Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản phục vụ quản lý tài nguyên than tại một số mỏ quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 135 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học mỏ - địa chất

Nguyễn Tiến Chỉnh

nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá
giá trị tài nguyên khoáng sản
phục vụ quản lý tài nguyên than
tại một số mỏ quảng ninh

Luận án tiến sĩ kinh tÕ

Hµ néi - 2007


Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học mỏ - địa chất

Nguyễn Tiến Chỉnh

Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá
giá trị tài nguyên khoáng sản
phục vụ quản lý tài nguyên than
tại một số mỏ quảng ninh
Chuyên ngành: Kinh tế công nghiƯp
M· sè: 62.31.09.01

Ln ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ
Ng­êi h­íng dÉn khoa học

TS. Trần Tiến Cường


PGS.TS. Ngô Thế Bính

Hà nội - 2007


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.

Tác giả luận ¸n

NguyÔn TiÕn ChØnh


Mục lục
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ và biểu đồ
Mở đầu

1

Chương 1 - Tổng quan về nghiên cứu và thực tiễn đánh giá giá trị tài


5

nguyên khoáng sản

1.1. Tổng quan về quản lý tài nguyên khoáng sản (than)

5

1.2. Tổng quan về chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản

16

1.3. Tổng quan về phương pháp xác định giá trị tài nguyên khoáng sản

21

1.3.1. Phương pháp xác định giá đất theo khả năng sinh lời

21

1.3.2. Phương pháp xác định giá trị tài nguyên qua giá khoáng sản

22

1.3.3. Phương pháp xác định giá trị tài nguyên tiếp cận từ chi phí thăm dò

23

1.3.4. Phương pháp xác định giá trị tài nguyên tiếp cận từ lợi nhuận


24

1.3.5. Phương pháp xác định giá trị tài nguyên tiếp cận từ chi phí sản xuất

25

1.3.6. Phương pháp xác định giá trị tài nguyên tiếp cận từ tô mỏ

26

1.3.7. Phương pháp mẫu xác định giá trị tài nguyên trên cơ sở chi phí đóng mỏ

28

1.3.8. Phương pháp xác định giá tính thuế RRT

32

1.3.9. Một số nghiên cứu đánh giá giá trị TNKS ở trong nước

33

Chương 2 - Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng
sản và phương pháp xác định.

35

2.1. Cơ sở lí luận về chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản


35

2.2. Cơ sở thực tiễn về chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản

45

2.2.1. Phân loại thuế trong khai thác tài nguyên khoáng sản

46

2.2.2. Thuế trong khai thác tài nguyên khoáng sản ở các nước

49

2.2.3. Thuế trong khai thác mỏ ở Việt Nam

63

2.3. Xây dựng phương pháp xác định chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên
khoáng sản.

69

2.3.1. Nguyên tắc lựa chọn phương pháp xác định chỉ tiêu đánh giá giá trị
tài nguyên khoáng sản.

69


1


2.3.2. Phương pháp xác định chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng
sản.

70

2.3.2.1. Công thức tính giá trị tự nhiên mỏ khoáng sản và tô mỏ

70

2.3.2.2. Tỉ lệ lÃi trên vốn sản xuất kinh doanh

72

2.3.2.3. Tỉ lệ chiết khấu

72

2.3.2.4. L·i vay trong thêi gian XDCB

73

2.3.2.5. HƯ thèng c¸c chØ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản

73

2.4. Xác định các thông số tính chỉ tiêu giá trị tự nhiên mỏ than và tô mỏ.

75


2.4.1. Phân tích các thông số tính chỉ tiêu giá trị tự nhiên mỏ than

75

2.4.2. Xác định chi phí đầu tư và vốn sản xuất kinh doanh

76

2.4.3. Xác định chi phí khai thác than theo yếu tố và công đoạn.

78

2.4.4. Xác định chỉ tiêu giá trị tự nhiên mỏ khoáng sản và tô mỏ than

80

Chương 3 - áp dụng phương pháp xác định các chỉ tiêu giá trị tài
nguyên khoáng sản cho một số mỏ than vùng Quảng ninh

82

3.1. Điều kiện địa chất tài nguyên khoáng sàng than

82

3.2. Điều kiện kỹ thuật công nghệ khai thác than

96

3.3. Vốn đầu tư


104

3.4. Sản lượng và doanh thu

105

3.5. Chi phí sản xuất

106

3.6. Chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên than

106

3.7. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá kinh tế địa chất khoáng sàng than

112

3.8. Đề xuất cơ chế chính sách quản lý tài nguyên than trên cơ sở chỉ tiêu
giá trị tự nhiên mỏ than và tô mỏ.

119

Kết luận và kiến nghị

120

Danh mục công trình của tác giả đà công bố


122

Tài liệu tham khảo

123


2

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
CIF - Giá bao gồm cả chi phí vận chuyển và bảo hiểm (Costs, Insurants, Freights)
FOB - Giá tại cảng (Free On Board)
TEC - Mô tả kinh tế- kỹ thuật (- )
TEP - TÝnh to¸n kinh tÕ- kü thuËt (Техническо-экономическое расчет)
TEO - LuËn chøng kinh tÕ- kü thuËt (Техническо-экономическое обоснование)
NCKT - Nghiªn cứu khả thi; NCTKT- Nghiên cứu tiền khả thi
NCKQ - Nghiên cứu khái quát (nghiên cứu cơ hội đầu tư)
BCĐT - Báo cáo đầu tư xây dựng công trình;
DAĐT - Dự án đầu tư xây dựng công trình
TKKT - Thiết kế kỹ thuật; TDT - Tổng dự toán xây dựng công trình
RGKT - Ranh giới khai trường.
T1A - Trữ lượng theo chỉ tiêu Nhà nước, vỉa dầy 1,0m; độ tro 40%.
T1B - Trữ lượng theo chỉ tiêu TVN, vỉa dầy 1,0m; độ tro từ 4050%.
T2A - Trữ lượng theo chỉ tiêu TVN, vỉa dầy từ 0,31m; độ tro 40%.
T2B - Trữ lượng theo chỉ tiêu TVN, vỉa dầy từ 0,31m; độ tro từ 4050%.
TDSB - Thăm dò sơ bộ; TDTM- Thăm dò tỉ mỉ
ĐCTV - Địa chất thuỷ văn; ĐCCT - Địa chất công trình
PVT - áp suất vØa so víi ¸p st miƯng giÕng khoan
TVN - Tỉng c«ng ty Than ViƯt Nam (Vinacoal- Vietnam Coal Corporation)
TKV - Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin – Vietnam

National Coal Mineral Inductries Group)
IMCC - Industrial and Mine Investment Consulting Company (Công ty Tư vấn đầu tư
mỏ và công nghiệp) nay đổi thành
VIMCC Vinacomin Investment Consulting Join Strock Company (Công ty cổ phần
Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - TKV)
QTDN - Quản lý doanh nghiệp
TNKS - Tài nguyên khoáng sản
TSCĐ - Tài sản cố định
XDCB - Xây dựng cơ bản


3

Danh mục các bảng
Trang
Bảng 1.1. Bảng phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn

12

Bảng 1.2. Chỉ tiêu Nhà nước tính trữ lượng

13

Bảng 1.3. Chỉ tiêu tính trữ lượng TVN

13

Bảng 1.4. Trữ lượng tài nguyên than Việt Nam

14


Bảng 1.5. Thống kê tỉ lệ tổn thất than

14

Bảng 1.6. Trữ lượng địa chất và công nghiệp một số mỏ hầm lò

15

Bảng 1.7. Trữ lượng địa chất và công nghiệp mỏ lộ thiên Núi béo

15

Bảng 1.8. Các giai đoạn đánh giá kinh tế địa chất tài nguyên khoáng sản

17

Bảng 1.9. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá địa chất khoáng sàng quặng

