Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa sa nhân cuora mouhotii (gray, 1862) tại trung tâm bảo tồn rùa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN BẢO NGỌC

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN NI LỒI RÙA SA
NHÂN Cuora mouhotii (Gray, 1862) TẠI TRUNG TÂM
BẢO TỒN RÙA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG,
TỈNH NINH BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 8850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐỒNG THANH HẢI.

Hà Nội, 2020


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các kết quả, số
liệu, thông tin nêu trong Luận văn là trung thực, khách quan, các số liệu tham


khảo đều được trích dẫn đầy đủ. Kết quả của luận văn này chưa từng được
bảo vệ trước bất kỳ hội đồng nào để nhận học vị.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2020
Học viên

Trần Bảo Ngọc


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập theo chương trình thạc sỹ ngành Quản lý tài nguyên
và môi trường tại trường Đại học Lâm nghiệp, đến nay chương trình học của
tôi đã kết thúc. Để đánh giá kết quả của học viên trước khi ra trường, được sự
đồng ý của trường Đại học Lâm nghiệp và khoa Sau đại học tôi đã tiến hành
nghiên cứu luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân ni lồi Rùa
sa nhân Cuora mouhotii (Gray, 1862) tại Trung tâm bảo tồn Rùa Vườn
Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình”.
Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa sau đại học, bạn bè đồng nghiệp, lãnh
đạo, cán bộ Vườn quốc gia Cúc Phương, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của
thầy giáo PGS.TS Đồng Thanh Hải.
Nhân đây, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tồn thể thầy cơ giáo
trong Khoa Sau đại học, lãnh đạo, cán bộ Vườn quốc gia Cúc Phương đặc biệt
là ông Đỗ Thanh Hào - Quản lý Trung tâm bảo tồn Rùa Cúc Phương cùng bạn
bè đồng nghiệp và thầy giáo PGS.TS Đồng Thanh Hải là người đã trực tiếp
hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã có sự cố gắng và nỗ lực cao của bản thân, song do thời gian
nghiên cứu ngắn nên luận văn khơng tránh khỏi thiếu sót. Để những kết quả
của luận văn được hoàn thiện hơn tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp, bổ sung của các thầy cô giáo và bạn bè.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2020
Học viên
Trần Bảo Ngọc


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 3
1.1. Sơ lược về loài Rùa sa nhân Cuora mouhotii (Gray, 1862) ................... 3
1.1.1. Đặc điểm nhận biết Rùa sa nhân Cuora mouhotii (Gray, 1862) ..... 3
1.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái ............................................................ 5
1.1.3. Phân bố ............................................................................................. 5
1.1.4. Tình trạng ......................................................................................... 6
1.2. Tình hình nhân ni động vật hoang dã ................................................. 6
1.3. Tình hình nhân ni Rùa......................................................................... 7
1.4. Các văn bản quy định nhân nuôi động vật hoang dã .............................. 8
1.5. Hoạt động nhân nuôi Rùa tại Trung tâm bảo tồn Rùa Cúc Phương ....... 8
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI ..................... 11
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................. 11
2.1.1. Đặc điểm khu hệ động, thực vật. .................................................... 16
2.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội ................................................................... 17

2.2.1. Dân tộc, dân số và lao động ........................................................... 17
2.2.2. Đặc điểm sản xuất kinh tế............................................................... 18
2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn tại vườn
quốc gia ........................................................................................................ 20
2.3.1. Những thuận lợi .............................................................................. 20
2.3.2. Những khó khăn .............................................................................. 20


iv
Chương 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 22
3.1. Mục tiêu ................................................................................................ 22
3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 22
3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 22
3.4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 22
3.5. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 22
3.6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23
3.6.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ......................................................... 23
3.6.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm....................................................... 24
3.6.3. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 25
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 29
4.1. Phân loại và kiểm dịch rùa sau khi cứu hộ ........................................... 29
4.2. Kỹ thuật nhân nuôi Rùa sa nhân ........................................................... 29
4.2.1. Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi của Rùa sa nhân .......................... 29
4.2.2. Thức ăn của Rùa sa nhân ............................................................... 40
4.2.3. Nghiên cứu khả năng sinh sản của loài Rùa sa nhân .................... 51
4.2.4. Các bệnh thường gặp ở Rùa sa nhân và cách chữa trị .................. 55
4.3. Đề xuất hướng dẫn kỹ thuật nhân ni lồi Rùa sa nhân ..................... 59
4.3.1. Chuồng nuôi Rùa sa nhân .............................................................. 59
4.3.2. Thành phần thức ăn và khẩu phần ăn của Rùa sa nhân ................ 59

4.3.3. Kỹ thuật ấp trứng ............................................................................ 60
4.3.4. Kỹ thuật chữa trị một số loại bệnh thường gặp.............................. 60
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ....................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
PHỤ LỤC ...........................................................................................................


