Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến kinh nghiệm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đề tài SKKN môn SINH tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn KHTN lớp 7( phần sinh học) qua việc tổ chức một số trò chơi”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.72 KB, 12 trang )

SKKN

Trường THCS Hiếu Liêm

TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY - HỌC
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7( PHẦN SINH HỌC) QUA VIỆC
TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI
I. LÍ DO
Đổi mới phương pháp dạy học ln là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo
dục nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Một
trong những biện pháp để đạt được mục đích trên đó là sử dụng trị chơi.Trị
chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục. Đối với
học sinh THCS thì hoạt động vui chơi là nhu cầu khơng thể thiếu và có vai trò
quan trọng đối với các em. Nếu giáo viên biết tổ chức các trị chơi một cách hợp
lí, khoa học, giờ học sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao. Albert Einstein nói rằng
“ Hãy dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều được học như một phần
thưởng quý giá chứ không như một nhiệm vụ ngán ngẩm.”
Đối với mơ hình trường học mới hiện nay có 8 mơn học, trong đó mơn
KHTN được tích hợp bởi 3 mơn : Vật lí , Hóa học, Sinh học với 7 chủ đề. Riêng
phần Sinh học gồm 2 chủ đề. Chủ đề 3 nghiên cứu về “ Sinh học cơ thể”. Chủ
đề 7 nghiên cứu về “ Con người và sức khỏe”. Các kiến thức trong hai chủ đề
trên chủ yếu nghiên cứu về cơ thể con người, đây là những kiến thức rất gần gũi
với các em. Việc vận dụng trị chơi trong giờ học mơn KHTN lớp 7 sẽ làm cho
giờ học sôi nổi hơn, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn,
chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát
huy tư duy sáng tạo.
Đó là lí do tơi chọn chun đề:“Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạyhọc môn KHTN lớp 7( phần Sinh học) qua việc tổ chức một số trị chơi”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHUN ĐỀ:
1.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1.1 Khái niệm về trò chơi:
Trong từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1992, chữ “trò” được hiểu là một hình


thức mua vui bày ra trước mặt mọi người. Chữ “chơi” là một từ chung để chỉ
Page 1


SKKN

Trường THCS Hiếu Liêm

các hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc nhằm mục đích giải trí là chính.
Từ đó, trị chơi được hiểu là những hoạt động làm thỏa mãn những nhu cầu của
con người, trước hết là vui chơi, giải trí
- Theo quan điểm giáo dục:Trị chơi là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp
phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính năng động,
sáng tạo và gây hứng thú trong giờ học của học sinh. Ngồi ra thơng qua hoạt
động trị chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như
tình đồn kết, thân ái, lịng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. …
1.2 Vai trò của trò chơi:
Trong Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thơng phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”. Sử dụng trị
chơi trong dạy học có vai trị:
 Trị chơi đối với thực tiễn cuộc sống:
Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu
là vui chơi giải trí, thư giản sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi. Nhưng
qua trò chơi người chơi được rèn luyện thể lực, trí lực, rèn luyện các giác quan
tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè đồng đội trong
nhóm, trong tổ….
 Trò chơi đối với hoạt động dạy-học:

- Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học phát huy tính năng
động của các em.
- Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng
trong học tập của học sinh.
- Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học.
- Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinh
với nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp.
Page 2


SKKN

Trường THCS Hiếu Liêm

- Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động.
- Đối với môn KHTN lớp 7: thơng qua các trị chơi giúp học sinh nắm được
các kiến thức cơ bản của Sinh học tiềm ẩn trong các tình huống trị chơi, giúp
học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, biết bảo vệ sức
khỏe của bản thân và người thân đồng thời giáo dục đạo đức học sinh
2.NỘI DUNG- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
2.1. Những yêu cầu cần thiết khi tổ chức trị chơi cho học sinh trong mơn
KHTN lớp 7:
- Trò chơi phải đáp ứng được mục tiêu dạy học
-Trò chơi phải hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát huy
tính tích cực sáng tạo ở học sinh
- Trò chơi phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh
- Nội dung trò chơi đưa ra phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh THCS, phù
hợp với đặc trưng của bộ mơn.
- Trị chơi phải được tổ chức vào thời điểm phù hợp nhất trong giờ học
2.2 Quy trình tổ chức trị chơi trong dạy- học:

