Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.75 KB, 3 trang )
Nuôi hàu
Nguồn: vietlinh.com.vn
Ở giai đoạn ấu trùng hầu sống phù du. Ấu trùng hầu có khả năng bơi lội nhờ hoạt
động của vành tiêm mao hay đĩa bơi. Ở giai đoạn trưởng thành hầu sống bám cố định trên
các giá thể trong suốt đời sống của chúng.
Thức ăn của ấu trùng: vi khuẩn, sinh vật nhỏ, tảo silic (Criptomonas, Platymonas,
Monax), trùng roi (10 micro m hoặc nhỏ hơn). Ấu trùnc ó thể sử dụng vật chất hoà tan
trong nứơc và những hạt vật chất hữu cơ.
Thức ăn của hầu trưởng thành: thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, tảo: Melosira,
Coscinodiscus, Cyclotella, Skeletonema, Navicula, Nitzschia, Thalassiothrix,
Thalassionema...
Bặt mồi thụ động theo hình thức lọc trogn quá trình hô hấp nhờ cấu tạo đoặc biệt
của mang. Khi hô hấp, nước có mang thức ăn đi qua bề mặt mang, các hạt thức ăn sẽ dính
vào tiêm mao trên bề mặt mang nhờ vào dịch nhờn được tiết ra từ tiêm mao. Hạt thức ăn
kích thước thích hợp (nhỏ) sẽ bị dính vào các dịch nhờn và bị tiêm mao cuốn thành viên
sau đó chuyển dần về phíc miệng. Các hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ
bị dòng nứơc cuốn khỏi bề mặt mang, tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra
ngoài.
Như vậy quá trình chọn lọc được thực hiện 4 lần: trên bề mặt mang, trên mương
vận chuyển, trên xúc biện, trên mang nang chọc lọc thức ăn. Sau đó thức ăn đựơc đưa vào
dạ dày để tiêu hoá nhờ các men Amylase, Lactase, Glycogenase, Lipase, Maltase,
Protease. Hạt thức ăn không thích hợp được đểy thẳng xuống ruột và ra ngoài qua hậu
môn.
Cường độ bắt mồi phụ thuộc: thủy triều, lượng thức ăn và các yếu tố môi trường:
nhiệt độ, độ mặn...
Khi triều lên, cường độ bắt mồi tăng; triều xuống cường độ bắt mồi giảm.
Trong môi trường có nhiều thức ăn thì cường độ bắt mồi thấp; ít thức ăn thì cường
độ bắt mồi cao.
Khi yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn...trong khoảng thích hợp thì cường độ
bắt mồi cao; khi không thích hợp thì cường độ bắt mồi thấp.