Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng chiêu liêu nước (terminalia calamansanai (blanco) rolfe) tại vùng đông nam bộ tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.98 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
==================

NGUYỄN THANH MINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG CHIÊU LIÊU NƯỚC (Terminalia
calamansanai (Blanco) Rolfe) TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Chuyên ngành đào tạo: Lâm sinh
Mã số: 9.62.02.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Hà Nội - 2021


Cơng trình được hồn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM THẾ DŨNG
TS. GIANG VĂN THẮNG
TS. Phí Hồng Hải

Chủ tịch hội đồng: GS. TS Võ Đại Hải
Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Huy Sơn
Phản biện 2: PGS. TS Phạm Xuân Hoàn
Phản biện 3: PGS. TS Trần Minh Hợi
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2021



Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam


NHỮNG CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thanh Minh, Đỗ Thị Ngọc Hà (2017), “Kết quả nghiên
cứu giâm hom Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai Rolfe)”,
Tạp chí khoa học Lâm nghiệp chuyên san 2017, tr. 34 – 39.
2. Nguyễn Thanh Minh, Đỗ Thị Ngọc Hà, Phùng Văn Tỉnh (2019),
“Nghiên cứu đặc điểm hạt giống, phương pháp xử lý và bảo quản
hạt Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai Rolfe)”, Tạp chí
khoa học Lâm nghiệp, (4), tr. 78 – 85.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai (Blanco) Rolfe) thuộc họ
Bàng (Combretaceae) là loài cây gỗ lớn, cao đến 30 - 40 mét, đường kính
có thể đạt 60 – 80 cm, thậm chí tới 2 mét. Loài cây này phân bố rộng ơ
các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Gỗ
Chiêu liêu nước có màu trắng trung bình, mịn, thớ thẳng và dễ gia cơng
chế biến. Vì thế, gỗ Chiêu liêu nước được sử dụng để làm gỗ ván, gỗ dán,
đồ mộc gia dụng và gỗ xây dựng. Chiêu liêu nước, ra hoa hàng năm, tạo
điều kiện tốt cho việc chọn giống và trồng rừng. Cho đến nay, loài cây
này chưa được quan tâm nghiên cứu sâu về chọn giống, nhân giống, kỹ
thuật trồng rừng và trồng làm giàu rừng. Các nghiên cứu trước đây đối
với loài cây này mới chỉ dừng lại ơ mô tả, phân loại.
Nghiên cứu sử dụng các lồi cây gỗ bản địa có giá trị để trồng rừng

cung cấp gỗ lớn là một nhiệm vụ quan trọng của ngành lâm nghiệp. Tuy
vậy, cho đến nay số lượng các loài cây gỗ bản địa được tuyển chọn để
trồng rừng và làm giàu rừng ơ Việt Nam cịn rất ít. Để “Nâng cao năng
suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất” và “Nâng cao giá trị sản
phẩm gỗ qua chế biến” (QĐ 774&919 Bộ NN&PTNT), ngành lâm
nghiệp cần phải trồng rừng gỗ lớn, nhất là đối với các loài cây gỗ bản địa.
Thế nhưng, hiện nay ngành lâm nghiệp vẫn cịn thiếu khơng chỉ nguồn
giống chất lượng cao, mà còn cả kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng rừng trồng
từ những cây gỗ bản địa. Hạn chế này dẫn đến những khó khăn cho việc
hồn thành mục tiêu chiến lược của ngành. Vì thế, những nghiên cứu về
chọn giống, nhân giống, kỹ thuật trồng rừng và làm giàu rừng tự nhiên
nghèo bằng một số loài cây gỗ bản địa có vùng phân bố tự nhiên rộng,
sinh trương nhanh, cho gỗ lớn là một vấn đề đang được quan tâm hiện
nay.
Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng
Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai (Blanco) Rolfe) tại vùng
Đông Nam Bộ” đặt ra là cần thiết và có ý nghĩa nhằm góp phần phát triển
trồng rừng sản xuất cung cấp gỗ lớn cho ngành chế biến gỗ ơ nước ta.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Cung cấp những thông tin cơ bản làm cơ sơ khoa học cho việc chọn
giống, nhân giống, trồng và nuôi dưỡng rừng Chiêu liêu nước, nhằm
nâng cao năng suất rừng và đa dạng hóa lồi cây trồng rừng bản địa ơ
vùng Đơng Nam Bộ.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định được một số đặc điểm sinh học của cây Chiêu liêu nước,
làm cơ sơ xây dựng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp.

- Chọn được xuất xứ và gia đình Chiêu liêu nước có khả năng sinh
trương nhanh đáp ứng được yêu cầu trồng rừng cây bản địa.
- Xác định kỹ thuật nhân giống Chiêu liêu nước bằng phương pháp
gieo hạt và giâm hom.
- Xác định được kỹ thuật trồng, nuôi dưỡng rừng trồng Chiêu liêu
nước thuần loài và hỗn giao trên một số loại đất chủ yếu ơ vùng Đông
Nam Bộ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học
Bổ sung một số thông tin khoa học về đặc điểm sinh học của cây Chiêu
liêu nước để làm cơ sơ chọn giống, nhân giống và trồng rừng có năng
suất và chất lượng cao ơ vùng Đông Nam Bộ.
Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng để phát triển rừng
trồng Chiêu liêu nước cung cấp gỗ lớn có năng suất và chất lượng ơ vùng
Đơng Nam Bộ.
4. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án đã đưa ra những điểm mới sau đây:
- Thứ nhất, cung cấp một số cơ sơ khoa học từ đặc điểm lâm học, vật
hậu, đặc điểm hạt giống đến chọn giống, nhân giống và trồng rừng Chiêu
liêu nước

2


- Thứ hai, đã xác định được 1 xuất xứ và 4 gia đình Chiêu liêu nước
đáp ứng tiêu chuẩn của Ngành Lâm nghiệp để công nhận giống cây trồng
Lâm nghiệp mới.
- Thứ ba, đã hoàn thiện kỹ thuật nhân giống hữu tính, vơ tính, xác định
tiêu chuẩn cây con và một số kỹ thuật chủ yếu để trồng rừng Chiêu liêu

