Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến sự sinh trưởng, năng suất của cây rau cảixanh (brassica juncea l )tại vườn thực nghiệm nông lâmtrường đại học quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 53 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ......................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
PHẦN II. NỘI DUNG ................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ......................................................................................... 3
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau ........................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây rau cải ............................ 4
1.1.3. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng của cây rau cải .................................................... 4
1.1.4. Vai trị của phân bón hữu cơ .............................................................................. 4
1.1.5. Đặc điểm của một số loại phân hữu cơ ............................................................... 6
1.1.6. Nông nghiệp hữu cơ ........................................................................................... 9
1.2. Cơ sơ thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 9
1.2.1. Tình hình sản xuất rau trong nước ...................................................................... 9
1.2.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới .................................................................. 10
1.2.3. Tình hình sản xuất rau ở Quảng Bình ............................................................... 11
1.2.4. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............................ 12
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 14
2.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 14
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................................... 14
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ............................................................. 14
2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 14
2.2.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ................................................................... 15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 17
3.1. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến chỉ tiêu sinh trưởng của cây rau cải
xanh ........................................................................................................................... 17


3.1.1. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến chiều cao cây của cây rau cải xanh... 17


3.1.2. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến số lá/cây của cây rau cải xanh .......... 18
3.1.3. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến đường kính tán của cây rau cải xanh 20
3.2. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của cây rau cải xanh ........................................................................................... 21
3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các cơng thức thí nghiệm ..................................... 23
PHẦN III:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 25
1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 25
2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................
PHỤ LỤC .....................................................................................................................


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Hàm lượng NPK trong một số nguồn phân hữu cơ chính (tính % theo
chất khơ)
Bảng 2. Hàm lượng các chất dinh dưỡng chính có trong các loại phân chuồng
(tính theo % chất khơ)
Bảng 3. So sánh chất lượng phân trùn với phân một số động vật khác (hàm
lượng tính %)
Bảng 4. Hàm lượng dinh dưỡng của các loại khơ dầu (%)
Bảng 5. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại rau từ năm 2015-2017 của Việt
Nam
Bảng 6. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến chiều cao cây rau cải xanh
Bảng 7. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến sô lá/cây của rau cải xanh
Bảng 8. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến đường kính tán của cây rau
cải xanh
Bảng 9. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất của cây rau cải xanh
Bảng 10. Hiệu quả kinh tế của các cơng thức thí nghiệm


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV: Cục Bảo về thực vật
Bộ NN & PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
IFOAM: Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ Quốc tế
FAO: Food and Agriculture Organizaation – Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên
Hiệp Quốc
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSKT: Năng suất kinh tế
QBĐT: Báo Quảng Bình điện tử
USD: Đơn vị tiền tệ
ThS: Thạc sĩ
VSV: Vi sinh vật
WTO: World Trade Organization


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CỦA SINH VIÊN
Năm học: 2017-2018

1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến sự sinh trưởng,
năng suất của cây rau cảixanh (Brassica juncea L.)tại vườn thực nghiệm Nơng
lâmTrường Đại học Quảng Bình
- Sinh viên thực hiện: Lê Thị Loan
- Lớp: ĐH Quản lý tài nguyên và Môi trường K57
- Khoa: Nông – Lâm – Ngư - Năm thứ: 3

- Người hướng dẫn: ThS. Lê Thị Hương Giang
2. Mục tiêu đề tài:
Đánh giá ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến sự sinh trưởng, phát triển,
năng suất của cây rau cải xanh.
3. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã đánh giá được ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ khác nhau đến sự
sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây rau cải xanh trồng theo hướng hữu cơ.
Trong đó, cơng thức bón phối hợp giữa phân trùn quế và khô dầu lạc cho năng suất và
hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các công thức bón đơn độc một loại phân hữu cơ.
4. Tính mới và sáng tạo:
Khi bón phối hợp giữa phân trùn quế và khơ dầu lạc sẽ góp phần nâng cao năng
suất và hiệu quả kinh tế của cây rau cải xanh hơn so với bón đơn độc một loại phân
hữu cơ.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội,giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
- Kết quả của đề tài sẽ củng cố các kiến thức về vai trò của phân hữu cơ đối với
sinh trưởng, phát triển của cây rau cải nói chung và cây trồng nói chung nhằm phục vụ
học tập, nghiên cứu, thực hành tay nghề cho các sinh viên khoa Nông - Lâm - Ngư;
Trường đại học Quảng Bình.


- Nâng cao khả năng và phương pháp nghiên cứu khoa học của sinh viên tham
gia thực hiện đề tài.
- Rau cải xanh là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, vì vậy trồng rau
cải xanh theo hướng sử dụng hồn tồn phân hữu cơ góp phần tạo ra sản phẩm an toàn
cho người tiêu dùng, đồng thời đất đai được cải thiện độ phì nhiêu, mang lại hiệu quả
lâu dài cho người sản xuất.
- Kết quả của đề tài có khả năng ứng dụng vào thực tiễn nhằm mục đích phục
vụ cơng tác học tập, nghiên cứu cho sinh viên và giảng viên, đồng thời là nguồn cung
cấp thực phẩm sạch có giá trị cho người sử dụng.

