Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

GPHI CONG TAC QUAN LY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.46 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>A : PHẦN MỞ ĐẦU</b>
<b>I/</b> <b>LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>

<b>:</b>



Huyện Đam Rông là một huyện vùng sâu vùng xa và cũng là một trong 62
huyện nghèo nhất nước. Huyện Đam Rông được thành lập từ 12 năm 2004, dân
cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số gốc Tây ngun cho nên trình độ văn hóa,
dân trí của người dân vẫn cịn nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà việc phối hợp
thực hiện xã hội hóa giáo dục của ngành giáo dục huyện nhà đã gặp khơng ít
những khó khăn. Một trong những khó khăn đó là việc phối hợp vận động học
sinh ra lớp, ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, để đảm bảo duy trì
sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục nhằm từng bước nâng cao dân trí và tạo
nguồn nhân lực cho địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng
và Nhà nước đã đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo của huyện nhà.


Trường THCS Liêng Trang được thành lập từ tháng 8 năm 2010 trên cơ
sở tách ra từ trường THPT Đạ Tông. Trong năm học 2010 – 2011 cơ sở vật chất,
trường lớp để phục vụ cho công tác giảng dạy và làm việc của trường là cơ sở
mượn tạm của trường tiểu học Đạ Tơng. Với điều kiện, hồn cảnh về cơ sở vật
chất như vậy chắc chắn trường sẽ gặp những khó khăn khơng nhỏ nhưng nhờ
tinh thần đoàn kết, thống nhất của tập thể sư phạm nhà trường cũng như sự lãnh
đạo tận tình và năng động của thầy hiệu trưởng, trường THCS Liêng Trang đã
đạt được những kết quả nhất định.


Tuy nhiên có một bài tốn khó đối với trường trong năm qua là tình trạng
học sinh bỏ học nhiều. Vậy làm thế nào để học sinh thích đi học, thu hút các em
đến trường. Là một cán bộ quản lý - công tác năm đầu tiên. Tôi cũng đã băn
khoăn, trăn trở trước vấn đề này. Vì sao học sinh lại bỏ học? Vì sao các em lại
khơng thích đi học và hay nghỉ học vào ngày thứ bảy? Qua quan sát, theo dõi
giờ ra chơi của học sinh, nội dung sinh hoạt lớp 15 phút đầu giờ cũng như khảo
sát, dự giờ tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Bản thân tôi muốn đề cập đến “Một số
<b>giải pháp để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học” với mong muốn được</b>


thực thi và đem lại kết quả tốt cho trường THCS Liêng Trang cũng như các
trường khác trong địa bàn của huyện.


<b>II/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU</b>
<b>1. Mục đích nghiên cứu:</b>


- Đề tài nhằm mục đích phân tích, tìm hiểu nguyên nhân để đề ra những giải
pháp thích hợp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.


- Xác định vai trò của giáo viên chủ nhiệm và việc thực hiện phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” với cơng tác duy trì sĩ số.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>- Đánh giá thực trạng học sinh bỏ học và hay nghỉ học vào ngày thứ bảy của</b>
trường THCS Liêng Trang.


- Xây dựng các giải pháp để thu hút học sinh đến trường – duy trì tốt sĩ số


<b>3. Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu và điều kiện không cho phép,</b>
đề tài chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá và tìm ra giải pháp để thu hút học
sinh đến trường, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.


<b>4. Đối tượng nghiên cứu:</b>


- Đội ngũ cán bộ - giáo viên – học sinh trường THCS Liêng Trang - huyện Đam
Rông.


- Các tài liệu về cơng tác quản lí chỉ đạo thực hiện phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện – học sinh tích cực”


<b>5. Phương pháp nghiên cứu:</b>



- Nghiên cứu các công văn, văn bản chỉ đạo về việc thực hiện phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”.


- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực.


- Khảo sát tiết sinh hoạt lớp cuối tuần và khảo sát học sinh, giáo viên chủ nhiệm.
<b> 6. Kế hoạch nghiên cứu:</b>


- Từ đầu tháng 1 năm 2011: Chọn đề tài nghiên cứu
- Từ 15/1 đến 19/1/ 2011: Xây dựng đề cương
- Từ 21/1 đến 27/1/2011: Điều tra, xử lí số liệu
- Từ 10/2 đến 10/3 /2011: Viết đề tài


- Từ 15/3 đến 20/3/2011: Sửa chữa, hoàn chỉnh đề tài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ:</b>
1. Một số khái niệm:


* Biện pháp: Là “Cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể”.


* Theo từ điển tiếng Việt – Ngôn ngữ học Việt Nam Nguyễn Dương Chi
-Nhà xuất bản Đồng Nai thì Duy trì là “Cố giữ gìn tình trạng cũ”.


* Sĩ số học sinh: Là “Số học sinh của trường hay của lớp”.


Vì vậy: Biện pháp duy trì sĩ số là “Cách thức quản lý nhằm giữ vững số học sinh
đã có trong suốt một năm học, suốt một cấp học”.


