Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao tốc độ đào lò để phục vụ chiến lược phát triển ngành than việt nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.66 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
_________________________

TRẦN QUỐC TUẤN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
NÂNG CAO TỐC ĐỘ ĐÀO LÒ ĐỂ PHỤC VỤ CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
_________________________

TRẦN QUỐC TUẤN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
NÂNG CAO TỐC ĐỘ ĐÀO LÒ ĐỂ PHỤC VỤ CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Chuyên ngành: Khai thác mỏ
Mã số: 60.53.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TSKH Lê Như Hùng

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
tài liệu trong luận văn là trung thực và kết quả nghiên cứu trong luận văn
chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào.

Hµ Néi Ngµy 12/09/2010
Ng−êi cam kÕt

Trần Quốc Tuấn


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

1

MỞ ĐẦU
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÁC


Chương 1

KHỐNG SÀNG HẦM LỊ TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
NGÀNH THAN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG

4

ĐẾN NĂM 2025 THAN THEO ĐIỀU KIỆN ĐÀO LÒ

1.1

Đặc điểm địa chất chung các khoáng sàng than Việt Nam

4

Đánh giá điều kiện địa chất các khống sàng hầm lị trong
1.2

Chiến lược phát triển Ngành than Việt Nam đến năm 2015

21

và định hướng đến năm 2025 than theo điều kiện đào lị
Chương 2
2.1
2.2

PHÂN TÍCH CÁC THIẾT KẾ KỸ THUẬT MỎ HẦM LỊ, THIẾT
KẾ TỔ CHỨC THI CƠNG ĐÀO LỊ ĐANG ÁP DỤNG


Lập thiết kế kỹ thuật mỏ hầm lò, thiết kế tổ chức thi cơng
đào lị
Phân tích các thiết kế kỹ thuật mỏ hầm lị, thiết kế tổ chức
thi cơng đào lị đang áp dụng
PHÂN TÍCH,

39
39
42

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TRANG THIẾT BỊ,

Chương 3 NĂNG LỰC ĐÀO LÒ CỦA CÁC ĐƠN VỊ HẦM LỊ TRONG TẬP

55

ĐỒN CƠNG NGHIỆP THAN - KHỐNG SẢN VIỆT NAM

3.1
3.2

Tổ chức cơng tác đào lị trong Tập đồn Cơng nghiệp
Than - Khống sản Việt nam
Phân tích, đánh giá điều kiện trang thiết bị, năng lực đào lò

55
62



của các đơn vị hầm lị trong Tập đồn Cơng nghiệp Than Khoáng sản Việt nam
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỐC ĐỘ
ĐÀO LÒ NHẰM ĐẢM BẢO ĐỦ DIỆN KHAI THÁC ĐẢM BẢO

Chương 4 SẢN LƯỢNG THEO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH

74

THAN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2025

4.1

Giải pháp nâng cao tốc độ khoan, cơ giới hố cơng tác
khoan

74

4.2

Giải pháp nâng cao khả năng xúc bốc, vận tải

76

4.3

Giải pháp thay đổi vật liệu chống và kết cấu chống giữ lò

77


4.4

Giải pháp tổng hợp: Cơ giới hố cơng tác đào lị

79

Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất nhằm đảm bảo đủ diện
4.5

khai thác đảm bảo sản lượng theo chiến lược phát triển
Ngành than Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến

85

năm 2025
Kế hoạch đào lò đảm bảo đủ diện khai thác đáp ứng sản
4.6

lượng theo chiến lược phát triển ngành Than đến năm

91

2015
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

96



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 1.7
Bảng 1.8
Bảng 1.9

Giới hạn phân chia tập của phụ hệ tầng Hịn Gai giữa
(T3n-r hg2)
Đặc điểm cấu tạo vỉa than
Tính chất cơ lý của đất đá: Tầng đệ tứ
Tính chất cơ lý của đất đá: Tầng Neogen
Đặc điểm cơ lý đá vách các vỉa than
Đặc điểm cấu tạo phân lớp các loại đá ở một số mỏ khu
vực ng Bí
Đặc điểm cấu tạo phân lớp của các loại đá ở một số mỏ
khu vực Hòn Gai
Đặc điểm cấu tạo phân lớp của các loại đá ở một số mỏ
khu vực Cẩm Phả
Đặc điểm cấu tạo phân lớp của các loại đá ở một số mỏ
khu vực Mông Dương - Khe Chàm

Bảng 1.10 Giá trị trung bình (σn) của các loại đá ở các khu vực mỏ

Bảng 1.11
Bảng 1.12
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 4.1

Sự chênh lệch giữa độ bền kháng nén (σn) và độ bền
kháng kéo (σk) của đá
Sự không đẳng hướng theo modul đàn hồi của các loại đá
vùng than Quảng Ninh
Khối lượng đường lũ khai thụng
Khối lượng đường lũ khai thụng
Tổ hợp thiết bị phục vụ thi cơng đào giếng chính
Tổ hợp thiết bị đào giếng chính
Kết quả thực hiện đào lò năm 2009 của các đơn vị hầm lị
TKV
Thống kê các thiết bị cơ giới hóa đào lò đá
đang sử dụng hiện nay của các đơn vị hầm lò - TKV
Kế hoạch đào lò XDCB của toàn Tập đoàn TKV từ năm
2010 đến 2015