18

Bảng 1.10. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá địa chất khoáng sàng than

18

Bảng 1.11. Nhóm các chỉ tiêu chất lượng than của khoáng sàng

18

Bảng 1.12. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xà hội


19

Bảng 1.13. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

19

Bảng 1.14. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư

19

Bảng 1.15. Bảng tổng hợp các phương án đánh giá kinh tế khoáng sàng theo
phương pháp mẫu
Bảng 2.1. Thuế suất thuế tài nguyên ở ấn độ

29
55

Bảng 2.2. Thuế suất thuế tài nguyên ở CHLB Nga

57

Bảng 2.3. Các hình thức đánh thuế tài nguyên khoáng sản

59

Bảng 2.4. Tiền thuế đất

64


Bảng 2.5. Tiền thuê đất văn phòng và khai trường mỏ (trong nước)

64

Bảng 2.6. Khung giá thuê đất (liên doanh với nước ngoài)

64

Bảng 2.7. Biểu thuế tài nguyên ở Việt Nam

66

Bảng 2.8. Bảng thống kê chỉ tiêu IRR của ngành than

72

Bảng 2.9. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản

75

Bảng 2.10. Bảng tổng hợp chi phí tính giá trị tài nguyên

79

Bảng 2.11. Chi phí nhiên, vật liêu của các phương tiện vận tải theo cung độ

80

Bảng 2.12. Bảng tính chỉ tiêu giá trị tự nhiên mỏ than và tô mỏ


81

Bảng 3.1. Chất lượng than mỏ Bắc Cọc sáu

84

Bảng 3.2. Trữ lượng địa chất mỏ than Bắc Cọc sáu

86


4

Bảng 3.3. Bảng trữ lượng công nghệp mỏ than Bắc Cọc sáu

86

Bảng 3.4. Đặc điểm các vỉa than mỏ Khe chàm III

88

Bảng 3.5. Các chỉ tiêu cơ lý đất đá Khe chàm III

89

Bảng 3.6. Trữ lượng địa chất mỏ than Khe chàm III

90

Bảng 3.7. Trữ lượng công nghiệp mỏ Khe chàm III


91

Bảng 3.8. Chất lượng than mỏ Núi béo

94

Bảng 3.9. Đặc điểm địa chất công trình mỏ Núi béo

94

Bảng 3.10. Trữ lượng toàn vỉa theo cấp trữ lượng mỏ Núi béo

95

Bảng 3.11. Trữ lượng trong biên giới khai trường mỏ Núi béo

95

Bảng 3.12. Bảng các chỉ tiêu biên giới khai trường mỏ Núi béo

101

Bảng 3.13. Các thông số của hệ thống khai thác mỏ Núi béo

102

Bảng 3.14. Bảng liệt kê thiết bị công nghệ khai thác và vận tải mỏ Núi béo

104


Bảng 3.15. Tổng mức đầu tư các mỏ

105

Bảng 3.16. Giá than tối thiểu tại thị trường trong nước

106

Bảng 3.17. Các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên mỏ Bắc Cọc sáu

107

Bảng 3.18. Bảng biến động các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên mỏ Bắc
Cọc sáu theo tỉ lệ lÃi trên vốn sản xuất kinh doanh

107

Bảng 3.19. Bảng biến động các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên mỏ Bắc
Cọc sáu theo giá bình quân 1 tấn than
Bảng 3.20. Các chỉ tiêu đánh giá đánh giá giá trị tài nguyên mỏ Khe chàm III

107
108

Bảng 3.21. Bảng biến động các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên mỏ Khe
chàm III theo tỉ lệ lÃi trên vốn sản xuất kinh doanh

108


Bảng 3.22. Bảng biến động các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên mỏ Khe
chàm III theo giá bình quân 1 tấn than
Bảng 3.23. Các chỉ tiêu đánh giá đánh giá giá trị tài nguyên mỏ Núi béo

109
109

Bảng 3.24. Bảng biến động các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên mỏ Núi béo
theo tỉ lệ lÃi trên vốn sản xuất kinh doanh

109

Bảng 3.25. Bảng biến động các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên mỏ Núi béo
theo giá bình quân 1 tấn than.

110

Bảng 3.26. Mối quan hệ giữa chỉ tiêu Giá trị tự nhiên mỏ khoáng sản, Tô mỏ
và Chênh lệch tô mỏ với giá FOB than sạch bình quân.
Bảng 3.27. Bảng tổng hợp chỉ tiêu kinh tế địa chất khoáng sàng than

112
116


5

Danh mục các sơ đồ và biểu đồ
Trang
Sơ đồ 1.1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kinh tế địa chất khoáng sàng.


17

Sơ đồ 2.1. Phân loại thuế trong khai thác tài nguyên khoáng sản.

49

Sơ đồ 2.2. Phân chia lợi nhuận giữa chủ sở hữu tài nguyên với nhà đầu tư.

70

Sơ đồ 2.3. Thành phần chi phí tính giá trị tự nhiên mỏ khoáng sản.

79

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ chênh lệch tô mỏ của mỏ Bắc Cọc Sáu theo giá FOBb/q

113

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ chênh lệch tô mỏ của mỏ Khe chàm III theo giá FOBb/q

114

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ chênh lệch tô mỏ của mỏ Núi Béo theo giá FOBb/q

115

Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ phân chia lợi nhuận má Khe chµm III

118



1

Mở đầu
1- Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên khoáng sản nói chung và than nói riêng là tài nguyên không tái tạo,
nó có xu hướng ngày càng cạn kiệt do đó việc quản lý khai thác và sử dụng có hiệu
quả tài nguyên than là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay.
Hiện nay, để phục vụ công tác quản lý tài nguyên khoáng sản (TNKS) mới chỉ
tiến hành đánh giá kinh tế địa chất khoáng sàng theo các giai đoạn từ thăm dò đến
chuẩn bị đầu tư nhưng chưa đánh giá giá trị TNKS. Các tiêu chí đánh giá kinh tế địa
chất khoáng sàng (mỏ khoáng sản) chủ yếu dựa trên quan điểm của nhà đầu tư, chưa
đánh giá giá trị tài nguyên mỏ khoáng sản theo mức độ hiệu quả kinh tế xét trên quan
điểm của chủ sở hữu. Với vai trò là chủ sở hữu tài nguyên khoáng sản, Nhà nước ban
hành các quy định pháp luật để quản lý, trong đó công cụ quan trọng là thuế tài
nguyên, nhưng việc quản lý TNKS thông qua khung pháp luật hiện hành còn nhiều
hạn chế.
Việt Nam cũng như các nước đang phát triển đang rất cần huy động vốn và công
nghệ của các nước phát triển vào ngành công nghiệp khai khoáng trong nước nhằm
mang lại lợi ích tối đa cho quốc gia. Trong khi đó mục đích chính của các công ty đa
quốc gia đầu tư vào khai thác khoáng sản ở các nước đang phát triển chỉ nhằm mở
rộng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp ở chính quốc và thu lợi nhuận tối đa chứ
chưa chú ý đến sự phát triển của các nước sở tại.
Chủ trương của nước ta là mở rộng hợp tác với nước ngoài. Tạo điều kiện để
đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùng lÃnh thổ
phù hợp với cam kết quốc tế của nước ta[42]. Nhà nước cũng sẽ tạo điều kiện cho
các công ty nước ngoài và các thành phần kinh tế khác được phép tham gia thăm dò
và khai thác tài nguyên khoáng sản. Khi đó sẽ hình thành mối quan hệ giữa chủ sở
hữu tài nguyên (Nhà nước) với các chủ thể thăm dò và khai thác tài nguyên (doanh

nghiệp). Nhà nước tại Điều 32 của Luật khoáng sản cho phép các doanh nghiệp được
chuyển nhượng quyền khai thác mỏ, nhưng trong thực tế không thể căn cứ vào mức
thuế tài nguyên hiện hành để chuyển nhượng. Vì vậy, để hài hoà lợi ích, cần phải được
nghiên cứu giải quyết chính sách thu tài chính sao cho vừa khuyến khích được các nhà
tư bản đầu tư vào lĩnh vực có nhiều rủi ro này vừa mang lại lợi ích tối đa cho đất nước
có tài nguyên khoáng sản.


