Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đáp án tự luận môn lịch sử địa lý lớp 6 sách chân trời sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.29 KB, 10 trang )

Đáp án tập huấn môn Lịch sử Địa lý lớp 6 sách Chân trời sáng tạo
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LỊCH SỬ ĐỊA LÝ LỚP 6
Câu 1. Môn Lịch sử và Địa lí được hiểu như thế nào?
Trả lời:
Mơn Lịch sử và Địa lí được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học Lịch
sử, Địa lí. Đây là môn học bắt buộc, được dạy từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các
nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên mơn, đồng thời lồng ghép, tích
hợp ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hố, khoa học, tơn giáo,… Các mạch kiến thức
lịch sử và địa lí được kết nối và soi sáng nhằm hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, mơn học cịn
có một số chủ đề mang tính tích hợp, được biên soạn từ chương trình lớp 7 - 9.
Câu 2. Mơn Lịch sử và Địa lí ở cấp THCS được tiếp nối với môn học ở cấp Tiểu
học như thế nào?
Trả lời:
Mơn Lịch sử - Địa lí cấp THCS có sự tiếp nối mơn Lịch sử và Địa lí lớp 4 -5 (cấp tiểu
học). Ở cấp Tiểu học, mơn Lịch sử và Địa lí được biên soạn lồng ghép phần kiến thức
lịch sử và địa lí với nhau. Chương trình mơn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học gồm các
mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về địa lí, lịch sử của địa phương, vùng
miền, đất nước Việt Nam, các nước láng giềng và một số nét cơ bản về địa lí, lịch sử
thế giới. Nội dung chương trình mơn Lịch sử và Địa lí cịn liên quan trực tiếp với
nhiều mơn học và các hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt động
trải nghiệm,...
Đến cấp THCS, môn Lịch sử và Địa lí được chia thành 2 phần: lịch sử và địa lí. Nội
dung giáo dục lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời gian, từ thời nguyên thuỷ qua
cổ đại, trung đại đến cận đại và hiện đại; trong từng thời kì có sự đan xen lịch sử thế
giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam. Mạch nội dung giáo dục Địa lí đi từ địa lí
đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kết
nối kiến thức và kĩ năng để hình thành và phát triển năng lực ở học sinh, đồng thời coi
trọng đặc trưng khoa học lịch sử và khoa học địa lí.
Câu 3. Thời lượng mơn Lịch sử và Địa lí theo chương trình GDPT 2018 so với
hai mơn Lịch sử, Địa lí hiện hành khác nhau như thế nào?
Trả lời:


Môn Lịch sử và Địa lí theo Chương trình GDPT 2018 được xây dựng cả cấp học là
420 tiết, chiếm 10,25% tổng số giờ của tất cả các môn học cấp THCS, mỗi khối là 105
tiết. Trong chương trình hiện hành, tổng số tiết hai mơn Lịch sử, Địa lí là 70 tiết/khối
lớp. Như vậy, về thời lượng, có tăng thời lượng dạy học so với chương trình hiện hành
35 tiết.


Câu 4. Trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (bộ Chân trời sáng tạo), phần “Học xong
bài này, em sẽ” có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Là những yêu cầu cần đạt (mục tiêu) về kiến thức và kĩ năng sau khi học sinh học
xong mỗi bài. Mục này giúp GV định hướng được hoạt động giảng dạy của mình
hướng đến các mục tiêu đã đề ra để thiết kế các hoạt động dạy học cho phù hợp. Nó
cũng giúp HS thấy được các yêu cầu về mặt kiến thức, kĩ năng và phẩm chất mà mình
cần đạt được sau mỗi bài học.
Câu 5. Trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (bộ Chân trời sáng tạo), phần “Khởi động”
mỗi bài học có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Là hoạt động đầu tiên, nhằm huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có
của HS về các vấn đề có liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích
thích tính tị mị, sự hứng thú, tạo tâm thế để HS sẵn sàng bắt đầu bài học.
Thực chất, hoạt động khởi động này tương ứng với thành phần mở đầu trong cấu trúc
bài học theo văn bản ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017, TT-BGDĐT.
Câu 6. Trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (bộ Chân trời sáng tạo), phần “Khám phá”
có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Khám phá: là hoạt động giúp HS tự tìm hiểu, tự nhận thức, tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ
năng mới hoặc hình thành nhận thức mới đúng hơn, chính xác hơn về một vấn đề cụ
thể thơng qua hệ thống các câu hỏi, tình huống, bài tập,… phù hợp với mạch nội dung
và yêu cầu cần đạt đã được quy định trong chương trình.