* Xác định học sinh bỏ học: Một trẻ em được xác định bỏ học là khi trẻ em đó


trong độ tuổi giáo dục học đường bắt buộc (phổ cập giáo dục) mà không thể đến
trường: “...Học sinh rời trường sớm trước khi kết thúc năm cuối của giai đoạn giáo
<i>dục mà học sinh đó được tuyển vào”. (theo các nhà giáo dục Quốc tế và các</i>
<i>chuyên gia UNESCO)</i>


<b>2. Cơ sở pháp lý:</b>


- Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX có ghi: “Chính sách bảo vệ chăm
<i>sóc trẻ em tập trung vào thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho mọi trẻ em</i>
<i>được sống trong mơi trường an tồn và lành mạnh, phát triển hài hồ về thể</i>
<i>chất trí tuệ, tinh thần và đạo đức, trẻ em mồ côi bị khuyết tật sống trong hồn</i>
<i>cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội học tập và vui chơi”.</i>


Nhà trường, đặt biệt là trường THCS - là nơi tạo ra những nền tảng kiến
thức cơ bản, là nơi trang bị kiến thức cho các em bước vào trường THPT, các
trường dạy nghề, cho các em có những kiến thức cơ bản để các em vào đời. Đây
cũng chính là nơi tạo ra nguồn lực để đáp ứng cho việc phát triển kinh tế, văn
hố, xã hội của đất nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ của ngành giáo dục mà
Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Điều này trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ IX: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực
<i>quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá là điều kiện để</i>
<i>phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng</i>
<i>kinh tế nhanh và bền vững”.</i>


Theo Luật Giáo dục thì vai trị vô cùng quan trọng của Giáo dục đã được
Đảng và Nhà nước ta xác định: “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu
<i>nhằm nầng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài” (Điều 9 - Luật</i>
<i>giáo dục năm 2005).</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Đảng ta đã có quan điểm chỉ đạo tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần


thứ IX: “Tạo <i>điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được họp tập thường</i>
<i>xuyên, suốt đời”. Điều này nhằm ngăn chặn học sinh bỏ học, duy trì sĩ số học</i>
sinh ở suốt cấp học THCS.


Vì vậy, cơng tác duy trì sĩ số, chống bỏ học là nhiệm vụ cần thiết của mọi
cấp, mọi ngành, đặc biệt là của ngành giáo dục. Cịn trong nhà trường thì đây là
một nhiệm vụ cần được đưa lên hàng đầu của người cán bộ quản lý nhằm đưa
hiệu quả đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của
xã hội.


<b>3. Cơ sở lý luận:</b>


Cơng tác duy trì sĩ số, chống bỏ học trong trường THCS có ý nghĩa quan
trọng, đây là giải pháp tích cực để đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân
lực mới . Quan điểm của Đảng “coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao dân trí, đẩy
mạnh việc phổ cập giáo dục các cấp nhằm tạo nguồn phục vụ kịp thời việc đào
tạo nhân lực thuộc trình độ ở mọi vùng, mọi khu vực kinh tế” để đáp ứng u
cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.


- Cán bộ quản lí của trường phải nắm chắc các nghiệp vụ quản lý, các văn bản
chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Bộ và ngành Giáo dục về cơng tác duy trì sĩ
số học sinh. Hiệu trưởng cần tổ chức các chuyên đề về duy trì sĩ số ở các khối
lớp, tiếp thu, lắng nghe ý kiến của cha mẹ học sinh, các đề nghị của đội ngũ CB
– GV trong nhà trường, đặc biệt là các GVCN của các khối lớp về các vấn đề
liên quan đến sĩ số của học sinh.


- Thông qua Hội Nghị Cán bộ viên Chức, các cuộc họp của Hội đồng sư phạm,
sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, giao ban hàng tuần, hàng
tháng, hiệu trưởng cần quán triệt rõ về ý nghĩa - tầm quan trọng của cơng tác
duy trì sĩ số, chống bỏ học trong đơn vị, trao đổi những kinh nghiệm hay, những


giải pháp thích hợp nhằm duy trì sĩ số học sinh có hiệu quả cao.


- Thông qua các cuộc họp giao ban tại xã, đặc biệt qua các cuộc họp Hội cha mẹ
học sinh trong năm học, hiệu trưởng cần đề nghị, tuyên truyền và nêu rõ cho các
cấp, các ban ngành đoàn thể biết và nắm rõ tầm quan trọng về vấn đề duy trì sĩ
số hiện nay khơng chỉ là trách nhiệm của các thầy cơ giáo trong nhà trường mà
cịn là trách nhiệm của mọi người, mọi cấp, của toàn xã hội. Từ đó mọi người,
mọi ban ngành đồn thể cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ trong việc ngăn chặn tình
trạng học sinh bỏ học giúp các em có điều kiện tiếp tục theo học, hoàn thành cấp
học THCS và có được những kiến thức, những kỹ năng cơ bản để bước vào cuộc
sống sau này, góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng
tươi đẹp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Trường THCS Liêng Trang – huyện Đam Rông được thành lập vào tháng
8 năm 2010. Là một trường nằm trên địa bàn xã Đạ Tông – một xã mà nhân dân
chủ yếu sống bằng nghề nơng, đời sống cịn nhiều khó khăn. Mặt bằng dân trí
thấp, nhận thức của nhiều phụ huynh đối với việc học tập của con em còn nhiều
hạn chế, còn một số hủ tục lạc hậu. Đây là các yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến
việc học tập, phấn đấu của học sinh nhà trường.


<i><b>a/ Thuận lợi:</b></i>


<i>- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, đa số được đào tạo chuẩn và trên</i>
chuẩn, phần lớn có trình độ và kiến thức chuyên môn vững vàng.


