Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu kiến thức bản địa trong sản xuất nông lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng người dao ở xã đường hồng, huyện bắc mê, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 124 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
---------------------

KHĨA LUẬT TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT
NƠNG LÂM NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DAO Ở XÃ ĐƯỜNG HỒNG,
HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG
NGÀNH

: KHUYẾN NÔNG

MÃ SỐ

: 7620102

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Đồng Thị Thanh

Họ và tên sinh

: Hồng Cằn Dương

MSV

: 1653080773

Khóa học


: 2016 -02020

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Quản
lý đất đai và Phát triển nông thôn, cùng giáo viên hướng dẫn, tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu kiến thức bản địa trong sản xuất nơng lâm nghiệp thích ứng
với biến đổi khí hậu của cộng đồng người Dao ở xã Đường Hồng, huyện Bắc Mê,
tỉnh Hà Giang”.
Là những người con của dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên tại xã Đường Hồng,
huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang; tôi nhận thức được vai trò to lớn của kho tàng kiến
thức bản địa trong việc mưu sinh, phát triển sinh kế cộng đồng và quản lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên nơi đây. Vì vậy nhóm nghiên cứu rất mong muốn sẽ đánh giá và
lưu giữ được nguồn tri thức quý giá này, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nơng
lâm nghiệp, cải thiện sinh kế và phát triển nông thôn bền vững.
Để hiện thực hóa ý tưởng và hồn thành được nghiên cứu là kết quả của sự nỗ
lực, cố gắng của bản thân và sự đóng góp hết sức quý báu của các Thầy giáo, Cô
giáo, Ban lãnh đạo và người dân địa phương. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Ths. Đồng Thị Thanh người đã trực tiếp
định hướng, giúp đỡ, khuyến khích chỉ dẫn cho tơi những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cơ giáo trường Đại học Lâm
nghiệp; tồn thể nhân dân, tập thể lãnh đạo UBND xã Đường Hồng, huyện Bắc Mê,
tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực
hồn thành nghiên cứu này.
Do thời gian và trình độ cịn hạn chế nên nghiên cứu khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cơ,
các cơ quan chun mơn, cùng tồn thể các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn

chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Hoàng Cằn Dương

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................... 2
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 3
2.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3
2.1.1. Tổng quan về kiến thức bản địa ............................................................ 3
2.1.2. Tổng quan về biến đổi khí hậu ............................................................ 14
2.1.3. Nhận xét rút ra từ nghiên cứu tổng quan ............................................. 17
PHẦN III: NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 19
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 19
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 19
3.2.1. Nghiên cứu và phân tích số liệu thứ cấp ............................................. 19

3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................ 20
3.2.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ................................................. 20
3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu .................................................. 22
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 23
4.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................... 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 25
4.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm cơ bản của điểm nghiên cứu .................. 26

ii


4.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI ĐIỂM
NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 27
4.2.1. Kết quả điều tra tuyến và vẽ sơ đồ lát cắt điểm nghiên cứu................. 30
4.2.2. Kết quả phân tích lịch mùa vụ ............................................................ 35
4.3. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HIỆN
TƯỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP
TẠI ĐIỂM NGHIÊN CỨU .......................................................................... 36
4.3.1. Nhiệt độ, lượng mưa tại trạm Bắc Mê ................................................. 36
4.3.2. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và lịch sử thiên tai tại điểm nghiên
cứu ............................................................................................................... 40
4.4. TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG SẢN
XUẤT DỰA TRÊN KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
TẠI ĐIỂM NGHIÊN CỨU .......................................................................... 45
4.4.1. Sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi bản địa .................................... 46
4.4.2. Kinh nghiệm bản địa về thời vụ gieo trồng, kỹ thuật canh tác, chăm sóc
cây trồng/vật ni......................................................................................... 56
4.4.3. Sử dụng kiến thức bản địa trong dự báo thời tiết................................. 60
4.5. ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH ỨNG BDKH CỦA CÁC MƠ HÌNH SỬ

DỤNG ĐẤT ................................................................................................. 61
4.5.1. Mơ hình Cây mỡ + Lúa nương + Vừng............................................... 63
4.5.2. Mơ hình Lúa nước + Cá chép + Ốc đá ................................................ 66
4.5.3. Mơ hình cây Mận tam hoa + Sả + Gà ................................................. 68
4.5.4. Mơ hình cây Mỡ + Sắn+Lợn............................................................... 70
4.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NƠNG LÂM
NGHIỆP THÍCH ỨNG BĐKH DỰA VÀO KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA
CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC DAO. ................................................................. 72
4.6.1 Kết quả phân tích SWOT tình hình sản xuất nơng lâm nghiệp tại điểm
nghiên cứu. ................................................................................................... 72

iii


4.6.2. Các giải pháp phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thích ứng BĐKH
dựa vào kiến thức bản địa của cộng đồng dân tộc Dao. ................................ 74
PHẦN V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................... 77
5.1. KẾT LUẬN. .......................................................................................... 77
5.2. TỒN TẠI ............................................................................................... 79
5.3. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 79

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bộ tiêu chí đánh giá mơ hình thích ứng với BĐKH ...................... 12
Bảng 4.2. Lịch mùa vụ của cộng đồngngười Dao tại xã Đường Hồng, huyện
Bắc Mê, tỉnh Hà Giang ....................................................................... 35
Bảng 4.3. Hiện tượng thời tiết cực đoan và lịch sử thiên tai tại điểm nghiên
cứu trong vòng 11 năm trở lại đây ...................................................... 41

