Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Quy chế Về công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp KCN Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.84 KB, 5 trang )

UBND TỈNH BẮC NINH
BAN QUẢN LÝ CÁC KCN - CỤC THUẾ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 01 /BQL-CT Bắc Ninh, ngày 9 tháng 2 năm 2007
QUY CHẾ PHỐI HỢP
GIỮA BAN QUẢN LÝ CÁC KCN BẮC NINH VỚI CỤC THUẾ BẮC NINH
Về công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp KCN Bắc Ninh
- Căn cứ các Luật thuế và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành các Luật thuế;
- Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29/11/2005;
- Căn cứ Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với các Khu công
nghiệp Bắc Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 127/2001/QĐ-UB ngày
29/11/2001 của UBND tỉnh Bắc Ninh;
Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh phối hợp với Cục Thuế Bắc
Ninh xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp KCN Bắc Ninh như sau:
PHẦN I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
Bản quy định này quy định việc phối hợp giữa Ban quản lý các Khu công
nghiệp Bắc Ninh (sau đây gọi tắt là Ban quản lý) và Cục thuế Bắc Ninh (gọi tắt
là Cục thuế) trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước bao gồm một số
lĩnh vực cụ thể như sau:
- Hướng dẫn các doanh nghiệp Khu công nghiệp thực hiện các thủ tục
hành chính trong việc: Đăng ký mã số thuế, mã số hải quan; Kê khai nộp thuế
GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp; Kê khai nộp tiền thuê đất; Thụ hưởng các
ưu đãi đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định.
- Theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp Khu công nghiệp thực hiện các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật đối với Nhà nước.
- Tư vấn, hỗ trợ giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp Khu công nghiệp


về các chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Điều 2: Đối tượng áp dụng
Các bộ phận, các phòng chuyên môn, cán bộ công chức Ban quản lý, Cục
thuế phối hợp thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp này.
PHẦN II
CÁC QUY ĐỊNH PHỐI HỢP CỤ THỂ
Điều 3: Hướng dẫn thủ tục đăng ký mã số thuế, mã số hải quan
Hồ sơ đăng ký mã số thuế, mã số hải quan bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (Bản
sao có công chứng);
- Điều lệ công ty;
- Hợp đồng thuê đất, Quyết định thuê đất (nếu có);
- Tờ khai đăng ký thuế (Theo mẫu của Cục thuế).
Căn cứ vào các quy định hiện hành, Ban quản lý có trách nhiệm hướng
dẫn cho các doanh nghiệp Khu công nghiệp về trình tự thủ tục hồ sơ đăng ký mã
số thuế, mã số hải quan tại Cục thuế.
Cục thuế có trách nhiệm cung cấp các mẫu kê khai đăng ký, hướng dẫn
doanh nghiệp thực hiện việc kê khai, hoàn thiện hồ sơ. Thụ lý và giải quyết việc
cấp mã số thuế, mã số hải quan cho doanh nghiệp trong thời gian 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 4: Hướng dẫn kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết
toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thụ hưởng ưu đãi đầu tư về thuế thu
nhập doanh nghiệp
Hồ sơ gồm:
- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư;
- Tờ khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp gửi về Cục thuế trước ngày
25/1 hàng năm (Theo mẫu của Cục thuế);
- Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp gửi về Cục thuế trước
90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính (Theo mẫu của Cục thuế);
- Trong thời gian 25 ngày kể từ ngày cấp mã số thuế, doanh nghiệp phải

