Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đánh giá sinh trưởng của rừng trồng bạch đàn (eucalyptus urophylla) tại đội lâm nghiệp lương sơn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (khóa luận lâm học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.67 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA LÂM HỌC
----------o0o----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN
(EUCALYPTUS UROPHYLLA) TẠI ĐỘI LÂM NGHIỆP LƯƠNG
SƠN- HUYỆN LƯƠNG SƠN – TỈNH HỊA BÌNH
NGÀNH: LÂM SINH
MÃ NGÀNH: 7620205

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Vũ Tiến Hưng

Sinh viên thực hiện

: Triệu Thị Thủy

Khóa học

: 2016-2020

Hà Nội, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong


bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà nội, ngày 09 tháng 05 năm 2020
Tác giả

Triệu Thị Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Được dưới sự đồng ý của khoa Lâm Học cùng với sự hướng dẫn nhiệt
tình của thầy giáo TS. Vũ Tiếng Hưng, tơi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp
“Đánh giá sinh trưởng của rừng trồng Bạch Đàn (Eucalyptus urophylla) tại
Đội Lâm nghiệp Lương Sơn- huyện Lương Sơn – Tỉnh Hịa Bình
Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự
chỉ dạy tận và hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn, của thầy cô Khoa
Lâm Học, cùng với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ cơng ty Lâm nghiệp Hịa bình
, UBND huyện Lương Sơn đến nay khóa luận tốt nghiệp đã được hoàn thành .
Nhân dịp này cho phép tôi được cảm ơn các thầy cô giáo, trong khoa Lâm
học các cán bộ trong công ty Lâm nghiệp Hịa Bình. Đặc biệt thầy hướng dẫn:
TS.Vũ Tiến Hưng đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tơi hồn thành đề tài khóa luận
tốt nghiệp này.
Do bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa khọc nên khóa luận tốt
nghiệp này khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến
của thầy cơ.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2020
Sinh viên

Triệu Thị Thủy

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 2
1.1

Trên thế giới ................................................................................................. 2

1.1.1 Nghiên cứu về đối tượng .............................................................................. 2
1.1.2 Nghiên cứu về sinh trưởng rừng trồng......................................................... 4
1.1.3 Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả mơ hình rừng trồng ................................ 5
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước. ................................................................... 5
1.2.1 Nghiên cứu về Bạch đàn............................................................................... 5
1.2.2 Nghiên cứu về sinh trưởng rừng trồng......................................................... 7
1.2.3 Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả mơ hình rừng trồng ................................ 8
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU- NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 9
2.1.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................... 9
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 9
2.2. Đối tượng, phạm vi nguyên cứu................................................................... 10

2.2.1 Đối tượng ................................................................................................... 10
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 10
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 10
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 10
2.4.1. Phương pháp kế thừa ................................................................................ 10
2.4.2.Phương pháp điều tra ngoại nghiệp .......................................................... 11
iii


2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu, đánh giá kết quả ............................................. 12
CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,KINH TẾ XÃ HỘI .......................... 15
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 15
3.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................. 15
3.1.2.Địa hình ...................................................................................................... 15
3.1.3.Khí hậu ....................................................................................................... 16
3.1.4Thủy văn ...................................................................................................... 16
3.1.5 Điều kiện đất đai ........................................................................................ 17
3.2 Nguồn nguyên thiên tài nhiên ....................................................................... 17
3.2.1 Tài nguyên nước ......................................................................................... 17
3.2.2 Tài nguyên rừng ......................................................................................... 17
3.2.3 Tài nguyên khoáng sản: ............................................................................. 18
3.2.4 Tài nguyên du lịch: ..................................................................................... 18
3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 18
3.3 1 Dân số lao động ......................................................................................... 18
3.3.2 Kinh Tế ....................................................................................................... 18
3.3.3 Giao thông .................................................................................................. 19
3.3.4 Giáo dục và đào tạo ................................................................................... 20
3.3.5 Ngành y tế................................................................................................... 20
3.3.6 Văn hóa xã hội............................................................................................ 20
3.3.7 Phân tích thuận lợi và khó khăn của Lâm trường ..................................... 20

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 23
4.1 Đặc điểm sinh trưởng của rừng bạch đàn ..................................................... 23
4.1.1 Đặc điểm sinh trưởng của đường kính ngang ngực (D1.3) ....................... 23
4.1.2 Đặc điểm sinh trưởng của chiều cao vút ngọn (HVN)................................ 25
4.1.3 Tỷ lệ sống và chất lượng Bạch đàn tại khu vực nghiên cứu ...................... 26
4.1.4. Trữ lượng của lâm phần............................................................................ 29
4.1.5 Tương quan giữa đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn ............ 30
iv


4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rừng trồng Bạch đàn tại
khu vực nghiên cứu ............................................................................................. 33
4..2.1 Giải pháp chính sách ................................................................................ 33
4.2.2 Giải pháp về khoa học – kỹ thuật ............................................................... 33
4.2.3 Giải pháp về nhân lực ................................................................................ 33
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 38
PHỤ BIỂU .......................................................................................................... 40

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Sinh trưởng của đường kính ngang ngực D1.3 ..................................... 23
Bảng.4.2 Sinh trưởng của chiều cao vút ngọn (HVN). ......................................... 25
Bảng 4.3 Tỷ lệ sống của Bạch đàn tại khu vực nghiên cứu ................................ 27
Bảng 4.4 Chất lượng Bạch đàn tại các vị trí ....................................................... 28
Bảng 4.5. Trữ lượng của lâm phần tại các vị trí.................................................. 29
Bảng 4.6 Tương quan Hvn – D1.3 ......................................................................... 31


DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu 0.1 Biểu đồ thể hiện sự khác biệt sinh trưởng của đường kính ngang ngực
D1.3 tại vị trí của khu vực nghiên cứu ................................................................ 24
Biểu 0.2 Biểu đồ thể hiện sự khác biệt sinh trưởng của chiều cao vút ngọn (HVN)
tại vị trí của khu vực nghiên cứu. ........................................................................ 26
Biểu 0.3 Tương quan Hvn- D1.3 ............................................................................ 32

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

Viết tắt
OTC

Ô tiêu chuẩn

D1.3

Đường kính ở vị trí 1.3m thân cây kể từ gốc lên ngọn

Hvn

Chiều cao vút ngọn

%

Tỷ lệ phần trăm


Cm

Centimet

M

Mét

M

Trữ lượng

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên vô giá, sự tồn tại của con người không tách khỏi môi
trường sống mà rừng là một phần của mơi trường sống đó. Nhưng ở Việt Nam
ta, trong khoảng những thời gian gần đây tình trạng lạm dụng tài nguyên rừng
vẫn thường xuyên xảy ra và công tác quản lý chưa chặt chẽ, thêm vào đó là sức
ép về dân số, lương thực, lối sống du canh du cư làm cho rừng bị tàn phá nhanh
chóng, suy giảm cả về số lượng và chất lượng... Mất rừng thì thiệt hại do thiên
tai gây ra sẽ khơng lường hết được và hậu quả của nó là biến đổi khí hậu tồn
cầu, là đói kém, là bệnh thật, là suy thoái đa dạng sinh học...
Vấn đề mang tính cấp bách hiện nay là chúng ta phải bảo vệ tốt diên tích
rừng đã có và đẩy mạnh công tác trồng rừng, thâm canh rừng trồng để phát triển
vốn rừng, khuyến khích nhân dân làm nghề rừng.
Điều đặt ra cho nghành lâm nghiệp là phải chọn cho được lồi cây có giá
trị kinh tế cao, sinh chịu được ở điều kiện khắc nghiệt và sống được ở những

vùng đất nghèo xấu, khơ cằn. Việc đi sâu tìm hiểu quy luật sinh trưởng và phát
triển cây rừng, nắm bắt đăc tính lí, sinh thái của cây rừng làm cơ sở khoa học để
đề ra các biện pháp kĩ thuật lâm sinh tác động vào rừng một cách hợp lý nhằm
nâng cao lượng rừng trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao là hết sức cần thiết hiện
nay.
Bạch Đàn là một trong những loài cây cho năng xuất cao, nhanh chóng
mang lại hiệu quả kinh tế nên được chọn làm cây trồng chủ yếu của nhiều đơn vị
sản xuất lâm nghiệp. Vì vậy việc đánh giá sinh trưởng của Bạch đàn là hết sức
cần thiết. Vậy nên tôi mạnh dạn tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá sinh
trưởng của rừng trồng Bạch Đàn (Eucalyptus urophylla) tại Đội Lâm nghiệp
Lương Sơn- huyện Lương Sơn- tỉnh Hịa Bình“ góp phần bảo về và phát triển
rừng của khu vực theo chiều hướng bền vững.

1


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
1.1.1 Nghiên cứu về đối tượng
Bạch Đàn (Eucalyptus) là một chi thực vật thuộc họ Sim (Myrtaceae) bao
gồm 676 loài có phân bố chủ yếu ở Australia và một phần ở Indonesia,
Philippines và Papua New Guinea....Bạch Đàn do phong phú về lồi, biên độ
sinh thái rộng , ít sâu bệnh, dễ gây trồng, sinh trưởng nhanh chóng, năng suất
cao giá trị kinh tế cao và được sử dụng cho nhiều mục đích như: nguyên liệu
giấy sợi, gỗ ván dăm, ván nhân tạo, cột điện trụ mỏ, củi đun... Do đó Bạch đàn
nhanh chóng trở thành cây trồng rừng của cả thế giới ngày nay đã có trên 100
nước gây trồng loài cây này, năm 1975 trên thế giới mới chỉ trồng được
700.000ha, năm 1979 lên tới 4 triệu ha, năm 1985 đạt 6 triệu ha, năm 1990 đã
lên tới 10 triệu ha.

Khảo nghiệm và xuất xứ
Trên thế giới đã có gần 200 loài Bạch Đàn được đưa vào khảo nghiệm tại
các nước, song chỉ có khoảng 10 lồi được xếp vào diện đã gây trồng rộng rãi,
đó là: E.camaldulensis , E. tereticornis, E. urophylla, E. grandis, E. saligna, E.
deglupta, E. globulus, và các dòng Bạch đàn lai cao sản ở Trung Quốc, Brazil,
Congo...
Gây giống cho Bạch Đàn các nhà khoa học đều quan tâm đến cải thiện
giống và cho cải thiện giống là trong những biện pháp kỹ thuật hàng đầu, Một
khâu mang tính đột phá để nâng cao năng suất rừng trồng. Vấn đề này nhiều
nước trên thế giới đã nắm rõ và đi trước chúng ta nhiều năm.ở Công Gô đã tạo
được giống Bạch đàn lai Eu hybrids đạt năng suất từ 35m3/ha/năm ở giai đoạn 7
tuổi, Brazil đã chọn lọc nhân tạo được giống Bạch Đàn Eu. Grandisđạt
35m3/ha/năm vào tuổi 7(Panley 1983).
Zimbabwe chọn được giống Eu.ourphylla đã đạt trung bình 55m3/ha/năm
(campinhus và ikemori, 1998).
2


