Peter Drucker, nhà quản trị học số 1 thế giới
Kiến thức = nguồn lực quan trọng nhất
TTCN - Nhà quản trị học quan trọng nhất thế kỷ 20 Peter Drucker đã qua đời hôm 11-11
vừa qua. Ông đã để lại một di sản tinh thần khổng lồ không chỉ gồm 40 quyển sách kinh
điển kinh tế, chính trị, quản trị học.
Trong đó có đến 30 quyển được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ khác nhau, và quyển cuối cùng
sẽ được xuất bản tháng 1-2006, cùng hàng ngàn bài viết trên các tờ báo kinh tế hàng đầu
như tờ Wall Street Journal cùng các tiểu luận nghiên cứu, mà còn cả một khái niệm đã biến
thành thực tế: quản trị học là một điều thiết yếu trong xã hội công nghiệp.
Nếu như tác phẩm thứ nhì của ông, Tương lai của con người công nghiệp (1942), là bước
khởi đầu đột phá, thì tác phẩm thứ ba, Quan niệm về doanh nghiệp (1945), được xem là
chủ đạo chi phối tất cả các công trình nghiên cứu khác của ông.
Trước hết, ông xác tín rằng nên xem người lao động như là một tài nguyên thay vì đơn
giản chỉ là chi phí. Ông chỉ trích mạnh mẽ hệ thống sản xuất theo kiểu dây chuyền
(Taylorsim) vốn đã thống lĩnh sản xuất công nghiệp trong nửa đầu thế kỷ 20 với những dây
chuyền sản xuất xe hơi đầu tiên xuất phát từ Mỹ.
Theo ông, hình thức lao động này không khuyến khích sự sáng tạo của người lao động.
Ông cũng phản đối mạnh mẽ cái nhìn hạn hẹp cho rằng doanh nghiệp đơn giản chỉ là một
cách để tạo lợi nhuận ngắn hạn.
Từ đó, ông dẫn đến luận điểm thứ nhì: vai trò của người
lao động tri thức. Theo ông, thế giới đang chuyển dịch từ
“nền kinh tế hàng hóa” sang một “nền kinh tế tri thức”.
Nếu như trong thời Trung cổ các hiệp sĩ nổi bật nhất trong
các xã hội, trong thời đại tư bản các (tiểu) tư sản là cốt lõi,
thì những người tri thức sẽ đại diện xã hội thời hậu tư bản.
Mô tả của ông về sự chuyển đổi của thế giới từ một xã hội lao động công nghiệp sang một
xã hội lao động tri thức có thể tóm tắt như sau: Nếu như đầu thế kỷ 20, lực lượng lao động
chân tay chiếm đến 90% lực lượng lao động tại Mỹ, thì đến cuối thế kỷ này lực lượng này
chỉ còn lại 20%.
Ngược lại, nếu như cách đây 100 năm, lao động tri thức hầu như không hề tồn tại, thì nay
đã chiếm phần lớn nhất của lực lượng lao động tại Mỹ với 40%.
Ông định nghĩa xã hội tri thức là “xã hội của chuyển động” từ chỗ ở đến công việc làm
cùng các mối quan hệ. Từ đó, các nhà quản trị cần chấm dứt xem người lao động như
những bánh răng của cỗ máy khổng lồ.
Cũng vì thế mà các nhà chính trị nên nhận ra rằng kiến thức (từ giáo dục mà ra) chính là
nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kỳ xã hội tiến bộ nào, do lẽ năng suất lao động tri
thức sẽ quyết định sự thành công của một cá nhân, sự thành công và khả năng cạnh tranh
của một tổ chức, sự thịnh vượng của một quốc gia và vị thế của quốc gia đó trong nền kinh
tế thế giới.
Vì thế quản lý khôn ngoan chính là nhanh chóng nhân đôi, thậm chí nhân ba năng suất của
người lao động tri thức. Từ đó, các nhà quản trị phải biết rằng lãnh đạo không chỉ đơn giản
là thể hiện quyền lực và đưa ra quyết định.
Thế nhưng, ông chủ trương không nhất thiết phải trả lương những người này cao hơn nhiều
so với các lao động lành nghề truyền thống, nhằm bảo đảm tính quân bình của xã hội. Là
một người nhìn xa trông rộng, ông cảnh báo rằng đến giai đoạn suy thoái kinh tế “sẽ có
một làn sóng chỉ trích và khinh miệt đối với những nhà quản lý tự chi trả cho mình hàng
triệu USD” (vốn rất thịnh hành từ những năm 1990 và còn tồn tại cho đến ngày nay).
Peter Drucker còn đẩy quản trị học ra ngoài phạm vi kinh tế đơn thuần. Ông xác tín rằng
quản trị là “bộ phận thiết yếu của tất cả các tổ chức hiện đại” chứ không riêng gì các doanh
nghiệp. Một phần ba số sinh viên theo học tại viện đào tạo quản trị mang tên ông ở Đại học
Claremont (Mỹ) đến từ những lĩnh vực không liên quan đến kinh doanh.
Trong số các khách hàng tìm đến ông để được tư vấn, có cả Hội Chữ thập đỏ của Mỹ và
Hội Nữ hướng đạo sinh. Lời khuyên của ông cho họ là: cho dù có là tổ chức thiện nguyện
Peter Drucker sinh năm 1919
trong một gia đình trung lưu ở
Áo. Ông lấy bằng tiến sĩ luật
dân sự và quốc tế tại Đại học
Frankfurt năm 1931.
Sau đó, ông trải qua nhiều
lĩnh vực như ngân hàng, tư
vấn và báo chí. Năm 1937
ông sang Mỹ, sau đó trở lại
với công tác giảng dạy chính
trị, triết học, kinh tế, quản trị
học, bắt đầu là ở Đại học New
York, sau đó ở Đại học
Claremont.
gì đi nữa, cũng hãy tư duy giống như các doanh nghiệp, do lẽ các mạnh thường quân sẽ
ngày càng đánh giá họ trên kết quả công việc chứ không chỉ dựa trên ý định tốt đẹp.
Ngược lại, các tổ chức tình nguyện cũng có những bài học đáng giá để dạy lại cho các
doanh nghiệp: đó là sự hăng hái trong công việc và tài biến các “thân chủ” đang đóng góp
tiền của thành “những nhà tiếp thị” quảng cáo cho chính các tổ chức này.
Phạm vi ảnh hưởng của ông Drucker thật rộng lớn và đáng ngạc nhiên. Khi được hỏi sách
gối đầu giường về quản lý doanh nghiệp, tỉ phú tin học Bill Gates trả lời: “À, dĩ nhiên là
Drucker rồi”.