Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

sáng kiến kinh nghiệm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đề tài SKKN một số PHƯƠNG PHÁP tạo sự HỨNG THÚ CHO học SINH tập LUYỆN môn đá cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.66 KB, 9 trang )

Tên sáng kiến kinh nghiệm:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẠO SỰ HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TẬP
LUYỆN MÔN ĐÁ CẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục thể chất nói chung và mơn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể
chất giữ vai trị quan trọng trong việc giáo dục tồn diện. Nó làm cho các em ham
thích chơi thể thao nhiều hơn, tạo cho các em những sân chơi lành mạnh và dần
tránh xa được thế giới ảo. Nó góp phần rèn luyện cho các em một sức khỏe tốt, một
tinh thần sảng khoái để học tập và lao động.
Có câu nói của Bác Hồ “Một tinh thần minh mẫn có trong một thân thể tráng
kiện”. Nhờ có tinh thần minh mẫn thì sẽ tạo ra những sáng kiến trong học tập cũng
như trong lao động sản xuất.
Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm
cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho
học sinh rèn luyện thân thể, bồi dưỡng đạo đức, tác phong con người mới.
Trong thực tế môn học thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có
sức khỏe tốt, có em sức khỏe yếu, có em tật bẩm sinh.v.v. Ở tuổi học sinh THCS
nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là khơng thể thiếu được trong các em.
Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể
dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em
sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích
thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, giúp các
em tập luyện tốt hơn, giúp các em có ý thức tập luyện trong giờ học thể dục cũng
như tự tập luyện những lúc ra chơi hay ngoại khóa hoặc ở nhà.
Quan sát giờ ra chơi có rất ít học sinh vận động hoạt động thể thao, đa số các em
hiện nay đã có điện thoại di động kết nối internet được nên khi nhìn quanh thì thấy đa
số cầm điện thoại chơi games và lướt facebook. Qua thực tế giảng dạy thể dục, ở tất
cả các nội dung tôi thấy đa số các em hiện nay dường như rất thụ động trong học
tập, đơi khi cịn rất thờ ơ, học cho xong nhiệm vụ và thực hiện hiện các kỹ thuật
động tác cho có, chưa có sự cố gắng phát huy hết khả năng và tố chất của bản thân.
1




Đối với môn đá cầu cũng vậy số lượng học sinh có hứng thú tham gia tập lụn
chơi mơn đá cầu là rất ít. Như vậy u cầu cần có những phương pháp giúp các em
tự giác tập luyện đá cầu tốt hơn nữa.
Khoảng thời gian ra chơi là khoảng thời gian tốt để vận động cơ thể sau những
thời gian ngồi học 1 chỗ. Môn đá cầu là một môn phù hợp nhất cho các em vận động
trong giờ ra chơi. Vậy làm thế nào để các em tự động tự giác và có hứng thú chơi mơn
thể thao này.
Để giải qút những về đó thì tơi tìm hiểu: “Một số phương pháp tạo sự hứng thú
cho học sinh tập luyện mơn đá cầu” khơng chỉ để có được những giờ học sôi
động phát huy hết khả năng và sự tích cực của các em mà cịn tạo được sự tích cực
tham gia mơn đá cầu trong giờ ra chơi, cũng như vui chơi ở nhà.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Điều 41 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
cũng nêu rõ: “Việc dạy và học thể dục là bắt buộc trong nhà trường”.
Dạy học là hoạt động chung của thầy và trò, tồn tại và phát triển trong một quá
trình thống nhất, trong đó người dạy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, hướng dẫn điều
khiển, truyền thụ tri thức, kĩ năng kĩ xảo đến cho người học một cách hợp lý, khoa
học. Còn người học là chủ thể tích cực của quá trình học, sáng tạo, quá trình hình
thành và phát triển nhân cách bản thân.
Đặc điểm của môn Thể dục chủ yếu là luyện tập. Thông qua luyện tập nhiều
lần, kiến thức kĩ năng mới được hình thành và củng cố. Cho nên, ngồi việc lợi
dụng những cảm giác của mắt và tai, học sinh còn phải lụn tập nhiều lần để hình
thành cảm giác chính xác của bắp thịt.
Tập luyện thể dục nói chung và với mơn đá cầu nói riêng một cách tự giác tích
cực ngay cả khi khơng có thầy hướng dẫn, có thể tự tập ở nhà cùng bạn bè. Nó giúp
cơ thể dẻo dai và khéo léo rất nhiều. Nó vừa là môn học vừa là môn chơi vui vẻ lúc
giải lao sau những giờ học căng thẳng đầu óc, nó tạo sự gắn kết bạn bè với nhau

thông qua các trận đấu tập cũng như chơi đá cầu chung với nhau.
2


2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1. Giải pháp 1: Kết hợp sử dụng tranh ảnh hướng dẫn các em có kiến thức
cơ bản để tập luyện môn đá cầu.
Trong giờ học thể dục môn đá cầu, giáo viên kết hợp với tranh ảnh và phân tích
làm mẫu hướng dẫn học sinh tập luyện để các em nắm được các kỹ thuật cơ bản
trước có như vậy thì các em mới đủ tự tin khi chơi và tự giác tập luyện. Ngoài kỹ
thuật di chuyển thì các em cần thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản sau:
* Mốt số điểm lưu ý ở kỹ thuật tâng cầu:
+ Tâng cầu bằng mu bàn chân:

- Động tác tung nhẹ cầu lên cao khoảng 0,3 – 0,8m, co chân sau nâng đùi lên
cao sao cho mu bàn chân hướng về cầu rơi. Khi cầu rơi xuống đến khoảng hợp lí
dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao ở độ cao hợp lí.
+ Tâng cầu bằng đùi.
- Khi tập tâng cầu cần chú ý là lưng phải để thẳng tự nhiên chứ không khom
như khi đỡ cầu. Mắt cần quan sát đường cầu lên xuống để phối hợp với chân đá
sao cho nhịp nhàng. Chân đá khi nhấc lên phải gập gối, cẳng chân và đùi của chân
đá gần như vng góc, đồng thời đùi của chân đá cũng gần như vng góc với thân
người. Khi tập tâng cầu, thân người từ từ xoay theo hướng cầu để điều chỉnh, giúp
cho động tác của chân chạm đúng cầu.

* Kỹ thuật đỡ cầu:
+ Đỡ cầu bằng mu bàn chân.
3



Trong tập luyện và thi đấu, kỹ thuật đỡ cầu bằng mu bàn chân thường có các
dạng chính sau:
- Búng cầu; Giật cầu; Tâng cầu một nhịp tấn công.
Ở kỹ thuật búng cầu chú ý di chuyển tiếp xúc cầu người hơi ngả về phía sau
chân đá cầu gần như duỗi thẳng hết, mu bàn chân duỗi thẳng gập nhanh bàn chân
giật gót chân sát đất để mu bàn chân tiếp xúc với cầu.

Ở kỹ thuật giật cầu người chơi nhấc đùi vng góc với thân trên, để mu bàn
chân tiếp xúc với cầu giật bay lên cao, hơi chếch ra phía trước theo ý muốn.

+ Đỡ cầu bằng ngực.

Khi thực hiện đỡ cầu bằng ngực thì sử dụng phần ngực phía khác bên chân
đá. Dùng sức hợp lý để cầu nẩy về trước phía chân đá cầu khoảng 1 m để thuận lợi
cho việc thực hiện động tác tiếp theo.
* Kỹ thuật phát cầu:
+ Phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.

4


Khi thực hiện tung cầu về phía trước chân phát cầu khoảng 50cm. Mu bàn chân
tiếp xúc với cầu khi cách mặt sân khoảng 20-30cm. Điều chỉnh lực chân theo ý
muốn cầu xa hay gần. Chân đá dừng lại đột ngột sau đó chân đá tiếp đất.
Khi các em nắm vững được kỹ thuật đá cầu rồi thì các em mới đủ tự tin tập
theo từng nhóm với nhau. Giờ ra chơi có thể tụm 5 tụm 7 thành vịng tròn đá cầu
qua lại đủ kiểu đẹp mắt thu hút thêm các bạn khác cùng chơi.
2.2. Giải pháp 2: Sử dụng các trị chơi; Gắn pano appich hình ảnh đá cầu;
trang bị thêm sân bãi trụ lưới đá cầu tại sân trường; tổ chức đấu tập, thi đấu
với nội dung mang tính chất thi đua tạo thêm sự hứng và mục tiêu để tập

luyện môn đá cầu.
Trong giờ học thể dục nội dung môn đá cầu giáo viên nên sử dụng một số trị
chơi thường được các em ưu thích hoặc trò chơi với thời gian ngắn nhưng tập trung
sự chú ý cao, để gây sự tập trung và hứng thú trước khi tập luyện. Để từ đó các em
cũng nắm bắt được cách chơi và có thể tự tổ chức chơi với nhau. Ví dụ như: Thi ai
tâng cầu nhiều hơn; Phát cầu vào ô nhiều hơn;…
Giáo viên tổ chức các buổi đấu tập, thi đấu giữa các tổ, các lớp với nhau. Để
các em thấy được sự quan trọng của tập luyện khi đạt được thành tích khi thi đấu.
Giúp các em hứng thú hơn khi chơi môn đá cầu.
Dụng cụ tập luyện cũng rất quan trọng, nên áp dụng triệt để vì nó dễ tạo nên
hưng phấn cho các em. Vẽ thêm sân đá cầu trên sân trường, trang bị trụ lưới lắp đặt
dễ dàng trên sân trường, tạo điều kiện cho các em thi đấu với nhau.
Việc gắn thêm pano áp pích những hình ảnh hoạt động thể dục thể thao nói
chung và mơn đá cầu nói riêng cũng rất ý nghĩa, giúp các em có thêm mục đích và
cảm hứng tập lụn và chơi mơn đá cầu, tạo thêm vẻ đẹp cho sân trường.