Các giống Bạch Đàn lai tự nhiên và nhân tạo cho đến nay các nhà tạo
giống đều cho rằng chúng có đặc tính ưu trội hơn bố mẹ như sinh trưởng nhanh
hơn, năng xuất cao hơn, chất lượng tốt hơn, hình dáng đẹp hơn và sức chống
chịu với khơ hạn, sâu bệnh cao hơn... Từ đó cho đến năm 1989 các Viện nghiên
cứu Lâm Nghiệp nhiệt đới Trung Quốc đã tạo ra 204 cây lai từ Eu.urophylla với
các loài Eu.camaldulensis , Eu.tereticornis,Eu. grandis, Eu. saligna, Eu.
deglupta,Eu.pelita trong đó tổ hợp lai giữa Eu.urophylla x Eu.camaldulensis và
Eu.urophylla x Eu.tereticornis cho cây lai sinh trưởng vượt trội theo chiều
dương và chiều âm so với bố mẹ của chúng, do đó trong sản xuất trước khi gây
trồng rộng rãi cần phải qua tuyển chọn, khảo nghiệm.
Trước đây Bạch Đàn được trồng chủ yếu bằng hạt với nguồn giống chưa
được cải thiện nên cho năng suất, chất lượng của rừng không cao, trong nhiều

năm qua nhờ kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm mà rừng trồng bạch đàn bằng
cây mô, hom đã qua khảo nghiệm và tuyển chọn đã cho sản lượng cao .Chất
lượng rừng tốt hơn.
Nghiên cứu về kỹ thuật chăm sóc
Chọn lập địa thích hợp sinh thái lồi cây là một biện pháp kỹ thuật quan
trọng.
Nghiên cứu rừng trồng ở các nước nhiệt đới tổ chức Nông lương thế giới
(FAO), (1984) đã rút ra khả năng sinh trưởng của rừng trồng , đặc biết là rừng
nguyên liệu công nghiệp, phụ thuộc chặt chẽ vào 4 yếu tố chủ yếu là khí hậu,
đất, địa hình và thực bì.
Kết quả khảo sát của Penley (1983) ở các điều kiện lập địa khác nhauc
cho thấy rừng trồng Bạch đàn E.camaldulensis trồng ở vùng nhiệt khô thì chu kì
10-20 năm thường năng suất chỉ đạt 5-10m3/ha/năm. Nhưng ở vùng nhiệt đới ẩm
có thể đạt 30m3/ha/năm.
Nghiên cứu sản lượng rừng trồng ở Brazil Golcalev J.L.M (2004) chỉ rõ
giới hạn của sản lượng rừng trồng bạch đàn có liên quan đến các yếu tố nước,
dinh dưỡng và độ dày tầng đất mặt theo thứ tự mức độ quan trọng như sau :
Nước > Dinh dưỡng > độ dầy tầng đất mặt.
3


Các cơng trình ngiên cứu trên cho thấy xác định lập địa thích hợp với Bạch
đàn là một trong những yếu tố quyết định đến sinh trưởng , năng suất, chất
lượng rừng trồng.
Bón phân cho rừng cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật được nhiều
nhà khoa học quan tâm , Melo (1976) nghiên cứu bón phân cho bạch đàn đàn và
thấy tại Brazil có cơng thức bón phân, bạch đàn sinh trưởng khá tốt, song ở công
thức không bón phân, Bạch đàn sinh trưởng khá tốt. Song ở cơng thức bón phân
NPK năng xuất rừng trồng tăng lên 50%.
Schonau (1985) nghiên cứu ở nam phi bón phân cho bạch đàn Eu.Grandis đã

rút ra nhận xét bón 150gam / NPK / gốc với tỉ lệ 3.2.1 có thể nâng chiều cao
trung bình của rừng trồng sau 1 năm lên gấp 2 lần.
Bên cạnh giống tốt để năng xuất rừng như mong đợi. việc nghiên cứuvề
sinh trưởng rừng trồng và đánh giá về hệ quả kinh tế của mơ hình rừng trồng là
rất quan trọng góp phần nắm vững được trữ lượng lâm phần, có các biện pháp
kỹ thuật lâm sinh tác động kịp thời thích hợp.
1.1.2 Nghiên cứu về sinh trưởng rừng trồng
Có thể cho tới nay, vấn đề mơ hình hóa sinh trưởng rừng được đưa ra
tranh luận rộng rãi và ngày càng hoàn thiện, sinh trưởng của cây rừng thay đổi
về kích thước, trọng lượng, thể tích theo thời gian một cách liên tục . Các nhà
Lâm học thường phân chia đời sống cây rừng và lâm phần thành 5 giai đoạn :
Rừng non, Rừng sào, Rừng trung niên, Rừng thành thục và quá thành thục
(Belov 1983- 1985). Quy luật sinh trưởng chung thực vật lúc đầu là chậm dần
cho tới đạt giái trị tối đa. Từ đó vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu sinh
trưởng là phải thể hiện sinh trưởng liên tục .
Có thể thấy đã có rất nhiều nghiên cứu về sinh trưởng được công nhận
như E.P.Odum (1975) đã xây dựng cơ sở sinh thái học.Xây dựng mối quan hệ
giữa các yếu tố sinh thái. Sinh trưởng có thể định lượn bằng các phương pháp
toán học phản ánh các quy luật phực tạp trong tự nhiên.

