Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá là sản phẩm mà thiên
nhiên đã ưu đãi ban tặng cho con người. Đó cũng là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là tư liệu sản xuất đặc biệt, và là địa bàn hoạt động của
tất cả các ngành, các lĩnh vực và của con người.
Đất đai không gia tăng, tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
cùng với sự gia tăng dân số hiện nay đang gây sức ép lớn cho quỹ đất hiện có.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải có sự quản lý quỹ đất này một cách chặt chẽ, kết
hợp với sử dụng đất hợp lý và tiết kiệm. Hiện nay, bản đồ địa chính là một công
cụ hỗ trợ tối ưu nhất cho việc công tác quản lý nhà nước về đất đai. Bởi vì nó
còn chứa đựng những thông tin có tính kinh tế - xã hội, pháp lý cao. Bản đồ địa
chính cung cấp đầy đủ thông tin về vị trí, kích thước, hình dạng, diện tích … của
một thửa đất, và được sử dụng làm căn cứ pháp lý cho các lĩnh vực như: cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng …, đồng thời
còn có thể sử dụng trong quy hoạch sử dụng đất. Do đó, bản đồ địa chính ngày đòi
hỏi cần có độ chính xác cao để phục vụ công tác quản lý đất đai nhằm đem lại hiệu
quả kinh tế cao nhất.
Mặt khác do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự gia tăng dân số đó
là những nguyên nhân làm cho đất đai biến động với tốc độ nhanh. Vì vậy đòi
hỏi nhà nước ta cần phải xây dựng hệ thống thông tin đất đai hiện đại, chính xác,
thống nhất và cập nhật kịp thời quá trình biến động đất đai qua từng ngày.
Để đáp ứng yêu cầu trên, khoa học kỹ thuật đang được ứng dụng mạnh mẽ
vào công tác đo đạc đồ phải thực hiện theo phương pháp thủ công tốn nhiều thời
gian, công sức, gây sai số lớn thì ngày nay các phương tiện khoa học kỹ thuật
đang được ứng dụng ngày càng phổ biến giúp cho thời gian xây dựng bản đồ được
rút ngắn, độ chính xác ngày càng cao. Đó là việc sử dụng máy GPS, máy toàn đạc …
hỗ trợ cho công tác đo đạc ngoại nghiệp cho đến việc ứng dụng các phầm mềm đồ
họa phục vụ cho đo vẽ ngoại nghiệp và biên tập nội nghiệp.
Nhằm muốn tiếp thu những kiến thức thực tế và kinh nghiệm trong việc đo
đạc thành lập bản đồ địa chính. Được sự đồng ý của Khoa Tài nguyên đất và
Môi trường Nông nghiệp – Trường Đại học Nông lâm Huế và Sở Tài nguyên
Môi thành lập bản đồ địa chính. Nếu như trước đây, công tác đo đạc thành lập
1
bản trường tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng với sự hướng dẫn của giảng viên Trần
Thanh Đức, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng phần mềm Microstation
và Famis để thành lập bản đồ địa chính cho xã Hương Hữu, huyện Nam
Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục đích
- Nghiên cứu phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc
điện tử và tìm hiểu khả năng ứng dụng của các phần mềm chuyên ngành về quản
lý đất đai cho việc thành lập bản đồ.
- Sử dụng thành thạo một số phần mềm phục vụ cho công tác thành lập
bản đồ địa chính.
- Nghiên cứu quy trình kỹ thuật để xây dựng bản đồ địa chính có độ chính
xác cao nhờ sự hỗ trợ của máy toàn đạc điện tử và các phần mềm chuyên ngành.
- Cũng cố kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng trong đo đạc và sử dụng
phần mềm chuyên ngành về quản lý đất đai.
1.3. Yêu cầu
- Nắm vững kiến thức về trắc địa và quy trình thành lập bản đồ địa chính.
- Nắm được kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên ngành đặc biệt là phần
mềm Microstation, Famis cũng như các phần mềm có liên quan.
- Xây dựng được bản đồ địa chính chính xác và chi tiết cho khu vực
nghiên cứu.
2
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm trắc địa
Trắc địa là môn khoa học về trái đất có nhiệm vụ xác định hình dạng kích
thước của quả đất và thể hiện một phần bề mặt trái đất dưới dạng bản đồ, bình
đồ mặt cắt....[9, 3].
Tùy theo phạm vi và mục đích đo vẽ, trắc địa còn chia ra nhiều ngành hẹp:
- Trắc địa cao cấp: nghiên cứu hình dạng và kích thước quả đất, sự chuyển
động ngang và chuyển động đứng của lớp vỏ trái đất, xác định tọa độ và cao độ
của các điểm trắc địa cơ bản của mỗi quốc gia để làm cơ sở cho việc thành lập
bản đồ cho riêng mỗi nước.
- Trắc địa phổ thông: nghiên cứu việc đo vẽ bản đồ một khu vực nhỏ trên
mặt đất
- Trắc địa công trình: nghiên cứu việc xây dựng lưới trắc địa cở sở để phục
vụ thiết kế và thi công công trình, lập bình đồ tỷ lệ lớn và mặt cắt để phục vụ
công việc thiết kế.
- Trắc địa ảnh: nghiên cứu các phương pháp chụp ảnh và khai thác các ảnh
chuyên để thành lập bản đồ địa hình.
- Bản đồ học: nghiên cứu việc thành lập các loại bản đồ chuyên đề [9, 3].