6.Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):
Ngày

tháng

năm 2018

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn về những đóng góp khoa học
của sinh viên thực hiện đề tài:

Ngày

tháng

năm 2018

Trưởng khoa

Giảng viên hướng dẫn


THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN
Họ và tên: Lê Thị Loan
Sinh ngày: 13/02/1997

Nơi sinh: An Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình
Ngành học: QLTN & MT

Lớp: Đại học QLTN & MT

Khóa:57

Khoa: Nơng – Lâm - Ngư
Địa chỉ liên hệ: 15 Trường Chinh – Bắc Lý – Đồng Hới – Quảng Bình
Điện thoại: 01687594367

Email:

II. Q TRÌNH HỌC TẬP (kê thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang
học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: QLTN & MT

Khoa: Nông – Lâm - Ngư

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: QLTN& MT

Khoa: Nơng – Lâm - Ngư

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích:
Ngày

Xác nhận của khoa

tháng

năm 2018

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rau là loại thực phẩm cần thiết trong đời sống hằng ngày, là nhân tố quan trọng
đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, khi lương thực, thực phẩm nhiều đạm đã được
đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia tăng để đảm bảo sự cân
bằng dinh dưỡng và sức khoẻ cho con người.
Diện tích trồng rau của tỉnh Quảng Bình hiện nay khoảng trên 5000ha, trong đó
diện tích rau ăn lá chiếm khoảng 60% và các loại rau họ cải được trồng khá phổ biến,
trong đó có cây cải xanh.
Trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp,phân bón là một trong những vật tư quan
trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hằng năm. Ơng cha ta từ việc làm nơng
đã đúc kết được câu thành ngữ“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để nói lên
được phân bón là một trong những nguyên liệu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây, giúp tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của
Viện dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng
sản lượng cây trồng. Đặc biệt, phân hữu cơ có vai trị rất quan trọng đối với đất và cây
trồng, góp phần cải thiện đặc tính vật lý, hố học, sinh học đất, làm cho đất ngày càng
tốt hơn, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cây trồng giúp cây trồng sinh
trưởng khoẻ mạnh, môi trường không ô nhiễm, sản xuất nơng nghiệp phát triển bền
vững.

Hiện nay, tình hình sản xuất thực phẩm nói chung và sản xuất rau nói riêng
đang gặp nhiều vấn đề về mất an toàn vệ sinh thực phẩm, việc lạm dụng hóa chất như:
thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng và phân bón hóa học của người sản
xuất dẫn đến tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và nitrat trong rau
quả là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người sử
dụng. Bên cạnh đó, ngành nơng nghiệp Việt Nam cịn đứng trước thách thức không
nhỏ do ô nhiễm môi trường, đất đai mất chất, bạc màu, suy giảm sự đa dạng sinh học
và các vi sinh vật có ích, bùng phát sâu bệnh và ô nhiễm các nguồn nước… Để khắc
phục tình trạng đó, ngành nơng nghiệp trong nước đang được khuyến khích và từng
bước dịch chuyển sang nền nơng nghiệp an tồn, đó là nền nơng nghiệp hữu cơ. Phân
hữu cơ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc sản xuất theo hình thức canh
tác hữu cơ. Do đó, cùng với sự mở rộng của mơ hình nơng nghiệp hữu cơ, nhu cầu về
1


phân bón hữu cơ cũng sẽ tăng theo. Nơng nghiệp hữu cơ sẽ là xu hướng tất yếu trong
tương lai,bởi những địi hỏi của thị trường đối với nơng sản sạch và an ninh thực phẩm
ngày càng tăng.
Tuy nhiên, nền nông nghiệp hữu cơ ở nước ta mới chỉ được biết đến trong vài
năm gần đây, nên quy mô vẫn cịn rất hạn chế và chỉ mang tính thử nghiệm.
Trên cơ sở đó, chúng tơi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số
loại phân hữu cơ đến sự sinh trưởng, năng suất của cây rau cảixanh (Brassica juncea
L.)tại vườn thực nghiệm nơng lâmTrường Đại học Quảng Bình.”
2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến sự sinh trưởng, phát triển,
năng suất của cây rau cải xanh.
3. Đối tượngvàphạm vinghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cây cải xanh có tên khoa học: Brassica juncea L., thuộc họ thập tự Cruciferae.
Giống sử dụng trong thí nghiệm là giốngCải bẹ xanh của Trang Nơng.

- Các loại phân hữu cơ: Phân chuồng đã ủ hoai mục (phân trâu, bị), khơ dầu
lạc, phân trùn quế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Vườn thực nghiệm Nông Lâm Trường Đại học Quảng Bình.
- Thời gian: Tháng 12 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018

2


PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau
Theo tính tốn của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình quân
hàng ngày của mỗi người trên thế giới cần khoảng 250-300g/ngày/người tức 90110kg/người/năm. Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng
như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein,
lipit, chất xơ, vv...Trong rau xanh hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là
chất khơ. Trong chất khô lượng cacbon rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà
chua 75-78%, dưa hấu 92%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường
(chủ yếu đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ khả năng hoà tan
cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thơng của máu, tăng tính hoạt hố trong q
trình ơxy hố năng lượng của các mơ tế bào. Một số loại rau như khoai tây, đậu (nhất
là đậu ăn hạt như đậu Hà Lan, đậu Tây), nấm, tỏi cung cấp 70 - 312 calo/100g nhờ các
chất chứa năng lượng như protit, gluxit [4].
Rau có chứa các loại vitamin A (tiền vitamin A), B1, B2, C, E và PP vv...
Trong khẩu phần ăn của nhân dân ta, rau cung cấp khoảng 95 - 99% nguồn vitamin A,
60 - 70% nguồn vitamin B (B1, B2, B6, B12) và gần 100% nguồn vitamin C. Có thể
nói rau là nguồn cung cấp vitamin phong phú và rẻ tiền [4].
Rau còn là nguồn cung cấp chất khoáng cho cơ thể.Rau chứa các chất khoáng
chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo của xương và máu. Những chất khống