- Học sinh ngoan hiền, lễ phép.


- Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc
biệt là sự chỉ đạo chặt chẽ của phòng giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi cho
trường thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là dạy và học.



<i><b>b/ Khó khăn:</b></i>


<b>- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm giảng dạy nhất là về đổi</b>
mới phương pháp, đa số còn lúng túng.


- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu.


- Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên sự quan tâm đến việc
học của con em chưa đúng mức, chưa hiệu quả.


- Đời sống của nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, nên ảnh hưởng khơng nhỏ đến
chất lượng giáo dục tồn diện đối với học sinh.


- Học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ tiếp thu khơng đồng đều,
chất lượng đầu vào thấp.


<b>2. Tình hình đội ngũ:</b>


- Tổng số cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên tồn trường: 41 người.
Trong đó:


- Cán bộ quản lý: 02, gồm 01 hiệu trưởng, 01 phó hiệu trưởng.
- Tổng phụ trách: 01.


- Giáo viên đứng lớp: 34


- Công nhân viên: 04 (kế toán: 01, thiết bị: 01, văn thư: 01 và 01 bảo vệ).
- Tổ chuyên môn: 05; Tổ văn phòng: 01



Đội ngũ giáo viên hiện có đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo, tương đối
nhiệt tình trong hoạt động giảng dạy và các hoạt động khác, có ý thức cố gắng
hồn thành nhiệm vụ.


<b>3. Về cơ sở vật chất, trường lớp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Hiện tại trường chưa có đầy đủ trang thiết bị dạy học, máy tính, máy chiếu để
phục vụ giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin.


- Vì là cơ sở mượn tạm của trường tiểu học Đạ Tơng nên trường chưa có phịng
làm việc cho Ban giám hiệu, phịng hội đồng, phịng học bộ mơn, chưa có hệ
thống nước sạch, nhà để xe...


<b>4. Tình hình học sinh đầu năm học 2010 - 2011:</b>


* Tổng số học sinh tồn trường: 625 (trong đó 95% học sinh là người dân tộc
thiểu số gốc Tây Nguyên).


* Tổng số lớp: 18; Trong đó: Lớp 6: 06 ; Lớp 7: 05; Lớp 8: 04; Lớp 9: 03


<b>III. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ TẠI TRƯỜNG THCS</b>
<b>LIÊNG TRANG</b>


<b>1. Thực trạng và nguyên nhân:</b>


Số lượng học sinh (từ tháng 9 /2010 đến tháng 4/ 2011)
<b> Tháng</b>


<b>9/2010</b> <b>1/2011</b> <b>2/2011</b> <b>3/2011</b> <b>4/2011</b>



<b>Khối</b>


6 240 <b>224</b> 221 220 218


7 158 144 142 144 144


<b>8</b> <b>125</b> <b>123</b> <b>124</b> <b>124</b> <b>123</b>


<b>9</b> <b>102</b> <b>101</b> <b>102</b> <b>102</b> <b>102</b>


<b>Cộng</b> <b>625</b> <b>592</b> <b>589</b> <b>590</b> <b><sub>587</sub></b>


Qua bảng tổng hợp theo dõi sĩ số học sinh từ tháng 9/2010 cho đến nay
(tháng 4/2011). Chúng ta thấy rất rõ trong bốn khối lớp thì khối 8 và lớp 9 việc
duy trì sĩ số tương đối ổn định. Đối với khối lớp 6 và lớp 7, sĩ số giảm nhiều.
- Khối 6: Từ tháng 9/2010 đến tháng 1/2011: Giảm 16 học sinh


- Khối 7: Từ tháng 9/2010 đến tháng 1/ 2011: Giảm 14 học sinh.
- Khối 8: Từ tháng 9/2010 đến tháng 1/ 2011: Giảm 02 học sinh
- Khối 9: Từ tháng 9/2010 đến tháng 1/ 2011: Giảm 01 học sinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

tích và tìm hiểu, có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có 3 ngun nhân chính:
Thứ nhất: Do hồn cảnh kinh tế q khó khăn; thứ hai: Do học lực yếu, theo
khơng kịp nên nản và bỏ học; thứ ba: Do giáo viên chưa có phương pháp giáo
dục phù hợp.


<b>2. Phân tích ngun nhân:</b>


Vấn đề học sinh bỏ học ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của nhà
trường, của xã hội. Tình hình học sinh bỏ học của các năm qua chủ yếu tập trung


vào các nguyên nhân sau:


<b>2.1 Nhà trường:</b>


- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm đầu năm nhưng chưa chỉ
đạo giáo viên chủ nhiệm sát sao và chưa đưa cơng tác duy trì sĩ số học sinh vào
công tác thi đua.


- Công tác phối hợp của các đoàn thể trong nhà trường chưa chặt chẽ.


- Đội thiếu niên chưa tổ chức tốt các phong trào vui chơi thiết thực, tổ chức hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp … để thu hút học sinh đến trường.


- Cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học;
các phòng thiết bị, phịng bộ mơn, thư viện, phịng truyền thống, …sân chơi bãi
tập chưa đạt yêu cầu nên chưa gây hứng thú học tập cho học sinh.