nước.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quần thể Chiêu liêu nước tự nhiên, hạt giống,
cây con trong vườn ươm và rừng trồng Chiêu liêu nước thuần loài và hỗn
giao từ 1- 5 và 9 tuổi.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án này chỉ nghiên cứu về một số đặc
điểm sinh học như đặc điểm lâm học, vật hậu và hạt Chiêu liêu nước;
khảo nghiệm xuất xứ kết hợp với khảo nghiệm gia đình; kỹ thuật nhân
giống bằng gieo ươm bằng hạt và giâm hom; kỹ thuật trồng rừng thuần
loài, hỗn giao và trồng làm giàu rừng.
- Về địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu về đặc điểm lâm học, vật hậu
được thực hiện tại rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới ơ khu vực Mã
Đà thuộc tỉnh Đồng Nai. Chọn cây trội Chiêu liêu nước được thực hiện
tại 4 vùng sinh thái: Nam Trung Bộ (Ninh Thuận), Tây Nam Bộ (Kiên
Giang), Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Tây Ninh) và Tây Nguyên (Gia Lai).
Những thí nghiệm về bảo quản hạt giống và nhân giống được tiến hành
tại vườn ươm của Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp Đơng
Nam Bộ, Trảng Bom, Đồng Nai. Thí nghiệm về khảo nghiệm xuất xứ kết
hợp với khảo nghiệm hậu thế được bố trí tại khu vực Tân Biên thuộc tỉnh
Tây Ninh. Thí nghiệm về tiêu chuẩn cây con trồng rừng, phân bón, mật
độ và trồng rừng hỗn giao được tiến hành tại khu vực Vĩnh Cửu thuộc
tỉnh Đồng Nai. Thí nghiệm trồng làm giàu rừng tự nhiên nghèo bằng lồi
Chiêu liêu nước được bố trí tại khu vực Tân Lập thuộc tỉnh Bình Phước
- Về thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm về bảo quản hạt giống được thực
hiện trong thời gian 24 tháng. Thí nghiệm về gieo ươm được theo dõi từ
3



khi cấy hạt đến khi cây con đạt 6 tháng tuổi. Thí nghiệm về giâm hom
được theo dõi từ khi cấy hom đến khi hom ra rễ hoàn toàn sau 1 tháng
tuổi. Thí nghiệm về khảo nghiệm xuất xứ kết hợp khảo nghiệm gia đình
theo dõi đến 5 tuổi. Thí nghiệm về trồng rừng được theo dõi từ khi trồng
đến lúc rừng đạt 4 tuổi và 9 tuổi.
6. Bố cục luận án
Luận án bao gồm 113 trang, 55 bảng, 15 hình, tài liệu tham khảo, phụ
lục. Cấu trúc của luận án bao gồm: Mơ đầu (4 trang); Chương 1: Tổng
quan vấn đề nghiên cứu (23 trang); Chương 2: Nội dung và phương pháp
nghiên cứu (22 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (61
trang); Kết luận, tồn tại và kiến nghị (3 trang).
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Phân loại thực vật và đặc điểm hình thái
Chiêu liêu nước có tên khoa học là Terminalia calamansanai (Blanco)
Rolfe. Tên thương mại là Kwako, Yellow terminalia. Đây là cây gỗ thuộc
chi Chiêu liêu, họ Bàng.
Trong bộ Thực vật chí Đơng Dương, Lecomte (1911) mô tả, Chiêu liêu
nước cao từ 25 đến 30 mét, đường kính có thể đạt từ 50 đến 80 cm. Thân
cây màu xám, vỏ không tách. Lá thuôn, xanh thẩm, mặt dưới lá hơi nhạt;
chiều dài 7 – 15 cm, rộng 2,5 – 6 cm; có 4 – 6 đôi gân lá; cuống lá nhỏ,
nhẵn, dài 15 – 25 mm, có 2 tuyến ơ gốc. Hoa lưỡng tính có nhiều lơng,
khơng có cánh tràng, nhị 10. Cánh đài hợp ơ gốc thành hình đấu, trên
chia 5 cánh hình tam giác. Nhụy hoa hình trụ có lơng dày dễ tách, dài 2
mm, có 2 nỗn treo. Quả có cánh hình thoi dài khoảng 1 cm, 2 cánh gần
như hình chữ nhật dài 2 – 3 cm.
1.1.2. Đặc điểm sinh thái
Ở khu vực Đông Nam Á, Chiêu liêu nước phân bố chủ yếu ơ Việt Nam,
Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Papua New
Guinea, quần đảo Solomon. Cây phân bố chủ yếu ơ vùng thấp, độ cao

4


dưới 500m so với mực nước biển, sinh trương tốt nhất ơ nơi có nhiệt độ
trung bình năm từ 28 – 340C mơ rộng cây có khả năng chịu đựng được
nền nhiệt độ trung bình từ 18 – 38 0C. Cây thích hợp với lượng mưa trung
bình năm 3.000 - 4.000 mm và có thể mơ rộng ơ 2.000 - 5.000 mm. Cây
ưa đất màu mỡ, thoát nước tốt, pH đất từ 5,5 - 6,5 và có thể mơ rộng 4,5 7,5. Cây sinh trương rất nhanh, có thể đạt 25 - 30 m3/ha/năm
1.1.3. Tình hình gây trồng
Nile (1989) trong nghiên cứu chọn loài trồng rừng tại Tây Samoa đã
phân chia thang điểm 100, trong đó chất lượng và sử dụng gỗ: 40 điểm;
hình dạng thân cây và tăng trương: 30 điểm; cạnh tranh cỏ dại: 15 điểm;
nguồn hạt giống: 10 điểm; chăm sóc vườn ươm: 5 điểm. Theo tác giả, chi
Chiêu liêu có có 5 lồi, Chiêu liêu nước xếp thứ 2 trong 5 loài thuộc chi
Chiêu liêu và thứ 12 (66 điểm) trong 47 loài lựa chọn, chất lượng gỗ đạt
23 trên 40 điểm, hình dạng thân cây và tăng trương đạt 24 điểm trên 30
điểm chứng tỏ Chiêu liêu nước là lồi có chất lượng gỗ, hình dạng thân
cây chuẩn và sinh trương nhanh.
Burslem & Whitmore (1996) đã nghiên cứu về loài Chiêu liêu nước tại
Kolombangara Solomon từ năm 1964. Theo tác giả, kết quả nghiên cứu
về thí nghiệm mơ tán rừng tự nhiên cho tăng trương về đường kính trung
bình là 0,9 mm/năm đối với những cây Chiêu liêu nước có đường kính
nhỏ hơn 10cm; 1,6 mm/năm đối với những cây Chiêu liêu nước có đường
kính từ 10cm -20cm và cao nhất là 4,8 mm/năm đối với những cây có
đường kính từ 30cm -50cm.
1.1.4. Giá trị sử dụng
Theo Anon (1976), gỗ Chiêu liêu nước có xu hướng nứt dọc, tỷ trọng
gỗ trung bình, độ cứng vừa phải. Gỗ có màu từ vàng nhạt đến nâu nhạt.
Gỗ Chiêu liêu nước có thể bốc verneer rất hiệu quả. Gỗ Chiêu liêu nước
cũng được dùng làm đồ nội thất, tủ bàn cao cấp (Pleydell, 1970). Ngoài

giá trị gỗ, vỏ Chiêu liêu nước chứa tanin dùng trong công nghệ nhuộm.
Đặc biệt trong lá của lồi này có chứa một số Aceton có khả năng làm
thuốc điều trị chống ung thư (Lih-Geeng Chen và cs, 2009).