Bảng 4.4. Hiện tượng thời tiết cự đoan và tác động đến sản xuất nông lâm
nghiệp tại điểm nghiên cứu................................................................. 43
Bảng 4.5. Bộ giống lúa bản địa của người Dao ở xã Đường Hồng................ 49
Bảng 4.6: Bộ giống ngô bản địa của người Dao ở xã Đường Hồng .............. 51
Bảng 4.7: Bộ giống đậu tương và sắn bản địa của người Dao ở xã Đường
Hồng .................................................................................................. 52
Bảng 4.8: Các giống cây trồng lâm nghiệp bản địa của người Dao xã Đường
Hồng .................................................................................................. 53
Bảng 4.9. Giống vật nuôi bản địa của người Dao tại xã Đường Hồng .......... 55
Bảng 4.10. Lịch điều chỉnh mùa vụ của cộng đồng người Dao tại xã Đường
Hồng (lịch âm) ................................................................................... 57
Bảng 4.11. Kỹ thuật canh tác của cộng đồng người Dao tại xã Đường Hồng
huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang ............................................................. 58
Bảng 4.12. Kiến thức bản địa trong việc dự đoán các hiện tượng thời tiết cực
đoan.................................................................................................... 61
Bảng 4.13: Tổng hợp điểm đánh giá thích ứng BĐKH của các mơ hình sử
dụng đất.............................................................................................. 62
Bảng 4.14: Đánh giá mơ hình thích ứng Cây mỡ + Lúa nương + Vừng ........ 64
Bảng 4.15: Đánh giá mơ hình thích ứng Lúa nước + Cá chép + Ốc đá ......... 66
Bảng 4.16: Đánh giá mơ hình thích ứng cây Mận tam hoa + Sả + Gà ........... 68
Bảng 4.17: Đánh giá mơ hình thích ứng cây Mỡ + Sắn + Lợn)..................... 70

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Thành phần các dân tộc xã Đường Hồng, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà
Giang.................................................................................................... 25
Biểu đồ 4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 ở xã Đường Hồng, huyện Bắc
Mê, tỉnh Hà Giang ................................................................................ 28

Biểu đồ 4.3. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp năm 2019 của xã Đường Hồng
............................................................................................................. 29
Biểu đồ 4.4. Hiện trạng sản xuất lâm nghiệp năm 2019 của xã Đường Hồng 29
Biểu đồ 4.5. Tình hình chăn ni gia súc năm 2019 của xã Đường Hồng ..... 29
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ thể hiện sự biến động nhiệt độ tại Đường Hồng từ 2009
- 2019 ................................................................................................... 37
Biểu đồ 4.7: Biểu đồ thể hiện sự biến động lượng mưa tại Đường Hồng 2009
– 2019 .................................................................................................. 37
Biểu đồ 4.8. Nhiệt độ trung bình năm trong giai đoạn 1990 – 2010 tại trạm
Bắc Mê, tỉnh Hà Giang ......................................................................... 38
Biểu đồ 4.9. Nhiệt độ trung bình năm trong giai đoạn 2009 – 2019 tại trạm
Bắc Mê, tỉnh Hà Giang ......................................................................... 39
Biểu đồ 4.10. Tổng lượng mưa trung bình năm trong giai đoạn 1990 – 2010
tại trạm Bắc Mê, tỉnh Hà Giang ............................................................ 39
Biểu đồ 4.11. Sự thay đổi lượng mưa năm trong giai đoạn 1990 – 2010 tại 04
trạm của tỉnh Hà Giang......................................................................... 39
Biểu đồ 4.12. Tổng lượng mưa trung bình năm trong giai đoạn 2009 - 2019
tại trạm Bắc Mê, tỉnh Hà Giang ............................................................ 40
Biểu đồ 4.13. Tình hình sử dụng giống lúa nước bản địa của người Dao ở xã
Đường Hồng......................................................................................... 48
Biểu đồ 4.14. Tình hình sử dụng giống lúa nương bản địa của người Dao ở xã
Đường Hồng......................................................................................... 48
Biểu đồ 4.15. Tình hình sử dụng giống ngô bản địa của người Dao ở xã
Đường Hồng......................................................................................... 50

vi


Biểu đồ 4.16. Tình hình sử dụng giống đậu tương, sắn bản địa của người Dao
ở xã Đường Hồng ................................................................................. 52

Biểu đồ 4.17: Tình hình sử dụng giống cây lâm nghiệp bản địa của người
Dao ở xã Đường Hồng ......................................................................... 53
Biểu đồ 4.18. Tình hình sử dụng giống vật ni bản địa của người Dao ở xã
Đường Hồng......................................................................................... 54

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Vị trí địa lý xã Đường Hồng, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang......... 23
Hình 4.2. Sơ đồ lát cắt xã Đường Hồng, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang ....... 31

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải nghĩa

BĐKH

Biến đổi khí hậu

KTBĐ

Kiến thức bản địa

HGĐ


Hộ gia đình

NLKH

Nơng lâm kết hợp

PRA

Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia

RVAC

Rừng vườn ao chuồng

SXNLN

Sản xuất nông lâm nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

GEF

Qũy môi trường tồn cầu

DTTS

Dân tộc thiểu số


UNDP

Cương trình phát triển Liên hiệp quốc

UNESCO

Tổ chức Giáo dục,Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

ix


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vai trị của sản xuất nơng nghiệp được khẳng định khơng chỉ thông qua việc đảm
bảo nhu cầu lương thực thực phẩm của người dân mà còn là yếu tố quan trọng trong sự
phát triển kinh tế. Điều này càng được thể hiện rõ nét đối với các khu vực vùng nông
thôn, miền núi nước ta – nơi mà nguồn sinh kế chính của người dân từ hoạt động sản
xuất nơng lâm nghiệp.
Sản xuất nơng nghiệp và biến đổi khí hậu là hai vấn đề có mối tương tác lẫn
nhau và đều ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển sinh kế hộ gia đình. Những năm gần
đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng gia tăng, tác động và gây nhiều tổn thương
cho các lĩnh vực, vùng miền và cộng đồng dân cư trong cả nước, đặc biệt là trong lĩnh
vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Biến đổi khí hậu làm gia tăng thiên tai, thời
tiết cực đoan, lũ lụt, hạn hán và gây ra nước biển dâng - đây là những thách thức lớn
trong việc phát triển nơng lâm nghiệp bền vững.
Nhiều nghiên cứu về tìm kiếm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong
sản xuất nông nghiệp đã được thực hiện thời gian qua. Nhiều giải pháp đã đưa ra và
được ghi nhận như các giải pháp về chính sách, kỹ thuật, hạ tầng… nhằm giảm thiểu
tối đa những tác động bất lợi của khí hậu đến hoạt động sản xuất của người dân ở từng
vùng miền. Một trong những giải pháp luôn được quan tâm và nhấn mạnh sử dụng

trong các chương trình phát triển đó là sử dụng kiến thức bản địa của người dân, bởi
KTBĐ phù hợp với năng lực cộng đồng và có khả năng thích ứng cao với mơi trường
từng địa phương - nơi mà chính những KTBĐ đó đã được hình thành, trải nghiệm và
phát triển.
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam đã trải qua tác động của
Biến đổi khí hậu, nơi đây có 26% tỷ lệ nghèo, 80% diện tích là đồi núi với hơn 22 dân
tộc thiểu số [4].
Xã Đường Hồng, huyện Bắc Mê là một xã miền núi tỉnh Hà Giang, nơi đây là
địa bàn sinh sống của các cộng đồng dân tộc Dao, Tày, Kinh, Nùng, trong đó có cộng
đồng người Dao chiếm tới 75%. Với hơn 90% số hộ dân có nguồn thu nhập chủ yếu
dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Đây cũng là xã chịu tác động mạnh và dễ tổn
thương do BĐKH [28]. Cộng đồng người Dao sống lâu đời tại Bắc Mê, có nền văn
hóa phong phú, đa dạng và đặc sắc bởi kho tàng tri thức bản địa. Trong đó phải kể đến