có tác dụng trung hòa độ chua do dạ dày tiết ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt,
các loại ngũ cốc. Hàm lượng Ca rất cao trong các loại rau cần, rau dền, rau muống,
nấm hương, mộc nhĩ (100- 357mg%).
Ngoài ra, rau là nguồn cung cấp các dinh dưỡng khác. Rau cung cấp cho cơ thể
các axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi lượng, các xellulo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu
hố thức ăn dễ dàng, phịng ngừa các bệnh về tim mạch áp huyết cao. Ngoài ra nhiều
loại rau còn chứa các kháng sinh thực vật như Linunen, Carvon, Pinen ở cần tây,
allixin ở tỏi, hành có tác dụng như một dược liệu đối với cơ thể. Bởi vậy nhu cầu ăn
rau ngày càng cao ở tất cả mọi người.

3


1.1.2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây rau cải
Cây rau cải thuộc rễ chùm, phân nhánh. Bộ rễ ăn nông trên tầng đất màu, tập
trung nhiều nhất ở tầng đất 0 – 20cm. Lá cải mọc đơn, khơng có lá kèm. Những lá
dưới thường tập trung, bẹ lá to, lá rất lớn. Bộ lá khá phát triển, lá to nhưng mỏng nên
chịu hạn kém và dể bị sâu bệnh phá hoại. Hoa cải có dạng chùm, khơng có lá bắc. Hoa
nhỏ, đều. Đài hoa và tràng hoa đều, xếp xen kẽ nhau. Có 6 nhị trong đó có 2 nhị ngồi
có chỉ nhị ngắn hơn 4 cái trong. Bộ nhị gồm 2 nỗn dính bầu trên, 1 ơ về sau có một
vách ngăn giả chia bầu thành 2 ơ, mỗi ơ có 2 hoặc nhiều nỗn. Quả thuộc loại quả
giác, hạt có phơi lớn và cơng, nghèo nội nhủ.
Cây rau cải có nguồn gốc ôn đới nên yêu cầu ánh sáng thích hợp với thời gian
chiếu sáng ngày dài, cường độ ánh sáng yếu. Nhiệt độ cho sinh trưởng và phát triển là
từ 15 – 220C. Lượng nước trong cây rất cao chiếm từ 75 - 95% do đó cải cần nhiều
nước để sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên, nếu mưa kéo dài hay đất úng nước cũng ảnh
hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây cải [4].
1.1.3. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng của cây rau cải
Cây cải không kén đất, nó có thể sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao ở
các loại đất khác nhau, từ đất cát pha đến đất thịt nặng. Nhưng thích hợp nhất là đất

giàu dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt. Cải cần nhiều đạm, lân, kali, trong đó đạm được
sử dụng nhiều nhất. Theo số liệu của viện nghiên cứu rau Gross Beerenhe (Đức) thì
các chất dinh dưỡng chính mà các cây họ thập tự cần là N, P, K. Phân hữu cơ có tác
dụng rất lớn trong q trình sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên, do cải có thời gian sinh
trưởng ngắn nên cần các loại phân dễ tiêu, dễ phân giải, cung cấp dần những yếu tố
dinh dưỡng cần thiết cho cây [4].
1.1.4. Vai trị của phân bón hữu cơ
a. Đối với cây trồng
Trong các loại phân hữu cơ đều có chứa đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng đa lượng
cần thiết cho cây, không bị mất cân đối như thường xảy ra khi sử dụng phân bón hóa
học. Vì vậy phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng một cách đầy đủ, cân đối
và lâu bền.

4


Bảng 1. Hàm lượng NPK trong một số nguồn phân hữu cơ chính
(tính % theo chất khơ)
Nguồn phân

N

P2O5

K2 O

Phân lợn

0,45 – 0,60


0,41

0,25 – 0,40

Phân bò

0,29 – 0,55

0,17 – 0,35

0,8 – 1,0

Phân người

1,0

0,5

0,37

Xác bã cá

4,0 – 10,0

3,0 – 9,0

0,3 – 1,5

Khô dầu lạc


7,0 – 7,2

1,5 – 1,6

1,3 – 1,5

Cây điền thanh

2,6

0,28

1,7

Than bùn

0,3 – 0,5

0,05 – 0,10

0,2 – 0,4

(Nguồn Viện nơng hóa – Thổ nhưỡng – 2005)
Ngoài ra trong các loại phân hữu cơ cịn có các chất dinh dưỡng trung và vi
lượng. Trong 10 tấn phân chuồng trung bình có chứa các chất trung lượng như canxi,
lưu huỳnh, magie, từ 1000 – 2000 gam mỗi lại, các chất vi lượng như Bo: 50 – 200
gam, Mangan 500 – 2000 gam, Kẽm 200 – 1000 gam, Đồng 50 – 150 gam, Molipden
5 – 25 gam.
Các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ được phân giải từ từ cung cấp cho cây
trồng một thời gian tương đối dài từ vài tháng tới trên một năm, đáp ứng đầy đủ yêu