gửi tờ khai thuế về Cục thuế.
2
Trên cơ sở mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Giấy
chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Ban quản lý có trách
nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp Khu công nghiệp về trình tự thủ tục hồ sơ
kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế.
Cục thuế có trách nhiệm cung cấp các mẫu biểu kê khai nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp
thực hiện việc kê khai, hoàn thiện hồ sơ, thụ lý hồ sơ và giải quyết việc nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp.
Điều 5: Hướng dẫn kê khai nộp tiền thuê đất, thụ hưởng ưu đãi đầu
tư về tiền thuê đất
Trên cơ sở quy định ưu đãi về tiền thuê đất tại Giấy chứng nhận đầu tư và
Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Ban quản lý có trách nhiệm hướng dẫn các
doanh nghiệp Khu công nghiệp về trình tự thủ tục hồ sơ kê khai nộp tiền thuê
đất.
Cục thuế có trách nhiệm thụ lý hồ sơ và giải quyết việc nộp tiền thuê đất
của doanh nghiệp.
Điều 6: Giải quyết các vướng mắc về tiền thuê đất, thuế thu nhập
doanh nghiệp, các loại thuế khác
Ban quản lý tổng hợp các vướng mắc của doanh nghiệp, căn cứ chức
năng, nhiệm vụ được giao để giải đáp các thắc mắc về chính sách liên quan đến
tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác.
Trường hợp cần thiết, Ban quản lý sẽ gửi văn bản đề nghị Cục thuế có ý
kiến phúc đáp trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi có văn bản đề nghị của
Ban quản lý.
Điều 7: Giải quyết việc xác nhận nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước
Ban quản lý có trách nhiệm hướng dẫn cho các doanh nghiệp Khu công
nghiệp về trình tự thủ tục hồ sơ đề nghị xác nhận nghĩa vụ tài chính đối với Nhà
nước tại Cục thuế.

Cục thuế có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện việc hoàn
thiện hồ sơ, thụ lý hồ sơ và giải quyết việc xác nhận nghĩa vụ tài chính đối với
Nhà nước trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi doanh nghiệp có đầy đủ hồ
sơ hợp lý, hợp lệ. Đồng thời gửi Ban quản lý 01 bản.
Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép đầu tư, nếu quá thời hạn
quy định mà doanh nghiệp chưa thực hiện việc xác nhận nghĩa vụ tài chính đối
với Nhà nước thì Ban quản lý sẽ có văn bản đề nghị Cục thuế xác nhận. Trong
thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Cục thuế xem xét,
kiểm tra, ra văn bản xác nhận và gửi Ban quản lý.
3
Điều 8: Phối hợp cung cấp thông tin
* Ban quản lý thường xuyên cung cấp thông tin về:
- Việc cấp Giấy phép đầu tư, Giấp phép điều chỉnh;
- Việc chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy phép đầu tư, giải thể doanh
nghiệp;
- Tổng hợp chung về tình hình đầu tư và triển khai thực hiện dự án;
- Các thông tin cần thiết liên quan đến doanh nghiệp Khu công nghiệp.
* Cục thuế ngày 20 hàng tháng thông tin cho Ban quản lý biết:
- Tổng hợp kết quả thực thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước
của các doanh nghiệp KCN hàng tháng (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
GTGT, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác phát
sinh từ hoạt động trong KCN) để cùng phối hợp đôn đốc các doanh nghiệp thực
hiện đầy đủ;
- Tình hình thụ hưởng ưu đãi đầu tư của doanh nghiệp Khu công nghiệp;
- Tình hình chấp hành các chế độ, chính sách pháp luật về thuế;
- Các thông tin khác theo đề nghị của Ban quản lý.
Điều 9: Tổ chức thực hiện
- Trên cơ sở các quy định trên, Ban quản lý và Cục thuế có trách nhiệm
chỉ đạo các phòng chuyên môn, cán bộ công chức nghiêm túc thực hiện Quy chế
phối hợp này.

- Bản Quy chế này được gửi đến các doanh nghiệp KCN để thực hiện.
- Giao cho phòng Quản lý doanh nghiệp thuộc Ban quản lý và Phòng quản
lý thu nợ thuộc Cục thuế làm đầu mối thực hiện:
+ Thường xuyên trao đổi và tham mưu cho lãnh đạo hai cơ quan để thực
hiện tốt quy chế này.
+ Tổng hợp những vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung báo cáo lãnh đạo hai
cơ quan để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Lãnh đạo Ban quản lý và Cục thuế tổ chức
luân phiên các cuộc họp đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp quản
lý, điều hành, đồng thời xây dựng kế hoạch công tác chung cần phối hợp giải
quyết.
- Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
4
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Văn Hải
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
Nguyễn Đăng Sản
5

×