêng và hƣớng nƣớc chảy.
- Địa vật quan trọng: Trên bản đồ cần thể hiện các địa vật có ý nghĩa
định hƣớng.


9

- Mốc giới quy hoạch: Thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch, chỉ giới
quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đƣờng điện cao
thế, bảo vệ đê điều.
- Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện dáng
đất bằng đƣờng đồng mức hoặc ghi chú độ cao. (Luật Đất đai 2013) [5].
2.2.5. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống
thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên tồn lãnh thổ phải là một hệ thống
thống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lƣới
toạ độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ƣu và hợp lý để thể hiện bản
đồ. Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ƣu tiên giảm nhỏ đến mức
có thể ảnh hƣởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ.

Thực tế hiện nay có hai lƣới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho
bản đồ địa chính Việt Nam đó là lƣới chiếu Gauss và UTM. Sơ đồ múi chiếu
và đặc điểm biến dạng của hai phép chiếu Gauss và UTM đƣợc thể hiện trên
hình sau:
2.2.5.1. Lưới chiếu Gauss – Kruger

Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger
Lƣới này đƣợc thiết lập theo các điều kiện sau:
* Thể elipxoid quả đất Kraxovski (1946) với:
- Bán trục lớn a=6378245m
- Bán trục nhỏ b=6356863.01877m


10

- Độ dẹt =1/298.3
* Hằng số lƣới chiếu k=1.000 tức là tỷ số chiều dài trên kinh tuyến giữa
không thay đổi (m=1)
* Bề mặt của elipxoid quả đất đƣợc chia ra các múi có kinh độ bằng
nhau: 60 múi mỗi múi 60 (hoặc 120 múi mỗi múi 30 ). Mỗi múi đƣợc ký hiệu
bằng chữ số Ả rập đến 60. Biến dạng lớn nhất ở vùng gần kinh tuyến biên của
hai múi chiếu và gần xích đạo.
2.2.5.2. Phép chiếu UTM

Hình 2.2: Phép chiếu UTM
Lợi thế cơ bản của lƣới chiếu UTM là biến dạng qua phép chiếu nhỏ và
tƣơng đối đồng nhất. Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục múi 60 là m0 = 0,9996,
trên hai kinh tuyến đối xứng nhau cách nhau khoảng 1,50 so với kinh tuyến
m=1, trên kinh tuyến biên của múi chiếu m>1. Ngày nay nhiều nƣớc phƣơng
Tây và trong vùng Đông Nam Á dùng múi chiếu UTM và Elipxoid WGS84.

Ngoài ƣu điểm cơ bản là biến dạng nhỏ, nếu dùng múi chiếu UTM sẽ thuận
11 lợi hơn trong công việc sử dụng một số công nghệ của phƣơng Tây và tiện
liên hệ toạ độ Nhà nƣớc Việt Nam với hệ toạ độ quốc tế.
Bản đồ địa chính của Việt Nam đƣợc thành lập trƣớc năm 2000 đều sử
dụng phép chiếu Gauss. Tháng 7 năm 2000 Tổng cục Địa chính đã cơng bố và
đƣa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ nhà nƣớc VN-2000.
Tham số chính của hệ VN-2000 gồm có:
- Bán trục lớn a=6378137,0m


11

- Độ dẹt =1/298,25723563
- Tốc độ quay quanh trục w=7292115,0x10-11rad/s
- Hằng số trọng trƣờng trái đất GM=3986005.108m 3 s.
Điểm gốc toạ độ quốc gia N00 đặt tại Viện Công Nghệ Địa chính,
đƣờng Hồng Quốc Việt, Hà Nội.
Để đảm bảo chắc chắn cho khu vực đo vẽ bản đồ địa chính cấp tỉnh
hoặc thành phố không cách xa kinh tuyến trục của múi chiếu quá 80km,
trong quy phạm quy định cụ thể kinh tuyến trục cho từng tỉnh riêng biệt.
Hiện nay cả nƣớc có 63 tỉnh và thành phố, có nhiều tỉnh nằm trên cùng một
kinh tuyến, vì vậy mỗi tỉnh đƣợc chỉ định chọn một trong 10 kinh tuyến trục
từ 1030 đến 1090. (Lê Văn Thơ,2009) [6].
2.2.6. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính
Hiện nay nƣớc ta đang sử dụng phƣơng pháp chia mảnh bản đồ địa
chính theo ơ vng tọa độ thẳng góc. Mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:10000
đƣợc xác định nhƣ sau:
Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ơ vng, mỗi ơ vng có kích
thƣớc thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tƣơng ứng với một mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:10000. Kích thƣớc khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa

chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tƣơng ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha)
ở thực địa.
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số
đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ
X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên
khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000: Chia mảnh bản đồ địa chính
tỷlệ1:10000 thành 04 ơ vng, mỗi ơ vng có kích thƣớc thực tếlà 3 x 3 km
tƣơng ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000. Kích thƣớc khung