5


1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Phân loại và đặc điểm hình thái
Chiêu liêu nước tên khoa học Terminalia calamansanai (Blanco)
Rolfe; Terminalia papilio Hance thuộc họ Bàng (Combretaceae), Bộ Sim
(Myrtales). Chiêu liêu nước là cây rụng lá vào mùa khơ, cao 15 - 30m,
đường kính trung bình 50 - 70cm, nhưng cũng có cây có đường kính tới 2
m. Cành mập, cao, lá đơn, mọc cách, thường tập trung phía đầu cành. Lá
cứng hình ngọn giáo, đầu có mũi nhọn thn dần về phía gốc dài 6 10cm, rộng 2 - 3cm. Phiến lá có mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới hơi thơ,
gân bên 4 - 6 đơi, nổi rõ ơ mặt dưới, hơi rõ ơ mặt trên, gân mạng lưới
không rõ. Cuống lá dài 2 - 3cm, khơng có lơng, có 2 tuyến ơ gốc, cụm
hoa dạng bơng rất dày, hoa mọc ơ nách lá phía đầu cành, dài 10 - 15cm,
cuống chung phủ dày lông mịn màu vàng hung. Hoa lưỡng tính màu
trắng ngà có mùi thơm hắc, lá bắc nhỏ, dài 1 - 2mm, có nhiều lơng, sớm
rụng. Cánh đài hợp ơ gốc thành hình đấu, trên chia 5 cánh hình tam giác,
có nhiều lơng. Khơng có cánh tràng. Nhị 10, dài 2 - 3mm đính xen kẽ với
cánh đài. đĩa phân thùy có lơng. Bầu hạ phủ rất nhiều lơng, 1 ơ, 2 nỗn,
vịi dài 3mm, có lơng ơ phía dưới. Quả dẹt, có 2 cánh, có lơng trắng mịn,
bề ngang 2 - 5cm, cao 1,5 - 4cm. Một hạt, dài 7 - 10mm, rộng 3 - 6mm
(Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh, 1993).
1.2.2. Đặc điểm sinh thái
Chiêu liêu nước là cây rụng lá vào mùa khơ. Cây thuộc lồi cây ưa
sáng, thường gặp ven rừng, ưa đất sét pha cát, ẩm, có nhiều mùn, ra hoa
vào tháng 7 – 8 ra quả vào tháng 9 -10. Tại Việt Nam, cây mọc ơ vùng

núi Nam Trung Bộ Gia Lai, Kontum và mọc phổ biến ơ các tỉnh miền
Đông Nam Bộ, Núi Dinh Bà Rịa - Vũng Tàu, ơ vùng đồi núi thấp tại
Kiên Giang, Hà tiên, Phú Quốc. Trong vùng Đơng Nam Á lồi này cũng
phân bố ơ các nước như Campuchia, Thái Lan, Mianma, Philippine,
Malaixia (Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh, 1993).
1.2.3. Tình hình gây trồng
Ở trong nước, Chiêu liêu nước chưa được nghiên cứu về kỹ thuật trồng
mà chỉ có rất ít nghiên cứu trong giai đoạn vườn ươm.
6


Nguyễn Văn Thêm, Phạm Thanh Hải (2004) đã nghiên cứu ảnh hương
của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trương của Chiêu liêu nước 6 tháng tuổi
trong điều kiện vườn ươm. Ở nghiên cứu này, đã xác định được hàm
lượng phân thích hợp đối với Chiêu liêu nước trong giai đoạn vườn ươm
là NPK là 1,0%, super photphat là 1,0%, còn phân hữu cơ hoai là 15 20%.
Theo Nguyễn Thanh Minh (2010), khi gieo ươm loài Chiêu liêu nước,
hạt cần được ngâm nước ơ nhiệt độ thường 2 ngày, ủ và rửa chua 2 ngày
1 lần. Từ ngày thứ 6 hạt bắt đầu nảy mầm. Tỷ lệ nảy mầm cao nhất 86%.
Thành phần ruột bầu khi gieo ươm có tỷ lệ xơ dừa từ 25% -50% cho cây
con sinh trương tốt trong giai đoạn gieo ươm.
1.2.4. Giá trị sử dụng
Theo Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh (1993) gỗ Chiêu liêu nước có
màu trắng, trung bình, mịn, dễ gia cơng, dùng đóng đồ gia đình, xây
dựng.
Phạm Thế Dũng và cs (2018) cho rằng gỗ Chiêu liêu nước có nhiều
tính chất vật lý, cơ học thấp nên việc sử dụng gỗ có thể cho nhiều mục
đích khơng địi hỏi chịu lục, chịu va đập tốt nên có thể làm tàu thuyền gỗ.
Gỗ Chiêu liêu nước phù hợp cho mục đích làm nguyên liệu sản xuất ván
ghép thanh, tương đối phù hợp để làm nguyên liệu sản xuất ván bóc, gỗ

cấu trúc trong nhà và đồ mộc thơng thường. Gỗ ít co rút và giãn nơ nên
thuận lợi trong sử dụng. Gỗ Chiêu liêu nước dễ bị nấm biến màu tấn công
ngay sau khi chặt hạ, do vậy cần có biện pháp xẻ, sấy ngay sau khi khai
thác hoặc chống nấm.
1.3. Nhận xét chung
Chiêu liêu nước có tên khoa học là Terminalia calamansanai (Blanco)
Rolfe thuộc chi Chiêu liêu (Terminalia) của họ Bàng (Combretaceae).
Đặc điểm phân loại và hình thái của Chiêu liêu nước đã được mô tả chi
tiết trong nhiều tài liệu khác nhau.
Trên thế giới, Chiêu liêu nước phân bố ơ một số nước châu Á (Ấn Độ,
Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Papua New Guinea) và một số
nước châu Phi. Ở Việt Nam, Chiêu liêu nước thường bắt gặp trong rừng
7


kín thường xanh ẩm nhiệt đới và rừng nửa thường xanh hơi khô nhiệt đới
tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu),
miền Tây Nam Bộ (Kiên Giang), Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk) và các tỉnh miền duyên hải Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình
Thuận).
Hiện nay những thơng tin về nguồn giống, kỹ thuật nhân giống, kỹ
thuật trồng và nuôi dưỡng rừng Chiêu liêu nước còn rất hạn chế. Luận án
tập trung nghiên cứu ba nội dung cơ bản: i) Các đặc điểm sinh học, lâm
học của Chiêu liêu nước; ii) Kỹ thuật liên quan đến chọn và nhân giống
Chiêu liêu nước; iii) Các kỹ thuật về trồng và nuôi dưỡng rừng Chiêu liêu
nước.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
(1) Một số đặc điểm sinh học của Chiêu liêu nước
- Vai trò của Chiêu liêu nước trong kết cấu loài cây gỗ và cấu trúc rừng

- Đặc điểm vật hậu Chiêu liêu nước
- Đặc điểm hạt Chiêu liêu nước
(2) Chọn giống, khảo nghiệm xuất xứ kết hợp với khảo nghiệm hậu thế
Chiêu liêu nước
- Tuyển chọn cây trội
- Khảo nghiệm xuất xứ kết hợp với khảo nghiệm hậu thế
(3) Kỹ thuật nhân giống Chiêu liêu nước
- Kỹ thuật nhân giống bằng hạt
- Kỹ thuật nhân giống bằng hom
(4) Kỹ thuật trồng rừng Chiêu liêu nước
- Ảnh hương tiêu chuẩn cây con đến tỷ lệ sống và sinh trương
- Ảnh hương của phân bón đến tỷ lệ sống và sinh trương
- Ảnh hương của loại đất đến tỷ lệ sống và sinh trương
- Ảnh hương của mật độ trồng đến tỷ lệ sống và sinh trương
8