<b>2.2 Về công tác chủ nhiệm: </b>


- Giáo viên chủ nhiệm làm việc cịn mang tính chất hành chính sự vụ, hình thức,
đối phó, chưa thực sự tâm huyết với cơng việc.


- Nội dung sinh hoạt lớp đơn điệu, cứng nhắc, giáo viên hay quát mắng những
học sinh vi phạm các lỗi thông thường.


- Chưa phối kết hợp chặt chẽ với tổ chức Đồn TN, Đội thiếu niên, giáo viên bộ
mơn và ban chấp hành hội cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh kịp thời.


- Chưa nắm bắt kịp thời tình hình học tập cũng như học sinh nghỉ học trong
ngày, trong tuần của học sinh lớp mình phụ trách.



Hầu như giáo viên chủ nhiệm lớp được thay đổi hàng năm cho nên việc
nắm bắt tình hình điều kiện hồn cảnh của học sinh cịn hạn chế.


Nguy cơ học sinh bỏ học nhiều là do giáo viên chưa tìm hiểu, động viên
kịp thời, hơn nửa giáo viên không phải người ở địa phương (không thông thạo
địa bàn) cho nên gặp khó khăn trong khi vận động học sinh đi học cũng như
động viên thăm hỏi gia đình học sinh, khi học sinh quyết định bỏ học mới đến
vận động thì kết quả khơng cao.


<b>2.3 Về giáo viên bộ mơn: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

phạm đến lịng tự ái của học sinh và cũng khơng ít giáo viên chưa tạo cơ hội cho
học sinh khắc phục những lỗi mà các em đã vấp phải trong học tập.


Cũng có trường hợp xử lý tình huống sư phạm khơng tốt đã vơ tình làm
cho học sinh dẫn đến chán học mơn đó và có thái độ bất hợp tác với giáo viên
trong học tập cũng như trong các hoạt động khác.


<b>2.4 Học sinh:</b>


- Một số học sinh mất kiến thức cơ bản ở lớp dưới và không đủ khả năng tiếp
thu kiến thức của lớp mới.


- Phần lớn thái độ động cơ học tập của học sinh chưa đúng đắn, chưa hiểu hết
nhiệm vụ học tập, học để làm gì.


- Một số học sinh nghĩ rằng học đến lớp 7,8 là đủ nên nghỉ để đi làm ăn xa ở các
địa phương khác.



- Một số học sinh nghỉ học do thường xuyên bị điểm kém thường bị phê bình
nhắc nhở trước lớp. Hoặc bỏ học vì học lực kém.


- Một nguyên nhân bỏ học nữa là do chất lượng tuyển sinh đầu cấp thấp (vì cơng
tác phổ cập tiểu học, xóa mù ở bậc tiểu học) cho nên khi lên lớp 6 cấp trung học
cơ sở học sinh khơng theo kịp chương trình học.


<b>2.5 Gia đình, cha mẹ học sinh:</b>


- Khơng ít gia đình phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học tập của con
em mà khoán trắng cho nhà trường, họ nghĩ rằng việc dạy học là nhiệm vụ của
nhà trường và việc học là của con em, khơng học được thì nghỉ, họ chỉ tập trung
lo làm ăn kiếm tiền.


- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện học tập cho con em về
đồ dùng học tập cũng như quỹ thời gian dành cho học ở nhà, môi trường học tập
chưa đảm bảo.


- Có gia đình đồng ý cho con mình nghỉ học để làm kinh tế phụ giúp gia đình.
- Có gia đình quan tâm đến học tập con cái mình nhưng do trình độ hiểu biết
thấp cho nên hạn chế về phương pháp kèm cặp, hướng dẫn về việc học tập của
con em cũng như đôn đốc kiểm tra việc học tập của con em.


<b>2.6 Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các đồn thể :</b>


- Về việc chỉ đạo của Đảng ủy đối với các ban ngành trong xã có quan tâm cơng
tác giáo dục nhưng về mảng duy trì sĩ số, chống tình trạng học sinh bỏ học còn
nhiều hạn chế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Ban chỉ đạo phổ cập, hội khuyến học xã chưa cùng nhà trường để phát huy


đúng vai trò chức năng, nhiệm vụ của tổ chức để khuyến khích động viên kịp
thời những học sinh có thành tích tốt cũng như vận động, tạo điều kiện giúp đỡ
khi có học sinh nghỉ học, học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn.


- Bên cạnh đó cịn có những ảnh hưởng khơng tốt ngoài xã hội đến nhận thức
của học sinh như: Tiệm Net, trị chơi điện tử… đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến
chất lượng học tập của học sinh cũng như nề nếp đạo đức của học sinh.


- Phần lớn một số em học sinh học hết cấp trung học cơ sở thậm chí hết cấp
trung học phổ thơng nhưng thi vào các trường, các ngành nghề không đậu cũng
ở nhà làm ruộng, làm rẫy vì chưa được địa phương sử dụng, bố trí việc làm, đó
cũng là một ngun nhân làm ảnh hưởng đến động lực đi học của học sinh vùng
sâu, vùng xa…


<b>IV. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:</b>


Nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học để đảm duy trì sĩ số học sinh,
nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường trong năm học 2010 –
2011 cũng như những năm tiếp theo. Bản thân tôi xin đề xuất thực hiện một số
giải pháp sau:


<b>1. Nhà trường (cụ thể là hiệu trưởng)</b>
<b>* Về công tác tham mưu, phối hợp:</b>


- Hiệu trưởng mở một hội nghị về cơng tác duy trì sĩ số, chống lưu ban,chống
tình trạng bỏ học vào đầu mỗi năm học và mời đại diện các cấp Ủy Đảng, Ủy
bân nhân xã, các ban ngành, trưởng các thôn buôn, các chi hội khuyến học về
tham dự xây dựng biện pháp phối kết hợp thực hiện cơng tác duy trì sĩ số học
sinh, vận động học sinh đến trường kịp thời.