Xác định mục tiêu
của trò chơi

Nhận xét đánh giá
của giáo viên

Giới thiệu trò chơi

Chơi thật

Hướng dẫn cách
chơi, luật chơi

Chơi thử ( chơi
nháp)

2.3. TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MƠN KHTN
LỚP 7
2.3.1 TRỊ CHƠI “AI NHANH HƠN”:
Dạy phần “ Hoạt động khởi động” bài 22- Giới thiệu chung về cơ thể
- Mục đích của trị chơi:

Page 3


SKKN

Trường THCS Hiếu Liêm

+ Học sinh biết được các cơ quan, hệ cơ quan trên tranh và mơ hình cơ thể

người.
+ Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mơ hình, tác phong nhanh nhẹn của
học sinh.
- Chuẩn bị:
+ Tranh, mô hình về các cơ quan hay hệ cơ quan trong cơ thể ( hình 22.1
sgk trang 177)
+ Các mảnh bìa nhỏ ghi chú thích tên các cơ quan trong cơ thể dán băng
dính 2 mặt ở đằng sau.
+ Hai đội chơi mỗi đội có 3-5 học sinh (tuỳ vào nội dung của tranh hoặc
mơ hình nhiều hay ít). Mỗi đội xếp thành 1 hàng đứng lên phía trước lớp. Một
đội gắn chú thích trên mơ hình, một đội gắn chú thích trên tranh hoặc cùng gắn
vào hai bên của tranh nếu khơng có mơ hình.
+ Thời gian chơi: 2 - 3 phút.
- Tiến hành- Khi giáo viên hô “ bắt đầu”, lần lượt học sinh số 1 của mỗi đội
lên gắn chú thích cho một cơ quan, sau đó về chỗ đưa lại các mảnh bìa để học
sinh số 2 lên gắn tiếp... cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định. Nhóm nào
hồn thành nhanh, chính xác thì nhóm đó thắng và được thưởng bằng một tràng
pháo tay...
2.3.2 . TRÒ CHƠI TIẾP SỨC:
- Dùng để dạy một phần kiến thức mới hoặc củng cố cuối bài
- Ví dụ: khi dạy “Hoạt động hình thành kiến thức” bài 23 Tiêu hóa và vệ
sinh tiêu hóa
Mục 3: Vệ sinh tiêu hóa
- Mục đích trị chơi:
+ Củng cố khắc sâu kiến thức của bài học, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo
kiến thức đã học vào trong trò chơi.

Page 4



SKKN

Trường THCS Hiếu Liêm

+ Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành
viên trong nhóm.
+ Giáo dục ý thức tích cực và tinh thần hợp tác trong các
hoạt động tập thể.

Tác nhân

Các cơ quan hoạt động bị ảnh Mức độ ảnh hưởng

VẬT

hưởng
Vi khuẩn Răng
Dạ dày
Ruột
Các tuyến tiêu hóa
Giun, sán Ruột
Các tuyến tiêu hóa
kí sinh

CHẾ

Ăn uống Các cơ quan tiêu hóa
Hoạt động tiêu hóa
khơng
Hoạt động 5……………….

đúng

CÁC
SINH

ĐỘ
ĂN
UỐNG

cach
Khẩu

Có thể bị viêm
4……………………….
Kém hiệu quả

6……………………………

Dạ dày ruột có thể bị mệt

Hoạt động 7………………..

mỏi, gan bị xơ
Bị rối loạn hoặc kém hiệu

phần
ăn không

1……………………
Bị viêm loét

2………………………
Bị viêm
Gây tắc ruột
3…………………….

quà
Hoạt động hấp thụ
8………………………….
+ Hai bảng 23.3 sgk trang 190 và phấn viết cho mỗi nhóm
hợp lí

- Tiến hành:

Page 5


SKKN

Trường THCS Hiếu Liêm

+ Khi giáo viên hô bắt đầu thì 2 nhóm lần lượt cử học sinh số 1 của mỗi
nhóm lên làm, sau đó về chỗ giao phấn cho bạn thứ hai lên làm tiếp... cứ như
vậy cho đến hết thời gian quy định.
+ Cá nhân hoặc nhóm nào hoàn thành với số lượng nhiều hơn trong
khoảng thời gian đã cho, và đúng yêu cầu thì sẽ là đội thắng .
+ Thời gian chơi:3 - 5 phút
2.3. 3 TRỊ CHƠI “ GIẢI Ơ CHỮ”
- Trị chơi này tổ chức vào cuối tiết học, tiết ôn tập để củng cố hoặc tái hiện kiến
thức. Trong các tiết ngoại khoá có thể dùng trị chơi này vào một phần chơi
cũng rất thú vị và cho hiệu quả cao.