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Nguyên nghĩa

Từ viết tắt

1

CR

Rất nguy cấp

2

CITES

3

EN


Nguy cấp

4

FFI

Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế

5

IUCN

Sách đỏ thế giới

6

KBT

Khu bảo tồn

7



Nghị định

8

TCC


Trung tâm bảo tồnRùa Cúc Phương

9

VQG

Vườn Quốc Gia

10

WWF

Quỹ bảo vệ thiên nhiên tồn cầu

Cơng ước về bn bán quốc tế các lồi động vật,
thực vật nguy cấp


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm phân biệt giữa Rùa sa nhân và Rùa đất Spenglơ .............. 5
Bảng 2.1. Những chỉ tiêu bình qn năm tại trạm đo khí tượng Cúc Phương 15
Bảng 4.1. Kích thước chuồng ni đo được ................................................... 34
Bảng 4.2. Ưu nhược điểm của hai kiểu chuồng chính .................................... 35
Bảng 4.3. Thành phần và cách chế biến thức ăn của Rùa sa nhân.................. 42
Bảng 4.4. Lịch cho ăn của Rùa sa nhân tại TCC ............................................ 43
Bảng 4.5. Thành phần thức ăn tổng hợp ......................................................... 44
Bảng 4.6. Thành phần thức ăn hoa quả ........................................................... 45
Bảng 4.7. Tỉ lệ khối lượng Rùa sa nhân và lượng thức ăn .............................. 46

tiêu thụ mùa nóng ............................................................................................ 46
Bảng 4.8. Tỉ lệ khối lượng Rùa sa nhân và lượng thức ăn tiêu thụ ................ 48
mùa lạnh .......................................................................................................... 48
Bảng 4.9. Thông tin các cá thể Rùa sa nhân sinh sản tại TCC ....................... 53
Bảng 4.10. Theo dõi qua trình ấp trứng của Rùa sa nhân ............................... 54
Bảng 4.11. Các bệnh thường gặp ở Rùa sa nhân và cách chữa trị .................. 56


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Rùa sa nhân tại TCC ......................................................................... 4
Hình 4.1. Một chuồng ni với hệ thống mái che và lưới bao quanh ............ 31
tại TCC ............................................................................................................ 31
Hình 4.2. Chuồng ni Rùa sa nhân ngồi trời ............................................... 33
Hình 4.3. Thùng nuôi Rùa sa nhân non trong nhà với rêu khơ ....................... 33
Hình 4.4.Thùng ni Rùa sa nhân trong nhà với cỏ tươi ................................ 34
Hình 4.5. Hang đá cho Rùa trú ẩn ................................................................... 37
Hình 4.6. Tổ cỏ cho Rùa trú ẩn ....................................................................... 37
Hình 4.7. Thiết kế chậu nước trong chuồng ni ........................................... 38
Hình 4.8. Suối nhân tạo trong chuồng ni .................................................... 38
Hình 4.9.1. Một số hình ảnh về hệ thống phun nước trong chuồng ni ....... 39
Hình 4.9.2. Một số hình ảnh về hệ thống phun nước trong chuồng ni ....... 39
Hình 4.10.Thức ăn tổng hợp sau khi được xay nhuyễn .................................. 45
Hình 4.11. Lồng ấp trứng tại TCC .................................................................. 52


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những nước có mức độ đa dạng sinh học cao về

thành phần các loài động vật. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc
biệt là nạn săn bắn, buôn bán và khai thác q mức, tình trạng phá huỷ mơi
trường sống, ơ nhiễm môi trường, đặc biệt là do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm
từ động vật hoang dã của xã hội ngày càng tăng dẫn tới số lượng nhiều loài
quý, hiếm bị giảm sút rất nhanh chóng. Số lượng quần thể của chúng trong tự
nhiên bị tác động một cách ghê gớm và bị phân mảng dẫn tới một số loài đang
bị đe dọa nghiêm trọng, một số loài đang bị đẩy tới bờ của sự tuyệt chủng.
Rùa là một trong những thành phần của hệ sinh thái, ngoài ý nghĩa
khoa học, Rùa còn mang ý nghĩa tâm linh, văn hoá của nhiều dân tộc trên thế
giới. Hơn nữa, từ lâu các loài Rùa là nguồn dược liệu quý của y học phương
Đông và trong các nhà hàng Rùa được coi là đặc sản cho nhiều người thích
của ngon vật lạ. Chính vì vậy các lồi Rùa nằm trong tình trạng chung thường
xuyên bị săn bắt trái phép.
Các loài Rùa nước ngọt và Rùa cạn là những lồi có tuổi thọ cao, di
chuyển chậm chạp nên rất dễ bị kẻ thù tấn công. Hơn nữa, với đặc điểm sinh
học của đa số các loài Rùa cạn và Rùa nước ngọt là đẻ rất ít trứng, tỉ lệ trứng
nở thành Rùa non là rất thấp và con non rất yếu. Do đó, ở giai đoạn trứng và
con non chúng gặp rất nhiều kẻ thù trong tự nhiên nên tỉ lệ Rùa trưởng thành
là rất thấp. Các loài Rùa cạn và Rùa nước ngọt sinh trưởng, phát triển rất
chậm tuổi thành thục sinh sản rất dài từ 8 - 15 tuổi nên chu trình thay thế của
các cá thể Rùa trưởng thành trong tự nhiên là rất dài. Những đặc điểm trên lý
giải việc các quần thể Rùa trong tự nhiên rất ổn định về mặt số lượng do chỉ
có 1 - 2 cá thể Rùa non sẽ tồn tại để thay thế các cá thể bố mẹ với chiến lược
sinh sản của mình và sử dụng bộ mai cứng để bảo vệ cơ thể trước các kẻ thù
ăn thịt. Tuy nhiên, chiến lược ấy đã và đang bị phá vỡ một cách nghiêm trọng


2
do chúng gặp phải “siêu kẻ thù” mới là con người. Con người đã và đang khai
thác kiệt quệ các loài Rùa trong tự nhiên.