10
13
14
15
15

23
25
27
28
31
32
34
43
46
48
49
58
63
91


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
59

Hình 3.1

Biểu đồ thực hiện đào lị 2005 á 2010

Hình 3.2

Máy đào lị AM-50Z

65


Hình 3.3

Băng tải đá giếng nghiêng Khe Chàm III

65

Hình 3.4

Máy cào đá P60-B

66

Hình 4.1

Máy đào giếng đứng

78

Hình 4.2

Máy khoan tồn tiết diện giếng

80

Hình 4.3

Gầu nhóp thi cơng giếng đứng

80


Hình 4.4

Kom bai đào lị EBJ-160SH

81

Hình 4.5

Cầu chuyển tải đá JZP-100A

81

Hình 4.6

Xe khoan 1 chng

82

Hình 4.7

Máy xúc lật hơng

82

Hình 4.8

Máy đào lị AM -50Z

83


Hình 4.9

Sơ đồ thi cơng giếng đứng 2 gầu nhóp và 2 thùng trục

85

Hình 4.10

Sơ đồ thi cơng dàn khoan, máy xúc lật và băng tải treo

86

Hình 4.11

Sơ đồ thi cơng dàn khoan, máy xúc lật và máng cào

86

Hình 4.12

Sơ đồ cơng nghệ khoan nổ kết hợp máy cào đá P-60B

87

Hình 4.13

Sơ đồ cơng nghệ sử dụng combai đào lị

89


 


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Theo Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2015, định
hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 89/2008/QĐ-TTg ngày 07/7/2008, bể than Đông Bắc và các mỏ than khác
(ngoài bể than đồng bằng Sông Hồng) phấn đấu năm 2010 đạt sản lượng than
sạch khoảng 48 ÷ 50 triệu tấn; năm 2015 đạt 60 ÷ 65 triệu tấn; năm 2020 đạt
70 ÷ 75 triệu tấn và đến năm 2025 đạt trên 80 triệu tấn. Theo dự kiến đến năm
2015 sẽ kết thúc khai thác lộ thiên vùng Hòn Gai, vùng Cẩm Phả các mỏ lộ
thiên nối thông và xuống sâu. Để đảm bảo sản lượng than thì khai thác hầm lị
cần đảm bảo cân đối bù đắp phần thiếu hụt do giảm khai thác lộ thiên nên sản
lượng hầm lò tăng lên rất nhanh từ khoảng 40% như hiện nay sẽ tăng lên đến
trên 80% vào năm 2025, vì vậy khối lượng đào lị cũng tăng nhanh đặc biệt là
lò xây dựng cơ bản, lò xây dựng cơ bản năm 2008 đào được 35.000 mét đến
2009 đào được 55.000 mét và năm 2010 dự kiến đào 85.000 mét. Chính vì
vậy việc “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao tốc độ đào lò để phục vụ
Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến
năm 2025” là cần thiết, đáp ứng kịp thời nhu cầu tạo diện sản xuất khai thác
than hầm lò.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

Đối tượng nghiên cứu là giải pháp nâng cao tốc độ đào lò để phục vụ
chiến lược phát triển Ngành than đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025;
Phạm vi nghiên cứu là các khoáng sàng hầm lị trong đó chủ yếu là bể

than Đơng Bắc phục vụ Chiến lược phát triển Ngành than đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2025.
3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:


2

Đánh giá điều kiện địa chất các khoáng sàng hầm lò phục vụ Chiến lược
phát triển Ngành than đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 than theo
điều kiện đào lị;
Phân tích, đánh giá điều kiện trang thiết bị, năng lực đào lò của các đơn
vị hầm lò trong Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt nam (TKV);
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao tốc độ đào lò để phục vụ
chiến lược phát triển ngành Than đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu điều kiện địa chất các khống sàng hầm lị trong Chiến
lược phát triển Ngành than Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm
2025 than theo điều kiện đào lị;
- Phân tích, đánh giá điều kiện trang thiết bị, năng lực đào lò của các đơn
vị hầm lị trong Tập đồn TKV;
- Phân tích các thiết kế kỹ thuật mỏ hầm lị, thiết kế tổ chức thi cơng đào
lị đang áp dụng;
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao tốc độ đào lò nhằm đảm bảo đủ
diện khai thác đảm bảo sản lượng theo chiến lược phát triển Ngành than Việt
Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Phương pháp thu thập tài liệu;
Phương pháp khảo sát điều kiện địa chất;

Phương pháp đánh giá hiện trạng công nghệ đào lị và lựa chọn cơng
nghệ đào lị hợp lý;
Phương pháp thống kê phân tích các kết quả;
Phương pháp thiết kế: Thiết kế đào lò, lựa chọn các tham số đào lị và tổ
chức thi cơng đào lị nhằm nâng cao tốc độ đào lò.


3

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:

6.1. Ý nghĩa khoa học: Phương pháp luận về khả năng áp dụng cơng
nghệ đào lị, tổ chức thi cơng đào lị hợp lý để nâng cao năng lực đào lò;
6.2. Giá trị thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp
cho Tập đoàn TKV lựa chọn các giải pháp hợp lý để nâng cao tốc độ đào lò
đáp ứng nhu cầu diện khai thác than hầm lò đảm bảo sản lượng theo chiến
lược phát triển Ngành than đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.
7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
7.1. Đánh giá, phân tích lý thuyết, lựa chọn giải pháp hồn thiện cơ cấu
tổ chức, lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi cơng, tổ chức đào lị đảm
bảo khối lượng đào lò phục vụ Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam
đến năm 2015, định hướng đến năm 2025.
7.2. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác đào lị
xây dựng cơ bản cho các mỏ than hầm lị tại khống sàng than Đơng Bắc.
7.3. Các giải pháp hồn thiện cơng tác đào lị xây dựng cơ bản cho các
mỏ than hầm lị góp phần giảm chi phí đào lị, tăng tốc độ đào lò, tăng năng
suất lao động, giảm thời gian đưa mỏ vào sản xuất và giảm lãi vay đầu tư.
8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
Luận văn gồm 4 chương và Kết luận kiến nghị, 98 trang, bao gồm 17
hình vẽ và 19 bảng.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trường Đại
học Mỏ - Địa chất, Ban lãnh đạo khoa Mỏ, phòng Đại học và sau đại học, tập
thể thầy giáo bộ môn Khai thác hầm lò và nhất là GS.TSKH. Lê Như Hùng đã
dành rất nhiều công sức và tâm huyết hướng dẫn tôi hồn thành luận văn này.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các Công ty hầm lị, các
đơn vị tư vấn, các Ban của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt
Nam và các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình
thực hiện luận văn.


