Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Vấn đề đoàn kết các dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở lâm đồng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.51 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

ĐINH THỊ HOÀNG PHƯƠNG

VẤN ĐỀ ĐỒN KẾT CÁC DÂN TỘC
TRONG Q TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở LÂM ĐỒNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

ĐINH THỊ HOÀNG PHƯƠNG

VẤN ĐỀ ĐỒN KẾT CÁC DÂN TỘC
TRONG Q TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở LÂM ĐỒNG HIỆN NAY
Chuyên ngành: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 60.22.85
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN CHÍ MỸ



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2009


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết luận được trích dẫn trong luận văn là trung thực.
Tác giả

Đinh Thị Hoàng Phương


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................
Chương 1. DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM ........................................................................................
1.1. Dân tộc và quan hệ dân tộc trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .......................................
1.1.1. Khái niệm dân tộc..........................................................
1.1.2. Quan hệ dân tộc trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam...................................................
1.2. Đoàn kết dân tộc là sức mạnh bảo đảm thắng lợi
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .....................
1.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế ...................................................
1.2.2. Trong lĩnh vực chính trị.................................................
1.2.3. Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội......................................
Chương 2. PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC

TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY ......................................................
2.1. Khái quát đặc điểm của tỉnh Lâm Đồng và các dân tộc
ở tỉnh Lâm Đồng............................................................................
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
của tỉnh Lâm Đồng ..................................................................
2.1.2. Tình hình các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng........................
2.2. Sức mạnh đồn kết các dân tộc trong q trình
phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lâm Đồng ...............................


2.2.1. Những thành quả chủ yếu của việc phát huy sức mạnh
đồn kết các dân tộc trong q trình phát triển kinh tế - xã hội
ở tỉnh Lâm Đồng những năm qua............................................
2.2.2. Những yếu tố tác động hạn chế sức mạnh
đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay .....................
2.3. Phương hướng và giải pháp nhằm phát huy sức mạnh
đồn kết các dân tộc trong q trình phát triển kinh tế - xã hội
ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay ............................................................
2.3.1. Những phương hướng cơ bản phát huy sức mạnh
đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay .....................
2.3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy sức mạnh
đồn kết các dân tộc trong q trình phát triển kinh tế - xã hội
ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay .......................................................
KẾT LUẬN ............................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và
thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cũng như kinh nghiệm xử lý
vấn đề dân tộc trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta ln coi vấn đề dân tộc và
đồn kết các dân tộc là một trong những vấn đề có tầm quan trọng chiến lược
của cách mạng Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “Đảng ta luôn coi vấn đề dân tộc và
đoàn kết giữa các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp
cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn
kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa” [27, tr.42]. Chính vì vậy, việc nhận thức và xử lý đúng đắn
vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc, xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh
đoàn kết các dân tộc là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo thắng
lợi của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Lâm Đồng là một trong năm tỉnh hợp thành khu vực Tây Nguyên, là
nơi cư ngụ và sinh sống của hơn 40 dân tộc. Các dân tộc ở Lâm Đồng vốn có
truyền thống đồn kết và đấu tranh kiên cường trong lịch sử xây dựng và bảo
vệ vùng đất Tây Nguyên. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các dân tộc ở Lâm Đồng phải củng cố, tăng
cường và phát huy hơn nữa sức mạnh đoàn kết dân tộc để thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững ổn định chính trị, an ninh
quốc phịng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, góp phần cùng khu vực Tây Nguyên
và cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược chung của đại gia đình các


dân tộc Việt Nam: phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa - dân
giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.
Trong khi đó, khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói
riêng đã và đang là địa bàn trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch

trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây, chúng ra sức lợi dụng sự đa
dạng về dân tộc, sự khác biệt về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các
dân tộc ráo riết tuyên truyền, kích động nhằm chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết
các dân tộc - sức mạnh cốt lõi của Lâm Đồng trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội tại địa phương.
Vì vậy, việc nghiên cứu, nhận thức và xử lý đúng đắn về vấn đề dân
tộc và quan hệ dân tộc ở Lâm Đồng nhằm củng cố, tăng cường và phát huy
hơn nữa sức mạnh đoàn kết các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
tồn xã hội, đẩy mạnh cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh là
một nhiệm vụ rất quan trọng và rất cần thiết, có ý nghĩa vừa cơ bản vừa cấp
bách cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc là đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học như: triết học, dân tộc học, chủ nghĩa xã hội khoa
học… Dưới những góc độ khác nhau, vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở
Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học có tâm huyết đi sâu nghiên cứu. Kết
quả của những cơng trình nghiên cứu về vấn đề này có ý nghĩa to lớn đối với
hoạt động nhận thức và thực tiễn ở Việt Nam trong những năm qua. Trong số
đó có các cơng trình tiêu biểu như:
Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Triết học chuyên ngành Chủ nghĩa xã
hội khoa học “Tìm hiểu những yếu tố chủ yếu tác động đến sự phát triển quan
hệ dân tộc ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” của Trần
Quang Nhiếp, Học viện Nguyễn Ái Quốc, năm 1990, tác giả đã xác định


những đặc điểm chủ yếu, thực trạng của quan hệ dân tộc ở Việt Nam, những
yếu tố tác động, phân tích những cơ sở khách quan, các hình thức biểu hiện,
mối quan hệ biện chứng, những thành phần chủ yếu của mỗi yếu tố và xu
hướng tác động của các yếu tố đó với sự phát triển quan hệ dân tộc ở nước ta.
Đồng thời, tác giả còn đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường, phát

triển quan hệ dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Cuốn “Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia dân tộc” của
GS. Đặng Nghiêm Vạn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1993, tác giả lý
giải những nhận định khác nhau xung quanh vấn đề dân tộc và quan hệ dân
tộc, mối quan hệ giữa cộng đồng tộc người và cộng đồng chính trị - xã hội
trong lịch sử. Từ đó, tác giả phân tích q trình hình thành và đặc điểm của
dân tộc Việt Nam; chỉ rõ quá trình hình thành và phát triển của từng tộc
người, nhóm địa phương trên đất nước ta; kiến nghị một số nội dung và giải
pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh sự phát triển của đồng bào các dân tộc thiểu số
và miền núi trong sự nghiệp đổi mới và phát triển chung của quốc gia dân tộc
Việt Nam.
Trong cơng trình “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên
quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay” do GS, TS. Phan Hữu Dật chủ biên,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001, các tác giả đã trình bày quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc,
một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề xung đột dân tộc hiện nay, phân
tích thực trạng mối quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay và đề xuất phương
hướng phấn đấu thực hiện đường lối, chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cuốn “Cơng bằng và bình đẳng xã hội trong quan hệ tộc người ở
các quốc gia đa tộc người” do PGS, TS. Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên, Nxb.
Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2006, xuất phát từ những di sản kinh điển của


chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng bằng và bình đẳng
xã hội từ góc độ dân tộc và quan hệ dân tộc, các tác giả đã nhìn nhận về
những vấn đề dân tộc và sự phát triển của các quốc gia dân tộc trong bối cảnh
và xu thế hiện nay của thế giới nói chung, về cơng bằng, bình đẳng và tăng
cường hợp tác giữa các tộc người ở vùng dân tộc, miền núi Việt Nam nói
riêng. Từ đó nêu lên một số kiến nghị trong việc thực hiện cơng bằng, bình