Nhận thức rõ giá trị của các lồi động vật hoang dã cũng như tình trạng
bảo tồn của chúng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày
22/01/2019 về việc “Quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
và thực thi công ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp” trong đó lồi Rùa sa nhân Cuora mouhotii (Gray, 1862) là quý hiếm
đã được liệt kê ở danh lục IIB của Nghị định này. Ngoài ra Rùa sa nhân còn
được liệt kê trong Danh lục Đỏ IUCN (2020) và Sách đỏ Việt Nam (2007).
Hiện nay, Rùa sa nhân là một trong những loài bị săn bắt trái phép và đang có
dấu hiệu suy giảm số lượng ngồi tự nhiên một cách nhanh chóng. Hầu hết
trong các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép động vật rừng đều xuất hiện loài
Rùa này.Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta có rất ít tài liệu, cơng trình nghiên
cứu về kỹ thuật nhân ni để góp phần bảo tồn lồi Rùa sa nhân nói riêng
cũng như các lồi Rùa cạn và Rùa nước ngọt của Việt Nam nói chung.
Trung tâm bảo tồn Rùa Cúc Phương hiện là một trong những Trung
tâm đi đầu cả nước về cứu hộ, nhân ni phục hồi và tái thả các lồi Rùa cạn
và Rùa nước ngọt tại Việt Nam với hơn 1.100 cá thể Rùa của 22 loài trên tổng
số 25 loài Rùa cạn và Rùa nước ngọt của Việt Nam.Trong đó có trên 400 cá
thể là Rùa non của gần 20 lồi đã được nhân ni thành cơng tại Trung tâm.
Hàng năm, Trung tâm cũng tiến hành tái thả nhiều cá thể Rùa về lại với tự
nhiên, góp phần khơi phục quần thể loài đang dần biến mất.
Xuất phát từ các lí do nêu trên, tơi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu kỹ thuật nhân ni lồi Rùa sa nhân Cuora mouhotii (Gray, 1862) tại
Trung tâm bảo tồn Rùa Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình”. Đề
tài hy vọng sẽ cung cấp một số tư liệu quý về loài Rùa trên, giúp cho cơng tác
bảo tồn lồi nói riêng và sự đa dạng sinh học nói chung tại Vườn Quốc gia
Cúc Phương.


3
Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lược về loài Rùa sa nhân Cuora mouhotii (Gray, 1862)
Trên thế giới, người ta phân loại Rùa theo môi trường sống gồm: rùa
cạn, rùa nước ngọt và rùa biển. Hiện nay trên thế giới phát hiện có 7 lồi rùa
biển, và khoảng 300 lồi rùa cạn và rùa nước ngọt. Trong đó có 25 lồi rùa
cạn và rùa nước ngọt và 5 loài rùa biển. (Nguồn: Stuart et al, 2001)
- Tên Việt Nam: Rùa sa nhân.
- Tên khoa học: Cuora mouhotii (Gray,1862).
- Tên tiếng anh: Keeled box turtle.
- Tên đồng nghĩa:
- Họ rùa đầm: Emydidae.
- Bộ rùa: Testudinata.
- Lớp bò sát: Reptilia.
1.1.1. Đặc điểm nhận biết Rùa sa nhân Cuora mouhotii (Gray, 1862)
Rùa sa nhân có một số đặc điểm nhận dạng dễ dàng quan sát như:
-

Mai của nó dài khoảng 18cm;

-

Phần lưng có 3 gờ nổi sẵn: Một gờ ở giữa lưng, 2 gờ còn lại chạy từ

vảy 1 - 4 trên mai;
-

Chúng có màu vàng hoặc nâu sáng trên mai, xám, hoặc có những

trường hợp màu đen;
-


Phía sau mai có riềm răng cưa;

-

Yếm hẹp hơn độ mở của mai;

-

Đường nối tấm cánh tay xấp xỉ bằng đường nối tấm họng.

-

Đường nối tấm bụng là dài nhất;

-

Cơn đực đuôi dài và dầy hơn con cái, đuôi màu nâu sẫm, gốc đuôi có

những hạt nhỏ;


4

-

Đầu trung bình, có màu nâu vàng;

-


Mõm ngắn hơn mắt;

-

Da đầu phân chia thành các tấm lớn;

-

Chi trước sau có 4 ngón, chi trước có 5 ngón, chân màu nâu đen;

-

Mắt thường có màu đỏ khi trưởng thành.

Hình 1.1. Rùa sa nhân tại TCC
(Nguồn : Chương trình bảo tồn Rùa Châu Á (ATP)
Rùa sa nhân Cuora mouhotii (Gray, 1862) còn non dễ bị nhầm với loài
rùa đất Spenglơ Geoemyda spengleri (Smith, 1920) non hoặc trưởng thành vì
chúng có màu sắc giống nhau, có các gờ trên mai và có các tấm phía cuối mai
hình răng cưa. Tuy nhiên, cả hai lồi có thể dễ dàng phân biệt với nhau dựa
vào hình dạng của mai: Mai của Rùa sa nhân trịn và gồ cao hơn trong khi rùa
đất Spenglơ lại dài và có hình ơ van.