- Ảnh hương của phương thức trồng hỗn giao đến tỷ lệ sống và sinh
trương
- Ảnh hương của phương thức trồng làm giàu rừng đến tỷ lệ sống và
sinh trương
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Quan điểm và phương pháp tiếp cận
Luận án kết hợp cả phương pháp sinh thái học thực nghiệm và
nghiên cứu ứng dụng, bố trí thí nghiệm trong phịng (kỹ thuật hạt giống),
thí nghiệm nhân giống ơ vườn ươm. Trồng mơ hình khảo nghiệm giống,
kỹ thuật trồng rừng và làm giàu rừng.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu xác định một số đặc điểm sinh học
(a) Vai trò của Chiêu liêu nước trong kết cấu và cấu trúc rừng

- Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và phương pháp, lập 3 ô tiêu
chuẩn tạm thời 2.500 m2 trên mỗi trạng thái rừng (rừng giàu và rừng trung
bình) để thu thập số liệu, mật độ, tổ thành, tầng thứ, phân bố N/D và N/H
và đặc điểm tái sinh tự nhiên.
(b) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm vật hậu
- Sử dụng phương pháp mô tả, quan sát, nghi chép để nghiên cứu vật hậu
trong thời gian 4 năm.
(c) Nghiên cứu đặc điểm hạt giống
- Xác định kích thước hạt
- Xác định khối lượng hạt (m)
- Xác định độ ẩm trong hạt W (%)
(e) Phương pháp bảo quản hạt giống (3 nghiệm thức)
- NT1: Trong ngăn đá của tủ lạnh ơ nhiệt độ từ -100C đến -50C.
- NT2: Trong ngăn mát của tủ lạnh ơ nhiệt độ 30C đến 50C.
- NT3: Trong trong hủ sành ơ điều kiện nhiệt độ bình thường.
-Thời gian thực hiện trong 24 tháng, 2 tháng kiểm nghiệm 1 lần.

9


2.2.2.2. Chọn giống, khảo nghiệm xuất xứ kết hợp với khảo nghiệm hậu
thế
(a) Phương pháp chọn cây trội
Cây trội (hay cây mẹ) được chọn theo Quy phạm kỹ thuật xây dựng
rừng giống và vườn giống (QPN/15-93), do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành năm 1993 và Tiêu chuẩn ngành 04 TCN - 147 –
2006.
(b) Phương pháp xây dựng khảo nghiệm xuất xứ kết hợp với khảo nghiệm
hậu thế
Tổng số gia đình tham gia khảo nghiệm là 42 của 5 xuất xứ, đó là xuất

xứ Kiên Giang (10 gia đình); Ninh Thuận (4 gia đình); Gia lai (5 gia
đình); Đồng Nai (19 gia đình); Tây Ninh (4 gia đình).
Khảo nghiệm được bố trí theo hàng cột với 8 lần lặp Tổng số 32 cây
cho mỗi gia đình, mỗi lần lặp 4 cây/gia đình. Bố trí theo hàng thẳng (4
cây*42 gia đình = 168 cây/lặp). Mật độ trồng 1.110 cây/ha (3*3m)
2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống
(a) Kỹ thuật nhân giống bằng hạt
(a1) Phương pháp xử lý hạt giống
+ Nghiệm thức 1 (XL1): Ngâm hạt trong nước ơ nhiệt độ bình thường
(20 – 250C)
+ Nghiệm thức 2 (XL2): Ngâm hạt trong nước có nhiệt độ ban đầu: 520C
- 550C (tương ứng với 2 sôi 3 lạnh);
+ Nghiệm thức 3 (XL3): Ngâm hạt trong nước có nhiệt độ ban đầu: 680C
- 700C (tương ứng với 3 sôi 2 lạnh).
- Thời gian ngâm hạt trong nước là 2 ngày.
(a2). Ảnh hưởng của thành phần xơ dừa đến sinh trưởng của cây con
- Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức có tỷ lệ % xơ dừa theo khối lượng
bầu là: 0%; 20%; 50%; 75%.
+ NT1: 5% phân chuồng + 1% phân NPK + 94 % đất mặt (Đối chứng).
+ NT2: 25% xơ dừa + 5% phân chuồng + 1% phân NPK + 69 % đất mặt.

10


+ NT3: 50% xơ dừa + 5% phân chuồng + 1% phân NPK + 44 % đất mặt.
+ NT4: 75% xơ dừa + 5% phân chuồng + 1% phân NPK + 19 % đất mặt.
(b) Nhân giống bằng hom
(b1) Thí nghiệm về ảnh hưởng loại thuốc và nồng độ kích thích sinh
trưởng
Thí nghiệm này bao gồm 13 nghiệm thức. Nghiệm thức (NT1) –

(NT4): IAA = 500, 1.000, 1.500 và 2.000 ppm. Nghiệm thức (NT5) –
(NT8): NAA = 500, 1.000, 1.500 và 2.000 ppm. Nghiệm thức (NT9) –
(NT12): IBA = 500, 1.000, 1.500 và 2.000 ppm. Nghiệm thức NT13: Đối
chứng (Không sử dụng chất kích thích).
(b2) Thí nghiệm về thời gian xử lý thuốc
Thí nghiệm này có 3 nghiệm thức: T1: 30 giây, T2: 60 giây và T3: 90
giây.
(b3) Thí nghiệm về giá thể giâm hom
Thí nghiệm này bao gồm 3 nghiệm thức. GT1: 100% đất tầng mặt.
GT2: 70% đất tầng mặt + 30 % xơ dừa. GT3: 50% đất tầng mặt + 50 %
xơ dừa.
(b4) Thí nghiệm về tuổi cây mẹ lấy hom
Thí nghiệm này bao gồm 6 nghiệm thức: NT1: Hom từ cây 6 tháng
tuổi; NT2: Hom từ cây 1 tuổi; NT3: Hom từ cây 2 tuổi; TN4: Hom từ cây
3 tuổi; TH5: Hom từ chồi trẻ hóa cây mẹ 2 tuổi; NT6: Hom từ chồi trẻ
hóa cây mẹ 3 tuổi.
(b5) Thí nghiệm về thời vụ giâm hom
Thí nghiệm này bao gồm 4 nghiệm thức: TV1: Giâm vào tháng 3 (Mùa
khô); TV2: Giâm vào tháng 6 (Mùa mưa); TV3: Giâm vào tháng 9 (Mùa
mưa); TV4: Giâm vào tháng 12 (Mùa khơ).
Mỗi thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 4 lần lặp, mỗi
lặp 36 hom.
2.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu kỹ tḥt trờng rừng
(a) Thí nghiệm ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con trồng rừng
+ TC1: 6 tháng tuổi (D0: 0,95-1,05 cm và Hvn: 45-55 cm);
11


+ TC2: 12 tháng tuổi (D0: 1,3-1,5 cm và Hvn: 95-105 cm);
+ TC3: 18 tháng tuổi (D0: 2,0-2,2 cm và Hvn 145-155 cm).