- Ví dụ1: khi dạy mục “Hoạt động luyện tập” bài 23 Tiêu hóa và vệ sinh
tiêu hóa
Mục 3: Vệ sinh tiêu hóa
- Mục đích :
+ Củng cố khắc sâu kiến thức của bài học, của chương ... từ đó giáo dục ý
thức, thái độ của học sinh qua bài dạy Sinh học.
+ Rèn luyện kỹ năng nhớ, vận dụng kiến thức Sinh học đã học của học
sinh.
+ Phát triển tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh.
- Hình thức: Trị chơi ô chữ trong dạy học có nhiều dạng khác nhau, có thể là
giải những ơ chữ hàng ngang rồi tìm từ khóa trong ơ chữ hàng dọc, có thể là ô
chữ dưới dạng sơ đồ …Mỗi ô chữ có lời gợi ý và nội dung ơ chữ có liên quan
trực tiếp đến bài học.
- Chuẩn bị: Bảng ô chữ, câu hỏi, đáp án.
- Tiến hành:
+ Giáo viên giới thiệu qua ô chữ gồm có bao nhiêu hàng ngang, hàng dọc từ
chìa khố nằm ở hàng nào sau đó giáo viên lần lượt đọc từng câu hỏi gợi ý để
học sinh xung phong giải ô chữ. Nếu bạn nào trả lời đúng thì ghi dịng chữ đó
Page 6


SKKN

Trường THCS Hiếu Liêm

vào ô chữ và sẽ được cộng điểm hoặc tun dương cịn nếu trả lời sai thì sẽ
nhường cơ hội cho các bạn cịn lại. Ai tìm ra được ơ từ khóa chính xác và nhanh
nhất sẽ là người chiến thắng.
+ Thời gian chơi: 5 phút
Câu hỏi ô chữ như sau:

1. Gồm 3 chữ cái: là một tuyến tiêu hóa, tuyến này tiết dịch đổ vào tá tràng
cùng với dịch mật do gan tiết ra
2. Gồm 4 chữ cái: là một bộ phận của khoang miệng có nhiệm vụ đảo trộn
thức ăn.
3. Gồm 12 chữ cái: là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa,

có chức năng tiết

dịchđểtiêu hóa thức ăn
4. Gồm 7 chữ cái: là nơi các đại phân tử thức ăn bị phân cắt thành
ca1cpha6n tử chất dinh dưỡng đơn giản như: đường đơn, axit amin, axit
béo và glixerin…nhờ tác dụng của các enzim
5. Gồm 8 chữ cái: là một bộ phận của ống tiêu hóa tiếp giáp với dạ dày, cho
thức ăn đi qua rất nhanh
6. Gồm 9 chữ cái:Tên gọi của một hệ cơ quan có chức năng tiêu hóa thức ăn
7. Gồm 9 chữ cái: bộ phận này tiết dịch mật
Ví dụ 2: khi dạy mục “Hoạt động luyện tập” bài 31-Sinh sàn và chất
lượng dân số
Mục 4: Tìm hiểu các con đường lây nhiễm HIV/AIDS
Giáo viên có thể củng cố kiến thức cho học sinh bằng trị chơi ơ chữ
Câu hỏi như sau:
Câu 1: Đây là một quan niệm sai lầm cho rằng khi bị ………… cũng bị
HIV/AIDS? (một loại côn trùng)
Câu 2: Căn bệnh này bùng phát mạnh mẽ trên khắp thế giới trong thời gian gần
đây?