2

Trong các loại tài nguyên khoáng sản ở nước ta hiện nay than là một loại khoáng
sản nhiên liệu rắn quan trọng. Tuy nhiên, việc quản lý tài nguyên than còn chưa đáp
ứng được yêu cầu khai thác, sử dụng có hiệu quả loại tài nguyên không tái tạo được
gọi là vàng đen của nước ta. Hiện nay tỉ lệ tổn thất tài nguyên còn cao, nhưng trong
quản lý tài nguyên than lại không có sự ràng buộc các doanh nghiệp khai thác phải
tận thu và giảm tổn thất tài nguyên dưới mức cho phép. Các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài
nguyên khoáng sản bằng tiền mới bắt đầu được nghiên cứu, chưa hình thành thành hệ
thống và chưa hoàn chỉnh, vì vậy mà chưa thể phục vụ cho mục đích quản lý tài
nguyên than tại các mỏ ở Quảng Ninh. Cho đến nay chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên
khoáng sản mới chỉ được đề cập rải rác trong một vài tài liệu nghiên cứu và giảng dạy,
chưa có công trình nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu áp dụng trong thực tiễn.
Chính vì vậy, để quản lý tài nguyên than và giải quyết mối quan hệ giữa chủ sở
hữu tài nguyên than với chủ thể (doanh nghiệp) thăm dò khai thác than, luận án cần
tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản của các mỏ.
Trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá giá tài nguyên khoáng sản (bằng tiền) nhằm xác lập
cơ chế quản lý tài nguyên than, định giá chuyển nhượng hoặc bán quyền khai thác mỏ
khoáng sản cho các doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng khi Tập đoàn hình thành
mối quan hệ kinh tế mới hoặc khi liên doanh, hợp tác với nước ngoài.
2- Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên than

thông qua các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản (TNKS).
3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản trong
đánh giá kinh tế địa chất tài nguyên khoáng sản.
Phạm vị nghiên cứu là quản lý tài nguyên than của Tập đoàn Công nghiệp Than
- Khoáng sản Việt Nam (TKV) tại các mỏ than vùng Quảng Ninh.
4- Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan phân tích về nghiên cứu và thực tiễn đánh giá giá trị tài nguyên
khoáng sản; tổng quan về tình hình quản lý tài nguyên than.
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về giá trị và giá cả (giá thương mại) tài
nguyên khoáng sản.


3

Xây dựng phương pháp, mô hình tính toán các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên
khoáng sản: Giá trị tự nhiên mỏ khoáng sản, tô mỏ và chênh lệch tô mỏ.
áp dụng phương pháp tính toán cho một số mỏ than và đề xuất cơ chế quản lý
tài nguyên than trên cơ sở giá trị tự nhiên mỏ, tô mỏ và chênh lệch tô mỏ.
5- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp phân tích được áp
dụng để nghiên cứu phương pháp xác định các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên
khoáng sản. Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê và xây dựng định mức chi phí
được áp dụng để lập bảng tính các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản.
6- Những điểm mới của luận án
- ĐÃ hệ thống hoá các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản. Xây dựng
phương pháp xác định giá trị tự nhiên mỏ khoáng sản. Xác lập tiêu chí đánh giá tài
nguyên mỏ khoáng sản theo mức độ hiệu quả kinh tế.
- ĐÃ đề xuất phương pháp tách lợi nhuận bình quân của nhà đầu tư ra khỏi tổng
thu nhập do khai thác tài nguyên khoáng theo tỉ lệ ứng với vốn sản xuất kinh doanh

của nhà đầu tư, đồng thời phân định rõ giá trị tự nhiên mỏ khoáng sản và tô mỏ.
- Đề xuất xử lý chênh lệch tô mỏ và giải quyết mối quan hệ giữa chủ sở hữu tài
nguyên với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản thông qua hợp đồng
chuyển nhượng hoặc bán quyền khai thác mỏ khoáng sản.
7- Các luận điểm bảo vệ
- Quản lý tốt tài nguyên than phải trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài
nguyên khoáng sản, trong đó đánh giá tài nguyên mỏ khoáng sản theo mức độ hiệu
quả kinh tế phải căn cứ vào chỉ tiêu giá trị tự nhiên mỏ khoáng sản bằng tiền.
- Giá trị tự nhiên mỏ khoáng sản bằng tiền là giá trị do thiên nhiên ban tặng,
được biểu hiện bằng phần giá trị thặng dư còn lại sau khi trừ phần lợi nhuận ròng tỉ lệ
với vốn tư bản ứng trước của nhà đầu tư.
- Giá sàn đấu thầu khai thác, giá chuyển nhượng hoặc bán quyền khai thác mỏ
khoáng sản phải căn cứ vào tô và chênh lệch tô mỏ của từng mỏ cá biệt.
8- ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
ý nghĩa khoa học: ĐÃ đưa ra cách tiếp cận mới về giá trị tài nguyên mỏ khoáng
sản kèm theo hệ thống các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản (b»ng tiÒn).


4

Góp phần bổ sung và hoàn thiện môn khoa học kinh tế tài nguyên khoáng sản nói
chung và phương pháp luận đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản nói riêng.
ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt
Nam (TKV) có cơ sở để xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về quản lý tài nguyên
khoáng sản (than); xác định mức phí tài nguyên than bổ sung; định giá chuyển
nhượng hoặc bán quyền khai thác mỏ khoáng sản (than). Tham khảo phương pháp
đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản để ứng dụng trong xác định giá trị doanh
nghiệp mỏ khi cổ phần hoá, bao gồm cả giá trị tài nguyên mỏ khoáng sản và giá trị tài
sản đà đầu tư.
9- Độ tin cậy của các số liệu tính toán

Các cơ sở dữ liệu địa chất sử dụng trong luận án đà được cơ quan tư vấn xử lý trên
cơ sở các tài liệu, báo cáo địa chất đà được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; các thông
số kỹ thuật công nghệ khai thác mỏ theo tài liệu thiết kế; số liệu tính toán căn cứ vào các
chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật đà được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam ban hành.
10- Cơ sở tài liệu và cấu trúc của luận án
Luận án được xây dựng trên cơ sở các tài liệu chuyên ngành, các tạp chí khoa
học, các công trình nghiên cứu ứng dụng ở trong ngoài nước, các dự án đầu tư, các tài
liệu thực tế ở các mỏ lộ thiên, hầm lò và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam.
Cấu trúc của luận án gồm: Phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận và kiến nghị, tổng
số 121 trang đánh máy vi tính, 53 bảng và 8 sơ đồ và biểu đồ được sắp xếp theo trình tự
các chương.