(b) Thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón trong trồng rừng
+ BL1: Đối chứng (Khơng bón);
+ BL2: Bón lót 100 g NPK/cây);
+ BL3: Bón lót 200 g NPK/cây;
+ BL4: Bón lót 100 g NPK + 200 g phân vi sinh/cây);
+ BL5: Bón lót 100 g NPK + 400 g phân vi sinh/cây.
- Sử dụng phân NPK (14:8:6) Bình Điền và phân vi sinh Sơng Gianh.
(c) Thí nghiệm ảnh hưởng của loại đất trồng rừng
+ LĐ1: Đất xám phù sa cổ
+ LĐ2: Đất feralit đỏ vàng
(d) Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ trong trồng rừng
+ MĐ1: 1.110 cây/ha, cự ly 3x3m
+ MĐ2: 833 cây/ha, cự ly 4x3m
+ MĐ 3: 667 cây/ha, cự ly 5x3m
(e) Ảnh hưởng của trồng rừng hỗn giao
+ HG1: 75% Chiêu liêu nước + 25% Sao đen (trồng theo hàng 3 cây
Chiêu liêu nước và 1 cây Sao đen);
+ HG2: 75% Chiêu liêu nước + 25% Dầu rái (trồng theo hàng 3 cây
Chiêu liêu nước và 1 Dầu rái);
+ HG3: 50% Chiêu liêu nước + 25% Sao đen + 25% Dầu rái (trồng theo
hàng 1 cây Chiêu liêu nước + 1 cây Sao đen + 1 cây Chiêu liêu nước + 1
cây Dầu rái);
+ HG4: Chiêu liêu nước 50% + Đậu tràm 50% (trồng theo hàng 1 cây
Chiêu liêu nước + 1 cây Đậu tràm);
+ HG5: Trồng thuần loài Chiêu liêu nước để đối chứng.
(f) Ảnh hưởng của phương thức trồng làm giàu rừng
+ LG1: Rạch chặt rộng 4 m (bằng 1/3 chiều cao của cây rừng), rạch chừa
rộng 6 m; trồng cây cách cây 3 m tương ứng 333 cây/ha.
+ LG2: Rạch chặt rộng 6 m (bằng 1/2 chiều cao của cây rừng), rạch chừa
rộng 6m; trồng cây cách cây 3 m tương ứng 278 cây/ha.

12


+ LG3: Trồng theo lỗ trống với kích thước 500 m2
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê Statgraphics Plus 4.0, SPSS 24. Phần
mềm Excel được sử dụng để tập hợp số liệu, vẽ đồ thị và biểu đồ, phân
bố N/D và N/H.
Sử dụng các phương pháp phân tích phương sai một nhân tố và các
tiêu chuẩn so sánh mẫu (Tukey và LSD) để so sánh sự khác biệt giữa 2
nghiệm thức.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc điểm sinh học của Chiêu liêu nước
3.1.1. Vai trò của Chiêu liêu nước trong những quần xã thực vật rừng
(QXTV)
3.1.1.1. Vai trò của Chiêu liêu nước trong những QXTV thuộc trạng
thái rừng trung bình (TTRTB)
Tổng số loài cây gỗ bắt gặp là 36 loài thuộc 33 chi của 27 họ. Số loài
cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế (Chỉ số IVI ≥ 4,0%) là 8 loài (Dầu song
nàng; Vên vên; Cám; Máu chó; Trường mật; Chiêu liêu nước; Dền đỏ,
Bằng lăng ổi).
Mật độ quần thụ trung bình là 544 cây/ha (100%); trong đó 8 lồi cây
gỗ ưu thế và đồng ưu thế chiếm 44,5 % (243 cây/ha), cịn lại 28 lồi cây
gỗ khác là 55,5% (302 cây/ha). Trong những QXTV ơ TTRTB, Chiêu
liêu nước có các thơng số về N, G và M tương ứng là 4,2%, 5,6% và
5,6%; trung bình 5,1%.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, kết cấu loài cây gỗ và vai trò của
Chiêu liêu nước thay đổi tùy theo QXTV rừng. Chiêu liêu nước là loài
đồng ưu thế sinh thái; trong đó chỉ số IVI trung bình là 5,1%, dao động từ
3,2% đến 7,7%.

Thành phần loài cây gỗ của những QXTV thuộc TTRTB có sự tương
đồng khá cao, trung bình 77,5%, dao động từ 74,1 đến 83%.

13


3.1.1.2. Vai trò của Chiêu liêu nước trong những QXTV thuộc trạng
thái rừng giàu (TTRG)
Phân tích kết cấu lồi cây gỗ của những QXTV ơ TTRG (Bảng 3.3)
cho thấy tổng số loài cây gỗ bắt gặp trong những QXTV ơ TTRG là 40
loài thuộc 34 chi của 28 họ. Số loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế (Chỉ số
IVI ≥ 4,0%) bắt gặp là 8 loài (Dầu song nàng, Sến mủ, Vên vên, Chiêu
liêu nước, Trường mật, Cám, Bằng lăng ổi, Trâm vỏ đỏ).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ trung bình của quần thụ là 556
cây/ha (100%); trong đó 8 lồi cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế chiếm
49,8% (276 cây/ha), cịn lại 32 lồi cây gỗ khác đóng góp 50,2% (279
cây/ha). Trong những QXTV ơ TTRG, Chiêu liêu nước đóng góp N, G và
M tương ứng là 6,0%, 7,1% và 6,6%; trung bình 6,6%.
Kết cấu lồi cây gỗ và vai trị của Chiêu liêu nước trong những QXTV
thuộc TTRG thể hiện số loài cây gỗ bắt gặp trung bình trên diện tích
OTC 2.500 m2 là 29 loài. Trong những QXTV thuộc TTRG, Chiêu liêu
nước là lồi đồng ưu thế sinh thái; trong đó chỉ số IVI trung bình là 6,6%,
dao động từ 5,1% đến 7,4%.
Thành phần loài cây gỗ của những QXTV thuộc TTRG có sự tương
đồng khá cao, trung bình 71,5%, dao động từ 65,4 đến 82,5%.
3.1.1.3. Vai trò của cây tái sinh Chiêu liêu nước trong những QXTV
Trong những QXTV thuộc cả hai trạng thái rừng này, cây tái sinh phân
bố ơ mọi cấp Hvn. Tỷ lệ số cây tái sinh Chiêu liêu nước trong những
QXTV ơ TTRTB (7,0%) cao hơn so với TTRG (6,5%). Mặt khác, cây tái
sinh Chiêu liêu nước cũng phân bố ơ mọi cấp H; trong đó tỷ lệ số cây gia

tăng rõ rệt từ cấp Hvn < 50 cm (1,1% ơ TTRTB và 4,9% ơ TTRG) đến
cấp Hvn > 200 cm (trung bình 15,5% ơ TTRTB và TTRG). Sự có mặt
của cây tái sinh ơ mọi cấp Hvn chứng tỏ Chiêu liêu nước có khả năng tái
sinh tự nhiên liên tục dưới tán rừng.
3.1.1.4. So sánh vai trò của Chiêu liêu nước trong những QXTV