Page 7


SKKN


Trường THCS Hiếu Liêm

Câu 3: Tên của một chất bột trắng dùng làm thuốc giảm đau, gây khoái cẩm và
gây nghiện?
Câu 4: Đây là một trong các tệ nạn xã hội nguy hiểm mà khả năng lây truyền
HIV rất cao?
Câu 5: HIV tấn công vào cơ thể sẽ làm mất khả năng gì ở cơ thể con người?
Câu 6: Cho biết tên một loại cây có chứa chất gây nghiện?
Câu 7: Làm thế nào để biết một người bị nhiễm HIV?

M U O I

Đ Ố T
C U M A H 1 N 1

H E R O
M I

I

N

M A I

D A M

E N D

I


C H

C A N S A
T H U M A U
Giáo viên: Cho biết tên ơ chữ chìa khóa?
Học sinh: Đại dịch
Gv: HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm cho cá nhân và xã hội, là thảm họa cho
các dân tộc trên thế giới. AIDS rất nguy hiểm nhưng không đáng sợ nếu tất cả
chúng ta đều hiểu biết , đều biết cách bảo vệ mình.
2.3.4 TRỊ CHƠI “TRỊ CHUYỆN CUỐI TUẦN”
- Mục đích:
Trị chơi này tập cho các em ln tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề
trước đám đơng. Qua trị chơi, các em tự rút bài học kinh nghiệm cho bản thân:
như kĩ năng giao tiếp,Biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân. Nắm bắt bài học
một cách cụ thể dễ dàng.
Tiến hành :
+ Chọn 1 học sinh dẫn chương trình.
Page 8


SKKN

Trường THCS Hiếu Liêm

+ Chọn 2-3 học sinh là khách mời để thực hiện trò chơi. Cả lớp và giáo viên là
khán giả.
+ Kết thúc trò chơi giáo viên tuyên dương các nhân vật thực hiện trò chơi và rút
ra bài học kinh nghiệm.
+ Thời gian chơi: 5 phút

Ví dụ1 : Khi dạy “ Hoạt động hình thành kiến thức” bài 30 Sức khỏe của
con người
Mục 1. Bạn có khỏe không?
Giáo viên chọn 1 học sinh làm người dẫn chương trình 3 học sinh cịn lại là
khách mời, mỗi vị khách mời sẽ trình bày một khía cạnh về đề tài đã cho.
- Khách mời 1: trình bày về sức khỏe thể chất
- Khách mời 2: trình bày về sức khỏe tinh thần
- Khách mời 2: trình bày về sức xà hội
Các học sinh cịn lại vai khán giả có thể đặt những câu hỏi để hỏi
Ví dụ 2: Ví dụ1 : Khi dạy “ Hoạt động luyện tập” bài 31-Sinh sản và chất
lượng dân số
Mục 1. Tìm hiểu những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
Giáo viên chọn 1 học sinh làm người dẫn chương trình 2 học sinh còn lại là
khách mời, mỗi vị khách mời sẽ trình bày một khía cạnh về đề tài đã cho.
- Khách mời 1: Hậu quả của việc mang thai ở tuổi vị than niên
- Khách mời 2: Giải pháp
Các học sinh cịn lại vai khán giả có thể đặt những câu hỏi để hỏi
2.3.5 TRỊ CHƠI “ NHÌN HÌNH ĐỐN CHỮ”
Mục đích :
Giúp học sinh phát huy khả năng tư duy nhanh nhạy của minh, tạo khơng
khí sơi nổi trong giờ học, tạo sự hứng thú và bớt căng thẳng ở học sinh. Trị chơi
này có thể áp dụng khi tìm hiểu kiến thức mới của bài học hoặc áp dụng ở phần
củng cố của bài học.
Page 9