- Khi có học sinh nghỉ học nhà trường lập danh sách báo cáo ngay cho Đảng Ủy
và Ủy ban nhân xã để chỉ đạo các cấp, thôn buôn phối kết hợp với nhà trường để
có biện pháp vận động học sinh đi học kịp thời.


- Đề nghị với với Đảng Ủy và Ủy Ban cùng các ban ngành tổ chức trong xã xây
dựng thơn văn hóa, gia đình văn hóa, đưa tiêu chí khơng có học sinh bỏ học và
học sinh trong độ tuổi không đến trường thì mới được cơng nhận và chi bộ có
con em trong thôn bỏ học cũng không được công nhận chi bộ trong sạch vững
mạnh.


- Tham mưu tích cực cho hội khuyến học xã và các thôn buôn để phát huy vai
trò của hội khuyến học kịp thời chăm lo cho giáo dục của xã nhà nói chung và
của trường THCS Liêng Trang nói riêng. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo
dục, tranh thủ huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục nhằm tạo một xã hội
học tập đồng thời khen thưởng những giáo viên giỏi các cấp, học sinh giỏi các
cấp và hỗ trợ động viên những học sinh nghèo vượt khó trong học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc kịp thời các hoạt động của giáo viên chủ
nhiệm.


- Hiệu trưởng họp với giáo viên chủ nhiệm mỗi tháng một lần ( theo Điều lệ
<i>trường trung học năm 2007 ).</i>


- Hiệu trưởng nên dành thời gian đi dự giờ sinh hoạt lớp cuối tuần để nắm bắt
tình của học sinh.


- Đưa chỉ tiêu duy trì sĩ số học sinh vào cơng tác thi đua khen thưởng của năm
học đối với công tác chủ nhiệm.


- Nên phân công giáo viên chủ nhiệm được theo lớp cũ để thuận lợi trong việc


nắm bắt tình hình của học sinh.


- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng những kinh nghiệm cho đội ngũ giáo viên
chủ nhiệm lớp.


<b>2. Giáo viên chủ nhiệm : </b>


- Giáo viên chủ nhiệm dựa trên kế hoạch chủ nhiệm của nhà trường để lên kế
hoạch chủ nhiệm lớp theo năm, tháng và tuần.


- Trong 1 học kỳ giáo viên phải đến thăm phụ huynh học sinh ít nhất một lần
(1/2 số học sinh trong lớp).


- Giáo viên chủ nhiệm tham gia sinh hoạt 15 phút đầu giờ và nâng cao chất
lượng tiết sinh hoạt cuối tuần, nên đánh giá nhận xét lớp khoảng 10 - 15 phút
thời gian còn lại nên kể chuyện và tổ chức các hoạt động văn nghệ, vui chơi cho
các em… tránh tình trạng biến tiết sinh hoạt cuối tuần thành những hình phạt,
phê bình kiểm điểm học sinh làm cho học sinh chán nản và tiêu cực.


- Giáo viên chủ nhiệm thay hiệu trưởng tổ chức cho học sinh học nội qui, qui
định của nhà trường, điều lệ trường trung học, ký cam kết an toàn giao thơng
đường bộ, ký cam kết phịng chống tệ nạn xã hội…


- Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm phải thông báo kết quả học tập của học sinh
cho phụ huynh học sinh qua sổ liên lạc hoặc trao đổi trực tiếp (có minh chứng).
- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức mọi hoạt động, kế hoạch chương trình phải có
mục tiêu, phải được đánh giá chính xác, kịp thời. Hoạt động giáo dục đòi hỏi
việc đánh giá thận trọng, khách quan, công bằng, trung thực, tế nhị, đúng lúc,
đúng nơi. Mục đích đánh giá là giúp học sinh tự điều chỉnh, tự khẳng định mình,
lạc quan, tự tin hơn trong học tập và rèn luyện.



<b>3. Đối với giáo viên bộ môn: </b>


- Giáo viên lên lớp phải gương mẫu, chuẩn bị tốt bài giảng và sử dụng khai thác
thiết bị có hiệu quả, phối kết hợp tốt các phương pháp để truyền đạt hướng dẫn
học sinh học tập một cách có hiệu quả nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Giáo viên bộ môn cũng cần có những phản hồi về tình hình học tập của lớp đối
với mơn mình phụ trách cho giáo viên chủ nhiệm để khắc phục, điều chỉnh học
tập của lớp.


<b>4. Triển khai thực hiện tốt và hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học</b>
<b>thân thiện – học sinh tích cực”</b>


Qua khảo sát thực tế 130 em học sinh từ khối 6 đến khối 9 của trường
THCS Liêng Trang, kết quả như sau:


- Có 130/130 em thích nghe thầy cơ kể chuyện trong giờ sinh hoạt lớp.