14


Số loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế ơ hai trạng thái rừng này là 8 loài
(Dầu song nàng; Vên vên; Cám; Chiêu liêu nước; Trường mật; Cám;
Bằng lăng ổi; Trâm vỏ đỏ) và có sự tương đồng khá cao (CS = 75,0%).
Chiêu liêu nước là loài cây gỗ đồng ưu thế không những ơ tầng cây mẹ
mà cả ơ lớp cây tái sinh. Ở tầng cây mẹ, Chiêu liêu nước trong TTRTB
thấp hơn so với TTRG. Trái lại, ơ lớp cây tái sinh, Chiêu liêu nước trong
TTRTB cao hơn so với TTRG. Ở cả 2 trạng thái cho thấy, Chiêu liêu
nước tái sinh liên tục dưới tán rừng.
Kết quả nghiên cứu về kết cấu loài cây gỗ đồng ưu thế với Chiêu liêu
nước gợi mơ về khả năng trồng rừng hỗn giao cây Chiêu liêu nước với
các loài cây (họ Dầu) ưu thế.
3.1.2. Cấu trúc quần thụ của trạng thái rừng trung bình và giàu
3.1.2.1. Phân bố số cây theo cấp đường kính
Kết quả nghiên cứu cho thấy phân bố N/D của những QXTV thuộc hai
trạng thái rừng này phù hợp với hàm phân bố mũ giảm. Những hàm này
có hệ số r2 rất cao (r2 > 99%) và sai lệch nhỏ. Vì thế, chúng được sử dụng
để ước lượng số cây theo các cấp D1.3 ơ TTRTB và TTRG.
N(TTRTB) = 1568,61*exp(-0,173644*D1.3) + 13,1243
N(TTRG) = 921,082*exp(-0,13427*D1.3) + 12,0322
Trong cả hai trạng thái rừng, Chiêu liêu nước xuất hiện liên tục ơ cấp
D1.3 từ 10 đến 46 cm. Sự có mặt của cây Chiêu liêu nước ơ những cấp D1.3

trên cho thấy quá trình tái sinh liên tục của Chiêu liêu nước trước đây
dưới tán rừng.
3.1.2.2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao
Phân bố N/H đối với những QXTV thuộc hai trạng tái rừng này phù
hợp với hàm phân bố Richards Những hàm này có hệ số r 2 rất cao (r2 >
99%) và sai lệch nhỏ.
FH(TTRTB) = (1 + exp(-(Hvn + 7,84266)/4,03098))^-82,5071
FH(TTRG) = (1 + exp(-(Hvn + 7,43636)/4,38317))^-57,6842
Ở cả hai trạng thái rừng, Chiêu liêu nước xuất hiện với tỷ lệ số cây gia
tăng dần theo cấp Hvn tới cấp Hvn ≤ 24 m. Cũng như ơ cấp đường kính,
15


sự có mặt của Chiêu liêu nước ơ mọi cấp Hvn chứng tỏ rằng lồi cây này
có sự tái sinh liên tục dưới tán rừng. Điều này khẳng định Chiêu liêu
nước có vai trị ưu thế sinh thái trong q trình phát triển của những
QXTV rừng.
3.1.3. Đặc điểm vật hậu của Chiêu liêu nước
Chiêu liêu nước mang đặc điểm của loài cây nửa rụng lá. Tuy sống
trong rừng thường xanh, nhưng vào đầu mùa khô chúng bắt đầu rụng lá,
thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau và rụng lá khơng
hồn tồn, một số cành vẫn cịn lá và mức độ rụng lá phụ thuộc vào thời
tiết. Những năm mùa mưa kéo dài và liên tục thì cây rụng lá ít hơn.
Các pha vật hậu chính của Chiêu liêu nước
Tháng
1 2 3

Vật hậu

4


5

6

7

8

9

10

11

12

Lá rụng theo mùa
Ra chồi
Ra lá non
Ra nụ và nơ hoa
Hình thành quả
Quả chín tập trung

Một số hình ảnh hoa và quả Chiêu liêu nước

3.1.4. Đặc điểm hạt giống
3.1.4.1 Kích thước, khối lượng hạt và độ ẩm trong hạt Chiêu liêu nước

16



- Kích thước hạt khơ ngun cánh: Kích thước hạt Chiêu liêu nước có
chiều dài trung bình của hạt khoảng 5,9cm, chiều rộng khoảng 2,5cm.
- Kích thước hạt khơng cánh: Chiều dài và chiều rộng của hạt Chiêu liêu
nước sau khi đã loại bỏ cánh khoảng: 1,3cm và 0,7cm.
- Khối lượng hạt nguyên cánh và không cánh: Khối lượng hạt nguyên
cánh 1.000: 110,6 gr và 1 kg: 9.043 ± 20 hạt. Khối lượng hạt không cánh
1.000: 84,3 gr; 1 kg: 11.858 ± 22 hạt.
- Ẩm độ của hạt chiêu liêu khơng có cánh: Ẩm độ trong hạt chiêu liêu
khơng có cánh ngay sau khi thu hái là 16,5% và trước khi bảo quản là
11,3%.
3.1.4.2. Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến tỷ lệ nảy mầm
Hạt Chiêu liêu nước thuộc loại hạt khô nên dễ bảo quản, thời gian bảo
quản khá dài do ẩm độ trong hạt khá thấp (11,3%). Bảo quả trong ngăn
mát và ngăn đá của tủ lạnh thơng thường trong 24 tháng tỷ lệ nảy mầm
cịn đạt trên 49%. Với cách bảo quản thơng thường thì hạt Chiêu liêu
nước sau 8 tháng thì hồn tồn mất sức nảy mầm.
3.2. Chọn giống, khảo nghiệm xuất xứ kết hợp với khảo nghiệm hậu thế
3.2.1. Tuyển chọn cây trội
Cây trội (cây mẹ) Chiêu liêu nước được tuyển chọn từ rừng tự nhiên ơ
một số địa điểm trong 4 vùng sinh thái Tây Nam Bộ (Kiên Giang); Đông
Nam Bộ (Đồng Nai và Tây Ninh); Tây Nguyên (Gia Lai) và Nam Trung
Bộ (Ninh Thuận). Tổng số cây trội được tuyển chọn là 50 cây; trong đó
11 cây ơ Tây Nam Bộ, 23 cây ơ Đông Nam Bộ (19 cây ơ Đồng Nai; 4
cây ơ Tây Ninh), 9 cây ơ Tây Nguyên và 7 cây ơ Nam Trung Bộ.
Đường kính trung bình của những cây trội ơ 4 vùng sinh thái là 47,9
cm; dao động từ 35,8 cm ơ Tây Nguyên đến 110,5 cm ơ Đơng Nam Bộ.
Chỉ tiêu chiều cao trung bình của những cây trội ơ 4 vùng sinh thái là
21,5 m; dao động từ 16,0 m ơ Tây Nam Bộ đến 35,0 m ơ Đơng Nam Bộ.