12

trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tƣơng
ứng với diện tích là 900 ha ngồi thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính
tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ
số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong
tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000: Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:5000 thành 09 ơ vng, mỗi ơ vng có kích thƣớc thực tế 1 x 1 km tƣơng
ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Kích thƣớc khung trong tiêu
chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm, tƣơng ứng với
diện tích 100 ha ngồi thực địa. Các ô vuông đƣợc đánh số thứ tự bằng chữ số
Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới. Số
hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ
địa chính tỷ lệ1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ơ vng.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000: Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:2000 thành 04 ơ vng, mỗi ơ vng có kích thƣớc thực tế 0,5 x 0,5 km
tƣơng ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000. Kích thƣớc khung
trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tƣơng

ứng với diện tích 25 ha ngồi thực địa. Các ơ vng đƣợc đánh thứ tự bằng
chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới. Sốhiệu
mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ
lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.
- Bản đồ tỷ lệ 1:500: Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16
ơ vng, mỗi ơ vng có kích thƣớc thực tế 0,25 x 0,25 km tƣơng ứng với
một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500. Kích thƣớc khung trong tiêu chuẩn
của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tƣơng ứng với diện tích
6,25 ha ngồi thực địa.


13

Các ô vuông đƣợc đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới. Số hiệu mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch
nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.
- Bản đồ tỷ lệ 1:200: Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ơ
vng, mỗi ơ vng có kích thƣớc thực tế 0,10 x 0,10 km, tƣơng ứng với một
mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200. Kích thƣớc khung trong tiêu chuẩn của
mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tƣơng ứng với diện tích 1,00
ha ngồi thực địa.
Các ơ vng đƣợc đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100
theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới. Số hiệu mảnh bản
đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. (Thông tƣ số 25/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng quy định về
bản đồ địa chính) [2].
2.3. Các phƣơng pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay
2.3.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính
Hiện nay khi đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính ta có thể chọn một

trong các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp toàn đạc (đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa ).
- Phƣơng pháp ảnh hàng khơng.
- Biên tập, biên vẽ từ bản đồ có sẵn.
Q trình thành lập bản đồ địa chính thƣờng đƣợc thực hiện qua hai bƣớc.
Bƣớc 1: Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc ( bản đồ địa chính cơ sở )
Bƣớc 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị
hành chính cấp xã ( gọi tắt là bản đồ địa chính ). (Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng, 2014) [2].


14

2.3.2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc
Bản chất của phƣơng pháp là xác định vị trí tƣơng đối của các điểm chi
tiết địa vật so với điểm không chế đo vẽ và các điểm lƣới cấp cao hơn bằng
các máy tồn đạc thơng thƣờng hoặc máy tồn đạc điện tử.
Phƣơng pháp tồn đạc địi hỏi các điểm khống chế phải rải đều trên
toàn khu đo với mật độ điểm dày đặc. Tỷ lệ bản đồ càng lớn, địa vật che khuất
càng nhiều thì phải tăng số lƣợng điểm khống chế
Phƣơng pháp toàn đạc đƣợc ứng dụng để thành lập bản đồ địa chính ở
những khu vực khơng lớn có độ dốc dƣới 6 độ hoặc ở những nơi khơng có ảnh
máy bay thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:
5000; 1:2000; 1: 1000; 1:500.
Hiện nay với việc sử dụng các phần mềm đồ họa và quản lý bản đồ trên
máy tính thì việc chuyển các số liệu toàn đạc thành lập bản đồ khá thuận lợi.
Xác định ranh giới hành chính cấp xã
Xây dựng lƣới khống chế đo vẽ
Đo vẽ ở ngoại nghiệp
Biên tập BĐĐC, Tổ chức đăng ký Biên bản xác định ranh giới thửa đất

Kiểm tra nghiệm thu, thành lập bản đồ gốc
Hoàn thành bản đồ, nhân bộ
Lập sổ mục kê và các biểu tổng hợp diện tích
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình cơng nghệ đo vẽ bản đồ địa chính