2.1.2. Nhiệm vụ, vai trò của trắc địa
2.1.2.1. Nhiệm vụ của trắc địa
- Tiến hành đo đạc các yếu tố cần thiết như: góc, chiều dài, độ cao giữa các
điểm trên mặt đất
- Tính toán xử lý số liệu đo đạc
- Thể hiện chúng lên bản đồ, bình đồ, mặt cắt…
- Sử dụng các kết quả đo đạc, các tài liệu bình đồ, bản đồ, mặt cắt để trực
tiếp giải quyết và tham gia giải quyết nhiều bài toán ứng dụng trong quá trình
khảo sát, quy hoạch thiết kế xây dựng và sử dụng mọi công trình kinh tế, quân
sự. Khi thiết kế, quy hoạch và xây dựng công trình, trước hết cần có các tư liệu
về mặt bằng khu vực, đây là cơ sở không thể thiếu được đối với các nhà quy
3
hoạch, kiến trúc và xây dựng. Sau đó các công trình thiết kế trên bản vẽ sẽ được
chuyển ra thực địa bằng những phương pháp và máy móc Trắc địa [3, 1].
2.1.2.2. Vai trò của trắc địa
Trắc địa là một ngành khoa học thuộc các khoa học trái đất, đối tượng
nghiên cứu của nó là các yếu tố hình học của toàn trái đất với trọng tâm là phần
bề mặt, phương pháp nghiên cứu là đo đạc các tham số hình học và vật lý toàn
bộ hoặc từng phần của trái đất đã thể hiện thành mô hình trái đất thực, mục đích
nghiên cứu của nó giúp cho con người nhận thức các thông tin về phần lãnh thổ
mình đang quan tâm, tạo công cụ để quản lý, tạo phương tiện để theo dõi biến
động, tạo luận cứ để bảo vệ và lập quy hoạch sử dụng đất.
Trong nguyên tắc quản lý đất đai, nhờ có tài liệu về bản đồ, bình đồ mà
chúng ta nắm được quỹ đất vốn có của một quốc gia của một vùng một tỉnh, một
huyện, một xã , một khu vực nhỏ như một cánh đồng một khu vực công nghiệp.
Hiện nay, trắc địa được ứng dụng quan trọng trong ngành Tài nguyên Môi
trường nhằm phục vụ hiện đại hóa hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai [3, 1].
2.1.3. Khái niệm bản đồ địa chính, bản đồ địa chính dạng số
2.1.3.1. Khái niệm bản đồ địa chính
Là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng
không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý
có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực
hiện, ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
Bản đồ địa chính được thành lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã, là tài
liệu quan trọng của Hồ sơ địa chính; trên bản đồ thể hiện vị trí, hình thể, diện
tích, số thửa và loại đất của từng thửa theo từng chủ hoặc đồng chủ sử dụng; đáp
ứng được yêu cầu quản lý đất đai của Nhà nước ở tất cả các cấp xã, huyện, tỉnh
và Trung Ương [4, 179].
Theo điều 19 khoản 1 của luật đất đai 2003 [2]: “Bản đồ địa chính là thành
phần của hồ sơ địa chính phục vụ thống nhất quản lý nhà nước về mặt đất đai”.
2.1.3.2. Bản đồ địa chính dạng số
Bản đồ địa chính được số hóa từ các bản đồ địa chính đã có hoặc được đo
vẽ, thành lập bằng phần mềm tích hợp Famis, bằng các phần mềm chuyên dụng
khác tuân theo quy định về chuẩn cơ sở dữ liệu được gọi chung là bản đồ địa
chính dạng số.
4
Cơ sở dữ liệu Bản đồ địa chính dạng số phải được lưu trữ theo mô hình dữ
liệu không gian (spatial data model), trong đó các đối tượng không gian tùy
thuộc các độ lớn của chúng trong không gian cũng như yêu cầu tỷ lệ thể hiện mà
được biểu thị bằng điểm, đường thẳng, đường nhiều cạnh, hoặc là vùng khép
kín. Các tệp tin (file) bản đồ phải ở dạng “mở’’, nghĩa là phải cho phép chỉnh
sửa cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng để sử
dụng trong các phần mềm bản đồ thông dụng khác phục vụ những mục đích
khác nhau và làm nền cơ sở cho các loại hệ thống thông tin địa lý (GIS) [10].
2.1.4. Trình tự các bước công việc khi đo vẽ thành lập bản đồ địa chính
2.1.4.1. Nội dung của bản đồ địa chính:
- Phải thể hiện đầy đủ các yếu tố địa chính để làm cơ sở:
+ Lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Thống kê diện tích đất đai.
+ Quy hoạch sử dụng đất.
+ Xác định ranh giới các cấp [4, 187].
2.1.4.2. Các bước công việc khi đo vẽ thành lập bản đồ địa chính:
- Xác định khu vực thành lập bản đồ.
- Thành lập lưới khống chế đo vẽ hoặc lưới khống chế ảnh.
- Xác định địa giới hành chính các cấp theo hồ sơ địa giới hành chính, đối
chiếu thực địa và lập biên bản xác định địa giới hành chính cấp xã.
- Xác định nội dung đo vẽ hoặc điều chỉnh ảnh, ranh giới sử dụng đất, loại
đất và chủ sử dụng.
- Thành lập lưới trạm đo hoặc tăng dày đo vẽ ảnh, đo vẽ chi tiết, nội dung
bản đồ, vẽ bản đồ, vẽ các bản trích đo, đánh số thửa, tính diện tích, kiểm tra diện
tích theo mảnh bản đồ.