cầu trong suốt thời gian sinh trưởng của nhiều loại cây. Với lúa và các cây ngắn ngày
như ngô, khoai lang, rau, đậu… cả vụ chỉ cần bón một lần.
Trong các loại phân hữu cơ cịn có nhiều loại vi sinh vật có ích như VSV cố định
đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo, VSV khối kháng. Các VSV này cùng với phân
bón vào đất sẽ tăng cường huy động chất dinh dưỡng cho cây, hạn chế tác hại của các
VSV gây bệnh khác.
Trong đất phân hữu cơ phân hủy tạo thành chất mùn có chứa các loại axit hữu cơ
như axit humic, axit fulvic. Các axit mùn này có tác dụng kích thích sự phát triển của
hệ rễ để cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Các axit này nếu phun lên lá cũng kích
thích cây tang cường quang hợp. Các VSV có trong phân khi hoạt động sinh sống
cũng tiết ra những chất có tác dụng kích thích sự phát triển của rễ cây.
Phân hữu cơ sau khi đã chế biến khơng có các yếu tố độc hại với người, khơng để
lại dư lượng độc trên nông sản, đảm bảo cho nơng sản được vệ sinh, an tồn. Phân hữu
cơ với thành phần dinh dưỡng đầy đủ, cân đối giúp cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh,
5


ít sâu bệnh nên hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật phải sử dụng, góp phần làm cho
nơng sản được vệ sinh, an toàn hơn [4].
b. Đối với đất trồng
Các chất dinh dưỡng có trong phân hữu cơ được phân giải và tích lũy dần làm
hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất ngày càng tăng, đất ngày càng trở nên tốt hơn.
Bón phân hữu cơ làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất.
Phân hữu cơ là nguồn cung cấp chất mùnquan trọngđối với đất.Phân hữu cơ
trong đất phân hủy tạo thành mùn. Mùn có tác dụng kết dính các hạt đất tạo nên kết
cấu đất. Nhờ có kết cấu mà đất trở nên tơi xốp, điều hòa chế độ nhiệt và khơng khí,
tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng, tạo điều khiện cho VSV hữu ích hoạt
động. Như vậy chất mùn tạo thành từ chất hữu cơ có ảnh hưởng đến các tính chất lý
học, hóa học và sinh học của đất, làm nên độ phì nhiêu của đất.
Đất được bón nhiều phân hữu cơ có chế độ nước và khơng khí thích hợp tạo

điều kiện thuận lời cho các VSV có ích phát triển, hạn chế các VSV có hại, vì vậy giúp
cải tiến hệ thống cân bằng VSV đất theo hướng có lợi cho cây và đất trồng.
Các chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng
thành các phức hệ hữu cơ – khống có tác dụng giữ chặt làm giảm sự rửa trôi các chất
dinh dưỡng.Phân hữu cơ với chất mùn được tạo thành làm tăng tính ổn định của kết
cấu đất, do đó bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế xói mịn.
1.1.5. Đặc điểm của một số loại phân hữu cơ
a. Phân chuồng
Là chất phế thải của gia súc, chủ yếu là lợn, trâu, bò, gà, vịt, ngựa, dê… Đây là
nguồn phân hữu cơ phổ biến nhất, chiếm khối lượng lớn đã được sử dụng lâu đời nên
còn gọi là phân hữu cơ truyền thống.
Trong phân chuồng luôn chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân,
kali, canxi, magiê, natri, silic. Các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, mangan,
molipden... hàm lượng không cao.
Phân chuồng cung cấp một lượng mùn lớn làm kết cấu của đất tơi xốp hơn, bộ
rễ cây trồng phát triển mạnh, tăng khả năng chống chịu của cây trồng với điều kiện
ngoại cảnh bất thuận lợi như rét, xói mịn, hạn... Vì vậy người ta gọi phân chuồng là
phân cải tạo hố - lý tính đất.

6


Tuy vậy, sử dụng phân chuồng cũng có những hạn chế như hàm lượng chất
dinh dưỡng dễ tiêu thấp hơn nhiều so với phân hoá học. Hàm lượng đạm nguyên chất
trong loại phân chuồng tốt nhất cũng chỉ đạt 3 - 4% (trong khi đó ở urê là 46%). Vì
vậy, khi sử dụng thường phải bón với một lượng lớn và phải kết hợp bón bổ sung với
phân hố học hoặc các loại phân hữu cơ có hàm lượng đạm cao trong những giai đoạn
cây cần.
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân chuồng tuy thấp nhưng gồm đầy đủ các
chất đa, trung, và vi lượng. Trong phân chuồng còn chứa nhiều loại vi sinh vật có ích.

Đặc biệt, phân chuồng có lượng chất hữu cơ lớn, dễ phân hủy thành mùn [5].
Bảng 2. Hàm lượng các chất dinh dưỡng chính có trong các loại phân chuồng
(tính theo % chất khơ)
Loại phân

N

P2 O 5

K2 O

CaO

MgO

Lợn

0,45 – 0,60

0,30 – 0,50

0,26 – 0,50

0,09

0.10

Trâu, bò

0,29 – 0,55


0,17 – 0,35

0,80 – 1,00

0,35

0,13

Gà, vịt

1,00 – 1,63

0,54 – 1,40

0,65 – 2,40

2,0

0,53

Ngựa

0,44

0,35

0,35

0,15


0,13



0,65

0,50

0,25

-

-

Cừu

0,60

0,40

1,10

-

-

(Nguồn: Tuyển tập phân bón Việt Nam – 2005)
b.Phân trùn
Trùn là loài giun đất nhỏ, con trưởng thành dài 10cm, màu nâu đỏ, thân mềm.