4


W.Leucher(1978) đã đưa ra những vấn đề nghiên cứu sinh thái thực vật,
sự thích nghi của thực vật với các điều kiện dinh dưỡng, ánh sáng và chế độ khí
hậu.
Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng của các tác giả chủ yếu là áp dụng
Kỹ thuật phân tích thống kê tốn học, phân tích tương qua hồi quy.Quy luật sinh
trưởng của cây rừng có thể được mơ phỏng bằng nhiều hàm trưởng khác nhau
như: Gompert (1825), Michterlich (1919), Petterson (1929), Korf (1965)

Verhulst (1925), Michailor (1953), Thomastus (1965), Schumacher (1980). ..
Đây là những hàm tốn học mơ phỏng được quy luật sinh trưởng của các nhân
tố lâm phần để dự đoán giá trị lớn nhất các đại lượng sinh trưởng ( Theo Nguyễn
Trọng Bình, 1996).
1.1.3 Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả mơ hình rừng trồng
Trên thế giới những năm 50 của thế kỷ 20, việc đánh giá hiệu quả của các
mô hình rừng đã bắt đầu được tiến hành và ngày càng được hoàn thiện, thống
nhất trong phạm vi toàn thế giới. Các chỉ tiêu dễ dàng tính tốn được nhờ các
phầm mềm chuyên dụng cũng như trong giáo trình các bài giảng được xuất bản
rộng rãi
Năm 1974 Guntor đã xuất bản tài liệu “ Những vấn đề cơ bản trong đánh
giá đầu tư Lâm Nghiệp” Trong đó ơng đã đưa ra những cơ sở để đánh giá hiệu
quả
Như vậy trên thế giới việc đánh giá hiệu quả của các mô hình rừng trồng đã
đươcj chú trọng và phổ cập rộng rãi được nhiều quốc gia vận dụng.
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước.
1.2.1 Nghiên cứu về Bạch đàn
Bạch Đàn và được du nhập vào Việt Nam từ năm trước năm 1945. Do có
những đặc tính ưu việt về sinh trưởng, biên độ sinh thái rộng, ít sâu bệnh, gỗ có
giá trị kinh tế nhiều công dụng như gỗ xây dựng ,gỗ xẻ, bột giấy, xuất khẩu làm
củi, lấy tinh dầu, ta nanh, nuôi ong mật, làm cảnh... Nên từ những năm 60 đã
phát triển mạnh , được gây trồng rộng rãi, tính đến nay diện tích rừng trồng
Bạch đàn chiếm khoảng 46% tổng diện tích rừng trồng tại Việt Nam.Và năng
5


suất rừng trồng trong những năm qua đã được nâng cao đáng kể nhờ áp dụng
những thành tựu khoa học kỹ thuật.
Nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ
Ở Việt Nam công tác cải thiện giống từ 1980 mới thực sự được tiến hành,

thời gian đầu chủ yếu là khảo nghiệm loài và xuất xứ cho Bạch Đàn và một số
loài cây khác. Sau đó chọn lọc cây trội, xây dựng vườn giống cây rừng được
nâng cao. Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã lai tạo thành công cho bạch
đàn và một số lồi cây khác (Lê Đình Khả, 2003).
Khoảng nhiều năm gần đây có nhiều giống đã được cơng nhận là giống
quốc gia như các dòng Bạch Đàn Urophylla U6, PN14,GU8, W5 ( vị khoa học
công nghệ và chất lượng sản phẩm ,2003) .có nhiều cơng trình nghiên cứu trong
đó nổi bật là: Công ty giống lâm nghiệp và trồng rừng trung ương đã khảo
nghiệm thành công Bạch đàn Eu.urophylla dịng số 6 ở Đơng Nam Bộ, tuổi 7 đạt
năng suất 25 m3/ha/năm (Trần Văn Sâm, 2005).
Nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng
Năng suất rừng trồng trong những năm qua đã được nâng cao đáng kể nhờ
áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật Bên cạnh những giống mới Bạch
Đàn,việc xác định lập địa trồng rừng hệ thống biện pháp kĩ thuật lâm sinh như
:làm đất, bón phân, xác định mật độ cần được quan tâm thỏa đáng. Với những
yêu cầu thực thế như vậy các hoạt động nghiên cứu phân chia lập địa, xác định
mật độ trồng đã được triển khai nghiên cứu với đơn vị đầu nghành là Viện khoa
học lâm nghiệp Việt Nam .Có thể khái quát một số nghiên cứu như sau.
Nghiên cứu Đỗ Đình Sâm (1994) đã đánh giá tiềm năng sản xuất đất Lâm
nghiệp vùng Đơng Nam Bộ có 70 đến 80% diện tích thích hợp trồng cây lâm
nghiệp trong đó có bạch đàn.
Kết quả nghiên cứu của Ngơ Đinh Quế (2001) đã nhận xét có 4 yếu tố
chủ yếu ảnh hương rõ rệt đến sinh trưởng rừng trồng công nghiệp bao gồm: loại
đất và đá mẹ , độ dầy tầng đất và tỉ lệ đá lẫn, độ đốc, thảm thực vật chỉ thị..
Mai Đình Hồng, Huỳnh Đức Nhân và Cameron (1996) đã thử nghiệm ảnh
hưởng của phân bón N, P và K đến sinh trưởng Bạch đàn urô. Kết quả sau trồng
6