Thực chất, hoạt động khám phá này tương ứng với thành phần kiến thức mới trong
cấu trúc bài học theo văn bản ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017, TT-BGDĐT.
Câu 7. Trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (bộ Chân trời sáng tạo), phần “Luyện tập Vận dụng” có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Cuối mỗi bài học là hệ thống các câu hỏi và bài tập hướng tới rèn luyện kĩ năng và
vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một vấn đề có liên quan đến hiện tại, thực tế
cuộc sống. Một số câu hỏi mang tính chất hệ thống lại kiến thức của bài học cũng có
trong mục này.
Đây là hoạt động giúp HS biết ôn tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã khám phá được
để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống phù hợp với mạch nội dung và yêu cầu
cần đạt đã được quy định trong chương trình.


Thực chất, hoạt động vận dụng này tương ứng với thành phần luyện tập, vận dụng
trong cấu trúc bài học theo văn bản ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017, TTBGDĐT.
Câu 8: Trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (bộ Chân trời sáng tạo), phần Tư liệu,
“Em có biết” và “Nhân vật lịch sử” có ý nghĩa như thế nào?
Đó là phần kiến thức mở rộng và nâng cao: chiếm khoảng từ 10 đến 15% nội dung
của bài học tuỳ theo từng bài. Là những thông tin hỗ trợ, bổ sung nhằm làm rõ hơn
nội dung chính của bài học. Phần kiến thức bổ trợ này khá lí thú, vì vậy, cịn giúp HS
có hứng thú hơn với bài học.


CÂU HỎI KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ 6
Câu 1. Việc biên soạn sách giáo khoa mới mơn Lịch sử và Địa lí 6 dựa trên
những quan điểm nào?
- Bám sát chương trình
- Kế thừa bộ sách giáo khoa (SGK) hiện hành
- Học hỏi kinh nghiệm viết SGK ở các nước tiên tiến.
Câu 2. Tư tưởng chủ đạo của bộ sách là gì?

Tư tưởng chủ đạo của bộ sách là chú trọng phát triển năng lực, đổi mới và sáng tạo,
vận dụng triệt để các quan điểm: Dạy học tích hợp, tích cực hố hoạt động của học
sinh. Tư tưởng này được hiện thực hoá bằng các hoạt động thực hành và trải nghiệm
phong phú trong các chương/bài, tạo ra các cơ hội hình thành, phát triển các năng lực
và phẩm chất.
Câu 3. Liệt kê và phân tích tối thiểu 02 điểm mới của bộ sách.
Chọn và trình bày theo các nội dung dưới đây:
- Chú trọng đặc biệt đến quá trình Tiếp cận năng lực của học sinh thơng qua việc trình
bày các tình huống có vấn đề và gợi mở cho học sinh phương án giải quyết và hệ
thống các câu hỏi dẫn dắt, gợi ý các em có thể tự học và giáo viên có cơ sở hướng dẫn
học sinh trong từng mục của mỗi bài học.
- Chú trọng kiến thức tích hợp ở cả hai cấp độ là tích hợp nội mơn và tích hợp liên
mơn. Nội dung tích hợp sẽ nằm chính ngay trong bản chất của Khoa học Lịch sử và
Khoa học Địa lí. Ngồi tích hợp nội mơn, phần tích hợp liên mơn được chú trọng
trong nội dung kiến thức, 100% các bài học lịch sử đều có kiến thức mơn Địa lí,
ngược lại, các bài của mơn Địa lí cũng có tích hợp kiến thức lịch sử. Ngồi ra, cịn
tích hợp nội dung với các mơn học khác với khoảng 20% mơn nghệ thuật, 20% ngữ
văn, 10% tốn, kĩ thuật, sinh học,… Kiến thức tích hợp được thể hiện trong sách ở cả
3 phần: Mở đầu, Nội dung mới; Hoạt động và phần Luyện tập - Vận dụng.
- Trình bày nội dung kiến thức sống động và dẫn dắt học sinh kết nối được giữa kiến
thức lịch sử với cuộc sống hiện tại, giữa kiến thức địa lí đại cương với thực tế cuộc
sống. Phát triển năng lực nhận thức song song với việc đem lại sự hứng thú và quan
tâm một cách tự nhiên đối với việc học lịch sử, địa lí của học sinh khi sử dụng SGK
Lịch sử và Địa lí 6.
- Nội dung kiến thức không chỉ được chuyển tải bằng chữ viết mà bằng cả kênh hình.
Kênh hình trong sách bao gồm hình ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ,... Kênh chữ là nội
dung kiến thức, tư liệu chữ viết. Riêng trong phần Lịch sử, tiếp thu cách trình bày và
kinh nghiệm của SGK mới trên thế giới, trong cách trình bày chúng tôi dùng khái
niệm “Nguồn tư liệu” (Source - viết tắt trong diễn giải của sách là tư liệu, kí hiệu bằng
số). Những hình phục dựng sử dụng trong sách khơng chỉ có giá trị minh hoạ mà là