5

Chương 1
Tổng quan về nghiên cứu và thực tiễn đánh giá giá trị tài nguyên
khoáng sản
1.1. Tổng quan về quản lý tài nguyên khoáng sản (than)
Tài nguyên là nguồn của cải thiên nhiên chưa được khai thác hoặc đang tiến
hành khai thác. Khoáng sản là loại tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng
những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện
tại hoặc sau này có thể được khai thác. Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái
tạo được, là tài sản quan trọng của quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử
dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá và hiện
đại hoá đất nước... Than là một trong những tài nguyên khoáng sản nhiên liệu rắn sơ
cấp quan trọng rất cần được quản lý chặt chẽ.
Quản lý nói chung là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu

nhất định. Hoạt động quản lý là hoạt động phát sinh khi con người kết hợp với nhau
trong một tổ chức nhằm đạt được một mục tiêu chung. Quản lý là phương thức làm cho
những hoạt động được hoàn thành với hiệu suất cao, thông qua những người khác.
Quản lý là nhằm phục vụ việc thực hiện một cách hữu hiệu mục tiêu của tổ chức.
Theo Henri Fayol (1841-1925) quản lý là thực hiện các chức năng: Hoạch định,
tổ chức, điều khiển và kiểm tra [23]. Hoạch định là một quá trình ấn định những mục
tiêu và định ra biện pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đó. Tổ chức là chức năng
quản lý có liên quan tới các hoạt động thành lập các bộ phận trong tổ chức để đảm
nhận những hoạt động cần thiết, xác định các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm giữa các bộ phận đó. Điều khiển là các hoạt động hướng dẫn đào tạo,
đôn đốc, động viên và thúc đẩy các thành viên trong tổ chức làm việc với hiệu quả
cao. Chức năng quản lý của công việc kiểm tra là đo lường, chấn chỉnh việc thực hiện
nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu của tổ chức và các kế hoạch vạch ra.
Quản lý nhà nước là tổ chức và điều khiển kinh tế - xà hội theo luật pháp. Quản
lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản (TNKS): Đối tượng quản lý là TNKS, điều tra cơ
bản về TNKS và hoạt động khoáng sản (bao gồm: Khảo sát, thăm dò, khai thác và
chế biến khoáng sản) của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho phép; mục đích
quản lý đảm bảo hài hoà các lợi ích kinh tế của cá nhân người lao động, lợi ích của
nhà đầu tư (doanh nghiệp), của chủ sở hữu và lợi ích toàn xà hội; phương tiện quản lý
của Nhà nước là pháp luËt.


6

Néi dung qu¶n lý TNKS bao gåm: CÊp phÐp, thu hồi, cho phép chuyển nhượng,
thừa kế hoạt động khoáng sản; điều tra khảo sát thăm dò TNKS; thu thập, tổng hợp,
đánh giá kinh tế địa chất TNKS, quản lý cơ sở dữ liệu, tài liệu về địa chất TNKS; tổ
chức lập, thực hiện và kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác, chế
biến TNKS Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với TNKS gồm quyền chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt, cần phải có hệ thống các chỉ tiêu để quản lý, trong đó các chỉ

tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản giữ vai trò quan trọng. Nếu không có nó,
chủ thể quản lý thiếu cơ sở để đánh giá tài nguyên mỏ khoáng sản, thiếu cơ sở để
định giá chuyển nhượng, bán quyền khai thác mỏ khoáng sản, thiếu căn cứ khoa học
để xác định thuế, phí tài nguyên.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TNKS, Nhà nước đà ban hành luật
khoáng sản, pháp lệnh thuế tài nguyên, luật môi trường ... và các văn bản dưới luật.
Trước năm 1990 các tổ chức và các cá nhân khai thác TNKS đều không phải
nộp bất cứ một khoản tiền nào liên quan đến khai thác TNKS. Điều này dẫn đến trước
hết Nhà nước mất một nguồn thu. Do tài nguyên không được quản lý chặt chẽ, các tổ
chức không phải nộp thuế tài nguyên mà dẫn đến tình trạng lộn xộn trong khai thác và
sử dụng TNKS gây tổn thất nghiêm trọng và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.
Năm 1990 Hội đồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam ban hành Pháp lệnh
thuế tài nguyên. Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 06/HĐBT ngày 7/1/1991
quy định chi tiết thực hiện pháp lệnh thuế tài nguyên và Bộ Tài chính ban hành Thông
tư 07/TC-TC ngày 7/2/1991 hướng dẫn thực hiện nghị định của Chính phủ. Đây là
bước đột phá quan trọng nhằm khuyến khích các tổ chức khai thác và sử dụng TNKS
một cách hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên không tái tạo này.
Năm 1998 Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) đà được Uỷ ban Thường vụ qc
héi ban hµnh sè 05/1998/PL-UBTVQH ngµy 16/4/1998. ChÝnh phđ ban hành Nghị
định số 68/1998/NĐ-CP ngày 3/9/1998 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài
nguyên (sửa đổi) và Thông t­ sè 153/1998/TT-BCT cđa Bé Tµi chÝnh h­íng dÉn thi
hµnh Nghị định của Chính phủ.
Pháp lệnh thuế tài nguyên đà được thực hiện một cách nghiêm túc ở tất cả các
doanh nghiệp khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, Pháp lệnh cũng đà góp phần
lập lại trật tư khai thác trong ngành than, chấm dứt tình trạng khai thác than "thæ phØ".


7

Luật môi trường đà được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ

8 thông qua (số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005) trong đó đà quy định rõ các điều
khoản bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản.
Năm 2005 Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2005 đà thông qua Luật sửa
đổi và bổ sung một số điều của Luật khoáng sản đươc Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 20/3/1996. Chính phủ ban hành Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày
7/12/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản [18]. Trong đó đÃ
quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước về TNKS.
Chính phủ thống nhất quản lý mọi TNKS và hoạt động khoáng sản trong phạm vi
cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và trình duyệt các văn bản pháp quy
về điều tra cơ bản địa chất TNKS, quản lý, bảo vệ TNKS và hoạt động khoáng sản;
xây dựng, chỉ đạo thực hiện quy hoạch và phê duyệt báo cáo điều tra cơ bản địa chất
TNKS; cấp phép, thu hồi, cho phép chuyển nhượng, kế thừa hoat động khoáng sản;
tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn kiểm tra thực hiện pháp luật về khoáng sản; tổ chức
thu thập và tổng hợp, lưu trữ quản lý tài liệu và mẫu vật về TNKS. Thực hiện chức
năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực được phân công các Bộ Công nghiệp, Bộ Xây
dựng tổ chức lập và trình Chính phủ phê duyệt chính sách, chiến lược, quy hoach, kế
hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo vùng, lÃnh thổ, theo loại khoáng
sản; quản lý chỉ đạo và kiểm tra thực hiện sau khi được phê duyệt.
Điều tra cơ bản địa chất về TNKS là việc đánh giá tổng quan tiềm năng TNKS
trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt
động khảo sát, thăm dò khoáng sản. Khảo sát khoáng sản là hoạt động nghiên cứu tư
liệu địa chất về TNKS, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để
thăm dò khoáng sản. Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện,
xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, đánh giá kinh
tế địa chất TNKS và nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản.
Các tổ chức, cá nhân được phép khai thác chế biến khoáng sản theo luật phải:
Được cấp cã thÈm qun cÊp phÐp khai th¸c, chÕ biÕn kho¸ng sản trên cơ sở các báo
cáo NCKT, báo cáo đánh giá tác động môi trường và thiết kế mỏ đà được cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Nộp tiền sử dụng số liệu, thông tin về TNKS của Nhà nước. Nộp
thuế tài nguyên theo luật định. Thuế TNKS được tính trên sản lượng khoáng sản