48 tháng tuổi đã cho thấy sự ảnh hưởng rõ ràng của các nhân tố N, P, K đối với

rừng trồng .
Nguyễn Huy Sơn (2006) đã đưa ra hàng loạt các kết quả nghiên cứu về bón
phân cho keo lai và bạch đàn ở nhiều khu vực khác nhau, kết quả cho thấy liều
lượng và chất lượng phân bón khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất rừng
trồng.
Vũ Tiến Hinh (1995) chỉ ra, mật độ lâm phần có ảnh hưởng rõ nét đến sản
lượng, đặc biệt là đến sinh trưởng đường kính. Do đó, tác giả lưu ý đến việc tìm
hiểu quy luật biến đổi của mật độ vì đây là cơ sở xác định biện pháp tác động
hợp lý để lâm phần đạt sản lượng cao nhất. Trong đó mật độ biến đổi theo tuổi,
điều kiện lập địa, hai nhân tố này được phản ánh tổng hợp bằng kích thước bình
qn của cây. Từ đó, tác giả lập mối quan hệ giữa mật độ với đường kính và
chiều cao bình qn của lâm phần
Hồng Ngọc Hải và Cấn Văn Thơ (2002) khi nghiên cứu rừng trồng Bạch
đàn mơ-hom đến tuổi 5 tại Vạn Xn, dịng PN2 với mật độ 1.666 cây/ha đều
cho trữ lượng cây đứng lớn hơn và hệ số sinh lời cao hơn so với mật độ 1.111
cây/ha. Trong khi đó, kết quả đánh giá rừng trồng giai đoạn 2000 - 2004 ở Tổng
công ty Giấy Việt Nam thấy rằng, mật độ trồng rừng hiệu quả nhất đối với bạch
đàn là 1.333 cây/ha, tuy nhiên các mẫu thu thập được cũng chỉ dừng lại ở tuổi 4.
Đánh giá năng xuất rừng trồng bạch đàn Eu.urophylla trên 3 loại đất khác
nhau Nguyễn Huy Sơn (2004) đã chỉ rõ trên đất xám Granit ở An Khê và K’
Bang, rừng tuổi 4-5 có thể cho năng suất 20-24m3/ha/nam, Nhưng đất nâu đỏ
phát triển trên đá Macma acid ở Mang Yang 6 tuổi cho năng xuất 12m3/ha/năm,
trên đất đỏ badan thối hóa ở Pleiku 4 tuổi chỉ cho năng suất 11m3/ha/năm.
1.2.2 Nghiên cứu về sinh trưởng rừng trồng
Phùng Ngọc Lan (1986) đã khảo nghiệm phương trình sinh trưởng
Schumacher và Gompertz cho một số lồi cây mỡ, thơng nhựa, Bồ đề và Bạch
đàn trên một điều kiện lập địa khác nhau chó thấy : đường sinh trưởng thực
nghiệm và đường sinh trưởng lí thuyết đa số cắt nhau tại một điểm. Điều này
7



chứng tỏ sai số của phương trình rất nhỏ , song có hai giai đoạn sai số ngược dấu
một cách hệ thống.
Khi thử nghiệm các hàm số triển vọng nhất biểu thị qua sinh trưởng D, H,V
cho lồi thơng ba lá hàm: Gompertz và một số hàm sinh trưởng lí thuyết khác có
điểm xuất phát khơng tại gốc tọa.khi x=0, y=m.e - a > 0. Tác giả cho rằng đối
với cây mọc chậm thì cỡ tuổi 5 đến 10 năm đều không quan trọng , nhưng trong
điều kiện cây mọc nhanh thì cần lưu ý vấn đề này.Các tác giả đã nhận xét rằng
hàm Schumacher có ưu điểm tuyệt đối và xuất phát từ gốc tọa độ 0 (0,0) có
điểm uốn , có tiệm cận nằm ngang đáp ứng được nhu cầu biểu thị một đường
cong sinh trưởng các hiện tượng sinh học.Cuối cùng tác giả đề nghị dùng
phương trình Schumacher để mô ta quy luật sinh trưởng cho một đại lượng
D,H,V của lồi thơng ba lá tại Đà Lạt- Lâm Đồng.
Xu hướng toán học trong nghiên cứu sinh trưởng đã được nhiều tác giả thử
nghiệm một số phương trình mơ phỏng q trình sinh trưởng trên cơ sở vận
dụng lý thuyết quá trinh ngẫu nhiên cho ba loài cây như; Pinus merkusii ,Pinus
imasonianna ,Manglietia glauca. Nguyễn Trọng Bình (1996) đã kết luận đối
với sinh trưởng nhanh như Manglietia glauca có thể dùng hàm sinh trưởng
Gompertz để mơ phỏng, q trình sinh trưởng chậm Pinus merkusii dùng hàm
Korf thích hợp hơn.
Như vậy những cơng trình nghiên cứu đề cập trên đấy đã đề xuất được
những hướng giải quyết và phương pháp sinh trưởng . Việc mơ phỏng mang tính
chất định lượng cho quá trình sinh trưởng của cây rừng hay lâm phần, tiến tới
lựa chọn mơ hình thích hợp là không thể thiếu trong nghiên cứu sản lượng rừng
nhằm xây dựng hệ thống các biện pháp tác động hiệu quả trong kinh doanh và
nuôi dưỡng rừng.
1.2.3 Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả mơ hình rừng trồng
Ở việt Nam trong những thời kì từ năm 1976 đến năm 1986 khi các hoạt
động trồng và chăm sóc rừng chưa được quan tâm đúng mức, việc đánh giá hiệu
quả kinh doanh rừng trồng chỉ mang tính hình thức, phương thức đánh giá và

các chỉ tiêu đánh giá còn đơn giản. Đặc biệt là các nghiên cứu mới chỉ tập chung
8