4

CHƯƠNG 1
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÁC KHỐNG SÀNG HẦM
LỊ TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN VIỆT NAM ĐẾN NĂM
2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 THAN THEO ĐIỀU KIỆN ĐÀO LÒ.

1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CHUNG CÁC KHOÁNG SÀNG THAN VIỆT
NAM:

1.1.1. Đặc điểm cấu trúc địa chất Bể than Đông Bắc (Quảng Ninh):
Bể than Quảng Ninh nằm về phía Đơng Bắc Việt Nam, kéo dài 130 km
từ Phả Lại đến Vạn Hoa, bề rộng từ 10÷ 30km, diện tích khoảng 1.400km2.
Bể than có vị trí và các điều kiện về địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế rất thuận lợi
cho việc phát triển công nghiệp khai thác và xuất khẩu than.
1.1.1.1. Đặc điểm cấu trúc địa chất:
Các mỏ than trong bể than Quảng Ninh chịu tác động của hoạt động uốn
nếp và đứt gãy rất mạnh, than bị biến chất cao. Trong bể than Quảng Ninh có
trên 84,5% số mỏ than thuộc nhóm mỏ III, chỉ một số ít thuộc nhóm mỏ II và
nhóm mỏ IV. Tuy nhiên, việc phân chia nhóm mỏ về bản chất chỉ là trị số

trung bình. Mỗi mỏ than đều có các trường hình học riêng trong từng khối
kiến trúc đồng nhất bậc cao và đều có đặc tính dị hướng hình học với hệ số dị
hướng khác nhau.
Trong bể than Quảng Ninh có một số ít mỏ hoặc khu mỏ than cần được
xếp vào nhóm mỏ thăm dị IV (ví dụ vỉa dầy Lộ Trí có hệ số biến thiên về
chiều dày vỉa tự nhiên, chiều dày vỉa công nghiệp, chiều dày riêng than, chiều
dày lớp đá kẹp đều trên 100÷ 150%). Ngồi ra, ln có tính trạng một mỏ tồn
tại các vỉa than thuộc nhóm III (chiếm trữ lượng chủ yếu > 50%) lại có mặt
một số vỉa thuộc nhóm mỏ II, thậm chí vỉa rất ổn định. Tuy chúng có tỷ trọng
trữ lượng nhỏ hơn 50% so với tổng trữ lượng mỏ, song lại có điều kiện khai


5

thác rất thuận lợi. Trong trường hợp như vậy rõ ràng phải chú ý đến việc điều
chỉnh mật độ mạng lưới thăm dò và đánh giá cấp trữ lượng .
Những kết quả nghiên cứu tướng đá cổ địa lý đã chỉ ra rằng: không phải
tất cả các mỏ than, các vỉa than đều được thành tạo trong một điều kiện trầm
tích tướng đá và cổ địa lý giống nhau.
- Kiến trúc địa chất cơ bản của bể than là một địa hào dạng bậc được phát
sinh và phát triển trong đới kiến trúc chồng Caledoni. Theo Trần Văn Trị và
nnk (1990), địa hào chứa than Quảng Ninh được tạo bởi cơ chế kiến tạo hoạt
hoá trên vỏ lục địa đã bắt đầu được cố kết.
- Địa tầng chứa than có tuổi Nori-Rêti, bao gồm các thành tạo trầm tích
điệp Hịn Gai (T3n-r hg) với bề dày từ 3.000m ÷ 5.000m, trong đó phụ điệp
Hịn Gai dưới dày 1500m và phụ điệp Hịn Gai trên mỏng hơn (dày từ 300 ÷
500m). Các trầm tích chứa than điệp Hịn Gai nằm lấp đầy khơng khớp đều
lên trên các thành tạo trầm tích thuộc phức hệ uốn nếp móng Caledoni và Epi
caledoni.
- Mơi trường trầm tích trong bể than thuộc loại biến đổi mạnh và rất

phức tạp, khó phát hiện các quy luật về nhịp trầm tích và quy luật biến đổi về
tướng trầm tích. Có mặt trong bể than các kiểu tướng trầm tích lục địa (kiểu
tướng lị tích, sườn tích, tướng cát kết, bột kết, sạn kết lịng sơng, tướng đầm
lầy than bùn) và tướng lục địa ven biển (tướng tam giác châu, tướng vũng
vịnh). Các vỉa than công nghiệp trong bể than Quảng Ninh phân bố chủ yếu
trong tướng lục địa kiểu tướng đầm lầy than bùn.
- Bình đồ kiến trúc bể than Quảng Ninh bị các hệ thống đứt gãy phân
thành 11 khối kiến trúc bậc IV (Trần Văn Trị, Lê Duy Bách, và nnk 1990)
gồm các khối: Hồ Thiên, Yên Tử, Đồng Vông, Phả Lại, Đông Triều, Mạo
Khê - Tràng Bạch, Đơng ng Bí, n Lập, Hịn Gai, Cẩm Phả, Kế Bào.


6

Trong từng khối kiến trúc bậc IV các trầm tích chứa than bị các đứt gãy
trung bình và nhỏ chia cắt. Hoạt động uốn nếp cũng xảy ra mạnh mẽ với các
trường ứng lực khác nhau tạo nên nhiễu khối kiến trúc đồng nhất tương đối
bậc cao hơn. Những kết quả thống kê thực tế về quy mô và thứ bậc các đứt
gẫy, uốn nếp trong các mỏ than và bể than Quảng Ninh cho thấy các trầm tích
chứa than và các vỉa than trong mỏ than Quảng Ninh đã trải qua quá trình
biến dạng và đứt gãy rất phức tạp.
Các mỏ than trong bể than Quảng Ninh ln có đặc tính dị hướng về
chiều dày vỉa, dị hướng về cấu trúc nội bộ, dị hướng về hình thái. Đặc biệt
trên từng khu vực, hệ số dị hướng cũng rất khác nhau. Do đó trên từng khu
vực thăm dị mạng lưới thăm dị cần tương ứng với các đặc tính dị hướng
trong khu vực. Đặc biệt là đặc tính dị hướng về điều kiện thế nằm được thể
hiện bằng hình thái các uốn nếp bậc cao dạng tuyến hoặc dạng uốn nếp đoản.
Các uốn nếp bậc cao cần phải làm sáng tỏ khi tiến hành thăm dị chi tiết.
Có thể nói, kiến tạo là một trong số những yếu tố cấu trúc địa chất chính
có vai trị quyết định đến hiệu quả trong thăm dò và tổ chức đào lò khai thác