một nguồn tư liệu chuyển tải nội dung được đề cập thay cho diễn tả bằng chữ (tranh
vẽ minh hoạ phải dựa trên hiện vật và nguồn sử liệu chữ viết hay truyền miệng, hình
ảnh chụp phải có giá trị ứng dụng, ví dụ để liên hệ với hiện tại hay minh chứng cho
những thay đổi của lịch sử hay nhấn mạnh tính giáo dục của lịch sử,… ). Ngồi nội
dung kiến thức mới cịn có mục Em có biết, là những thơng tin bổ sung để các em có
5 thể, mở rộng và đào sâu kiến thức, thấy được sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại,
giữa kiến thức địa lí và cuộc sống. Ngồi ra, mục này cịn góp phần nâng cao sự hứng
thú và tích cực của HS trong quá trình học tập.
- Chú trọng thiết kế phục vụ cho nội dung: Thiết kế không chỉ vì mục đích thẩm mĩ và
tăng tính hấp dẫn mà mục tiêu chính là hướng đến yêu cầu cần đạt về phẩm chất, kĩ
năng và kiến thức.
- Chú trọng xây dựng kĩ năng lịch sử và kĩ năng địa lí; năng lực vận dụng kiến thức,
kĩ năng đã học.
- Nội dung và hình thức của sách chú trọng đến trình độ và đặc điểm tâm sinh lí của
học sinh lớp 6 (thơng qua việc trình bày một cách có hệ thống, hợp lí nhiều kênh hình,
biểu đồ, sơ đồ, bản đồ; nội dung các câu hỏi, các hoạt động xoay quanh các nguồn tư
liệu viết, tư liệu hình ảnh, hạn chế việc sử dụng từ ngữ khó, câu chữ phức tạp).
- Nội dung sách được biên soạn cũng nhằm hướng dẫn người dạy và người học thực
hiện quá trình tổ chức việc dạy và học; gợi ý các phương pháp để học sinh có thể tự
học, giáo viên có thể dễ dàng hướng dẫn học sinh học tập. Chú ý đến việc phân phối
bố cục và nội dung hợp lí để giáo viên có thể giảng dạy 2 tiết tách biệt vào 2 ngày
khác nhau, cũng như cho phép giáo viên có thể dễ dàng tham khảo xây dựng kế hoạch
dạy học của mình mềm dẻo, linh hoạt tuỳ theo điều kiện của địa phương và đối tượng
học sinh (ví dụ, giáo viên có thể sử dụng mà khơng cần sự hỗ trợ của máy chiếu, phim
ảnh; giáo viên có thể phân bổ các bài trong một chương theo thực tế từng địa
phương).
- Nhóm tác giả cũng quán triệt cách tiếp cận học qua thực hành, thực hành để học; học
qua trải nghiệm, trải nghiệm để học; xem sách giáo khoa là công cụ giúp học sinh

phát triển khả năng tự học.
- Tích cực vận dụng nguyên lí “Người học là trung tâm” của quá trình dạy và học, với
trọng tâm là chú trọng giáo dục hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất và năng
lực người học.
- Chú trọng đặc biệt đến quá trình Tiếp cận năng lực của học sinh; giúp giáo viên dễ
dàng kết nối với đời sống thực ngay trong lớp học, cung cấp các kĩ năng cần thiết
trong đời sống thực tế thông qua việc trình bày các tình huống có vấn đề và gợi mở
cho học sinh phương án giải quyết.
Câu 4. Trình bày cấu trúc bài học trong sách?
Các bài trong sách có chung cấu trúc thống nhất theo Thơng tư 33 như sau:


- Mở đầu
- Hình thành kiến thức mới
- Luyện tập
- Vận dụng
Câu 5. Phân tích khác biệt về hình thức của bộ sách giáo khoa mới môn Lịch sử
và Địa lí 6 với sách giáo khoa hiện hành.
Ở SGK hiện hành, kênh chữ khá nhiều, ít sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh. Một số bài kiến
thức hàn lâm, vượt quá hiểu biết so với độ tuổi. Hình thức thiết kế đơn điệu chỉ 2 màu
đen, trắng. Ở SGK mới: nội dung kiến thức đơn giản, kênh chữ ít, kiến thức nhẹ
nhàng, tăng cường các hình ảnh, tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ. Đặc biệt, sách được in
nhiều màu, bìa cứng, giấy in chất lượng, có khả năng sử dụng được nhiều năm. Cỡ
chữ phù hợp với lứa tuổi THCS để không ảnh hưởng đến mắt của học sinh. Như vậy,
sử dụng cuốn sách mới, GV sẽ rất thuận lợi trong việc triển khai, tổ chức các hoạt
động học tập nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Câu 6. Phân tích khác biệt về việc tổ chức các hoạt động của bộ sách giáo khoa
mới môn Lịch sử và Địa lí 6 với sách giáo khoa hiện hành.
Ở SGK hiện hành, việc tổ chức các hoạt động trên lớp thường chủ yếu là giáo viên
thuyết trình và trong quá trình đó, sử dụng một số câu hỏi nêu vấn đề, một số tranh

ảnh, bản đồ, sơ đồ minh hoạ cho bài học (nghĩa là giáo viên làm việc là chủ yếu). Ở
SGK mới, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều công sức suy nghĩ, chuẩn bị đồ dùng
cho một tiết dạy trên lớp. Trong tiết dạy, giáo viên đóng vai trị người hướng dẫn, áp
dụng nhiều hình thức dạy học, sử dụng nhiều kĩ thuật khác nhau. Ví dụ: ở hoạt động
khởi động: có thể dùng các trị chơi (ai là triệu phú, giải ô chữ, chuyển phát nhanh,
dừng xe bus, Taboo (từ cấm), trò chơi Bingo,…); ở hoạt động hình thành kiến thức
mới: giáo viên sử dụng các kĩ thuật khăn trải bàn, công não; thảo luận nhóm; mơ tả và
ghi chép; sân khấu hố; Timeline và sơ đồ hoá,…); ở hoạt động kết bài, củng cố và
kiểm tra kiến thức: giáo viên có thể sử dụng trò chơi hai nửa yêu thương; sơ đồ tư
duy; thi ai nhanh hơn; sử dụng kim tự tháp 3−2−1 (phần đáy yêu cầu ghi ra 3 điều các
em học được qua bài học; phần giữa ghi ra 2 điều mà các em thú vị, muốn tìm hiểu
thêm và phần đỉnh chóp ghi 1 câu hỏi mà các em cịn băn khoăn hoặc 1 điều em học
được từ bài học này để ứng dụng vào cuộc sống),…
Câu 7. Phân tích khác biệt về kế cấu của bộ sách giáo khoa mới mơn Lịch sử và
Địa lí 6 với sách giáo khoa hiện hành.
Phần Lịch sử Ở SGK hiện hành chỉ gồm Mở đầu (2 bài) 2 phần và 4 chương (Khái
quát Lịch sử thế giới cổ đại và Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X). Cuối
mỗi chương có một bài ơn tập. Ở SGK mới khơng chia thành các phần mà chia thành
5 chương với 21 bài, khơng có các bài ơn tập cuối mỗi chương. Trong khi kế thừa hầu
hết kết cấu bài ở nội dung lịch sử Việt Nam, thì ở nội dung lịch sử thế giới cổ đại,


SGK mới kết cấu đi vào từng quốc gia cụ thể: Ai Cập; Lưỡng Hà; Ấn Độ; Trung
Quốc; Hy Lạp; La Mã. Đặc biệt, SGK
mới bổ sung thêm một chương mà SGK hiện hành khơng có: Đơng Nam Á từ những
thế kỉ tiếp giáp Công nguyên đến thế kỉ X và bổ sung thêm một bài mới: Vương quốc
cổ Phù Nam. Phần Địa lí Ở SGK hiện hành chỉ gồm Mở đầu (1 bài) 2 phần và 2
chương (Chương I: Trái Đất và chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất). Ở
SGK mới chia thành 7 chương với 25 bài (kể cả Bài mở đầu), trong đó các thành phần
tự nhiên không nằm cùng trong một chương mà chia ra thành nhiều chương, mỗi