- Kiểm tra sửa chữa và hoàn chỉnh bản đồ địa chính gốc.
- Hoàn chỉnh các tài liệu, kiểm tra nghiệm thu các bản đồ địa chính gốc.
- Biên tập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, kiểm tra diện
tích theo bản đồ địa chính.
- Lập bảng thống kê theo hiện trạng gồm diện tích, loại đất, chủ sử dụng
của từng thửa đất, giao nhận diện tích theo hiện trạng cho chủ sử dụng hoặc
đồng chủ sử dụng.
5
- Lập bảng tổng hợp số thửa, chủ sử dụng diện tích của từng mảnh bản đồ
theo đơn vị hành chính.
- Lập bảng thống kê diện tích đất nói chung và thống kê diện tích đất nông
nghiệp nói riêng theo mẫu, xác nhận diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính.
- Hoàn chỉnh các tài liệu, các thủ tục pháp lý, kiểm tra nghiệm thu.
- Đóng gói chuyển tài liệu sang khâu đăng ký, xét cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và thống kê đất đai.
- Hoàn chỉnh bản đồ địa chính theo kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, nhân bản để lưu trữ, giao nộp, bảo quản và khai thác [3, 88].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Cơ sở khoa học và xây dựng lưới khống chế
2.2.1.1. Khái niệm lưới khống chế
Lưới khống chế trắc địa là: tập hợp những điểm đã được cố định ở ngoài
thực địa có tọa độ và độ cao (x, y, H) được xác định một cách chính xác làm cơ
sở cho việc nghiên cứu khoa học, đo vẽ bản đồ, khảo sát xây dựng công trình...
Nếu các điểm trong lưới chỉ có độ cao (H), thì gọi là lưới khống chế độ cao.
Các điểm của lưới khống chế trắc địa được cố định chắc chắc ở ngoài thực
địa gọi là mốc trắc địa [9, 80].
Lưới khống chế mặt bằng là:
- Trong trắc địa việc đo vẽ bình đồ hay bản đồ tiến hành theo nguyên tắc từ
toàn bộ đến cục bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp. Trên cơ sở để
xây dựng cấp lưới và cấp cuối cùng phải đủ độ chính xác để đo vẽ chi tiết địa
hình. Do đó việc xây dựng lưới khống chế mặt bằng cũng tiến hành theo những
nguyên tắc cơ bản đó.
- Lưới khống chế mặt bằng được chia ra làm: lưới khống chế nhà nước,
lưới khống chế khu vực, lưới khống chế đo vẽ [9, 80-81].
2.2.1.2. Cơ sở khoa học
2.2.1.3. Nguyên tắc xây dựng lưới và phân hạng lưới
*Nguyên tắc xây dựng lưới khống chế mặt bằng:
- Lưới khống chế mặt bằng được thành lập theo phương pháp tam giác (chỉ
đo góc, chỉ đo cạnh, hoặc vừa đo góc vừa đo cạnh), phương pháp đường chuyền,
phương pháp giao hội, và tổ hợp của các phương pháp ấy,...
6
- Tùy theo quy mô, độ chính xác lập lưới, người ta chia lưới khống chế mặt
bằng ra thành 3 loại dưới đây.
- Trong đó lưới chính xác thấp được phát triển từ những lưới chính xác cao
hơn [9, 81].
*Phân hạng lưới khống chế mặt bằng:
- Lưới khống chế mặt bằng nhà nước:
+ Là các điểm tam giác được chia thành 4 cấp (hạng): I, II, III, IV rãi đều
trên toàn bộ lãnh thổ.
+ Lưới tam giác đo góc hạng I được thành lập ở dạng khâu dọc theo kinh
tuyến và vĩ tuyến, tạo thành dạng tam giác đo góc có chu vi khoảng 8001000km.
+ Lưới tam giác đo góc hạng II được phát triển từ lưới hạng I, phía trong
của lưới ở gần giữa, người ta đo ít nhất một cạnh đáy.
+ Trên cơ sở lưới hạng I và hạng II, tiếp tục phát triển xuống lưới hạng III
và hạng IV. Trong trường hợp đặc biệt thì có thể thay lưới tam giác đo góc bằng
đường đo đa giác ở cùng cấp [9, 81].
- Lưới khống chế mặt bằng khu vực:
+ Gồm 2 loại là lưới tam giác và lưới đa giác được phát triển từ các điểm
lưới khống chế mặt bằng nhà nước.
+ Lưới tam giác trong lưới khống chế mặt bằng khu vực gọi là lưới giải
tích có 2 cấp gọi là giải tích 1 và giải tích 2.
+ Lưới đa giác trong lưới khống chế mặt bằng khu vực gọi là lưới đường
chuyền cũng có 2 cấp hạng là lưới đường chuyền hạng 1 và lưới đường chuyền
hạng 2 [9, 82].
- Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ
+ Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/5000 : 500, ngoài những điểm khống chế mặt
bằng nhà nước và lưới khống chế mặt bằng khu vực còn phải tăng thêm lưới
khống chế mặt bằng đo vẽ hay còn gọi là lưới đo vẽ. Lưới đo vẽ gồm 2 loại lưới
tam giác nhỏ và các điểm đường chuyền kinh vĩ.
+ Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ làm cơ sở để đo vẽ trực tiếp các điểm
chi tiết (điểm chi tiết địa hình và điểm chi tiết địa vật) và cũng là cơ sở để
chuyển các điểm thiết kế ra ngoài thực địa.