Điểm số trung bình của những cây trội ơ 4 vùng sinh thái là 72,8; dao
động từ 70 đến 78 điểm.

17


Cây trội được chọn đều có dạng thân thẳng, phân cành cao, tán khá đều
cây có khả năng cho quả và dễ thu hái để làm nguồn giống cho khảo
nghiệm xuất xứ kết hợp với khảo nghiệm hậu thế Chiêu liêu nước.
2.2.2. Khảo nghiệm xuất xứ kết hợp với khảo nghiệm hậu thế
Hạt giống Chiêu liêu nước được thu từ 42 gia đình thuộc 5 xuất xứ trên
4 vùng sinh thái khác Khảo nghiệm xuất xứ kết hợp khảo nghiệm hậu thế
Chiêu liêu nước được bố trí tại VQG Lị Gò Xa Mát, Tân Biên – Tây
Ninh.
3.2.2.1. Sinh trưởng của rừng trồng ở khảo nghiệm xuất xứ
Sinh trương của 5 xuất xứ tại khảo nghiệm có khác biệt nhau về đường
kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn lớn nhất là xuất xứ Tây Ninh, nhỏ
nhất là xuất xứ Ninh Thuận. Tuy nhiên, tăng trương hàng năm của cả 5
xuất xứ đều đạt trên 2,0 cm/năm về đường kính ngang ngực và hơn 1,3
m/năm về chiều cao vút ngọn.
Về năng suất các xuất xứ có sự khác biệt rõ rệt, hai xuất xứ có năng
suất khá cao là Tây Ninh (8,7 m3/ha/năm) và Gia Lai (7,1 m3/ha/năm,
trung bình của cả 5 xuất xứ đạt 6,5 m 3/ha/năm.Tỷ lệ sống của các xuất xứ
từ 80% đến 96% cho thấy Chiêu liêu nước có khả năng thích nghi tốt tại
vùng Đơng Nam Bộ.
Theo kết quả cho thấy, xuất xứ Tây Ninh có năng suất vượt 33,6% so
với năng suất trung bình của toàn khảo nghiệm. Đây là cơ sơ cho việc đề
xuất chọn xuất xứ Chiêu liêu tại Tây Ninh làm nguồn giống cho trồng
rừng.
3.2.2.2. Sinh trưởng của rừng trồng ở khảo nghiệm hậu thế

Chiêu liêu nước ơ khảo nghiệm sinh trương tương đối nhanh. 10 gia
đình có năng suất vượt >15% so với giá trị trung bình của tồn khảo
nghiệm, đó là các gia đình TB-TN1, TB-TN2, TB-TN3, TB-TN4 (xuất
xứ Tây Ninh); MĐ-ĐN7, MĐ-ĐN6, TP-ĐN6, (xuất xứ Đồng Nai); PQKG5, PQ-KG11 (xuất xứ Kiên Giang); MY-GL1 (xuất xứ Gia Lai). Trong
đó có 4 gia đình có triển vọng năng suất gỗ đạt từ 9,4 đến 9,8 m 3/ha/năm
tại 5 năm tuổi là PQ-KG11 (xuất xứ Kiên Giang), MĐ-ĐN7 (xuất xứ
Đồng Nai) và TB-TN2, TB-TN1 (xuất xứ Tây Ninh).
18


* Chọn xuất xứ và gia đình Chiêu liêu nứớc
- Về xuất xứ chọn được xuất xứ Tây Ninh có độ vượt 33,6% năng suất
so với trung bình của khảo nghiệm.
- Trong 10 gia đình có độ vượt lớn hơn 15% năng suất, có 4 gia đình
có triển vọng là PQ-KG11 (xuất xứ Kiên Giang), MĐ-ĐN7 (Đồng Nai)
và TB-TN2, TB-TN1 (xuất xứ Tây Ninh) có năng suất vượt từ 44,3 đến
50,4% so với giá trị bình qn của tồn khảo nghiệm và có năng suất trên
9,4 m3/ha/năm.
3.3. Kỹ thuật nhân giống Chiêu liêu nước
3.3.1. Kỹ thuật nhân giống bằng hạt
3.3.1.1. Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý đến tỷ lệ nảy mầm
Hạt Chiêu liêu nước được xử lý bằng cách ngâm trong nước ơ nhiệt độ
bình thường (khoảng 20 – 250C) với thời gian 2 ngày đêm, sau đó ủ 6
ngày. Tỷ lệ nảy mầm đạt 83% và thế nảy mầm đạt 43,3%. Nhiệt độ cao sẽ
làm cho tỷ lệ nảy mầm của hạt Chiêu liêu nước giảm.
3.3.1.2. Ảnh hưởng của thành ruột bầu đến sinh trưởng của cây con
Các tỷ lệ xơ dừa trong thành phần ruột bầu đã ảnh hương khác nhau
đến sinh trương cây con trong gia đoạn vườn ươm. Tỷ lệ xơ dừa thích
hợp là từ 50% đến 75% trong thành phần ruột bầu thì cây con Chiêu liêu
nước có thể đạt dường kính gốc 9,8 mm và chiều cao 60 cm khi 6 tháng

tuổi, có thể đạt tiêu chuẩn trồng rừng.
3.3.2. Kỹ thuật nhân giống bằng hom
3.3.2.1. Ảnh hưởng của chất kích thích và nồng độ tới khả năng ra rễ
Nồng độ và chất kích thích sinh trương khác nhau có ảnh hương đến tỷ
lệ ra rễ trong giâm hom Chiêu liêu nước. Khi giâm hom Chiêu liêu nước
thì chọn chất kích thích sinh trương IBA nồng độ 1.5000 ppm là tốt nhất.
Nếu sử dụng chất IAA thì nồng độ thích hợp là 1.000 ppm.
3.3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian xử lý thuốc
Thời gian xử lý thuốc ảnh hương đến cả tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ của
giâm hom Chiêu liêu nước. Thời gian xử lý thuốc thích hợp là nhúng từ
60 đến 90 giây khi sử dụng chất IBA 1.5000 ppm dạng nước.
19