1


là hệ thống tri thức về sản xuất nông lâm nghiệp. Hệ thống tri thức này được hình
thành thơng qua quá trình lao động sản xuất, đã ăn sâu vào đời sống, tập quán canh tác
của người Dao, tạo nguồn sinh kế cho cộng đồng, giúp họ chống đỡ những khắc nghiệt
của điều kiện sản xuất và linh hoạt hơn với những thay đổi bất lợi của thời tiết khí hậu
nơi đây.
Với mong muốn hệ thống được những kiến thức bản địa trong sản xuất nông lâm
nghiệp của cộng đồng người Dao ở Bắc Mê, đặc biệt đặt trong bối cảnh biến đổi khí
hậu, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất nông lâm nghiệp tại địa phương. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
kiến thức bản địa trong sản xuất nơng lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu của
cộng đồng người Dao ở xã Đường Hồng, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tại điểm nghiên cứu

- Phân tích được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết cực đoan
đến sản xuất nông lâm nghiệp
- Tổng hợp được các hoạt động ứng phó với BĐKH trong nơng lâm nghiệp dựa
trên kiến thức bản địa của người Dao tại điểm nghiên cứu dựa vào kiến thức bản địa
của cộng đồng dân tộc Dao
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Hai thộn Khuổi Hon và Tiến Minh xã Đường
Hồng, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
- Thời gian nghiên cứu: 15/01/2020 – 29/4/2020.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Các kiến thức bản địa trong sản xuất nông lâm nghiệp của cộng đồng người
Dao tại điểm nghiên cứu.
- Biến đổi khí hậu tại điểm nghiên cứu

2


PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tổng quan về kiến thức bản địa
2.1.1.1. Một số khái niệm và đặc điểm của kiến thức bản địa
Kiến thức bản địa (indigenous knowledge) đã được rất nhiều tác giả trong và
ngoài nước nghiên cứu với những tên gọi khác nhau như tri thức bản địa, tri thức dân
gian, văn hoá truyền thống, kiến thức địa phương, tri thức tộc người… Các cách gọi này
cho thấy những quan niệm và cách hiểu khác nhau về nội hàm của cụm từ “Kiến thức
bản địa”. Một số khái niệm về “Kiến thức bản địa” được đề tài tổng hợp dưới đây:
Thuật ngữ kiến thức bản địa được Robert Chambers dùng đầu tiên trong một
ấn phẩm phát hành năm 1979, tiếp đó được Brrokernha và D.M.Waren sử dụng vào
năm 1980 và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay. Đây là những người có rất nhiều

đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu kiến thức bản địa ở các nước đang phát triển tại
châu Á và châu Phi (Dẫn theo Đồng Thị Thanh, Kiều Trí Đức, 2012) [17].
Theo UNESCO thuật ngữ “kiến thức bản địa hay tri thức địa phương” dùng để
chỉ những thành phần tri thức hoàn thiện được duy trì, phát triển trong một thời gian
dài với sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên [1, 5].
Nghiên cứu của Warren (1991) cho rằng kiến thức bản địa là một phần của kiến
thức địa phương - dạng kiến thức duy nhất cho một phần nền văn hóa hay một nền xã
hội nhất định. Đây là kiến thức cơ bản cho việc ra quyết định ở mức địa phương về
nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, chế biến thức ăn, giáo dục, quản lý tài nguyên thiên
thiên và các hoạt động chủ yếu của cộng đồng nông thôn. Khác với kiến thức bản địa
hệ thống kiến thức hàn lâm thường được xây dựng từ các trường đại học, viện nghiên
cứu… (Warren, 1991) [16]
Kiến thức bản địa được Langil và Landon (1998) khái niệm là nhóm kiến thức
được tạo ra bởi một nhóm người qua nhiều thế hệ sống và quan hệ chặt chẽ với thiên
nhiên trong một vùng nhất định. Nói khái quát, kiến thức bản địa là những kiến thức
được rút ra từ mơi trường địa phương, vì vậy gắn liền với nhu cầu của con người và
điều kiện địa phương (Langil và Landon, 1998) [35].

3


Theo Ngô Đức Thịnh (1996) gọi tri thức địa phương là “Tri thức dân gian” và
cho rằng, “đó là kinh nghiệm của con người tích luỹ được qua q trình hoạt động lâu
dài nhằm thích ứng và biến đổi mơi trường tự nhiên và xã hội, phục vụ cho lợi ích vật
chất và tinh thần cho bản thân” [18].
Theo tác giả Hoàng Xuân Tý (1998), kiến thức bản địa (Indigenouse
knowledge) còn được gọi là kiến thức truyền thống (Traditionnal knowledge) hay kiến
thức địa phương (Local knowledge) là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa,
hoặc của một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát triển trong
những hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở

một vùng địa lý xác định [21].
Lê Trọng Cúc và cộng sự (1999) trong nghiên cứu về vai trò của tri thức địa
phương trong phát triển bền vững vùng cao cho rằng “Tri thức địa phương được tích luỹ
qua kinh nghiệm to lớn nhờ tiếp xúc chặt chẽ với thiên nhiên, dưới áp lực chọn lọc,
trong quá trình tiến hoá của sinh quyển và dần dần trở thành văn hố truyền thống” [6].
Đồng Thị Thanh, Kiều Trí Đức (2012) nghiên cứu về kiến thức bản địa trong
nông lâm nghiệp đã khái niệm “Kiến thức bản địa là hệ thống kiến thức được hình
thành trong quá trình lịch sử lâu dài, qua kinh nghiệm ứng xử của con người với môi
trường và xã hội, được người dân ở một cộng đồng tích lũy và phát triển dựa trên kinh
nghiệm, đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn và thường xuyên thay đổi để thích nghi
với mơi trường văn hóa, xã hội; được lưu truyền từ đời này qua đời khác qua trí nhớ,
qua thực tiễn sản xuất và thực hành xã hội”. [17].
Như vậy, đến nay kiến thức bản địa đã được nhiều tác giả nghiên cứu và diễn tả
qua các thuật ngữ khác nhau. Mặc dù có nhiều tên gọi và khái niệm nhưng các nghiên
cứu đều có cùng thống nhất về các đặc điểm của KTBĐ như sau:
Thứ nhất, KTBĐ là những kinh nghiệm được đúc rút và lưu truyền qua nhiều
thế hệ của một cộng đồng dân cư nhất định của một địa phương nhất định.
Thứ hai, KTBĐ được sáng tạo và sử dụng bởi những người dân địa phương qua
nhiều thế hệ sống và có quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên trong một vùng nhất định. Kiến
thức bản địa chứa đựng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội tại cộng đồng.

4


Thứ ba, KTBĐ là kiến thức địa phương, dạng kiến thức được tạo bởi một nền
văn hóa hay một xã hội nhất định. Kiến thức bản địa không hạn chế ở những người
dân nông thôn.
Thứ tư, KTBĐ là kiến thức của một cộng đồng nhất định phát triển xuyên thời
gian và liên tục phát triển. KTBĐ được hình thành dựa vào kinh nghiệm của đời sống,
nó thường xuyên được kiểm nghiệm trong q trình sử dụng, thích hợp với văn hóa và

mơi trường địa phương. Chính vì vậy nhóm kiến thức này liên tục biến đổi.
Thứ năm, đây là nhóm kiến thức rất đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, thể hiện sự
đa dạng thơng qua các nhóm người (phụ nữ, nam giới, người già, trẻ em và được đúc
kết sinh động thông qua các bài hát, vè, thơ, ca.
Thứ sáu, đây là nhóm kiến thức thường được lưu giữ bằng cách truyền miệng,
thường khơng ghi chép bằng văn bản.
Tóm lại, KTBĐ là những nhận thức, những hiểu biết về mơi trường sinh sống
được hình thành từ cộng đồng dân cư ở một nơi cư trú nhất định trong lịch sử tồn tại
và phát triển cộng đồng. Trong lĩnh vực nơng lâm nghiệp, đó là những kiến thức về
trồng trọt, chăn nuôi, quản lý tài nguyên của cộng đồng một dân tộc sống tại một khu
vực địa lý.
2.1.1.2. Phân loại kiến thức bản địa
Có nhiều cách phân loại tri thức bản địa theo những tiêu chí khác nhau, tùy
thuộc vào từng chuyên ngành khoa học. Trong cuốn “Cẩm nang về tri thức bản địa 2000”, các tác giả đưa ra hệ thống phân loại và xác định các đặc điểm theo nhận thức
và chức năng. Trên cơ sở đó, tri thức bản địa có thể được chia thành các loại sau: 1/
Thông tin, 2/ Kỹ thuật và thực hành, 3/ Tín ngưỡng, 4/ Các cơng cụ, 5/ Vật liệu, 6
Thực nghiệm, 7/ Tri thức về các nguồn tài nguyên sinh học, 8/ Sự hiểu biết về nguồn
nhân lực, 9/ Giáo dục, và 10/ Giao tiếp [30].
Theo Ngô Đức Thịnh (1996), sau khi đồng nhất khái niệm tri thức bản địa với tri
thức dân gian lại cho rằng: “Tri thức dân gian có thể được chia thành 4 loại: 1/ Tri
thức về tự nhiên và môi trường, 2/ Tri thức về bản thân con người, 3/ Tri thức về sản
xuất, và 4/ Tri thức về quản lý xã hội và cộng đồng” [18].
Như vậy, từ phân tích trên có thể thấy kiến thức bản địa phản ánh hầu hết các
khía cạnh sản xuất và tổ chức cộng đồng của người bản xứ. Phần lớn các kiến thức bản

5


địa có khả năng thích ứng cao với điều kiện môi trường đa dạng của địa phương vùng
cao và gắn liền với nền văn hóa riêng của từng dân tộc.

2.1.1.3. Vai trò của kiến thức bản địa
Vai trò của kiến thức bản địa đã được nhiều tác giả nghiên cứu và phân tích như
Mai Thanh Sơn (2007), Hồng Xn Tý (1998), Lê Trọng Cúc (1999), Ngô Đức Thịnh
(2001), Đồng Thị Thanh (2012), CARE (2014),… Các tác giả đều đồng quan điểm
khẳng định kiến thức bản địa có vai trị quan trọng đối với người dân, đặc biệt là cộng
đồng dân tộc thiểu số. Vai trị này đặt trong tiến trình quản lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên và phát triển nông thơn bền vững được nhấn mạnh bởi các điểm chính sau đây
[23, 20, 6, 18, 17, 5 ].
Kiến thức bản địa là một trong các yếu tố tạo và duy trì nguồn sinh kế cho cộng
đồng, đồng thời đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Quốc gia.
Kiến thức bản địa khẳng định vai trò then chốt trong việc quản lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên tại địa phương và bảo tồn đa dạng sinh học.
Kiến thức bản địa là cơ sở để duy trì và phát triển các giá trị văn hóa truyền
thống, góp phần trong bảo tồn văn hóa.
Kiến thức bản địa là cơ sở để đề xuất các chính sách góp phần phát triển nơng
thơn bền vững.
Vai trị của KTBĐ trong thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng đã
được tổ chức Care (2014) phối hợp trung tâm nghiên cứu phát triển nông lâm nghiệp
miền núi (ADC) nghiên cứu và nhấn mạnh gồm các giá trị sau [1,5]:
Sự đa dạng về hệ thống cây trồng, vật ni trong hệ thống góp phần cải thiện và
duy trì các dịch vụ hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH, giảm tính
dễ bị tổn thương tại cộng đồng.
Sử dụng các giống cây trồng, vật ni bản địa có khả năng thích ứng cao với
điều kiện tự nhiên tại địa phương do các giống bản địa đã được chọn lọc và kiểm
nghiệm qua thời gian và được cộng đồng chấp nhận. Các giống cây trồng/vật ni bản
địa thường có khả năng chống chịu tốt, ít bị dịch bệnh hơn so với các giống mới và
không yêu cầu đầu tư thâm canh cao phù hợp với nhiều người kể cả người nghèo.