5
Bảng 1.1. Đặc điểm phân biệt giữa Rùa sa nhân và Rùa đất Spenglơ
Loài
Bộ phận
Mai
Đầu


Yếm

Con non

Rùa sa nhân
Cuora mouhotii (Gray, 1862)

Rùa đất Spenglơ
Geoemyda
spengleri (Smith, 1920)

Mai gồ cao hơn, có 3 gờ trên Mai thn hơn và cũng có
mai, đỉnh mai phẳng

ba gờ

Đầu lớn hơn lồi rùa đất Mắt to, trịn và lồi. Đầu
Spenglơ và mắt màu đỏ
Đặc điểm nổi bật: Yếm có
tấm bản lề
Mai ngắn, gồ cao hơn và trịn
hơn

khả nhỏ và thon thả
Yếm khơng có tấm bản lề.
Yếm màu đen có các viền
xung quanh màu vàng
Mai thn dài và nhẵn hơn


1.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái
Môi trường sống thích hợp của chúng thường là rừng thường xanh
đặc biệt là khu vực núi đá vôi. Chúng thường ẩn nấp, sinh sản trong hang đá,
hốc cây khô và dưới những lớp lá cây mục trên đất. Thức ăn trong tự nhiên
chủ yếu là các loại cây cỏ, hoa quả rừng rụng hoặc là các loài động vật nhỏ
như Ốc sên, Giun đất… Rùa sa nhân đẻ trứng từ tháng 4 - 7 hàng năm, mỗi
lứa đẻ từ 2 - 4 trứng, kích thước trứng khoảng 2,5 - 3 cm.
1.1.3. Phân bố
Rùa sa nhân chủ yếu sinh sống ở các nước Châu Á như Trung Quốc,
Bắc Ấn, Mi - an - ma, Lào và Việt Nam. Tại Việt Nam, Rùa sa nhân phân
bố tại Khu vực miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên từ Khánh Hòa trở ra
như Lào Cai (Bảo Hà), Bắc Thái (Thái Nguyên), Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hà
Tây (Ba Vì) Hồ Bình, Hà Bắc, Ninh Bình, Thanh Hố (Quan Hố), Nghệ
An (Tân Kỳ). (Nguồn: Chương trình bảo tồn Rùa Châu Á – ATP)


6

1.1.4. Tình trạng
Do tình trạng săn bắt, bn bán trái phép để làm thức ăn, thú cưng,...
đã khiến cho số lượng loài Rùa sa nhân ngoài tự nhiên giảm sút nhanh chóng.
Hiện lồi được Chính phủ Việt Nam bảo vệ và xếp vào nhóm IIB Danh lục
các lồi động vật nguy cấp, quý, hiếm trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP
ngày 22/01/2019 về việc “Quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp”.
1.2. Tình hình nhân ni động vật hoang dã
Nhân nuôi động vật hoang dã đang được xem là một trong những hình
thức bảo tồn các lồi động vật hoang dã quý hiếm. Nhân nuôi động vật hoang
dã bao gồm nhân nuôi bảo tồn và nhân nuôi thương mại, sẽ giúp bảo tồn nguồn

gen các loài động vật hoang dã quý hiếm cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
sản phẩm động vật hoang dã trên thị trường, phần nào giảm thiểu nạn săn bắt,
buôn bán động vật hoang dã trái phép ngồi tự nhiên. Hiện nay, nhân ni
động vật hoang dã đang ngày một phát triển mạnh mẽ nhưng chủ yếu phục vụ
vào mục đích thương mại do nhu cầu tiêu thụ và lợi nhuận là rất cao.
Tại Việt Nam, các trang trại gây nuôi động vật hoang dã (doanh nghiệp,
tập thể, cá nhân) đang phát triển mạnh mẽ với khoảng 4.000 cơ sở đã đăng ký
với cơ quan chức năng ở cả 63 tỉnh, thành phố và có khoảng 1 triệu cá thể
thuộc 100 lồi đang được ni, trong đó có các lồi như Hươu, Nai, Lợn
rừng, Nhím, Trăn, cá Sấu, Khỉ đuôi dài và rắn các loại... Những người đang
hoạt động trong mơ hình này cho rằng, gây nuôi động vật hoang dã không chỉ
đáp ứng một phần nhu cầu thực tế trong nước và xuất khẩu mà cịn góp phần
đảm bảo cho cơng tác bảo tồn nguồn gen, là cơng cụ hữu hiệu giúp xóa đói
giảm nghèo, đồng thời giảm bớt áp lực săn bắt trong tự nhiên.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, gây nuôi động vật hoang dã
không làm giảm sức ép lên động vật hoang dã trong tự nhiên, mà một số


7
trường hợp động vật bị săn bắt trái phép từ tự nhiên được hợp pháp hóa trong
các trang trại gây nuôi - nơi luôn tiềm ẩn nguy cơ vật nuôi sổng chuồng và có
thể truyền bệnh cho các cá thể loài trong tự nhiên. Hiệp hội Bảo tồn động vật
hoang dã đã phối hợp với Cục Kiểm Lâm Việt Nam tiến hành cuộc khảo sát
trên 78 trang trại gây nuôi tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, có 22 lồi hiện
đang được gây ni tại các trang trại, trong đó có 12 lồi bị đe dọa cấp quốc
gia, 6 lồi bị đe dọa trên toàn cầu, 4 loài được bảo vệ ở cấp quốc gia và 5 lồi
có tên trong Phụ lục 1 của Cơng ước CITES. Thay vì hoạt động với mục đích
bảo tồn, các trang trại gây ni động vật hoang dã vì mục đích thương mại
trên thực tế lại trở thành mối đe dọa đối với các loài động vật hoang dã trong
tự nhiên. Qua khảo sát, có tới 42% số trang trại thường xuyên nhập động vật