Lồi trùn ni hiện nay là trùn quế, là loại giun đất đã được thuần hóa để làm thức ăn
giàu đạm cho gia súc, gia cầm, chim, cá… Sau khi thu hoạch con trùn cịn lại một
lượng phân dùng làm phân bón cho cây. Trung bình 1m2 chuồng ni sau 1 lứa 2 -3
tháng cho 8 – 10 kg phân.
Phân trùn quế là loại phân hữu cơ có chất lượng cao, có tác dụng kích thích sự
tăng trưởng củacây trồng. Phân trùn khơng chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng mà
cịn tăng khả năng duy trì giữ nước trong đất và thậm chí cịn có thể ngăn ngừa các
bệnh về rễ.

7


Bảng 3. So sánh chất lượng phân trùn với phân một số động vật khác
(Hàm lượng tính %)
Loại phân

Nước

Hữu cơ

N

P2O5

K2 O

Phân trùn

37,6


29,93

0,82

0,80

0,44

Phân lợn

81,50

15,00

0,60

0,40

0,44

Phân bị

83,03

14,50

0,32

0,25


0,16

(Nguồn Tuyển tập phân bón Việt Nam- 2005)
Trong phân trùn cịn có nhiều loại axit amin, axit humic và vi khuẩn háo khí
cao hơn nhiều loại phân tự nhiên khác. Lượng trùn con và trứng còn lại trong phân sau
khi bón có thể tiếp tục phát triển sinh sống góp phần cải tạo đất.
c. Khơ dầu lạc (phân bánh dầu)
Là loại phân thuộc loại khô dầu, là bã còn lại sau khi hạt đã ép lấy dầu. Khơ dầu
cũng là loại phân khá phổ biến, có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao.Tùy theo
thành phần của mỗi loại khô dầu mà nông dân đã sử dụng như loại phân bón hữu cơ
bón vào đất để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Bánh dầu lạc là một loại phụ phẩm của ngành sản xuất dầu ăn. Sau khi ép lấy
dầu thì phần bã cịn lại được ép thành từng bánh gọi là bánh dầu. Phân bánh dầu lạc là
một loại phân bón hữu cơ truyền thống, được dùng để ngâm ủ thành phân hữu cơ đậm
đặc rất tốt cho cây trồng. Bón phân bánh dầu làm cây phát triển xanh tốt, mượt lá và
cho năng suất cao. Trong bánh dầu, ngoài hàm lượng đạm hữu cơ (protein) rất cao từ
28-51% thì nó cịn chứa nhiều muối khống và vitamin. Đặc biệt sau khi ngâm ủ
protein được thủy phân thành axit amin giúp cây trồng nhanh hấp thụ và đồng hóa một
cách hiệu quả
Bảng 4. Hàm lượng dinh dưỡng của các loại khô dầu (%)
Loại khô dầu

N

P2O5

K2 O

Khô dầu lạc


7,0

1,5

1,3

Khơ dầu vừng

6,2

2,0

1,2

Khơ dầu bơng(chưa bóc vỏ)

3,9

1,8

1,6

Khơ dầu bơng (đã bóc vỏ)

6,4

2,8

2,1


Khơ dâu hướng dương

4,8

1,4

1,2

Khơ dầu thơ dầu

5,5

1,8

1,0

(Nguồn: Tuyển tập phân bón Việt Nam – 2005)
8


1.1.6. Nông nghiệp hữu cơ
Theo tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế(IFOAM): Nông nghiệp hữu cơ là hệ
thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền
vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và cơng bằng xã hội,
khơng sử dụng các hóa chất nơng nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ,
tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các
nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất [10].
Sản xuất nơng nghiệp hữu cơ yêu cầu không được sử dụng 5 nguồn vật liệu đầu
vào cho sản xuất gồm:Hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, chất kích thích
tăng trưởng, sản phẩm đột biến gen và phân bắc.

Nguồn vật liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp hữu cơ chủ yếu dựa vào luân
canh, sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ và áp dụng các biện pháp quản
lý dịch hại tổng hợp để canh tác.
Canh tác nông nghiệp hữu cơ sẽ góp phần duy trì và bảo tồn độ phì nhiêu của
đất, bảo vệ mơi trường, đa dạng sinh học cao, khơng có hoocmon và chất kháng sinh
trong các sản phẩm động vật, chất lượng sản phẩm tốt hơn (hương vị, đặc tính tích
lũy). Như vậy, nơng nghiệp hữu cơ sẽ mang lại lợi ích khơng chỉ đối với sức khỏe của
người sản xuất và tiêu dùng mà cịn góp phần cải tạo, bảo vệ mơi trường và phát triển
bền vững nền nông nghiệp.
1.2. Cơ sơ thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình sản xuất rau trong nước
Diện tích và sản lượng rau của Việt Nam khơng ngừng những năm qua. Năm
2016, Diện tích rau đạt 907,8 nghìn ha (tăng 17,4 nghìn so với năm 2015), năng suất
ước đạt 177,5 tạ/ha (tăng 4,5 tạ/ha với năm 2015), sản lượng đạt gần 16 triệu tấn (tăng
khoảng 627 nghìn tấn so với năm 2015).
Năm 2017, diện tích rau các loại đạt 937,3 nghìn ha, tăng 29,5 nghìn ha so với
năm 2016, sản lượng đạt 16,49 triệu tấn, tăng 563 nghìn tấn so với năm 2016.

