Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Dien van 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.84 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>DIỄN VĂN KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11</b>
<b>Kính thưa các quý vị đại biểu </b>


<b>Kính thưa các nhà giáo lão thành</b>


<b>Kính thưa các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh u q</b>


Hơm nay, trường THCS An Bình vui mừng kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam lần
thứ 29. Cho phép tôi thay mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý và hơn 200 học sinh nhà
trường xin được nói lời cảm ơn các quí vị đại biểu, các vị khách q đã đến với chúng
tơi trong ngày hội truyền thống của ngành. Kính chúc quí vị và các nhà giáo sức khoẻ,
hạnh phúc.


<b> Kính thưa quí vị đại biểu</b>


<b> Kính thưa các nhà giáo và các em học sinh</b>


Đối với thầy trị ngành giáo dục nói chung và trường THCS An Bình nói riêng,
những ngày tháng 11 này bao giờ cũng rất thiêng liêng và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Khắp
nơi trên đất nước ta, trong mỗi nhà trường từ mầm non đến đại học, không kể miền núi
hay miền xi, nơng thơn hay thành thị, thầy và trị lại sôi nổi thi đua dạy tốt, học tốt;
hào hứng, vô tư, giành khoảng thời gian đẹp nhất tổ chức các hoạt động mừng ngày nhà
giáo Việt Nam; mỗi nơi mỗi vẻ, nhưng tựu trung lại, ở đâu cũng đều tưng bừng, ngập
tràn khơng khí lễ hội, vượt lên trên tất cả những khó khăn vất vả đời thường để cùng tự
hào và chia sẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trong niềm vui hôm nay, thêm một lần, chúng ta cùng nhau ôn lại truyền thống
vẻ vang, rất đỗi tự hào của các nhà giáo Việt Nam. Hơn nửa thế kỉ qua, kể từ ngày đất
nước giành được độc lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, nhân dân ta đã
vượt qua khó khăn, gian khổ để xây dựng nền giáo dục mới, đạt được những thành tựu
lớn lao, từng bước phát triển đi lên. Đội ngũ các thế hệ nhà giáo đã có những đóng góp


xứng đáng vào thắng lợi chung của cách mạng.


Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, chuộng đạo học. Truyền thống
ấy đã góp phần tạo nên nét đẹp của nền văn hiến Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc
ta, được tiếp nối và phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố và
đổi mới toàn diện đất nước hiện nay. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Đảng,
Chính phủ và Bác Hồ đã đặt nhiệm vụ xây dựng nền giáo dục lên hàng đầu. Bác nói:
“Một dân tộc dốt là dân tộc yếu ” và Bác xác định “Một trong những công việc phải
<i>thực hiện cấp tốc là nâng cao dân trí ”. Quá trình xây dựng và phát triển của sự nghiệp</i>
giáo dục nước nhà gắn liền với những chặng đường đấu tranh cam go của cách mạng.
Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh đầu tiên về việc thành lập Nha Bình dân
học vụ ngày 8/9/1945, nền giáo dục cách mạng ra đời, mở đầu bằng chiến dịch diệt giặc
dốt sâu rộng trong toàn quốc, cho đến ngày nay, trải qua 2 cuộc kháng chiến thần thánh
của dân tộc, mặc dù phải gây dựng và phát triển trong hồn cảnh đất nước vơ cùng khó
khăn và sự ác liệt của bom đạn chiến tranh, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác
Hồ, được sự chăm lo của tồn xã hội, bằng ý chí tự lực, tự cường, ngành giáo dục nước
nhà vẫn đã và đang từng bước phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.


Trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, các nhà giáo Việt
Nam luôn sẵn sàng tạm gác phấn bút, rời bục giảng cùng quân dân cả nước cầm súng ra
trận. Hàng ngàn thầy giáo chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, vĩnh viễn nằm lại hoặc bỏ lại
một phần xương máu trên khắp các chiến trường đánh giặc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần đưa đất nước ta tiến dần đến mục tiêu:
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.