vào đánh giá hiệu quả kinh tế còn hiệu quả môi trường xã hội chưa được quan
tâm. Do vậy kết quả chưa phản ánh chính xác hiệu quả kinh tế mà rừng trồng
mang lại.
Năm 1995, Trần Hữu Đào đã nghiên cứu hiệu quả kinh doanh trên cả 3 mặt
: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái của mơ hình
trồng rừng Quế thâm canh thuần lồi quy mơ hộ gia đình n Văn- n Bái.
Tuy nhiên mới chỉ thiên về đánh giá hiệu quả kinh tế, chưa chú trọng và đề cập
đến kinh tế xã hội.
Năm 1999. Trần Quang Bảo đã đánh giá được hiệu quả môi trường sinh
thái của rừng trồng bạch đàn, Luận văn đề cập đến giá trị kinh tế sinh thái của
mơ hình trồng và đi sâu vào phân tích bước đầu lượng quá được giá trị sinh thái
môi trường của mơ hình này. Tuy vậy việc đánh giá các mơ hình rừng trồng
khác nhau và áp dụng đánh giá hiệu quả các mơ hình rừng trồng đã được áp
dụng nhiều. Việc đánh giá này vô cùng cần thiết và quan trọng đối với các đơn
vị hoạt động sản xuất kinh doanh rừng.
Tóm lại các nghiên cứu ở trong và ngoài nước đều nhằm nâng cao năng
xuất rừng trồng đã đạt được nhiều kết quả trong nhiều khâu từ chọn giống, chọn
lập địa đến, chăm sóc bảo vệ rừng. Những nghiên cứu về loài cây này tương đối
phong phú, được trồng các điều kiện lập địa khác nhau và ở mỗi điều kiện lập
địa cho kết quả khác nhau.

CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU- NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần làm cơ sở khoa học thực tiễn cho việc bảo vệ nâng cao chất

lượng và sản lượng rừng trồng. Đánh giá được khả năng thích ứng của Bạch
Đàn tại khu vực nghiên cứu.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
9


Đánh giá được tình hình sinh trưởng chiều cao, đường kính và phẩm chất
của cây Bạch Đàn khu vực nghiên cứu từ đó cung cấp các tư liệu cần thiết để
phục vụ :
+ Nuôi dưỡng rừng
+ Làm giàu rừng Bạch Đàn ở các khu rừng sản xuất
+ Đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động cải thiện sinh trưởng của cây
Bạch đàn.
2.2. Đối tượng, phạm vi nguyên cứu
2.2.1 Đối tượng
Rừng trồng Bạch Đàn được trồng bằng cây con (cây mô) ở độ tuổi 3 tại
Đội Lâm nghiệp Lương Sơn – huyện Lương Sơn - tỉnh Hịa bình.
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: tại Đội Lâm nghiệp Lương Sơn,- huyện Lương
Sơn- tỉnh Hịa Bình’” tập chung tại các lô và khoảnh thuộc lâm trường.
- Nghiên cứu trong rừng Bạch Đàn trồng thuần loài.
- Tuổi rừng: Rừng trồng Bạch đàn tuổi 3
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Phương thức, phương pháp trồng rừng và biện pháp kỹ thuật trồng rừng .
- Điều tra chiều cao, đường kính, phẩm chất của Bạch Đàn tại khu vực
nghiên cứu. Từ số liệu điều tra thu được tiến hành tính tốn:
+ Tỷ lệ sống.
+ Trữ lượng của lâm phần.
+ Phẩm chất cây( tỷ lệ cây tốt ,cây trung bình ,cây xấu).
+ Lập quan hệ tương quan Hvn/ D1.3.

-

Đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động, để chăm sóc, bảo vệ rừng
trồng.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa
- Điều kiện tự nhiên: khí hậu thủy văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng.
10


- Điều kiện kinh tế xã hội: dân số, lao động, thành phần dân tộc, tập quán
canh tác
2.4.2.Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Rừng trồng Bạch đàn mô tuổi 3
Thu thập số liệu trực tiếp bằng cách đo đếm ô tiêu chuẩn và đo đếm.
- Lập ô tiêu chuẩn
- Lập 6 OTC điển hình tạm thời
- Tại mỗi vị trí nghiên cứu lập 2 ô tiêu chuẩn đại diện cho sinh trưởng của
rừng trồng theo từng vị trí Chân, sườn, đỉnh. Mỗi ơ diện tích 1000m2 (40 m x 25
m).
Đo đếm các chỉ tiêu của tầng cây cao
+ Chiều cao vút ngọn (Hvn) được đo bằng thước Blumeleiss đơn vị và mét
(m)
+ Đường kính (D1.3) được đo bằng thước đo đường kính ở vị trí 1,3 m của
thân cây tính từ mặt đất, đơn vị là cm
+ Các chỉ tiêu Hvn và đường kính được đo đếm với số lượng đủ lớn
- Tỷ lệ sống
Tỷ lệ sống được tính bằng tỷ lệ % số cây hiện còn tại thời điểm điều tra so
với mật độ cây trồng ban đầu. Tiến hành đếm tồn bộ cây cịn sống trong OTC

- Chất lượng rừng trồng
Dựa vào Hvn D1.3 độ thẳng thân cây, mà chất lượng rừng được đánh giá
bằng phương pháp phân loại từng cây trong ô tiêu chuẩn theo cấp A,B.C
Cây tốt (A); Là những cây một thân có D1.3, Hvn đạt trung bình khu rừng
trở lên, than thẳng tán đều, ít bị chèn ép, tỉa cành tự nhiên tốt, không gãy ngọn,
khơng bị sâu bệnh.
Cây trung bình (B): là những cây có D1.3, Hvn gần đạt trung bình của khu
rừng trở lên, tán hơi lệch bị chèn ép một phần tán vẫn nằm trong tầng tán chính
của rừng, than hơi cong, khơng gẫy ngọn và ít sâu bệnh.