các mỏ than.
1.1.1.2. Đặc điểm địa tầng:
Địa tầng chứa than của bể than Quảng Ninh bao gồm các thành tạo địa
chất thuộc giới MÊZÔZÔI, Thống trên bậc Nori - Reti, Hệ tầng hòn Gai
(T3n-r hg).
Trong phạm vi bể than, các trầm tích của hệ tầng Hịn Gai có diện tích
phân bố lớn nhất, tập trung thành 2 dải lớn gần vĩ tuyến chạy dọc giữa khu
vực vùng Bảo Đài và Phả Lại - Kế Bào.
Theo tài liệu trọng lực "Báo cáo thành lập bản đồ cấu trúc địa chất đáy
trầm tích chứa than phần Đơng Bể than Đơng Bắc cho thấy: đáy trầm tích


7

chứa than dải than Phả Lại - Kế Bào, đoạn từ Phả lại đến Cửa Ơng có chiều
sâu lớn nhất trên 4000m so với bề mặt địa hình hiện tại.
Thành phần của hệ tầng bao gồm các lớp trầm tích hạt vụn và sét xen kẽ
nhau chứa các vỉa than đá với trữ lượng lớn.
Trầm tích chứa than bể than Quảng Ninh được các nhà địa chất thống
nhất xếp vào tuổi (T3n - r) và có tên là hệ tầng Hòn Gai. Thành phần vật chất
gần như đồng nhất và sự lặp lại đơn điệu của các lớp đá giống nhau trong mặt
cắt, rất khó khăn khi phân chia địa tầng và việc so sánh mặt cắt chỉ mang ý
nghĩa tương đối.
Dựa trên cơ sở hoá đá và mật độ chứa than hệ tầng Hòn Gai được chia ra
3 phụ hệ tầng:
Phụ hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n - r hg1) chủ yếu là trầm tích hạt thơ
khơng chứa than.
Phụ hệ tầng Hòn Gai giữa (T3n - r hg2) gồm các trầm tích lục địa xen kẽ
các nhịp trầm tích vũng vịnh chứa các vỉa than công nghiệp.
Phụ hệ tầng Hòn Gai trên (T3n - r hg3) gồm các trầm tích hạt thơ khơng

chứa than.
Phụ hệ tầng hịn Gai dưới (T3n-r hg1):
Phụ hệ tầng Hòn Gai dưới lộ ra thành dải hẹp dọc theo ranh giới phía
nam dải than từ Cửa Ông - Cẩm Phả đi Hồng Gai.
Đặc điểm chung của phụ hệ tầng là sự sen kẽ của các lớp đá hạt thô bao
gồm cuội kết, sạn kết, cát kết và ít lớp bột kết, sét kết, sét than. Đơi khi cũng
có thấu kính than mỏng. Thành phần vật chất thay đổi phức tạp, kích thước
hạt, độ lựa chọn, độ mài trịn khơng giống nhau trên các mặt cắt.
- Khu vực Nam Cửa Ơng, Cẩm Phả, Hịn Gai, các trầm tích hạt thơ của
phụ hệ tầng nằm trực tiếp trên đá vôi (C - P bs). Mặt cắt đặc trưng của phụ hệ
tầng từ dưới lên.


8

- Dưới cùng là lớp cuội kết dày 5 ÷ 6m nằm trực tiếp trên mặt bào mòn
của đá phiến silic tuổi Pécmi muộn (P2bc) lên trên là sạn kết màu xám sáng,
vàng nhạt xen kẹp cát kết thạch anh hạt lớn, hạt trung màu xám sáng dày
khoảng 10m. Chiều dày tập khoảng 60 ÷ 70m.
Chiều dày phụ hệ tầng Hịn Gai dưới 310 ÷ 330m.
Phụ hệ tầng Hịn Gai giữa (T3n - r hg2):
- Phụ hệ tầng Hòn Gai giữa phân bố rất rộng trong bể than. Các trầm tích
của phụ hệ tầng quan sát rõ được trên các mặt cắt địa chất có các cơng trình
khoan qua.
Đặc điểm chung của phụ hệ tầng là các trầm tích dạng nhịp kiểu lục địa
và chuyển tiếp xen kẽ nhau, bao gồm các lớp cuội kết, cát kết, bột kết, sét kết,
sét than và các vỉa than, chứa phong phú hoá đá thực vật và ít hố đá động
vật. Đá phân lớp từ mỏng đến dày hoặc dạng khối, phát triển các dạng phân
lớp xiên chéo, phân lớp sóng.
Sự thay đổi tướng đá rất phức tạp, các lớp đá biến đổi mạnh theo chiều

ngang.
Các vỉa than hay bị tách vỉa hoặc vát mỏng, đơi khi rất đột ngột. Các bào
mịn, rửa lò địa phương cũng thường thấy.
Mặt cắt địa chất ở từng nơi rất khác nhau về chiều dày địa tầng, số lượng
vỉa than cũng như các đặc điểm về thạch học, tướng đá trầm tích.
Trong địa tầng chứa than chưa xác định được tầng chuẩn hoặc lớp đánh
dấu. Vì vậy việc đồng danh tên các vỉa than rất khó khăn ngay cả đối với từng
khu thăm dò.
Các nếp uốn, đứt gãy phức tạp làm biến vị mạnh các lớp, càng làm cho
việc đồng tên khó hơn. Việc so sánh liên hệ các vỉa than, tập vỉa chỉ có thể
thực hiện được đối với một số vỉa, tập vỉa trong từng khối địa chất, khi chúng
có những đặc điểm gần gũi nhau.