6



KTBĐ là nền tảng cơ bản cho sự tự cung tự cấp và tự quyết của người dân giúp
cho người dân chủ động, ít bị phụ thuộc vào bên ngồi giảm tình trạng dễ bị tổn
thương tại cộng đồng do BĐKH gây ra.
Người dân đã quen với các kỹ thuật bản địa nên họ có thể hiểu, vận dụng và duy
trì các kỹ thuật đó tốt hơn so với các kỹ thuật mới đưa vào từ bên ngoài nên kinh
nghiệm và tiếng nói của cộng đồng được phát huy và sử dụng có hiệu quả.
KTBĐ cung cấp thêm các giải pháp, lựa chọn trong q trình thích ứng với
BĐKH. Nhờ đó, mà người dân địa phương có thêm các lựa chọn khi đưa ra các giải
pháp, mơ hình phù hợp với cộng đồng nhằm thích ứng với BĐKH thay vì phụ thuộc
vào các yếu tố từ bên ngoài (giống, kỹ thuật mới).
Như vậy, từ các nghiên cứu trên có thể thấy giá trị của kiến thức bản địa không
chỉ khẳng định trong q trình phát triển nơng thơn bền vững mà còn được nhấn mạnh
là một trong những giải pháp hữu hiệu để thích ứng biến đổi khí hậu, dựa trên cơ sở
phát huy năng lực của cộng đồng địa phương.
2.1.1.4. Kiến thức bản địa trong nơng lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
a, Trên thế giới
Trên thế giới, một vài thập kỷ gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu về sử dụng
tri thức bản địa thích ứng với Biến đổi khí hậu trong sản xuất nông, lâm nghiệp của
cộng đồng dân tộc thiểu số (Nelson và cộng sự, 2009; Lobell và cộng sự,
2008; Darwin, 2004; Fischer và cộng sự, 2002; Shingirai S và cộng sự; 2018; Ihenacho
và cộng sự, 2019) [31, 32, 33, 36].
Kiến thức bản địa có giá trị liên quan đến đánh giá và thích ứng với biến đổi khí
hậu (Mafongoya và Ajayi, 2017) hiểu và sử dụng hệ thống tri thức địa phương là một
chiến lược có thể giúp tạo điều kiện cho những nỗ lực để đối phó với nhiều vấn đề
(Adedotun và Tunji, 1995) [31, 32].
Nghiên cứu của Shingirai S và cộng sự (2018) về biện pháp thích ứng với biến
đổi khí hậu sử dụng kiến thức bản địa ở huyện Mutoke, Zimbabwe. Nghiên cứu đã
phát hiện ra rằng có rất nhiều biện pháp được sử dụng để thích ứng với biến đổi khí
hậu và duy trì các tập qn bản địa. Nghiên cứu cũng cho thấy cộng đồng không cịn

trồng ngơ với số lượng lớn, đã chuyển sang trồng kê và lúa để thích ứng với biến đổi
khí hậu. Cộng đồng cũng cung cấp các chiến lược khác nhau để thích ứng với biến đổi

7


khí hậu. Những chiến lược này bao gồm mùn, tạo ra các nhà kho lớn để sản xuất và
biện pháp kỹ thuật lưu trữ nước vào mùa cạn. Nghiên cứu này kết luận rằng, các biện
pháp thích ứng với biến đổi khí hậu được sử dụng kiến thức bản địa dựa vào cộng
đồng đã giúp họ duy trì đáng kể các hoạt động bản địa theo nhiều cách. Ngoài ra, việc
sử dụng kiến thức bản địa thông qua các hoạt động như: thay đổi loại cây trồng từ ngô
sang kê và lúa miến (cao lương) truyền thống (tạo điều kiện cho lối sống và hoạt động
truyền thống), thiết lập lại các tập quán bản địa của cộng đồng [36].
Theo Ihenacho và cộng sự (2019) khi nghiên cứu về vấn đề nông dân nông thôn
sử dụng hệ thống tri thức bản địa trong nơng nghiệp cho thích ứng và giảm thiểu biến
đổi khí hậu tại Đơng Nam Nigeria; lựa chọn ngẫu nhiên 360 nông dân được chọn ngẫu
nhiên từ 3 bang của Đơng Nam, Nigeria. Nghiên cứu này đã phân tích các thực hành
kiến thức bản địa được những người nông dân sử dụng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Để thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, nơng dân đã sử dụng biện pháp đa dạng
hóa cây trồng, luân canh cây trồng, cắt xén nhiều lần, bón phân cho đất, nông lâm
nghiệp, sử dụng hố trồng, sử dụng tro để kiểm sốt dịch hại, cơng dụng cần sa để kiểm
soát bệnh ở gia cầm. Các thực hành trên là an tồn và đã chứng minh thành cơng trong
nhiều thế kỷ và nhóm tác giả khuyến nghị người nơng dân nên tích hợp vào thực tiễn
nơng nghiệp hiện đại [33].
Ở một số Quốc gia hiện nay họ đang áp dụng những biện pháp thích ứng với biến
đổi khí hậu trong từng lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp như:
- Trong lĩnh vực nông nghiệp
Ở Canada: tập trung thay đổi địa hình đất nơng nghiệp, thay đổi thời vụ sản xuất,
thay đổi hoạt động canh tác, và sử dụng các hệ thống nhân tạo để nâng cao khả năng
sử dụng và cung cấp nước, chống xói mịn.