hoang dã từ tự nhiên làm con giống; 50% chủ trang trại thừa nhận con giống
ban đầu của họ có nguồn gốc từ tự nhiên, hoặc bao gồm cả nguồn giống từ tự
nhiên và từ động vật gây ni có sinh sản.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi về vấn đề này, nhưng nhìn chung việc gây
ni động vật hoang dã đã đạt được một số kết quả có ý nghĩa như giúp phát
triển kinh tế hộ gia đình ở các vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng xa; có tác dụng
tốt trong việc giáo dục mơi trường và giải trí; đặc biệt là bảo tồn được nguồn
gen. Ví dụ như Hươu sao, Cá sấu Việt Nam gần như đã tuyệt chủng nhưng
nhờ gây nuôi sinh sản đã bảo tồn được nguồn gen. Song bất cập ở chỗ các cơ
sở gây nuôi chưa có những đóng góp thực tế vào việc bảo tồn các nguồn gen
trong tự nhiên. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý nhà nước cũng chưa chặt chẽ
nên vẫn có nhiều quan ngại về tính minh bạch của các trại gây nuôi và hiệu
quả của việc giảm áp lực lên tự nhiên. (Nguồn: Tạp chí mơi trường số
12/2014)
1.3. Tình hình nhân ni Rùa
Rùa là một lồi khó để nhân nuôi trong môi trường nuôi nhốt do các yếu
tố về mơi trường, kỹ năng chăm sóc ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sinh sản,


8
cũng như tỉ lệ trứng nở và con non sống sót sau này. Chính vì lí do đó, rất ít nơi
có thể nhân ni Rùa thành cơng. Hiện nay, tại nước ta mới chỉ ghi nhận
Chương trình bảo tồn Rùa Cúc Phương là nơi thực hiện thành công nhất công
tác nhân ni các lồi rùa cạn và rùa nước ngọt với hàng trăm cá thể con non
của gần 20 loài đã được ấp nở thành cơng. Trong đó phải kể tới lồi Rùa vơ
cùng q hiếm tưởng chừng đã tuyệt chủng ở thế kỷ trước như Rùa Trung bộ.
Đây cũng là nơi tập huấn cho nhiều Khu bảo tồn và Vườn quốc gia về kỹ
thuật nhân ni các lồi rùa cạn và rùa nước ngọt vì mục đích bảo tồn, gìn giữ
nguồn gen.
1.4. Các văn bản quy định nhân ni động vật hoang dã

- Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ vềQuản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, và thực thi công ước về
buôn bán các loài động vật, thực vật hoa dã nguy cấp.
- Quyết định số 1176/QĐ-TTg ngày 12/09/2019 về Phê duyệt Chương
trình bảo tồn các loài Rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tâm nhìn
đến năm 2030.
- Luật chăn ni 2020.
1.5. Hoạt động nhân nuôi Rùa tại Trung tâm bảo tồn Rùa Cúc Phương
Trung tâm bảo tồn Rùa (TCC) thuộc VQG Cúc Phương, các Hà Nội
120km về phía Tây Nam, được thành lập bởi Tổ chức Bảo tồn động, thực vật
hoang dã quốc tế (FFI) năm 1998. Trung tâm là nơi cứu hộ các loài rùa cạn và
rùa nước ngọt bị buôn bán trái phép với quy mô lớn trong thập niên 80 và 90
của thế kỷ XX. Trung tâm đã được xây dựng như một dự án bảo tồn và được
chuyển giao cho VQG Cúc Phương vào cuối năm 2001. Hiện tại, TCC là Trung
tâm bảo tồn quan trọng trong khu vực, nổi bật với các nỗ lực bảo tồn các loài
rùa cạn và rùa nước ngọt cũng như các hoạt động truyền thông nâng cao ý thức
cộng đồng về các mối hiểm họa đối với sự tồn tại của lồi rùa Việt Nam.
Trung tâm có diện tích 7.000 m2 bao gồm các khu chuồng nuôi, bể nước, các


9

khu chuồng nuôi riêng biệt phục vụ công tác nhân nuôi bảo tồn gần 2.000 cá
thể rùa thuộc 22 trong tổng số 25 loài rùa bản địa của Việt Nam. Hầu hết các
cá thể đang được chăm sóc tại TCC được các cơ quan chức năng chuyển giao
từ các vụ buôn bán động vật hoang dã trái phép hoặc được ấp nở thành công
tại Trung tâm.
Từ năm 2005, TCC và Chương trình bảo tồn Rùa châu Á (ATP) thuộc
Vườn thú Cleveland Metropark đã phối hợp tổ chức các khóa tập huấn thường
niên về kỹ năng nghiên cứu thực địa về các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt

Nam cho các sinh viên và Kiểm lâm của Việt Nam.
Năm 2010, một phần của Trung tâm được mở cửa cho khách tham quan
và hàng năm đã đón tiếp khoảng 80.000 khách du lịch. Hoạt động này là một
trong sáng kiến tăng cường cơ hội tiềm năng nâng cao nhận thức của cộng
đồng. Năm 2011, khóa tập huấn kéo dài 01 tuần thu hút sự quan tâm lớn với
82 đơn đăng ký của sinh viên 28 trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước.
Khóa học cung cấp cho học viên các kiến thức liên quan đến các mối hiểm
họa mà các loài Rùa đang gặp phải, đặc điểm sinh thái và phương pháp định
loại các loài rùa bản địa của Việt Nam. Trung tâm cũng có các chương trình
hợp tác ngắn hạn và các hoạt động tình nguyện nhằm cung cấp cho sinh viên,
nhân viên chăm sóc đến từ các trường đại học và các Vườn thú trên khắp thế
giới cơ hội để tăng cường kinh nghiệp và trao đổi tại TCC.
Do có rất nhiều lồi rùa khác nhau được chuyển giao cho Trung tâm,
việc xác định loài ưu tiên để nhân giống phục vụ cho công tác bảo tồn là vơ
cùng cần thiết. Nguồn lực cịn hạn chế là trở ngại lớn cho các chương trình
nhân giống rùa. Do đó, TCC ưu tiên bảo vệ các loài Rùa bản địa tại Cúc
Phương như Rùa sa nhân. Tuy nhiên, TCC nuôi các cá thể cùng một lồi
trong cùng một chuồng ni rộng và cho ấp nở số trứng được tìm thấy trong
các chuồng nuôi này.
Năm 2015, TCC đã chế tạo và sử dụng máy ấp trứng đặc biệt với sự
giúp đỡ của Chương trình bảo tồn Rùa châu Á (ATP), máy ấp trứng này


10
được cải tiến từ tủ lạnh chứa đồ uống. Chiếc máy với ba lồng ấp trứng có thể
điều chỉnh nhiệt độ ấp phù hợp, cho phép ấp trứng với các nhiệt độ khác
nhau (từ 26 - 320C) ngay cả trong mùa hè. Trước đây, TCC gặp nhiều khó
khăn trong việc duy trì nhiệt độ ấp trong mùa hè nóng bức, khu mơi trường
xung quanh có thể lên đến 42 0C, quá cao cho một số loài nhạy cảm như rùa
Hộp trán vàng miền Trung hay Rùa sa nhân. Với máy ấp mới này, trứng của

các loài rùa sẽ được duy trì trong điều kiện nhiệt độ mát hơn. Đặc biệt, hệ
thống điện năng lượng mặt trời được lắp tại TCC sẽ cung cấp điện cho máy
ấp trứng hoạt động vào những ngày bị cát điện kép dài. (Tạp chí mơi trường
số 06/2017)


11
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
VQG Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm cách thủ đô Hà
Nội khoảng 90 km về hướng Đông Bắc và cách biển Đơng 60 km về phía Đơng
Nam theo đường chim bay. Phía Đơng giáp xã Văn Phú, phía Nam giáp xã Kỳ
Phú, phía Đơng Bắc giáp xã Yên Quang, Văn Phương và phần còn lại giáp các
địa phương: n Thủy - Lạc Sơn (Hịa Bình), Thạch Thành (Thanh Hóa).
Toạ độ địa lý: Từ 20014' - 200 24' vĩ độ Bắc và từ 105029' đến 105044
kinh độ Đông.
Quy mơ diện tích: 22.200 ha, (bao gồm 11.350 ha thuộc Ninh Bình;
5.850 ha thuộc Thanh Hố; 5.000 ha thuộc Hồ Bình)
Địa hình: VQG Cúc Phương nằm ở phần cuối của hai dãy núi đá vôi từ
Tây Bắc chạy về. Xen kẽ giữa các dãy núi đá vôi là núi đất và thung lũng 3/4
diện tích Cúc Phương là núi đá vơi, có độ cao tuyệt đối trung bình 300-400 m.
Núi cao nhất của Cúc Phương là đỉnh Mây Bạc có độ cao 656 m nằm ở phía
Tây Bắc và thấp dần về hai phía Tây Nam và Đơng Nam. Cúc Phương nằm
vào dạng địa hình Caxto trọc Gia Khánh, Cúc Phương nằm trọn vẹn trong
cảnh địa lý đối Caxto xâm thực.
Phạm vi ranh giới
VQG Cúc Phương nằm trong khối núi đá vôi, ranh giới bao gồm đường
ven chân dãy núi đá vôi.

- Chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam giáp với các xã là: Tân
Mỹ, Ân Nghĩa, Yên Nghiệp thuộc huyện Lạc Sơn và các xã Lạc Thịnh, thị
trấn Hàng Trạm, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương thuộc huyện n
Thủy, tỉnh Hịa Bình.


12
- Phía Đơng Nam và Nam giáp xã n Quang, Văn Phương, Cúc Phương
và Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
- Phía Tây Nam và Tây Bắc giáp các xã Thạch Lâm, Thành Mỹ, Thành
Yên huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Diện tích VQG nằm trong phần đất của 13 xã, trong đó:
- 8 xã của 2 huyện Lạc Sơn và n Thủy, tỉnh Hịa Bình;
- 2 xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình;
- 3 xã của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Đặc điểm địa hình - địa chất
Dãy núi đá vôi Cúc Phương là phần cuối của khối núi đá vôi chạy từ
Sơn La về theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Xen kẽ giữa hai hệ thống núi đá
chạy gần song song là các đồi đất thấp phát triển trên đá sét với những thung
lũng cùng hướng với núi. Độ cao trung bình của các thung lũng khoảng 200 350 m và thường ngăn cách bởi các quèn thấp như quèn Đang, quèn Voi,
quèn Xeo...
Khối núi đá vôi Cúc Phương tách biệt với các vùng xung quanh về phía
Tây và Tây Nam bởi cánh đồng ven sơng Bưởi, về phía Đơng Nam bởi cánh
đồng chiêm trũng huyện Nho Quan, Ninh Bình.
Địa hình Cúc Phương chủ yếu là núi đá vơi có độ chênh cao trung bình
so với mặt biển 400 - 450 m, cao nhất là đỉnh Mây Bạc (656 m) nằm ở phía
Tây Bắc và thấp dần về hai phía Tây Nam và Đơng Nam. Cúc Phương có sơng
Bưởi cắt qua Vườn phía Tây Bắc, cịn lại có nhiều suối cạn xuất hiện theo mùa
mưa dạng núi đá vơi tương đối điển hình, ngồi ra cịn có các hang động, mắt
hút nước, dịng chảy ngầm. Cúc Phương có 3 dạng địa hình chính liên quan tới