9


Bảng 5. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại rau từ năm 2015-2017
của Việt Nam
Rau các loại

Đơn vị

Năm 2015

Năm 2016


Năm 2017

- Diện tích

1000 ha

890,4

907,8

937.3

- Năng suất

tạ/ha

171

175.5

176.0

- Sản lượng

1000 tấn

15303

15.930,7


16.493,5

(Nguồn Cục trồng trọt, Bộ NN và PTNT – 2016,2017,2018)[1]
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt
Nam thời gian qua liên tục tăng trưởng với các con số ấn tượng, chỉ trong vòng 6 năm
(2010-2015), giá trị xuất khẩu đã tăng xấp xỉ gấp 4 lần, từ 460 triệu USD (năm 2010)
lên 1,839 tỷ USD (năm 2015).
Trong 11 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt 2,172 tỷ
USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu rau quả
đạt 3,45 tỷ USD (tăng 40,5%) [1].
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nơng nghiệp hữu cơ đã được
quan tâm của cả Chính phủ, các doanh nghiệp, người dân. Thủ tướng Chính phủ đã
phát động chủ trương thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông
nghiệp sạch; giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống Ngân hàng thương mại triển
khai gói tín dụng ưu đãi (100 nghìn tỷ đồng) cho nông nghiệp công nghệ cao, nông
nghiệp sạch. Hiện nay, đã có 33 tỉnh/thành phố có mơ hình sản xuất nơng nghiệp hữu
cơ với diện tích khoảng 70.000 ha với các hình thức, quy mơ, sản phẩm đa dạng [1].
1.2.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Hiện nay sản xuất rau xanh sạch và rau an toàn đang được đẩy mạnh trên thế
giới. Trong việc sản xuất sạch người ta đi theo nhiều hướng như sản xuất hữu cơ, sản
xuất với quy trình an tồn hạn chế phân hóa học và áp dụng thuốc BVTV theo khuyến
cáo, không để dư lượng thuốc BVTV và hóa chất trên rau.
Theo FAO (2006) nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng 3,6%/năm. Theo
tác giả George Boyhan và ctv, ở Mỹ, sản xuất hữu cơ là một trong những bộ phận phát
triển nhanh nhất trong nơng nghiệp của Mỹ. Ước tính gia tăng khoảng 20% mỗi năm
trong 10 năm qua. Nhưng nó vẫn cịn có sản lượng thấp hơn 1% trong tổng số sản
lượng nông nghiệp của Mỹ. Tiểu bang Georgia đã sản xuất rau hữu cơ với mức thấp so
10



với nhiều tiểu bang khác, ước tính khoảng 1.000 mẫu Anh (1 mẫu Anh khoảng
0.4hecta) so với trên 190.000 mẫu Anh tổng số diện tích riêng sản xuất rau. Mặc dù
việc sản xuất hữu cơ của Georgia là nhỏ, nhưng nó có tiếng vang tích cực và tiếp tục
phát triển tạo sự quan tâm và lôi cuốn mạnh sản xuất rau trong nước.
1.2.3. Tình hình sản xuất rau ở Quảng Bình
Theo điều tra của Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam, diện tích trồng rau ở tỉnh
ta những năm gần đây có biến động khơng lớn, từ 5.500 đến 6.000 ha. Năng suất rau
khoảng 95 đến 100 tạ/ha. Rau được sản xuất trên địa bàn bao gồm các nhóm: rau ăn lá,
rau ăn củ, rau ăn quả và rau gia vị; trong đó diện tích trồng các loại rau ăn lá chiếm tỷ
lệ cao nhất, khoảng 55-60%. Hầu hết các huyện, thành phố đều trồng rau, song chủ
yếu tập trung ở các vùng cát ven Quốc lộ 1 ở Bố Trạch, thị xã Ba Đồn, Quảng Trạch,
Quảng Ninh, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới.
Rau ăn lá chiếm diện tích cơ cấu lớn, tập trung chủ yếu tại huyện Bố Trạch trên
1.000 ha, thị xã Ba Đồn 650 ha, thành phố Đồng Hới 250ha... Trong nhóm rau này, rau
cải chiếm diện tích lớn (1.500 ha/3.500 ha rau ăn lá trong toàn tỉnh), riêng Bố Trạch là
500 ha/1.000 ha [10].
Với mục tiêu cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho thị trường, trong thời gian
qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu lại
ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đồng
thời, ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất thực phẩm an tồn, trong đó,
tập trung đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trên các đối tượng cây
trồng, vật ni theo hướng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với thị
trường, chú trọng hỗ trợ xây dựng các chuỗi liên kết nông sản.
Năm 2017, Quảng Bình tiếp tục nhân rộng và xây dựng một số mơ hình liên kết
theo chuỗi gắn với xây dựng nhãn hiệu hàng hóa như xây dựng mơ hình rau an toàn
theo hướng VietGAP gắn với tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm bền vững
nhằm sản xuất sản phẩm rau an toàn, cung cấp cho người tiêu dùng trên địa bàn [9].
Trong những năm qua, Thành phố Đồng Hới đã triển khai nhiều chương trình
nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nơng nghiệp, nhất là các chương trình nơng nghiệp

mang tính trọng tâm nhằm khơng ngừng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho
người dân. Một trong những chương trình nơng nghiệp mang tính đột phá của thành
phố là phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả an toàn[1].
11