Ở Zimbabwe: thực hiện các giải pháp “phản ứng” và giải pháp “phòng ngừa”.
Đối với các giải pháp “phản ứng” họ có xu hướng nảy sinh từ sự cảm nhận của nông
dân về sự biến đổi đã diễn ra hoặc đang biến đổi các điều kiện sản xuất nơng nghiệp.
Các giải pháp “phịng ngừa” lại diễn ra trên quy mô quốc gia với sự trù liệu dài hạn,
hướng tới ảnh hưởng của cả cộng đồng
Ở Ai Cập: đối với các giải pháp tăng cường quản lý tài ngun và chiến lược
thích ứng có hiệu quả bao gồm: quản lý nguồn nước, quản lý đất, chuyển đổi cây trồng
thích nghi với biến đổi khí hậu

8


Những người nông dân ở Ê-cu-a-do đang đào các ao tích nước hình chữ U, được
gọi là albarradas, để giữ nước trong những năm nhiều mưa bổ sung cho mực nước
ngầm trong những năm khô hạn.
- Trong lĩnh vực lâm nghiệp
Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện các biện pháp như đẩy mạnh quy hoạch và
quản lý rừng, khuyến khích các mơ hình nơng lâm kết hợp, khuyến khích sử dụng các
sản phẩm rừng lâu năm, mở rộng diện tích rừng thơng qua các chính sách thuế và tín
dụng, thực hiện các kỹ thuật đốn tỉa trong khai thác rừng.
Ở Miền Bắc Kê-ni-a, hạn hán thường xuyên xảy ra khiến cho người phụ nữ phải
đi bộ xa hơn để lấy nước sinh hoạt, thường là 10-15 km một ngày. Vùng Tây Bengal,
Ấn Độ, những người phụ nữ sống trong các ngôi làng châu thổ sông Hằng đang phải
dựng lên những tháp cao bằng tre gọi là machan để làm chỗ lánh nạn khi lũ lụt kéo
đến.
Ở quốc gia Băng-la-đét, các cơ quan tài trợ và các Tổ chức phi chính phủ đang
làm việc với những người sống tại các vùng gọi là chars, tức là cồn đất có nguy cơ trở
nên biệt lập vào mùa lũ, để nâng những căn nhà của họ lên cao hơn mực nước lũ bằng
cánh dời chúng lên các cột đỡ hoặc mặt đê.
b, Ở Việt Nam

Tại Việt Nam, chương trình mục tiêu Quốc gia nhằm ứng phó với BĐKH đã chỉ
rõ: Ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của tồn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của
các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân; trong nội dung huy động mọi tiềm
năng có thể, thì việc khuyến khích áp dụng kiến thức bản địa trong thích ứng với
BĐKH là một trong những hoạt động trong chiến lược ứng phó với BĐKH của các bộ
ngành địa phương (Bộ tài nguyên và môi trường, 2008) [2, 3].
Theo Care (2014), các hoạt động thích ứng với BĐKH đã được hình thành, tích
lũy và lưu truyền nhiều thế hệ trong các cộng đồng dân tộc thiếu số. Hoạt động sinh kế
của người dân tộc thiểu số chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, vì vậy, KTBĐ đóng
vai trị quan trọng trong phát triển bền vững ngành nơng nghiệp thích ứng BĐKH [5].
Các nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu phát triển nông lâm nghiệp miền núi
(2014) đã chỉ ra kiến thức bản địa (KTBĐ) là một kho tri thức quý giá của các cộng
đồng dân cư bản địa tại một khu vực cụ thể nào đó; So với hệ thống kỹ thuật hiện đại

9


(hệ thống kỹ thuật nhập từ bên ngồi) thì KTBĐ có đặc điểm ưu việt khơng thể thay
thế mà các hệ thống kỹ thuật nhập từ bên ngồi khơng có được, đó là khả năng thích
ứng cao với mơi trường của người dân bản địa - nơi mà chính những KTBĐ đó đã
được hình thành, trải nghiệm và phát triển. Bởi KTBĐ là kết quả của sự quan sát, đúc
rút kinh nghiệm từ thực tế sinh hoạt và trong sản xuất nông lâm nghiệp, trong quản lý
tài nguyên và quản lý cộng đồng, được hình thành trực tiếp từ lao động của mọi người
dân trong cộng đồng, dần được hoàn thiện và truyền thụ cho các thế hệ tiếp sau bằng
truyền miệng (trong gia đình, trong thơn bản, hoặc thể hiện trong ca hát, ngạn ngữ,
trường ca, tập tục) [1,5].
Vì vậy, việc vận dụng kiến thức bản địa bởi chính những người dân bản xứ - là
người hiểu và nắm bắt đặc điểm của địa phương sâu sắc nhất - trong thích ứng với mơi
trường đang biến đổi ngày một khắc nghiệt này là chìa khóa thành cơng đảm bảo duy
trì một mơi trường phát bền vững cho phát triển sinh kế.

Các nghiên cứu về kiến thức bản địa của cộng đồng dân tộc thiểu số trong nông
lâm nghiệp và thích ứng biến đổi khí hậu, mơ hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu
được đề tài tổng hợp dưới đây:
Vũ Văn Liết và cộng sự (2011) đã chỉ ra rằng cộng đồng dân tộc thiểu số sống ở
khu vực miền núi phía Bắc đang quản lý và sử dụng một tập đoàn giống cây trồng và
vật nuối rất phong phú và rất có giá trị cho sản xuất nơng nghiệp do có tính chống chịu
cao với các điều kiện bất lợi. Cụ thể như: người Thái ở khu vực miền núi phía Bắc
đang sử dụng rất phổ biến các giống bản địa bao gồm: 7 giống cây lương thực thực
phẩm, 13 giống cây rau quả, 7 giống gia cầm và 9 giống gia súc; người Tày ở Bắc Kạn
đang sử dụng tới 20 giống cây trồng và 3 giống vật nuôi bản địa phổ biến; người Dao
ở Bắc Kạn cũng đang sử dụng tới 19 giống cây trồng và 4 giống vật nuôi bản địa [15].
Các nghiên cứu của Care (2014), Hoàng Xuân Tý (1999), Phạm Xuân Hoàn
(2001), Đồng Thị Thanh (2012), Lê Thị Thu Hoài (2018) cũng đã chỉ ra kiến thức bản
địa được cộng đồng dân tộc thiểu số ứng dụng nhiều trong kỹ thuật canh tác ở điều
kiện khó khăn, khí hậu thời tiết cực đoan. Trong canh tác trên đất dốc, nhiều biện pháp
truyền thống đã được áp dụng để hạn chế và khắc phục tình trạng xói mịn, rửa trơi
như canh tác theo đường đồng mức, tạo ruộng bậc thang, xếp đá tạo thành đường đồng
mức, băng xanh tự nhiên, trồng cây che phủ đất,… Trước những tác động của BĐKH,

