Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Han Viet va thuan Viet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.31 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

“Hán Việt” và “Thuần Việt”- Kỳ II



Thứ Hai, 20/08/2012, 08:26 SA | Lượt xem: 29


<b>Các từ Hán-Việt đều có một cấu trúc âm tiết chuẩn mực của những từ thuần Việt, chứ không mang</b>
<b>lại một âm hưởng lạ như những từ vay mượn khác.</b>


Qua hơn 1.000 năm Bắc thuộc, tiếng Việt đã mượn của tiếng Hán một số từ ngữ nhiều
gấp bốn lần vốn từ ngữ đã có trước đó. Trong số từ vay mượn này, có những từ “bình
dân” dần dần được người bản ngữ đồng hóa và dần dần có được một dáng dấp ngữ âm
riêng, được dùng y hệt như những từ gốc của bản ngữ, và đến vài ba thế hệ sau khi vay
mượn, khơng cịn bị người bản ngữ tri giác như những từ ngoại lai nữa.


Bên cạnh đó, có những từ ngữ Hán đi vào tiếng Việt theo con đường “bác học”, chủ yếu
là qua các văn bản hành chính sự vụ mà ngay trong các triều đại đã giành được độc lập
cũng được viết bằng chữ Hán cổ điển. Đó chính là tiền thân của các từ “Hán-Việt” sau
này. Những từ này có một diện mạo ngữ âm được quy định chính xác theo các tự điển
Trung Quốc – theo cách chú âm bằng thủ pháp “phiên thiết”. Do đó các nhà nghiên cứu
thường thấy cần phân biệt những từ ngữ gốc Hán “bình dân” và những từ “Hán-Việt”.


Dĩ nhiên sự phân biệt này hồn tồn có cơ sở. Nhưng nó khơng đủ để phân biệt đối xử
với những từ như đầu, tính, dân, học, hiểu được coi như những từ “thuần Việt” và với
những từ ngữ như đại bác, tín nhiệm được coi là cần được loại bỏ trong chừng mực có
thể.


Khi dựng lên sự phân biệt nhân tạo giữa “Hán-Việt” và “thuần Việt”, người ta thường
quên mất rằng hầu hết những từ được gọi là “thuần Việt” cũng đều có nguồn gốc ngoại
quốc (Thái, Mã Lai, Chăm, Cam-pu-chia, Quảng Đơng, Ấn Độ, v.v.), khơng kém gì các
từ “Hán-Việt” và các từ mới vay mượn của tiếng Pháp, tiếng Anh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Sở dĩ các từ Hán-Việt được một số người Việt “có học” phân biệt với các từ “thuần Việt”


trong đó có cả các từ gốc Hán được phát âm đúng như trong tự điển phiên thiết như đầu,
dân, hiểu, học, là vì những lý do khác, khơng mấy khi được ý thức rõ ràng. Đó là:


1. Những yếu tố “Hán-Việt” không được dùng “độc lập” như các yếu tố “thuần Việt”, mà
chỉ xuất hiện trong những tổ hợp hai tiếng trở lên. Sự phân biệt này trở nên quan trọng và
có dáng “khoa học” kể từ khi giới học giả Việt Nam phát hiện ra cái chuẩn tắc hình thức
của phái ngữ học miêu tả dùng sự khu biệt giữa “bound forms” và “free forms” làm
nguyên tắc toàn năng và tuyệt đối quyết định mọi thao tác phân tích và thuyết minh ngơn
ngữ học.


Thật ra ngun tắc này, tuy có một tác dụng thực tiễn nhất định, nhưng xét về lý thuyết
hồn tồn khơng liên quan gì đến ngôn ngữ học, cho nên nếu được ứng dụng một cách
máy móc, sẽ dẫn đến những sự lầm lẫn hết sức thô lậu, như chúng tôi đã chứng minh
trong khá nhiều bài vở, và như giới ngữ học thế giới sau những năm 30 đã thấy rõ. Riêng
trong lĩnh vực đang xét, nó dẫn tới những kết quả phi lý sau đây:


<i>quốc ca</i> là một từ, nhưng <i>dân ca</i> là hai từ
<i>súng trường</i> là một từ, nhưng <i>súng ngắn</i> là hai từ
<i>hải quân</i> là một từ, nhưng <i>không quân</i> là hai từ


Cái chuẩn tắc thô thiển này phủ nhận tư cách từ của tất cả những từ bao giờ cũng đi với
một phụ ngữ (bổ ngữ hay định ngữ); đó là các vị từ ngoại động (transitive verbs) như nai
(lưng) hay các danh từ đơn vị (unit nouns) như chiếc (đũa) chẳng hạn, và làm nảy sinh ra
những sự ngộ nhận đáng xấu hổ trong lý thuyết ngữ học phổ thông, như khái niệm “loại
từ” (“classifier”) chẳng hạn, mà mãi gần đây (đến tận 1994) vẫn có người cịn chưa thấy
rõ tính phi lý.(<i>cịn tiếp</i>).


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×