thương phẩm thực tế khai thác và theo giá bán. Nộp báo cáo tổng hợp kết quả ho¹t


8

động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý. áp dụng các công nghệ khai thác,
chế biến tiên tiến. Sử dụng hợp lý tài nguyên kết hợp với việc bảo vệ môi trường. Thu
hồi tối đa mọi loại khoáng sản đà được xác định là có hiệu quả kinh tế. Khai thác và sử
dụng hợp lý tài nguyên giảm tổn thất và lÃng phí tài nguyên khoáng sản. Tổng hợp các
chất hữu ích trong quá trình khai thác, chế biến và sử dụng TNKS. Giảm thiểu tối đa
những tác động xấu tới môi trường trong quá trình khai thác, chế biến và sử dụng
TNKS; bảo vệ môi trường sinh thái. Phải chịu mọi chi phí bảo vệ, phục hồi môi trường,
môi sinh và đất đai; phải ký quỹ môi trường theo luật bảo vệ môi trường.
Các tổ chức cá nhân được quyền khai thác TNKS theo quy định của Luật
khoáng sản và được phép chuyển nhượng quyền khai thác cho tổ chức cá nhân khác,
nhưng giá chuyển nhượng quyền khai thác mỏ khoáng sản hiện nay chưa có căn cứ
để xác định. Vấn đề quyền khai thác mỏ khoáng sản gắn liền với sở hữu.
Sở hữu tài nguyên khoáng sản Việt Nam đà được đề cập trong luật khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lÃnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn
dân, do Nhà nước thống nhất quản lý [18, điều 1]
Như vậy, các cấp quản lý TNKS bao gồm: Cấp Trung ương: Chính phủ, các Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng; Cấp địa phương là các Uỷ
ban nhân dân, các sở Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Xây dựng của các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; các tổ chức được Nhà nước giao hoặc uỷ quyền như:
Các Tập đoàn, các Tổng công ty nhà nước.
Nhà nước giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam quản lý
tài nguyên than. Tập đoàn có quyền quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn lực được
Nhà nước giao hay cho thuê là đất đai, TNKS theo quy định của pháp luật Định
hướng phát triển Ngành than được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ

20/2003/QĐ-TTg ngày 29/1/2003 có ghi như sau: "Than là nguồn tài nguyên thiên
nhiên quý, là nguồn năng lượng không tái tạo. Việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử
dụng than phải tiết kiệm và hiệu quả".
Phát triển ngành than ổn định, đáp ứng nhu cầu về than cho nền kinh tế quốc
dân, đảm bảo thị trường tiêu dùng trong nước ổn định, có một phần hợp lý xuất khẩu
tạo nguồn ngoại tệ. Phát triển than phải gắn liền với phát triển kinh tế - xà hội, du lịch,
quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn vùng than. Không


9

ngừng cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ để nâng cao năng suất đảm bảo
an toàn trong khai thác than. Quản lý tài nguyên than chặt chẽ.
Quản lý tài nguyên than của TKV trước hết là chấp hành pháp luật của Nhà nước
về quản lý TNKS và hoạt động khoáng sản, nhưng trong việc thực thi các văn bản
pháp luật về quản lý TNKS, pháp lệnh thuế tài nguyên, môi trường vùng than còn
nhiều bất cập phải cần được nghiên cứu giải quyết như: Chưa có quy định ràng buộc
và xử phạt đối với tổ chức khai thác làm tổn thất và thất thoát TNKS; thuế tài nguyên ở
mức thấp, chưa có cơ sở để định giá chuyển nhượng quyền khai thác mỏ theo luật
định. Tập đoàn quản lý tài nguyên than và hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác,
sàng tuyển than thông qua phương tiện quản lý là điều lệ, nội quy, quy chế nhằm đảm
bảo trật tự, đảm bảo lợi ích chung của xà hội và của tổ chức. Tập đoàn đà ban hành
các văn bản phục vụ cho quản lý như: Quy phạm tìm kiếm, thăm dò địa chất các mỏ
than khoáng Việt Nam; Quy định chỉ tiêu tính trữ lượng than... Tổ chức chuyển đổi trữ
lượng tài nguyên theo phân cấp mới. Nhưng để quản lý TNKS trước hết phải tiến hành
đánh giá kinh tế địa chất tài nguyên khoáng sàng (mỏ khoáng sản). Phải xác định các
chỉ tiêu giá trị TNKS bằng tiền để quản lý. Mặt khác, cũng cần phải xác định giá trị tô
mỏ và chênh lệch tô mỏ để định giá chuyển nhượng hoặc bán quyền khai thác mỏ có
cơ sở khoa học vừa đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, Tập đoàn và nhà đầu tư.
Hiện nay xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong đó có các

doanh nghiệp mỏ là không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mỏ
khác với các doanh nghiệp khác ở chỗ sự tồn tại của doanh nghiệp mỏ gắn liền với trữ
lượng TNKS. Trong khi đó các doanh nghiệp mỏ tiến hành cổ phần hoá nhưng không
tính giá trị tài nguyên mỏ khoáng sản vào giá trị tài sản của mỏ để cổ phần hoá. Ví dụ
Công ty than Núi Béo được cổ phần hoá năm 2006 nhưng chỉ cổ phần hoá phần tài
sản của mỏ với giá trị 47 tỉ và không đề cập cổ phần hoá giá trị tài nguyên mỏ khoáng
sản. Trong khi đó trữ lượng tài nguyên đến đáy mỏ theo thiết kế chỉ đủ khai thác với
sản lượng 3,5-2,0 triệu tấn/năm đến năm 2013 là hết. Đó cũng là vấn đề bất cập trong
quản lý TNKS hiện nay cần được giải quyết.
Để đánh giá kinh tế địa chất khoáng sàng và giá trị TNKS trước hết cần xem xét
trữ lượng, tài nguyên khoáng sàng theo các tiêu thức khác nhau. Đối tượng đánh giá
giá trị tài nguyên khoáng sản là trữ lượng, tài nguyên khoáng sản. Giá trị tài nguyên
khoáng sản trong lòng đất gắn liền với chủ sở hữu. Phân cấp trữ lượng và tài nguyên