chương là một thành phần tự nhiên khác nhau.
Câu 8. Phương pháp dạy học lịch sử, địa lí theo hướng phát triển năng lực
hướng đến những mục đích gì?
Phương pháp dạy học lịch sử, địa lí theo hướng phát triển năng lực chú trọng đa dạng
hố các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giúp học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá
tri thức; chú trọng rèn luyện cho học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và các tài
liệu học tập, biết cách suy luận để tìm tịi và phát hiện kiến thức mới; tăng cường phối
hợp tự học với học tập, thảo luận theo nhóm, đóng vai, dự án. kết hợp việc dạy học
trên lớp với các hoạt động xã hội. Phương pháp dạy học mới khuyến khích học sinh
trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh
tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho học sinh có điều
kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề
một cách sáng tạo.
Câu 9. Yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí 6 nhằm
phát triển phẩm chất, năng lực là phải lựa chọn, sử dụng các phương pháp/kĩ
thuật dạy học (PPDH, KTDH) như thế nào?
Yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí 6 nhằm phát triển
phẩm chất, năng lực là phải lựa chọn, sử dụng các phương pháp/kĩ thuật dạy học
(PPDH, KTDH) với các yêu cầu sau;
− Đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại.
− Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập.
− Rèn luyện cho học sinh phương pháp học, hình thành kĩ năng tự học, kĩ năng nghiên
cứu khoa học; bồi dưỡng hứng thú và lịng say mê học tập.
− Phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức; phát triển tư duy sáng tạo ở học sinh như
dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp trị chơi,…
− Hình thành và phát triển kĩ năng thực hành; phát triển khả năng giải quyết vấn đề
trong thực tế cuộc sống như phương pháp thực hành, phương pháp thực nghiệm…
Chiều hướng lựa chọn và sử dụng các PPDH, KTDH mới, tiên tiến nhằm phát triển
phẩm chất, năng lực không tách rời nhau mà bổ sung cho nhau trong quá trình phát



triển phầm chất/năng lực người học. Do đó, khơng quan trọng việc các PPDH và
KTDH thuộc về chiều hướng này
hay chiều hướng kia mà quan trọng là việc lựa chọn được các PPDH và kĩ thuật dạy
học phù hợp với khả năng của học sinh, của GV; tính chất của hoạt động cụ thể trong
kế hoạch dạy học, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, địa phương nhằm đạt được
mục tiêu đã đề ra.
Câu 10. Một số nguyên tắc cần lưu ý khi kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển
năng lực trong môn môn Lịch sử và Địa lí 6 là gì?
− GV phải dựa trên u cầu cần đạt của chương trình về phẩm chất và năng lực.
− Xác định hình thức kiểm tra.
- Lập ma trận mức độ kiểm tra và sản phẩm cần đạt
Câu 11. GV triển khai 01 phần dẫn nhập vào bài theo nội dung của bộ sách giáo
khoa mới môn Lịch sử và Địa lí 6.
Tùy vào sự lựa chọn của GV.
Yêu cầu: phần dẫn nhập hướng đến nội dung bài, đảm bảo tính hấp dẫn, khơi gợi
hứng khởi của người học.
Câu 12. GV xem bảng ma trận, chọn và tổ chức dạy học một hoạt động trong
sách giáo khoa mới mơn Lịch sử và Địa lí 6.
Tùy vào sự lựa chọn của GV.
Yêu cầu: thiết kế hoạt động và tổ chức dạy theo của hoạt mục tiêu động đã đề ra.
Lưu ý: mục tiêu của từng hoạt động xuất phát từ mục tiêu bài học, GV cần bám sát
yêu cầu cần đạt, năng lực chung và phẩm chất trong chương trình tổng thể và bộ mơn
để viết mục tiêu cho từng bài học. Sau đó, xác định các hoạt động dạy học đáp ứng
với những mục tiêu đã đề ra. 01 hoạt động có thể đáp ứng được một hoặc nhiều mục
tiêu. Hoạt động dạy chú trọng phát triển PC, NL cho HS.
Câu 13. GV thiết kế một hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh theo nội dung của
sách giáo khoa mới mơn Lịch sử và Địa lí 6.
Tùy vào sự lựa chọn của GV.
Yêu cầu: hoạt động kiểm tra, đánh giá bám sát mục tiêu của hoạt động và mục tiêu

của bài học. Có thang đánh giá rõ ràng các mức độ học sinh đạt được mục tiêu.
Câu 14. Kiến thức tích hợp được thể hiện trong sách ở những phần nào?
Kiến thức tích hợp được thể hiện trong sách ở cả 3 phần: Mở đầu, Nội dung mới;
Hoạt động và phần Luyện tập - Vận dụng.
Câu 15. Nội dung kiến thức trong sách giáo khoa được chuyển tải bằng những
kênh nào?


- Nội dung kiến thức không chỉ được chuyển tải bằng chữ viết mà bằng cả kênh hình.
Kênh hình trong sách bao gồm hình ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ,... Kênh chữ là nội
dung kiến thức, tư liệu chữ viết.




×