- Có 130/130 em rất thích thầy cơ tổ chức chơi trị chơi trong giờ sinh hoạt lớp.
- Có 130/130 em thích trường, lớp có hoa và cây xanh.


- Có 130/130 em thích tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao.


- Có 130/ 130 em thích đến trường để được học hành và vui chơi với các bạn.
Từ kết quả khảo sát trên, tôi thiết nghĩ nếu tổ chức thực hiện tốt phong
trào “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” thì trường THCS
Liêng Trang sẽ hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học.


Thế nào là trường học thân thiện và vai trò, ý nghĩa của phong trào này


đối với việc vận động, thu hút học sinh đến lớp để làm tốt cơng tác duy trì sĩ số.
Sau đây tôi xin được mượn bài thi hùng biện của một em học sinh trường THPT
Lê Thánh Tông để trình bày. (Trích ngun văn)


<i>“Kính thưa q thầy cơ giáo cùng toàn thể các bạn thân mến!</i>


<i> </i> <i> Mỗi con người chúng ta lớn lên khi cắp sách đến trường đều có một mong ước</i>
<i>rằng: Trường học là nơi bạn bè thân ái, thầy cô thân thiện, có được một mái trường</i>
<i>mến yêu, gần gũi. Để xây dựng một ngôi trường thân thiện đang là mục tiêu phấn đấu</i>
<i>của chúng ta. Vậy thế nào là một ngôi trường thân thiện? Và làm thế nào để trường</i>
<i>THPT Lê Thánh Tông trở thành một trường học thân thiện? Em xin thay mặt lớp 11A1</i>
<i>trình bày quan điểm của chúng em về vấn đề này.</i>


<i> </i> <i>Theo các bạn thế nào là thân thiện? Thân thiện là một biểu hiện của tình cảm</i>
<i>tốt đẹp, đối xử tử tế và thân thiết với nhau, hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lí</i>
<i>và đạo lí bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thể</i>
<i>hệ trẻ và xã hội. Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều biết thế nào là thân thiện,</i>
<i>thân thiện là vậy nhưng thế nào là một ngôi trường thân thiện đang là một câu hỏi rất</i>
<i>cần có đáp án từ chúng ta. Trường học đương nhiên phải thân thiện với địa phương,</i>
<i>sự thân thiện giữa tập thể sư phạm với nhau, là nơi phải đảm bảo cơ sở vật chất phù</i>
<i>hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lí của người thụ hưởng.</i>


<i> </i> <i>Một học sinh tàn tật nhưng ngày nào cũng náo nức đến trường vì ở đó bạn</i>
<i>được nói chuyện, tâm sự với bạn bè, được thầy cơ quan tâm, giúp đỡ. Vậy thì mái</i>
<i>trường đó có phải là mái trường thân thiện khơng?</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>nhau. Lớp học thân thiện ắt sẽ có những học sinh tích cực: tích cực trong học tập và</i>
<i>tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp, đoàn thể tổ chức. Không những thế,</i>
<i>bên cạnh trường học thân thiện với sự thân thiện giữa người thầy, người cô và học</i>
<i>sinh với nhau thì trường học thân thiện phải là trường học có mơi trường sống lành</i>


<i>mạnh, an tồn, tránh được những bất trắc nguy hiểm đe dọa học sinh, có cơ sở vật</i>
<i>chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu của con người: đủ nước sạch, ánh sáng, y</i>
<i>tế,… cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường – thu hút 100% học sinh đến</i>
<i>trường; Đảm bảo mọi học sinh đều bình đẳng về quyền lợi, học tập, khơng phân biệt</i>
<i>giàu nghèo, giới tính, tơn giáo, dân tộc, ngơn ngữ, văn hóa và tình trạng thể chất.</i>
<i> </i> <i>Thân thiện giữa tập thể sư phạm với nhau theo phương châm: Tất cả vì học</i>
<i>sinh thân yêu, được thể hiện qua sự tận tâm với giáo dục và giảng dạy, công tâm trong</i>
<i>quan hệ ứng xử, coi trọng việc giáo dục bình đẳng giới để mọi học sinh biết quý trọng</i>
<i>và sống hòa đồng.</i>


<i> </i> <i>Vậy theo các bạn, trường ta – THPT Lê Thánh Tơng có phải là một ngơi trường</i>
<i>thân thiện khơng? Thực tế thì trường ta đang phấn đấu để trở thành một ngôi trường</i>
<i>thân thiện với những biểu hiện: Khi bước vào trường, nhìn trường, lớp và cảnh quang</i>
<i>xung quanh thật xanh, sạch, đẹp. Đến lớp việc thầy dạy và trị học có hiệu quả, giúp</i>
<i>mỗi người trong chúng ta tự tin hơn trong học tập. Trường luôn tổ chức các hoạt động</i>
<i>tập thể, các hoạt động văn nghệ, thể thao vui tươi đầy sức khỏe và lành mạnh,…rèn</i>
<i>luyện kĩ năng sống cho học sinh bằng các buổi ngoại khóa. Với những biểu hiện trên,</i>
<i>chúng em xin chắc chắn rằng trường ta sớm trở thành một ngôi trường thân thiện.</i>
<i> </i> <i>Để xây dựng một ngơi trường thân thiện hồn hảo thì trước hết mỗi người tự</i>
<i>hoàn hảo trong suy nghĩ về biện pháp để xây dựng ngôi trường thân thiện. Chúng em</i>
<i>xin đưa ra một số biện pháp:</i>