7
+ Lưới này thường được xây dựng ở dạng đường chuyền kinh vĩ hở,
đường chuyền kinh vĩ khép kín, hoặc đường chuyền điểm nút [9, 82].
3.2.1.4. Các vấn đề về sai số
- Nguyên nhân gây ra sai số:
+ Do dụng cụ và máy móc đo: nguyên nhân này chủ yếu là do bản thân
dụng cụ đo kém chính xác. Ví dụ như thước thép có chiều dài danh nghĩa là
20m, nhưng khi so sánh với thước mẫu thước chỉ dài 19,99m. Như vậy nếu
không kiểm nghiệm thước thì cứ mỗi lần đo thì phạm phải sai số là – 1cm.
+ Do người đo: nguyên nhân này chủ yếu do giác quan người đo gây ra.
+ Do môi trường: là do thời tiết và địa hình vùng đo làm ảnh hưởng đến
độ chính xác của kết quả đo.
- Có 3 loại sai số:
+ Sai số thô
+ Sai số hệ thống
+ Sai số ngẫu nhiên [9, 23-24].
2.2.2. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
* Đặc điểm lưới toạ độ, độ cao Nhà nước:
Lưới khống chế Nhà nước là lưới khống chế cơ bản thống nhất trong toàn
quốc phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và thành lập bản đồ, được xây
dựng theo phương pháp lưới tam giác trước đây (nay là công nghệ định vị toàn
cầu GPS).
Mạng lưới tọa độ Nhà nước bao gồm 4 cấp hạng: hạng I, II., III và IV. Lưới
hạng I và hạng II đã được xây dựng phủ trùm trên lãnh thổ cả nước. Các điểm
tọa độ Nhà nước hạng I, II, III và IV là cơ sở để phát triển các mạng lưới địa
chính cấp I, II phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính .
Độ chính xác của các cấp lưới giảm dần từ cao xuống thấp, trong đó lưới
cấp cao hơn làm cơ sở cho phát triển các cấp thấp hơn [4, 182].
* Tỷ lệ bản đồ địa chính:
Hệ thống bản đồ địa chính nước ta phân thành các bản có tỷ lệ như sau:
1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000, 1:25000.
8
Việc chọn tỉ lệ đo vẽ bản đồ: phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của công
tác quản lý đất đai, giá trị kinh tế sử dụng đất, mức độ khó khăn ở từng khu vực,
mật độ thửa trung bình trên 1 ha, tính chất quy hoạch của từng khu vực trong
đơn vị hành chính để lựa chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ cho phù hợp. Không nhất thiết
trong mỗi đơn vị hành chính cấp xã phải thành lập bản đồ địa chính ở cùng một
tỉ lệ nhưng phải xác định tỉ lệ cơ bản cho đo vẽ bản đồ địa chính ở mỗi đơn vị
hành chính cấp xã [4, 184].
* Hệ tọa độ, phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính:
Để đảm bảo tính thống nhất, tính chính xác của bản đồ địa chính và giảm
nhỏ ảnh hưởng của pháp chiếu đến yếu tố cần quản lý đối với đất đai, cơ sở toán
học của bản đồ địa chính cần được lựa chọn đảm bảo các yêu cầu sau.
- Lưới tọa độ địa chính và bản đồ địa chính được tính toán thành lập theo
hệ tọa độ, độ cao nhà nước.
- Khi độ cao khu đo lớn 50m, sử dụng mức độ cao trung bình khu đo thay
cho mặt nước biển trung bình để tính chuyển kết quả đo.
- Sử dụng phép chiếu hình và hệ tọa độ vuông góc phẳng Gauss – Kruger,
múi chiếu 30 hoặc 1,50 với kinh tuyến trục địa phương được chọn phù hợp cho
tỉnh hoặc thành phố [4, 185].
2.2.2.1. Phép chiếu và hệ tọa độ đang sử dụng ở Việt Nam
- Phép chiếu đang sử dụng ở Việt Nam: Để chuyển trái đất lên mặt phẳng
cần phải thực hiện phép chiếu.
+ Phép chiếu Gauss là phép chiếu hình trụ, nằm ngang, đồng góc, tiếp xúc
hệ số k = 1. Không thay đổi cho múi chiếu 60 và múi chiếu 30.
+ Phép chiếu UTM là phép chiếu hình trụ, nằm ngang, đồng góc, cắt có hệ
số k=0,9996 cho múi chiếu 60 và k=0,9999 cho múi chiếu 30 [1], [6], [11].
- Hệ tọa độ đang được sử dụng ở Việt Nam:
+ Hệ tọa độ Non – Earth: đây là hệ tọa độ phẳng không liên quan đến
phép chiếu. Trong phạm vi diện tích không lớn, lúc đó bề mặt Geoid được coi là
mặt phẳng. Trong phần mềm Autocad sử dụng hệ tọa độ này và trong phần mềm
Mapinfo cũng có hệ tọa độ này.
+ Hệ tọa độ Pulkovo 1942: Hệ tọa độ này sử dụng phép chiếu Gauss, kích
thước Elipsoid có tên là Kraxopski với bán trục lớn là a=6378.245m;b=
6356.8630m; f= 1/298,300.
9
+ Hệ tọa độ HN – 72: Hệ tọa độ này sử dụng phép chiếu Gauss, kích
thước Elipsoid có tên là Kraxopski với bán trục lớn là a= 6378.245m; b=
6356.8630m; f= 1/298,300. Nhưng tham số định vị của Elipsoid khác với Hệ tọa
độ Pulkovo 1942.