9

Trên mặt cắt ráp nối các khu thăm dị có thể quan sát được đặc điểm của
mặt cắt, của vỉa than, tập vỉa, độ chứa than, các đặc điểm thạch học, tướng đá,
các dấu hiệu hố đá.
Trong từng diện tích nhỏ có thể sử dụng một vài lớp đá hoặc vỉa than có
những đặc điểm rõ rệt như những lớp chuẩn có tính địa phương.
Phụ hệ tầng Hịn Gai giữa, trên cơ sở theo dõi đặc điểm địa tầng, dấu
hiệu cổ sinh và tướng đá được chia ra 4 tập từ dưới lên như sau:
Tập 1 (T3n - r hg 12):
Nằm chuyển tiếp trên T3n - r hg1. Ranh giới giả định là vỉa than dưới
cùng của mặt cắt ở khu Hà Tu - Hà Lầm. Các nơi khác phần nhiều các cơng
trình khoan chưa khoan hết địa tầng dưới của tập vỉa. Ranh giới trên của tập
được giả định qua vách vỉa (V.5) Mông Dương, Hà Tu, Hà Lầm (V.2), Khe
Chàm, Khe Tam (V.3) Ngã Hai. Đặc điểm chung của tập là các đá hạt mịn
chiếm chủ yếu: Cát kết hạt nhỏ, bột kết, sét kết màu xám sẫm, phân lớp

ngang. Trên mặt lớp thường có hố đá thực vật bảo tồn tốt và kết hạch siđêrit.
Vỉa than có chiều dày mỏng, khơng ổn định, ít vỉa đạt giá trị công nghiệp.
Cấu tạo vỉa từ đơn giản đến phức tạp. Các vỉa than thường tập trung ở phần
cao của tập. ở tập này các trầm tích tướng hồ đóng vai trị chính. Thuộc tập 1
khối Cẩm Phả, địa tầng có chứa từ 6 ÷ 12 vỉa than trong đó có từ 2 ÷ 6 vỉa có
giá trị cơng nghiệp. Các vỉa mỏng khơng duy trì nên trữ lượng khơng lớn.
Thuộc khối Hịn Gai có 6 ÷ 8 vỉa than, 5 ÷ 6 vỉa đạt chiều dày cơng nghiệp.
Các vỉa than có chiều dày lớn là đối tượng của cơng tác thăm dò.
Tập 2 (T3n - r hg22):
Nằm chuyển tiếp trên tập 1. Ranh giới vạch giả định qua vách các vỉa
than, V.5 - Mông Dương, V.2 - Khe Chàm, Khe Tam, V.3 - Ngã Hai, V.5 Hà Tu - Hà Lầm, Bình Minh. Ranh giới trên vạch qua vách (V.8) ở Hồng Gai,


10

Cẩm Phả. Tập 2 chứa từ 3 ÷ 7 vỉa than. Các vỉa than có chiều dày lớn và trữ
lượng đáng kể tập trung ở Hà Tu - Hà Lầm.
Tập 3 (T3n - r hg32):
Tập 3 chuyển tiếp trên tập 2. Ranh giới trên của tập được xác định qua
vách các vỉa (V.14) vùng Cẩm Phả. Diện lộ của tập rất phổ biến ở hầu hết các
khu mỏ thường là thành phần nhân của các nếp lõm hoặc cánh nếp lồi lớn.
Khu vực Hà Tu - Hà Lầm hầu như vắng mặt các trầm tích của tập 3. Thành
phần đặc trưng của tập là đá hạt thô gồm cuội kết màu xám sáng đến xám
sẫm, sạn kết, cát kết, hạt thơ đến trung bình. Các đá cát kết hạt nhỏ, bột kết,
sét kết và sét than có chiều dày khơng lớn, phân lớp xiên thoải, xiên chụm,
phát triển nhiều mặt bào mịn. Tướng trầm tích aluvi chiếm ưu thế, tướng
prơluvi có hố đá động vật nước mặn. Tập chứa 6÷ 15 vỉa than trong đó từ 6 ÷
7 vỉa có giá trị cơng nghiệp là đối tượng của thăm dị và khai thác. Các vỉa
than dày, cấu tạo phức tạp, thường hay phân nhánh, tách thành các vỉa phụ ở
Khe Chàm có tới 12 ÷ 15 vỉa và vỉa phụ. Chiều dày từ 1,93 ÷ 5,01m. Ngã Hai

có 6 vỉa dày 1,52 ÷ 3,39m. Chiều dày của tập biến đổi lớn từ 250 ÷ 550 m.
Tập 4 (T3n - r hg42):
Nằm chuyển tiếp trên tập 3. Ranh giới giả định xác định qua vách vỉa
tương đương với vỉa 21 Khe Tam - Ngã Hai. Tập 4 phân bố rời rạc trong nhân
một số nếp lõm lớn khu Cẩm Phả, tây Hòn Gai. Thành phần của tập chủ yếu
là đá hạt thô: Cuội kết, sạn kết, cát kết tạo thành các nhịp bồi tích, lị tích
phức tạp. Chiều dày lớp, độ hạt không ổn định biến đổi nhanh theo đường
phương hướng cắm. Phát triển nhiều mặt bào mòn trong tầng. Tập chứa 7 ÷
11 vỉa than, giá trị trữ lượng nhỏ. Chỉ có một số vỉa có giá trị như vỉa 17
(Bàng Nâu, Khe Tam, Ngã Hai) vỉa này có chiều dày lớn ở Khe Chàm 6,12m,
dày nhất ở Bàng Nâu tới 20m sang Khe Tam 2,99m giảm dần về phía Tây.
Các vỉa than của tập rất không ổn định, chiều dày mỏng, cấu tạo phức tạp


11

nhiều nơi chỉ là sét than hoặc sét màu đen. Chiều dày của tập biến đổi từ 350
÷ 500m.
Bảng 1.1.Giới hạn phân chia tập của phụ hệ tầng Hòn Gai giữa (T3n-r hg2)
Khu mỏ
Mông Dương