hai loại sản phẩm cấu tạo đất chủ yếu với các loại đá mẹ khác nhau:
- Địa hình núi cao dốc đứng: Sản phẩm đá vơi;
- Địa hình bãi bằng thung lũng hẹp: Sản phẩm bồi tụ;
- Địa hình núi thấp và ít dốc: Sản phẩm đá sét.


13
Đặc điểm khí hậu
Những năm gần đây do những biến đổi khí hậu tồn cầu, khí hậu Cúc
Phương cũng có những biến đổi. Số liệu thu thập tại trạm khí tượng Cúc
Phương trong thời gian từ năm 1992 - 2002 cho chúng ta những đánh giá về
khí hậu ở đây như sau:
Chế độ nhiệt:
Trong khu vực Cúc Phương nhiệt độ bình qn năm 22,50C, năm có
nhiệt độ bình qn lớn nhất 23,70C (1998). Nhiệt độ bình quân tối cao năm
32,20C, nhiệt độ tối thấp năm 15,80C. Biến thiên nhiệt độ trung bình năm từ
13 - 150C.
Trong 10 năm gần đây nhiệt độ trung bình thấp nhất tháng được ghi
nhận là 5,3 0C (tháng 1/1993) và nhiệt độ cao nhất trung bình là 38,4 0C
(tháng 6/1997).
Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình đo được trong 10 năm trở lại đây 1680,8
mm/năm. Năm mưa ít nhất có lượng mưa đạt 1126,1 mm/năm (1998), năm
cao nhất 2194,1 mm/năm (1996). Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa nóng
từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm 89,1% lượng mưa cả năm, nhiệt độ trung
bình trong mùa nóng 26,40C. Mùa khơ lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
nhiệt độ bình quân trong mùa khô lạnh 18,6oC và lượng mưa chiếm 10,9%
lượng mưa cả năm. Mưa ít cộng với nhiệt độ thấp làm cho khí hậu Cúc
Phương tương đối khắc nghiệt về mùa đơng.
Độ ẩm khơng khí:

Nhìn chung độ ẩm khơng khí ở Cúc Phương là cao, độ ẩm tương đối trung
bình năm 84,8%. Độ ẩm tương đối cao nhất thường vào những tháng đầu năm
(tháng 1 - 4) và khô nhất thường rơi vào tháng cuối năm (tháng 10 - 12).


14
Chế độ gió:
Cúc Phương chịu ảnh hưởng chủ yếu của hai loại gió mùa. Mùa mưa
nóng có gió mùa Đơng Nam, tốc độ gió trung bình 4 - 12 m/s. Mùa khơ lạnh
có gió mùa Đơng Bắc thổi, tốc độ gió từ 4 - 20 m/s, thường mang theo khơng
khí khơ lạnh và cuối mùa có mưa phùn. Ngồi ra Cúc Phương cũng bị ảnh
hưởng bởi những đợt áp thấp nhiệt đới và bão gây gió lớn mưa nhiều, cây cối
trong rừng bị đổ nhiều.
Cùng với đặc điểm khí hậu chung, Cúc Phương cịn có những hiện
tượng đặc biệt như sương muối, sương giá thường vào tháng 1 làm chết cây
con trong vườn ươm, hiện tượng gió nóng, gió núi thung lũng làm thời tiết trở
nên khơ nóng.
Đặc điểm thủy văn
Do địa hình núi đá vơi nên ở Cúc Phương ít có dịng chảy trên bề mặt.
Trừ sơng Bưởi và sơng Ngang ở phía Tây Bắc, cịn lại các khe nước cạn có
nước theo mùa.
Sau khi mưa, các khe khơ dẫn nước vào các mắt hút rồi chảy ngầm
dưới lòng đất, sau đó phun trào ra ở một số vó nước, điển hình là suối nước
bản Nga. Ở những nơi nước rút không kịp gây ứ đọng và ngập úng tạm thời.