+ Hệ tọa độ WGS – 84: Hệ tọa độ này sử dụng phép chiếu UTM, với múi
chiếu 60 có hệ số k= 0,9996. Kích thước Elipsoid WGS – 84 có bán trục lớn a=
6378.137; b= 6356.752; f= 1/ 298,257223563.
+ Hệ tọa độ VN – 2000: Hệ tọa độ sử dụng phép chiếu UTM, với múi
chiếu 60 có hệ số k= 0,9996, múi chiếu 30 có hệ số k= 0,9999. Kích thước
Elipsoid là kích thước Elipsoid WGS – 84 có bán kích trục a= 6378.137; b=
6356.752; f= 1/ 298,257223563 [9], [4].
2.2.2.2. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000
Dựa vào lưới (km) của hệ tọa độ vuông góc theo kinh tuyến trục quy định
cho từng tỉnh chia thành các ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương
ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 60 x
60 cm tương ứng với diện tích 900 ha.
Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5000 gồm 6 chữ số, 3 số đầu là số chẵn (km)
tọa độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn (km) tọa độ Y của điểm góc trái trên mảnh
bản đồ. Số chẵn (km) tọa độ X, Y chọn làm số hiệu mảnh bản đồ 1: 5000 phải là
bội số của 3.
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước
thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000. Kích thước hữu
ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 100 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ
1:2000 bao gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích
thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Kích
thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 25 ha.
Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc
10
từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm
số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông .
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích
thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500. Kích
thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước
thực tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200. Kích thước
hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1,00 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông [4, 200-202].
2.2.3. Giới thiệu về phần mềm sử dụng trong thành lập bản đồ địa chính
2.2.3.1 Phần mềm Microstation
Microstation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) được sản xuất và phân
phối bởi Bentley Sytems. Microstation có môi trường đồ họa rất mạnh cho phép
xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ.
Microstation còn được sử dụng để là nền cho các ứng dụng khác như:
Famis, Geovec, Irasb, MSFC, Mrfclean, Mrfclean và eTools, eMap (tập hợp các
giải pháp xử lý bản đồ địa hình, địa chính của công ty [eK]) chạy trên đó.
Microstation còn cung cấp cung cụ nhập, xuất dữ liệu đồ họa từ phần mềm
khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg).
Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên
nền ảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ [12].
Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng đường, tuyến (Linear Element Tools)
11
Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng điểm (Point Tools)
Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng vùng(Polygons Tools)
Thanh công cụ vẽ đường tròn, ellipsess
Thanh công cụ vẽ và sữa các đối tượng dạng chữ
Thanh công cụ vẽ các ký hiệu dạng cell
Thanh công cụ trãi ký hiệu cho các đối tượng dạng vùng
Thanh công cụ dùng để copy, dịch chuyển, tăng tỷ lệ hoặc quay đối tượng
Thanh công cụ sửa chữa đối tượng đường
Thanh công cụ dùng để thay đổi thuộc tính của đối tượng
12
Thanh công cụ dùng để liên kết các đối tượng riêng lẻ thành 1 đối tượng
Thanh công cụ tính toán các giá trị về khoảng cách, độ lớn góc, diện tích
của đối tượng
Công cụ chọn đối tượng
Công cụ xóa đối tượng
Nhập lệnh từ bàn phím ( Key in: Delete) [12].
2.2.3.2 Phần mềm Famis
Famis (Field Work and Mapping Intergrated Software) là phần mềm tích
hợp đo vẽ và lập bản đồ địa chính. Đây là một phần mềm nằm trong hệ thống
phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ
địa chính. Phần mềm Famis có khả năng xử lý số liệu ngoại nghiệp, xây dựng,
xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhận công việc từ sau đo
vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Liên kết
với bên cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để dùng một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ
sơ địa chính thống nhất [11].
Các chức năng của phần mềm Famis
* Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo
- Quản lý khu đo: Famis quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn vẽ
hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong 1 khu có thể
lưu trong 1 hoặc nhiều file dữ liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file
dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn.
- Thu nhận số liệu trị đo: Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu
phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay :
+ Từ các sổ đo điện tử (Electronic Field Book) của SOKKIA, TOPCON.
13
+ Từ Card nhớ
+ Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo.
+ Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM.
- Xử lý hướng đối tượng: Phần mềm cho phép người dùng bật/tắt hiển thị
các thông tin cần thiết của trị đo lên màn hình. Xây dựng bộ mã chuẩn. Bộ mã
chuẩn bao gồm hai loại mã: Mã định nghĩa đối tượng và mã điều khiển. Phần
mềm có khả năng tự động tạo bản đồ từ trị đo qua quá trình xử lý mã.
- Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo. Famis cung cấp hai
phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo:
+ Phương pháp 1: qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Người dùng
chọn trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình
+ Phương pháp 2: qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tương
ứng với một bản ghi trong bảng này.
- Công cụ tính toán:
Famis cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính toán : giao hội , vẽ
theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng hướng, cắt cạnh thửa .v.v. Các công cụ
thực hiện đơn giản cho kết quả chính xác. Các công cụ tính toán rất phù hợp với
các thao tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt Nam.
- Xuất số liệu: Các số liệu này có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác
nhau để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR, AUTOCAD,
….
- Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra
qua: tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vẽ trị các điểm đo.
Famis cung cấp công cụ để người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ
cần sửa chữa và các thao tác chỉnh sửa trên các lớp thông tin này.
* Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính.
- Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ cơ sở dữ liệu trị đo. Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa thẳng
vào bản đồ địa chính.