10

than tương tự như phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn, một số thuật ngữ
và chỉ tiêu được cụ thể hoá phù hợp với đặc thù của tài nguyên than.
Tài nguyên (Resources) là sự tích tụ tự nhiên các vật chất ở thể rắn, thể lỏng, thể
khí tồn tại ở trên hoặc trong lòng đất ở điều kiện mà khai thác chúng hiện tại hoặc sau
này sẽ có lÃi. Trữ lượng (Reserves) là một phần tài nguyên khoáng sản đà xác định,
đang hoặc sẽ khai thác có lÃi trong thời gian nhất định. Như vậy, tài nguyên chỉ được
gọi là trữ lượng khi nó đà được xác định và có hiệu quả kinh tế khi khai thác.
Bể than: Là diện tích phân bố các trầm tích chứa than có các điều kiện thành tạo
và phát triển địa chất chung cho một thời kỳ địa chất nhất định. Ranh giới bể than
thường trùng với một đơn vị cấu trúc địa chất lớn. ở Việt Nam có bể than Quảng Ninh,
bể than đồng bằng sông Hồng vv.
Vùng than: Là mét phÇn cđa bĨ than chia theo quy ­íc dùa vào đặc điểm địa lý
là chủ yếu có chú ý đến các yếu tố địa chất. Trong bể than Quảng Ninh có các vùng

than: Hòn gai-Cẩm phả, vùng than Bảo đài- Uông bívv.
Khoáng sàng than: Là đơn vị không gian cơ sở chứa than có cấu trúc địa chất
tương đối đồng nhất. Nơi tập trung các trầm tích chứa than có quan hệ tương đối chặt
chẽ tương đồng về hình thái nguồn gốc, về cấu tạo, kiến tạo, về điều kiện kỹ thuật
khai thác. Mỏ than có thể là một phần hoặc toàn bộ khoáng sàng được thiết kế.
Vỉa than: Là một thể địa chất độc lập chiếm vị trí không gian nhất định trong các
trầm tích chứa than. Lớp đá nằm trên vỉa than là vách, lớp đá nằm dưới vỉa than là lớp
trụ. Vỉa than thường được coi là tương đối độc lập để điều tra thăm dò địa chất và đánh
giá điều kiện kỹ thuật khai thác má.
Theo chiỊu dµy vØa: VØa rÊt máng < 0,5m; vØa máng 0,5  1,0m; vØa trung b×nh
1,0  2,5m; vØa dÇy 2,5  15m; vØa rÊt dÇy >15m; Theo cÊu tạo vỉa: Vỉa cấu tạo đơn
giản là vỉa có từ 0 đến 2 lớp đá kẹp; vỉa cấu tạo phức tạp là vỉa có từ 3 đến 5 lớp đá
kẹp, vỉa có cấu rất phức tạp là vỉa có trên 5 lớp đá kẹp. Theo thế nằm của vỉa: Vỉa dốc
thoải (0180); vỉa dốc nghiêng (180350); vỉa dốc đứng (350550); vỉa dốc đứng (>550).
Nhóm mỏ thăm dò được phân chia như sau [37]: Nhóm mỏ I (đơn giản) gồm
những khu mỏ có chứa các vỉa than có chiều dày ổn định hoặc tương đối ổn định. Hình
dạng vỉa than đơn giản. Các vỉa chủ yếu có cấu tạo đơn giản. Chất lượng than tương
đối ổn định. Điều kiện kỹ thuật khai thác tương đối đơn giản. Nhóm mỏ II (tương đối
phức tạp) gồm những khu mỏ có chứa các vỉa than có hệ số biến thiên chiều dày từ


11

2540% (đối với vỉa mỏng) và từ 3565% (đối với vỉa dày). Vỉa than có cấu tạo tương
đối phức tạp. Các vỉa than có cấu trúc kiến tạo phức tạp. Chất lượng than khá biến đổi.
Điều kiện khai thác mỏ tương đối phức tạp. Nhóm mỏ III (phức tạp) gồm những mỏ
chứa các vỉa than bị uốn nếp nhiều, có nhiều đứt gẫy cắt các vỉa than thành nhiều khối
có đặc điểm kiến tạo khác nhau, các nếp uốn, đứt gẫy phân bổ không theo quy luật.
Chiều dày và hình dạng vỉa biến đổi đột ngột. Hình thái các vỉa than và kiến tạo mỏ rất
phức tạp, nhiều nếp uốn và đứt gÃy Các vỉa than có thế nằm dốc nghiêng đến dốc, độ

dốc vỉa biến thiên phức tạp. Chất lương than biến đổi không có quy luật. Điều kiện
khai thác mỏ (ĐCTV, ĐCCT, khí mỏ) thuộc loại phức tạp ®Õn rÊt phøc t¹p. Nhãm má
IV (rÊt phøc t¹p) gåm những mỏ có cấu trúc địa chất đặc biệt phức tạp. Chiều dày và
hình dạng vỉa than đặc biệt không ổn định. Hình thái các vỉa than và kiến tạo mỏ rất
phức tạp, nhiều nếp uốn và đứt gÃy, mật độ đứt gẫy cao. Điều kiện khai thác mỏ đặc
biệt phức tạp.
Nhóm mỏ đưa vào thiết kế khai thác được phân chia như sau: Nhóm I bao gồm
các mỏ có cấu tạo đơn giản, các vỉa than có giá trị khai thác ổn định về chiều dày và
chất lượng; tỉ lƯ c¸c cÊp (A+B)/(A+B+C1)  50%; cÊp A 20%. Nhãm II bao gồm
những mỏ có cấu tạo phức tạp, phần lớn các vỉa than có giá trị khai thác không ổn
định về chiều dày và chất lượng. Đối với nhóm này trữ lượng cấp B/(B+C1) 50%.
Nhóm III bao gồm những mỏ có cấu tạo rất phức tạp, các vỉa than có chiều dày và
chất lượng thay đổi rất nhiều. Thiết kế khai thác sẽ dựa vào trữ lượng cấp C1.
Theo quy định trên chỉ có cấp C1 nay là cấp trữ lượng 111 mới được đưa vào
thiết kế, như vậy hầu hết các các mỏ ở Việt Nam không ®đ ®iỊu kiƯn ®Þa chÊt ®Ĩ thiÕt
kÕ, nh­ng trong thùc tế trữ lượng và tài nguyên ở một mỏ không thể tách rời. Khi quy
hoạch khai thác ở giai đoạn dự án đầu tư tài nguyên đà được xác định vẫn phải đưa
vào quy hoạch khai thác, đồng thời phải tính nhu cầu vốn đầu tư cho công tác thăm dò
nâng cấp trữ lượng đảm bảo yêu cầu thiết kế ở giai đoạn TKKT.
Trữ lượng, tài nguyên địa chất khoáng sàng được đánh giá theo các tiêu chuẩn
do Nhà nước quy định và tiêu chuẩn của TKV là cơ sở để xem xét tính trữ lượng và tài
nguyên, lựa chọn công suất hợp lý, sơ đồ khai thông mở vỉa tối ưu và áp dụng công
nghệ tiến tiến. Trữ lượng, tài nguyên là những nhân tố ban đầu có liên quan trực tiếp
tới việc đánh giá giá trị mỏ khoáng sản. Tuy nhiên, chỉ tiêu tính trữ lượng chưa nhất


12

quán, cơ sở dữ liệu về trữ lượng tài nguyên ®ang trong thêi kú chun ®ỉi sÏ ¶nh
h­ëng tíi viƯc quản lý, đánh giá mức độ tổn thất và giá trị tài nguyên khoáng sản.

Trữ lượng, tài nguyên theo quy định phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng
sản rắn Việt Nam 2006 được phân loại như sau: Phân loại trữ lượng theo mức độ tin
cậy gồm: Chắc chắn, tin cậy, dự tính và dự báo; Phân loại trữ lượng theo mức độ
nghiên cứu đánh giá bao gồm NCKT, NCTKT, NCKQ; Phân loại trữ lượng theo mức độ
hiệu quả kinh tÕ bao gåm: Cã hiƯu qu¶ kinh tÕ, cã tiỊm năng hiệu quả kinh tế; chưa rõ
hiệu quả kinh tế.
Tổng hợp phân loại trữ lượng: Cấp A- Chắc chắn; Cấp B- Tương đối chắc chắn;
Cấp C- Dự tính; Cấp P1- Suy đoán; Cấp P2- Phỏng đoán.
Trữ lượng, tài nguyên khoáng sàng trước hết phụ thuộc vào quan điểm đánh giá
và phân cấp trữ lượng, nó tập trung chủ yếu vào 2 quan điểm sau: Đánh giá cấp trữ
lượng ở Việt Nam trên cơ sở phân cấp trữ lượng của CHLB Đức, Liên Xô cũ theo mức
độ thăm dò A, B, C1, C2, P1, P2 và P3; Phân cấp trữ lượng theo thang đánh giá của
các nước phương tây (Mỹ, Canada) biểu đồ dạng hộp M.C Kelvey.
Việc nghiên cứu cải tiến ở Việt Nam nhìn chung phù hợp với xu thế trên Thế giới,
đề xuất của các nhà địa chất Việt Nam (Bảng 1.1) được ban hành tại Quyết định
06/2006/QĐ-BTNMT ngày 7/6/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường [4].