Tập 1 (T3n - r Tập 2 (T3n - r Tập 3 (T3n - r Tập 4 (T3n - r
hg12)

hg22)

hg32)

hg42)


V.1 đến vách Đến vách V.8 Đến vách V.14
V.5

K Chàm, K Tam V.1 đến vách Đến vách V.8 Đến vách V.14
V.2
Ngã Hai, Hà
Ráng, Bắc Bàng
Danh

V.1 đến vách
V.3

Hà Tu, Hà Lầm, V.1 đến vách
Bình Minh

V.5

Đến vách
V.21

Đến vách V.8 Đến vách V.14

Đến vách
V.21

Đến vách V.8 Đến vách V.14

Mạo Khê
Tràng Bạch

Vàng Danh
Đồng Rì

V.1 đến vách

V.4 ÷ vách

V.3

V.8A

V.1 đến vách

V.4 ÷ vách

V.3

V.8A

V.8A ÷ V.11
V.8A ÷ V.11

Phụ hệ tầng Hịn Gai trên (T3n - r hg3):
Phụ hệ tầng Hòn Gai trên chuyển tiếp liên tục trên phụ hệ tầng Hòn Gai
giữa. Ranh giới được vạch giả định qua vách vỉa (LK.21) từ Khe Chàm đến
Bàng Danh. Mặt cắt của phụ điệp chủ yếu là các đá hạt thô: Cuội kết, sạn kết
thạch anh, hạt không đều, cát kết hạt lớn sen các lớp mỏng bột kết, sét kết


12


màu xám. Thành phần hạt vụn thường đơn giản. Đá rắn chắc, thường gặp
dạng khối, các đá hạt nhỏ đôi chỗ có phân lớp xiên chéo. Đá sáng màu: xám
sáng, xám trắng. Nghèo vật chất hữu cơ, có chứa di tích thực vật bảo tồn xấu.
Địa tầng của phụ điệp ở các khu Khe Chàm, Ngã Hai, Bàng Danh cũng có
chứa một vài vỉa than dạng thấu kính mỏng, hầu hết khơng có giá trị cơng
nghiệp. Nằm trên lớp cuội là tập hợp các đá cát kết, bột kết, sét kết dạng lớp
mỏng hoặc thấu kính, có chứa kết hạch Siđêrit nhỏ 1÷ 2mm. Chiều dày chung
của phụ điệp thay đổi từ 300÷ 600m, chỗ dày nhất tới 750m.
1.1.1.3 Đặc điểm cấu tạo vỉa than:
Các mỏ than, các khoáng sàng than thuộc bể than Quảng Ninh hầu hết đã
được tiến hành thăm dò sơ bộ (TDSB) và thăm dò tỷ mỷ (TDTM) một số mỏ
đã tiến hành thăm dò khai thác (TDKT). Đặc điểm chung địa chất - cấu tạo
vỉa và chất lượng công nghiệp các mỏ than thể hiện như sau:
Trong bể than Quảng Ninh, khơng có những khu vực xuất lộ đá móng.
Mặt cắt tầng sản phẩm có chiều dày rất khơng ổn định, có nơi chỉ đạt khoảng
500m (Khe Chàm), có nơi đạt đến 2.900m (Tràng Bạch). Số lượng vỉa than
cũng thay đổi rất nhanh có nơi chỉ 1 ÷ 2 vỉa, có nơi đạt trên 60 vỉa. Trên bình
đồ có khoảng 25% diện tích bể than có độ chứa than từ trung bình đến cao
hoặc rất cao. Có gần 60% diện tích bể than có độ chứa than thấp. Theo cột địa
tầng thì ở phụ điệp Hịn Gai giữa có 19 ÷ 23 vỉa than cơng nghiệp, ở phụ điệp
Hịn Gai trên chỉ có 3 vỉa than công nghiệp. Khoảng cách địa tầng giữa vách
của vỉa dưới và trụ của vỉa trên thường thay đổi mạnh mẽ và khơng có quy
luật. Rất ít trường hợp nằm song song với nhau; ngay bản thân vách và trụ vỉa
cũng khơng ít trường hợp là khơng song song với nhau. Trong bể than Quảng
Ninh, các vỉa than luôn tồn tại nhiều lớp đá kẹp, số lượng các phân vỉa than
có thể thay đổi từ 2 ÷ 3 cho đến 30 ÷ 40 trong vỉa than. Đặc biệt mức độ biến


13


đổi chiều dày của chúng thường lớn hơn chiều dày vỉa tự nhiên hoặc chiều
dày vỉa công nghiệp.
Các vỉa than trong bể than Quảng Ninh có chiều dày từ kiểu vỉa rất mỏng
đến vỉa dày và đặc biệt dày. Trong đó vỉa rất mỏng (< 0,5m) chiếm 5,8%, vỉa
mỏng (0,5 ÷ 1,2m) chiếm 1÷ 7%, vỉa trung bình (1,21 ÷ 3,5m) chiếm 42,7%,
vỉa dày (3,5 ÷ 15,0m) chiếm 34% và đặc biệt dày chiếm 0,5%.
Các thông số chiều dày chung, chiều dày riêng than, chiều dày lớp kẹp,
chiều dày công nghiệp của các vỉa than thay đổi rất phức tạp theo quy luật
loga chuẩn và gamma với hệ số biến thiên thuộc loại vỉa có chiều dày khơng
ổn định.
Trong các vỉa than trung bình có mặt từ 4 ÷ 20 lớp đá kẹp tạo nên những
vỉa than có cấu trúc nội bộ thuộc loại phức tạp, hầu như khơng tìm thấy trong
các mỏ than loại vỉa có cấu trúc nội bộ đơn giản.
Các vỉa than thường phổ biến kiểu dạng vỉa thấu kính, hiếm gặp dạng vỉa
thấu kính dạng lớp, hoặc kiểu vỉa song song. Thường gặp kiểu vỉa phân nhánh
tái hợp, phân nhánh dạng đi ngựa (khống sàng Khe Chàm), một vài nơi
phân nhánh dạng chữ Z. Những kết quả đánh giá mức độ phức tạp về hình
dạng vỉa cho thấy hầu hết các vỉa than có hình dạng từ phức tạp đến đặc biệt
phức tạp.
1.1.2. Đặc điểm địa chất than Abitum mỏ Bình Minh - Khối Châu và
Đồng Bằng Bắc Bộ:
1.1.2.1. Địa tầng:
Trầm tích Đệ tứ với chiều dày 110m đến 130m trung bình 120m.
Địa tầng chứa than thuộc hệ NEOGEN-thống Mioxen - phụ thống trên phụ Điệp Tiên Hưng dưới (N13th1). Chiều dày trung bình địa tầng chứa than
trên 740 m được phân chia thành 5 tập:
Tập 1 từ trụ vỉa 1 đến vách vỉa 5 chiều dày từ 50m÷ 130m; TB là 94m.