Từ các hệ thống GIS khác. Famis giao tiếp với các hệ thống GIS khác qua
các file dữ liệu. Famis nhập những file sau:
14
+ ARC của phần mềm ARC/INFO (ESRI–USA) , MIF của phần mềm
MAPINFO + (MAPINFO–USA). DXF, DWG của phần mềm AutoCAD
(AutoDesk–USA), DGN của phần mềm GIS OFFICE (INTERGRAPH–USA).
Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số: Famis giao tiếp trực tiếp với một số
công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Tổng cục Địa chính
như : ảnh số (IMAGE STATION), ảnh đơn (IRASC , MGE-PC), vectơ hóa bản
đồ (GEOVEC MGE-PC)
- Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn
Famis cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc
phân lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo quy phạm của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
- Tạo vùng, tự động tính diện tích. Tự động sửa lỗi
Tự động phát hiện các lỗi còn
c lại và cho phép người dùng tự sửa. Chức
năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi
bất kỳ. Cấu trúc file dữ liệu tuân theo theo đúng mô hh ình topology cho bản đồ số
vectơ.
- Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ
Các chức năng này thực hiện dựa trên các thanh công cụ sẵn có của
Microstation nên rất dễ dùng, đơn giãn mà hiệu quả.
- Đăng ký sơ bộ
Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác quy chủ tạm thời. Gán, hiển thị,
sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa.
- Thao tác trên bản đồ địa chính
Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản đồ gốc. Tự động vẽ
khung bản đồ địa chính. Đánh số thửa tự động.
- Tạo hồ sơ thửa đất
Famis cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng vẽ thửa đất bao gồm : Hồ sơ
kỹ thuật thửa đất, Trích lục, Giấy chứng nhận. Dữ liệu thuộc tính của thửa có thể
lấy trực tiếp qua quá tŕnh qui chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy trong cơ sở dữ
liệu Hồ sơ Địa chính.
- Xử lý bản đồ
Famis cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụng nhất trên bản đồ.
15
+ Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống toạ độ này sang hệ thống tọa độ khác
theo các phương pháp nắn affine, porjective.
+ Tạo bản đồ chủ để từ trường dữ liệu. Xây dựng các bản đồ theo phân
bậc số liệu. Kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng
biểu diễn (tô màu) của Microstation, chức năng này cung cấp cho người dùng
một công cụ rất hiệu quả làm việc với các loại bản đồ chuyên đề khác nhau.
+ Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu. Các số liệu thuộc tính gán với các đối
tượng bản đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồ họa. Đây là một chức năng
thuận tiện cho trình bày và phân tích bản đồ.
- Liên kết với cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính. Nhóm chức năng thực hiện
việc giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu và Hệ quản trị Hồ sơ Địa chính. Các
chức năng này đảm bảo cho 2 phần mềm Famis và CADDB tạo thành một hệ
thống thống nhất. Chức năng cho phép trao đổi dữ liệu hai chiều giữa 2 cơ sở dữ
liệu cơ sở dữ liệu Bản đồ Địa chính và cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính , giữa 2 hệ
thống phần mềm Famis và CADDB [11].
2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan
2.3.1. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin để thành lập bản đồ địa
chính tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Toàn tỉnh có 1 thành phố, 2 thị xã, và 6 huyện:
Danh sách các đơn vị hành chính của tỉnh: Thành phố Huế, thị xã Hương
Thủy, thị xã Hương Trà, huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, huyện Nam
Đông, huyện A Lưới, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc.
Hầu như các đơn vị hành chính của thành phố, thị xã, huyện đều có bản đồ
địa chính. Chỉ có huyện Nam Đông có 4 xã năm 2013 này đang tiến hành công
việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính và tiến hành cấp giấy đồng loạt.
Về việc ứng dụng phần mềm để thành lập bản đồ thì hầu như các thị xã, và
các huyện đều ứng dụng phần mềm Microstation và Famis để thành lập bản đồ
địa chính. Nhưng khi giao File bản đồ để quản lý thì tùy mỗi nơi sử dụng phần
mềm nào để quản lý có thể xuất qua phần mềm Autocad, Mapinfo. Ví dụ như:
đa phần ở các đơn vị hành chính của Thị xã Hương Thủy dùng phần mềm
Autocad để quản lý.
16
2.3.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin để thành lập bản đồ địa
chính tại huyện Nam Đông
Toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn:
Danh sách các đơn vị hành chính: Thị Trấn Khe Tre, xã Hương Giang, xã
Hương Hòa, xã Hương Hữu, xã Hương Lộc, xã Hương Phú, xã Hương Sơn,
xã Thượng Lộ, xã Thượng Quảng, xã Thượng Nhật và Thượng Long.
Trong cuối năm 2013 này thì các đơn vị hành chính của của Huyện đều có
bản đồ địa chính dạng số được thành lập đo vẽ bằng phương pháp ứng dụng
phần mềm Microstation và Famis để thành lập. Có thể nói việc thành lập bản đồ
địa chính rất rộng rãi, vì vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải sử dụng thành thạo về
các chuyên ngành quản lý đất đai.
17
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phần mềm Microstation và phần mềm Famis để thành lập bản đồ địa
chính cho xã Hương Hữu, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đất đai của xã Hương Hữu, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ 01/07/2013 đến 03/11/2013.
- Về không gian: Xây dựng bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu là tại
xã Hương Hữu, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Một số đặc điểm của xã Hương Hữu, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
- Thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis cho
khu vực nghiên cứu.