<i>- Phát động phong trào “Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp”, chương trình “Học từ</i>
<i>thân thiện”, cần tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân, chăm sóc cây thường</i>
<i>xuyên.</i>


<i>- Ngày lễ cần tổ chức thi thể thao giữa các lớp, các khối, giao lưu văn nghệ.</i>
<i>- Cần tổ chức những hoạt động mang tính tập thể: Cắm trại.</i>


<i>- Bây giờ rất ít biết các trị chơi dân gian nên đồn trường cần phổ biến cách thức</i>


<i>chơi qua chương trình quà tặng âm nhạc, hoặc giữa giờ ra chơi. </i>


<i> Trường học thân thiện sẽ tạo nên một môi trường giáo dục an tồn, bình</i>
<i>đẳng tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ</i>
<i>sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học. Trong mơi trường học thân thiện</i>
<i>học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức</i>
<i>trong sách vừa thơng qua sự trải nghiệm của chính bản thân trong hoạt động ngoại</i>
<i>khóa, trong các trị chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Trường học thân</i>
<i>thiện là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.</i>


<i>Cuộc sống thật đẹp và có ý nghĩa biết bao khi mỗi người đều có một chỗ dựa</i>
<i>vững chắc, và một trong những chỗ dựa vững chắc đó là “mái trường”. Bởi vậy mỗi</i>
<i>người trong chúng ta hãy sống hết mình, học hết mình và hãy ln thân thiện trong</i>
<i>“ngôi trường thân thiện” mang tên trường THPT Lê Thánh Tông.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>trong chúng ta đều là một bông hoa ngát hương trong vườn hoa thân thiện. Và vườn</i>
<i>hoa thân thiện đó khơng đâu xa đó chính là vườn hoa muôn màu sắc, muôn mùi hương</i>
<i>– THPT Lê Thánh Tông.</i>


Như vậy nhà trường cần thực hiện tốt nội dung “năm có”, trong đó: Có
tình thương trách nhiệm luôn được đặt lên hàng đầu đồng thời tổ chức các
phong trào thi đua thiết thực và động viên khen thưởng kịp thời những học sinh
có nhiều cố gắng trong học tập và rèn luyện. Tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt
với nhiều hình thức đa dạng phong phú nhằm thu hút sự tham gia họat động của
học sinh. Tổ chức tốt phong trào văn hóa văn nghệ thể dục - thể thao để học sinh
có cơ hội thể hiện năng khiếu, tài năng của mình nhằm phục vụ cho công tác dạy
và học.


<b>C. PHẦN KẾT LUẬN</b>
<b>I/ NHẬN ĐỊNH CHUNG:</b>



- Đề tài về cơng tác duy trì sĩ số là đề tài khơng mới và có những kinh nghiệm,
giải pháp đã đi vào lối mòn hoặc thụ động đã được lặp đi lặp lại nhưng bản thân
tôi vẫn mong muốn có những nét mới, có những hiệu quả thiết thực hơn trong
tình hình hiện nay của trường chúng tôi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

linh hoạt, năng động trong thực tế, kết hợp nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu
quả.


- Ngồi ra, để cơng tác duy trì sĩ số học sinh đạt hiệu quả, người giáo viên chủ
nhiệm cần phải có cái tâm đối với mọi học sinh, phải hiểu hồn cảnh từng học
sinh để có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em ham thích học tập, thích
thầy cơ, thích bạn bè.


- Việc chống lưu ban, bỏ học là góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác phổ cập
giáo dục và nâng cao dân trí, là nền tảng ban đầu đào tạo con người mới phát
triển về mọi mặt, tham gia vào việc thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, xây dựng nước nhà ngày càng giàu mạnh.


- Để khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học, đảm bảo thực hiện tốt cơng tác
duy trì sĩ số bên cạnh sự cố gắng của giáo viên chủ nhiệm cịn phải có sự hỗ trợ
của nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội.


Trên đây là một số vấn đề mà tôi đã đúc kết được trong q trình cơng tác
thơng qua việc: Tìm hiểu, trao đổi, quan sát, khảo sát và ghi nhận. Rất mong
được sự góp ý của tất cả các bạn đồng nghiệp để bản thân tôi rút kinh nghiệm và
hoàn thiện hơn trong lần nghiên cứu sau.


<b>II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:</b>



Công tác duy trì sĩ số học sinh, chống học sinh bỏ học, lưu ban hiện nay là
một vấn đề khó khăn đối với trường ở vùng kinh tế khó khăn, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số. Để thực hiện công tác này có hiệu quả, qua nghiên cứu bản
thân tơi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây :


1. Trong cơng tác duy trì sĩ số chống học sinh bỏ học thì cơng tác chủ nhiệm là
hết sức quan trọng vì vậy, ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng nên phân cơng
những giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực chun mơn vững vàng, có tinh
thần trách nhiệm, hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh, có uy tín với phụ huynh
học sinh, có lịng nhân ái, có tâm huyết với học sinh làm công tác chủ nhiệm.
Bên cạnh đó, hàng tháng nên bố trí họp bàn và trao đổi kinh nghiệm với
các GVCN để nắm tình hình, đề ra phương pháp thiết thực để giải quyết vướng
mắc, từ đó có nhiều biện pháp hay, hiệu quả, kịp thời khắc phục yếu kém, nâng
cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt, công tác GVCN được đưa vào tiêu chí thi
đua.