3.3.2.3. Ảnh hưởng của giá thể giâm hom
Sử dụng 70 % xơ dừa trong hỗn hợp ruột bầu khi giâm hom Chiêu liêu
nước sẽ làm cho hỗn hợp ruột bầu thoáng hơn, thoát nước nhanh hơn, số
lượng rễ trên hom nhiều hơn và chất lượng cũng cao hơn.
3.3.2.4. Ảnh hưởng của tuổi cây mẹ lấy hom đến khả năng rễ
Tuổi cây mẹ lấy hom cũng ảnh hương đến khả năng ra rễ của hom
Chiêu liêu nước. Tuổi cây mẹ lấy hom từ 6 tháng đến 1 năm tuổi cho tỷ lệ
ra rễ tốt nhất. Nếu khơng trẻ hóa thì cây mẹ từ 2 năm tuổi trơ lên hom sẽ
không ra rễ. Nếu trẻ hóa cây mẹ 2 tuổi và 3 tuổi, tỷ lệ ra rễ khoảng 76%.
3.3.2.5. Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng ra rễ
Thời vụ có ảnh hương đến khả năng ra rễ của giâm hom Chiêu liêu
nước. Ở vùng Đông Nam Bộ nên giâm hom vào mùa khô, cho tỷ lệ ra rễ
trên 83%.
3.4. Kỹ thuật trồng rừng Chiêu liêu nước
3.4.1. Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây giống đến tỷ lệ sống và sinh
trưởng

- Tiêu chuẩn con trồng rừng ảnh hương đến tỷ lệ sống và chất lượng
của rừng trồng Chiêu liêu nước. Cây con cao từ 1 mét trơ lên (1 năm
tuổi) cho tỷ lệ sống cao và chất lượng tốt hơn.
- Ở tuổi 4, thể tích thân cây có khác biệt lớn giữa các nghiệm thức, ơ
nghiệm thức TC3 vượt hơn nghiệm thức TC2 và TC1 lần lượt là và
14,7% và 29,3%.
Do đó, nên chọn cây con có tiêu chuẩn D0 từ 1,4 cm và chiều cao từ
100 cm trơ lên (1 năm tuổi) để trồng rừng Chiêu liêu nước để đảm bảo tỷ
lệ sống, năng suất và chất lượng của rừng trồng.
3.4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống và sinh trưởng
- Bón phân có ảnh hương tốt đến sinh trương của rừng trồng Chiêu liêu
nước. Nghiệm thức BL3 (200g NPK) có sinh trương tốt nhất cả về đường
kính và chiều cao cũng như phẩm chất cây.
- Độ vượt về sinh trương đường kính, chiều cao ơ nghiệm thức tốt nhất
(BL3) với nghiệm thức kém nhất (BL1: đối chứng) đều giảm dần từ tuổi
20


2 đến tuổi 4. Chứng tỏ ảnh hương của phân bón giảm dần khi tuổi rừng
càng lớn. Tỷ lệ sống của các nghiệm thức thí nghiệm đều khá cao
(>93%).
Khi trồng rừng Chiêu liêu nước có thể dùng 200 g/cây NPK (14:8:6)
kết hợp với phân vi sinh từ 200g đến 400g sẽ cho sinh trương và phẩm
chất cây tốt.
3.4.3. Ảnh hưởng của loại đất trồng rừng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng
- Chiêu liêu nước trồng trên đất xám phù sa cổ tốt hơn trồng trên đất
feralit đỏ vàng phát triển phiến thạch sét cả về đường kính, chiều cao và
phẩm chất cây, vượt hơn 19,1% về thể tích thân cây. Khơng có sự khác
biệt lớn về tỷ lệ sống giữa 2 loại đất trồng, chúng đều lớn hơn 92%.
- Tăng trương bình qn năm về đường kính và chiều cao của Chiêu

liêu nước tại thí nghiệm này khá cao, trên đất xám phù sa cổ là 2,4
cm/năm và 1,8 m/năm và trên đất feralit đỏ vàng là 2,3 cm/năm và 1,6
m/năm.
3.4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng
- Mật độ trồng đã ảnh hương đến sinh trương của rừng trồng Chiêu liêu
nước. Mật độ trồng thưa MĐ3 (5 x 3m) cho tăng trương đường kính lớn
hơn.
- Tăng trương bình qn năm về đường kính và chiều cao của Chiêu
liêu nước tại nghiệm thức MĐ3 (5 x 3m) là: 1,6 cm/năm và 1,2 m/năm.
Tỷ lệ sống rừng thí nghiệm đạt từ 84,1 đến 86,6%, khơng có khác biệt
lớn giữa các nghiệm thức thí nghiệm
3.4.5. Ảnh hưởng của phương thức trồng hỗn giao đến tỷ lệ sống và
sinh trưởng
- Khi trồng hỗn giao giữa Chiêu liêu nước với Dầu rái, Sao đen và Đậu
tràm, sinh trương và chất lượng của rừng trồng Chiêu liêu nước tốt hơn
so với trồng thuần lồi.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy, Chiêu liêu nước trổng hỗn giao với loài
Đậu tràm cho sinh trương và phẩm chất cây tốt nhất so với 2 loài Dầu rái
và Sao đen và thể tích thân cây vượt hơn 33% so với trồng thuần loài.
21


Tăng trương bình qn năm về đường kính và chiều cao của Chiêu liêu
nước tại thí nghiệm này là 2,5 cm/năm và 1,7 m/năm. So với các loài cây
bản địa khác, sinh trương này là khá cao. Tỷ lệ sống của các nghiệm thức
khơng có sự khác biệt, đều lớn hơn 93%.
3.4.6. Ảnh hưởng của phương thức trồng làm giàu rừng đến tỷ lệ sống
và sinh trưởng
- Các phương thức trồng làm giàu khác nhau có ảnh hương đến sinh
trương, tỷ lệ sống cũng như chất lượng cây Chiêu liêu nước. Phương thức

trồng vào lỗ trống (LG3) có thể tích cây và tỷ lệ sống vượt lần lượt là
42,9% và 10,1% so với nghiệm thức kém nhất (LG1) (rạch trồng rộng 4
mét).
- Tăng trương bình qn năm về đường kính và chiều cao của cây ơ
nghiệm thức LG3 là tốt nhất (1,0 cm/năm và 1,2 m/năm), song lại thấp
hơn so với trồng rừng thuần loài ngoài đất trống (2,3 cm/năm và 1,6
m/năm).
- Từ thí nghiệm trên có thể thấy Chiêu liêu nước là loài ưa sáng, khi
trồng làm giàu rừng tự nhiên thì nên trồng theo phương thức trồng vào lỗ
trống (500m2) là phù hợp nhất. Nếu trồng theo rạch thì rạch phải rộng
khoảng 6 mét và phải luỗng phát rạch hàng năm mới có hiệu quả.
3.5. Đề xuất áp dụng kết quả nghiên cứu
Từ kết quả của nghiên cứu này luận án, đề xuất một số biện pháp kỹ
thuật nhân giống và trồng rừng Chiêu liêu nước tại vùng Đông Nam Bộ.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
(1) Chiêu liêu nước đóng vai trị đồng ưu thế sinh thái với các loài
cây họ Sao Dầu trong những quần xã thực vật thuộc rừng kín thường
xanh hơi ẩm nhiệt đới ơ khu vực Mã Đà thuộc tỉnh Đồng Nai. Mức độ ưu
thế của Chiêu liêu nước ơ những quần xã thực vật thuộc trạng thái rừng
giàu cao hơn so với trạng thái rừng trung bình. Chiêu liêu nước tái sinh tự

22


×