đẳng xã hội trong các tộc người, trong phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng
dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam.
Đề tài khoa học cấp bộ do TS. Nguyễn Văn Nam làm chủ nhiệm
(1994 - 1995) “Xu hướng vận động của quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên và đặc
điểm chính sách dân tộc đối với Tây Nguyên” đã nghiên cứu cơ sở lý luận và
thực tiễn về xu hướng vận động của quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, từ đó xác
định phương hướng và các giải pháp để xây dựng và thực hiện chính sách dân
tộc phù hợp với đặc điểm Tây Nguyên.
Trong hai cuốn sách của PGS, TS. Trương Minh Dục: “Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên”, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2005 và “Xây dựng và củng cố khối đại đồn
kết dân tộc ở Tây Ngun”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008, ở
cuốn thứ nhất, tác giả đã trình bày tình hình dân tộc, xu hướng vận động của
quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, đánh giá những mặt được và chưa được trong
việc thực hiện chính sách dân tộc, những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra và
đề xuất một số giải pháp thực tiễn nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta ở Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay; ở cuốn thứ hai,
tác giả tập trung phân tích, làm rõ truyền thống đồn kết của các dân tộc Tây
Nguyên qua các thời kỳ lịch sử, q trình xây dựng và củng cố khối đại đồn
kết các dân tộc ở Tây Nguyên trong cách mạng dân tộc dân chủ và xây dựng
chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là thời kỳ đổi mới. Đồng thời tác giả phân tích


những xu hướng xuất hiện trong quan hệ dân tộc, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm góp phần hồn thiện các chủ trương, bổ sung các chính sách đối
với vấn đề dân tộc thiểu số, xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc ở Tây
Nguyên.
Trong các cơng trình “Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng” do GS. Mạc
Đường chủ biên, Sở Văn hóa Thơng tin tỉnh Lâm Đồng ấn hành, năm 1983 và
“Dân tộc, dân cư tỉnh Lâm Đồng” của Trần Sỹ Thứ, Nxb. Thống kê, Hà Nội,

năm 1999, các tác giả đã trình bày nguồn gốc tộc người, đặc điểm kinh tế - xã
hội của các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng; v.v…
Như vậy, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề dân tộc và
quan hệ dân tộc ở Việt Nam, ở Tây Nguyên và Lâm Đồng. Nhưng cho đến
nay, chưa có cơng trình khoa học độc lập nào nghiên cứu chun biệt, trực
tiếp và có hệ thống về vấn đề đồn kết các dân tộc trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn đoàn kết các
dân tộc ở Lâm Đồng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; dựa vào
nguyên lý lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học và quan điểm của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về đoàn kết dân tộc trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đối chiếu với tình hình nghiên cứu
trên, tơi chọn “Vấn đề đồn kết các dân tộc trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội ở Lâm Đồng hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn:
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về dân tộc và quan hệ
dân tộc ở Việt Nam, những thành quả đạt được do việc phát huy sức mạnh
đoàn kết các dân tộc ở Lâm Đồng trong những năm qua, những yếu tố tác
động hạn chế sức mạnh đoàn kết các dân tộc ở Lâm Đồng hiện nay, luận văn


đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy hơn nữa sức mạnh
đoàn kết các dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Nhiệm vụ của luận văn:
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về dân tộc và quan hệ dân
tộc, vai trò của đồn kết dân tộc trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.
Thứ hai, phân tích thực trạng phát huy sức mạnh đoàn kết các dân

tộc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng trong những năm
vừa qua - những thành tựu chủ yếu và những yếu tố tác động hạn chế sức
mạnh đoàn kết các dân tộc ở Lâm Đồng.
Thứ ba, nêu lên một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy
hơn nữa sức mạnh đoàn kết các dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội ở Lâm Đồng hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã nêu của đề tài, tác giả dựa
trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng
duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam để nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài cịn sử dụng một
số phương pháp như: phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã
hội dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử và logic, phương pháp hệ thống,
phương pháp đối chiếu và so sánh…
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: vấn đề dân tộc và quan hệ dân
tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.