11


Cây xấu (C); là những cây bị chèn ép, tán nằm dưới tầng tán chính của
rừng, có D1.3 và Hvn dưới trung bình hoặc những cây cong queo, sâu bệnh, tỉa
cành tự nhiên kém, than bị cong hoặc bị tổn thương:
Biểu 01. Biểu điều tra tầng cây cao
Địa điểm.........

Độ cao........

Ngày điều tra..........

Trạng thái rừng.........

Độ dốc......

Người điều tra........

OTC số........


Hướng dốc..........

STT

Tên cây

D1.3 (cm)
ĐT

NB

Hvn

TB

(m)

Dt (m)
ĐT

NB

TB

Ghi chú

1
2
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu, đánh giá kết quả

* Phương pháp xác định tỷ lệ sống của Bạch đàn
Sau khi thu thập đầy đủ số liệu cần điều tra, đề tài tiến hành xử lý và tính
tốn số liệu trên máy tính theo phương pháp thống kê tốn học trong nơng lâm
nghiệp cụ thể như sau:
Đối với số liệu điều tra cây sống sẽ tính tốn bằng phần trăm tỷ lệ cây
sống và cây chết theo công thức :
Tỷ lệ cây sống (%) =

Tỷ lệ cây chết (%) =
Đối với mật độ cây trồng tính bằng cơng thức tính mật độ trong OTC sau
đó suy ra số cây trên diện tích lơ rừng.
Mật độ =
- Tính tốn các giá trị trung bình mẫu D1.3 Hvn
- Tính các đặc trưng mẫu theo phương pháp bình quân gia quyền,
phương sai (S2), Sai tiêu chuẩn (S), hệ biến động (S%)

12


Kiểm tra sự thuần nhất của các chỉ tiêu sinh trưởng giữa các OTC với
nhau :
U=

Trong đó : X1 X2 là giá trị trung bình mẫu 1 và mẫu 2
S1 S2 là sai tiêu chuẩn của mẫu 1 va mẫu 2
N1 và N2 là dung lượng mẫu quan sát mẫu 1 và mẫu 2
≤ 1,96 thì giả thuyết H0 chấp nhận nghĩa là 2 mẫu thuần nhất

Nếu
với nhau


1,96 thì giả thuyết H0 bị bác bỏ nghĩa là mẫu k thuần nhất

Nếu
với nhau

*Chất lượng Bạch đàn tại khu vực nghiên cứu
- Tỷ lệ cây có phẩm chất A(hoặc B,C):

a% =
Trong đó
: Tổng số cây có phẩm chất A (hoặc B,C)
n: Dung lượng mẫu quan sát
a%: Tỷ lệ % cây có phẩm chất A (hoặc B,C)
So sánh các mẫu về chất lượng số cây :
Biểu 02. Chất lượng Bạch đàn tại các vị trí
OTC

Tốt

Trung bình

Xấu

Tổng

1

Ta1


2

Ta2

Tổng số

Tb1

Tb2

Tb3

Áp dụng cơng thức tính :
= TS.
Trong đó:
13

TS


fij là tần số quan sát của mẫu 1 chất lượng j
Tai là tổng tần số quan sát mẫu thứ j
Tbi là tổng tần số quan sát mẫu j
TS là tổng tần số quan sát của tồn thí nghiệm
So sánh

tính tốn với

tra bảng bậc tự do K = (a-1).(b-1)


Nếu

thì giả thiết H0 (các mẫu thuần nhất về chất) được chấp nhận.

Nếu

thì giả thiết H0 khơng được chấp nhận .

* Tính trữ lượng của lâm phần.
Áp dụng cơng thức tính :
M/ha =
Trong đó :
M/ha là trữ lượng của lâm phần
Motc là trữ lượng của ơ tiêu chuẩn
Sotc là diện tích của ô tiêu chuẩn.
*Lập quan hệ tương quan Hvn D

1.3

các phương trình trên được xử lí trên

máy tính bằng phần mềm Excel, SPSS để tìm ra đặc trưng của hàm , lựa chọn
hàm tối ưu, phương trình phù hợp với quy luật sinh học, có hệ số tương quan
cao hơn, đơn giản, dễ tính tốn sau đó tiến hành thay hệ số vào phương trình để
tìm ra phương trình tương quan.

14


CHƯƠNG 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lí
Huyện Lương Sơn là cửa ngõ của tỉnh miền núi Hòa Bình và miền Τây
Bắc Việt Nam, cách thủ đơ Hà Nội khoảng 40 km, biên giới liền kề với khu
công nghệ cao Hịa Lạc khu đơ thị Phú Cát, Miếu Mơn, Đại học Quốc gia, Làng
văn hố các dân tộc, có vị trí địa lý:
- Phía đơng giáp các huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức thành phố Hà Nội
- Phía tây giáp thành phố Hịa Bình
- Phía tây nam giáp huyện Kim Bơi
- Phía nam giáp huyện Lạc Thủy
- Phía bắc giáp các huyện Quốc Oai và Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Địa hình chia cắt làm 2 vùng khác nhau, phân cách bởi đường quốc lộ 6, cụ
thể:
- Phần phía Bắc từ đường quốc lộ 6 đến giáp ranh với vườn quốc gia Ba Vì
có đặc điểm địa hình là những dải dông chạy dài theo hướng đông nam, có độ
cao từ 200 đến 500 mét, tại vị trí đỉnh giơng núi Bà có hiện trạng chủ yếu là đất
IA, IB, thực bì là Lau, Re,....
- Phần phía Nam từ đường quốc lộ 6 xuống giáp đường Trường Sơn có địa
hình chủ yếu là đồi bát úp, độ cao từ 100 đến 300 mét, xen kẽ bên dưới là hệ
thống suối nhỏ chảy ra suối Chanh.
3.1.2.Địa hình
Đội Lâm nghiệp Lương Sơn có địa hình chủ yếu là địa hình đồi núi thấp,
tương đối phức tạp kéo dài về phía Nam và Tây Nam, bị chia cắt bởi nhiều dòng
suối và có tồng diện tích tự nhiên 3,172ha. Phần lớn là núi đất, một phần là núi
đá vôi chiếm tỉ lệ 0,005% so với tổng diện tích của núi đất. Độ cao trung bình
250m, cá biệt có một số đỉnh thuộc hệ thống núi của đỉnh Viên Nam cao trên
15