14


Tập 2 từ trụ vỉa 6 đến vách vỉa 8 chiều dày từ 39m ÷ 70m; TB là 54m.
Tập 3 từ vách vỉa 8 đến trụ vỉa 10 chiều dày từ 60m ÷ 140m; TB là
100m.
Tập 4 từ trụ vỉa 10 đến vách vỉa 14 chiều dày từ 50m ÷ 90m; TB là 78m.
Tập 5 từ trụ vỉa 15 đến vách vỉa 19 chiều dày từ 207 ÷ 490m; TB là
415m.
1.1.2.2. Đặc điểm cấu tạo các vỉa than chính:
Khống sàng Bình Minh - Khối Châu có 19 vỉa than (1 đến 19), trong
đó có 5 vỉa có giá trị cơng nghiệp là V3, 4, 14, 15 và 17.
Bảng 1.2. Đặc điểm cấu tạo các vỉa than
Tên
vỉa

Chiều dày vỉa (m)

Đặc điểm cấu

Đặc tính ổn

Khoảng cách vỉa

tạo vỉa

định

liền kề (m)

17


0,98÷9,71 (4,05)

TĐ phức tạp

TĐ ổn định

18,6÷66,5 (45,0)

15

0,4 ÷5,91 (3,71)

TĐ đơn giản

TĐ ổn định

46,3÷105,0 (45,0)

14

0,38÷14,29 (4,89)

TĐ đơn giản

TĐ ổn định

8,0÷5,0 (60,0)

4


0,19÷6,76 (3,08)

TĐ đơn giản

TĐ ổn định

1,5÷27,0 (60,0)

3

0,58÷19,09 (6,95)

TĐ đơn giản

TĐ ổn định

2,0÷18,0 (12,0)

1.1.2.3. Độ chứa khí:
- Độ chứa khí CH4 và H2 thuộc loại I (ĐCK trung bình <2m3/T).
- Độ chứa khí H2 trung bình 0,21cm3/gKC
- Độ chứa khí CH4 trung bình 0,17cm3/gKC
1.1.2.4. Địa chất thuỷ văn tầng Đệ tứ.
- Tầng trên (từ mặt đất đến -44,52), hệ số thấm K=5,58m/ng.
- Tầng dưới (từ -44,52 đến hết tầng Đệ tứ), hệ số thấm K = 29,6 m/ng.
- Hệ số thấm trung bình tầng Neogen. K = 0,37 m/ng.


15


- Chiều dày tầng đá chứa nước:
+ Tầng Đệ tứ: 93,5 m.
+ Tầng Neogen: M= 41%.
1.1.2.5. Tính chất cơ lý của đất đá:
Bảng 1.3. Tầng Đệ tứ
Các chỉ tiêu

Lớp 1

Tên đá

Chiều sâu
phân bố (m)

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Sét

Bùn

Sét

Cát

pha


sét

pha

pha

0÷5

5÷15

5,0

10,0

4,0

16,0

0,9

0,2

0,5

1,5

Chiều dày TB
(m)

Lớp 5


Lớp 6

cát

cát

Sét

hạt

hạt

pha

trung

Lớp 7

trung

Lớp 8
Cuội
sỏi
lẫn
cát

43 ÷

52,5


56,5÷

52,5

÷56,5

115

8,0

9,5

4,0

58,0

3,0

1,1

3,0

6,0

15÷19 19÷35 35÷43

áp lực tính
tốn
(Kg/cm2)


Bảng 1.4. Tầng Neogen

Tên đá

Tỷ lệ;
%

Kháng

Kháng

Tỷ

nén;

kéo;

trọng;

Kg/Cm2 Kg/Cm2

g/cm3

Lực
dính
kết;
Kg/Cm2

Góc nội

ma sát;
độ

2,72

Độ
rỗng; %

Sạn kết

1,0

20,81

23,58

Cát kết

39,0

59,85

19,78

2,69

46,04

37,59


21,39

Bột kêt

25-28

43,17

6,92

2,71

12,70

32,48

23,31

Sét kết

20,0

39,22

10,89

2,70

13,73


27,00

20,38

Than

5,0

86,48

6,30

1,60

12,21

36,00

17,40


16

Bảng 1.5. Đặc điểm cơ lý đá vách các vỉa than
Cường độ kháng nén trung

Hệ số độ cứng trung bình

bình đá vách; Kg/Cm2


đá vách; (F)