Phạm vi nghiên cứu của luận văn: vấn đề đoàn kết các dân tộc
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc
nghiên cứu, học tập các chuyên ngành như: chủ nghĩa xã hội khoa học, chính
trị học, dân tộc học… trong các trường đại học và cao đẳng.
- Ở mức độ nào đó, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho Lâm Đồng và các địa phương có hồn cảnh tương tự trong việc thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có kết
cấu 2 chương, 5 tiết.


Chương 1

DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.1. DÂN TỘC VÀ QUAN HỆ DÂN TỘC TRONG QUÁ
TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm dân tộc
Dân tộc là một khái niệm khoa học mà cho đến nay vẫn cịn nhiều
tranh luận và đã có nhiều cách định nghĩa, cách hiểu về khái niệm này. Trong
chủ nghĩa xã hội khoa học, khái niệm dân tộc được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, hiểu theo nghĩa tộc người (ethnic), dân tộc là một cộng
đồng tộc người có chung ngôn ngữ, lịch sử - nguồn gốc, đời sống văn hóa và
ý thức tự giác tộc người. Theo nghĩa này, ta có dân tộc Hán, dân tộc Do Thái,
dân tộc Nga, dân tộc Kinh... Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 3000 dân
tộc, trong đó Việt Nam có 54 dân tộc. Các dân tộc có số lượng người khơng
đều nhau. Có dân tộc có số lượng trên 100 triệu người và cư trú ở nhiều quốc
gia trên thế giới (ví dụ như dân tộc Hán, dân tộc Do Thái) nhưng cũng có dân
tộc chỉ có vài trăm người (ví dụ như dân tộc Brâu, dân tộc Si La ở Việt Nam).
Như vậy, khái niệm dân tộc hiểu theo nghĩa tộc người, khơng phân
biệt trình độ phát triển, thiểu số hay đa số, sống ở phạm vi quốc gia nào cũng
bao gồm bốn điểm chung lớn nhất, đó là: chung một ngơn ngữ (tiếng nói và
chữ viết), chung một lịch sử - nguồn gốc, chung một đời sống văn hóa, chung
một ý thức tự giác tộc người (thể hiện ở tên tự gọi dân tộc mình).
Thứ hai, hiểu theo nghĩa quốc gia dân tộc (nation), dân tộc là một
cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia,
có nền kinh tế thống nhất, có quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất



quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống
văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài
dựng nước và giữ nước. Theo nghĩa này ta có dân tộc Việt Nam, dân tộc
Trung Hoa, dân tộc Pháp… Trên thế giới hiện nay có hơn 200 quốc gia dân
tộc. Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay là quốc gia đa dân tộc. Các
quốc gia dân tộc có dân số khơng đều nhau. Có quốc gia có dân số hơn một tỷ
người như: Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, nhưng cũng có
quốc gia có vài trăm ngàn dân như: Palau, Nauru, Tuvalu...[82]
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, khái niệm dân tộc được
dùng chủ yếu theo nghĩa thứ nhất, theo nghĩa tộc người.
1.1.2. Quan hệ dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam
Khái quát đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất. Nước Văn Lang
xưa được hình thành trên cơ sở 15 bộ lạc. Nước Âu Lạc sau đó là sự hợp nhất
của hai khối dân cư Âu Việt và Lạc Việt [81]. Trải qua quá trình lịch sử lâu
dài cho đến nay, đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em sinh sống. Trong số
54 dân tộc anh em, có những dân tộc vốn sinh sống trên mảnh đất Việt Nam
ngay từ thuở ban đầu, cũng có những dân tộc từ nơi khác di cư đến và định cư
trên lãnh thổ nước ta. Các dân tộc ở Việt Nam dù đã sinh sống lâu đời hay di
cư từ nơi khác đến thì mỗi một dân tộc đều là một bộ phận thống nhất, không
tách rời của quốc gia dân tộc Việt Nam. 54 dân tộc anh em cùng chung sức,
chung lịng vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa phồn vinh trong tương lai.
Các dân tộc ở Việt Nam có số lượng người không đều nhau. Dân
tộc Kinh là dân tộc đa số, có tỷ lệ lớn nhất trong dân cư nước ta, chiếm 87%
dân số. Các dân tộc còn lại chiếm 13% dân số, trong đó, có dân tộc có số dân
trên một triệu người như Tày, Thái, Nùng... nhưng cũng có dân tộc chỉ có vài