SKKN

Trường THCS Hiếu Liêm


Tiến hành trò chơi:
Giáo viên chuẩn bị hình ảnh minh họa liên quan đến nội dung bài học có
sử dụng trị chơi. Giáo viên chiếu hình lên máy chiếu hoặc treo hình lên bảng
phụ và cho cả lớp đốn những hình ảnh ấy thể hiện nội dung gì?
Thời gian chơi: 2- 3 phút
-Ví dụ 1: khi dạy “ Hoạt động hình thành kiến thức” bài 31 – Sinh sản và
chất lượng dân số
Mục 4: Tìm hiểu các con đường lây nhiễm HIV/AIDS
Giáo viên chiếu từng hình ở bảng 37.sgk trang 274 , yêu cầu học sinh đoán
những hình ảnh ấy thể hiện nội dung gì? Sau k hi đốn xong các em có thể rút ra
được các con đường lây truyền HIV/AIDS.
-Ví dụ 2: khi dạy “ Hoạt động hình thành kiến thức” bài 29- Cơ sở khoa
học của học tập
Giáo viên chiếu từng hình ở bảng 29.1.sgk trang 251 , u cầu học sinh đốn
những hình ảnh ấy thể hiện nội dung gì? Sau k hi đốn xong các em có thể phân
biệt được sự khác nhau giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ điều kiện.
III. HIỆU QUẢ CỦA CHUYÊN ĐỀ:
1.Đối với học sinh
Qua việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong một số giờ học KHTN lớp
7 tôi nhận thấy :
- Học sinh thích thú với trị chơi trong giờ học do đó năng động hăng say phát
biểu xây dựng bài vì vậy mà các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.Các em
có điều kiện cùng chuẩn bị bài học, chủ động trong học tập...
- Rèn luyện tư duy, tác phong nhanh nhạy biết xử lý tình huống linh hoạt.
2.Đối với giáo viên:
- Không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị cho tiết dạy có sử dụng trị chơi
- Tạo được tình huống có vấn đề rất sinh động và hấp dẫn để giáo viên khắc
sâu kiến thức. Từ đó làm cho khơng khí lớp học sơi nổi, giảm sự đơn điệu,

Page 10



SKKN

Trường THCS Hiếu Liêm

tăng hứng thú học tập cho học sinh nhờ đó đã nâng cao hiệu quả việc dạy và
học đặc biệt với những em sức học yếu, chậm, nhút nhát.
- Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục một cách sáng tạo và hiệu quả.
3. Kết quả thống kê:
Kết quả thống khi chưa thực hiện chuyên đề, vào thời điểm giữa học kì 1, năm
học 2016-2017. Nhìn chung số học sinh hứng thú học tập bộ mơn cịn thấp.

Lớp

Sĩ số

7A

24

7B

26

Mức độ hứng thú của học sinh
Khơng thích
Hứng thú
Số lượng
Tỉ lệ (%)

Số lượng
Tỉ lệ (%)
8
33.3%
16
66.7%
10

38.5

16

61.5

Sau đây là số liệu điều tra mức độ hứng thú học tập môn KHTN Lóp7 của học
sinh Trường THCS Hiếu Liêm sau khi tơi áp dụng kinh nghiệm trên (Cuối năm
học 2016- 2017).
Khối

Sĩ số

7A

24

Mức độ hứng thú của học sinh
Khơng thích
Hứng thú
Số lượng
Tỉ lệ (%)

Số lượng
Tỉ lệ (%)
4
16.6
20
83.4

7B
26
7
IV. ĐỀ XUẤT- KIẾN NGHỊ:

26.9

19

73.1

Trò chơi là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và gây hứng thú
trong giờ học của học sinh. Ngồi ra thơng qua hoạt động trị chơi còn giúp các
em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đồn kết, thân ái, lịng
trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Do vậy quan điểm “Thông qua
hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với từng lứa
tuổi, từng môn học đặc biệt là đối với môn KHTN lớp 7
Giáo viên tùy theo bộ mơn của mình có thể sáng tạo các trò chơi sao cho
phù hợp với mục tiêu bài học.
V.TƯ LIỆU THAM KHẢO
Page 11



SKKN

Trường THCS Hiếu Liêm

1. Sách hướng dẫn tự học môn KHTN lớp 7 – NXB Giáo dục – 2016
2. Giáo dục kĩ năng sống trong môn sinh học ở trường THCS –Bộ GD& ĐT
3. Giải phẫu sinh lý người –GS. TSKH Tạ Thúy Lan, TS Trần Thị Loan.
5. Tư liệu từ các trang wed: www.nhasinhhoctre.com; w.sinhhocvietnam.com,
6. Trang web: http.www.google.com.vn
7. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học THCS
8. Giáo dục trẻ em vị thành niên – NXB Giáo dục – 2004
9. Những trò chơi phát triển tư duy- Nhà xuất bản giáo dục- Năm 2006.

Người thực hiện

Lê Thị Hồng Phượng

Page 12



×