1.2.4. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Nguyễn Thị Ngọc Dinh và cộng sự, khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng
phân giun quế đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa ĐTL 2 đã chỉ ra khi
tăng liều lượng phân giun không làm ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
như thời gian sinh trưởng, số lá/thân chính, số nhánh hữu hiệu/khóm, nhưng lại làm
tăng một số chỉ tiêu sinh lý như chỉ số SPAD, diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô.
Lượng phân giun quếtăng đã làm tăng năng suất của giống lúa ĐTL2 nhưng khi tăng
đến liều lượng 10 tấn/ha và cao hơn thì năng suất khác nhau khơng có ý nghĩa. Hiệu
quả kinh tế của cơng thức bón 10 tấn/ha cao nhất [6].
Nguyễn Thị Hồng, Võ Thị Gương, khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại
phân hữu cơ và phân xanh đến việc cải thiện một số tính chất hóa học và sinh học đất
của đã cho thấy việc tăng cường chất hữu cơ trong đất qua cung cấp phân bã bùn mía ủ
hoai có tác dụng tốt trong việc gia tăng trị số pH của đất, tăng hàm lượng lân dễ tiêu,
tăng phần trăm base bão hòa, tăng khả năng hấp thụ cation của đất và tăng lượng Ca,
Mg, K trao đổi trong đất.
Kết quả nghiên cứu của Dương Thanh Ngọcvề ảnh hưởng của phân bón hữu cơ
đến năng suất một số giống lúa chất lượng trong điều kiện thâm canh cải tiến tại tỉnh
Quảng Bình. Kết quả cho cho thấy khi sử dụng tổ hợp phân bón hữu cơ cho cây thì
năng suất cây lúa cao hơn, đem lại hiệu quả, lãi ròng đồng thời bón phân hữu cơ đã cải
thiện được tính chất của đất [2].
NguyễnThị Quỳnh Trang và cs khi nghiên cứu về việc bổ sung các loại phân
hữu cơ khác nhau trên nền đất cát tại Thừa Thiên - Huế để trồng thử nghiệm cây cà
chua (Solanum lycopersicum L.) theo hướng an toàn đã cho thấy: Các loại phân hữu
cơ được bổ sung vào đất cát đã có sự tác động tích cực đến sự sinh trưởng, phát triển

và năng suất của cây cà chua. Trong đó, cơng thức 3 với việc bổ sung bèo tây ủ phân
chuồng và phân chuồng cho kết quả tốt nhất trong 4 công thức nghiên cứu. Tiếp theo
là công thức 2 (bổ sung bã đậu nành) và công thức 4 (bổ sung khô dầu đậu phộng),
thấp nhất là công thức 1 (chỉ bổ sung phân chuồng).Đặc biệt, dư lượng nitrat thu được
trong quả cà chua ở cả 4 công thức đều nằm trong ngưỡng an toàn đối với người tiêu
dùng theo tiêu chuẩn của Việt Nam [7].
Theo Nguyễn Mạnh Hùng, một ha lúa trong một vụ cần lượng N từ 80-100kg
thì chỉ cần bón 25-30 tấn phân chuồng đã ủ hoai là đủ, cùng với lượng lân, kali và các
12


nguyên tố trung, vi lượng cũng đầy đủ cân đối khơng cần bón thêm phân hố học. Cây
bắp cải khi bón thúc thêm khơ dầu 1-2 lần đầu bằng cách ngâm nước pha loãng để
tưới, mỗi lần 15-20kg/1000m2, tăng năng suất và chất lượng rau rõ rệt [5].

13


CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Trên các nền phân hữu cơ khác nhau:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến sự sinh trưởng của cây
rau cải xanh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến năng suất của cây rau
cải xanh.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tham khảo các tài liệu và nghiên cứu về:
+ Đặc điểm hình thái sinh học, sinh trưởng, phát triển, và các yêu cầu điều kiện

sống của cây rau cải xanh.
+ Vai trò của các loại phân hữu cơ đối với cây trồng và tính chất đất.
+ Sản xuất rau hữu cơ
- Thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau: sách, báo, tạp chí, internet… có liên
quan đến đối tượng và nội dung nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Bố trí thí nghiệm ngồi đồng ruộng theo đúng phương pháp thí nghiệm nơng
nghiệp. Q trình thí nghiệm tn thủ theo đúng nguyên tắc sản xuất rau hữu cơ.
2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
a. Địa điểm thực hiện
Thí nghiệm được thực hiện tại vườn thực nghiệmNông lâm Trường ĐH Quảng
Bình.
b. Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm gồm 4 cơng thức. Các cơng thức được bố trí như sau (Liều lượng
tính cho 1 ha):
+ Cơng thức 1: Bón 30 tấn phân chuồng hoai mục (công thức đối chứng)
+ Công thức 2: Bón 1 tấn khơ dầu lạc.
+ Cơng thức 3: Bón 10 tấn phân trùn quế.
+ Cơng thức 4: Bón phối hợp 05 tấn phân trùn quế + 0,5 tấn khô dầu lạc.

14


- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu
nhiên hồn tồn RCB, gồm 4 cơng thức và 3 lần lặp lại. Diện tích mỗi ơ thí nghiệm là
1m2. Mật độ trồng: 44 cây/m2 (khoảng cách: 15 x 15 cm).
c. Cách sử dụng phân bón cho các cơng thức
- Cơng thức 1 (đối chứng): Bón lót 100% phân chuồng hoai mục
- Cơng thức 2: Bón thúc khơ dầu lạc sau khi cây bắt đầu bén rễ hồi xanh, định
kỳ 5 ngày tưới một lần. Ngưng tưới phân trước khi thu hoạch 10 ngày. 1 m2 dùng