- Nhận xét kết quả đạt được và đánh giá ưu, nhược điểm của việc sử dụng
phần mềm Microstation và Famis trong việc thành lập bản đồ địa chính.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: là việc thu thập các số liệu về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, thu thập số liệu đo đạc phục vụ cho việc
thành lập bản đồ.
- Phương pháp điều tra khảo sát ngoại nghiệp, đo vẽ thực địa bằng máy
toàn đạc điện tử GTS – 230N: đây là quá trình khảo sát thực địa để xác định các
điểm khống chế cấp cao, lập kế hoạch đo đạc, và tiến hành đo đạc trên thực địa
theo phương án.
- Phương pháp sử dụng các phần mềm chuyên ngành: là việc sử dụng phần
mềm Microstation, Famis… để phục vụ cho thành lập lưới và thành lập bản đồ.
- Phương pháp xây dựng phương án: để quá trình nghiên cứu mang lại hiệu
quả cao nhất ta cần xác định các phương án. Phương án đề ra bao gồm:
+ Tiến hành đo vẽ ngoại nghiệp khi thời tiết thuận lợi.
+ Xử lý nội nghiệp khi thời tiết không thuận lợi.
18
- Phương pháp chuyên gia: Thảo luận, hỏi ý kiến giáo viên hướng dẫn, các
chuyên viên và các cán bộ chuyên môn.
- Phương pháp bình sai, sử lý số liệu đã đo đạc được ở thực tế.
19
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hương Hữu là một xã miền núi nằm về phía Nam của huyện Nam Đông
cách trung tâm thị trấn Khe Tre 10km.
Địa giới hành chính xã được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Hương Sơn, huyện Nam Đông
- Phía Nam giáp xã Thượng Nhật
- Phía Đông giáp xã Hương Giang
- Phía Tây giáp xã Thượng Long, Thượng Quảng [8]
Bản đồ vị trí địa lý của xã Hương Hữu, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên
Huế. (Xem phụ lục 1)
4.1.1.2. Địa hình
Xã Hương Hữu kéo dài theo hướng Bắc – Nam, xã có tỉnh lộ 14B nối liền
với các xã trong huyện. Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi phân bố ở phía Nam
và phía Đông, độ cao trung bình là 250m so với mực nước biển, nơi cao nhất là
khu vực núi núi Cha Nghe cao 489m, còn lại là những đồi núi thấp. Dựa vào đặc
điểm địa hình của xã được chia làm hai bộ phận chính đó là:
- Vùng đất thấp chạy theo khe Vồn và khe C9.
- Vùng núi thấp nhất và trung bình nhất chiếm diện tích nhỏ, được phân bố
từ Tây, Bắc đến Đông.
Ngoài ra, độ dốc cũng được đánh giá là yếu tố quan trọng trong tiềm năng
tự nhiên lãnh thổ, nó ảnh hưởng đến quá trình xói mòn và kỹ thuật canh tác [9].
* Ở xã này do đặc trưng là vùng miền núi địa hình khá phức tạp không
được bằng phẳng mặt khác cây cối rập rạm và diện tích đất từng hộ gia đình thì
rộng nên cũng khó khăn trong việc thành lập lưới với công tác đo chi tiết.
20
4.1.1.3. Khí hậu
Là xã nằm trong khu vực miền Trung phía Bắc Hải Vân nên khí hậu của xã
nói riêng và toàn huyện nói chung thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có thời
tiết tương đối khắc nghiệt, khí hậu trong năm được phân thành 2 mùa rõ rệt đó
là: Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2
năm sau.
Nhiệt độ: Về mùa khô chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, về
mùa lạnh do ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh.
- Nhiệt độ trung bình trong năm 24,60C
- Nhiệt độ cao nhất trong năm 400C
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm 160C
Nhìn chung khí hậu ở xã Hương Hữu có nền nhiệt độ tương đối cao và khá
ổn định, nhiệt độ trung bình 24,6 0C do đó rất phù hợp cho sản xuất nông – lâm
nghiệp và nuôi trồng. [8]
* Do tính chất khí hậu như vậy nên công việc đo ngoại nghiệp được tiến
hành tháng 6 để tránh thời tiết không thuận lợi trời mưa. Tuy nhiên do đặc điểm
là vùng núi nên cũng thường xảy ra những đợt mưa giông vào buổi sáng và buổi
chiều cũng gây khó khăn rất nhiều cho công tác đo đạc ngoại nghiệp.
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2012 bao gồm các thành phần:
Hình 4.1. Cơ cấu các ngành kinh tế của xã Hương Hữu năm 2012 [8]
21
Thu nhập bình quân ước đạt: 11-12 triệu đồng /người/năm
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012: 120 hộ/572 hộ chiếm 20,97%.
Qua đó cho thấy nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhất định vì chủ yếu
dân ở đây là sản xuất nông nghiệp và trồng cây lâu năm: rau màu, cao su…
4.1.2.2. Dân số
Theo số liệu năm 2012 thì toàn xã có tổng số 2706 nhân khẩu, 572 hộ.
Trong đó có 1658 lao động trong độ tuổi. Cơ cấu lao động trong xã như sau:
Hình 4.2. Cơ cấu lao động theo ngành nghề của xã Hương Hữu năm 2012 [8]
Qua đó cho thấy xã Hương Hữu có nguồn lao động khá dồi dào, nhưng chủ
yếu là theo ngành nông nghiệp nên nền kinh tế chưa được phát triển.