10


nhiều kỹ thuật bản địa đã được áp dụng như làm guồng, tích nước, cọn nước, ống
bương dẫn nước,… đã giúp cây trồng tránh được khô hạn [5, 20, 13, 17, 12].
Nghiên cứu về mơ hình nơng lâm nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu đã được các
nhà khoa học trong nước không ngừng nghiên cứu, áp dụng trong những năm gần đây
nhằm tìm ra được các hệ thống phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thích
ứng với biến đổi bất thường của thời tiết khí hậu. Một số nghiên cứu tiêu biểu dưới
đây:
Nghiên cứu của Trương Quang Học và cs (2019) về mơ hình thích ứng biến đổi

khí hậu được tổng kết và đề cập đến trong kết quả dự án “Tăng cường vai trị của các
tổ chức xã hội vào q trình xây dựng kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí
hậu”. Các tác giả đã khái niệm mơ hình thích ứng bao gồm những hệ thống, giải pháp,
thực hành thích ứng tốt với BĐKH trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sinh kế/ kinh tế
cho đến giáo dục hoặc thơng tin khí hậu, nhằm mục tiêu chung là thích ứng với BĐKH
mà không phân biệt hay giới hạn về quy mơ, phạm vi, chun mơn, thời gian và tài
chính. Phần lớn các nghiên cứu, dự án thích ứng với BĐKH do các tổ chức xã hội thực
hiện ở cấp cộng đồng đều có liên quan hoặc can thiệp trực tiếp đến sinh kế. Lý do
chính là bởi vấn đề cốt lõi và được quan tâm nhiều của/ ở các cộng đồng dễ bị tổn
thương là sự tổn thương, rủi ro, thiệt hại về sinh kế, gắn với thu nhập và việc làm –
những yếu tố quyết định hoặc liên đới đến các tổn thương khác về xã hội, môi trường.
[14].
Trong cuốn tài liệu “Các tổ chức xã hội và Kế hoạch Quốc gia thích ứng với biến
đổi khí hậu do Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD) và Chương trình tài
trợ nhỏ, Quỹ Mơi trường Tồn cầu, UNDP (GEF Small Grant Program, UNDP) (SGPGEF) tại Việt Nam được biên soạn bởi Trương Quang Học và cs (2019) cũng đã xây
dựng được bộ tiêu chí đánh giá mơ hình thích ứng do các tổ chức xã hơi thực hiện gồm
7 tiêu chí và 30 chỉ số tương ứng với tổng 100 điểm tối đa, trong đó tiêu chí số 1 Thích ứng với BĐKH – là tiêu chí trọng tâm, chiếm 40% số điểm, thể hiện tính thích
ứng với BĐKH là mục tiêu quan trọng nhất của các mơ hình, giải pháp thích ứng nhìn
từ phương diên cộng đồng. Q trình đánh giá trên thực tiễn, nhóm tác giả đã lựa chọn
được 32 mơ hình thích ứng tiêu biểu trên các vùng địa lý sinh thái của cả nước [14].

11


Bảng 2.1: Bộ tiêu chí đánh giá mơ hình thích ứng với BĐKH
STT

Tiêu chí

Số chỉ


Điểm tiêu

tiêu

chí

1

Thích ứng với BĐKH

6

40

2

Giảm phát thải khí nhà kính

4

10

3

Hiệu quả và bền vững về Kinh tế

4

10


4

Hiệu quả và bền vững về Xã hội

4

10

5

Hiệu quả và bền vững về Mơi trường

4

10

4

10

4

10

6
7

Phù hợp với thể chế, chính sách về BĐKH,
thiên tai của địa phương

Khả năng nhân rộng

(Nguồn: Trương Quang Học và cs, 2019)
Nghiên cứu của Lê Thị Thu Hoài (2018) về đề xuất giải pháp phát triển mơ hình
sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng đệm khu bảo tồn Pù Luông, xã Phú Lệ,
huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã đánh giá tác động của BĐKH và các hiện tượng
thời tiết cực đoan đến sản xuất nông lâm nghiệp, chỉ ra được các mơ hình sinh kế thích
ứng với BĐKH tại điểm nghiên cứu, tổng hợp kiến thức bản địa thích ứng BĐKH
trong sản xuất nơng lâm nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp phát triển các mơ hình sinh kế
thích ứng BĐKH tại điểm nghiên cứu [12].
Cùng với sự gia tăng những mối quan tâm và e ngại về các tác động của BĐKH
và những hậu quả của nó đến Việt Nam, rất nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) Quốc
tế và Việt Nam đã và đang có sự quan tâm sâu sắc, có những ưu tiên và sự tham gia
tích cực vào các hoạt động liên quan đến BĐKH ở Việt Nam. Trong đó nhiều hoạt
động liên quan đến thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đã được xây dựng và đã chứng tỏ
được những thành cơng rất đáng khích lệ như xây dựng các mơ hình ứng phó với
BĐKH ở cấp cộng đồng. Tiến hành các hoạt động truyền thông, tập huấn nâng cao
năng lực về BĐKH cho cộng đồng. Lồng ghép các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro
thiên tai và thích ứng với BĐKH vào các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Không
chỉ dừng lại ở việc triển khai các mơ hình hay tiến hành những hoạt động giáo dục đào
tạo và nâng cao nhận thức về BĐKH ở từng tổ chức riêng biệt, các (NGO) đã và đang

12


nỗ lực kết nối với nhau trong các mạng lưới cho các hoạt động chia sẻ, học hỏi và vận
động chính sách về các vấn đề liên quan tới BĐKH.
- Mơ hình trồng trọt: Mơ hình chọn tạo giống lúa để thích ứng với BĐKH và an
ninh lương thực. Mơ hình được tiến hành từ năm 2006 với sự tài trợ của Dự án Bảo
tồn và phát triển đa dạng sinh học cộng đồng. Mơ hình này đã giúp tập trung nâng cao