Các dân tộc ở Việt Nam cư trú đan xen nhau, khơng có lãnh thổ biệt
lập. Các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, khơng có lãnh thổ biệt lập như các
dân tộc ở một số nước trên thế giới. Tình trạng cư trú xen kẽ giữa các dân tộc
ở nước ta, một mặt tạo điều kiện thuận lợi sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa
các dân tộc cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường sự hiểu biết, hồ
hợp và xích lại gần nhau giữa các dân tộc; mặt khác cần đề phòng trường hợp
do chưa thật hiểu nhau, khác nhau về phong tục tập quán nên xuất hiện xích
mích, tranh chấp về lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế dẫn đến va chạm giữa
những người thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên một địa bàn.
Các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đồn kết trong cơng cuộc
đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đây là đặc điểm nổi bật, xuyên suốt mọi
giai đoạn lịch sử dân tộc. Đất nước ta ở vào nơi thuận tiện trên trục đường
giao thông Bắc - Nam, Đơng - Tây của thế giới, có tài nguyên thiên nhiên
phong phú và vị trí địa - chính trị quan trọng. Vì vậy, các thế lực bành trướng
và xâm lược ln nhịm ngó và tìm cách thơn tính nước ta. Đặc điểm nổi bật
của lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm liên tục, trong đó có nhiều
cuộc đấu tranh chống lại những thế lực xâm lược hùng mạnh và hung bạo


Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển khơng đều nhau. Do
hồn cảnh lịch sử, xã hội và điều kiện địa lý tự nhiên nên các dân tộc ở Việt
Nam có trình độ phát triển khơng đều nhau về nhiều mặt, đặc biệt là giữa dân
tộc Kinh và các dân tộc thiểu số. Nhiều dân tộc thiểu số cư trú trên những địa
bàn có hồn cảnh tự nhiên hết sức khắc nghiệt. Điều kiện sản xuất và sinh
hoạt không ổn định nên đời sống của đồng bào gặp rất nhiều khó khăn. Bên


Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống tập trung hơn cả ở những
vùng rừng núi, cao nguyên, biên giới - những địa bàn có vị trí đặc biệt quan

trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng, đối ngoại và môi trường sinh thái. Mặc
dù các dân tộc thiểu số ở Việt Nam khơng có lãnh thổ biệt lập, sống xen kẽ
với nhau trên khắp mọi miền đất nước nhưng nhìn chung họ sống tập trung
hơn cả ở những vùng rừng núi, cao nguyên, biên giới. Vị trí chiến lược quan
trọng của những khu vực này đối với quốc gia dân tộc Việt Nam đã được thực
tế lịch sử khẳng định. Đây là những khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế to
lớn mà trước hết và chủ yếu là tiềm lực về tài nguyên thiên nhiên (rừng, đất
rừng, khoáng sản...). Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, rừng núi là thành
luỹ vững chắc trong những cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược. Từ
xưa đến nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước cũng đều sử dụng địa
bàn rừng núi, cao nguyên, biên giới để xâm lược, xâm nhập, phá hoại sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Chính vì vậy, rừng núi, cao
nguyên, biên giới là địa bàn chiến lược về an ninh quốc phịng trong việc gìn
giữ hồ bình, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia cũng như chống mọi âm
mưu gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch. Những khu vực này cũng là
nơi thường xuyên diễn ra hoạt động buôn bán và giao lưu văn hóa với các
nước láng giềng. Rừng núi cịn có vai trị đặc biệt quan trọng về mơi trường