khoảng 100ml khô dầu lạc đã ngâm ủ pha với nước sạch để tưới.
- Cơng thức 3: Bón lót 100% phân trùn quế
- Cơng thức 4: Bón lót 100% phân trùn quế và bón thúc phân khơ dầu lạc đã
ngâm ủ sau khi cây bắt đầu bén rễ hồi xanh. Định kỳ 5 ngày tưới 1 lần, ngưng tưới
phân trước khi thu hoạch 10 ngày. Lượng phân khô dầu lạc dùng bằng ½ so với cơng
thức 2.
* Cách ủ phân từ khô dầu lạc (với 5kg khô dầu lạc): 1 lít EM gốc + 1 kg rỉ
mật+5kg bã lạc + 7 lít nước. Ủ trong khoảng 1 tháng là sử dụng được. Dùng khô dầu
lạc đã ngâm ủ pha với nước sạch là tưới được cho cây.
d. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng
Kỹ thuật làm đất, gieo, trồng, chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh ở các cơng thức là
giống nhau.
2.2.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu [3]
a. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây
- Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 05 cây để đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng:
- Chiều cao cây (cm): Được tiến hành đo sau khi cải bén rễ hồi xanh và định kỳ
5 ngày/lần. Chiều cao cây được tính từ mặt đất tự nhiên đến mút lá cao nhất, dụng cụ
đo là thước chia cm.
- Số lá/cây (lá): Được tiến hành xác định sau khi cải bén rễ hồi xanh và định kỳ
5 ngày/lần. Dùng sơn đỏ đánh dấu sau mỗi lần theo dõi.
- Đường kính tán cây (cm): Được tiến hành đo sau khi cải bén rễ hồi xanh và
định kỳ 5ngày/lần.
b. Các chỉ tiêu về năng suất

15


- Năng suất lý thuyết:
Số cây/m2 x Khối lượng trung bình 1 cây (g) x 10.000
NSLT (tấn/ha) =

1000000
- Năng suất kinh tế:
Khối lượng trung bình phần ăn được 1m2 (kg) x 10000 x 0,8
NSKT (tấn/ha) =
1000
- Khối lượng tươi của cây (g/cây): Được xác định bằng cách cân khối lượng cây
tươi.
c. Tính hiệu quả kinh tế:
- Lãi rịng = Tổng thu - tổng chi
- Tổng thu = Năng suất kinh tế × giá 1 kg sản phẩm
- Tổng chi = Giống + Phân bón + Cơng lao động + Chi phí khác
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel và phần mềm thống kê sinh học để xử lý các chỉ tiêu
theo dõi.

16


CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến chỉ tiêu sinh trưởng của cây
rau cải xanh
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau cải, các loại phân hữu cơ
bón vào mơi trường đất đóng một vai trị hết sức quan trọng. Chiều cao cây, số lá/cây,
đường kính tán, khối lượng tươi của cây là các chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng
sinh trưởng của cây. Các chỉ tiêu nêu trên được tiến hành xác định ở giai đoạn sau khi
cây bén rễ hồi xanh.
3.1.1. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến chiều cao cây của cây rau
cải xanh
Chiều cao cây là chỉ tiêu thể hiện rõ đặc tính của giống, mặt khác phản ánh
tổng quan kết quả của nhiều yếu tố cùng tác động như điều kiện ngoại cảnh, các biện

pháp kỹ thuật.
Bảng 6. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến chiều cao cây rau cải xanh
Thời gian

Sau bén rễ hồi xanh (ngày)
5

10

15

20

6,16b ± 0,32

8,63b ± 0,61

11,57b ± 1,21

15,97b ± 1,44

II

6,23b ± 0,41

9,53ab ± 0,22

12,46b ± 0,67

17,57ab ± 0,57


III

6,46 ab± 0,32

8,03b ± 0,82

12,06b ± 0,69

15,73b ± 1,04

IV

7,8a ± 0,17

11,16a ± 0,37

16,23a ± 0,37

21,53a ± 0,92

P

0,02

0,01

0,01

0,01


Công thức
I
( Đối chứng)

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ ra sự sai khác có ý nghĩa
thống kê với P <0.05.
Kết quả ở bảng 6 cho thấy:
Ở thời kỳ 5 ngàysau khi cây bén rễ hồi xanh, các công thức I, II, III cho kết
quảtương đương nhau, hầu như khơng có sự sai khác có ý nghĩa giữa các cơng thức
này. Cơng thức IV chiều cao cây có sự sai khác đáng kể so với cơng thức đối chứng và
cơng thức II và có chiều cao cây cao nhất (đạt 7,8 cm).
Ởthời kỳ 10, 15, 20 ngày sau khi cây bén rễ hồi xanh, chiều cao cây ở công thức
IV cho kết quả cao nhất và sai khác có ý nghĩa so với các cơng thức cịn lại. Các cơng
17


thức I, công thức II và công thức III cho kết quảtương đương nhau, hầu như khơng có
sự sai khác ý nghĩa giữa các công thức này.
Qua đồ thị về động thái tăng trưởng chiều cao cây ở hình 1, ở thời kỳ 10 đến 15
ngày, 15 đến 20 ngày sau khi cây bén rễ hồi xanh chiều cao cây ở các cơng thức thí
nghiệm đều tăng mạnh, trong đó công thức IV tăng cao hơn so với các công thức cịn
lại.
Qua kết quả trên, chứng tỏviệc bón phối hợp hai loại phân hữu cơ (phân trùn
quế và bón thúc khơ dầu lạc) đã có ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng chiều cao
của cây rau cải xanh.

25
I


II

III

IV

Chiều cao (cm)

20

15

10

5

0
5

10

15

20

Thời gian (ngày)
Hình 1. Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây
3.1.2. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến số lá/cây của cây rau cải
xanh
Lá là cơ quan quang hợp, thực hiện chức năng tổng hợp các hợp chất hữu cơ

cung cấp cho hoạt động sống của cây. Số lượng lá trên cây nhiều hay ít đều tác động
trực tiếp đến khả năng quang hợp, tích lũy chất khô và năng suất cây trồng.
18


×