Mức độ
hiệu quả
kinh tế

Bảng 1.1. Bảng phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn
Mức độ nghiên
Tài nguyên chưa xác
Tài nguyên xác định
cứu địa chất
định (dự báo P)
Chắc chắn
Tin cậy B
Dự tính C

Suy
Phỏng
Phân cấp và
A (A+B);
(C1);
(C2);
đoán
đoán
S: 20%
S: 2050%
S: 5080%
mà hiệu
T: 80%

(001)

1.Có hiệu
quả kinh
tế
2.Có tiềm
năng hiệu
quả kinh
tế
3.Chưa rõ
hiệu quả
kinh tế

Trữ lượng
NCKT (01)
Trữ lượng

NCTKT (02)
Tài nguyên
NCKT (01)
Tài nguyên
NCTKT (02)
Tài nguyên
địa chất
NCKQ (03)

T: 50%

(002)

(P1)

(P2)

(003)

(004a)

(004b)

333

334a

334b

T: 20%


111
121

122

211
221

222

331

332

Trong ®ã: S- Sai sè cho phÐp %; T- Møc độ tịn cậy của tài nguyên %.


13

Chỉ tiêu nhà nước đánh giá trữ lượng và tài nguyên địa chất (CTNN) được quy
định tại QĐ 167/UBCAN ngày 17/6/1977 của Uỷ ban Kế hoạch nhà nước.
Bảng 1.2. Chỉ tiêu nhà nước tính trữ lượng và tài nguyên than
Chỉ tiêu nhà nước
Tiêu chí
Chiều dày vỉa
Độ tro than

Trong cân đối
Mỏ Lộ thiên

Mỏ Hầm lò
1m
0.8m
40%
40%

Ngoài cân đối
Mỏ Lộ thiên
Mỏ Hầm lò
0,8m
0,6m
40%;
45%.

Chỉ tiêu Than Việt Nam (CTTVN) theo quy định 2034QĐ-ĐC ngày 19/9/1998 của
Tổng công ty TVN: Trữ lượng được tính: Chiều dày vỉa lớn hơn hoặc bằng 0,3m; Độ tro
than dưới 50%; Chỉ tiêu vận dụng trong thiết kế mỏ hiện hành (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Chỉ tiêu tính trữ lượng và tài nguyên than TVN
Tiêu chí
T1A
T2A
T1B
T2B

Chỉ tiêu TVN
Mỏ Lộ thiên
Mỏ Hầm lò
Chiều dày vØa
Ak than %
ChiỊu dµy vØa

Ak than %
 1m
 40%
 0,8m
 40%
 0,3  1m
 40%
 1m
40%50%
 0,3  1m
40%50%

Theo tiªu chuẩn của Mĩ chiều dày vỉa đươc quy định như sau: Tài nguyên đối với
Than Antraxit và Bitum không dưới 0,35m; than bán bitum và lignit không dưới 0,75m;
Trữ lượng địa chất đối với Than Antraxit và Bitum không dưới 0,7m; than bán bitum và
lignit không dưới 1,5m.
Việc lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá trữ lượng phụ thuộc vào điều kiện công nghệ,
điều kiện khai thác và chế biến sử dụng ở thời điểm đánh giá. Với điều kiện công nghệ
như hiện nay ở các mỏ lộ thiên các vỉa mỏng với độ nhiểm bẩn Ak trên 40% có thể
khai thác được. Do đó, TKV sử dụng tiêu chuẩn nội bộ của mình để xác định hệ số
bóc giới hạn cho khai thác mỏ lộ thiên. Đối với các mỏ hầm lò cần nghiên cứu công
nghệ để khai thác triệt ®Ĩ c¸c vØa máng 0,8  d­íi 1,2m; ®é tro dưới 40% theo CTNN.
Tổng tài nguyên (Cấp A+B+C+P) các loại than trên toàn quốc đà tìm kiếm thăm
dò còn lại đến 1/1/2006 là: 6068 triệu tấn. Trong đó trữ lượng, tài nguyên cấp
(A+B+C): 4992 triệu tấn, chiếm 82,3 %; trữ lượng cấp 111 (A+B): 371 triệu tấn, chiếm
6,1 %; trữ l­ỵng cÊp 222 (C1): 2157 triƯu tÊn, chiÕm 35,5 %; tài nguyên cấp 333 (C2):
2464 triệu tấn, chiếm 40,6%; tài nguyên cấp 334a (P1): 1076 triệu tấn, chiếm 17,7 %.
Trữ lượng, tài nguyên than Việt Nam theo phân loại cũ, (bảng 1.4). Trữ lượng tài



14

nguyên than phần lớn đà được giao cho TKV quản lý theo quyết định 481/QĐ/QLTN
ngày 08/06/1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Bảng 1.4. Trữ lượng, tài nguyên than Việt Nam
Trữ lượng, tài nguyên than theo chỉ tiêu nhà nước (ngàn tÊn)
Tªn khu vùc
Tỉng
A+B+C
A+B
C1
C2
P
Tỉng céng
6 068 496 4 992 222 370 609 2 157 236 2 464 377 1 076 274
A-BÓ Qu¶ng Ninh
4 049 559 3 484 716 315 155 1 401 399 1 768 161
564 843
1-Vïng CÈm Ph¶
1 962 863 1 518 347 260 326
727 604
530 417
444 516
2-Vïng Hßn Gai
740 417
713 791 37 520
229 689
446 582
26 626
3-Vïng U«ng bÝ

1 346 279 1 252 578 17 309
444 107
791 163
93 701
B-Than bïn
235 438
235 438
128 827
106 611
C-Vùng nội địa
165 109
165 109 55 454
91 901
17 755
D-Than địa phương
37 434
18 478
10 238
8 240
18 956
E-Vùng Khoái ch©u 1 580 956 1 088 481
524 871
563 610
492 475
Céng các loại than
6 068 496 4 992 222 370 609 2 157 236 2 464 377 1 076 274
1-Than antraxit
4 155 783
3571984 327 765 1 450 063 1 794 156
583 799

2-Than ¸bitum
1 580 956 1 088 481
524 871
563 610
492 475
3-Than N©u
96 319
96 319 42 844
53 475
4-Than bïn
235 438
235 438
128 827
106 611
Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than [32]
Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là tỉ lệ tổn thất tài nguyên than quá
lớn, nó thể hiện ngay từ khâu thiết kế áp dụng công nghệ và trong quá trình khai thác.
Tổn thất tài nguyên theo nguyên nhân bao gồm:
- Tổn thất do điều kiện và công nghệ khai thác: Tổn thất do phải để lại trụ bảo vệ khi
khai thác dưới các công trình quan trọng, dưới thành phố, khu công nghiệp; tổn thất do
không khai thác được như dưới sông, suối
-Tổn thất trong quá trình khai thác: Tổn thất do không khai thác hết chiều dày của
vỉa. Rơi vÃi trong quá trình khai thác, vận chuyển, ®ỉ ®èng, l­u kho, bèc rãt–

-Tỉn thÊt vỊ chÊt l­ỵng than: Nhiểm bẩn do lẫn đất đá trong quá trình khai thác;
vỡ vụn than trong quá trình vận chuyển.
- Tổn thất trong quá trình sàng tuyển, chế biến, tiêu thụ và sử dụng than.