Mỗi một dân tộc ở Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng, độc đáo
góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú trong nền văn hóa Việt Nam
thống nhất. Mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có một nền văn hoá mang bản sắc
riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc. Sự
phát triển rực rỡ bản sắc văn hoá mỗi dân tộc càng làm phong phú nền văn
hoá của dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa Việt Nam được xây dựng trên cơ sở
đoàn kết giữa các dân tộc trong lao động sản xuất và trong lịch sử đấu tranh
chung chống lại sức mạnh của thiên nhiên và kẻ thù ngoại xâm. Thống nhất
trong đa dạng là nét riêng, độc đáo của nền văn hoá Việt Nam. Từ nền văn
hóa thống nhất ấy đã hình thành nên những tính cách chung của con người
Việt Nam như: yêu nước, đoàn kết, nhân hậu, vị tha… Sự nghiệp xây dựng và

phát triển văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới phải hướng tới việc củng cố và
tăng cường sự thống nhất, nhân lên sức mạnh tinh thần chung của toàn dân
tộc. Đồng thời, phải coi trọng, giữ gìn và phát triển mọi sắc thái và giá trị văn
hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá
tinh thần ngày càng cao của từng dân tộc cũng như của cả cộng đồng các dân
tộc Việt Nam.
Các thế lực thù địch trong và ngồi nước ln ln tìm mọi cách
phá hoại khối đồn kết các dân tộc, đặc biệt ra sức lợi dụng tính nhạy cảm và
phức tạp của vấn đề dân tộc để kích động, gây chia rẽ, gây rối và can thiệp
vào công việc nội bộ, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Thực tiễn lịch sử nước ta cho thấy, các thế lực thù địch trong và ngoài
nước luôn luôn cấu kết với nhau để chống phá cách mạng Việt Nam trên
nhiều phương diện trọng yếu, trong đó có vấn đề quan hệ dân tộc. Trước đây,
dưới chế độ thực dân đế quốc, chúng đã triệt để thực hiện chính sách “chia để


Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ dân tộc
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề
quan hệ dân tộc trong mọi q trình vận động cách mạng. Trong cơng cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, Đảng ta nêu rõ: “Các dân tộc
trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [27, tr.42].
Các dân tộc bình đẳng: Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngơn
ngữ học, Hồng Phê chủ biên, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, năm 1994 thì “bình
đẳng” là “ngang hàng nhau về địa vị và quyền lợi” [91, tr.65]. Tất cả các dân
tộc ở Việt Nam không phân biệt số lượng người, trình độ phát triển, tín



Bình đẳng dân tộc ở Việt Nam được bảo đảm về mặt pháp lý, thể
hiện trong Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1980 và năm 1992 đều khẳng định Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh
sống trên nước Việt Nam, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp năm 1980
ghi rõ: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống
nhất của các dân tộc đang cùng sinh sống trên nước Việt Nam, bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ” [36, tr.74]; Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định rõ
thêm: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống
nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực
hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm
mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc” [36, tr.129]. Như vậy, quyền bình đẳng
dân tộc ở Viet Nam đã được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật.
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam được đảm bảo không
chỉ bằng Hiến pháp, pháp luật mà còn và quan trọng hơn là được thực hiện
trên thực tế thông qua việc phấn đấu khắc phục sự chênh lệch về trình độ mọi
mặt giữa các dân tộc cũng như sự tôn trọng ngang nhau về lợi ích, bản sắc văn
hóa, ngơn ngữ, chữ viết và tín ngưỡng, tơn giáo của mọi dân tộc. Trong Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (tháng 12 năm 1976), Đảng ta
khẳng định: “Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình
đẳng mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xoá bỏ tận
gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hố giữa dân tộc ít người và dân tộc
đông người; đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp;


Xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ mọi mặt giữa các dân tộc nhằm
tạo điều kiện và cơ hội ngang nhau cho sự phát triển của các dân tộc, đảm bảo
cho các dân tộc ít người tiến kịp các dân tộc đông người và cùng nhau đi lên
chủ nghĩa xã hội là điều kiện đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng hồn tồn

giữa các dân tộc. Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Lao Động Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (ngày 5
tháng 9 năm 1960) đã nhận định: “Vì sự phát triển khơng đều trong lịch sử
nên giữa miền xuôi và miền núi, giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số
còn tồn tại những sự chênh lệch về trình độ kinh tế và văn hố. Riêng ở miền
núi, giữa vùng thấp và vùng cao, mức tiến bộ và trình độ sinh hoạt cũng có sự
chênh lệch. Muốn củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân
ta, cần dần dần xoá bỏ tình trạng đó, thực hiện bình đẳng hồn tồn giữa các
dân tộc. Đảng và Nhà nước dân chủ nhân dân cần phải làm cho miền núi tiến
kịp miền xuôi, vùng cao và vùng biên giới tiến kịp vùng nội địa, các dân tộc
thiểu số tiến kịp dân tộc Kinh, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng
và năng lực to lớn của mình, cùng nhau đồn kết chặt chẽ để tiến lên chủ
nghĩa xã hội” [93, tr.13].
Xuất phát từ tình hình phát triển khơng đồng đều giữa các dân tộc,
Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong q trình lãnh đạo cơng cuộc
đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng
nhận thức rõ hơn sự cần thiết trong việc khắc phục sự chênh lệch về nhiều
mặt giữa các dân tộc. Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách ưu tiên
đầu tư, hỗ trợ để giúp các dân tộc đặc biệt là các dân tộc thiểu số khai thác
một cách có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mình, phát triển về mọi mặt và




Cùng với sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, muốn
thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc thì u cầu hàng đầu là ý chí phấn đấu,
sự nỗ lực, tinh thần khắc phục khó khăn, tự vươn lên của bản thân mỗi dân
tộc. Các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc ít người phải tự khẳng định mình,
phát huy nội lực, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vươn lên tiến kịp và phát
triển cùng các dân tộc khác. Phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, tinh thần

vươn lên của các dân tộc trong quá trình thực hiện bình đẳng trên thực tế là
vấn đề mấu chốt được Đảng ta đặc biệt quan tâm, trong Nghị quyết Hội nghị


Tơn trọng lợi ích, truyền thống văn hóa, ngơn ngữ, phong tục, tập
qn, tín ngưỡng, tơn giáo của tất cả các dân tộc là một nội dung quan trọng
của quyền bình đẳng dân tộc ở nước ta, trong Báo cáo Chính trị của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IV (do
đồng chí Lê Duẩn trình bày ngày 14 tháng 12 năm 1976) đã khẳng định:
“Phải hiểu thấu đáo điều kiện sinh hoạt, tâm lý, tình cảm của các dân tộc, tơn
trọng phong tục, tập quán, giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hố
tiến bộ của các dân tộc ít người” [93, tr.47].
Thực hiện bình đẳng dân tộc phải gắn liền với việc đấu tranh chống
tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc cực đoan, dân tộc hẹp hòi, sự kỳ thị, khinh khi
lẫn nhau giữa các dân tộc, tâm lý tự ti, mặc cảm dân tộc… Trong Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu
rõ: “Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc; chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp
hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc” [23,
tr.128].
Các dân tộc đoàn kết: “Đoàn kết” theo Đại từ điển Tiếng Việt của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm ngơn ngữ và văn hóa Việt Nam, Nguyễn
Như Ý chủ biên, Nxb. Văn hóa - thơng tin, Hà Nội, năm 1998 có ý nghĩa là
“kết thành một khối, thống nhất ý chí, khơng mâu thuẫn, chống đối” [8,
tr.645]; còn Từ điển Tiếng Việt do Viện ngơn ngữ học, Hồng Phê chủ biên,


×