năng lực cho nông dân về chọn giống, cải thiện giống lúa và sản xuất trao đổi hạt
giống phục vụ sản xuất ở cộng đồng bằng cách huấn luyện thiết lập các tổ giống cộng
đồng, tổ chức các mơ hình trình diễn quy trình sản xuất giống. Kỹ thuật canh tác tại
ruộng nông dân. Đặc biệt là xây dựng mạng lưới sản xuất hạt giống ở cộng đồng,
hướng tới xã hội hóa cơng tác giống ở đồng bằng sơng Cửu Long và góp phần an ninh
nguồn giống cho sản xuất nông nghiệp, cải thiện sinh kế cho nông dân nghèo ở nơng
thơn [1, 5].
- Mơ hình gừng, cây dược liệu xen chuối Tây thích ứng hạn ở Mai Lạp, Chợ Mới,
Bắc Kạn: Mơ hình thể hiện sự thích ứng và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các hệ thống cây
trồng, các kỹ thuật canh tác ở các địa hình khác nhau của hệ thống sản xuất nơng
nghiệp đặc trưng của vùng trong thích ứng với tác động của BĐKH. Mơ hình xác định
là hệ thống canh tác thích ứng với các hiện tượng thời tiết xấu như hạn và tính thất
thường của thời tiết ở địa phương. Việc xen canh giữa chuối và gừng/cây dược liệu
giúp thích ứng tốt với điều kiện hạn ngày một gia tăng tại Bắc Kạn trong bối cảnh biến
đổi khí hậu. Theo như thảo luận với người dân, xu thế nhiệt độ tăng cũng không gây
ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình do cây càng tăng trưởng tốt, quả mau chín
khi gặp điều kiện nắng gắt, nhiệt độ tăng cao. Mùa đông ngắn hơn và ấm hơn tạo điều
kiện thuận lợi cho cây chuối phát triển, giảm thời gian thu buồng, mẫu mã quả đẹp
hơn. Cây chuối cũng rất ít chịu ảnh hưởng của hiện tượng mưa trái mùa hay thay đổi
lượng mưa trong các mùa [5].
- Mơ hình trồng đậu xanh độc canh hoặc xen, ngô xã Thanh Vận, Chợ Mới, Bắc
Kạn: có thể thích ứng hạn, trên đất bỏ hoang hoặc trên đất lúa một vụ. Mức độ đầu tư
rất thấp, phù hợp với hộ nghèo, hộ trung bình, sản phẩm sử dụng hoặc tiêu thụ ngay tại
địa phương, đa dạng hóa nơng lâm nghiệp trong bối cảnh BĐKH, cải thiện thu nhập.
Có thể sử dụng các giống cây trồng địa phương, tận dụng việc người dân có kinh
nghiệm canh tác và kiến thức để thực hiện mơ hình, có thể tự học hỏi lẫn nhau. Mơ

13



hình này giúp phát huy các giá trị bản địa (giống, kỹ thuật canh tác) trong q trình
thực hiện mơ hình, hiệu quả từ mơ hình cho thấy giá trị của kiến thức bản địa từ đó
giúp cộng đồng tự tin tham gia với chính quyền địa phương xây dựng các giải pháp
thích ứng với BĐKH [5].
2.1.2. Tổng quan về biến đổi khí hậu
2.1.2.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián
tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển, và đóng
góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khoảng thời gian so
sánh được. Biến đổi khí hậu (BĐKH) tồn cầu là mối quan tâm lớn trong các lĩnh vực
kinh tế - xã hội, sinh thái, nơng nghiệp và chính trị. Ở nhiều nơi, BĐKH đã dẫn tới
hiện tượng nóng lên trong suốt thế kỷ vừa qua. Trong vòng 30 năm trở lại đây, những
ảnh hưởng của BĐKH tới môi trường tự nhiên ngày càng trở nên rõ rệt [34].
Theo Bộ tài ngun và mơi trường: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu
trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động
của con người. Biến đổi khí hậu hiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên tồn cầu, mực
nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan [2, 3].
Nghiên cứu của CARE, ADC (2014) cũng nhấn mạnh: “Ở Việt Nam, những lĩnh
vực được đánh giá dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: Nông nghiệp và an ninh
lương thực, tài nguyên nước, sức khoẻ. Vùng bị dễ tổn thương nhất là ven biển và
miền núi. Đối tượng dễ bị tổn thương nhất là người nghèo, phụ nữ, trẻ em và đồng bào
DTTS. Phần lớn cộng đồng dân cư miền núi phía Bắc là người DTTS với nguồn thu
nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nơng nghiệp, hơn thế nữa vùng núi phía Bắc được xem
là nơi nghèo nhất của cả nước” [5]. Do vậy, miền núi phía Bắc nói chung (và điểm
nghiên cứu xã Đường Hồng, tỉnh Hà Giang nói riêng) được coi là nơi chịu tác động
mạnh nhất và dễ tổn thương nhất do BĐKH.
2.1.2.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu được thể hiện:
+ Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.


14


+ Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho mơi trường sống
của con người và các sinh vật trên trái đất.
+ Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
+ Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái
và hoạt động của con người.
+ Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hồn lưu khí quyển, chu trình
tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hố khác.
+ Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
2.1.2.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu
Khí hậu đã và đang biến đổi và có những tác động tiềm tàng, bất lợi đến phát
triển. Vì thế sự thích ứng ngày càng trở nên quan trọng. Thích ứng là một khái niệm
rất rộng và khi áp dụng vào lĩnh vực BĐKH nó được dùng trong rất nhiều trường hợp.
Đối với IPCC (1996) cho rằng: khả năng thích ứng đề cập đến mức độ điều
chỉnh có thể trong hành động, xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự
kiến có thể xảy ra hay thực sự đã và đang xảy ra của khí hậu. Sự thích ứng có thể là tự
phát hay được chuẩn bị trước. Như vậy, ở đây vấn đề thích ứng được nói đến chính là
mức độ điều chỉnh với biến đổi cả về tính tự phát hay chuẩn bị trước [34].
Burton (1998) lại cho rằng: thích ứng với BĐKH là một quá trình mà con người
làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khỏe, đời sống và sử dụng những
cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại. Ở đây, thích ứng là làm thế nào giảm
nhẹ tác động BĐKH, tận dụng những thuận lợi nếu có thể.
Theo Thomas (2007), lại cho rằng: thích ứng có nghĩa là điều chỉnh hoặc thụ
động, hoặc phản ứng tích cực, hoặc có phịng bị trước, được đưa ra với ý nghĩa là giảm
thiểu và cải thiện những hậu quả có hại của BĐKH (Trích dẫn theo Care, 2014) [5].

Như vậy, thích ứng với BĐKH là một quá trình điều chỉnh giảm những tác
động bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra.

15


×