Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

vo ly cho nganh giao duc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.17 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tại sao nghề Sư phạm bị “chê”?</b>



<b>(Dân trí) - Nghề dạy học đang ngày càng trở nên giảm sức hấp dẫn. Thậm chí khi </b>
<b>em học sinh nào đó, nhất là những em lực học khá giỏi, chọn thi Sư phạm cịn bị </b>
<b>xem là “có vấn đề”.</b>


<b> >> Xót lịng… 2 hũ sữa chua</b>


<b> >> 40% giáo viên khơng muốn theo nghề</b>


Khơng “có vấn đề” sao được khi một trường học có hàng ngàn em học sinh thì chỉ có vài
bộ hồ sơ đăng ký vào ngành Sư phạm. Việc chọn nghề của số hồ sơ ít ỏi này cũng đâu
sn sẻ, ít nhiều đều có “uẩn khúc”.


Có em thẳng thừng bảo do lực học của mình kém quá, chẳng “đấu nổi” vào các ngành
khác nên “chọn đại” thi Sư phạm theo lời khuyên của người bố là "Cứ học đi, kém nhất
thì cũng thành... thầy giáo".


Có em nộp hồ sơ vì u thích nghề giáo thực sự nhưng bị gia đình phản đối kịch liệt, bảo
con học hành đến nỗi nào mà phải đi dạy, dại dột vậy. Đến ngày đi thi, em quyết định
“rẽ” sang trường khác, bỏ ngang đam mê của mình. Em đã tìm hiểu kỹ, đồng lương dặt
dẹo thì cống hiến, tâm huyết với nghề thế nào được.


Giáo viên đang cần một "liều thuốc" cấp cứu để có tiếp tục sống với nghề.


Trong các buổi tư vấn mùa thi, thắc mắc về ngành Sư phạm trở thành “của hiếm” trước
sự lấn át của các ngành thời thượng như Kinh tế, Ngân hàng. Học trò nào hỏi về nghề
giáo được nhìn như “vật thể lạ”. Chưa nói đến ở học trò ở thành phố, ngay cả học trò ở
quê chọn nghề giáo cũng là bất đắc dĩ. Có thể vì khả năng có hạn, khơng “đọ” nổi các
ngành khác; hoặc vì điều kiện gia đình học Sư phạm để đỡ tốn tiền học phí, sau này học
xong tính tiếp.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Họ dạy tạm bợ vì đang sống tạm bợ. Thử hỏi ai đứng vững ở bục giảng khi đồng lương
một ngày chỉ hơn bát phở, tô hủ tiếu? Người trong thiên hạ đi làm để tính chuyện có tiền
mua nhà, ơ tơ, tiền cho con đi du học… Với nhiều GV khơng có chỗ dựa kinh tế từ người
thân trong gia đình thì chỉ lo sao cho con có tiền ăn sáng, tiền học phí, hay các chi tiêu cơ
bản nhất. Có tin nổi không khi một GV đang dạy mầm non ở Q.3 (TPHCM) ngượng
ngùng nói rằng mỗi lần có việc đi đâu thì 3.000 đồng gửi xe cũng làm cơ lấn cấn vì sẽ
ảnh hưởng đến tiền ăn trong ngày.


Với đồng lương đó mà ngày ngày phải “cúi trên luồn dưới”, thực thi đủ mọi yêu cầu, đổi
mới từ các cấp đổ xuống rồi không chỉ việc học hành mà đến sức khỏe, tâm lý, ăn chơi...
của học trò cũng đến tay GV.


Mọi chuyện rõ mồn một như thế mà người ta cứ phải đặt câu hỏi sao nghề giáo ngày càng
thiếu người giỏi phải chăng là thừa thãi khi mà người "chưa giỏi" còn chẳng mặn mà với
công việc này. Mọi đổi mới, chấn hưng giáo dục sẽ không thể nào thực hiện hiệu quả nếu
ngành thiếu người tài. Khơng q khi nói nghề giáo đang rất "ốm yếu" trước nhu cầu đời
sống, rất cần có ngay "liều thuốc" cấp cứu đội ngũ này, để chí ít họ cũng được sống với
đồng lương tương xứng với cơng sức của mình. Nếu khơng, con số 40% GV mong
muốn được chọn lại nghề được đề cập tại hội thảo “Cải cách giáo dục đào tạo giáo viên
phổ thông” mới đây ai dám đảo bảo sẽ dừng lại?


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×