17

35,87

0,36

2

15

41,84

0,42

3

14

74,28

0,74

4

4

47,73


0,48

5

3

41,89

0,42

TT

Tên vỉa than

1

1.1.3. Đặc điểm địa chất các mỏ than vùng Nội địa:
1.1.3.1. Mỏ than Na Dương:
Tầng chứa than ở mỏ Na Dương nằm trong trầm tích có tuổi Neogen.
Thành phần chủ yếu là các đá hạt mịn. Chiều dầy trung bình của tầng là
330m.
Khu mỏ có cấu tạo chung là một nếp lõm lịng chảo khơng đối xứng, trục
nếp lõm có phương gần Đơng Tây. Độ dốc các cánh thường từ 180 ÷ 340. Độ
dốc nham thạch giảm dần về phía trung tâm lịng chảo, góc dốc chỉ cịn từ 80
÷ 100. Các vỉa than thường có dạng đơn tà, theo đường phương chúng hay bị
uốn cong, theo hướng dốc đôi chỗ bị uốn tạo thành nếp uốn nhỏ. Nhìn chung
khu mỏ có điều kiện kiến tạo tương đối đơn giản.
Than mỏ Na Dương là than nâu - lửa dài có hàm lượng tro và lưu huỳnh
cao. Than có sự tự phân huỷ, bở dời cùng với các đá sét than làm cho độ tro
tăng ở các cấp hạt mịn, than càng mịn thì độ tro càng cao. Than Na Dương

thuộc loại than khó tuyển.
1.1.3.2. Mỏ than Khánh Hồ:
Trầm tích chứa than mỏ Khánh Hồ được xếp vào Hệ Trias, thống
thượng, bậc Nori - Rêti, điệp Bá Sơn (T3n-rbs Bá Sơn). Tầng trầm tích này


17

phân bố từ Cao Ngạn, qua Quán Triều dọc theo thung lịng Nam Tiền làng
Ngó An Khánh - Ba Sơn, với chiều dài trên 6 km.
Khu mỏ có cấu tạo một nếp lõm lớn chạy theo phương Tây Bắc - Đơng
Nam. Trục nếp lõm nổi cao tại phía Đơng. Về phía Tây-Bắc, hai cánh nếp lõm
mở rộng ra và chìm sâu xuống. Góc dốc hai cánh rất lớn, từ 550 ÷ 800, đôi chỗ
vỉa than cắm đảo, cánh nam thường cắm dốc hơn cánh Bắc. Phần đáy nếp lõm
có nhiều nếp uốn nhỏ bậc 2 làm cho cấu tạo khu mỏ càng thêm phức tạp.
Than mỏ Khánh Hoà là than antraxit có màu đen, ánh mờ, mềm bở, hạt
mịn. Tỷ lệ than cục thấp, tính bền cơ học khơng cao, dễ vỡ vụn. Loại than cục
có độ bền cao thường có lẫn vật chất vơi (than kẹp vơi) nên độ tro than cũng
cao. Than thuộc loại có hàm lượng lưu huỳnh cao, trong đó hàm lượng lưu
huỳnh hữu cơ chiếm 38%, lưu huỳnh Sunfur chiếm 55%, lưu huỳnh Sunfat
chiếm 7%.
1.1.3.3. Mỏ than Núi Hồng:
Tầng trầm tích chứa than Văn Lãng có tuổi Nori-Reti (T3 n-r vl). Trong
đó các vỉa than được phân bố trong phụ điệp giữa và phụ điệp trên (T3n-r
vl2), (T3n-r vl3).
Khống sàng Núi Hồng có cấu tạo dạng phức nếp lõm khơng đối xứng,
có đáy nằm bất chỉnh hợp lên các trầm tích cổ. Trong phức nếp lõm có các
uốn nếp nhỏ.
Than Núi Hồng thuộc loại than bán antraxit có màu đen, khi khơ có màu
đen phớt nâu, ánh mờ, xốp nhẹ, khi ngậm nước than nhão như bùn dẻo. Hàm

lượng lưu huỳnh từ 1,5% ÷ 3%, thuộc nhóm có hàm lượng lưu huỳnh trung
bình. Nhiệt lượng trung bình trên 8000 Kcal/kg thuộc loại tương đối cao.


18

1.1.3.4. Mỏ than Khe Bố:
Trầm tích chứa than mỏ Khe Bố có tuổi Neogen (N) được thành tạo
trong những kiến tạo nhỏ và hẹp có dạng một hình elíp chạy theo phương Tây
Bắc - Đơng Nam. Trầm tích chứa than có chiều dầy khoảng 240m.
Cấu tạo chung của khu mỏ là một nếp lõm hình elíp có trục kéo dài theo
phương Tây Bắc - Đông Nam. Nếp lõm mở rộng ở phía Tây Bắc và thu hẹp ở
phía Đơng Nam. Phần Tây Bắc nếp lõm bị đứt gẫy F1 cắt qua.
Than ở mỏ Khe Bố thuộc nhóm than mỡ có độ tro trung bình cao, hàm
lượng lưu huỳnh trung bình.
1.1.4. Đặc điểm địa chất than bùn Việt Nam:
1.1.4.1. Khái quát về các mỏ than bùn Việt Nam:
Ở Việt Nam, than bùn mới được phát hiện ở giữa thế kỷ 20, tuy nhiên
nhờ chủ trương tích cực của Nhà nước nên việc điều tra, khảo sát và thăm dò
đã tiến triển rất nhanh do tận dụng được các khả năng thăm dị khảo sát của
các tỉnh và các đồn thăm dị của Trung ương. Thời kỳ đầu những năm 60, để
góp phần vào việc làm giảm những thiếu hụt trong việc phát triển và khôi
phục kinh tế của đất nước. Nhà nước ta đã có chủ trương sớm tổ chức khảo
sát, thăm dò và đánh giá nguồn tài nguyên than bùn sẵn có, phong phú, nằm
rải rác khắp các tỉnh của đất nước. ở miền Nam, sau ngày giải phóng năm
1975, các cơng việc khảo sát, thăm dị và đánh giá cũng được tiến hành một
cách cấp bách ở nhiều khu vực, trong 10 năm đã thăm dò trên 100 điểm và
mỏ than bùn của Miền nam. Các mỏ than bùn của nước ta phân bố khá rộng
và đều khắp trong cả nước. Tổng số điểm và mỏ than bùn có trên 216 điểm. ở
miền Bắc và miền Trung các mỏ thường là loại mỏ vừa và nhỏ. Các mỏ than

bùn lớn tập trung ở các tỉnh đồng bằng Nam bộ. Tài nguyên than bùn của Việt
Nam được phân bố rải rác và đều trên khắp đất nước, là một ưu đãi của thiên
nhiên với đất nước ta vì việc khai thác và sử dụng than bùn phù hợp và rất


×