4.1.2.3 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của xã được quan tâm đầu tư mạnh. Hệ thống đường giao
thông của xã có 26,85km (trục đường xã, liên xã, đường trục thôn, xóm, đường
ngõ và đường trục chính nội đồng). Có 13km đường giao thông đã cứng hoá và
nhựa hoá theo kỹ thuật của bộ giao thông vận tải, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đi lại của các phương tiện.
Các công trình hạ tầng khác như trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn
hóa ... cũng được chú trọng đầu tư xây dựng. [7]
*Tuy địa hình khó khăn trong việc đo đạc nhưng về các con đường nối các
thôn xóm nhiều và sự phát nên cũng đã giảm thiểu bớt những khó khăn trong
công tác đo đạc.
22
4.1.3. Tình hình phân bố và sử dụng đất
Theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất năm 2012 của xã Hương Hữu là
1.002,18 ha. Cơ cấu phân bố đất đai thể hiện như sau:
Hình 4.3. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Hương Hữu năm 2012 [7]
23
TT
1
1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.1.4
1.2
1.2.1
1.1.2
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
3
3.1
3.2
Bảng 4.1. Diện tích đất của xã Hương Hữu năm 2012
Mã loại
Diện tích
Mục đích sử dụng đất
đất
(ha)
Tổng diện tích tự nhiên
1.002,18
Đất nông nghiệp
NNP
802,18
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
330,28
Đất trồng cây hàng năm
CHN
87,62
Đất trồng lúa nước
LUA
64,00
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
17,68
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
10,00
Đất lâm nghiệp
LNC
453,81
Đất rừng sản suất
RSX
453,81
Đất trồng cây lâu năm
CLN
242,66
Đất phi nông nghiệp
PNN
133,29
Đất ở
OTC
92,11
Đất ở tại nông thôn
ONT
92,11
Đất giáo dục
DGD
1,75
Đất y tế
DYT
0,11
Đất UBND xã
UBND
0,31
Đất bưu điện
CDK
0,01
Đất trung tâm học tập cộng đồng
CSK
0,07
Đất trung tâm văn hóa xã
CCC
1,82
Đất sân vận động
TTN
1,35
Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng
SMN
13,00
Đất chuyên dùng
CDG
17,11
Đất sản xuất phi nông nghiệp
CSK
1,60
Đất nghĩa địa
NTD
1,50
Đất giao thông
DGT
2,55
Đất chưa sử dụng
CSD
65,80
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
4,40
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
61,40
(Nguồn: Thống kê của xã Hương Hữu, 2012) [7]
Trên địa bàn của xã đã có 453,810 ha đất lâm nghiệp đã được đo vẽ tháng 3
năm 2008 và 242,660 ha đất trồng cây lâu năm (CLN) đo vẽ năm 2003. Phần
còn lại thì được đo vẽ thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 và tỷ lệ 1/2000.
24
4.1.4. Tình hình quản lý đất đai
Do đặc điểm là vùng miền núi nên tình hình về chuyển nhượng, mua bán
quyền sử dụng đất cũng ít. Hiện tại năm này đang tiến hành đo đạc thành lập bản
đồ địa chính xong và tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng
loạt cần tiến hành gấp và ưu tiên cho cấp mới. Theo danh sách cấp giấy cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo chương trình xóa nhà dột nát, nhà tạm và
danh sách cấp giấy giấy cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày
29/12/2005 của xã Hương Hữu, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế tổng số
là 390 hộ gia đình đã có giấy chứng nhận. Dựa trên cơ sở này để tiến hành cấp
mới đất ở và các loại đất nông nghiệp cho địa bàn đo vẽ. [5], [6].
4.1.5. Đánh giá chung về khu vực nghiên cứu`
Hương Hữu là một xã miền núi nằm về phía Nam của huyện Nam Đông
cách trung tâm thị trấn Khe Tre 10km. Do đặc thù là vùng miền núi nên điều
kiện phát triển kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
là chính.
Công tác kiểm kê đất đai năm 2010 đã được quan tâm tổ chức chặt chẽ.
Tuy nhiên, do tài liệu điều tra dã ngoại thiếu đồng bộ, bản đồ địa chính xã không
đồng nhất (bản đồ địa chính 1996 tỷ lệ 1:2000 – 1:1000 sử dụng cùng bản đồ địa
chính 2003 tỷ lệ 1:1000 – 1:5000), đồng thời do bản đồ lập đã lâu nên có một số
biến động so với hiện trạng. Vì vậy việc đo đạc lập bản đồ địa chính năm 2013
với số liệu chính xác và tỷ lệ phù hợp để công tác quản lý mang lại hiệu quả cao
nhất bên cạnh đó phục vụ việc cấp giấy đồng loạt cho các hộ gia đình cá nhân
theo chỉ thị của Nhà nước được tiến hành đúng tiến độ.
4.2. Thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
4.2.1. Thành lập lưới đo vẽ
4.2.1.1. Quy trình thành lập lưới
Để thành lập lưới đo vẽ cần thu thập và tổng hợp các loại tài liệu có liên
quan, trong đó có bản đồ địa chính của xã tỷ lệ 1:1000 được thành lập năm
2003.
Phương tiện dùng để đo vẽ lưới trên địa bàn xã là máy toàn đạc điện tử
TOPCON GTS -.230
Lưới đo vẽ thành lập bản đồ xã Hương Hữu là lưới kinh vĩ cấp I và II được
xác định và thành lập trên cơ sở các điểm địa chính: ND – 43, ND – 44, ND –
45, ND – 47, ND – 51, ND – 52, ND – 53.
25