2. Trong hội đồng sư phạm phải có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận
đoàn thể (giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ mơn, đồn, đội, cơng đồn, các
tổ chun mơn); mọi thành viên trong nhà trường đều có tinh thần trách nhiệm
cao trong công tác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

là người bố, người mẹ thứ hai của mình và làm cho học sinh khi đến trường cảm
thấy vui, khơng phải sợ vì cơ thầy la mắng .


4. thường xuyên đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp như đủ các phòng
học, phịng bộ mơn, sân chơi bãi tập, vệ sinh nước sạch, hệ thống loa đài, âm
thanh để phục vụ hoạt động văn hóa – văn nghệ… trong nhà trường.


5. Hiệu trưởng là người nhận thức đúng dắn về công tác duy trì sĩ số, hiệu
trưởng phải có những tác động mạnh nhằm chuyển biến và nâng cao nhận thức


của cấp Ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành đồn thể, các thôn buôn,
cha mẹ học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học tập của con em mình để
phối kết hợp làm tốt cơng tác duy trì sĩ số học sinh.


6. Giáo viên đến thăm hỏi, động viên cha mẹ học sinh tạo điều kiện cho con em
học tập, động viên các em bỏ học trở lại lớp. Giáo viên chủ nhiệm đặt ra kế
hoạch đến thăm gia đình phụ huynh học sinh trên 50% gia đình học sinh trong
lớp trên học kỳ. Đưa tiêu chí đến thăm gia đình học sinh vào tiêu chí thi đua
cuối kỳ và cuối năm .


7. Cơng tác duy trì sĩ số học sinh là thường xun, liên tục vì vậy cần có sự phân
công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm lớp, phải nắm bắt hàng ngày,
phải thường xuyên kiểm tra đơn đốc đồng thời có những biện pháp phù hợp để
có hiệu quả cao.


<b>III/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ :</b>
<b>1. Với nhà trường:</b>


Vào đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch, biện pháp duy trì sĩ số
học sinh cho năm học và cụ thể từng tháng, học kỳ. Giáo viên chủ nhiệm xây
dựng kế hoạch, biện pháp theo tuần, tháng, học kỳ trên cơ sở cụ thể hóa kế
hoạch của nhà trường. Đưa tiêu chí duy trì sĩ số học sinh vào thi đua cuối kỳ và
cuối năm .


- Cuối năm nên khen thưởng những giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác duy trì
sĩ số học sinh.


- Tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh có học lực yếu, kém ngay từ đầu năm học
và suốt cả năm học.



- Tham mưu chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà
trường nhằm đáp ứng đủ cho công tác dạy và học.


- Phối hợp chặt chẽ với Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh
kịp thời.


- Thành lập ban duy trì sĩ số học sinh ở cấp trường và tham mưu với chính
quyền địa phương để thành lập ở cấp xã.


- Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nắm kỹ từng
đối tượng học sinh để giáo dục học sinh có hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Phịng Giáo dục – Đào tạo huyện cần có văn bản liên tịch với các ban ngành
trong huyện để thực hiện tốt cơng tác duy trì sĩ số học sinh.


- Hàng năm nên tổ chức khen thưởng cho những giáo viên, trường làm tốt cơng
tác duy trì sĩ số học sinh và nên tổ chức các cuộc thi giáo viên chủ nhiệm lớp
giỏi cấp huyện.


- Nên có những văn bản chỉ đạo xuống các cấp xã, thôn buôn để làm tốt cơng
tác duy trì sĩ số học sinh, chống tình trạng học sinh bỏ học.


Qua q trình cơng tác tại đơn vị cũng như qua tham khảo tài liệu đặc biệt
là tình hình duy trì sĩ số - chống bỏ học của trường, bản thân tôi thấy rằng đây là
một vấn đề cấp thiết toàn xã hội đang quan tâm, đặc biệt là chúng ta đang thực
hiện cuộc vận động “hai không” và phong trào thi đua “xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ giáo dục phát động. Vậy địi hỏi những
người quản lý giáo dục phải có tâm huyết với học sinh, xây dựng mối đoàn kết
trong hội đồng sư phạm, phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể địa phương.



Đạ Tông, ngày 20 tháng 3 năm 2011
Người viết


Nguyễn Thị Mộng Trinh


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
1 Luật Giaó dục


2 Điều lệ trường Trung học
3


Các văn bản chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường
học thân thiện – học sinh tích cực” của Bộ giáo dục và sở giáo dục &
đào tạo Lâm Đồng


4 Các phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>MỤC LỤC</b>


TT <b>NỘI DUNG</b> Trang


<b>A : PHẦN MỞ ĐẦU </b>


1 Lý do chọn đề tài 1


2 Mục đích nghiên cứu 1


<b>B. PHẦN NỘI DUNG</b>


3 Cơ sở lý luận và pháp lý 3



4 Khái quát đặc điểm, tình hình của trường 5


5 Thực trạng 6


6 Những giải pháp và kế hoạch thực hiện 9
<b>C. PHẦN KẾT LUẬN</b>


7 Nhận định chung 14


8 Bài học kinh nghiệm 14


9 Một số kiến nghị 15


<b>Phần phê duyệt, đánh giá</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18></div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×