15

2.4. Các phần mềm ứng dụng để xây dựng bản đồ địa chính
2.4.1. Phần mềm MicroStation, Mapping Office
Mapping office là một phần mềm mới nhất của tập đoàn Intergraph bao
gồm các phần mềm công cụ phục vụ cho việc xây dựng và duy trì tồn bộ các
đối tƣợng địa lý thuộc một trong hai dạng dữ liệu đồ họa và phi đồ họa sử
dụng trong hệ thống thông tin địa lý GIS và bản đồ chạy trên hệ điều hành
DOS/WINDOW.
Mapping office gồm 5 phần mềm ứng dụng đƣợc tích hợp trong một
môi trƣờng đồ họa thống nhất, phục vụ cho việc thu thập và duy trì dữ liệu,
các phần mềm thành phần đó là.
- MicroStation là mơi trƣờng đồ hoạ làm nền để chạy các modul phần
mềm ứng dụng khác nhƣ: GEOVEC, IRASB, IRASC, MSFC, MRFClean,
MRFFlag, FAMIS.... Các công cụ của MicroStation đƣợc sử dụng để số hoá
các đối tƣợng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình
bày bản đồ. MicroStation có một giao diện đồ hoạ bao gồm nhiều cửa sổ,
menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tƣợng đồ hoạ đầy đủ và
mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ hoạ nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho
ngƣời sử dụng.
- MGE sử dụng cho việc thu thập duy trì dữ liệu, tạo các bản đồ chuyên
đề, hỏi đáp, phân tích vùng và phân tích khơng gian. Cơ sở dữ liệu đƣợc xây
dựng trên nền ngôn ngữ hỏi đáp SQL. Mge-pc có thể chạy cùng một hệ quản
trị cơ sở dữ liệu phổ dụng khác nhƣ D – base, Foxpro, hoặc các hệ quản trị cơ

sở dữ liệu SQL thông dụng khác trên thị trƣờng (Hướng dẫn sử dụng phần mềm
Microstation và Mappingoffice để thành lập bản đồ địa chính, 2002) [11].

- I/rasc: Cung cấp đầy đủ các chức năng phục vụ cho việc hiển thị và
sử lý ảnh hàng không, ảnh viễn thám thông qua máy quét ảnh hoặc trực tiếp
nếu là ảnh số. I/rasc cho phép ngƣời sử dụng cùng một lúc có thể kết hợp điều


16

khiển và thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vector. Khả năng này rất tốt
khi ngƣời sử dụng tiến hành số hóa trên màn hình.
- I/rasb: Là hệ phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu raster (ảnh đen
trắng – Black and White Image).Các công cụ trong I/RasB sử dụng để làm
sạch các ảnh đƣợc quét vào từ các tài liệu cũ, cập nhật các bản vẽ cũ bằng các
thông tin mới, phục vụ cho phần mềm vector hóa bán tự động, I/Geovec.
Chuyển đổi dữ liệu dạng raster sang vector. I/RasB cũng cho phép
ngƣời sử dụng đồng thời thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vector
trong cùng một môi trƣờng.
- I/Geovec: là phần mềm chuyên thực hiện việc chuyển đổi bán tự động
dữ liệu raster (dạng Binary ) sang vecter sang các đối tƣợng. Với công nghệ
dƣợt đƣờng bán tự động cao cấp, I/geovec giảm đƣợc rất nhiều thời gian cho
quá trình xử lý chuyển đổi tài liệu cũ sang dạng số. I/geovec thiết kế với giao
diện ngƣới dùng rất thuận tiện (Hướng dẫn sử dụng phần mềm Microstation và
Mappingoffice để thành lập bản đồ địa chính, 2002) [11].

2.4.2. Phần mềm famis
2.4.2.1.Giới thiệu chung
“Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and
Cadastral Mapping Intergrated Software - FAMIS)” là một phần mềm nằm

trong Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ
lập bản đồ và hồ sơ địa chính.
FAMIS có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và
quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo
vẽ ngoại nghiệp cho đến hồn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở
dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành
một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất. Phần mềm tuân


17

theo các quy định của Luật Đất đai 2003 hiện hành, phiên bản mới nhất hiện
nay là FAMIS đƣợc phát hành trong năm 2011.
2.42.2. Các chức năng của phần mềm FAMIS
Các chức năng của phần mềm FAMIS đƣợc chia làm 2 nhóm lớn:
- Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất
- Các chức năng làm việc với bản đồ địa chính
2.4.2.3. Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất
a. Quản lý khu đo:
FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn vị hành chính có
thể đƣợc chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong 1 khu có thể lƣu trong 1
hoặc nhiều file dữ liệu. Ngƣời dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu
của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn.
b. Đọc và tính tốn tọa độ của số liệu trị đo:
Trị đo đƣợc lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ biến nhất ở Việt
Nam hiện nay:
- Từ các sổ đo điện tử (Electronic Field Book) của SOKKIA,
TOPCON,SOUTH.
- Từ Card nhớ
- Từ các số liệu đo thủ công đƣợc ghi trong sổ đo.

- Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM.
c. Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo:
FAMIS cung cấp hai phƣơng pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo.
- Phƣơng pháp 1: qua giao diện tƣơng tác đồ họa màn hình. Ngƣời dùng
chọn trực tiếp từng đối tƣợng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình.
- Phƣơng pháp 2: qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tƣơng
ứng với một bản ghi trong bảng này.


×