800m. Độ dốc trung bình 20 – 30 0 .Với địa hình này lâm trường có điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế rừng.
3.1.3.Khí hậu
- Khu vực nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, một năm có 02 mùa rõ
rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (tập trung chủ yếu vào các tháng
6,7,8,9) với lượng mưa bình quân 1.600-1.700mm chiếm 90% lượng mưa bình
quân cả năm.
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa bình quân từ 100200mm chiếm 10% lượng mưa bình qn cả năm.
- Nhiệt độ khơng khí bình qn 24oC, cao nhất 39oC (vào tháng 7) thấp
nhất 5oC (vào tháng 12 và tháng 1 năm sau) có vùng nhiệt độ xuống 2oC (vùng
núi cao).
-Chế độ ẩm : Nhìn chung khu vực có độ ẩm trung bình và khá đồng đều
giữa các tháng . Độ ẩm trug bình 83,3%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là
tháng 3, với tháng 8 với 87%. Tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng 11
với 75%. Độ ẩm trung bình tối thấp là 64,8% . Độ ẩm trung bình tối thấp cao
nhất là 71% ơ tháng 3, độ ẩm trung bình tối thấp thấp là nhất là 59% ở tháng 11.
- Chế độ gió: Có 3 loại gió chính.
+ Gió Đơng Nam xuất hiện vào mùa hè, đặc điểm gió này mang theo hơi
ẩm với cường độ mạnh.
+ Gió Đơng Bắc xuất hiện vào mùa Đông, mỗi đợt kéo dài từ (3 – 5) ngày
mang theo mưa phùn và giá rét.
+ Gió lào (Tây Nam) xuất hiện khơng thường xun thổi thành từng đợt
mỗi đợt (3 – 5) ngày, mỗi năm có từ (2-3)đợt vào các tháng 5,6,7 có ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe con người và cây trồng.
3.1.4Thủy văn
Lương Sơn có mạng lưới sơng, suối phân bố tương đối đồng đều trong các
xã. Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bùi, bắt nguồn từ dãy núi Viên
Nam cao 1.029m thuộc xã Lâm Sơn dài 32 km. Đầu tiên sông chảy theo hướng

16


Tây Bắc – Đông Nam, khi đến xã Tân Vinh thì nhập với suối Bu (bắt nguồn từ
xã Trường Sơn), dịng sơng đổi hướng chảy quanh co, uốn khúc theo hướng Tây
– Đông cho đến hết địa phận huyện.
Sông Bùi mang tính chất một con sơng già, thung lũng rộng, đáy bằng,
độ dốc nhỏ, có khả năng tích nước. Ngồi sơng Bùi trong huyện cịn một số
sơng, suối nhỏ nội địa có khả năng tiêu thốt nước tốt. Đặc điểm của hệ thống
sơng, suối trong huyện có ý nghĩa về mặt kinh tế, rất thuận lợi cho việc xây
dựng các hồ chứa sử dụng chống lũ và kết hợp với tưới tiêu, phục vụ sản xuất
nông nghiệp.
3.1.5 Điều kiện đất đai
Địa chất khu vực chia làm 03 nhóm đất chính:
+ Nhóm đất Feralít phát triển trên đá trầm tích và đá biến chất có kết cấu
hạt thơ trên các loại đá mẹ chủ yếu: Sa thạch, Poocfirít, Spilit….
+ Nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và đá biến chất kết cấu hạt mịn
trên các loại đá mẹ: Phiến thạch sét, Diệp thạch….
+ Nhóm đất Feralít phát triển trên đá vôi và đá biến chất của đá vôi.
Qua thực tế sản xuất cho thấy những nhóm đất này phù hợp cho những lồi cây
trồng: Keo, Thơng, Bồ đề, Bạch đàn.
3.2 Nguồn nguyên thiên tài nhiên
3.2.1 Tài nguyên nước
Nước ngầm ở Lương Sơn có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước phần lớn
chưa bị ô nhiễm, lại được phân bố khắp các vùng trên địa bàn huyện. Tài nguyên
nước mặt gồm nước sông, suối và nước mưa, phân bố không đều, chủ yếu tập
trung ở vùng phía Bắc huyện và một số hồ đập nhỏ phân bố rải rác toàn huyện.
3.2.2 Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 18.733,19 ha chiếm 49,68% diện tích tự
nhiên. Rừng tự nhiên của huyện khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ

quý. Nhưng do tác động của con người, rừng đã mất đi quá nhiều và thay thế
chúng là rừng thứ sinh.Diện tích rừng phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Nhờ
quan tâm phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại rừng đã góp phần đem lại
17


×