15

Bảng 2.1. Những chỉ tiêu bình quân năm tại trạm đo khí tượng Cúc Phương
Năm

Chỉ tiêu
Nhiệt độ bình qn năm
(0C)
Nhiệt độ bình quân tối
cao (0C)
Nhiệt độ bình quân tối
thấp (0C)
Độ ẩm bình quân năm
(%)
Độ ẩm tối thấp (%)
Độ ẩm tối cao (%)
Tổng lượng mưa năm
(mm/Năm)

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999


2000

2001

2002

Trung
bình

22,1

22,6

22,5

22,4

22,3

22,7

23,7

21,9

22,9

22,6

22,8


22,5

31,7

32,1

31,9

31,4

32,3

31,4

34,2

31,9

31,7

33,2

32,3

32,2

15,5

15,3


15,8

15,6

15,2

15,9

16,7

15,9

16,0

16,1

16,0

15,8

85,2

83,8

84,5

84,6

83,1


84,8

82,7

85,7

86,1

85,9

86,8

84,8

43,7
98,8

40,5
98,8

47,1
98,3

48,7
99,1

47,0
98,2


55,8
98,3

42,2
99,2

45,7
99,5

47,2
99,6

46,5
99,6

48,1
99,4

46,6
98,9

1426,1

1659

1821

1453

2194,1


1818,3

1126,1

1823,2

1615,8

1818

1734,8 1680,8

(Nguồn: Trạm khí tượng mơi trường nền vùng Cúc Phương)


16
Địa chất thổ nhưỡng
Nền địa chất Cúc Phương được hình thành bởi chuyển động tạo sơn kỷ
Mêri đầu nguyên đại trung sinh kỷ Triat trung, bậc Cadoni tầng Đồng Giao.
Cúc Phương là một phần đất cổ có lịch sử cấu tạo địa chất và hình thành địa
hình tương đối lâu đời, phần đất cổ ấy được gắn chặt với khu Tây Bắc Việt
Nam và có dạng địa mạo đặc biệt núi đá vôi nửa che phủ.
2.1.1. Đặc điểm khu hệ động, thực vật.
Khu hệ thực vật
VQG Cúc Phương có 20,473 ha rừng trong tổng diện tích 22,200 ha
(chiếm 92,2%). Thảm thực vật ở đây là rừng mưa nhiệt đới thường xanh, Cúc
Phương là nơi rất đa dạng về cấu trúc tổ thành lồi trong hệ thực vật. Với diện
tích chỉ có 0,07% so với cả nước, nhưng lại có số họ thực vật hiếm tới 57,93%;
số chi 36,09% và số loài chiếm 17,27% trong số họ, chi loài của cả nước.

- Cúc Phương là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật di cư cùng sống
với nhiều loài bản địa. Đại diện cho thành phần loài bản địa là các loài trong
họ Long não (Lauraceae), Ngọc Lan (Magnoliaceae) và họ Xoan (Meliaceae).
Đại diện cho luồng thực vật có nguồn gốc từ phương Bắc và các loài trong họ
Dẻ (Fagaceae). Đại diện cho loài di cư từ phương Nam ấm áp là các lồi trong
họ Dầu (Dipterocarpaceae).
- Cúc Phương cịn có diện tích rừng nguyên sinh đáng kể, chủ yếu tập
trung trên vùng đá vôi và ở các thung lũng trung tâm Vườn. Chính do vị trí
đặc biệt nên đã dẫn đến kết cấu tổ thành loài của rừng Cúc Phương rất phong
phú. Kết quả những năm gần đây (2011) đã thống kê được 2.103 loài thuộc
917 chi, 231 họ của 7 ngành thực vật bậc cao. Trong đó có rất nhiều lồi có
giá trị: 430 lồi cây thuốc, 229 lồi cây ăn được, 240 lồi cây có thể sử dụng
làm thuốc chữa bệnh, 137 loài cho tannin,… 118 loài được ghi trong sách đỏ
Việt Nam và IUCN.


17
Khu hệ động vật:
Do nằm trong đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, địa hình lại bị
chia cắt mãnh liệt nên VQG Cúc Phương có nhiều vùng tiểu khí hậu, vi khí hậu
khác nhau. Đặc trưng nổi bật nhất của VQG Cúc Phương là hệ sinh thái rừng
nguyên sinh trên núi đá vôi với một quần hệ thực vật vô cùng đa dạng, phong
phú và độc đáo, từ đây cũng là tiền đề cho sự hình thành nên một quần hệ động
vật nói chung và khu hệ cơn trùng nói riêng hết sức phong phú, đa dạng.
- Về động vật có xương sống:
Đến thời điểm hiện nay, động vật có xương sống trên cạn và dưới nước
có 660 lồi. Trong đó lớp Thú có 136 lồi, lớp Chim có 336 lồi, lớp Bị sát
76 lồi, lớp Lưỡng cư 46 loài và lớp Cá 66 loài. Như vậy số lồi động vật có
xương sống ở Cúc Phương chiếm 32,9% so với cả nước Việt Nam, có tính
đặc trưng cho vùng núi đá vôi thấp khu vực miền Bắc Việt Nam.

- Về động vật không xương sống:
Trong những năm 1966 -1967 Trạm nghiên cứu sinh vật Cúc Phương
và 1971 - 1973 bởi Phân viện nghiên cứu Cúc Phương đã thu thập được 4.217
mẫu vật côn trùng, bao gồm 577 dạng thuộc 10 bộ khác nhau: Lepidoptera,
Coleoptera, Hymenoptera, Diptera, Heteroptera, Homoptera, Orthoptera,
Phasmoptera, Mantodea và Blattodea (Nguyễn Hoàng Hiền, 1973). Từ năm
2004 đến nay, VQG Cúc Phương tiếp tục tiến hành điều tra cơ bản về một số
nhóm của các lồi côn trùng.
2.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội
2.2.1. Dân tộc, dân số và lao động
Dân tộc
VQG Cúc Phương nằm trong diện tích của 13 xã gồm hai dân tộc sinh
sống chủ yếu, dân tộc Mường chiếm 76,6% tổng số nhân khẩu trong khu vực,
còn lại là dân tộc Kinh chiếm 23,4%.


×