Giáo dục và đào tạo từ lâu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu, nhất quán của
Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội . Với truyền thống tôn sư trọng đạo, nhằm tôn vinh
vị thế người thầy giáo và nghề dạy học, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là


Chính phủ) đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày nhà giáo Việt Nam. Sự kiện
này thể hiện sinh động đường lối, quan điểm đúng đắn, là sự khởi đầu cho chính sách
coi “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước ta. Là giá trị tinh thần vơ
cùng q giá đối với người thầy giáo và nghề dạy học. Thể hiện đạo lí “tơn sư trọng đạo”
của dân tộc ta. Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 hàng năm ngày nay đã trở thành
một mĩ tục, không phải đơn thuần chỉ là ngày lễ của một ngành nghề mà trở thành một
lễ hội của thời đại mới hoà vào hệ thống lễ hội cổ truyền của nhân dân ta mà hiếm có
dân tộc nào trên thế giới tạo dựng được như dân tộc Việt Nam. Nó đã đi sâu vào tiềm
thức của các thế hệ học trò. Bao sướng khổ buồn vui, kẻ mất người còn, dù đi đâu, làm
gì, ở đâu, nhiều người cơng thành danh toại, có người lao động bình thường. Nhưng cứ
đến ngày này, thẳm sâu trong kí ức lại bồi hồi nhớ về thầy cũ, trường xưa. Nơi hình ảnh
thầy cơ vẫn vẹn nguyên, vẫn tháng ngày miệt mài trên bục giảng, lặng lẽ thanh bạch
trong cuộc sống đời thường.


<b>Kính thưa các nhà giáo! </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, hãy hết sức cân nhắc từng hành động của mình
khơng chỉ trên bục giảng mà cả trong cuộc sống đời thường để không làm ảnh hưởng
đến thanh danh nghề nghiệp.


Thấm nhuần quan điểm của Đảng về chiến lược phát triển giáo dục, được sự lãnh
đạo, chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT Văn Yên, sự quan tâm của Đảng uỷ và chính
quyền địa phương, những năm qua, Trường THCS An Bình đã có nhiều cố gắng; mặc
dù cịn nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng có thể khẳng định: chúng ta đã tiến những bước
ban đầu chắc chắn, đạt một số kết quả quan trọng. Về cơ bản, đã tạo được chuyển biến
tốt cả về quy mô, hiệu quả và chất lượng giáo dục.


Cơ sở vật chất được đầu tư mạnh mẽ; diện mạo, cảnh quan nhà trường đã thay
đổi căn bản theo hướng hiện đại; Trật tự kỷ cương, nền nếp nhà trường được chấn chỉnh,
kỷ luật hơn trong hoạt động dạy và học. Những thành tựu của nhà trường đã và đang


góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.


<b>Kính thưa quí vị đại biểu</b>
<b>Kính thưa các nhà giáo</b>


Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, của cơng nghệ
thơng tin; lợi thế đó sẽ nâng giáo dục truyền thống lên tầm cao mới. Tuy nhiên, dù trí
tuệ lồi người và xã hội có phát triển văn minh đến đâu, người ta đã và đang dạy học
trên mạng Internet và qua những thiết bị hiện đại tối tân, nhưng không thể thiếu được
tiếng trống trường và khơng gì thay thế được vai trị người thầy giáo. Ngành giáo dục và
đào tạo là lực lượng chính quyết định chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh
tế-xã hội phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Mỗi người lao động
phải được đào tạo, phát triển toàn diện về tri thức, sức khoẻ, có năng lực tư duy độc lập
và sáng tạo, khả năng thích ứng nhanh, năng lực hợp tác và giải quyết vấn đề; có bản
lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, lối sống văn hố, tác
phong cơng nghiệp, chí tiến thủ, lập thân, lập nghiệp, gắn bó với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

giỏi về chuyên môn vừa là yêu cầu khách quan, vừa là nhiệm vụ có tính cấp bách, then
chốt, thường xun và lâu dài.


Năm học này là năm học đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI, năm học tiếp tục thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của
ngành. Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nặng nề đó, nhân dịp ngày hội truyền
thống của ngành hôm nay, tôi đề nghị các thầy giáo, cô giáo dấy lên mạnh mẽ phong
trào thi đua, tạo chuyển biến thực sự về suy nghĩ, trong hành động, nâng cao chất lượng
dạy, học của mỗi cá nhân thầy và trò, phấn đấu xây dựng “trường ra trường, lớp ra lớp,
thầy ra thầy, trò ra trò”.


Các nhà giáo trường THCS An Bình hơm nay xin hứa với Đảng, với nhân dân,


với các bậc đồng nghiệp đi trước, nguyện sẽ tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt lời Bác Hồ
dạy: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”, giữ vững truyền
thống tốt đẹp của các nhà giáo Việt Nam, quyết tâm đưa sự nghiệp giáo dục xã nhà đi
lên, phát triển bền vững, thực hiện tốt nhiệm vụ cao cả “nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước và quê hương .


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×