5


(Một pha thi đấu của Trịnh Thị Nga tại Giải vô địch đá cầu thế giới 2013)

(Tường Linh, biên tập viên chương trình "Bài hát Việt" đam mê đá cầu)
Khi có được sự đam mê và kỹ thuật đá cầu rồi, các em sẽ có đủ tự tin chơi ở
các công viên, tạo nên một phong trào đá cầu rộng khắp. Mọi lứa tuổi đều có thể
chơi, mơn đối kháng gián tiếp dễ chơi, an toàn và nghệ thuật, tạo nên một nếp sống
đẹp từ trong nhà trường đến các cơng viên giải trí. Từ đó phát hiện những em có
năng khiếu tốt về mơn đá cầu để tập lụn đưa vào đội tuyển thi thể thao thành tích
cao.
Nói chung để tạo hứng thú đam mê chơi một môn thể thao nào đó, khơng riêng
gì mơn đá cầu. Cũng cần có sự đầu tư, ngồi việc nắm vững kiến thức kỹ thuật

chơi còn phải trang bị về cơ sở vật chất đầy đủ thì mới thu hút được người chơi.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua các vấn đề được nêu trên thì chúng ta cũng nhận thấy rằng việc tạo hứng
thú và đam mê chơi thể thao nói chung và mơn đá cầu nói riêng, cần có những
phương pháp phù hợp và thiết thực nhất đối với người chơi.
6


Để thu hút được sự quan tâm, muốn chơi thể thao của học sinh cũng cần phải
trang bị đầy đủ khơng chỉ về kiến thức kỹ năng mà cịn trang bị cả cơ sở vật chất
mới tạo nên cảm hứng đam mê tập luyện chơi thể thao.
Đặc biệt nội dung môn đá cầu cũng là nội dung học bắt buộc trong chương
trình học thể dục của trường, điều đó rất thuận lợi cho việc tổ chức tạo thêm sự
đam mê chơi môn đá cầu đối với học sinh.
Sau khi áp dụng đề tài này dựa trên số liệu thu thập ở học sinh khối lớp 6,8
trường THCS Tân An, cho thấy đạt được một số kết quả khá khả quan: Đa số học
sinh ham thích chơi mơn đá cầu tăng lên.
- Trước khi thực hiện đề tài:
Khảo sát thời gian tự giác
tập luyện môn đá cầu
- Giờ ra chơi
- Trong giờ học
- Sau khi thực hiện đề tài:
Khảo sát thời gian tự giác

Thống kê số lượng học sinh tự giác tập luyện môn đá
cầu ở các lớp K6;K8
Khối 6
Tỉ lệ %
22/152

14,47%
45/152
26,6%

Khối 8
31/117
41/117

Tỉ lệ %
26,5%
35%

Thống kê số lượng học sinh tự giác tập luyện môn đá

cầu ở các lớp K6;K8
Khối 6
Tỉ lệ %
Khối 8
Tỉ lệ %
- Giờ ra chơi
115/152
75,6%
108/117
92.3%
- Trong giờ học
143/152
94,07%
115/117
98%
Tuy nhiên vẫn cịn số ít các em chưa nắm vững được kỹ thuật chơi môn đá cầu nên

tập luyện mơn đá cầu

cịn e ngại và thụ động trong khi tập luyện cũng như khi chơi.

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Qua suốt quá trình nghiên cứu để viết ra đề tài này tôi đã nhận thấy rằng việc
tạo hứng thú tập luyện và chơi môn đá cầu là điều đáng được quan tâm. Tuy nhiên
7


để mở rộng và triển khai vấn đề trên, cũng cần sự quan tâm của nhà trường và quý
phụ huynh học sinh để tạo điều kiện thuận lợi cho các em đam mê và chơi thể thao
nói chung và mơn đá cầu nói riêng. Qua đó tơi cũng có ý kiến đề xuất đối với các
cấp quản lí như sau:
+ Tạo điều kiện cho giáo viên chính ban cũng như giáo viên không chuyên
dạy thể dục, tập huấn để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
+ Trang bị thêm về cơ sở vật chất cảnh quan sân bãi tập lụn thể dục thể
thao nói chung và riêng bộ mơn đá cầu.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách thể dục giáo viên các khối THCS – Nhà xuất bản Giáo Dục - Năm
1992.
2. Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo Dục – PGS_PTS Phạm Viết
Chương – Nhà xuất bản Giáo Dục.
3. Sinh lý học TDTT - Lưu Quang Hiệp - NXB TDTT - Năm 1993.
4. Lí luận và phương pháp thể dục thể thao – Nhà xuất bản thể dục thể thao Hà
Nội - Năm 2000.
5. Y học TDTT - Nhà xuất bản TDTT Hà nội - Năm 2000.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Đức Tuấn


8


MỤC LỤC
I. Lý do chọn đề tài:……...………………………………………………………1
II. Tổ chức thực hiện đề tài: ……………………………………………………..2
1. Cơ sở lý luận:………………………………………………………………….2
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:..…………...………...3
III. Hiệu quả của đề tài:…………………………………………………………..6
IV. Đề xuất, khuyến nghị, khả năng áp dụng:………………..………….………8
V. Tài liệu tham khảo:……...……………………………..……………………...8

9



×