TT


Các mỏ
Tổng cộng
1 Lộ thiên
2 Hầm lò

Bảng 1.5. Thèng kª tû lƯ tỉn thÊt than
Tỉn thÊt khai thác % so với trữ lượng
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
B/q
16.16 15.54 15.80 14.83 14.59 14.66 14.19 15.0
8.01 7.93 8.08
8.03 7.74 7.99
7.75 7.9
34.62 37.06 36.35 34.12 33.13 32.91 31.81 34.0
"Nguồn: Thống kê TVN 2004"

Tổn thất
Tỉ lệ tổn thất tài nguyên = Tổng trữ lượng địa chất huy động x100%


15

Tổn thất tài nguyên thường có hai tỉ lệ: Tổn thất theo thiết kế và tổn thất thực tế.

Sản lượng than nguyên khai đà khai thác từ 1955-2005 khoảng 360 triệu tấn.
Trong quá trình khai thác tổn thất thực tế theo thống kê từ 1998-2004 là 15,0%, trong
đó: Khai thác lộ thiên 7,9%; hầm lò 34,0% (bảng 1.5).
Tình hình phân tích trữ lượng địa chất, trữ lượng địa chất huy động, trữ lượng công
nghiệp phục vụ cho thiết kế của các mỏ than, qua số liệu ở bảng 1.6 cho thấy phần trữ
lượng có thể khai thác được trong các mỏ hầm lò so với toàn bộ trữ lượng địa chất trong

ranh giới rất thấp bình quân đạt khoảng 40%. Một trong những bất cập hiện nay là chưa
thiết kế khai thác than đối với những vỉa từ 0,81,2m do ®ã tØ lƯ thÊt theo thiÕt kÕ cßn

cao. TØ lƯ tỉn thÊt theo thiÕt kÕ cđa má Khe chµm III là 37,6%; mỏ Bắc Cọc sáu là 25,3%.
Bảng 1.6. Trữ lượng địa chất và công nghiệp một số mỏ hầm lò
Tổng trữ lượng huy
Trữ lượng Trữ lượng các vỉa huy
động
cho
khai
thác
động
cho khai thác
Tổng trữ các vỉa
lượng địa không huy Phần không
TL tổn thất Trữ lượng
chất
động do huy động do
Phần huy TK (do hệ
công
(T1A)
đ/k công đ/k địa chất
động thống khai nghiệp
ngàn tấn
nghệ (vỉa mỏng, gần
thác)
(ngàn tấn)
(T2A)
đứt gÃy)


Tên mỏ

Mỏ Bắc Cọc 6
Tỉ lệ
Mỏ Khe chàm III
Tỉ lệ

37784
100%
120 271
100%

2966
8%
20 015
17%

11705
31%
39 499
33%

23068
61%
60 757
51%

5827
15%
22 840

19%

17241
46%
37 916
32%

Bảng 1.7. Trữ lượng địa chất và công nghiệp mỏ lộ thiên Núi béo
Trữ lượng địa chất, ngàn tấn
Khu
Vỉa 11
Vỉa 14
Mỏ Nói bÐo
TØ lƯ

Q (T1A)
15 823
7 335
23 158
83%

Q (T1B)
1 103
1 247
2 350
8%

Q (T2A)
1 780
733

2 513
9%

Tỉng sè
18 707
9 338
28 045
100%

Tỉn thÊt tµi nguyên hiện ở mức cao trong khai thác hầm lò cần phải có biện
pháp quản lý và khuyến khích tận thu tài nguyên than.
Nhà nước quản lý TNKS thông qua luật pháp hiện hành và thuế tài nguyên. Tỉ lệ
tổn thất tài nguyên được xem xét và khống chế trong quá trình thiết kế và khai thác mỏ.
Song, không có sự ràng buộc chặt chẽ về pháp lý khi các tổ chức khai thác để tổn thất
tài nguyên trên mức cho phÐp, cịng nh­ ch­a cã chÝnh s¸ch khun khÝch các tổ chức
và cá nhân tận thu TNKS.


16

Bộ Tài nguyên và môi trường đà ban hành quy định mới về phân cấp trữ lượng và
tài nguyên khoáng sản rắn. Trong đó phân định rõ phần trữ lượng và phần tài nguyên
của khoáng sàng theo mức độ tin cậy, mức độ nghiên cứu địa chất và mức độ hiệu quả
kinh tế. Việc đưa thêm hai yếu tố mức độ hiệu quả kinh tế và mức độ nghiên cứu đánh
giá cùng yếu tố độ tịn cậy để chuyển đổi trữ lượng là hợp lý. Tuy nhiên, điều đó là chưa
đủ để đánh giá toàn bộ khoáng sàng có kinh tế hay không? Mặt khác các tổ chức cá
nhân được quyền khai thác TNKS theo quy định của Luật khoáng sản được phép
chuyển nhượng quyền khai thác cho tổ chức cá nhân khác, nhưng giá chuyển nhượng
quyền khai thác mỏ khoáng sản chưa có cơ sở và căn cứ để xác định.
Vì vậy, cần phải nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá giá trị TNKS phục vụ cho quản

lý tài nguyên than như: Đánh giá tài nguyên khoáng sàng (mỏ khoáng sản), quản lý
TNKS bằng các chỉ tiêu giá trị và định giá bán quyền khai thác mỏ khoáng sản.
1.2. Tổng quan về chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản
Mục đích khi đánh giá kinh tế địa chất khoáng sàng (mỏ khoáng sản) là xác định
giá trị của khoáng sàng (giá trị kinh tế, giá trị thương mại) và hiệu quả kinh tế trong
điều kiện sử dụng hợp lý tài nguyên và tuân thủ các yêu cầu về xà hội và sinh thái.
Đánh giá kinh tế địa chất khoáng sàng là việc xác định các chỉ tiêu giá trị thiên
nhiên, giá trị TNKS là những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế tài nguyên, hiệu quả
khai thác, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế - xà hội.
Nguyên tắc đánh giá mức độ hiệu quả kinh tế:
- Khai thác TNKS mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp cho Nhà đầu tư, công
nghiệp khai khoáng xét từ góc độ nhà đầu tư.
- Khai thác TNKS mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ sở hữu (Nhà nước) xét từ
góc độ chủ sở hữu TNKS.
- Khai thác TNKS không những mang lại hiệu quả trực tiếp cho chủ sở hữu, nhà
đầu tư, mà xét trên góc độ nền kinh tế quốc dân còn mang lại hiệu quả kinh tế của các
ngành khác sử dụng khoáng sản; mang lại hiệu quả kinh tế - xà hội cho sự phát triển
của một vùng hoặc địa phương; đáp ứng nhu cầu về nguyên, nhiên liệu ban đầu cho
các ngành kinh tÕ mịi nhän phơc vơ cho ph¸t triĨn kinh tế, khoa học kỹ thuật hoặc an
ninh quốc phòng của đất nước.
Nguyên tắc cơ bản được giới hạn lựa chọn trong luận án là nghiên cứu chỉ tiêu
đánh giá giá trị TNKS (giá trị thương mại), những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế tài


×